Tài liệu chương 2: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến môn Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp

Tài liệu chương 2: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Chương II. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên sở một hệ thống những nguyên
lý, những phạm trù bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực.
Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai
nguyên khái quát nhất. thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: "phép biện chứng chẳng
qua chỉ môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động sphát triển
của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy" .
1
I- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1. Khái niệm mối liên hệ
Các sự vật, các hiện tượng các quá trình khác nhau của thế giới mối liên hệ
qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu
chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy nhiều quan điểm
khác nhau. Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các
sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng
không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có
sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Tuy vậy trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng,
các sự vật, hiện tượng mối liên hệ với nhau mối liên hệ rất đa dạng, phong phú,
song các hình thức liên hệ khác nhau không khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng
hạn, giới vô cơ và giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm
nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, v.v..
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện
tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa lẫn nhau.
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan chủ
nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ý thức, cảm
giác của con người.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật
chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 201.Toàn tập
94
tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng
đều chỉ những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật
chất. Nhờ tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn
tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính
trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ phạm trù triết học
dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các svật,
hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
2. Các tính chất của mối liên hệ
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ ba tính chất
bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự
vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất
kỳ không gian nào ở bất kỳ thời gian nào cũngmối liên hệ với những sự vật, hiện
tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một
yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng
khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác
nhau. thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ
bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này vị trí,
vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ
chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối
liên hệ trong từng cặp thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối
liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân
chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận
động phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để cách
tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến chi phối sự vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên về mối liên hệ phổ biến thể rút ra ý nghĩa về phương
pháp luận sau:
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên
trong hoạt động nhận thức hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm
toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.
95
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua
lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật trong sự tác
động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp mối liên
hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên
hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu,
mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu
bản chất của sự vậtphương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất trong hoạt động của bản thân.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng
ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của còn phải chú ý tới
những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử
dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu
quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, hội công bằng, dân chủ,
văn minh", một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác, phải biết
tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.
- các mối liên hệ tính da dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau,
không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt
động nhận thức hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ
thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật tác động
vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó
sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, nào đó là luậnmột luận điểm
điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không luận điểm khoa học trong điều
kiện khác. Vì vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách
mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ
thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn
từng thời kỳ đó trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung
điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể.
| 1/3

Preview text:

Chương II. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên
lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó
nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển là hai
nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: "phép biện chứng chẳng
qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển
của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy" . 1
I- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1. Khái niệm mối liên hệ
Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ
qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu
chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm
khác nhau. Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các
sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng
không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có
sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
Tuy vậy trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng,
các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú,
song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng
hạn, giới vô cơ và giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm
nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, v.v..
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng, các sự vật, hiện
tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ
nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người.
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật
chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật, hiện
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 201. 94
tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng
đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật
chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn
tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính
trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

2. Các tính chất của mối liên hệ
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất cơ
bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Tính khách quan của mối liên hệ biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự
vật, hiện tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người.
- Tính phổ biến của mối liên hệ biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; ở bất
kỳ không gian nào và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện
tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một
yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ biểu hiện: sự vật khác nhau, hiện tượng
khác nhau, không gian khác nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác
nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ
bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu, v.v.. Các mối liên hệ này có vị trí,
vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ
chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối
liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối
liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật.
Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân
chia đó lại rất cần thiết, bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận
động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách
tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
Phép biện chứng duy vật nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến chi phối sự vận
động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có thể rút ra ý nghĩa về phương pháp luận sau:
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ biến nên
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải tôn trọng quan điểm
toàn
diện, phải tránh cách xem xét phiến diện. 95
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua
lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác
động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên
hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên
hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu,
mối liên hệ tất nhiên, và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ để hiểu
rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất trong hoạt động của bản thân.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng
ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới
những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử
dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu
quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh", một mặt, chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác, phải biết
tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.
- Vì các mối liên hệ có tính da dạng, phong phú - sự vật, hiện tượng khác nhau,
không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động
vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó
sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận
điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều
kiện khác. Vì vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách
mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ
thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn và
từng thời kỳ đó và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và
điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể.