Sức mạnh mềm và cơ chế chuyển hóa văn hóa Anime - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Sức mạnh mềm và cơ chế chuyển hóa văn hóa Anime - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
31 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Sức mạnh mềm và cơ chế chuyển hóa văn hóa Anime - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Sức mạnh mềm và cơ chế chuyển hóa văn hóa Anime - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

64 32 lượt tải Tải xuống
1
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
----------
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: ức mạnh mềm và cơ chế chuyển hóa văn hóa S
Anime- Manga Nhật Bản thành sức mạnh.
Giảng viên hướng dẫn Trần Thị Hương :
Sinh viên thực hiện : Phan Thu Trà
Lớp : TT46B
Mã sinh viên : TT46B-066-1922
Hà Nội – 2021
2
MC L C
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 4
I. ..................................................................................... 4Tổng quan về sức mạnh mềm
1. ............................................................................................................ 4Khái niệm
2. Ví dụ về sức mạnh mềm ....................................................................................... 5
II. Tổng quan về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh ........................................... 7
1. Khi nào văn hóa chuyển hóa thành sức mạnh ...................................................... 7
2. Quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh .................................................... 8
III. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ANIME MANGA NHẬT BẢN- ............................. 10
1. Thôn g tin tổng quan ............................................................................................ 10
2. Lịch sử phát triển ................................................................................................ 11
3. Thực trạng........................................................................................................... 15
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ........................................................................................................ 16
CHƯƠNG II: SỰ CHUYỂN HÓA VĂN HÓA MANGA ANIME THÀNH SỨC MẠNH-
.............................................................................................................................................. 16
I. Các cấp độ trong cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga Anime thành sức mạnh- ....... 16
1. Cấp độ “nhận biết” ............................................................................................. 16
2. Cấp độ “thấu hiểu” ............................................................................................. 18
3. Cấp độ “chấp nhận” ............................................................................................ 19
4. Cấp độ “noi theo” ............................................................................................... 21
II. Đánh giá hiệu quả của cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga Anime thành sức mạnh- . 23
1. Hiệu quả .............................................................................................................. 23
2. Hạn chế ..................................................................................................................... 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG II ....................................................................................................... 27
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỂN
HÓA VĂN HÓA THÀNH SỨC MẠNH CHO VIỆT NAM ............................................... 27
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 30
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ và đặt ra một yêu cầu
khách quan cho tất cả các quốc gia trên thế giới – đó là xác định và thực hiện đúng hướng
phát triển nhằm phát huy tối đa thế mạnh của đất nước. Văn hóa, đến với xã hội hiện đại
đã tiến lên một vị thế mới – từ chỗ chỉ được coi là những giá trị tinh hoa, trừu tượng, bị
giới hạn trong phạm vi nhỏ hẹp, sau đó phổ biến rộng rãi, mang tính đại chúng cao và trở
thành một trong những trụ cột quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Manga và anime đã và đang là những trụ cột trong văn hóa đại chúng Nhật Bản.
Chúng là sự kết hợp hài hòa những giá trị văn hóa mới và truyền thống của đất nước
Đông Bắc Á này. Không chỉ ở quốc gia sở tại, Anime - Manga còn là một làn sóng mới
thổi vào nền văn hóa của các quốc gia khác. Cho đến thời điểm hiện tại, với sự phát triển
của xã hội, của công nghệ thì làn sóng này ngày càng trở nên mạnh mẽ và có tác động
lớn. Anime và Manga đã ảnh hưởng rất nhiều tới lối sống, phong cách ăn mặc của giới trẻ
thế giới nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng. Chính phủ Nhật dường như rất hiểu sự
phát triển, ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng mà làn sóng Anime - Manga mang lại và
đã tập trung đầu tư để phổ biến của Anime và Manga ở nước ngoài, tuyên truyền chúng
tới các quốc gia khác như một biểu tượng "Cool Japan". Điều này dường như đã tạo cho
chính phủ Nhật một sức mạnh mềm trước mức ảnh hưởng vô cùng to lớn đó.
Chính vì vậy, trong thế kỷ của toàn cầu hóa với sức mạnh văn hóa được coi như
sức mạnh mềm, việc nghiên cứu về chuyển biến văn hóa thành sức mạnh là vô cùng cần
thiết. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài: “Cơ chế chuyển hóa làn
sóng văn hóa Anime - Manga Nhật Bản thành sức mạnh”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
thông qua trường hợp cụ thể là làn sóng văn hóa Anime - Manga của Nhật Bản. Từ đó
4
giúp cho người đọc thấy được vai trò to lớn của văn hóa, từ đó vận dụng tốt hơn sức mạnh
văn hóa vào phát huy sức mạnh quốc gia.
2.2. Nhiệm vụ
Với mục đích trên, tác giả sẽ tiến hành các nhiệm vụ lần lượt như sau:
Thứ nhất, đưa ra hệ thống cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến
sức mạnh mềm, cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh.
Thứ hai, đi sâu phân tích các ví dụ thực tế để hiểu rõ hơn về cơ chế chuyển hóa văn
hóa thành sức mạnh thông qua Anime Manga của Nhật Bản. Từ đó đưa ra những nhận -
xét và đánh giá.
Thứ ba, từ những phân tích, đánh giá về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức
mạnh đối với làn sóng Anime - Manga Nhật Bản, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm
nâng cao khả năng chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh cho Việt Nam
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Tổng quan về sức mạnh mềm
1. Khái niệm
Sức mạnh mềm (tiếng Anh: soft power) là một khái niệm do giáo sư người Mỹ
Joseph Samuel Nye, Jr. của đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách “Bound
to Lead: The Changing Nature of American Power” (1990), và sau đó khái niệm này
được giải thích rõ hơn trong cuốn “Soft Power: The Means to Success in World Politics
(2004). Thuật ngữ này hiện được các nhà phân tích và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên
khắp thế giới.
Theo giáo sư Joseph Nye, sức mạnh mềm là dùng khả năng giành được những thứ
mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình
muốn. Một đặc điểm của sức mạnh mềm là không cưỡng bức, ép buộc. Ngược lại với sức
mạnh mềm là sức mạnh cứng, mà dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế, sức mạnh được
thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa về quân sự (trong đời sống như sa thải, kỷ luật…) và
lôi cuốn về kinh tế, mua chuộc (trong đời sống như tăng lương, thăng cấp). Còn sức mạnh
mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người
5
khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn
chính điều mà mình mong muốn. Đó là sức mạnh mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn
và thuyết phục. Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn
hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, sức mạnh cứng đã được chính phủ các quốc gia sử
dụng như một biện pháp trọng yếu và trong nhiều trường hợp đã mang lại hiệu quả lớn.
Câu nói “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” đã phần nào nói lên quyền lực của sức mạnh cứng.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là lịch sử quan hệ quốc tế chỉ có sức mạnh cứng. Thực
tế cho thấy nhiều quốc gia đã sử dụng sức mạnh mềm rất có hiệu quả, đặc biệt là trong
chính sách đối ngoại. Ngày nay tình hình chính trị xã hội thế giới đã thay đổi nhiều. Các
quốc gia đang hướng vào mục tiêu toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác, phát triển, xu hướng
“đối thoại” thay cho xu hướng “đối đầu”. Trong một bối cảnh như vậy, sức mạnh mềm
càng được chính phủ các nước tận dụng. Ngay cả những quốc gia vốn rất nổi bật về sức
mạnh cứng như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật,…cũng đã có ý thức rất rõ về tầm quan trọng
của sức mạnh mềm.
2. Ví dụ về sức mạnh mềm
Yoga - “vũ khí” sức mạnh mềm của Ấn Độ
- Nguồn gốc và sự ra đời của Yoga
Yoga bắt nguồn từ lưu vực sông Ấn từ năm 1500 đến năm 800 trước Công nguyên.
Từ “Yoga” được dùng để chỉ mối liên kết giữa thần và người, giữa người và thiên nhiên,
thể hiện sự sùng bái và khát vọng của con người về sức mạnh siêu nhiên.
1
Nội dung về Yoga trong các sách tôn giáo cổ còn nhấn mạnh yếu tố tín ngưỡng,
tâm linh nên văn hóa Yoga mang lại cảm giác thần bí và sức hấp dẫn riêng biệt. Ngoài ra,
Yoga mang tính bao dung lớn, phát huy được tác dụng trong hoạt động tư duy sâu. Trong
nền văn minh sông Ấn, sự kết hợp giữa tín ngưỡng, tư duy và thực hành đã xuất hiện như
một thể thống nhất, tạo thành một thứ văn hóa Yoga độc đáo, đại diện cho văn hóa Ấn Độ
trước thế giới. Văn hóa Yoga còn mang tính thực dụng, thể hiện ở chỗ Yoga đã được thể
thức hóa dưới dạng các asana (tư thế) k Sự xuất hiện thể loại Hatha Yoga, mang hác nhau.
1
“Nguồn gốc của Yoga”. 2019. xem 4/6/2021 < https://bookhunterclub.com/nguon-goc-cua-yoga/>
6
tính cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi, tập hợp các tư thế, nhịp thở và
các kỹ thuật nhẹ nhàng giúp cân bằng thể chất và tinh thần để phục hồi sức khỏe, đã thu
hút nhiều người luyện tập và tìm hiểu. Chính điều này đã đặt nền móng vững chắc cho
việc hiện đại hóa và quốc tế hóa Yoga.
- Quá trình phát triển Yoga thành sức mạnh mềm của Ấn Độ
Từ đầu thế kỷ XXI, chính phủ Ấn Độ bắt đầu khai thác Yoga như một sức mạnh
mềm làm công cụ ngoại giao, và thực tiễn những năm qua đã chứng minh chính sách đó
thành công. Thông qua Yoga, các nhà hoạch định chính sách đã chuyển tải nét văn hóa
đặc thù của mình nhằm mục tiêu nâng tầm và vị thế của cường quốc thế giới đang nổi.
Quá trình đưa Yoga từ lĩnh vực văn hóa sang lĩnh vực ngoại giao ở Ấn Độ có thể
chia ra làm 3 giai đoạn.
2
Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ thời Chính phủ của Thủ tướng A.B.Vajpayee (1998 -
2004) và Thủ tướng Manmohan Singh (2004 2014), đây là những người đã có công -
nâng cao vai trò chính thức của Yoga thông qua việc xác định giá trị văn hóa của Yoga,
đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời bắt đầu quan tâm và đầu tư vào Yoga.
Dưới thời các Thủ tướng Vajpayee và Singh, Yoga chính thức được đưa vào lĩnh vực
quản lý của Chính phủ, kho dữ liệu số về các bài tập Yoga được thiết lập.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ thời đương kim Thủ tướng Narendra Modi, từ khi lên cầm
quyền năm 2014 ông đã tạo dựng tiền đề và điều kiện đưa văn hóa Yoga tiến bước vào
lĩnh vực ngoại giao. Ông Modi đã hoàn thành một sứ mệnh trọng đại là kêu gọi thiết lập
ngày Yoga quốc tế trên diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc, và đã được Liên hợp quốc
chấp thuận, công bố lấy ngày 21/6 là Ngày Yoga quốc tế. Ngay sau đó, ông Modi cho lập
một Bộ thuộc chính phủ, gọi là Bộ Ayush (Ministry of Ayush), chuyên phụ trách về các
vấn đề y dược, giáo dục, nghiên cứu và truyền bá Yoga.
Giai đoạn 3 là thời gian tiếp theo, Chính phủ của Thủ tướng Modi đẩy mạnh việc
triển khai ngoại giao sức mạnh mềm thông qua Yoga dưới nhiều hình thức, trong đó có 3
hình thức cơ bản. Một là đích thân Thủ tướng Modi giới thiệu Yoga trong các diễn đàn
2
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 3/2019,“Yoga: Con đường từ văn hóa đến ngoại giao sức mạnh mềm của Ấn
Độ”, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Á, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
7
ngoại giao cấp cao, tặng sách, thảo luận về Yoga với các chính khách (như Thủ tướng
Australia, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin). Hai là tổ chức biểu diễn Yoga
trong các chuyến thăm và đón khách như trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2015 giữa
Thủ tướng Ấn Độ Modi và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ba là thông qua các
đại sứ quán Ấn Độ ở nước ngoài triển khai các hoạt động Yoga trên phạm vi toàn cầu
nhân Ngày Yoga quốc tế. Ngày 21/6/2015, cơ quan ngoại giao của Ấn Độ ở 177 nước đã
tổ chức hoạt động biểu diễn Yoga ở hơn 3.000 địa điểm. Trong dịp này, tại Thủ đô New
Delhi, ông Modi đã cùng 35.985 người đồng diễn Yoga nhân Ngày Yoga quốc tế, phá vỡ
kỷ lục Guiness về số người đồng thời luyện Yoga tại một địa điểm.
Yoga là một thiết chế văn hóa có những ưu thế quan trọng tạo nên sức mạnh mềm
trong ngoại giao, đó là tính thần bí, tính bao dung và tính thực dụng. Sự phát triển và hoàn
thiện nội dung thực dụng của Yoga có tác dụng làm mờ dần yếu tố tín ngưỡng và nhờ đó
tránh được sự xung đột văn hóa khi triển khai trong các hoạt động ngoại giao ở nước
ngoài. Nhờ vào nội hàm văn hóa và đặc tính văn hóa của Yoga mà chính phủ Ấn Độ đã
xem Yoga là một phương tiện để thực thi ngoại giao sức mạnh mềm, đồng thời đưa Yoga
vào vị trí trung tâm chiến lược sức mạnh mềm. Có thể nói, chính quyền Modi đã đạt được
những thành công nhất định trong việc sử dụng Yoga như một công cụ ngoại giao sức
mạnh mềm, từ đó nâng cao tầm ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Trước Yoga, Ấn Độ đã
dùng phim ảnh Bollywood làm công cụ ngoại giao sức mạnh mềm, tuy nhiên nó có những
hạn chế nhất định nên đã chuyển sang dùng Yoga và đã thành công.
II. Tổng quan về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
1. Khi nào văn hóa chuyển hóa thành sức mạnh
Văn hóa của một nước dựa vào sức lan tỏa, thẩm thấu, xuyên thấu và rung động,
thâm nhập vào quần chúng nước khác, truyền cảm xúc, cảm hóa, thiết lập lòng tin, xoay
chuyển tín niệm, chuyển hướng giá trị và sở thích hướng đến nền văn hóa này. Khi làm
được điều đó, nước chịu ảnh hưởng văn hóa sẽ bị sức mạnh mềm chi phối; và nhờ vậy,
chính sách đối ngoại của nước chủ động phát tán văn hóa sẽ nhận được sự ủng hộ cũng
8
như đồng thuận đến từ phía nhân dân của nước sau này, khiến quan hệ giữa hai chính phủ
trở nên thuận lợi hơn - theo ý định của nước phát tán văn hóa.
Việc một nền văn hóa “cảm hóa” thành công “thế giới bên ngoài” đồng nghĩa với
việc nó đã chuyển hóa thành một hình thái sức mạnh mềm trên trường quốc tế.
2. Quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
Quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh, về thực chất, là làm cho văn hóa ấy
trở thành phổ biến lần lượt các cấp độ:
Được lắng nghe/ biết đến (hiện diện) > được thấu hiểu (cảm thông, chia sẻ) - ->
được chấp nhận (có những giá trị chia sẻ) > được noi theo (sao chép, mô phỏng, làm -
theo). Có thể coi cấu trúc logic này như cơ chế chung của quá trình chuyển hóa văn hóa
thành sức mạnh.
Ở cấp độ “nhận biết”, một nền văn hóa mới chỉ mới dừng lại ở việc hiện hữu trong
con mắt của những “người lạ” như một sự kiện đặt bên cạnh vô vàn sự kiện khác đang
diễn ra trong đời sống của họ, do đó, nó dễ dàng bị họ bỏ qua. Trong tình huống đó, âm
hưởng của nền văn hóa nói trên đối với họ hầu như bằng không.
Ở cấp độ hai “thấu hiểu”, nền văn hóa ấy đã bộc lộ các đặc tính “trội” và “lặn” trong
con mắt của công chúng bên ngoài. Nhờ đó, công chúng bên ngoài có thể hiểu được vì
sao nó hành xử như vậy, và thông cảm với các giá trị mà nó theo đuổi. Ở vị thế này,
người ta nói đến sự khoan dung lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Văn hóa đã có được sức
mạnh của sự cảm thông, chia sẻ từ bên ngoài.
Khi đạt đến cấp độ “chấp nhận”, thì có nghĩa là công chúng bên ngoài đã tìm thấy
ở nền văn hóa này các giá trị chung, mang tính chia sẻ làm cầu nối với “bên trong” và
“bên ngoài”. Tìm được tiếng nói chung đồng nghĩa với việc mở ra khả năng hợp tác, khả
năng gia nhập vào một cộng đồng văn hóa rộng mở hơn và kéo theo đó, là khả năng -
nhận được sự ủng hộ của cộng đồng lớn này. Đây là một sức mạnh lớn hơn nhiều so với
các cấp độ trước đó.
Và cuối cùng, nền văn hóa phát huy được hết tầm vóc sức mạnh của nó khi đạt đến
trạng thái được công chúng của các nền văn hóa khác “sao chép”, “mô phỏng” và “làm
theo”.
9
Cơ chế nói trên có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong đó
có hai cách thức chính là sử dụng truyền thông đại chúng văn hóa đại chúng - xuất
khẩu văn hóa.
Về truyền thông đại chúng văn hóa đại chúng-
Trong ngoại giao văn hóa, phổ biến và nổi bật nhất là việc sử dụng các kênh
“truyền thông đại chúng” và các kênh ấn phẩm “văn hóa đại chúng” để chuyển tải các giá
trị và chuẩn mực văn hóa nội địa ra bên ngoài. Truyền thông sẽ thúc đẩy quá trình di
truyền văn hóa (xét trong nội bộ cộng đồng truyền thống) và mô phỏng văn hóa (xét trong
quan hệ giữa các cộng đồng với nhau).
Có thể hình dung về một cơ chế chuyển hóa cụ thể, mà ở đó có sự tham dự của
truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng như sau: giá trị, tư tưởng, mục tiêu (đầu
vào) -> truyền thông (quá trình) -> văn hóa đại chúng (quan điểm, nhu cầu, thị hiếu, hệ
giá trị của công chúng) > chính sách (đầu ra). -
Hiện nay, đứng trước các vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao công chúng và ngoại
giao văn hóa, hầu như tất cả các quốc gia phản ứng bằng cách ra sức truyền bá và phổ
biến hình ảnh của mình cho công chúng nước khác nhằm chiếm được sự chia sẻ, cảm tình
và lòng tin... với hy vọng rằng, từ đó, có thể gây ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của
các đối tác bên ngoài, theo hướng có lợi cho mình.
Nhưng một khi tất cả đều ứng xử như vậy, thì tình trạng “nhiễu tin” cũng bắt đầu.
Trong bối cảnh đó, các luồng thông tin và tư tưởng được xem là “trung tính” theo nghĩa:
“phi chính trị”, “phi ý thức hệ”, “phi mưu đồ”... sẽ dễ dàng được công chúng quốc tế chấp
nhận hơn. Bởi vậy, kênh “xuất khẩu văn hóa” đang ở vị thế thuận lợi hơn so với những
hình thức phát tán thông tin miễn phí do chính phủ thực hiện với mục đích chính trị thuần
túy.
Về xuất khẩu văn hóa
Xuất khẩu văn hóa không phải là một công việc đơn giản. Trước hết nó đòi hỏi
“bên xuất khẩu” phải xây dựng được nền văn hóa nội địa giàu sức sống, mang đậm bản
sắc riêng, nhưng đồng thời phải có năng lực giao tiếp và chia sẻ.
10
Khi văn hóa và truyền thông đã trở thành các ngành công nghiệp theo đuổi lợi
nhuận và tuân thủ cạnh tranh, thì để xuất khẩu văn hóa, các nước buộc phải tính đến thị
trường các sản phẩm văn hóa. Điều đó có nghĩa là, các ấn phẩm văn hóa như phim ảnh,
băng đĩa nhạc, sách báo... phải trở thành những hàng hóa đáp ứng được nhu cầu và thị
hiếu của công chúng trong và ngoài nước.
Không chỉ dừng lại ở truyền thông và các ấn phẩm, văn hóa còn lan tỏa thông qua
các “vật mang” khác, mà phổ biến và dễ nhận thấy nhất là “con người” và “hàng hóa tiêu
dùng”.
Với con người, văn hóa được thể hiện thông qua tính cách, thói quen, hành vi,
ngôn ngữ,..., nói tóm lại, cái mà giới chuyên môn vẫn gọi là “văn hóa nhân cách”. Đây là
câu chuyện liên quan đến nền giáo dục và đào tạo nội địa.
Với hàng hóa, văn hóa của một quốc gia được phát tán cùng với quá trình mở rộng
thị phần của chúng. Lúc này, văn hóa gắn với chất lượng, uy tín và thương hiệu của sản
phẩm. Đây là câu chuyện của nền kinh tế nước nhà.
Việc phát triển sức mạnh mềm tất yếu cần đến các kênh truyền bá văn hóa (giá trị,
tín ngưỡng, lối sống, hình cảnh, các ấn phẩm văn hóa,...). Tuy nhiên cũng cần phải cân
bằng giữa việc phát triển mạnh các phương tiện truyền thông và đầu tư cho nội dung của
thông điệp văn hóa.
III. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ANIME - MANGA NHẬT BẢN
1. Thông tin tổng quan
1.1: Về định nghĩa “Manga”
Từ “Manga” (chữ Hán: Mạn Họa) được sử dụng lần đầu năm 1798, dùng để chỉ
các bức tranh của họa sĩ Santo Kyoden. Sau đó, người ta dùng từ “manga” để chỉ tranh vẽ
của các họa sĩ Nhật Bản trong quá khứ. Và cho đến năm 1902, “manga” mới được sử
dụng với nghĩa . truyện tranh sản xuất theo phong cách Nhật Bản
3
3
“Lịch sử hình thành và phát triển truyện tranh Nhật Bản (Manga). 2019. Truy cập 4/6/2021
<https://bookhunterclub.com/lich- -hinh-thanh-su va-phat-trien-cua-truyen-tranh-nhat-ban-manga/>
11
Sự khác biệt của Manga đối với các thể loại khác không chỉ là “kể lại các câu
chuyện bằng hình ảnh”, mà là ở kĩ thuật chia khung hình, thể hiện ánh sáng, bóng tối,
hành động, kí hiệu các tình huống,… để kể lại câu chuyện sống động nhất. Điều này
khiến manga có nét tương đồng với điện ảnh. Có thể nói, manga chính là “bộ phim” trên
trang giấy (trừ việc manga không có âm thanh).
1.2: Về định nghĩa “Anime”
Anime là từ vay mượn tiếng Anh của từ Animation (nghĩa là phim hoạt hình) để
chỉ những bộ phim hoạt hình mang phong cách Nhật Bản.
4
Khác với manga, anime ra
đời khá lâu về sau (khoảng đầu thế kỉ 20). Xuất phát ban đầu là khi hoạt hình phương Tây
có những bước chuyển biến lớn và tạo ra được hàng loạt độc giả hâm mộ, sau đó, các họa
sĩ Nhật Bản đã bắt tay vào nghiên cứu cách làm hoạt hình.
1.3: Một vài đặc điểm chung của Manga và Anime
Có thể nói Anime và Manga là hai loại hình có mối liên hệ cộng sinh với nhau, sự
phát triển của Manga sẽ tạo nên nền móng phát triển Manga. Ngược lại, sự phát triển kỹ
thuật, cách làm phim của Anime sẽ giúp truyền tải thông điệp, nội dung từ Manga trọn
vẹn, sâu sắc hơn. Hầu hết các tác phẩm manga nổi tiếng sẽ được chuyển thể thành anime.
Hơn nữa, đối tượng hướng đến của cả hai loại hình này rất đa dạng, không chỉ đơn
thuần là trẻ em như mọi người vẫn lầm tưởng. Cả anime và manga đều có chia rõ ràng
từng thể loại riêng phù hợp với từng giới tính, từng độ tuổi.
2. Lịch sử phát triển
2.1: Manga
Lịch sử hình thành và phát triển manga có thể chia thành 5 mốc chính:
+ Thời kỳ khởi thủy của Manga (tranh mạn họa) ( ~700 – 1814)
Bắt đầu từ những tranh biếm họa được phát hiện vào những năm 710 SCN (~cuối
thời Nara 185) phản - Nhật), tranh mạn họa tiếp tục phát triển mạnh ở thời Heian (794-1
ánh lại đời sống quý tộc và triều đình Nhật, cũng như là phương thức để phục vụ cho mục
đích rao giảng giáo lý Đại thừa. Cho đến năm 1798, thuật ngữ “manga” lần đầu tiên được
4
Lesley Aeschliman (2007). . Bell “What Is Anime?” a Online. Truy cập 4/6/2021.
12
sử dụng để chỉ những tác phẩm của nhà thơ, họa sĩ Santo Kyoden. Vào năm 1814,
“manga” xuất hiện trên tên sách Manga Hyakujo của Aikawa Minwa và Hokusai Manga
(phân loại hình vẽ từ các tác phẩm ukiyo-e) của Katsushika Hokusai. Như vậy, từ thế kỷ
19 trở về trước, “manga” được hiểu theo nghĩa là những bức vẽ tràn trên trang giấy, có
thể mang một câu chuyện nào đó hoặc không.
+ Thời kỳ những bức tranh có chữ đầu tiên (1855-1895)
Thời kì này, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới. Một trong
số đó, những "dải truyện tranh ngắn" cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên
Manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay. Manga thời kỳ này
được gọi là Ponchi e. Nhật bắt đầu cho xuất bản những tờ tạp chí với nội dung biếm họa -
với độ dày từ 1 4 trang, đồng thời thuê những họa sĩ nước ngoài để dạy cho học sinh của -
họ về đường nét, màu sắc, dáng điệu.
+ Thời kỳ nở rộ của các tạp chí và những bộ truyện tranh đầu tiên
a. Sự nở rộ của các tạp chí (1895 – 1923)
Khi thấy tạp chí châm biếm phát triển và đạt được nhiều hưởng ứng từ công chúng,
các ông chủ tòa soạn thấy cơ hội mở rộng đối tượng đọc sản phẩm của mình bằng cách
tạo thêm nhiều sản phẩm tạp chí khác có chủ đề đa dạng hơn. Và hơn 20 năm đầu thế kỷ
20 là thời kỳ bùng nổ của các tạp chí và nhà xuất bản, với những với những bộ truyện
tranh cho người lớn và trẻ nhỏ được đăng trên các báo và tạp chí. Còn có một nghiệp đoàn
manga được tạo ra và lớn mạnh trên toàn Nhật Bản vào năm 1923.
b. Những bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên (1930-1941)
Norakuro và Mickey no Katsuyaki là hai bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên của
Nhật, xuất hiện vào những năm 1930, 1931, dựa theo nét vẽ và nhân vật hoạt hình của
Walt Disney (Mỹ). Từ năm 1931 đến năm 1945, sức mạnh của Nhật Bản tại Châu Á đã
tăng lên, nhưng chiến tranh với Mỹ đã dẫn đến thất bại. Manga là một công cụ mạnh mẽ
để tuyên truyền thời chiến, nhưng chính quyền không thể xóa bỏ hoàn toàn những ảnh
hưởng bên ngoài. Chuột Mickey của Disney đã trở thành một biểu tượng ở Nhật. Các
nhân vật lấy cảm hứng từ Mickey vừa có thể là đặc vụ của phe đối lập, lại vừa có thể là vị
khách đáng được chào đón.
13
+ Thời kỳ manga vươn ra thế giới (1946 – 1984)
Sau Thế chiến II, mặc dù là nước thua trận, một phần lãnh thổ bị Mỹ và Liên Xô
chiếm đóng nhưng chính những năm bị chiếm đóng này văn hóa của Nhật lại ngày càng
được thế giới biết đến rộng rãi, không phải thông qua những cuộc xâm chiếm, mà thông
qua manga.
Người đầu tiên đưa manga vươn ra thế giới là Tezuka Osamu (1928 – 1989) với
tác phẩm Astro Boy. Truyện tranh Nhật Bản, kể từ ông, bắt đầu trở thành đối trọng với
truyện tranh Mỹ. Cũng kể từ đây, nhắc đến “manga” là nhắc đến truyện tranh Nhật Bản
với ý nghĩa đầy đủ nhất của nó: truyện kể bằng tranh, thể hiện qua các khung hình mang
phong cách điện ảnh, có các khung thoại bong bóng và sử dụng những kỹ thuật biểu hiện
đặc thù. Ngay sau đó, Manga tiếp tục vang xa ngoài thế giới với cái tên Fujiko F. Fujio,
tác giả của Doraemon. Họ là nền tảng vững chắc để một loạt các tác giả manga và các đề
tài mới lạ xuất hiện và đến với bạn bè quốc tế.
+ Manga tự khẳng định vị trí (2000 – nay)
Từ 2000 đến nay, ngoài những xu hướng đã từng tồn tại và vẫn còn duy trì, manga
ngày càng phát triển rộng rãi cả về số lượng tác giả lẫn số lượng tác phẩm. Sự phân chia
thể loại cũng đa dạng và phức tạp hơn. Cùng với sự phát triển của internet, manga đã và
đang trở thành một hiện tượng toàn cầu.
2.2: Anime
- Khởi nguồn của anime
Năm 1914, việc truyện tranh của Mỹ và Châu Âu du nhập vào Nhật Bản đã làm
cho những họa sĩ tranh biếm họa thời đó cảm thấy hứng thú với loại hình nghệ thuật mới
mẻ này. Từ đó dẫn đến việc bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp đầu tiên của Nhật Bản đã
được chào đời vào năm 1917. Dù vậy, hoạt hình Nhật Bản vẫn chưa trở thành loại hình
giải trí được ưa chuộng, vì người ta còn đang mải bàn luận về các tác phẩm cực kỳ thành
công của cây đại thụ Walt Disney.
- Tezuka Osamu - người tiên phong thúc đẩy sự phát triển anime
14
Đến tận thập niên 60, sự xuất hiện một nhà khởi xướng xuất sắc như Tezuka
Osamu đã tạo ra một sức sống mới cho hoạt hình Nhật Bản. Đối với nước Nhật, ông được
ví như “Walt Disney” của phương Đông, là ông tổ của ngành công nghiệp manga.
Tezuka đã đưa phong cách đặc trưng của mình cho anime do chính ông sản xuất
mang tên Three Tales (Ba Câu Chuyện Kể), đây cũng là chương trình kể chuyện dưới
dạng anime đầu tiên được chiếu trên đài truyền hình quốc gia. Sự thành công của chương
trình này là tiền đề để anime dài tập đầu tiên Otogi Manga Calendar (Lịch Sử Qua Nhanh)
được xuất xưởng và phát sóng liên tục từ năm 1961 – 1964.
Không dừng lại ở đó, trong những năm 70, Tezuka Osamu tiếp tục là người đứng
đầu ngọn sóng, truyền cảm hứng cho hàng nghìn lớp hậu bối, từ đó thúc đẩy nền công
nghiệp phim hoạt hình với nhiều thể loại và phong cách khác nhau lần lượt ra đời.
- Sự ra đời của đế chế Ghibli và sự vươn tới Hollywood của Anime
Nửa cuối thế kỷ 20, anime du nhập sang các nước phương Tây và được người xem
khắp thế giới yêu mến. Khán giả phương Tây nói riêng và phần còn lại của thế giới nói
chung đã công nhận những điểm mới mẻ, sáng tạo trong những bộ phim hoạt hình Nhật
Bản. Miyazaki Hayao cùng xưởng phim hoạt hình Ghibli là những huyền thoại sống có
công đưa anime vươn tầm thế giới và đạt các giải thưởng Oscar danh giá qua bộ anime
Spirited Away (Vùng Đất Linh Hồn), Castle in the Sky (Lâu Đài Trên Không), Grave of
the Fireflies (Mộ Đom Đóm),...
Không dừng lại ở đó, hoạt hình Nhật Bản còn tạo ra một sự ảnh hưởng lớn lên
những bộ phim đình đám của Hollywood. Có thể kể đến phim điện ảnh The Matrix (Ma
Trận) của chị em nhà Wachowski được lấy cảm hứng từ anime “Ghost in the Shell”
(1995) của Oshii Mamoru. Hay bộ phim Requiem for A Dream (2000) của đạo diễn
Darren Dronofsky cũng đã vay mượn một số khuôn hình trong anime Perfect Blue của
Kon Satoshi vì nó quá ấn tượng. Dark City (Thành Phố Bóng Đêm) cùng nhiều phim
khoa học viễn tưởng sau này đều thừa hưởng từ anime nổi tiếng Akira ra mắt năm 1985.
Những điều này đã chứng minh sự trưởng thành và vươn lên của hoạt hình Nhật
Bản, có vị thế và tầm ảnh hưởng lớn tới bạn bè quốc tế.
15
3. Thực trạng
Sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số hiện đại và truyền thông trực tuyến đã thúc
đẩy sự phát triển như vũ bão của làn sóng Manga, không chỉ ở quốc gia sở tại mà Anime -
mà đã vượt ra khỏi ranh giới các nước trong khu vực châu Á, thâm nhập vào nhiều châu
lục khác trên thế giới. Anime cho thấy thành công quốc tế sau sự trỗi dậy của các chương
trình sản xuất tại Nhật Bản được lồng tiếng Anh ngữ còn manga thì được dịch ra rất nhiều
thứ tiếng trên thế giới, được nhiều nước biết đến và tiếp nhận. Sự gia tăng trong văn hóa
đại chúng quốc tế dẫn đến nhiều phim hoạt hình và truyện tranh nước ngoài sử dụng
phong cách anime.
5
Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
vào tháng 1 năm 2004, anime chiếm khoảng 60% số lượng phim hoạt hình sản xuất trên
toàn thế giới.
6
Còn manga, tuy chưa có con số thống kê chính xác tỷ trọng của nó đối với
truyện tranh toàn thế giới, nhưng vào đầu thế kỷ 21, nền công nghiệp manga ở Nhật Bản
có quy mô lớn đến nỗi làm lu mờ cả hai quốc gia hàng đầu thế giới về xuất bản truyện
tranh là Mỹ và Pháp
7
.
Theo làn sóng Anime - Manga, ngôn ngữ Nhật Bản cũng trở nên thịnh hành, được
nhiều người lựa chọn là ngôn ngữ thứ hai. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản công bố
số lượng người nước ngoài học tiếng Nhật ở nước ngoài tăng từ 127.000 năm 1979 lên
gần 4 triệu năm 2012 nhờ văn hóa đại chúng Nhật Bản (anime, manga, J-pop)
8
. Ngoài ra,
thật không khó để bắt gặp những phong cách ăn mặc kiểu Nhật Bản với kiểu trang phục
đồng phục nữ sinh, phong cách lolita, hay những quán cà phê, quán ăn đậm phong cách
Nhật Bản - tất cả đều là sự du nhập của làn sóng Anime - Manga. Mặt khác, anime
manga luôn có mối liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là ngành công
nghiệp game, cosplay, âm nhạc, các phụ kiện đi kèm, du lịch,… Điều này chứng tỏ sức
ảnh hưởng vô cùng lớn của anime và manga.
5
Dr.Jackal. 2016. “Disney và anime đã ảnh hưởng đến hoạt hình hiện đại thế nào?”. Gamek. Truy cập 6/6/2021.
6
Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản. 2005. . Truy cập 6/6/2021. “Japan Animation Industry Trends”
7
“Manga khi người Nhật viết truyện tranh (Bài 2)”- . thethaovanhoa.vn. Truy cập 6/6/2021. <
https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/manga- -nguoi-nhat-viet-truyen-tranh-bai-2-n20101107165816941.htmkhi >
8
Kuroshio Shuppan. 2013. [Điều kiện hiện tại của giáo dục tiếng Nhật ở nước ngoài: Báo cáo về các tổ chức giáo dục
tiếng Nhật năm tài chính 2012]. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản.
16
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương 1 “Cơ chế chuyển hóa làn sóng văn hóa Anime - Manga thành sức
mạnh”, tác giả đã khái quát những khái niệm liên quan đến sức mạnh mềm, sự phát tán
văn hóa, xuất khẩu văn hóa và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, chương I cũng cho
người đọc cái nhìn sơ bộ về văn hóa đại chúng Anime - Manga của Nhật Bản trong từng
giai đoạn cũng như thực trạng của làn sóng này. Những thông tin được cung cấp tại
chương I sẽ là cơ sở tiền đề cho những lập luận, phân tích trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG II: SỰ CHUYỂN HÓA VĂN HÓA MANGA ANIME THÀNH SỨC -
MẠNH
I. - Các cấp độ trong cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga Anime thành sức mạnh
Quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh, về thực chất, là làm cho văn hóa ấy
trở thành phổ biến lần lượt các cấp độ:
Lắng nghe/ biết đến (hiện diện) > được thấu hiểu (cảm thông, chia sẻ) > được - -
chấp nhận (có những giá trị chia sẻ) -> được noi theo (sao chép, mô phỏng, làm theo)
9
. Và
khi sự khuếch tán, hay xuất khẩu văn hóa của một quốc gia đạt được những cấp độ này,
tức là quốc gia đó đã thành công trong việc xây dựng “sức mạnh mềm”.
1. Cấp độ “nhận biết”
Đây là cấp độ đầu tiên mà văn hóa thể hiện được sức mạnh của mình. Lúc này
công chúng các quốc gia khác đang nhận thức được một số nét văn hóa truyền thống của
quốc gia đang cố gắng tác động tới họ, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức chứ chưa
dẫn đến các mức độ cao hơn.
Về các giá trị văn hóa của Nhật Bản
Trong các tập truyện tranh hay hoạt hình Nhật Bản, thật không khó để bắt gặp các
nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước mặt trời mọc này, được mô phỏng lại bởi
những nét vẽ đáng yêu thông qua các nhân vật.
9
PGS.TS. Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng- ,
NXB. Chính trị hành chính, Hà Nội.
17
Đầu tiên, có thể thấy nhiều bộ truyện tranh đã tích cực quảng bá các điệu nhảy
truyền thống của đất nước mình. Đây là cách mà người Nhật đã và đang cố gắng phục hồi
và làm sống lại những điệu múa truyền thống đang mai một dần theo năm tháng do sự
thay đổi của văn hoá và xã hội. Có thể kể đến Bon odori, là điệu múa truyền thống thường
được biểu diễn vào những lễ hội mùa hè, điệu múa nổi tiếng nhất trong số các Kabuki, thể
loại giải trí truyền thống ở Nhật Bản, có đặc trưng là “kịch múa” gồm múa, hát, diễn tấu
và trình diễn nghệ thuật, hay là điệu nhảy “vực dậy tinh thần người Nhật” Yosakoi. Các
bộ truyện manga này lấy bối cảnh là các học sinh trung học, với tuổi trẻ và tình yêu đối
với các điệu nhảy truyền thống này, đã thành lập câu lạc bộ để phát huy và gìn giữ nét đẹp
trong văn hóa dân tộc. Qua đó người đọc thêm hiểu biết về các điệu nhảy này, cũng như
khâm phục tinh thần dân tộc của người Nhật.
Manga ”Hanayamata” kể v câu l c b múa Yosakoi (bên trái)
và anime “Kabukibu” xoay quanh câu lạc b kch kabuki c a các b n h c sinh (bên phi)
Bên cạnh đó, các tác phẩm cũng rất khéo léo đưa vào những chi tiết về lễ hội của Nhật.
Có thể nói “đất nước mặt trời mọc” là một trong những quốc gia giàu bản sắc với vô vàn
lễ hội cùng các trò chơi dân gian độc đáo. Ngay trong bộ truyện tranh Doremon, đã có rất
nhiều trò chơi truyền thống của nước Nhật được đưa vào một cách rất tinh tế, dễ thương,
như Ayatori (trò đan dây), Hanetsuki (trò chơi đánh cầu truyền thống của người Nhật vào
đầu năm mới), Koma (chơi quay),...
18
Trang phục Kimono cùng trò chơi Hanetsuki được đưa vào truyện tranh Doremon
Có thể thấy, Anime và manga đem lại cho độc giả nhiều khía cạnh của nước Nhật.
Hầu hết đều cảm thấy Nhật Bản là một đất nước phát triển nhưng vẫn giữ được nét truyền
thống và giàu bản sắc văn hóa. Thế nhưng vẫn có một số yếu tố văn hóa có lẽ mới đang
dừng lại ở mức độ “nhận biết” đối với công chúng nước ngoài. Tức là khi nhắc đến
chúng, người ta nhớ ngay đến Nhật Bản, nhưng có lẽ điều đó mới đang dừng lại ở mức độ
phân biệt, nhận biết chứ chưa có nhiều chuyển biến lên các cấp độ cao hơn, hiểu sâu sắc
hơn về mặt văn hóa đối với loại hình nghệ thuật này.
2. Cấp độ “thấu hiểu”
Ở cấp độ hai, nền văn hóa đó đã bộc lộ các đặc tính “trội” và “lặn” trong con mắt
của công chúng bên ngoài. Nhờ đó, công chúng bên ngoài có thể hiểu được vì sao nó
hành xử như vậy, và thông cảm với các giá trị mà nó theo đuổi. Ở vị thế này, người ta nói
đến sự khoan dung lẫn nhau giữa các nền văn hóa, văn hóa đã có được sức mạnh của sự
cảm thông, chia sẻ từ bên ngoài.
Đây là cấp độ tiếp nối sau cấp độ nhận biết. Ở cấp độ này công chúng đã để ý hơn
vào các nét văn hóa của quốc gia ban đầu, nhưng sức mạnh chuyển biến văn hóa chỉ dừng
lại ở mức độ cảm thông giữa văn hóa nước sở tại và luồng văn hóa mới.
Về con người Nhật Bản
Những bộ phim hoạt hình Nhật Bản mô phỏng khá chân thực cuộc sống và tính cách
của người Nhật. Đó là lối sống đề cao tinh thần đoàn kết, thượng võ, là sự cần cù, cần
mẫn, tỉ mỉ, và tính kỉ luật cao.
Thông qua những bộ anime khắc họa sự tàn phá vô cùng khủng khiếp của chiến
tranh, thiên tai, ta phần nào thấu hiểu được rằng, để vươn lên thành một cường quốc như
19
hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực, tính cách chăm chỉ, cần cù và tiết kiệm của người Nhật. Họ
không ngừng làm việc và lao động, để mang lại giá trị lợi ích cho cộng đồng. Ta hiểu
được tại sao "Văn hóa làm việc cho đến chết" thường được nói nhiều về quốc gia này, và
thêm đồng cảm với họ hơn.
Hoạt hình “Mộ Đom Đóm” lột tả cuộc sống của trẻ em Nhật trong nửa cuối chiến tranh thế giới thứ 2.
Bên cạnh đó, người Nhật còn là đất nước rất coi trọng mối quan hệ thứ bậc. Những
người hâm mộ Manga và Anime đều dễ dàng nhận ra khi trong mỗi lời nói của các nhân
vật đều có hậu tố kèm với tên của đối phương. -san, - -sama,... chan,
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ
nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận
đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Sắc thái tôn ti trật tự trong
xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với
từng đối tượng xã hội. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng kính ngữ
(sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng khiêm nhường
ngữ (kenjogo). Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người
Nhật được phát sinh, nhờ đó mà việc động viên để thực hiện mục tiêu của t là tương ập thể
đối dễ dàng. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, sự ứng xử theo tôn ti trật tự là có,
tuy nhiên không nặng hình thức như ở Nhật Bản, cho nên những điều này chỉ dừng lại ở
mức độ thấu hiểu.
3. Cấp độ “chấp nhận”
Khi đạt đến cấp độ “chấp nhận”, thì có nghĩa là công chúng bên ngoài đã tìm thấy
ở nền văn hóa này các giá trị chung, mang tính chia sẻ làm cầu nối với “bên trong” với
20
“bên ngoài”.
10
Tìm được tiếng nói chung đồng nghĩa với việc mở ra khả năng gia nhập
vào một cộng đồng văn hóa rộng mở hơn kéo theo đó, là khả năng nhận được sự ủng hộ -
từ cộng đồng lớn này. Đây là một sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với các cấp độ trước đó.
Thực tế, văn hóa Nhật Bản khi du nhập vào Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng hơn so
với việc du nhập vào các quốc gia phương Tây. Xét về vị trí địa lý, Việt Nam và Nhật
Bản đều là hai quốc gia thuộc khu vực châu Á, nên sẽ có nhiều sự đồng nhất về con
người, lối sống và văn hóa. Do đó, không ít những đặc điểm của văn hóa Nhật Bản khi
được truyền bá vào Việt Nam nhận được sự chấp nhận từ cộng đồng.
Trong lĩnh vực thời trang
Đầu tiên có thể kể đến Kimono - quốc phục truyền thống tại Nhật Bản. Trang phục
Kimono cho nữ thường có màu sắc nhã nhặn và nhiều hoa văn nổi bật, còn Kimono của
nam thường không có hoa văn và tối màu. Không chỉ vẽ lại các chi tiết trên trang phục y
như ngoài đời thật, nhiều manga và anime còn miêu tả lại chi tiết cách để mặc chúng. Phụ
nữ khi mặc Kimono sẽ bó trang phục sát thân người. Trước khi mặc Kimono phải mặc lớp
Juban để lót bảo vệ Kimono khỏi bị bẩn, sau đó thắt lại bằng Obi lụa đắt tiền. Nữ mặc
Kimono thường mang vớ tabi màu trắng, đi kèm với guốc gỗ và xách chiếc túi nhỏ xinh.
Bên cạnh quốc phục Kimono, Yukata được xem là trang phục mùa hè truyền thống
trong văn hóa Nhật Bản. Cách may Yukata thì khác với may Kimono, Yukata không có
lớp lót trong (Áo đơn, áo một lớp). Khi mặc thì mặc trực tiếp phía ngoài quần áo lót. Rất
thoải mái khi mặc và mát mẻ vào mùa hè. Mọi chi tiết trên Yukata như tay áo, thắt lưng
Obi cũng được may rất đơn giản.
Thông qua các bộ Kimono và Yukata trong những bộ anime và manga ăn khách,
hình ảnh 2 bộ trang phục này đã in sâu trong trí nhớ của mọi người và trở thành một trong
những kiểu trang phục dễ thiện cảm với công chúng, đặc biệt là người Việt, đứng tạo ra
sau áo dài truyền thống Việt Nam và ngang hàng với Hanbok của Hàn Quốc, sườn xám
của Trung Quốc.
10
PGS.TS. Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng -
dụng, NXB. Chính trị hành chính, Hà Nội.
| 1/31

Preview text:


HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI ---------- BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Sức mạnh mềm và cơ chế chuyển hóa văn hóa
Anime- Manga Nhật Bản thành sức mạnh.
Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Hương
Sinh viên thực hiện : Phan Thu Trà Lớp : TT46B Mã sinh viên : TT46B-066-1922 Hà Nội – 2021 1 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 4 I.
Tổng quan về sức mạnh mềm ..................................................................................... 4 1.
Khái niệm ............................................................................................................ 4 2.
Ví dụ về sức mạnh mềm ....................................................................................... 5
II. Tổng quan về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh ........................................... 7 1.
Khi nào văn hóa chuyển hóa thành sức mạnh ...................................................... 7 2.
Quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh .................................................... 8
III. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ANIME - MANGA NHẬT BẢN ............................. 10 1.
Thông tin tổng quan ............................................................................................ 10 2.
Lịch sử phát triển ................................................................................................ 11 3.
Thực trạng........................................................................................................... 15
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ........................................................................................................ 16
CHƯƠNG II: SỰ CHUYỂN HÓA VĂN HÓA MANGA - ANIME THÀNH SỨC MẠNH
.............................................................................................................................................. 16
I. Các cấp độ trong cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga - Anime thành sức mạnh ....... 16 1.
Cấp độ “nhận biết” ............................................................................................. 16 2.
Cấp độ “thấu hiểu” ............................................................................................. 18 3.
Cấp độ “chấp nhận” ............................................................................................ 19 4.
Cấp độ “noi theo” ............................................................................................... 21
II. Đánh giá hiệu quả của cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga - Anime thành sức mạnh . 23 1.
Hiệu quả .............................................................................................................. 23
2. Hạn chế ..................................................................................................................... 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG II ....................................................................................................... 27
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHUYỂN
HÓA VĂN HÓA THÀNH SỨC MẠNH CHO VIỆT NAM ............................................... 27
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 30 2 LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ và đặt ra một yêu cầu
khách quan cho tất cả các quốc gia trên thế giới – đó là xác định và thực hiện đúng hướng
phát triển nhằm phát huy tối đa thế mạnh của đất nước. Văn hóa, đến với xã hội hiện đại
đã tiến lên một vị thế mới – từ chỗ chỉ được coi là những giá trị tinh hoa, trừu tượng, bị
giới hạn trong phạm vi nhỏ hẹp, sau đó phổ biến rộng rãi, mang tính đại chúng cao và trở
thành một trong những trụ cột quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội.
Manga và anime đã và đang là những trụ cột trong văn hóa đại chúng Nhật Bản.
Chúng là sự kết hợp hài hòa những giá trị văn hóa mới và truyền thống của đất nước
Đông Bắc Á này. Không chỉ ở quốc gia sở tại, Anime - Manga còn là một làn sóng mới
thổi vào nền văn hóa của các quốc gia khác. Cho đến thời điểm hiện tại, với sự phát triển
của xã hội, của công nghệ thì làn sóng này ngày càng trở nên mạnh mẽ và có tác động
lớn. Anime và Manga đã ảnh hưởng rất nhiều tới lối sống, phong cách ăn mặc của giới trẻ
thế giới nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng. Chính phủ Nhật dường như rất hiểu sự
phát triển, ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng mà làn sóng Anime - Manga mang lại và
đã tập trung đầu tư để phổ biến của Anime và Manga ở nước ngoài, tuyên truyền chúng
tới các quốc gia khác như một biểu tượng "Cool Japan". Điều này dường như đã tạo cho
chính phủ Nhật một sức mạnh mềm trước mức ảnh hưởng vô cùng to lớn đó.
Chính vì vậy, trong thế kỷ của toàn cầu hóa với sức mạnh văn hóa được coi như
sức mạnh mềm, việc nghiên cứu về chuyển biến văn hóa thành sức mạnh là vô cùng cần
thiết. Do đó, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu về đề tài: “Cơ chế chuyển hóa làn
sóng văn hóa Anime - Manga Nhật Bản thành sức mạnh”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
thông qua trường hợp cụ thể là làn sóng văn hóa Anime - Manga của Nhật Bản. Từ đó 3
giúp cho người đọc thấy được vai trò to lớn của văn hóa, từ đó vận dụng tốt hơn sức mạnh
văn hóa vào phát huy sức mạnh quốc gia.
2.2. Nhiệm vụ
Với mục đích trên, tác giả sẽ tiến hành các nhiệm vụ lần lượt như sau:
Thứ nhất, đưa ra hệ thống cơ sở lý luận, làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến
sức mạnh mềm, cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh.
Thứ hai, đi sâu phân tích các ví dụ thực tế để hiểu rõ hơn về cơ chế chuyển hóa văn
hóa thành sức mạnh thông qua Anime - Manga của Nhật Bản. Từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá.
Thứ ba, từ những phân tích, đánh giá về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức
mạnh đối với làn sóng Anime - Manga Nhật Bản, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm
nâng cao khả năng chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh cho Việt Nam
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.
Tổng quan về sức mạnh mềm 1. Khái niệm
Sức mạnh mềm (tiếng Anh: soft power) là một khái niệm do giáo sư người Mỹ
Joseph Samuel Nye, Jr. của đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên trong cuốn sách “Bound
to Lead: The Changing Nature of American Power” (1990), và sau đó khái niệm này
được giải thích rõ hơn trong cuốn “Soft Power: The Means to Success in World Politics
(2004). Thuật ngữ này hiện được các nhà phân tích và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.
Theo giáo sư Joseph Nye, sức mạnh mềm là dùng khả năng giành được những thứ
mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình
muốn. Một đặc điểm của sức mạnh mềm là không cưỡng bức, ép buộc. Ngược lại với sức
mạnh mềm là sức mạnh cứng, mà dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế, sức mạnh được
thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa về quân sự (trong đời sống như sa thải, kỷ luật…) và
lôi cuốn về kinh tế, mua chuộc (trong đời sống như tăng lương, thăng cấp). Còn sức mạnh
mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người 4
khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn
chính điều mà mình mong muốn. Đó là sức mạnh mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn
và thuyết phục. Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn
hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế, sức mạnh cứng đã được chính phủ các quốc gia sử
dụng như một biện pháp trọng yếu và trong nhiều trường hợp đã mang lại hiệu quả lớn.
Câu nói “Chân lý thuộc về kẻ mạnh” đã phần nào nói lên quyền lực của sức mạnh cứng.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là lịch sử quan hệ quốc tế chỉ có sức mạnh cứng. Thực
tế cho thấy nhiều quốc gia đã sử dụng sức mạnh mềm rất có hiệu quả, đặc biệt là trong
chính sách đối ngoại. Ngày nay tình hình chính trị xã hội thế giới đã thay đổi nhiều. Các
quốc gia đang hướng vào mục tiêu toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác, phát triển, xu hướng
“đối thoại” thay cho xu hướng “đối đầu”. Trong một bối cảnh như vậy, sức mạnh mềm
càng được chính phủ các nước tận dụng. Ngay cả những quốc gia vốn rất nổi bật về sức
mạnh cứng như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật,…cũng đã có ý thức rất rõ về tầm quan trọng của sức mạnh mềm. 2.
Ví dụ về sức mạnh mềm ●
Yoga - “vũ khí” sức mạnh mềm của Ấn Độ
- Nguồn gốc và sự ra đời của Yoga
Yoga bắt nguồn từ lưu vực sông Ấn từ năm 1500 đến năm 800 trước Công nguyên.
Từ “Yoga” được dùng để chỉ mối liên kết giữa thần và người, giữa người và thiên nhiên,
thể hiện sự sùng bái và khát vọng của con người về sức mạnh siêu nhiên.1
Nội dung về Yoga trong các sách tôn giáo cổ còn nhấn mạnh yếu tố tín ngưỡng,
tâm linh nên văn hóa Yoga mang lại cảm giác thần bí và sức hấp dẫn riêng biệt. Ngoài ra,
Yoga mang tính bao dung lớn, phát huy được tác dụng trong hoạt động tư duy sâu. Trong
nền văn minh sông Ấn, sự kết hợp giữa tín ngưỡng, tư duy và thực hành đã xuất hiện như
một thể thống nhất, tạo thành một thứ văn hóa Yoga độc đáo, đại diện cho văn hóa Ấn Độ
trước thế giới. Văn hóa Yoga còn mang tính thực dụng, thể hiện ở chỗ Yoga đã được thể
thức hóa dưới dạng các asana (tư thế) khác nhau. Sự xuất hiện thể loại Hatha Yoga, mang
1 “Nguồn gốc của Yoga”. 2019. xem 4/6/2021 < https://bookhunterclub.com/nguon-goc-cua-yoga/> 5
tính cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi, tập hợp các tư thế, nhịp thở và
các kỹ thuật nhẹ nhàng giúp cân bằng thể chất và tinh thần để phục hồi sức khỏe, đã thu
hút nhiều người luyện tập và tìm hiểu. Chính điều này đã đặt nền móng vững chắc cho
việc hiện đại hóa và quốc tế hóa Yoga. -
Quá trình phát triển Yoga thành sức mạnh mềm của Ấn Độ
Từ đầu thế kỷ XXI, chính phủ Ấn Độ bắt đầu khai thác Yoga như một sức mạnh
mềm làm công cụ ngoại giao, và thực tiễn những năm qua đã chứng minh chính sách đó
thành công. Thông qua Yoga, các nhà hoạch định chính sách đã chuyển tải nét văn hóa
đặc thù của mình nhằm mục tiêu nâng tầm và vị thế của cường quốc thế giới đang nổi.
Quá trình đưa Yoga từ lĩnh vực văn hóa sang lĩnh vực ngoại giao ở Ấn Độ có thể chia ra làm 3 giai đoạn.2
Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ thời Chính phủ của Thủ tướng A.B.Vajpayee (1998 -
2004) và Thủ tướng Manmohan Singh (2004 - 2014), đây là những người đã có công
nâng cao vai trò chính thức của Yoga thông qua việc xác định giá trị văn hóa của Yoga,
đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời bắt đầu quan tâm và đầu tư vào Yoga.
Dưới thời các Thủ tướng Vajpayee và Singh, Yoga chính thức được đưa vào lĩnh vực
quản lý của Chính phủ, kho dữ liệu số về các bài tập Yoga được thiết lập.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ thời đương kim Thủ tướng Narendra Modi, từ khi lên cầm
quyền năm 2014 ông đã tạo dựng tiền đề và điều kiện đưa văn hóa Yoga tiến bước vào
lĩnh vực ngoại giao. Ông Modi đã hoàn thành một sứ mệnh trọng đại là kêu gọi thiết lập
ngày Yoga quốc tế trên diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc, và đã được Liên hợp quốc
chấp thuận, công bố lấy ngày 21/6 là Ngày Yoga quốc tế. Ngay sau đó, ông Modi cho lập
một Bộ thuộc chính phủ, gọi là Bộ Ayush (Ministry of Ayush), chuyên phụ trách về các
vấn đề y dược, giáo dục, nghiên cứu và truyền bá Yoga.
Giai đoạn 3 là thời gian tiếp theo, Chính phủ của Thủ tướng Modi đẩy mạnh việc
triển khai ngoại giao sức mạnh mềm thông qua Yoga dưới nhiều hình thức, trong đó có 3
hình thức cơ bản. Một là đích thân Thủ tướng Modi giới thiệu Yoga trong các diễn đàn
2 Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 3/2019,“Yoga: Con đường từ văn hóa đến ngoại giao sức mạnh mềm của Ấn
Độ”, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Á, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 6
ngoại giao cấp cao, tặng sách, thảo luận về Yoga với các chính khách (như Thủ tướng
Australia, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin). Hai là tổ chức biểu diễn Yoga
trong các chuyến thăm và đón khách như trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2015 giữa
Thủ tướng Ấn Độ Modi và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ba là thông qua các
đại sứ quán Ấn Độ ở nước ngoài triển khai các hoạt động Yoga trên phạm vi toàn cầu
nhân Ngày Yoga quốc tế. Ngày 21/6/2015, cơ quan ngoại giao của Ấn Độ ở 177 nước đã
tổ chức hoạt động biểu diễn Yoga ở hơn 3.000 địa điểm. Trong dịp này, tại Thủ đô New
Delhi, ông Modi đã cùng 35.985 người đồng diễn Yoga nhân Ngày Yoga quốc tế, phá vỡ
kỷ lục Guiness về số người đồng thời luyện Yoga tại một địa điểm.
Yoga là một thiết chế văn hóa có những ưu thế quan trọng tạo nên sức mạnh mềm
trong ngoại giao, đó là tính thần bí, tính bao dung và tính thực dụng. Sự phát triển và hoàn
thiện nội dung thực dụng của Yoga có tác dụng làm mờ dần yếu tố tín ngưỡng và nhờ đó
tránh được sự xung đột văn hóa khi triển khai trong các hoạt động ngoại giao ở nước
ngoài. Nhờ vào nội hàm văn hóa và đặc tính văn hóa của Yoga mà chính phủ Ấn Độ đã
xem Yoga là một phương tiện để thực thi ngoại giao sức mạnh mềm, đồng thời đưa Yoga
vào vị trí trung tâm chiến lược sức mạnh mềm. Có thể nói, chính quyền Modi đã đạt được
những thành công nhất định trong việc sử dụng Yoga như một công cụ ngoại giao sức
mạnh mềm, từ đó nâng cao tầm ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Trước Yoga, Ấn Độ đã
dùng phim ảnh Bollywood làm công cụ ngoại giao sức mạnh mềm, tuy nhiên nó có những
hạn chế nhất định nên đã chuyển sang dùng Yoga và đã thành công.
II. Tổng quan về cơ chế chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
1. Khi nào văn hóa chuyển hóa thành sức mạnh
Văn hóa của một nước dựa vào sức lan tỏa, thẩm thấu, xuyên thấu và rung động,
thâm nhập vào quần chúng nước khác, truyền cảm xúc, cảm hóa, thiết lập lòng tin, xoay
chuyển tín niệm, chuyển hướng giá trị và sở thích hướng đến nền văn hóa này. Khi làm
được điều đó, nước chịu ảnh hưởng văn hóa sẽ bị sức mạnh mềm chi phối; và nhờ vậy,
chính sách đối ngoại của nước chủ động phát tán văn hóa sẽ nhận được sự ủng hộ cũng 7
như đồng thuận đến từ phía nhân dân của nước sau này, khiến quan hệ giữa hai chính phủ
trở nên thuận lợi hơn - theo ý định của nước phát tán văn hóa.
Việc một nền văn hóa “cảm hóa” thành công “thế giới bên ngoài” đồng nghĩa với
việc nó đã chuyển hóa thành một hình thái sức mạnh mềm trên trường quốc tế.
2. Quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh
Quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh, về thực chất, là làm cho văn hóa ấy
trở thành phổ biến lần lượt các cấp độ:
Được lắng nghe/ biết đến (hiện diện) -> được thấu hiểu (cảm thông, chia sẻ) ->
được chấp nhận (có những giá trị chia sẻ) -> được noi theo (sao chép, mô phỏng, làm
theo). Có thể coi cấu trúc logic này như cơ chế chung của quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh.
Ở cấp độ “nhận biết”, một nền văn hóa mới chỉ mới dừng lại ở việc hiện hữu trong
con mắt của những “người lạ” như một sự kiện đặt bên cạnh vô vàn sự kiện khác đang
diễn ra trong đời sống của họ, do đó, nó dễ dàng bị họ bỏ qua. Trong tình huống đó, âm
hưởng của nền văn hóa nói trên đối với họ hầu như bằng không.
Ở cấp độ hai “thấu hiểu”, nền văn hóa ấy đã bộc lộ các đặc tính “trội” và “lặn” trong
con mắt của công chúng bên ngoài. Nhờ đó, công chúng bên ngoài có thể hiểu được vì
sao nó hành xử như vậy, và thông cảm với các giá trị mà nó theo đuổi. Ở vị thế này,
người ta nói đến sự khoan dung lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Văn hóa đã có được sức
mạnh của sự cảm thông, chia sẻ từ bên ngoài.
Khi đạt đến cấp độ “chấp nhận”, thì có nghĩa là công chúng bên ngoài đã tìm thấy
ở nền văn hóa này các giá trị chung, mang tính chia sẻ làm cầu nối với “bên trong” và
“bên ngoài”. Tìm được tiếng nói chung đồng nghĩa với việc mở ra khả năng hợp tác, khả
năng gia nhập vào một cộng đồng văn hóa rộng mở hơn - và kéo theo đó, là khả năng
nhận được sự ủng hộ của cộng đồng lớn này. Đây là một sức mạnh lớn hơn nhiều so với
các cấp độ trước đó.
Và cuối cùng, nền văn hóa phát huy được hết tầm vóc sức mạnh của nó khi đạt đến
trạng thái được công chúng của các nền văn hóa khác “sao chép”, “mô phỏng” và “làm theo”. 8
Cơ chế nói trên có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong đó
có hai cách thức chính là sử dụng truyền thông đại chúng - văn hóa đại chúng và xuất khẩu văn hóa.
Về truyền thông đại chúng - văn hóa đại chúng
Trong ngoại giao văn hóa, phổ biến và nổi bật nhất là việc sử dụng các kênh
“truyền thông đại chúng” và các kênh ấn phẩm “văn hóa đại chúng” để chuyển tải các giá
trị và chuẩn mực văn hóa nội địa ra bên ngoài. Truyền thông sẽ thúc đẩy quá trình di
truyền văn hóa (xét trong nội bộ cộng đồng truyền thống) và mô phỏng văn hóa (xét trong
quan hệ giữa các cộng đồng với nhau).
Có thể hình dung về một cơ chế chuyển hóa cụ thể, mà ở đó có sự tham dự của
truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng như sau: giá trị, tư tưởng, mục tiêu (đầu
vào) -> truyền thông (quá trình) -> văn hóa đại chúng (quan điểm, nhu cầu, thị hiếu, hệ
giá trị của công chúng) -> chính sách (đầu ra).
Hiện nay, đứng trước các vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao công chúng và ngoại
giao văn hóa, hầu như tất cả các quốc gia phản ứng bằng cách ra sức truyền bá và phổ
biến hình ảnh của mình cho công chúng nước khác nhằm chiếm được sự chia sẻ, cảm tình
và lòng tin... với hy vọng rằng, từ đó, có thể gây ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của
các đối tác bên ngoài, theo hướng có lợi cho mình.
Nhưng một khi tất cả đều ứng xử như vậy, thì tình trạng “nhiễu tin” cũng bắt đầu.
Trong bối cảnh đó, các luồng thông tin và tư tưởng được xem là “trung tính” theo nghĩa:
“phi chính trị”, “phi ý thức hệ”, “phi mưu đồ”... sẽ dễ dàng được công chúng quốc tế chấp
nhận hơn. Bởi vậy, kênh “xuất khẩu văn hóa” đang ở vị thế thuận lợi hơn so với những
hình thức phát tán thông tin miễn phí do chính phủ thực hiện với mục đích chính trị thuần túy.
Về xuất khẩu văn hóa
Xuất khẩu văn hóa không phải là một công việc đơn giản. Trước hết nó đòi hỏi
“bên xuất khẩu” phải xây dựng được nền văn hóa nội địa giàu sức sống, mang đậm bản
sắc riêng, nhưng đồng thời phải có năng lực giao tiếp và chia sẻ. 9
Khi văn hóa và truyền thông đã trở thành các ngành công nghiệp theo đuổi lợi
nhuận và tuân thủ cạnh tranh, thì để xuất khẩu văn hóa, các nước buộc phải tính đến thị
trường các sản phẩm văn hóa. Điều đó có nghĩa là, các ấn phẩm văn hóa như phim ảnh,
băng đĩa nhạc, sách báo... phải trở thành những hàng hóa đáp ứng được nhu cầu và thị
hiếu của công chúng trong và ngoài nước.
Không chỉ dừng lại ở truyền thông và các ấn phẩm, văn hóa còn lan tỏa thông qua
các “vật mang” khác, mà phổ biến và dễ nhận thấy nhất là “con người” và “hàng hóa tiêu dùng”.
Với con người, văn hóa được thể hiện thông qua tính cách, thói quen, hành vi,
ngôn ngữ,..., nói tóm lại, cái mà giới chuyên môn vẫn gọi là “văn hóa nhân cách”. Đây là
câu chuyện liên quan đến nền giáo dục và đào tạo nội địa.
Với hàng hóa, văn hóa của một quốc gia được phát tán cùng với quá trình mở rộng
thị phần của chúng. Lúc này, văn hóa gắn với chất lượng, uy tín và thương hiệu của sản
phẩm. Đây là câu chuyện của nền kinh tế nước nhà.
Việc phát triển sức mạnh mềm tất yếu cần đến các kênh truyền bá văn hóa (giá trị,
tín ngưỡng, lối sống, hình cảnh, các ấn phẩm văn hóa,...). Tuy nhiên cũng cần phải cân
bằng giữa việc phát triển mạnh các phương tiện truyền thông và đầu tư cho nội dung của thông điệp văn hóa.
III. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ANIME - MANGA NHẬT BẢN 1. Thông tin tổng quan
1.1: Về định nghĩa “Manga”
Từ “Manga” (chữ Hán: Mạn Họa) được sử dụng lần đầu năm 1798, dùng để chỉ
các bức tranh của họa sĩ Santo Kyoden. Sau đó, người ta dùng từ “manga” để chỉ tranh vẽ
của các họa sĩ Nhật Bản trong quá khứ. Và cho đến năm 1902, “manga” mới được sử
dụng với nghĩa là truyện tranh sản xuất theo phong cách Nhật Bản3.
3 “Lịch sử hình thành và phát triển truyện tranh Nhật Bản (Manga). 2019. Truy cập 4/6/2021
u hinh-thanh-va-phat-trien-cua-truyen-tranh-nhat-ban-manga/> 10
Sự khác biệt của Manga đối với các thể loại khác không chỉ là “kể lại các câu
chuyện bằng hình ảnh”, mà là ở kĩ thuật chia khung hình, thể hiện ánh sáng, bóng tối,
hành động, kí hiệu các tình huống,… để kể lại câu chuyện sống động nhất. Điều này
khiến manga có nét tương đồng với điện ảnh. Có thể nói, manga chính là “bộ phim” trên
trang giấy (trừ việc manga không có âm thanh).
1.2: Về định nghĩa “Anime”
Anime là từ vay mượn tiếng Anh của từ Animation (nghĩa là phim hoạt hình) để
chỉ những bộ phim hoạt hình mang phong cách Nhật Bản. 4Khác với manga, anime ra
đời khá lâu về sau (khoảng đầu thế kỉ 20). Xuất phát ban đầu là khi hoạt hình phương Tây
có những bước chuyển biến lớn và tạo ra được hàng loạt độc giả hâm mộ, sau đó, các họa
sĩ Nhật Bản đã bắt tay vào nghiên cứu cách làm hoạt hình.
1.3: Một vài đặc điểm chung của Manga và Anime
Có thể nói Anime và Manga là hai loại hình có mối liên hệ cộng sinh với nhau, sự
phát triển của Manga sẽ tạo nên nền móng phát triển Manga. Ngược lại, sự phát triển kỹ
thuật, cách làm phim của Anime sẽ giúp truyền tải thông điệp, nội dung từ Manga trọn
vẹn, sâu sắc hơn. Hầu hết các tác phẩm manga nổi tiếng sẽ được chuyển thể thành anime.
Hơn nữa, đối tượng hướng đến của cả hai loại hình này rất đa dạng, không chỉ đơn
thuần là trẻ em như mọi người vẫn lầm tưởng. Cả anime và manga đều có chia rõ ràng
từng thể loại riêng phù hợp với từng giới tính, từng độ tuổi. 2.
Lịch sử phát triển 2.1: Manga
Lịch sử hình thành và phát triển manga có thể chia thành 5 mốc chính:
+ Thời kỳ khởi thủy của Manga (tranh mạn họa) ( ~700 – 1814)
Bắt đầu từ những tranh biếm họa được phát hiện vào những năm 710 SCN (~cuối
thời Nara- Nhật), tranh mạn họa tiếp tục phát triển mạnh ở thời Heian (794-1185) phản
ánh lại đời sống quý tộc và triều đình Nhật, cũng như là phương thức để phục vụ cho mục
đích rao giảng giáo lý Đại thừa. Cho đến năm 1798, thuật ngữ “manga” lần đầu tiên được
4 Lesley Aeschliman (2007). “What Is Anime?”. Bella Online. Truy cập 4/6/2021. 11
sử dụng để chỉ những tác phẩm của nhà thơ, họa sĩ Santo Kyoden. Vào năm 1814,
“manga” xuất hiện trên tên sách Manga Hyakujo của Aikawa Minwa và Hokusai Manga
(phân loại hình vẽ từ các tác phẩm ukiyo-e) của Katsushika Hokusai. Như vậy, từ thế kỷ
19 trở về trước, “manga” được hiểu theo nghĩa là những bức vẽ tràn trên trang giấy, có
thể mang một câu chuyện nào đó hoặc không.
+ Thời kỳ những bức tranh có chữ đầu tiên (1855-1895)
Thời kì này, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới. Một trong
số đó, những "dải truyện tranh ngắn" cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên
Manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay. Manga thời kỳ này
được gọi là Ponchi-e. Nhật bắt đầu cho xuất bản những tờ tạp chí với nội dung biếm họa
với độ dày từ 1-4 trang, đồng thời thuê những họa sĩ nước ngoài để dạy cho học sinh của
họ về đường nét, màu sắc, dáng điệu.
+ Thời kỳ nở rộ của các tạp chí và những bộ truyện tranh đầu tiên
a. Sự nở rộ của các tạp chí (1895 – 1923)
Khi thấy tạp chí châm biếm phát triển và đạt được nhiều hưởng ứng từ công chúng,
các ông chủ tòa soạn thấy cơ hội mở rộng đối tượng đọc sản phẩm của mình bằng cách
tạo thêm nhiều sản phẩm tạp chí khác có chủ đề đa dạng hơn. Và hơn 20 năm đầu thế kỷ
20 là thời kỳ bùng nổ của các tạp chí và nhà xuất bản, với những với những bộ truyện
tranh cho người lớn và trẻ nhỏ được đăng trên các báo và tạp chí. Còn có một nghiệp đoàn
manga được tạo ra và lớn mạnh trên toàn Nhật Bản vào năm 1923.
b. Những bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên (1930-1941)
Norakuro và Mickey no Katsuyaki là hai bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên của
Nhật, xuất hiện vào những năm 1930, 1931, dựa theo nét vẽ và nhân vật hoạt hình của
Walt Disney (Mỹ). Từ năm 1931 đến năm 1945, sức mạnh của Nhật Bản tại Châu Á đã
tăng lên, nhưng chiến tranh với Mỹ đã dẫn đến thất bại. Manga là một công cụ mạnh mẽ
để tuyên truyền thời chiến, nhưng chính quyền không thể xóa bỏ hoàn toàn những ảnh
hưởng bên ngoài. Chuột Mickey của Disney đã trở thành một biểu tượng ở Nhật. Các
nhân vật lấy cảm hứng từ Mickey vừa có thể là đặc vụ của phe đối lập, lại vừa có thể là vị
khách đáng được chào đón. 12
+ Thời kỳ manga vươn ra thế giới (1946 – 1984)
Sau Thế chiến II, mặc dù là nước thua trận, một phần lãnh thổ bị Mỹ và Liên Xô
chiếm đóng nhưng chính những năm bị chiếm đóng này văn hóa của Nhật lại ngày càng
được thế giới biết đến rộng rãi, không phải thông qua những cuộc xâm chiếm, mà thông qua manga.
Người đầu tiên đưa manga vươn ra thế giới là Tezuka Osamu (1928 – 1989) với
tác phẩm Astro Boy. Truyện tranh Nhật Bản, kể từ ông, bắt đầu trở thành đối trọng với
truyện tranh Mỹ. Cũng kể từ đây, nhắc đến “manga” là nhắc đến truyện tranh Nhật Bản
với ý nghĩa đầy đủ nhất của nó: truyện kể bằng tranh, thể hiện qua các khung hình mang
phong cách điện ảnh, có các khung thoại bong bóng và sử dụng những kỹ thuật biểu hiện
đặc thù. Ngay sau đó, Manga tiếp tục vang xa ngoài thế giới với cái tên Fujiko F. Fujio,
tác giả của Doraemon. Họ là nền tảng vững chắc để một loạt các tác giả manga và các đề
tài mới lạ xuất hiện và đến với bạn bè quốc tế.
+ Manga tự khẳng định vị trí (2000 – nay)
Từ 2000 đến nay, ngoài những xu hướng đã từng tồn tại và vẫn còn duy trì, manga
ngày càng phát triển rộng rãi cả về số lượng tác giả lẫn số lượng tác phẩm. Sự phân chia
thể loại cũng đa dạng và phức tạp hơn. Cùng với sự phát triển của internet, manga đã và
đang trở thành một hiện tượng toàn cầu. 2.2: Anime
- Khởi nguồn của anime
Năm 1914, việc truyện tranh của Mỹ và Châu Âu du nhập vào Nhật Bản đã làm
cho những họa sĩ tranh biếm họa thời đó cảm thấy hứng thú với loại hình nghệ thuật mới
mẻ này. Từ đó dẫn đến việc bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp đầu tiên của Nhật Bản đã
được chào đời vào năm 1917. Dù vậy, hoạt hình Nhật Bản vẫn chưa trở thành loại hình
giải trí được ưa chuộng, vì người ta còn đang mải bàn luận về các tác phẩm cực kỳ thành
công của cây đại thụ Walt Disney. -
Tezuka Osamu - người tiên phong thúc đẩy sự phát triển anime 13
Đến tận thập niên 60, sự xuất hiện một nhà khởi xướng xuất sắc như Tezuka
Osamu đã tạo ra một sức sống mới cho hoạt hình Nhật Bản. Đối với nước Nhật, ông được
ví như “Walt Disney” của phương Đông, là ông tổ của ngành công nghiệp manga.
Tezuka đã đưa phong cách đặc trưng của mình cho anime do chính ông sản xuất
mang tên Three Tales (Ba Câu Chuyện Kể), đây cũng là chương trình kể chuyện dưới
dạng anime đầu tiên được chiếu trên đài truyền hình quốc gia. Sự thành công của chương
trình này là tiền đề để anime dài tập đầu tiên Otogi Manga Calendar (Lịch Sử Qua Nhanh)
được xuất xưởng và phát sóng liên tục từ năm 1961 – 1964.
Không dừng lại ở đó, trong những năm 70, Tezuka Osamu tiếp tục là người đứng
đầu ngọn sóng, truyền cảm hứng cho hàng nghìn lớp hậu bối, từ đó thúc đẩy nền công
nghiệp phim hoạt hình với nhiều thể loại và phong cách khác nhau lần lượt ra đời. -
Sự ra đời của đế chế Ghibli và sự vươn tới Hollywood của Anime
Nửa cuối thế kỷ 20, anime du nhập sang các nước phương Tây và được người xem
khắp thế giới yêu mến. Khán giả phương Tây nói riêng và phần còn lại của thế giới nói
chung đã công nhận những điểm mới mẻ, sáng tạo trong những bộ phim hoạt hình Nhật
Bản. Miyazaki Hayao cùng xưởng phim hoạt hình Ghibli là những huyền thoại sống có
công đưa anime vươn tầm thế giới và đạt các giải thưởng Oscar danh giá qua bộ anime
Spirited Away (Vùng Đất Linh Hồn), Castle in the Sky (Lâu Đài Trên Không), Grave of
the Fireflies (Mộ Đom Đóm),...
Không dừng lại ở đó, hoạt hình Nhật Bản còn tạo ra một sự ảnh hưởng lớn lên
những bộ phim đình đám của Hollywood. Có thể kể đến phim điện ảnh The Matrix (Ma
Trận) của chị em nhà Wachowski được lấy cảm hứng từ anime “Ghost in the Shell”
(1995) của Oshii Mamoru. Hay bộ phim Requiem for A Dream (2000) của đạo diễn
Darren Dronofsky cũng đã vay mượn một số khuôn hình trong anime Perfect Blue của
Kon Satoshi vì nó quá ấn tượng. Dark City (Thành Phố Bóng Đêm) cùng nhiều phim
khoa học viễn tưởng sau này đều thừa hưởng từ anime nổi tiếng Akira ra mắt năm 1985.
Những điều này đã chứng minh sự trưởng thành và vươn lên của hoạt hình Nhật
Bản, có vị thế và tầm ảnh hưởng lớn tới bạn bè quốc tế. 14
3. Thực trạng
Sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số hiện đại và truyền thông trực tuyến đã thúc
đẩy sự phát triển như vũ bão của làn sóng Anime - Manga, không chỉ ở quốc gia sở tại mà
mà đã vượt ra khỏi ranh giới các nước trong khu vực châu Á, thâm nhập vào nhiều châu
lục khác trên thế giới. Anime cho thấy thành công quốc tế sau sự trỗi dậy của các chương
trình sản xuất tại Nhật Bản được lồng tiếng Anh ngữ còn manga thì được dịch ra rất nhiều
thứ tiếng trên thế giới, được nhiều nước biết đến và tiếp nhận. Sự gia tăng trong văn hóa
đại chúng quốc tế dẫn đến nhiều phim hoạt hình và truyện tranh nước ngoài sử dụng
phong cách anime.5 Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản
vào tháng 1 năm 2004, anime chiếm khoảng 60% số lượng phim hoạt hình sản xuất trên
toàn thế giới.6 Còn manga, tuy chưa có con số thống kê chính xác tỷ trọng của nó đối với
truyện tranh toàn thế giới, nhưng vào đầu thế kỷ 21, nền công nghiệp manga ở Nhật Bản
có quy mô lớn đến nỗi làm lu mờ cả hai quốc gia hàng đầu thế giới về xuất bản truyện
tranh là Mỹ và Pháp7.
Theo làn sóng Anime - Manga, ngôn ngữ Nhật Bản cũng trở nên thịnh hành, được
nhiều người lựa chọn là ngôn ngữ thứ hai. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản công bố
số lượng người nước ngoài học tiếng Nhật ở nước ngoài tăng từ 127.000 năm 1979 lên
gần 4 triệu năm 2012 nhờ văn hóa đại chúng Nhật Bản (anime, manga, J-pop)8. Ngoài ra,
thật không khó để bắt gặp những phong cách ăn mặc kiểu Nhật Bản với kiểu trang phục
đồng phục nữ sinh, phong cách lolita, hay những quán cà phê, quán ăn đậm phong cách
Nhật Bản - tất cả đều là sự du nhập của làn sóng Anime - Manga. Mặt khác, anime và
manga luôn có mối liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là ngành công
nghiệp game, cosplay, âm nhạc, các phụ kiện đi kèm, du lịch,… Điều này chứng tỏ sức
ảnh hưởng vô cùng lớn của anime và manga.
5 Dr.Jackal. 2016. “Disney và anime đã ảnh hưởng đến hoạt hình hiện đại thế nào?”. Gamek. Truy cập 6/6/2021.
6 Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản. 2005. “Japan Animation Industry Trends”. Truy cập 6/6/2021.
7 “Manga - khi người Nhật viết truyện tranh (Bài 2)”. thethaovanhoa.vn. Truy cập 6/6/2021. <
https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/manga-khi-nguoi-nhat-viet-truyen-tranh-bai-2-n20101107165816941.htm >
8Kuroshio Shuppan. 2013. [Điều kiện hiện tại của giáo dục tiếng Nhật ở nước ngoài: Báo cáo về các tổ chức giáo dục
tiếng Nhật năm tài chính 2012]. Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản. 15
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương 1 “Cơ chế chuyển hóa làn sóng văn hóa Anime - Manga thành sức
mạnh”, tác giả đã khái quát những khái niệm liên quan đến sức mạnh mềm, sự phát tán
văn hóa, xuất khẩu văn hóa và truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, chương I cũng cho
người đọc cái nhìn sơ bộ về văn hóa đại chúng Anime - Manga của Nhật Bản trong từng
giai đoạn cũng như thực trạng của làn sóng này. Những thông tin được cung cấp tại
chương I sẽ là cơ sở tiền đề cho những lập luận, phân tích trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG II: SỰ CHUYỂN HÓA VĂN HÓA MANGA - ANIME THÀNH SỨC MẠNH
I. Các cấp độ trong cơ chế chuyển hóa văn hóa Manga - Anime thành sức mạnh
Quá trình chuyển hóa văn hóa thành sức mạnh, về thực chất, là làm cho văn hóa ấy
trở thành phổ biến lần lượt các cấp độ:
Lắng nghe/ biết đến (hiện diện) -> được thấu hiểu (cảm thông, chia sẻ) -> được
chấp nhận (có những giá trị chia sẻ) -> được noi theo (sao chép, mô phỏng, làm theo)9. Và
khi sự khuếch tán, hay xuất khẩu văn hóa của một quốc gia đạt được những cấp độ này,
tức là quốc gia đó đã thành công trong việc xây dựng “sức mạnh mềm”. 1.
Cấp độ “nhận biết”
Đây là cấp độ đầu tiên mà văn hóa thể hiện được sức mạnh của mình. Lúc này
công chúng các quốc gia khác đang nhận thức được một số nét văn hóa truyền thống của
quốc gia đang cố gắng tác động tới họ, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức chứ chưa
dẫn đến các mức độ cao hơn.
Về các giá trị văn hóa của Nhật Bản
Trong các tập truyện tranh hay hoạt hình Nhật Bản, thật không khó để bắt gặp các
nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước mặt trời mọc này, được mô phỏng lại bởi
những nét vẽ đáng yêu thông qua các nhân vật.
9 PGS.TS. Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa -Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng,
NXB. Chính trị hành chính, Hà Nội. 16
Đầu tiên, có thể thấy nhiều bộ truyện tranh đã tích cực quảng bá các điệu nhảy
truyền thống của đất nước mình. Đây là cách mà người Nhật đã và đang cố gắng phục hồi
và làm sống lại những điệu múa truyền thống đang mai một dần theo năm tháng do sự
thay đổi của văn hoá và xã hội. Có thể kể đến Bon odori, là điệu múa truyền thống thường
được biểu diễn vào những lễ hội mùa hè, Kabuki, điệu múa nổi tiếng nhất trong số các thể
loại giải trí truyền thống ở Nhật Bản, có đặc trưng là “kịch múa” gồm múa, hát, diễn tấu
và trình diễn nghệ thuật, hay là điệu nhảy “vực dậy tinh thần người Nhật” Yosakoi. Các
bộ truyện manga này lấy bối cảnh là các học sinh trung học, với tuổi trẻ và tình yêu đối
với các điệu nhảy truyền thống này, đã thành lập câu lạc bộ để phát huy và gìn giữ nét đẹp
trong văn hóa dân tộc. Qua đó người đọc thêm hiểu biết về các điệu nhảy này, cũng như
khâm phục tinh thần dân tộc của người Nhật.
Manga ”Hanayamata” kể v câu lc b múa Yosakoi (bên trái)
và anime “Kabukibu” xoay quanh câu lạc b kch kabuki ca các bn hc sinh (bên phi)
Bên cạnh đó, các tác phẩm cũng rất khéo léo đưa vào những chi tiết về lễ hội của Nhật.
Có thể nói “đất nước mặt trời mọc” là một trong những quốc gia giàu bản sắc với vô vàn
lễ hội cùng các trò chơi dân gian độc đáo. Ngay trong bộ truyện tranh Doremon, đã có rất
nhiều trò chơi truyền thống của nước Nhật được đưa vào một cách rất tinh tế, dễ thương,
như Ayatori (trò đan dây), Hanetsuki (trò chơi đánh cầu truyền thống của người Nhật vào
đầu năm mới), Koma (chơi quay),... 17
Trang phục Kimono cùng trò chơi Hanetsuki được đưa vào truyện tranh Doremon
Có thể thấy, Anime và manga đem lại cho độc giả nhiều khía cạnh của nước Nhật.
Hầu hết đều cảm thấy Nhật Bản là một đất nước phát triển nhưng vẫn giữ được nét truyền
thống và giàu bản sắc văn hóa. Thế nhưng vẫn có một số yếu tố văn hóa có lẽ mới đang
dừng lại ở mức độ “nhận biết” đối với công chúng nước ngoài. Tức là khi nhắc đến
chúng, người ta nhớ ngay đến Nhật Bản, nhưng có lẽ điều đó mới đang dừng lại ở mức độ
phân biệt, nhận biết chứ chưa có nhiều chuyển biến lên các cấp độ cao hơn, hiểu sâu sắc
hơn về mặt văn hóa đối với loại hình nghệ thuật này.
2. Cấp độ “thấu hiểu”
Ở cấp độ hai, nền văn hóa đó đã bộc lộ các đặc tính “trội” và “lặn” trong con mắt
của công chúng bên ngoài. Nhờ đó, công chúng bên ngoài có thể hiểu được vì sao nó
hành xử như vậy, và thông cảm với các giá trị mà nó theo đuổi. Ở vị thế này, người ta nói
đến sự khoan dung lẫn nhau giữa các nền văn hóa, văn hóa đã có được sức mạnh của sự
cảm thông, chia sẻ từ bên ngoài.
Đây là cấp độ tiếp nối sau cấp độ nhận biết. Ở cấp độ này công chúng đã để ý hơn
vào các nét văn hóa của quốc gia ban đầu, nhưng sức mạnh chuyển biến văn hóa chỉ dừng
lại ở mức độ cảm thông giữa văn hóa nước sở tại và luồng văn hóa mới.
Về con người Nhật Bản
Những bộ phim hoạt hình Nhật Bản mô phỏng khá chân thực cuộc sống và tính cách
của người Nhật. Đó là lối sống đề cao tinh thần đoàn kết, thượng võ, là sự cần cù, cần
mẫn, tỉ mỉ, và tính kỉ luật cao.
Thông qua những bộ anime khắc họa sự tàn phá vô cùng khủng khiếp của chiến
tranh, thiên tai, ta phần nào thấu hiểu được rằng, để vươn lên thành một cường quốc như 18
hôm nay là nhờ vào sự nỗ lực, tính cách chăm chỉ, cần cù và tiết kiệm của người Nhật. Họ
không ngừng làm việc và lao động, để mang lại giá trị lợi ích cho cộng đồng. Ta hiểu
được tại sao "Văn hóa làm việc cho đến chết" thường được nói nhiều về quốc gia này, và
thêm đồng cảm với họ hơn.
Hoạt hình “Mộ Đom Đóm” lột tả cuộc sống của trẻ em Nhật trong nửa cuối chiến tranh thế giới thứ 2.
Bên cạnh đó, người Nhật còn là đất nước rất coi trọng mối quan hệ thứ bậc. Những
người hâm mộ Manga và Anime đều dễ dàng nhận ra khi trong mỗi lời nói của các nhân
vật đều có hậu tố -san, -chan, -sama,... kèm với tên của đối phương.
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ
nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận
đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Sắc thái tôn ti trật tự trong
xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với
từng đối tượng xã hội. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng kính ngữ
(sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng khiêm nhường
ngữ (kenjogo). Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người
Nhật được phát sinh, nhờ đó mà việc động viên để thực hiện mục tiêu của tập thể là tương
đối dễ dàng. Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, sự ứng xử theo tôn ti trật tự là có,
tuy nhiên không nặng hình thức như ở Nhật Bản, cho nên những điều này chỉ dừng lại ở mức độ thấu hiểu. 3.
Cấp độ “chấp nhận”
Khi đạt đến cấp độ “chấp nhận”, thì có nghĩa là công chúng bên ngoài đã tìm thấy
ở nền văn hóa này các giá trị chung, mang tính chia sẻ làm cầu nối với “bên trong” với 19
“bên ngoài”. 10 Tìm được tiếng nói chung đồng nghĩa với việc mở ra khả năng gia nhập
vào một cộng đồng văn hóa rộng mở hơn - kéo theo đó, là khả năng nhận được sự ủng hộ
từ cộng đồng lớn này. Đây là một sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với các cấp độ trước đó.
Thực tế, văn hóa Nhật Bản khi du nhập vào Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng hơn so
với việc du nhập vào các quốc gia phương Tây. Xét về vị trí địa lý, Việt Nam và Nhật
Bản đều là hai quốc gia thuộc khu vực châu Á, nên sẽ có nhiều sự đồng nhất về con
người, lối sống và văn hóa. Do đó, không ít những đặc điểm của văn hóa Nhật Bản khi
được truyền bá vào Việt Nam nhận được sự chấp nhận từ cộng đồng.
Trong lĩnh vực thời trang
Đầu tiên có thể kể đến Kimono - quốc phục truyền thống tại Nhật Bản. Trang phục
Kimono cho nữ thường có màu sắc nhã nhặn và nhiều hoa văn nổi bật, còn Kimono của
nam thường không có hoa văn và tối màu. Không chỉ vẽ lại các chi tiết trên trang phục y
như ngoài đời thật, nhiều manga và anime còn miêu tả lại chi tiết cách để mặc chúng. Phụ
nữ khi mặc Kimono sẽ bó trang phục sát thân người. Trước khi mặc Kimono phải mặc lớp
Juban để lót bảo vệ Kimono khỏi bị bẩn, sau đó thắt lại bằng Obi lụa đắt tiền. Nữ mặc
Kimono thường mang vớ tabi màu trắng, đi kèm với guốc gỗ và xách chiếc túi nhỏ xinh.
Bên cạnh quốc phục Kimono, Yukata được xem là trang phục mùa hè truyền thống
trong văn hóa Nhật Bản. Cách may Yukata thì khác với may Kimono, Yukata không có
lớp lót trong (Áo đơn, áo một lớp). Khi mặc thì mặc trực tiếp phía ngoài quần áo lót. Rất
thoải mái khi mặc và mát mẻ vào mùa hè. Mọi chi tiết trên Yukata như tay áo, thắt lưng
Obi cũng được may rất đơn giản.
Thông qua các bộ Kimono và Yukata trong những bộ anime và manga ăn khách,
hình ảnh 2 bộ trang phục này đã in sâu trong trí nhớ của mọi người và trở thành một trong
những kiểu trang phục dễ tạo ra thiện cảm với công chúng, đặc biệt là người Việt, đứng
sau áo dài truyền thống Việt Nam và ngang hàng với Hanbok của Hàn Quốc, sườn xám của Trung Quốc.
10 PGS.TS. Phạm Thái Việt, Lý Thị Hải Yến (2012), Ngoại giao văn hóa -Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng
dụng, NXB. Chính trị hành chính, Hà Nội. 20