Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
2 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

30 15 lượt tải Tải xuống
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT COMMON LAW (ANH MỸ) ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
VÌ SAO KHI HỌC LUẬT HỢP ĐỒNG CHÚNG TA BUỘC PHẢI HIỂU VỀ COMMON LAW
Bất cứ ai học luật cũng đều biết rằng hệ thống pháp luật (hiện đại) Việt Nam là hệ thống pháp luật
xã hội chủ nghĩa, tức ảnh hưởng nhiều bởi Liên Bang Nga (Liên Xô trước đây) và tương đồng với hệ
thống Civil Law (Dân Luật) được phát triển bởi các nước châu Âu lục địa (nên còn được gọi là
Continental Law). Điều này là vô cùng dễ hiểu do trước đây chúng ta là thuộc địa của Pháp, một
nước thuộc hệ thống Civil Law, và về sau chúng ta liên minh với hai nước cộng sản khác là Liên Xô
và Trung Quốc (cũng là hai nước theo trường phái Civil Law).
Trong những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế, đa số những người học luật ở Việt Nam đi du
học ở các nước Common Law (Anh, Úc, Mỹ, New Zealand…). Chỉ có điều Luật là một ngành đặc thù,
ảnh hưởng bởi chế độ chính trị, văn hóa, và nền tảng kinh tế, mà những thành tố này đất nước của
chúng ta khác rất nhiều với các nước Common Law. Chính vì vậy, ngay từ khi mới đi làm và nói
chuyện với các anh đi trước, thầy đã thắc mắc liệu việc đi du học ở các nước Common Law hay
nghiên cứu hệ thống Common Law có thực sự hữu ích cho việc hành nghề ở Việt nam hay không?
Dưới đây thầy sẽ phân tích về sự thay đổi của nền kinh tế và pháp luật của VN để giải đáp cho câu
hỏi này.
Các cột mốc về sự tiến hóa của Hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ sau chính sách Đổi Mới
Thời gian có thể làm thay đổi tất cả! Việt Nam không còn là một quốc gia cộng sản (tuyệt đối) như
trước đây mà đã mở cửa thị trường, xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sau khi Chính
sách ‘Đổi Mới’ được thông qua vào năm 1986. Kể từ cột mốc này, nền kinh tế của chúng ta giống
như tất cả các nước tư bản khác (hay nói luôn là giống với toàn thế giới trừ Cu Ba và Bắc Triều
Tiên) và vận động theo quy luật cung-cầu của thị trường. Từ đó đến nay, pháp luật của VN phát
triển và thay đổi trên diện rộng, đặc biệt là các ngành pháp luật thương mại, tài chính, ngân hàng
ngày càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ hệ thống Common Law.
Vậy sự thay đổi và tiến hóa này đến từ đâu?
Hệ thống pháp luật của một quốc gia thể hiện ý chí, tư duy, và kiến thức của những nhà làm luật
(law-makers), cụ thể hơn chính là các chuyên viên soạn thảo Luật của Văn Phòng Quốc Hội, các
chuyên viên của Chính Phủ, những người hành nghề tham gia vào quy trình xây dựng văn bản pháp
luật. Những năm 90 của thế kỷ trước, tầng lớp trí thức này đều là những người được đi du học ở
nước ngoài. Nói là nước ngoài, nhưng thực chất là những nước Đông Âu và Liên Xô, những đồng
minh trước đây của chúng ta trong khối Cộng Sản. Vì vậy chắc chắn hệ thống pháp luật hiện đại VN
được hình thành từ tư duy pháp luật Civil Law (Dân Luật) của các nước châu Âu lục địa (phân biệt
với hệ thống Common Law của đảo quốc Anh).
Tuy nhiên, khi chúng ta mở cửa thị trường, cho phép kinh tế tư nhân phát triển, loại bỏ cơ chế bao
cấp, những ngành nghề kinh doanh, thương mại, đầu tư, tài chính mới dần dần hình thành và phát
triển. Theo đó, hệ thống pháp luật trong những lĩnh vực này cũng còn rất sơ khai ở thời kỳ đầu và
chủ yếu được xây dựng theo các nước Civil Law.
Khi mở cửa thị trường, tham gia sâu hơn vào thương mại quốc tế, đặc biệt sau hai cột mốc thời
gian:
(1) Tổng Thống Mỹ Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1999;
(2) Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, và sự hình thành của thị trường chứng
khoán (lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam) vào năm 2006
đất nước của chúng ta buộc phải thay đổi hệ thống pháp luật để đuổi kịp với các tiêu chuẩn thị
trường và hiệp ước quốc tế.
Những tiêu chuẩn này bị ảnh hưởng bởi ai?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm rõ ai là những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thị
trường thương mại – tài chính quốc tế. Đáp án này là quá rõ khi chúng ta biết rằng Mỹ là kẻ làm
chủ cuộc chơi, và hai trung tâm tài chính – thị trường vốn lớn nhất thế giới nằm ở Mỹ (Wall Street)
và Anh với London Exchanges.
Nhìn vào tiềm lực tài chính, tầm ảnh hưởng kinh tế chính trị, các nước theo hệ thống Common Law
gồm Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada (theo cả Civil và Common Law), Ấn Độ, và Hong Kong rõ
ràng rất mạnh và là những ‘key players’ trên thị trường tài chính toàn cầu. Vì vậy, việc pháp luật
Việt Nam dần dần phải thay đổi để theo đuổi các tiêu chuẩn của các nước Common Law là điều dễ
hiểu.
Ngoài ra, trào lưu du học ở các nước Anh, Úc, Mỹ của nhân dân Việt Nam cũng thay đổi tư duy của
các luật sư và những nhà làm luật. Khi họ được đào tạo ở đâu, thì họ sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa,
nền giáo dục, và hệ thống ở đó.
Ảnh hưởng của các công ty luật Quốc Tế
Không chỉ những ngành luật mang tính quốc tế như thương mại, tài chính, ngân hàng, một trong
những lĩnh vực luật khác ảnh hưởng rất lớn của Common Law là luật hợp đồng. Tuy về mặt nội
dung, các quy định về hợp đồng của VN trong Bộ Luật Dân Sự học tập nhiều của Pháp, Nga, và
Trung Quốc; riêng về mặt hình thức, chúng ta lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Common Law. Điều
này đến từ việc các công ty luật quốc tế của Anh, Úc, Mỹ đổ bộ vào Việt Nam từ rất sớm.
Thực vậy, Freshfields (Anh), Clifford Chance (Anh), Baker&McKenzie (Mỹ), và Phillip Fox (Úc) là
những công ty luật thành lập tại Việt Nam từ những năm 93-94. Đây là các công ty sẽ tư vấn cho
nhà đầu tư nước ngoài làm việc với các đối tác Việt Nam, hoặc tư vấn cho cả các công ty hay chính
phủ Việt Nam trong các giao dịch với đối tác nước ngoài. Các công ty này đều là những công ty lâu
đời với hệ thống văn bản quy chuẩn, các mẫu hợp đồng tinh vi và phức tạp, vì vậy chắc chắn chỉ có
chúng ta học theo và áp dụng những văn bản mẫu mà họ đã dày công xây dựng theo đơn vị hàng
chục năm chứ không có chuyện họ lại chạy theo một nền kinh tế còn (mới) đang phát triển như
chúng ta.
Đây cũng là lý do mà mặc dù về mặt nội dung, chúng ta theo hệ thống Civil Law nhưng về hình
thức (tức các mẫu hợp đồng trên thực tế), các luật sư lại phải soạn thảo và xem xét (review) các
mẫu hợp đồng của Common Law. Để hiểu được các khái niệm, thuật ngữ, chế định trong các hợp
đồng này, các luật sư buộc phải tự học và nghiên cứu luật hợp đồng của Common Law. Cứ như vậy,
theo thời gian, hệ thống pháp luật của VN tiến hóa và chịu ảnh hưởng của Common Law ngày càng
lớn hơn.
Kết luận:
Như vậy, các bạn có ý định du học ở các nước Common Law bây giờ hoàn toàn có thể yên tâm với
lựa chọn của mình. Còn đối với các bạn không có ý định đi du học, hoặc du học ở các nước theo
Civil Law cần xác định vẫn phải chủ động tự học và nghiên cứu các quy định, chế định quan trọng
của Common Law trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, doanh nghiệp, tài chính – ngân hàng,
và hợp đồng để đảm bảo không bị tụt hậu so với sự thay đổi của thị trường và hệ thống.
| 1/2

Preview text:

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT COMMON LAW (ANH MỸ) ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
VÌ SAO KHI HỌC LUẬT HỢP ĐỒNG CHÚNG TA BUỘC PHẢI HIỂU VỀ COMMON LAW
Bất cứ ai học luật cũng đều biết rằng hệ thống pháp luật (hiện đại) Việt Nam là hệ thống pháp luật
xã hội chủ nghĩa, tức ảnh hưởng nhiều bởi Liên Bang Nga (Liên Xô trước đây) và tương đồng với hệ
thống Civil Law (Dân Luật) được phát triển bởi các nước châu Âu lục địa (nên còn được gọi là
Continental Law). Điều này là vô cùng dễ hiểu do trước đây chúng ta là thuộc địa của Pháp, một
nước thuộc hệ thống Civil Law, và về sau chúng ta liên minh với hai nước cộng sản khác là Liên Xô
và Trung Quốc (cũng là hai nước theo trường phái Civil Law).
Trong những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế, đa số những người học luật ở Việt Nam đi du
học ở các nước Common Law (Anh, Úc, Mỹ, New Zealand…). Chỉ có điều Luật là một ngành đặc thù,
ảnh hưởng bởi chế độ chính trị, văn hóa, và nền tảng kinh tế, mà những thành tố này đất nước của
chúng ta khác rất nhiều với các nước Common Law. Chính vì vậy, ngay từ khi mới đi làm và nói
chuyện với các anh đi trước, thầy đã thắc mắc liệu việc đi du học ở các nước Common Law hay
nghiên cứu hệ thống Common Law có thực sự hữu ích cho việc hành nghề ở Việt nam hay không?
Dưới đây thầy sẽ phân tích về sự thay đổi của nền kinh tế và pháp luật của VN để giải đáp cho câu hỏi này.
Các cột mốc về sự tiến hóa của Hệ thống pháp luật Việt Nam kể từ sau chính sách Đổi Mới
Thời gian có thể làm thay đổi tất cả! Việt Nam không còn là một quốc gia cộng sản (tuyệt đối) như
trước đây mà đã mở cửa thị trường, xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sau khi Chính
sách ‘Đổi Mới’ được thông qua vào năm 1986. Kể từ cột mốc này, nền kinh tế của chúng ta giống
như tất cả các nước tư bản khác (hay nói luôn là giống với toàn thế giới trừ Cu Ba và Bắc Triều
Tiên) và vận động theo quy luật cung-cầu của thị trường. Từ đó đến nay, pháp luật của VN phát
triển và thay đổi trên diện rộng, đặc biệt là các ngành pháp luật thương mại, tài chính, ngân hàng
ngày càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ hệ thống Common Law.
Vậy sự thay đổi và tiến hóa này đến từ đâu?
Hệ thống pháp luật của một quốc gia thể hiện ý chí, tư duy, và kiến thức của những nhà làm luật
(law-makers), cụ thể hơn chính là các chuyên viên soạn thảo Luật của Văn Phòng Quốc Hội, các
chuyên viên của Chính Phủ, những người hành nghề tham gia vào quy trình xây dựng văn bản pháp
luật. Những năm 90 của thế kỷ trước, tầng lớp trí thức này đều là những người được đi du học ở
nước ngoài. Nói là nước ngoài, nhưng thực chất là những nước Đông Âu và Liên Xô, những đồng
minh trước đây của chúng ta trong khối Cộng Sản. Vì vậy chắc chắn hệ thống pháp luật hiện đại VN
được hình thành từ tư duy pháp luật Civil Law (Dân Luật) của các nước châu Âu lục địa (phân biệt
với hệ thống Common Law của đảo quốc Anh).
Tuy nhiên, khi chúng ta mở cửa thị trường, cho phép kinh tế tư nhân phát triển, loại bỏ cơ chế bao
cấp, những ngành nghề kinh doanh, thương mại, đầu tư, tài chính mới dần dần hình thành và phát
triển. Theo đó, hệ thống pháp luật trong những lĩnh vực này cũng còn rất sơ khai ở thời kỳ đầu và
chủ yếu được xây dựng theo các nước Civil Law.
Khi mở cửa thị trường, tham gia sâu hơn vào thương mại quốc tế, đặc biệt sau hai cột mốc thời gian:
(1) Tổng Thống Mỹ Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1999;
(2) Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, và sự hình thành của thị trường chứng
khoán (lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam) vào năm 2006
đất nước của chúng ta buộc phải thay đổi hệ thống pháp luật để đuổi kịp với các tiêu chuẩn thị
trường và hiệp ước quốc tế.
Những tiêu chuẩn này bị ảnh hưởng bởi ai?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm rõ ai là những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thị
trường thương mại – tài chính quốc tế. Đáp án này là quá rõ khi chúng ta biết rằng Mỹ là kẻ làm
chủ cuộc chơi, và hai trung tâm tài chính – thị trường vốn lớn nhất thế giới nằm ở Mỹ (Wall Street)
và Anh với London Exchanges.
Nhìn vào tiềm lực tài chính, tầm ảnh hưởng kinh tế chính trị, các nước theo hệ thống Common Law
gồm Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Canada (theo cả Civil và Common Law), Ấn Độ, và Hong Kong rõ
ràng rất mạnh và là những ‘key players’ trên thị trường tài chính toàn cầu. Vì vậy, việc pháp luật
Việt Nam dần dần phải thay đổi để theo đuổi các tiêu chuẩn của các nước Common Law là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, trào lưu du học ở các nước Anh, Úc, Mỹ của nhân dân Việt Nam cũng thay đổi tư duy của
các luật sư và những nhà làm luật. Khi họ được đào tạo ở đâu, thì họ sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa,
nền giáo dục, và hệ thống ở đó.
Ảnh hưởng của các công ty luật Quốc Tế
Không chỉ những ngành luật mang tính quốc tế như thương mại, tài chính, ngân hàng, một trong
những lĩnh vực luật khác ảnh hưởng rất lớn của Common Law là luật hợp đồng. Tuy về mặt nội
dung, các quy định về hợp đồng của VN trong Bộ Luật Dân Sự học tập nhiều của Pháp, Nga, và
Trung Quốc; riêng về mặt hình thức, chúng ta lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Common Law. Điều
này đến từ việc các công ty luật quốc tế của Anh, Úc, Mỹ đổ bộ vào Việt Nam từ rất sớm.
Thực vậy, Freshfields (Anh), Clifford Chance (Anh), Baker&McKenzie (Mỹ), và Phillip Fox (Úc) là
những công ty luật thành lập tại Việt Nam từ những năm 93-94. Đây là các công ty sẽ tư vấn cho
nhà đầu tư nước ngoài làm việc với các đối tác Việt Nam, hoặc tư vấn cho cả các công ty hay chính
phủ Việt Nam trong các giao dịch với đối tác nước ngoài. Các công ty này đều là những công ty lâu
đời với hệ thống văn bản quy chuẩn, các mẫu hợp đồng tinh vi và phức tạp, vì vậy chắc chắn chỉ có
chúng ta học theo và áp dụng những văn bản mẫu mà họ đã dày công xây dựng theo đơn vị hàng
chục năm chứ không có chuyện họ lại chạy theo một nền kinh tế còn (mới) đang phát triển như chúng ta.
Đây cũng là lý do mà mặc dù về mặt nội dung, chúng ta theo hệ thống Civil Law nhưng về hình
thức (tức các mẫu hợp đồng trên thực tế), các luật sư lại phải soạn thảo và xem xét (review) các
mẫu hợp đồng của Common Law. Để hiểu được các khái niệm, thuật ngữ, chế định trong các hợp
đồng này, các luật sư buộc phải tự học và nghiên cứu luật hợp đồng của Common Law. Cứ như vậy,
theo thời gian, hệ thống pháp luật của VN tiến hóa và chịu ảnh hưởng của Common Law ngày càng lớn hơn. Kết luận:
Như vậy, các bạn có ý định du học ở các nước Common Law bây giờ hoàn toàn có thể yên tâm với
lựa chọn của mình. Còn đối với các bạn không có ý định đi du học, hoặc du học ở các nước theo
Civil Law cần xác định vẫn phải chủ động tự học và nghiên cứu các quy định, chế định quan trọng
của Common Law trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, doanh nghiệp, tài chính – ngân hàng,
và hợp đồng để đảm bảo không bị tụt hậu so với sự thay đổi của thị trường và hệ thống.