-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh doanh quốc tế (HN) 4 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 4 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh doanh quốc tế (HN) 4 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ĐẾN KINH DOANH QUỐC TẾ
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đa phương hóa, doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để mở rộng thị trường nước ngoài, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Môi trường văn hóa là một trong nhữngcấu phần quan trọng của môi trường kinh doanh quốc tế và là nội dung có tính thách thức nhấttrong kinh doanh quốc tế. Việc nắm bắt và khai thác có hiệu quả yếu tố văn hóa trong hoạtđộng kinh doanh quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc, tiến tới hợptác hiệu quả vì lợi nhuận chung.
Văn hóa là tập hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quátrình lịch sử, có tính biểu trưng và tồn tại lâu đời; là tập hợp những giá trị, chuẩn mực, cáchthức ứng xử được hình thành có tính đặc trưng đối với một nhóm người trong xã hội. Văn hóaphát triển trong lòng xã hội, xác định hệ thống các niềm tin và giá trị, tạo ra những nét đặctrưng riêng cho người thuộc xã hội đó và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông quamối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội. Do vậy, văn hóa không có tính chuẩn mực, tínhcá nhân và tính di truyền. Về cơ bản, những thành tố của văn hóa bao gồm: ngôn ngữ, tôn giáo,các giá trị và thái độ, phong tục tập quán và thói quen, đời sống vật chất, giáo dục, cấu trúc vàphân cấp xã hội.
Khác với những yếu tố khác, môi trường văn hóa được coi là khó xác định và phân tích nhất. Văn hóa ảnh hưởng đến mọi hành vi, suy nghĩ của con người, do đó ảnh hưởng mạnh mẽđến hoạt động kinh doanh. Khi bắt đầu kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp buộc phải tham giavào các môi trường văn hóa khác nhau, với ngôn ngữ, hệ thống giá trị, những niềm tin và hànhvi ứng xử khác nhau, tiếp xúc với những khách hàng, đối tác với lối sống, quy tắc và thói quentiêu dùng khác nhau. Một số tác động của văn hóa có thể kể đến như:
Các hoạt động trong chuỗi giá trị ở khâu lựa chọn sản phẩm, thiết kế, marketing và bán hàng: Thị hiếu, tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì dù hàng hóa có tốt đếnmấy nhưng không được ưa chuộng thì cũng khó có thể kinh doanh thuận lợi. Ví dụ như với cácnước Hồi giáo, sản phẩm từ thịt heo sẽ không được chấp nhận, hay như với văn hóa dùng taykhi ăn của người Ấn Độ thì sản phẩm đũa, thìa, dao, nĩa dùng khi ăn sẽ không được tiêu thụnhiều, bởi họ cho rằng việc ăn bằng tay giúp nuôi dưỡng tinh thần và cảm nhận tốt hơn. Khithiết kế bao bì, màu sắc cũng là yếu tố cần sự tương đồng với văn hóa, bởi có thể màu đỏ đượccoi là tươi đẹp, rực rỡ, thu hút và gắn với sự giàu sang, may mắn theo như người Trung Quốc,thì với người Nam Phi, màu đỏ là biểu hiện của sự tang tóc. Khi tiến hành marketing, yếu tố văn hóa cũng cần được coi trọng. Ở thị trường Trung Quốc, hầu hết các thương hiệu đều cầndịch
sang tên riêng tiếng Trung vì người Trung Quốc thích dịch tên sản phẩm/thương hiệu sangtiếng của mình. Hay trong kế hoạch marketing tại Ấn Độ, McDonald đã thay thịt bò tronghamburger bằng thịt cừu, do người Ấn Độ coi bò là sinh vật linh thiêng.
- Chế độ nhân sự và tổ chức doanh nghiệp: Trong một doanh nghiệp có yếu tố quốc tế, việcđa dạng văn hóa cũng sẽ là một thách thức trong việc hòa nhập để hợp tác trong hoạt độngteamwork. Bên cạnh đó, chính sách tuyển dụng và chính sách lương thưởng cũng bị ảnh hưởngnhiều bởi văn hóa, khi các nước Châu Á vẫn thường đánh giá cao yếu tố “trung thành” – làmviệc lâu dài tại một doanh nghiệp trong khi phương Tây chú trọng sự năng động trong côngviệc. Chính vì vậy, phong cách quản lý phương Đông sẽ đưa thâm niên làm việc vào 1 trongnhững tiêu chí đánh giá đãi ngộ, trong khi phương Tây chủ yếu xem xét đến năng suất và hiệuquả công việc. Ngoài ra, cách thức quản lý cũng khác nhau nhiều giữa các nền văn hóa, nhưviệc các nước Châu Á thường thực hiện mô hình tổ chức tập trung quyền lực vào tay ngườilãnh đạo, trong khi phương Tây thường chọn hình thức phân quyền. Người lao động phương Tây nhìn chung cũng quen với cách làm việc độc lập, ít chỉ dẫn hơn so với người phươngĐông.
- Hoạt động ngoại giao, ứng xử: Trong giao tiếp, trao đổi đàm phán với đối tác nước ngoài,yếu tố văn hóa như đúng giờ, cung cách chào hỏi, văn phong thư từ, trang phục, lễ nghi… cũng ảnh hưởng nhiều đến tiến trình và chất lượng hợp tác giữa những đối tác ngoại quốc với nhau.Ví dụ như với đối tác Nhật Bản, họ coi việc tặng quà là thể hiện tấm lòng của người tặng nênđặc biệt cầu kì trong cách đóng gói, chú trọng hình thức. Họ cũng kiêng sử dụng giấy gói màutrắng vì màu trắng tượng trưng cho tang tóc, không tặng đồ sắc nhọn như dao, kéo và dễ vỡnhư lọ, ly, cốc… Có thể thấy, môi trường văn hóa có tác động rất nhiều tới hoạt động kinh doanh quốc tế. Lúc này, kĩ năng thích nghi văn hóa là một trong những yếu tố then chốt đối với doanh nghiệp.Doanh nghiệp không chỉ học cách thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt văn hóa, mà còn cần tìm hiểu sâu sắc các giá trị văn hóa nước ngoài, những ảnh hưởng rộng lớn và khó nhận thấy củavăn hóa để ứng xử phù hợp cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Ngoài ra văn hoá còn tác động đến mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các công ty đa quốc gia như:
- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ
- Giao tiếp và tương tá với các đổi tác kinh doanh nước ngoài
- Sàng lọc và lựa chọn nhà phân phối nước ngoài và các đối tượng kinh doanh
- Đàm phán dự án kinh doanh quốc tế
- Tương tác với các khách hàng hiện đại và tiềm năng từ nước ngoài
- Tham gia hội chợ triển lãm thương mại ở nước ngoài
- Tiếp thị,bán hàng và phân phối
Văn hoá còn có thể tác động đến những phân tích và quyết định của doanh nghiệp về việc thâm nhập thị trường như thế nào là tốt nhất.Thông qua những tác động sâu rộng đến hầu hết các chức năng của hoạt động kinh doanh quốc tế văn hoá của 1 quốc gia ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh của 1 quốc gia đó
.Các yếu tố văn hoá của 1 vài quốc gia hay khu vực có thể giúp đem lại sản lượng cao và chi phí thấp hơn khi kinh doanh tại đó.Mặt khác đôi khi các yếu tố văn hoá lại làm gia tăng chi phí hoạt động kinh doanh.Dưới đây là 1 ví dụ thú vị về tác động của văn hoá tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cụ thể cách Starbucks thành công trên thị trường Trung Quốc
Đặc điểm văn hóa của Trung Quốc: Trung Quốc là quê hương của sản phẩm trà, ngànhtrồng trà cũng như thói quen uống trà đã có từ rất lâu đời. Hơn 4000 năm lịch sử, trong sinh hoạthàng ngày của người Trung Quốc không thể thiếu những tách trà. Trà hiện hữu ở mọi nơi, mọilúc trong cuộc sống hành ngày. Người Trung thường dùng trà để tiếp khách đến nhà, dùng trongcác buổi hội nghịc, đám cưới hỏi,…. Ở Trung, trà được coi là quốc ấm, vì nó không chỉ đơn thuần là một thứ đồ uống mang tính phổ thông,mà quan trọng hơn còn thể hiện một nét văn hóadân tộc. Và dường như hàng nghìn năm nay, chưa thức uống nào có thể thay thế được nó. Nhưng Starbucks đã thay đổi được thói quen đó của người Trung Quốc,thông qua chiến lượcMarketing và sản phẩm của mình:
Riêng tại thị trường Trung, thay vì tập trung vào doanh số bán hàng và chỉ đưa ra những sản phẩm đã thành công ở tt Mỹ như cà phê thông thường (như Capuchino, Espressco, Latte,Mocha,…), Starbuck đã nghiên cứu và phát triển thêm hương vị mới như vị trà xanh (sử dụngnguyên liệu địa phương) để hợp khẩu vị với người dânTrung. Thậm chí để phục vụ cho ngườiuống trà địa phương, trong danh sách đồ uống của họ còn có 2 loại trà khác nhau: Trà Trung Quốc, (Olong, trà xanh,…) và trà exotic (ngoại lai: Earl Grey, English breakfast, Chai,…). Kèmtheo đó là các loại bánh anh ăn nhẹ như bánh khoai lang. Starbuck thậm chí còn sản xuất bánhcủa Trung Quốc, chẳng hạn như bánh trung thu có in logo của riêng họ.
=> Đây là bước đi khôn khéo của Starbuck, chiến lược này thậm chí đã biến trở ngại tiềm ẩn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc, thành lợi thế cho họ. Đây là chiến lược thích nghi, hơnlà đe dọa truyền thống văn hóa uống trà của người Trung Quốc.
Một trong những đặc điểm văn hóa của người ÂU-MỸ là họ thường chào hỏi nhau mộtcách hồ hởi, nhanh chóng, phong cách làm việc tất bật và cà phê giống như một thức uống mang đi, giúp tỉnh táo vào buổi sáng; hơn nữa họ thích đồ uống nhanh, gọn, nhẹ nên cà phê Starbucks ở Mỹ mang kiểu Take away. Nhưng khi gia nhập thị trường Trung Quốc, chiến lược này hoàn toàn thay đổi. Khác với người ÂU-MỸ, người Châu Á nói chung nổi bật với văn hóa cộng đồng; họ thường coi trọng tình thân, mối quan hệ, tập thể và tính cộng đồng. Vì vậy họ thường đi cùng bạn bè hoặc gia đình đếnnhững địa điểm thoải mái để ăn uống và nói chuyện thân tình với nhau. Nắm được tâm lý này,Starbucks ở Trung Quốc, đã cung cấp một không gian trải nghiệm cho khách hàng: không giansang trọng, ghế salon thoải mái, điều hòa, phục vụ tận tình….để tạo một nơi mà mọi người có thểgặp gỡ trò chuyện, thư giãn; kèm theo dịch vụ phục vụ tốt đến mức có thể so sánh với khách sạn5 sao.Ngoài ra, đối với những địa điểm khác nhau, cách thiết kế hay bài trí quán của Starbuckcũng có sự thay đổi. Ví dụ: như ở Phúc Châu nổi tiếng với các tòa nhà cổ lưu trữ với nét kiếntrúc tryền thống để hài hòa với đặc điểm kiến trúc đó, các cửa hàng đầu tiên của Starbuck cóthiết kế bên trong/ngoài/ phong cách bán hàng tương tự như những quán trà cổ điển của Trung Quốc. Những quán này mang kiến trức cổ đời tống như thiết kế bằng gỗ, mái ngói được trạmkhắc tinh xảo,
….mang nét hài hòa với khung cảnh thành phố
=> Điều này cho thấy họ thấu hiểu và tôn trọng văn hóa địa phương, làm cho thực khách cảm thấy gắn bó quen thuộc thay vì sự lạ lẫm.
Hơn nữa, Starbucks là một nhãn hiệu tới từ phương Tây- nổi tiếng với các sản phẩm dịchvụ chất lượng, vì thế họ có lợi thế cạnh tranh so với các công ty Trung Quốc, khác trong việc tạo dấu ấn như thương hiệu cao cấp, có sức hấp dẫn với giới trẻ, người thượng lưu cũng như trung lưu.
Starbuck tiến vào Trung Quốc,với chiến lược giá rất cao và xây dựng hình ảnh của mình nhưmột phẩm biểu hiện địa vị và thành công, đánh trúng vào tầng lớp trung lưu đang nở rộ tại Trung Quốc,và họ đã thành công.