Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ | Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (trích, Nguyễn Ngọc Thuần) trang 58 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 3: Cội nguồn yêu thương (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7 trang 59 Kết nối tri thức
1. Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: Trước khi đọc
Câu 1 trang 58 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Kể tên một số loài hoa em biết. Em có thể “nhận ra” các loài hoa ấy bằng những cách nào?
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý:
- Hoa hồng: nhận ra nhờ hình dáng với nhiều cánh hoa lớn như chén trà, khum khum
vào nhau, và mùi hương thơm ngọt nồng nàn
- Hoa cúc: nhận ra nhờ các cánh hoa nhỏ dài, mọc rất dày và nhiều, nhờ màu sắc vàng tươi rực rỡ
- Hoa đào: nhận ra nhờ năm cánh hoa mỏng manh màu hồng nhạt, có vào sợi nhị vàng ở giữa
Câu 2 trang 58 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, nhan đề Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ gợi điều gì thú vị?
Hướng dẫn trả lời:
Nhan đề kết hợp hai hành động mang tính tương phản và không logic:
- Nhắm mắt: là để không nhìn thấy gi nữa
- Mở cửa sổ: là tiếp cận một vùng không gian mới, để ngắm nhìn, tận hưởng những điều
kì diệu của không gian sau cánh cửa
→ Từ đó, chúng ta nhận ra rằng, nhân vật không muốn ngắm khu vườn bằng mắt, mà
muốn cảm nhận khu vườn bằng một giác quan khác (xúc giác, khứu giác)
→ Đồng thời, nhan đề còn gợi mở cho người đọc vô cùng sự tưởng tượng về những
điều sẽ xuất hiện sau khi hành động mở cửa sổ diễn ra → Khơi gợi sự thích thú, tò mò
và mong đợi về tác phẩm
2. Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: Đọc văn bản
Suy luận 1 trang 60 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Vì sao nhân vật "tôi" có thể giúp bố cứu được bạn Tí?
Hướng dẫn trả lời:
Nhân vật "tôi" có thể giúp bố cứu bạn Tí nhờ có khả năng lắng nghe những âm thanh tài
tình từ phía xa, nên nghe được tiếng kêu cứu của Tí ở bờ sông cách cả ba chục mét, và
kịp thời cùng bố đến cứu.
Suy luận 2 trang 61 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Vì sao nhân vật "tôi" thích gọi tên bạn Tí và bố?
Hướng dẫn trả lời:
Nhân vật "tôi" thích gọi tên bạn Tí và bố vì muốn nghe âm thanh từ cái tên của Tí và bố.
Đó là một âm thanh tuyệt vời, và sự tuyệt diệu ấy sẽ tỉ lệ thuận với sự thân thiết, gần gũi
với người có cái tên đó.
3. Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: Sau khi đọc
Câu 1 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt như thế nào để nhận ra những bông hoa trong vườn?
Hướng dẫn trả lời:
Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” đặc biệt là: không dùng mắt để nhìn, mà
dùng tay để sờ, chạm và dùng mũi để ngửi mùi hương. Từ các đặc điểm về mùi hương,
hình dáng... mà nhân vật "tôi" xác nhận được loài hoa trong vườn.
Câu 2 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật nào? Việc lựa chọn
người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật "tôi" - con trai của người bố
- Việc lựa chọn người kể như vậy, giúp cho:
• Câu chuyện được kể chân thật và đầy đủ các sự kiện hơn, vì người con có
mối quan hệ thân thiết, gần gũi và luôn đồng hành cùng bố
• Hình ảnh người bố được hiện ra rõ ràng, sắc nét, cao cả, thân thương và tốt
đẹp bởi ông được nhìn dưới con mắt của người con
Câu 3 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Nêu cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố. Chỉ ra một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó.
Hướng dẫn trả lời:
- Cảm nhận về tính cách nhân vật người bố:
• Rất yêu thương và quan tâm con trai mình, giàu sự kiên nhẫn, dẫn dắt con trai
đến những điều mới lạ
• Yêu quý và hòa mình với thiên nhiên, cây cỏ
• Có trái tim ấm áp, thấu hiểu, luôn nâng niu những món quà mà mình nhận
được dù nó nhỏ bé như thế nào
• Giàu tình thương người, dũng cảm và mạnh mẽ khi sẵn sàng cứu người lúc hiểm nguy
- Một số chi tiết giúp em có cảm nhận đó:
• "Tôi luôn nói sai. Nhưng bố nói không sao cả, dần dần tôi sẽ nói đúng"
• "Bố quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra"
• "Bố lại nghĩ ra trò chơi khác"
Câu 4 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Vì sao nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu? Chi
tiết này có mối liên hệ với chi tiết nào trước đó?
Hướng dẫn trả lời:
- Nhân vật “tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ đâu vì: nhân
vật "tôi" có một đôi tai rất thính, có thể nghe đoán được âm thanh cách xa bao nhiêu mét
khi chỉ nghe được tiếng bước chân
- Chi tiết này có mối liên hệ với chi tiết trước đó: nhân vật "tôi" cùng bố chơi trò nhắm mắt
đoán xem bố đứng ở bao xa, và nhân vật "tôi" đã làm chú Hùng phải ngạc nhiên, thử đi
thử lại nhiều lần mới tin được
Câu 5 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn
Tí. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nào của nhân vật “tôi”?
Hướng dẫn trả lời:
- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc của nhân vật tôi:
• "Tôi tin bố. Tôi hay gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh"
• "Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá"
• "Nó trèo cây giỏi lắm. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch
ni lông bọc lại đàng hoàng"
- Những chi tiết ấy cho thấy đặc điểm tính cách của nhân vật "tôi" là:
• Một người con ngoan ngoãn, yêu thương và gần gũi với bố
• Một người có tình yêu và gắn bó, hòa mình với thiên nhiên xung quanh
• Có nét trẻ con, tinh nghịch của một đứa trẻ
Câu 6 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” gì?
Theo em, những “bí mật” ấy mang lại điều gì cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật?
Hướng dẫn trả lời:
- Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” như sau:
• Chợt hiểu khu vườn nói gì
• Hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì
• Biết chính xác có người bước chân cách xa bạn bao nhiêu mét
• Biết tiếng bước chân đó là của ai, bố hay mẹ
- Những "bí mật" ấy mang lại những điều thú vị cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật:
• Cảm thấy khu vườn lớn lên rất nhiều
• Những bông hoa thơm hơn và vẫn có thể nhìn thấy nó dù nhắm mắt nhờ mùi hương đó
• Nhìn thấy nguyên cả khu vườn, nhìn thấy bông hồng trong đêm tối
• Đêm nằm đắp chăn kín người nhưng vẫn có thể đi dạo trong khu vườn
• Không bao giờ lạc trong bất cứ khu vườn nào, vì những bông hoa sẽ chỉ lối
cho chúng ta, một lối đi an toàn và thơm ngát
Câu 7 trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Em có đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà” không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”
- Bởi vì: giá trị thật sự của một món quà nằm ở tình cảm và dụng ý của người trao, nằm
ở cách mà người ấy gìn giữ, đóng gói và gửi đến chúng ta. Đồng thời, chính cách mà
chúng ta nhận lấy món quà cũng quyết định giá trị của món quà đó. Nếu ta phấn khởi,
vui vẻ, sung sướng thì đó là một món quà vô giá, ngược lại, nếu ta thờ ơ, lạnh nhạt thì
món quà đó sẽ mất đi giá trị vốn có.
7. Tóm tắt văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lớp 7
Câu chuyện là lời kể của nhân vật tôi về người bố tuyệt vời của mình. Bố vừa là bạn, vừa
là thầy, dạy cho nhân vật tôi cách nhận biết các loài hoa ở trong vườn qua trò chơi nhắm
mắt tìm hoa. Từ các trò chơi đó, cậu bé vừa có thính giác lại còn có cả khứu giác nhạy
bén. Bố cũng là tấm gương anh hùng khi nhanh nhẹn phát hiện thằng Tý bị ngã xuống
ao và lập tức chạy ra cứu cậu bé. Lúc Tý cảm ơn người bố bằng một chùm ổi, ông vẫn
vui vẻ nhận lấy và cảm ơn - hành động đó đã dạy cho nhân vật tôi một bài học ý nghĩa.