Tài liệu bảo vệ quyền công dân trong hoạt động hành chính | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong quan hệ quản lý hành chính giữa công dân và nhà
nước, công dân là đối tượng quản lý, quyền và lợi ích hợp
pháp của họ luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể bị xâm hại bởi
các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể
quản lý. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46797236 NỘI DUNG 13
BẢO VỆ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH
A. Kquát chung về pthức bvệ quyền công dân trong hoạtđộng hành chính
Khái niệm phương thức bảo vệ quyền công dân trong hoạt động hành chính:
- Trong quan hệ quản lý hành chính giữa công dân và
nhànước, công dân là đối tượng quản lý, quyền và lợi ích
hợp pháp của họ luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể bị xâm hại bởi
các quyết định hành chính, hành vi hành chính của chủ thể quản lý.
- Quyền của công dân trong HCNN đc cụ thể hoá từ
cácquyền hiến định của công dân. Do đó, xét ở bình diện
chung, phương thức bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực
hành chính cũng bao hàm trong đó những yếu tố chung là
tiền đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã đc ghi
nhận trong HP, gồm: toàn bộ những tiền đề tư tưởng chính
trị, pháp lý, văn hoá, nền tảng kinh tế - xã hội nhằm đảm
bảo cho công dân đc hưởng quyền thật sự và sử dụng quyền
1 cách dễ dàng và đúng đắn.
Hệ thống bảo đảm quyền công dân trong lĩnh vực hành
chính đc chia thành nhóm bảo đảm chung và nhóm bảo đảm pháp lý.
- Từ góc độ pháp lý, phương thức bảo vệ quyền công dân
trong hoạt động HCNN là: cách thức bảo vệ quyền công
dân, đc xác định bởi tổng thể các QPPL, quy định các quyền
bảo vệ quyền chủ thể và cơ chế thực hiện các quyền
đó, nhằm mục đích bảo vệ quyền công dân trong hoạt động HCNN .
- Quyền bảo vệ quyền chủ thể do PL quy định, đó lànhững
quyền đc công dân sử dụng với ý nghĩa là công cụ pháp lý
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ
bị xâm hại bởi các hành vi quản lý hoặc đc sử dụng để chống
lại sự tha hóa quyền lực, ngăn chặn vppl của chủ thể hành chính nhà nước.
Phân loại phương thức bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực hành chính
- Tham gia vào một phương thức bảo vệ quyền công
dânluôn có hai bên chủ thể. Trong đó, bên chủ thể là công lOMoAR cPSD| 46797236
dân đóng vai trò chủ động lựa chọn phương thức thực hiện.
Chủ thể phía đại diện nhà nước có trách nhiệm giải quyết
và tạo đk để công dân thực hiện quyền của mình. Có nhiều
phương thức khác nhau để bảo vệ quyền của công dân trong lĩnh vực hành chính.
- Theo tiêu chí thủ tục giải quyết các quyền bảo vệ,
thìphương thức bảo vệ quyền công dân được chia thành 2
loại: phương thức bảo vệ quyền theo thủ tục hành chính và
phương thức bảo vệ quyền theo thủ tục tố tụng tại toà án.
Quy trình, cách thức thực hiện mỗi phương thức này, phụ
thuộc vào quy định của PL và sự chủ động lựa chọn của
công dân, mỗi phương thức đều có những điểm thuận lợi
riêng cho việc bảo vệ quyền của công dân trong lĩnh vực hành chính.
Các phương thức bảo vệ quyền công dân thuộc nhóm đc giải
quyết theo thủ tục hành chính:
- Theo phương thức này bao gồm: phương thức giải quyết
kiến nghị,phản ánh, phương thức giải quyết khiếu nại, tố
cáo, yêu cầu bồi thường khi có thiệt hại do QĐHC, hành vi
hành chính gây ra. Các phương thức loại này có đặc điểm:
trách nhiệm giải quyết thuộc chủ thể quản lý hành chính có
thẩm quyền; công dân thực hiện quyền bảo vệ và người có
thẩm quyền giải quyết có mối quan hệ quản lý. Do đó, tính
khách quan trong quy trình giải quyết của các phương thức
thuộc loại này có thể bị ảnh hưởng.
- Do những ưu thế này, mà trong thực tế công dân vẫn lựa
chọn phươngthức bảo vệ quyền của mình theo phương thức
giải quyết bằng thủ tục hành chính.
- Phương thức bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực hành
chính thuộcloại giải quyết theo thủ tục tố tụng:
Việc bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực hành chính theo
phương thức này đc thực hiện thông qua quy trình xét xử vụ
án hành chính hoặc thông qua quy trình giải quyết vụ án dân
sự khi công dân yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại do
QĐHC, hành vi hành chính gây ra.
Ngoài ra, theo tiêu chí nội dung quyền bảo vệ, phương thức bảo
vệ quyền công dân trong lĩnh vực hành chính đc chia thành
các phương thức cụ thể tương ứng với nội dung quyền bảo
vệ, gồm: phương thức kiến nghị, phản ánh; phương thức
khiếu nại; phương thức tố cáo; phương thức khởi kiện;
phương thức yêu cầu bồi thường... Theo cách phân loại này, lOMoAR cPSD| 46797236
mỗi phương thức bảo vệ sẽ thực hiện theo một quy trình đc
PL xác định dựa trên tính chất căn bản về nội dung quyền bảo vệ.
B. Các phương thức bảo vệ quyền công dân trong hoạt động hành chính
Bảo vệ quyền công dân trong hoạt động hành chính bằng phương thức khiếu nạ i:
Quyền khiếu nại và điều kiện thực hiện khiếu nạ i:
- Pháp luật hiện hành không trực tiếp định nghĩa về quyền khiếu nại.Tuy
nhiên, qua giải thích từ ngữ “khiếu nại” thì quyền khiếu nại trong hoạt
động hành chính đc hiểu là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
cán bộ, công chức đc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại QĐHC, hành vi hành chính của cơ quan HCNN, của người
có thẩm quyền trong cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái PL,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Nhà nước quy định quyền khiếu nại cho công dân với tính chất làquyền
bảo vệ quyền chủ thể, thực chất là trang bị cho công dân công cụ PL để
công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền khiếu nại
trong hoạt động hành chính có các đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, chủ thể của quyền khiếu nại trong hoạt động hành
chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp
pháp bị tác động trực tiếp bởi QĐHC, hành vi hành chính.
Thứ hai, quyền khiếu nại hành chính là quyền bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong hoạt động HCNN.
Thứ ba, đối tượng khiếu nại hành chính là quyết định hành
chính, hành vi hành chính của chủ thể quản lý, có tác động
đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Thứ tư, quyền khiếu nại hành chính là quyền tự quyết của
chủ thể có quyền khiếu nại và luôn đc thực hiện bằng hành vi chủ động tích cực.
Thứ năm, quyền khiếu nại hành chính phản ánh bản chất dân
chủ trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân trong hoạt động hành chính.
- Quyền khiếu nại của cá nhân, tổ chức trong hoạt động hành chính
đcthực hiện khi đáp ứng các đk cụ thể do PL quy định:
Điều kiện về chủ thể khiếu nại
Điều kiện về đối tượng khiếu nại
Điều kiện về hình thức khiếu nại lOMoAR cPSD| 46797236
Điều kiện về thời hiệu khiếu nại Trình tự khiếu nại:
- Điều quan trọng của phương thức bảo vệ quyền công dân bằng
khiếunại và giải quyết khiếu nại là PL cần xác định rõ ràng về cách thức
để công dân thực hiện quyền khiếu nại và trách nhiệm của cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Theo PL hiện hành, khi có căn cứ cho rằng QĐHC, hành vi hànhchính
là trái PL, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì
người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra QĐHC hoặc cơ quan
có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
- Trường hợp người khiếu nại ko đồng ý với quyết định giải quyếtkhiếu
nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại ko đc giải quyết thì
có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
- Đối với QĐHC, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc CP thì người khiếu nại khiếu nại
đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. - Đối với
QĐHC, hành vi hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương (chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu
nại lần đầu đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án
hành chính tại Toà án. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại:
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là quyền lực nhà nước đc PL xácđịnh
bằng những quyền cụ thể, cho phép cá nhân, tổ chức tiến hành những
hoạt động nhất định để giải quyết khiếu nại.
- Luật Khiếu nại 2011, quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại
thuộcvề một số cá nhân trong hệ thống cơ quan HCNN, gồm: Chủ tịch
UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và cấp
tương đương, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ. - Tất cả các
chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đều có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, hành vi hành chính của mình hoặc của
người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. - Trong phương thức
bảo vệ quyền công dân bằng khiếu nại, cùng với các quy định về thẩm
quyền, PL phải xác định đc thủ tục giải quyết khiếu nại nhằm đảm bảo
quyền khiếu nại của công dân được thực hiện trong thực tế, đồng thời
cũng đảm bảo tính minh bạch trong việc giải quyết khiếu nại.
- Thủ tục giải quyết khiếu nại cần đáp ứng những yêu cầu sau: Thứ
nhất, phải xác định cụ thể những hành vi pháp lý hành chính cần thiết,
buộc chủ thể có thẩm quyền phải thực hiện khi tiến hành giải quyết khiếu
nại và trình tự để thực hiện những hành vi pháp lý cần thiết đó. lOMoAR cPSD| 46797236
Thứ hai, Thủ tục giải quyết khiếu nại phải xác định thời hạn thực hiện
các bước trong quy trình giải quyết khiếu nại.
Thứ ba, Thủ tục giải quyết khiếu nại phải xác định đc trách nhiệm của
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong việc áp dụng PL.
- Về trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
hànhchính, PL hiện hành quy định rõ trong quá trình giải quyết khiếu
nại, người giải quyết khiếu nại phải trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người
khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu
cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại
phải tiến hành công khai, dân chủ.
- Bảo vệ quyền công dân trong hoạt động hành chính bằng phương thứctố cáo:
Quyền tố cáo và thủ tục tố cáo trong hoạt động hành chính:
- Quyền tố cáo là quyền của công dân theo thủ tục do PL quy định
báocho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vppl của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Tố cáo là quyền đồng thời là trách nhiệm của công dân trước nhànước
và xã hội. Công dân sử dụng quyền tố cáo nhằm thông báo chính thức
với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về bất kỳ hành vi vppl nào
mà họ biết hoặc có đc thông tin chính xác, nên chủ thể của quyền tố cáo
chỉ là cá nhân, tổ chức ko phải là chủ thể của quyền tố cáo.
- Thực hiện quyền tố cáo là công dân tỏ rõ trách nhiệm của mình
trongviệc giám sát hoạt động quản lý của Nhà nước để xây dựng bộ máy
Nhà nước, góp phần ngăn chặn, loại trừ những hành vi vppl trong hoạt động HCNN.
- Khi có căn cứ cho rằng có hành vi vppl, công dân thực hiện quyền
tốcáo bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.
- Trường hợp tố cáo đc thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải
ghirõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo.
- Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhậnhướng
dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo
bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào
văn bản có nd của đơn tố cáo, nếu nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì
người tiếp nhận h/dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nd tố cáo.
- Người tố cáo ko thực hiện tố cáo nặc danh. Trong trường hợp thôngtin
về người tố cáo nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo thì các cơ quan
có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải áp dụng bp phù hợp nhằm lOMoAR cPSD| 46797236
giữ bí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược
bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo
ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ
và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật. Giải quyết tố cáo:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm
vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người tố cáo, tiếp nhận và
giải quyết tố cáo theo đúng quy định của PL; xử lý nghiêm minh người
vi phạm; áp dụng bp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra,
bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; bảo đảm quyết định xử lý hành
vi vi phạm bị tố cáo đc thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước
PL về quyết định xử lý của mình.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo đc xác định phụ thuộc
vàotính chất của hành vi vppl bị tố cáo. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
giải quyết tố cáo như sau:
Tố cáo hvi vppl trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức,
viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hvi vppl trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ
chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực
tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
Tố cáo hvi vppl trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý
của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan,
tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị
tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
Tố cáo hvi vppl trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ
quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của PL về tố tụng hình sự.
Việc giải quyết tố cáo đc thực hiện theo trình tự sau đây:
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
Xác minh nội dung tố cáo;
Kết luận nội dung tố cáo;
Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. lOMoAR cPSD| 46797236
Quyền tố cáo ko đc xem là quyền tự quyết tuyệt đối của
người tố cáo, tố cáo còn là trách nhiệm của công dân.
Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo
và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết
tố cáo ko xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó.
Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo nhằm che
giấu hành vi vppl, trốn tránh trách nhiệm hoặc vì vụ lợi
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người tố cáo sẽ bị
xem xét, xử lý theo quy định của PL.
Bảo vệ quyền công dân trong hoạt động hành chính = phương thức
khởi kiện vụ án hành chính.
Quyền khởi kiện hành chính của công dân:
- Quyền khởi kiện vụ án hành chính đc xem là quyền để công dân bảovệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động hành chính. Quyền
khởi kiện vụ án hành chính có nhiều điểm tương đồng với quyền khiếu nại hành chính.
- Trước năm 1996, pháp luật VN chưa cho phép công dân có quyềnkhởi
kiện hành chính theo nghĩa làm phát sinh một vụ án hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án.
- Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX, ngày 28-10-1995, Luật Sửa đổibổ
sung một số điều Luật Tổ chức Tòa án đã được thông qua, có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 1-7-1996. Luật này xác định Tòa án là cơ quan xét
xử của nước CHXHCN Việt Nam, Toà án xét xử những vụ án hình sự,
dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính theo quy định của PL.
- Cùng với quá trình phát triển, thẩm quyền xét xử các vụ án hànhchính
của Toà án ngày càng được mở rộng. Theo Điều 5, Luật Tố tụng hành
chính 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành
chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Điều 115, Luật Tố tụng hành chính quy định về quyền khởi kiện như sau:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với
QĐHC, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc
trong trường hợp ko đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã
khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn
giải quyết theo quy định của PL mà khiếu nại ko đc giải quyết
hoặc đã đc giải quyết nhưng ko đồng ý với việc giải quyết khiếu
nại về quyết định, hành vi đó.” lOMoAR cPSD| 46797236
- Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giảiquyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong tr.hợp ko đồng ý với quyết định đó.
- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong tr.hợp
đãkhiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn
giải quyết theo quy định của PL mà khiếu nại ko đc giải quyết hoặc đã
đc giải quyết, nhưng ko đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.
- Khi thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính, cá nhân, tổ chức chỉđc
khởi kiện các loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, bao gồm:
Thứ nhất, QĐHC, hành vi hành chính, trừ các QĐHC, hành vi hành
chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực QP-AN, ngoại giao
theo quy định của PL; quyết định, hành vi của Toà án trong việc áp dụng
bp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; QĐHC,
hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Thứ hai,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục
trưởng và tương đương trở xuống.
Thứ ba, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Thứ tư, danh sách cử tri bầu cử.
- Cũng giống như việc thực hiện quyền khiếu nại, công dân thực
hiệnquyền khởi kiện vụ án hành chính phải đáp ứng đầy đủ các đk khởi
kiện về chủ thể thực hiện quyền khởi kiện, về đối tượng khởi kiện, hình
thức khởi kiện, thời hiệu khởi kiện...theo qđ của PL TTHC.
Giải quyết yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính:
- Việc thừa nhận trách nhiệm của nhà nước trước PL, mở rộng phạm vixét
xử của toà án, cho phép toà án ko chỉ phán quyết về tính hợp pháp của
hành vi do người dân thực hiện mà còn phán quyết về tính hợp pháp
của hoạt động quyền lực do các chủ thể nhân danh nhà nước thực hiện
là một bước tiến trong lịch sử văn minh, dân chủ của nhân loại, đáp ứng
nhu cầu khách quan của xã hội về sự bình đẳng, dân chủ giữa nhà nước
và công dân đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu về bảo vệ công dân
trước nguy cơ xâm hại từ phía nhà nước.
- Công dân khởi kiện hành chính đúng PL đặt ra trách nhiệm giải
quyếtcủa Tòa án. Quy trình giải quyết vụ án hành chính tuân theo quy
định của PL tố tụng hành chính.
- Khi thực hiện thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính toà án chỉ
cóquyền phán quyết về tính hợp pháp của QĐHC, hành vi hành chính
bị kiện mà ko có quyền phán quyết về tính hợp lý của QĐHC, hành vi hành chính. lOMoAR cPSD| 46797236
- Phương thức bảo vệ quyền công dân trong hoạt động hành chính
bằngquyền khởi kiện hành chính sẽ thực sự hiệu quả nếu quy trình xét
xử các vụ án hành chính đáp ứng những tiêu chí cơ bản sau:
Một là, tăng cường quyền tư pháp trong TTHC nhằm tăng cường kiểm
soát của tư pháp đối với hành pháp.
Hai là, đảm bảo tính độc lập tương đối của quyền tư pháp trong TTHC
và tăng cường trách nhiệm nghề nghiệp của Thẩm phán.
- PL tố tụng hành chính xây dựng 1 quy trình tố tụng chặt chẽ cùng
vớinhiều quy định nhằm bảo đảm tính độc lập tương đối về quyền xét
xử các vụ án hành chính của Toà án.
- Luật TTHC 2015, đã có các quy định nhằm đảm bảo tính độc lập
củaquyền xét xử các vụ án hành chính. Cụ thể: Điều 13 quy định “...
Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.”; Điều 14.
“đảm bảo vô tư, khách quan trong tố tụng hành chính”.
- Phương thức bảo vệ quyền công dân trong hoạt động hành chính bằng
quyền yêu cầu giải quyết bồi thường Quyền
yêu cầu giải quyết bồi thường:
- Bồi thường đc hiểu là trách nhiệm của bên có hành vi gây ra thiệt
hạiphải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất cho bên bị thiệt hại.
- Quyền yêu cầu bồi thường trong quản lý hành chính đc thực hiệnđồng
thời quyền khiếu nại hoặc quyền khởi kiện hành chính. - Khi công dân
có căn cứ cho rằng QĐHC, hành vi hành chính là trái PL, xâm phạm
đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì ngoài việc công dân có quyền
đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định,
hành vi đó, họ còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do QĐHC,
hành vi hành chính gây ra. Vì vậy, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện
hành chính và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại có mối quan hệ với
nhau và đều là quyền chủ thể.
- Các chủ thể, trong đó bao gồm cả nhà nước, khi tham gia vào quan
hệPL, đều phải tuân thủ PL, tôn trọng và ko làm tổn hại đến các quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường. Điều 7 Luật TTHC 2015, quy định: “Người khởi kiện, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng
thời yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi
hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri gây ra...”.
- Yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính sẽ đcgiải
quyết khi thiệt hại đã đc chứng minh rõ ràng.
- Người khiếu nại, người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liênquan có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì có nghĩa vụ cung cấp chứng lOMoAR cPSD| 46797236
cứ - PL quy định quyền yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại của
người khiếu nại, của người khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan trong vụ việc khiếu nại, trong vụ án hành chính, thể hiện sự bình
đẳng giữa nhà nước và công dân trong quan hệ PL về bồi thường thiệt
hại. Phạm vi yêu cầu bồi thường của công dân trong hoạt động hành
chính: - Các quyết định hoặc hành vi thuộc đối tượng khiếu nại hoặc
khởi kiện vụ án hành chính có khả năng gây thiệt hại cho cá nhân, tổ
chức đều do người thi hành công vụ thực hiện trong hoạt động quản lý
hành chính. - Theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước ko đc đặt ra trong hoạt động lập pháp,
chỉ đc áp dụng trong hoạt động hành chính (hành pháp) và hoạt động tư pháp.
- Với cách giới hạn phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
theophương thức liệt kê, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
đã quy định, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi
trái PL của người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động hành chính
đối với các trường hợp sau (theo Điều 13, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước):
- Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Áp dụng bp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý viphạm hành chính;
- Áp dụng bp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và bp
cưỡngchế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;
- Áp dụng bp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng,
đưangười vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh; -
Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận
đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;
- Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiềnsử dụng đất;
- Áp dụng thủ tục hải quan;
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sửdụng
đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu
hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;
- Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
- Cấp văn bằng bảo hộ cho người ko đủ đk đc cấp văn bằng bảo hộ;
cấpvăn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp ko đủ đk đc cấp
văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;
- Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận
đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo
hộ cho đối tượng có đủ đk; lOMoAR cPSD| 46797236
- Các trường hợp được bồi thường khác do PL quy định.
- Trong hoạt động cấp, thu hồi các giấy tờ có giá trị pháp lý quy địnhtại
Khoản 5 và Khoản 11 Điều 13 của Luật, trách nhiệm bồi thường của
nhà nước đc xác định đối với các vb xác nhận, chấp thuận, phê duyệt;
chứng chỉ hành nghề; giấy chứng nhận và các loại giấy tờ khác do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân để họ thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của PL.
–> Như vậy, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã xác định
phạm vi trách nhiệm bồi thường Nhà nước đc áp dụng đối với 11 loại
việc hành chính cụ thể được quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều 13.
- Yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại của người khiếu nại, ngườikhởi
kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính,
nếu ko thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường Nhà nước đc áp dụng đối
với 11 loại việc hành chính cụ thể được quy định tại Điều 13 thì đc xếp
vào thuộc các trường hợp xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước theo Khoản 12, Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động hành chính: -
Người gây thiệt hại luôn đc xác định là người đại diện cho nhà nước để
thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính.
- Xem xét từ góc độ đối tượng khiếu nại, đối tượng khởi kiện vụ ánhành
chính thì có thể định nghĩa về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có
yêu cầu bồi thường trong khiếu nại hoặc trong vụ án hành chính như
sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính là
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được xác định khi người thi hành
công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức
trong quá trình ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính.
- Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗicủa
người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt
hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương
ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ.
Yêu cầu chung đối với việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động hành chính:
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chínhlà
một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt, có
tính chất tài sản, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường luôn đc xác định là
Nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, Tòa án giải lOMoAR cPSD| 46797236
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hoạt động hành chính cần lưu
ý những yêu cầu có tính nguyên tắc sau:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành
chính, người khiếu nại, người khởi kiện, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết
khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính đc áp dụng theo quy
định của pháp luật bồi thường nhà nước trong HĐHC.
Trách nhiệm bồi thường trong hoạt động hành chính là trách
nhiệm bồi thường nhà nước. Do đó, việc giải quyết các vấn
đề thuộc nd trách nhiệm bồi thường này, như: căn cứ xác định
trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường phải, cơ quan thực
hiện nghĩa vụ bồi thường phải áp dụng theo quy định của
Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đc thực hiện với hình
thức bồi thường bằng tiền. Do đó, cơ quan có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động hành chính
cần xác định phương thức bồi thường bằng tiền.