Sự phát triển của CNXH khoa học trong giai đoạn của C. Mác và Ph. Ăng-ghen | Phần mở đầu tiểu luận môn chủ nghĩa khoa học xã hội
Điều kiện về kinh tế và xã hội: Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẦẦN M Đ Ở ẦẦU
1. Lý do ch n đềề tài ọ
Điều kiện về kinh tế và xã hội: Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và
lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản,
giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và sự chuyển đổi về
cơ cấu. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của
giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa
lực lượng sản xuất có tính chất xã hội ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa
trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Nhiều cuộc
khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô
rộng khắp. Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn
đường, điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó một vài thập kỷ đã
không thể đảm đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của
giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự sinh thành ra lý luận
mới, tiến bộ soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử.
Các tiên đề văn hóa và tư tưởng: Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành
tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, văn hoá và tư tưởng. Trong khoa học tự
nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra
bước phát triển đột phá có tính cách mạng T .
rong triết học và khoa học xã hội,
phải kể đến sự ra đời của triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học
vĩ đại: Hêghen, Phoiơbắc; của kinh tế chính trị học cổ điển Anh: A. Smít và Đ.
Ricácđô; của chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán: H. Xanh Ximông, S.
Phuriê và R. Ôoen. Những giá trị khoa học, cống hiến mà các ông để lại đã tạo
ra tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà khoa học thế hệ sau kế thừa.
Vai trò của Mác (1818 – 1883) và Ph. Ăngghen (1820 – 1895) trong sự hình
thành và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học: Bằng trí tuệ uyên bác, các ông đã
tiếp thu với một tinh thần phê phán đối với các giá trị của nền triết học cổ điển
và với kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệ trước để lại; sớm đắm mình
trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động… tất
cả những điều đó đã cho phép các ông đến với nhau, trở thành đôi bạn cùng chí
hướng, giúp các ông nhận thức được bản chất của những sự kiện kinh tế – xã
hội, chính trị – xã hội đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản. Kế thừa các giá trị
khoa học trong kho tàng tư tưởng nhân loại, quan sát, phân tích với một tinh
thần khoa học những sự kiện đang diễn ra… đã cho phép các ông từng bước
phát triển học thuyết của mình, đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư
tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng phát triển lên một trình độ mới về chất.
Như mọi hệ thống khoa học khác, chủ nghĩa Mác nói chung, chủ nghĩa xã hội
khoa học nói riêng là một hệ thống chỉnh thể tri thức. Trong hệ thống ấy, có các
tri thức về các nguyên lý cơ bản phản ánh các quy luật vận động biến đổi của xã
hội là những tri thức phản ánh bản chất của khách thể, chúng tồn tại mãi mãi
với thời gian và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Các tri thức về cách
thức, biện pháp và phương pháp vận dụng các quy luật ấy có thể thay đổi và cần
phải thay đổi theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Điều này, với tư cách là
những nhà khoa học chân chính, sinh thời chính C. Mác và Ph. Ăngghen cũng
đã căn dặn chúng ta. Điều quan trọng là không thể và không bao giờ được cho
rằng những hạn chế, nhược điểm thậm chí cả sai lầm trong các cách thức, biện
pháp tác động mà các ông nêu ra là những sai lầm của cả các tri thức phản ánh
quy luật đã được nhận thức. Điều này cũng giống như, không thể vì những thất
bại của hàng nghìn thí nghiệm của Êđixơn nhằm sáng chế ra đèn điện mà lại nói
rằng nguyên lý về sự có thể chuyển điện năng thành nhiệt năng là sai lầm.
Chính vởi vì lẽ đó, việc nắm được những lý luận về con đường hình thành và sự
phát triển cũng như những đặc điểm cơ bản mà Mác và Ph. Ăngghen đã đề ra
về chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhận thức rõ điều đó, chúng em đã chọn đề tài
tiểu luận “Sự phát triển của CNXH khoa học trong giai đoạn của C. Mác và
Ph. Ăng-ghen.” Để làm đề tài tiểu luận cho nhóm mình.
2. Mụ c tều và nhi m v ệ nghiền c ụ u ứ
Mục tiêu của tiểu luận tập trung vào:
Xác định được các giai đoạn cơ bản, những điều kiện và tiên đề khách quan
trong sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nắm được những đóng góp và vai trò của của C. Mác và Ph. Ăng- ghen đối
với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nhiệm vụ của nghiên cứu chủ yếu là:
Giúp bạn đọc nắm vững được về mặt lịch sử các tiên đề cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học
Hệ thống hóa và làm rõ đưa ra nhận định, đánh giá về hai giai đoạn phát
triển của chủ nghĩa xã hội khoa học. 3. Ph ng pháp nghiền c ươ u ứ Đềề tài đ c nghiền c ượ u theo ph ứ ng pháp k ươ ềết h p l ợ ch s ị - logic, k ử ềết h p ợ
phươ ng pháp như nghiền cứ u xã hộ i, tổ ng kềết chính trị thự c tềễn,phát tri n, lí ể luận,… ph ng pháp t ươ ng h ổ ợp bi n ch ệ ng. ứ
4. Kềết cấếu bài t u lu ể n ậ
Ngoài lời mở đầu, mục lục, bảng phân công nhiệm vụ, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo thì kết cấu bài tiểu luận được trình bày gồm 2 chương chính:
Chương 1: C. Mác và Ph. Ăng-ghen phát triển CNXH khoa học.
Chương 2: Đánh giá về giai đoạn phát triển CNXH khoa học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen.
Trong quá trình thực hiện đề tài, sự thiếu xót và những vấn đề nhỏ có thể xảy ra
nên bài tiểu luận có thể không được hoàn hảo, vì vậy nhóm em mong nhận
được những đóng góp tích cực và sự hậu thuẫn từ thầy để có thể đúc kết được
kinh nghiệm và hoàn thành thật tốt.
PHẦẦN KẾẾT THÚC