-
Thông tin
-
Quiz
Sự ra đời nền dân chủ xã hội - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) để lãnh đạo Cách Mạng; trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nhất quán đường lối trong giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH131) 33 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Sự ra đời nền dân chủ xã hội - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) để lãnh đạo Cách Mạng; trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nhất quán đường lối trong giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH131) 33 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
Sự ra đời, phát triển của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) để lãnh đạo Cách Mạng; trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nhất quán đường lối trong giai đoạn cách
mạng dân chủ nhân dân phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu là:
“Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” và thực hiện quyền phổ thông đầu
phiếu trong lĩnh vực chính trị. Khi chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội
chủ nghĩa dựa trên cơ sở kế thừa nền dân chủ nhân dân đã có phải tiến hành
ngay việc xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu
xuyên suốt là: “ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nền dân chủ cộng hoà Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó
sau 40 năm và trở thành tiền đề để tiến lên dân chủ XHCN.
- Sau hơn 4 tháng từ khi cách mạng tháng Tám thành công lần đầu tiên nhân
dân ta được thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, bầu ra Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ công hoà – cơ quan quyền
lực cao nhất để lãnh đạo đất nước.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân bầu ra, đoàn thể từ
trung ương đến xã do dân tổ chức dân bầu ra người đại diện , và có quyền
kiểm sát, giám sát và bãi miễn khi không làm tròn nhiệm vụ.
Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội hiệu lực, hiệu quả phải dựa
vào dân và lấy dân làm gốc.
- 1976 tên nước đổi thành Cộng hoà XHCN Việt Nam (nhưng trong các văn
kiện hầu như chưa sử dụng cụm từ dân chủ XHCN).
- Đại hội VI 1986 đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhấn mạnh
phát huy dân chủ để tạo ra một động lực lớn cho đất nước phát triển.
- Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 dân chủ xã
hội chủ nghĩa là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
- Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân và thể chế hoá quyền lực đó của nhân dân trên tất cả lĩnh vực
(kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá), chú trọng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Hiến pháp năm 2013 có nhiều tiến bộ, đột phá về tư duy, nhận thức, phản
ánh rõ nguyện vọng đông đảo của tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ và đầy đủ
hơn của bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, hội nhập quốc tế; đảm bảo cho việc tiếp tục đổi mới và phát
triển đất nước trong tình hình mới.