Tài liệu chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp môn Kinh tế vi mô

Tài liệu chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp môn Kinh tế vi mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tài liệu chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp môn Kinh tế vi mô

Tài liệu chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp môn Kinh tế vi mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

48 24 lượt tải Tải xuống
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp
1. Một số khái niệm về thất nghiệp
a) Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp
- : Là một bộ phận lực lượng laoThất nghiệp (Unemployment)
động hội, trong độ tuổi lao động, khả năng lao động, nhu
cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
- : tỷ lệ phần trăm giữa số người thấtTỷ lệ thất nghiệp
nghiệp trong tổng số lực lượng lao động của nền kinh tế.
u
=
U
L
×100 %
Trong đó, : tỷ lệ thất nghiệp u
: số người thất nghiệpU
: lực lượng lao độngL
b) Các khái niệm khác liên quan đến thất nghiệp
- : những người độ tuổiNgười trong độ tuổi lao động
được Hiến pháp quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
- : những người việc làm được trả lương, tính cảviệc làm
những người tự kinh doanh hoặc làm việc cho các công ty, doanh
nghiệp của gia đình (được hoặc không được trả lương), cả người làm
việc toàn thời gian hay bán thời gian.
- : một bộ phận dân sốLực lượng lao động (Labor force)
trong độ tuổi lao động, khả năng lao động, tổng số người thất
nghiệp và người có việc làm.
2. Phân loại thất nghiệp
a) Phân loại theo lí do
- : Đây là hình thức thôi việc do bản thân người lao độngBỏ việc
tự ý xin nghỉ việc do chủ quan (VD: Lương không thỏa đáng,
môi trường làm việc không phù hợp, không hợp nghề…)
- : Người lao động không việc làm do các quan/Mất việc
doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào đó.
- : Là những người mới tham gia vào lực lượng lao độngMới vào
của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm (VD: Sinh viên mới ra
trường tìm việc làm).
- : những người đã rời khỏi lực lượng lao động nayQuay lại
muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Kết cục của người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những
người (bỏ việc, mất việc) sau một thời gian nào đó được trở lại làm
việc, nhưng một số người không khả năng đó phải ra khỏi
lực lượng lao động do bản thân không điều kiện phù hợp với yêu
cầu của thị trường lao động, hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc,
hay thể còn nguyên nhân khác. Như vậy, số người thất nghiệp
con số mang tính thời điểm. luôn biến động không ngừng theo
thời gian. Thất nghiệp quá trình vận động từ việc, mới trưởng
thành trở nên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó. thế việc
nghiên cứu dòng luân chuyển thất nghiệp rất có ý nghĩa.
Nếu ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người không
việc làm, thì đầu vào của dòng thất nghiệp những người ra nhập
đội quân này đầu ra những người rời khỏi thất nghiệp. Trong
cùng thời kì, khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp sẽ
tăng lên và ngược lại, quy mô thất nghiệp giảm xuống. Khi dòng thất
nghiệp cân bằng thì quy thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất
nghiệp tương đối ổn định. Dòng thất nghiệp nói trên cũng đồng thời
phản ánh sự vận động hoặc những biến động của thị trường lao
động.
Khi dòng vào lớn hơn dòng ra, số người thất nghiệp thời gian
thất nghiệp đều kéo dài, xã hội sẽ có đông đảo người thất nghiệp dài
hạn. Thất nghiệp cao dài hạn thường xảy ra trong thời kinh tế
khủng hoảng Tuy nhiên thất nghiệp dài hạn cũng thể xảy ra khi
hội nhiểu công ăn việc làm. Trong trường hợp đó, do chủ
yếu thường năm trong sự thiếu hoàn hảo của việc tổ chức thị trường
lao động (đào tạo, môi giới, chính sách tuyển dụng, tiền lương,…)
b) Phân loại theo tính chất
- ): Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment
tình trạng thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận
làm việc hoặc không có nhu cầu làm việc.
(VD: Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có
bằng cấp sau đó mới tìm kiếm những công việc mức lương cao
hơn).
- Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary
unemployment): thất nghiệp khi người lao động muốn làm việc
nhưng không được thuê hoặc chưa tìm được việc làm.
c) Phân loại theo nguyên nhân
Phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 3
loại lớn, đó thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ thất
nghiệp theo lý thuyết cổ điển:
- ): mứcThất nghiệp tự nhiên (natural unemployment
thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp
không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay cả khi thị trường lao động
đạt trạng thái cân bằng.
+ ): xảy raThất nghiệp cấu (structural unemployment
khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cungcầu lao động giữa
các ngành.
Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng, hoặc sự
khác biệt về địa điểm cư trú.
VD: Nhu cầu thợ hàn, thợ đúc giảm trong khi nhu cầu thợ lắp
ráp sửa chữa điện tử
tăng => thợ hàn, thợ đúc… cần học thêm nghề lắp ráp sửa chữa
điện tử.
+ ): là thấtThất nghiệp tạm thời (frictional unemployment
nghiệp do người lao động bỏ việc tìm việc mới, sự thay đổi về
địa hoặc những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực
lượng lao động cần có thời gian để tìm việc làm.
VD: Sinh viên mới ra trường đang tìm việc
+ ): tìnhThất nghiệp thời vụ (seasonal unemployment
trạng người lao động không việc làm trong một khoảng thời gian
nhất định trong năm.
VD: Nhân viên resort, công viên nước, trượt băng, trượt tuyết
thường sẽ thất nghiệp vào mùa đông vì ít ai có nhu cầu đi
- ): thất nghiệpThất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment
do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng xuống thấp hơn mức sản
lượng tiềm năng (theo lý thuyết Keynes).
- Thất nghiệp theo thuyết cổ điển (Classical
Unemployment): Theo thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra do
mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương do quy luật
cung-cầu trên thị trường quy định.
d) Phân loại theo hình thức
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu,
bộ phận dân nào, ngành nghề nào… Cần biết những điều đó để
hiểu rõ ràng về đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại…của thất nghiệp
trong thực tế. Với mục đích đó, thể dùng những tiêu thức phân
loại dưới đây:
- Thất nghiệp theo giới tính (nam, nữ)
- Thất nghiệp theo độ tuổi
- Thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ (thành thị, nông thôn,...)
- Thất nghiệp theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành nông
nghiệp,…)
- Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc
| 1/5

Preview text:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp
1. Một số khái niệm về thất nghiệp
a) Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp
- Thất nghiệp (Unemployment): Là một bộ phận lực lượng lao
động xã hội, trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu
cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất
nghiệp trong tổng số lực lượng lao động của nền kinh tế. U u= × 100 % L
Trong đó, u: tỷ lệ thất nghiệp
U: số người thất nghiệp
L: lực lượng lao động
b) Các khái niệm khác liên quan đến thất nghiệp
- Người trong độ tuổi lao động: là những người ở độ tuổi
được Hiến pháp quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
- Có việc làm: những người có việc làm được trả lương, tính cả
những người tự kinh doanh hoặc làm việc cho các công ty, doanh
nghiệp của gia đình (được hoặc không được trả lương), cả người làm
việc toàn thời gian hay bán thời gian.
- Lực lượng lao động (Labor force): là một bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, là tổng số người thất
nghiệp và người có việc làm.
2. Phân loại thất nghiệp
a) Phân loại theo lí do
- Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người lao động
tự ý xin nghỉ việc vì lý do chủ quan (VD: Lương không thỏa đáng,
môi trường làm việc không phù hợp, không hợp nghề…)
- Mất việc: Người lao động không có việc làm do các cơ quan/
doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào đó.
- Mới vào: Là những người mới tham gia vào lực lượng lao động
của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm (VD: Sinh viên mới ra trường tìm việc làm).
- Quay lại: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay
muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Kết cục của người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những
người (bỏ việc, mất việc) sau một thời gian nào đó được trở lại làm
việc, nhưng có một số người không có khả năng đó và phải ra khỏi
lực lượng lao động do bản thân không có điều kiện phù hợp với yêu
cầu của thị trường lao động, hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc,
hay có thể còn nguyên nhân khác. Như vậy, số người thất nghiệp là
con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến động không ngừng theo
thời gian. Thất nghiệp là quá trình vận động từ có việc, mới trưởng
thành trở nên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì thế việc
nghiên cứu dòng luân chuyển thất nghiệp rất có ý nghĩa.
Nếu ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có
việc làm, thì đầu vào của dòng thất nghiệp là những người ra nhập
đội quân này và đầu ra là những người rời khỏi thất nghiệp. Trong
cùng thời kì, khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp sẽ
tăng lên và ngược lại, quy mô thất nghiệp giảm xuống. Khi dòng thất
nghiệp cân bằng thì quy mô thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất
nghiệp tương đối ổn định. Dòng thất nghiệp nói trên cũng đồng thời
phản ánh sự vận động hoặc những biến động của thị trường lao động.
Khi dòng vào lớn hơn dòng ra, số người thất nghiệp và thời gian
thất nghiệp đều kéo dài, xã hội sẽ có đông đảo người thất nghiệp dài
hạn. Thất nghiệp cao và dài hạn thường xảy ra trong thời kì kinh tế
khủng hoảng Tuy nhiên thất nghiệp dài hạn cũng có thể xảy ra khi
xã hội có nhiểu công ăn việc làm. Trong trường hợp đó, lý do chủ
yếu thường năm trong sự thiếu hoàn hảo của việc tổ chức thị trường
lao động (đào tạo, môi giới, chính sách tuyển dụng, tiền lương,…)
b) Phân loại theo tính chất
- Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là
tình trạng thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận
làm việc hoặc không có nhu cầu làm việc.
(VD: Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có
bằng cấp sau đó mới tìm kiếm những công việc có mức lương cao hơn). -
Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary
unemployment): là thất nghiệp khi người lao động muốn làm việc
nhưng không được thuê hoặc chưa tìm được việc làm.
c) Phân loại theo nguyên nhân
Phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 3
loại lớn, đó là thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ và thất
nghiệp theo lý thuyết cổ điển:
- Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức
thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp
không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay cả khi thị trường lao động
đạt trạng thái cân bằng.
+ Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment): xảy ra
khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động giữa các ngành.
Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng, hoặc sự
khác biệt về địa điểm cư trú.
VD: Nhu cầu thợ hàn, thợ đúc giảm trong khi nhu cầu thợ lắp
ráp sửa chữa điện tử
tăng => thợ hàn, thợ đúc… cần học thêm nghề lắp ráp sửa chữa điện tử.
+ Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment): là thất
nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, có sự thay đổi về
địa lý hoặc những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực
lượng lao động cần có thời gian để tìm việc làm.
VD: Sinh viên mới ra trường đang tìm việc
+ Thất nghiệp thời vụ (seasonal unemployment): là tình
trạng người lao động không có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định trong năm.
VD: Nhân viên resort, công viên nước, trượt băng, trượt tuyết
thường sẽ thất nghiệp vào mùa đông vì ít ai có nhu cầu đi
- Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): thất nghiệp
do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng xuống thấp hơn mức sản
lượng tiềm năng (theo lý thuyết Keynes).
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (Classical
Unemployment): Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra là do
mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương do quy luật
cung-cầu trên thị trường quy định.
d) Phân loại theo hình thức
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu,
bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào… Cần biết những điều đó để
hiểu rõ ràng về đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại…của thất nghiệp
trong thực tế. Với mục đích đó, có thể dùng những tiêu thức phân loại dưới đây:
- Thất nghiệp theo giới tính (nam, nữ)
- Thất nghiệp theo độ tuổi
- Thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ (thành thị, nông thôn,...)
- Thất nghiệp theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành nông nghiệp,…)
- Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc