Sức mạnh quốc gia Việt Nam | Tiểu luận chính trị học
Sức mạnh quốc gia. Sức mạnh dân tộc. Sức mạnh dân tộc: Trước hết cần hiểu dân tộc – chính là dân tộc quốc gia chứ không phải là dân tộc theo nghĩa tộc người. Sức mạnh thời đại. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam với sức mạnh quốc gia của Việt Nam. Thuận lợi. Khó khăn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa Nhà nước và Pháp luật …………… TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: SỨC MẠNH QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM
Sinh viên: Trần Thị Kim Chi Mã sinh viên: 2355320009 Ngày sinh: 19/04/2005
Lớp: Nhà Nước và Pháp Luật k43
Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2024 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................4
CHƯƠNG I: Sức mạnh quốc gia.............................................................4 1.
Sức mạnh dân tộc............................................................................4 2.
Sức mạnh thời đại...........................................................................4
CHƯƠNG II: Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam với sức mạnh
quốc gia của Việt Nam.....................................................................................6 1.
Thuận lợi..........................................................................................6 2.
Khó khăn..........................................................................................7
CHƯƠNG III: Một số nhận xét...............................................................8
KẾT LUẬN..............................................................................................10 2 MỞ ĐẦU
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên các thắng lợi của Việt Nam
những năm qua chính là sự kết hợp thành công giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, sức mạnh quốc gia với sức mạnh quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh đó là
một bài học kinh nghiệm quan trọng của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam. Chính vì thế, Đại hội XI của Đảng (2011) đã bổ sung, phát triển Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, rút ra những bài
học kinh nghiệm lớn, trong đó có bài học: “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào
cũng cần kiên định ý chí độc lập, tự chủ và nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát
huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu
tố hiện đại”. Đặc biệt, để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng cùng những diễn biến quốc tế phức tạp với muôn vàn những khó
khăn,thách thức mang tính toàn cầu… thì việc làm thế nào để tiếp tục vận dụng huy
được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là điều cần thiết và bài học về sự kết
hợp đó vẫn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn cần tiếp tục được kế thừa, phát triển.
Từ những lý do đó, tôi chọn vấn đề sức mạnh quốc gia Việt Nam để viết bài tiểu
luận. Trong giới hạn của tiểu luận này, tôi xin tập trung luận giải sức mạnh quốc gia
Vệt Nam hiện nay, ưu và nhược điểm sức mạnh quốc gia mang tới, một số nhận xét về quốc gia hiện nay. 3 NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Sức mạnh quốc gia 1.
Sức mạnh dân tộc
Sức mạnh dân tộc: Trước hết cần hiểu dân tộc – chính là dân tộc quốc gia chứ
không phải là dân tộc theo nghĩa tộc người. Vì thế, sức mạnh dân tộc được hiểu là
tổng hợp các yếu tố về sức mạnh vật chất (cứng) và sức mạnh tinh thần (mềm) của
một quốc gia, hay nói cách khác đó chính là sức mạnh bên trong, nội lực của quốc
gia, dân tộc đó.Trong đó:
Sức mạnh vật chất gồm các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên của quốc gia;
nguồn nhân lực (chất lượng cao), quy định, thể hiện được sức mạnh của một quốc
gia; sức mạnh của nền kinh tế; sức mạnh QPAN; tiềm lực về khoa học công nghệ; vị
trí địa chính trị, quân sự… của quốc gia (ví như Việt Nam có 3.260km đường biển,
thềm lục địa 1.000km, chắc chắn chúng ta sẽ có những thuận lợi, khó khăn về địa
kinh tế, chính trị, quân sự khác với quốc gia không có biển là Lào).
Sức mạnh tinh thần (mềm), đó là sức mạnh về truyền thống dân tộc (yêu nước,
đoàn kết, chống ngoại xâm – lịch sử dân tộc Việt Nam thành văn khoảng 2700 năm,
còn lịch sử theo minh chứng khảo cổ học khoảng 3000 năm nhưng đã đương đầu với
17 cuộc chiến tranh chống xâm lược, đánh thắng 14 cuộc ngay lập tức trên tổng 17
cuộc; về nền văn hoá - sức sống của bản sắc văn hoá, là sự kết nối của ba thực thể:
nước-làng-nhà, sự nhân văn, hoà hiếu (đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại).
Việc Mỹ thua Việt Nam vì không hiểu được quyết tâm và chiều sâu của văn hoá Việt
Nam như Mácnamara nói là một ví dụ cho truyền thống văn hoá Việt Nam; yêu hoà
bình, “Dân tộc Việt Nam chiến đấu vì một nền hoà bình muôn thuở”. 2.
Sức mạnh thời đại
Sức mạnh thời đại cũng bao gồm các yếu tố sức mạnh về vật chất và tinh thần
mà các quốc gia tận dụng được, sức mạnh đó là sự phản ánh xu thế phát triển của
thời đại mà không gì có thể cưỡng lại được, nó tác động đến tất cả các quốc gia, dân
tộc. Ví dụ, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cứu nước của Việt
Nam, sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, bạn bè quốc tế về vật chất (máy bay, tàu
chiến, tên lửa…) chiếm tới 22% tổng vật chất của ta trong kháng chiến. Còn về tinh
thần, đó chính là xu thế hoà hoãn, muốn chung sống hoà bình của thế giới, nhất là từ
sau năm 1950, sự phát triển mạnh mẽ của ba dòng thác cách mạng… Ngày nay, yếu
tố lớn nhất, bao trùm của sức mạnh thời đại hiện nay của sức mạnh thời đại chính là
cuộc công nghiệp 4.0 và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng. Như vậy,
sức mạnh thời đại có tính chất lịch sử. Ở thời đại này đó là sức mạnh thời đại, là xu
thế không thể đảo ngược lại, nhưng ở thời điểm khác nó lại không phải là xu thế có
tính dẫn dắt thế giới, không phải là sức mạnh thời đại. Bên cạnh đó, có thể với nước
này thì đó là sức mạnh thời đại, nhưng với nước khác đó chưa chắc đã là sức mạnh
thời đại. Ví như những năm 1960, sự phát triển mạnh mẽ của ba dòng thác cách mạng
tác động đến xu thế phát triển chung của thế giới, xu thế đó đối với Việt Nam, các
dân tộc thuộc địa, bị áp bức, bóc lột, thì là mọt yếu tố của sức mạnh thời đại, nhưng
với các nước tư bản đế quốc thì đó lại không phải là sức mạnh thời đại. 4
CHƯƠNG II: Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam với sức mạnh
quốc gia của Việt Nam 1. Thuận lợi
"Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay".Câu nói của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XIII của Đảng đã
khẳng định rằng toàn Đảng , toàn dân đã đạt được những tựu quan trọng. Và phải kể
đến những thuận lợi của quốc gia như: Dân số đông là sức mạnh là lợi thế quốc gia,
là nguồn tài nguyên quý giá phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Nguồn
lực con người Việt Nam chính là chiều sâu của sức mạnh quốc gia! Khác với những
tài nguyên thiên nhiên, càng khai thác càng cạn kiệt thì tài nguyên nhân lực quốc gia
nếu được chăm lo, biết khai thác đúng cách sẽ ngày càng giàu hơn.
Kinh tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao. Chất lượng
tăng trưởng được cải thiện; kinh tế vĩ mô ổn định khá vững chắc; lạm phát được kiểm
soát và duy trì ở mức thấp; các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm và
có bước được cải thiện; kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước được tăng
cường. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, hiệu quả sử dụng được nâng lên.
Cán cân thương mại được cải thiện; xuất khẩu tăng nhanh. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện ba đột phá chiến lược đạt được những kết
quả quan trọng. Môi trường đầu tư, kinh doanh, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh
của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên. Chính trị, xã hội ổn định, đời sống của nhân
dân được cải thiện rõ rệt. Các lĩnh vực an sinh xã hội y tế, giáo dục - đào tạo, khoa
học - công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển văn hoá, xây dựng con người Việt
Nam, v.v... có nhiều chuyển biến tích cực, có mặt khá nổi bật. Công tác xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, tạo nhiều
chuyển biến tích cực, củng cố được niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí có bước đột phá, đạt
nhiều kết quả nổi bật, đã trở thành phong trào, ngày càng đi vào chiều sâu; tham
nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng
tình, ủng hộ, đánh giá cao và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Sự đoàn kết, thống
nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chế
độ xã hội chủ nghĩa được củng cố, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dân chủ xã
hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, tạo thành sức mạnh
tổng hợp để đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tiềm lực quốc phòng, an
ninh được củng cố và tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia -
dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường hòa
bình, trở thành điểm thu hút đầu tư và du lịch hấp dẫn của thế giới. Quan hệ đối ngoại
ngày càng rộng mở, có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, quan hệ
ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định, từng bước xử lý ổn thỏa các vấn đề phát sinh; 5
coi trọng phát triển quan hệ với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống và các đối
tác chiến lược, toàn diện. Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,
sâu rộng, trở thành bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của mình trên trường quốc tế. 2. Khó khăn
Nhiều thuận lợi là thế, tuy nhiên đất nước ta vẫn phải đối mặt với những khó
khăn thách thức. Những vấn đề toàn cầu, an ninh truyền thống và phi truyền thống
diễn biến phức tạp, đe dọa ổn định và phát triển bền vững. Xung đột và chia rẽ vẫn
tiếp diễn ở nhiều khu vực, căng thẳng địa chính trị gia tăng. Nằm trong khó khăn
chung của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng gặp những thách thức không nhỏ.
Trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện, chúng ta vẫn còn không ít hạn chế, yếu
kém, đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu, kiên quyết khắc phục để tiếp tục giữ vững cơ đồ,
nâng cao tiềm lực, phát huy vị thế và uy tín của đất nước. 6
CHƯƠNG III: Một số nhận xét
Ngày nay, sức mạnh dân tộc của nước ta được tạo nên bởi quy mô và chất lượng
của dân số cả nước (gần 95 triệu người, trong đó gần 45 triệu người trong độ tuổi lao
động); các nguồn lực tự nhiên khá phong phú (đất đai, rừng, biển, khoáng sản...); vị
trí địa - chính trị và địa - kinh tế của đất nước; truyền thống yêu nước, tự lực, tự
cường; nền văn hóa đậm tính nhân văn, cộng đồng; đóng góp của cách mạng Việt
Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình và tiến bộ xã hội trên thế giới; sự
ổn định chính trị - xã hội; đường lối đúng đắn của Đảng và sự đồng tình, ủng hộ của
tuyệt đại đa số các tầng lớp nhân dân; sức mạnh tổng hợp quốc gia và vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế sau 30 năm đổi mới.
Sức mạnh quốc tế, sức mạnh thời đại trong giai đoạn hiện nay được cấu thành
bởi sức mạnh của các xu thế lớn, trong đó dòng chủ lưu là hòa bình, hợp tác và phát
triển; sức mạnh của cộng đồng quốc tế ngày càng đồng thuận trong kiến tạo, củng cố
một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, dân chủ, công bằng, bình đẳng; sức mạnh
của các lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì các mục tiêu cao cả là hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và phát triển bền vững; sức mạnh của hàng trăm quốc gia phấn
đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG); sức mạnh của thế giới
văn minh trong kỷ nguyên của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa...
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Việt Nam đã phát huy tối đa sức mạnh
quốc tế, sức mạnh thời đại; kết hợp chúng một cách vô cùng hiệu quả với sức mạnh
dân tộc. Bởi vậy, đã làm thay đổi tương quan lực lượng ngày càng có lợi trong chiến
đấu và chiến thắng thực dân, đế quốc, các thế lực phản động, làm nên một trong
những bản hùng ca đẹp nhất của loài người tiến bộ trong thế kỷ XX. Trong 30 năm
đổi mới, một lần nữa phong cách Việt Nam kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại lại để lại dấu ấn đặc sắc qua các kết quả, thành tựu to lớn, bước ngoặt.
Từ chỗ bị bao vây, cấm vận ngặt nghèo, đến nay nước ta là bạn, đối tác
tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế: có quan hệ ngoại
giao đầy đủ với 185 quốc gia trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc,
trong đó có 15 đối tác chiến lược và 10 đối tác toàn diện, có quan hệ với tất cả các
nước lớn, tham gia vào 70 tổ chức quốc tế và khu vực. Từ hệ thống quan hệ kinh tế -
thương mại nhất biên đảo, đến nay nước ta có quan hệ ngoại thương với trên 230 thị
trường, đã ký trên 90 hiệp định thương mại tự do song phương, hơn 60 hiệp định đầu
tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần..., kim ngạch ngoại thương nhiều năm qua
đạt từ 150 - 200% quy mô GDP, thu hút 270 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và gần 90 tỷ USD viện trợ phát triển chính thức (ODA) được cam kết. Từ chỗ
còn nhiều cách biệt với thế giới, đến nay nước ta đã tham gia hầu hết các thiết chế
liên kết khu vực và toàn cầu: AFTA, APEC, ASEM, TPP, WTO...; đảm nhiệm ngày
càng nhiều chức trách trong ASEAN, Liên Hợp quốc và một số tổ chức quốc tế khác.
Những kết quả, thành tựu đối ngoại nêu trên đã đem lại cho đất nước môi trường
quốc tế hòa bình, hữu nghị và các điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng, an ninh... Các nguồn 7
lực quốc tế quý báu và quan trọng ấy đã được kết hợp với các nguồn lực nội sinh
trong nước, tạo nên những thành tựu chung của công cuộc đổi mới: chế độ xã hội trụ
vững trước các thách thức lịch sử thời kỳ hậu XôViết; đất nước khắc phục được
khủng hoảng và ra khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch tích cực; xã hội ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt;
hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường;
quốc phòng và an ninh được giữ vững; vị thế nước ta trên trường quốc tế không
ngừng nâng cao; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và
lực mới cho đất nước tiếp tục vững bước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. 8 KẾT LUẬN
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh thành công cũng như sự đúng đắn của Đảng
trong quá trình lãnh đạo kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đây là bài
học có cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như vẫn còn nguyên giá trị.
Trong bối cảnh hiện tại, cùng với yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hơn bao gờ hết, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại cần tiếp tục được phát huy một cách hiệu quả. Muốn thế, cần xác
định kịp thời đâu là những vấn đề lớn có thể hạn chế, cản trở hoặc làm giảm sức
mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại và việc kết hợp chúng với nhau thành động lực thúc
đẩy công cuộc đổi mới, CNH, HĐH đất nước.
Trên phương diện củng cố sức mạnh dân tộc, vấn đề lớn nhất chính là nguy cơ
rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tiếp tục tụt hậu về trình độ phát triển so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Điều đáng lo ngại nhất chính là sự tụt hậu này là hậu
quả của quá trình phát triển lạc hậu kéo dài nhiều năm qua, với mô hình tăng trưởng
theo chiều rộng, chất lượng thấp, không bền vững, không có sức cạnh tranh. Vấn đề
lớn thứ hai liên quan đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nội chính... Chúng ta chưa xác
lập được một hệ thống chuẩn giá trị con người, giá trị xã hội đủ sức mạnh tập hợp,
động viên mọi nguồn lực tạo thành một động lực đồng tâm, đồng thuận phục vụ công
cuộc chấn hưng dân tộc, kiến thiết quốc gia hiện đại. Tham nhũng, lãng phí, suy thoái
của cán bộ, đảng viên còn nghiêm trọng, làm nản lòng không ít tầng lớp nhân dân và
triệt tiêu nhiều sức mạnh, động lực. Nhiều bức xúc xã hội chưa rõ phương hướng giải
quyết, trong đó có sự lúng túng trong xây dựng nền giáo dục, y tế, văn hóa, đạo
đức,... của một quốc gia XHCN trong điều kiện kinh tế thị trường...
Trên phương diện quốc tế, bất lợi, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam chính là
quá trình điều chỉnh chiến lược của các nước lớn theo xu hướng chung là ưu tiên lợi
ích quốc gia dân tộc, sẵn sàng thỏa hiệp một cách hết sức thực dụng, bấp chấp lợi ích,
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác có liên quan. Mặt khác,
do nhiều nguyên nhân từ phía các bạn và cả từ phía chúng ta, sự quan tâm, ủng hộ,
sẵn sàng hành động vì Việt Nam của cộng đồng quốc tế đương đại là rất khiêm tốn và
có nhiều giới hạn, nếu so sánh với các thời kỳ đấu tranh cách mạng trước kia.
Chính vì thế, cần phải luôn xác định, hiểu rõ bản chất của sức mạnh dân tộc, sức
mạnh thời đại, cũng như hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của bài học này đối với công cuộc
xây dựng, bảo vệ và đổi mới Tổ quốc Việt Nam XHCN. 9