Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của công nhân trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Lý do chọn đề tài tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Giai cấp công nhân là một bộ phận đặc biệt trong lịch sử con người nói chung, trong xã hội tư bản nói riêng. Khái niệm phản ánh về giai cấp công nhân cũng là một bộ phận quan trọng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và trong chủ nghĩa xã hội khoa học. Với vị trí như vậy, cho nên trong nhiều tác phẩm kinh điển; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1.Lý do chọn đề tài
Giai cấp công nhân là một bộ phận đặc biệt trong lịch sử con người nói
chung, trong xã hội tư bản nói riêng. Khái niệm phản ánh về giai cấp công nhân
cũng là một bộ phận quan trọng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá
trị thặng dư và trong chủ nghĩa xã hội khoa học. Với vị trí như vậy, cho nên
trong nhiều tác phẩm kinh điển, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin thường
xuyên đề cập tới khái niệm giai cấp công nhân với những dấu hiệu khác nhau.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất,
tiên tiến nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: là giai cấp duy
nhất có khả năng lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột
trong cuộc đấu tranh từng bước xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc chuyển biến hình thái xã hội mang
tính lịch sử đó, giai cấp công nhân cũng chính là người nắm vai trò chủ chốt
trong việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải
phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại
khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội. Sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân là điểm xuất phát, là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa
xã hội khoa học. Đây là nội dung quan trọng về lý luận và có nghĩa quan trọng
về thực tiễn trong việc xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân thế giới. Qua
nghiên cứu và phân tích quy luật kinh tế của sự vận động trong xã hội tư bản
chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định tính tất yếu của sự diệt vong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời của phương thức thức sản
xuất cộng sản chủ nghĩa mà lực lượng duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách
mạng thực hiện bước chuyển biến lịch sử này là giai cấp công nhân. Giai cấp
công nhân Việt Nam ra đời cũng không đứng ngoài nhiệm vụ chung của giai
cấp công nhân thế giới nó cũng đảm nhiệm vai trò sứ mệnh lịch sử là giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc đưa nước ta thoát khỏi sự áp bức, bóc lột để
tiến lên xây dựng một xã hội mới đó là xã hội xã hội chủ nghĩa. Do đó việc tìm
hiểu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là vô cùng quan trọng. Vì những lí
do nêu trên, em lựa chọn đề tài: “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và
việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của công nhân trong cách mạng công
nghiệp lần thứ tư”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá vai trò lịch sử của công nhân: Nghiên cứu có thể tập trung vào vai trò của
giai cấp công nhân trong lịch sử các cách mạng công nghiệp trước đó và cách mà
họ đã đóng góp vào sự phát triển của xã hội và kinh tế.
Phân tích sứ mệnh lịch sử của công nhân: Nghiên cứu có thể phân tích các ý định
và mục tiêu lịch sử mà các nhà hoạt động công nhân đã nắm giữ trong các cách
mạng công nghiệp trước đó, như chống lại các điều kiện lao động tồi tệ, tăng
cường quyền lợi lao động và xây dựng các cộng đồng công nhân mạnh mẽ hơn.
Đối chiếu với cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Nghiên cứu có thể so sánh sứ
mệnh lịch sử của công nhân với thực tế hiện nay của công nhân trong cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, nhấn mạnh vào những thách thức và cơ hội mà họ đối mặt
trong môi trường làm việc hiện đại, như tự động hóa, toàn cầu hóa và biến đổi công nghệ.
Đề xuất các chiến lược và chính sách: Dựa trên những phân tích trên, nghiên cứu
có thể đề xuất các chiến lược và chính sách để củng cố vai trò của công nhân trong
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm việc tăng cường quyền lợi lao động,
đào tạo và phát triển kỹ năng, và thúc đẩy sự công bằng và bền vững trong môi trường làm việc mới.
3.Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa
duy vật biện chứng; đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục
đại học. Nội dung tiểu luận được triển khai qua các phương pháp: logic; quy
nạp và diễn dịch; hệ thống – cấu trúc; phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu.