CHƯƠNG 4
TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của trình bày báo cáo khoa học
1.1. Khái niệm trình bày báo cáo khoa học
Báo cáo khoa học sản phẩm của quá trình tổ chức nghiên cứu khoa học,
tồn tại dưới loại hình nào như đề tài, dự án, chương trình, đề án, luận án, luận
văn, khóa luận, sách chuyên khảo, bài báo khoa học… thì đều thể hiện mức độ
công phu trong quá trình lao động của nhà khoa học. Bởi mỗi báo cáo khoa học đòi
hỏi nhiều trí lực, tâm huyết của người nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống hội lại tính chất đặc điểm khác
nhau, vậy báo cáo khoa học cũng được thể hiện dưới những hình thức khác
nhau. Hình thức đó kết quả của hoạt động trình bày các yếu tố trong quá trình
nghiên cứu. Hơn nữa, với bản chất của nghiên cứu khoa học tìm hiểu, xem xét,
điều tra hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ
thực nghiệm, để phát hiện ra cái mới về bản chất sự vật, về thế tự nhiên hội.
Do đó, báo cáo khoa học còn thể hiện tính logic, tính khách quan, tính thông tin,
tính tin cậy, tính chuyên môn… điều này đòi hỏi báo cáo khoa học cần được thể
hiện bằng một hình thức đặc biệt so với sản phẩm, văn bản các lĩnh vực khác.
Hình thức này được tập hợp bởi nhiều yếu tố mang tính thể thức cấu thành thông
qua kỹ năng trình bày của tác giả. Việc trình bày các yếu tố trong báo cáo khoa học
nếu đúng quy định và quy ước thống nhất sẽ tạo nên hình thức của công trình khoa
học, phản ánh đúng tính chất đặc điểm của công trình khoa học góp phần
đảm bảo giá trị khoa học cho công trình nghiên cứu. Sở dĩ nói như vậy bởi sự sáng
tạo trong khoa học không cho phép người nghiên cứu dập khuôn hay đi theo một
cách máy móc con đường của người khác. Một công trình khoa học phải vượt lên
trên các giới hạn hiện tại, phải một sản phẩm trí tuệ chung cho mọi người, phải
chứa đựng được những yếu tố chuyên môn đặc thù, phải đào sâu, tìm tòi, phải mới
phải thiết thực. Vì vậy, nội dung trong báo cáo khoa học phải được thể hiện chi
tiết và rõ ràng để giúp cho người đọc có thể hiểuvề nghiên cứu cũng như có thể
đánh giá tính giá trị tin cậy của nghiên cứu. Nói cách khác, tác giả của các báo
cáo nghiên cứu khoa học còn cần tuân thủ quy định về cấu trúc, định dạng hay các
quy định khác do đặc thù chuyên môn yêu cầu để đạt mục đích công việc trình
bày kết quả làm sao cho người đọc dễ hiểu, trình bày các kết quả chính của mục
tiêu nghiên cứu đã tìm hay phát hiện ra trong nghiên cứu theo trình tự hợp lý. Tùy
theo nội dung nghiên cứu loại hình sản phẩm nghiên cứu mà người nghiên cứu
thể trình bày trong công trình bằng một hoặc các hình thức như dạng văn viết
(text), dạng bảng, dạng biểu đồ, đồ, hình ảnh…Do đó, nội dung một báo cáo
khoa học sẽ được biểu lộ, truyền tải thông tin thông qua hình thức của nó. Để
được hình thức này, người nghiên cứu tiến hành các thao tác trong việc xây dựng,
kết hợp, bố trí các thành tố để tạo thành báo cáo khoa học hoàn chỉnh. Kết quả của
kỹ thuật trình bày các thành tố đó được xây dựng dựa trên chất liệu ngôn ngữ
khoa học kết hợp với sự sáng tạo trong chuyên môn của nhà nghiên cứu. Như vậy,
trình bày báo cáo khoa học hoạt động xây dựng kết quả nghiên cứu thông qua
việc sắp đặt, bố trí, thể hiện, tổng hợp linh hoạt của một hệ thống những phương
tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung
nghiên cứu trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất, trình bày báo cáo khoa học
cơ sở cho việc thống nhất về phương pháp nghiên cứu và phương pháp báo cáo các
nghiên cứu khoa học.
1.2. Đặc điểm trình bày báo cáo khoa học
Trình bày báo cáo khoa học có những đặc điểm sau đây:
Một là, trình bày báo cáo khoa học biểu hiện của mối quan hệ giữa hình
thức và nội dung nghiên cứu khoa học. Người nghiên cứu tiến hành trình bày thông
qua phương tiện chủ yếu ngôn ngữ các biểu hiện khác như hình ảnh, đồ,
biểu đồ, bảng biểu số liệu Báo cáo khoa học một hiện tượng hội, cho nên
trong những công trình khoa học giá trị, nội dungnh thức luôn luôn thống
nhất khắng khít với nhau. Sự thống nhất giữa nội dung hình thức báo cáo khoa
học thể hiện mọi phương diện trong báo cáo khoa học như ngữ âm, từ vựng,
pháp, số liệu, kết cấu, thể loại…
Hai là, trình bày báo cáo khoa học được biểu hiện rõ nhất thông qua thể thức
kỹ thuật trình bày, trong đó thể thức văn bản báo cáo khoa học được quan niệm
tập hợp các thành phần cấu tạo báo cáo khoa học, bao gồm những thành phần
chung áp dụng đối với các loại công trình nghiên cứu khoa học các thành phần
bổ sung trong những trường hợp cụ thể đối với một số loại hình, lĩnh vực nghiên
cứu nhất định. Trong thực tế thuật trình bày báo cáo khoa học của các nhân,
tổ chức thường được hiểu quá trình tập hợp các thành phần (yếu tố) cấu thành
báo cáo khoa học sự thiết lập, thể hiện các thành phần đó theo đúng những quy
ước khoa học. Nói cách khác, việc trình bày báo cáo khoa học về bản không bị
hẹp trong những khuôn mẫu cố định như trình bày văn bản hành chính, không
bị điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật mà có sự sáng tạo, linh hoạt nhưng cũng
bị giới hạn đảm bảo không “ngẫu hứng” như các loại hình, sản phẩm trong lĩnh
vực khác.
Ba là, các thành phần thể thức được trình bày báo cáo khoa học thông
thường bao gồm hai loại thành phần thể thức các thành phần chung thành
phần bổ sung. Trong đó, thành phần chung các yếu tố bắt buộc phải trình bày
trong hầu hết các loại báo cáo khoa học như báo cáo tóm tắt, phần mở đầu, nội
dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo… Còn các thành phần bổ sung bao
gồm các yếu tố được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể đối với từng loại hình
nghiên cứu do yêu cầu mục đích nghiên cứu riêng biệt của công trình khoa học
như phụ lục, các báo cáo so sánh, kết quả điều tra…
Bốn là, việc trình bày báo cáo khoa học phải đảm bảo nguyên tắc về sự thiết
lập thể thức báo cáo mang tính định hướng chung nhằm hướng tới tính khách quan,
tính khoa học, tính xác định đảm bảo yếu tố mỹ quan cho báo cáo khoa học.
vậy, việc trình bày cần thực hiện tốt những yêu cầu như thiết lập nội bộ các yếu tố
theo đúng quy ước khoa học, sắp đặt vị trí các yếu tố trong bố cục báo cáo một
cách khoa học, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ hợp lý... Kết quả trình bày báo cáo
khoa học còn sở để các nhà nghiên cứu hướng tới mục tiêu chung mang tính
chuẩn hóa, mẫu hóa hệ thống công trình nghiên cứu khoa học để tạo thuận lợi
trong công tác nghiên cứu, thẩm định.
Năm là, trình bày báo cáo khoa học cầu nối giữa người đọc với nội dung
của báo cáo khoa học. Như đã phân tích, trình bày chính là biểu hiện hình thức của
công trình khoa học, trong đó nội dung báo cáo khoa học chỉ tồn tại bằng hình thức
qua hình thức của công trình. Đó cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn
nhau và phụ thuộc vào nội dung báo cáo khoa học. Trong đó, ngôn từ là yếu tố thứ
nhất của hình thức báo cáo khoa học, chức năng tả biểu hiện kết quả
nghiên cứu của tác giả bằng phương tiện ngôn ngữ. Đến lượt mình, nội dung
nghiên cứu của báo cáo khoa học lại trở thành bệ đỡ ý nghĩa của các thành tố
của như bố cục, biểu đồ, bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục… thể hiện các
yếu tố nội dung kể trên. Nói cách khác, trình bày có vai trò tổ chức các đơn vị có ý
nghĩa của báo cáo khoa học thành lời văn để người đọc lĩnh hội kết quả nghiên
cứu.
1.3. Vai trò của trình bày báo cáo khoa học
Trình bày báo cáo khoa học là cơ sở xây dựng quy tắc, thống nhất hoạt động
quản lí, nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu khoa học giúp giới nghiên cứu
nắm được những yêu cầu bản khi trình bày một báo cáo khoa học. Đây cũng là
hoạt động thể hiện nhận thức, năng lực, thái độ nghiên cứu của tác giả đối với đề
tài nghiên cứu. Nếu việc trình bày được thực hiện nghiêm túc, chỉn chu, tuân thủ
đúng các quy tắc khoa học, bố trí, sắp xếp các thành tmột cách logic, thống nhất
thì chất lượng nội dung của báo cáo khoa học càng được đảm bảo.
Mặt khác, báo cáo khoa học cần sự thống nhất cao giữa nội dung và hình
thức, đòi hỏi nội dung khách quan, chính xác hình thức logic, chặt chẽ. Do đó,
cả nội dung công tác trình bày đều ý nghĩa cùng quan trọng cũng
tiêu chuẩn dể đánh giá một công trình nghiên cứu. Tính chỉnh thể của báo cáo khoa
học được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung
hình thức của báo cáo khoa học quan hệ mật thiết không thể tách rời. Nội
dung bao gồm đề tài, chủ đề, tưởng chủ đạo được biểu hiện qua các khái niệm
nội hàm, các kết luận, còn trình bày thông qua ngôn ngữ, kết cấu, loại hình, trong
tính chỉnh thể, trình bày báo cáo khoa học phương tiện để bộc lộ của nội dung
của công trình nghiên cứu. Tính chất của hình thức và nội dung như vậy nên có “sự
chuyển hóa qua lại của cái này thành cái kia, khiến cho “nội dung” không gì khác
hơn là sự chuyển hóa của hình thức thành nội dung, và “hình thức” không gì khác
hơn sự chuyển hóa của nội dung thành hình thức
1(4)
. Hegel gọi sự chuyển hóa
này giữa nội dung hình thức mối quan hệ tuyệt đối một trong những
sự quy định quan trọng nhất
(5)
.
2
vậy, không chỉ nội dung, ngay cả kết
quả trình bày báo cáo khoa học cũng nguồn tham khảo chính thức thể sử
1
G.V.F. Hegel: , dịch giả: Bùi Văn Bách khoa thưcác khoa học triết học. Khoa học Logic I
Nam Sơn. Nxb. Tri thức, H, 2008, tr.526
2
G.V.F. Hegel: , dịch giả: Bùi Văn Bách khoa thưcác khoa học triết học. Khoa học Logic I
Nam Sơn. Nxb. Tri thức, H, 2008, tr.532
dụng trong quá trình chuẩn bị, đánh giá các luận án, luận văn, khóa luận cũng như
các bài báo khoa học của người nghiên cứu. Do đó, vai trò của trình bày báo cáo
khoa học thể hiện nét chỗ trong quá trình phân tích, người nghiên cứu không
chỉ chú trọng nội dung không đầu công phu cho công tác trình bày, việc
phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hiệu quả trình bày.
Ngoài ra, nội dung của báo cáo khoa học sẽ không thể được chuyển tải đúng
nếu cách thể hiện của chúng không chính xác, không khoa học. Trong báo cáo
khoa học hình thức của báo cáo kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó,
phương tiện cấu tạo nội dung làm cho công trình khoa học thể hiện độc đáo.
Do đó, từ góc độ người đọc, tìm hiểu hình thức điều kiện không thể thiếu để
hiểu đúng nội dung, bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó sẽ có nguy
hiểu sai lệch nội dung báo cáo khoa học. Với một phương pháp trình bày khoa
học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để tác giả người đọc phát huy hết khả năng của
mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức phát triển duy, một phương
pháp trình bày khoa học sẽ làm thay đổi giá trị công trình đồng thời tạo nên sự
hứng thú, say mê và sáng tạo mới cho người đọc.
II. Nội dung trình bày báo cáo khoa học
2.1. Văn phong khoa học
Một bài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao nhờ vào nội dung cũng
như trình bày của nó. Tuy nhiên, một yếu tố cùng quan trọng đến sự thành
công của một bài nghiên cứu khoa học, đó chính là văn phong viết của tác giả. Văn
phong khoa học (hay phong cách ngôn ngữ) một phần quan trọng trong các yếu
tố cấu thành chất lượng của một báo cáo khoa học. vậy, khi viết báo cáo khoa
học đòi hỏi phải biết lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ cần được xem một giai
đoạn có tầm quan trọng đặc biệt. Trong vấn đề này, nắm vững phong cách của báo
cáo khoa học vận dụng chúng một cách thích hợp một điều kiện thiết yếu.
Ngôn ngữ công cụ giao tiếp chủ yếu của con người một hệ thống tín hiệu
đặc biệt - phong phú, đa dạng tinh tế. Người nghiên cứu cần lựa chọn sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, mức độ
nghiên cứu, trình độ nghiên cứu, đề tài... Sự lựa chọn này không chỉ có tính chất
nhân còn tính chất cộng đồng, hình thành nên những cách thức lựa chọn
sử dụng ngôn ngữ tính chất chuẩn mực của giới nghiên cứu, tạo nên những
khuôn mẫu trong hoạt động thể hiện nội dung nghiên cứu. Do đó, thể hiểu văn
phong khoa học những khuôn mẫu của hoạt động ngôn ngữ hình thành từ thói
quen, nguyên tắc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ tính chất chuyên ngành, tính
chất chuẩn mực trong việc xây dựng các báo cáo khoa học.
Ngôn ngữ trong báo cáo khoa học phải đảm bảo phản ánh đúng nội dung cần
truyền đạt, sáng tỏ các vấn đề, không để người đọc, người nghe không hiểu hoặc
hiểu nhầm, hiểu sai. Do đó, ngôn ngữ trong nghiên cứu khoa học cần các đặc
điểm sau:
- Tính chính xác, ràng: Tính chính xác thể hiện thông qua việc các kết
luận được đưa ra phải một hệ thống dẫn chứng, giải thích thuyết phục. Trong
báo cáo khoa học đối với ngôn ngữ tiếng Việt cần sử dụng chuẩn mực với các yêu
cầu như đúng ngữ pháp, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác…., với các nội
dung chuyên ngành cần thể hiện bằng tiếng nước ngoài phải đảm bảo chính xác về
nghĩa quy ước chuyên ngành khoa học. Ngôn ngữ phải thể hiện đúng nội dung
báo cáo khoa học muốn truyền đạt, tạo cho tất cả mọi đối tượng tiếp nhận
cách hiểu như nhau theo một nghĩa duy nhất. Ngoài ra ngôn ngữ cần đảm bảo tính
logic, chặt chẽ, phù hợp với nội dung chuyên ngành nghiên cứu. Trong mỗi báo
cáo khoa học cần lựa chọn ngôn ngữ thận trọng, tránh dùng các ngôn ngữ cầu kỳ,
tránh sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt suồng sã.
- Tính khách quan: Tính khách quan đòi hỏi người viết nếu muốn thể hiện
quan điểm cá nhân của mình phải đưa ra được các phản biện so với các quan điểm
trái chiều trên sở các tri thức khoa học được thừa nhận. Nói cách khác, để
chứng minh, đưa ra nhận xét về một vấn đề trong báo cáo khoa học tác giả phải
đầy đủ căn cứ, số liệu để chứng minh. Tính khách quan làm cho báo cáo khoa học
tính hàn lâm, tính nguyên tắc cao, kết hợp với những luận cứ chính xác sẽ làm
cho công trình có sức thuyết phục cao.
- Tính khuôn mẫu khoa học: Báo cáo khoa học là sản phẩm trí tuệ của người
nghiên cứu, góp phần tìm ra những tri thức mới nên phải thể hiện sự tôn trọng với
tri thức của loài người, làm tăng uy tín của người nghiên cứu. Hơn nữa, báo cáo
khoa học phản ánh trình độ chuyên môn của người nghiên cứu, vạy ngôn ngữ
trong báo cáo khoa học tính khuôn mẫu mức độ tương đối cao. Báo cáo cần
được trình bày, sắp xếp bố cục nội dung theo các khuôn mẫu quy ước đã được thừa
nhận. Tính khuôn mẫu đảm bảo cho sự thống nhất, tính khoa học tính văn hóa
của báo cáo khoa học. Tính khuôn mẫu còn thể hiện trong việc sử dụng từ ngữ
chuyên môn, kỹ thuật, tạo sự thống nhất cho người nghiên cứu đồng thời giúp
người đọc dễ lĩnh hội
Về câu văn trong báo cáo khoa học cần đảm bảo không biểu cảm thể hiện
tình cảm, quan điểm nhân. Mặt khác, độ dài của câu văn cũng cần chú ý chỉ
mức độ phù hợp cần thiết. Bởi lẽ câu văn dài thể gây sự khó hiểu dễ mất
đi tính chính xác. Sử dụng các câu ngắn, tránh dùng các câu quá dài sẽ là một trong
phương pháp làm cho báo cáo khoa học soạn thảo cô đọng, chính xác, các kết luận
được phát hiện thuận lợi cho người đọc hiểu đúng. Điều này được giải bởi về
bản chất, các tri thức khoa học vốn rất hàn lâm nên việc diễn đạt các tri thức, nhất
là tri thức chuyên ngành bằng những câu văn dài càng làm cho chúng trở nên phức
tạp. Hơn nữa, người soạn thảo khi dùng các câu dài thường vi phạm các qui tắc
ngữ pháp một cách thức. Thông thường trong nghiên cứu khoa học, người đạt
trình độ viết càng cao thì càng khả năng dùng từ ngữ viết câu đơn giản để
diễn tả những vấn đề phức tạp, trong trường hợp cần phải sử dụng ngôn ngữ bằng
câu phức tạp, các kiến thức chuyên sâu, người có kinh nghiệm nghiên cứu cũng
khả năng diễn tả những câu phức tạp đó bằng các thuật ngữ đạt độ chuẩn xác cao.
Điều này giúp cho người khác đọc có thể hiểu chính xác ý tác giả muốn diễn đạt.
Sau khi viết xong, tác giả nên nhờ người khác am hiểu về chuyên ngành
của mình đọc lại, góp ý hoặc để sau một thời gian rồi tự đọc lại. Bởi viết báo cáo
khoa học một hoạt động nhận thức, điều này ít nhiều gây tâm chủ quan của
người viết về chất lượng sản phẩm nghiên cứu của chính mình, do đó người chỉ
phải đọc lại văn bản của người khác (mà không tốn quá nhiều sức lực mệt mỏi
trong hoạt động thần kinh) sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm ra các lỗi cả về nội dung
hình thức diễn đạt của tác giả. Còn đối với bản thân tác giả, sau một thời gian
đọc lại vừa để nghiệm lại tính chính xác và cách thức trình bày của bản thân mình,
vừa đảm bảo “độ trùng” trong hoạt động thần kinh của mình để đủ sáng suốt rút ra
những điều còn hạn chế.
Ngoài ra, người nghiên cứu cần chú ý, về văn phong khi viết đề tài nghiên
cứu khoa học không giống như văn phong nói hay văn phong trong những tác
phẩm văn học, văn phong trong nghiên cứu khoa học cần phải trang trọng, đanh
thép và thể hiện được tính khách quan một cáchràng. Cần đảm bảo một trình tự
trước sauràng so với các loại hình thể hiện ngôn ngữ khác. Đặc biệt văn phong
khoa học đòi hỏi phải một sự kiểm tra, sắp xếp lại các ý một cách logic nhất,
cần phải thể hiện một nội dung cụ thể, ràng trong từng đoạn văn. Cần phải sắp
xếp các đoạn theo một trình tự logic nhất định biết cách sử dụng các từ ngữ để
liên kết chúng với nhau, các đoạn văn cũng không được quá chênh lệch nhau về
dung lượng kiến thức hay độ dài câu chữ. Thêm vào đó, văn phong khoa học phải
lập luận chặt chẽ, khách quan, mỗi lập luận được đưa ra phải dựa trên một hệ
thống các luận điểm có từ trước, những trích dẫn cũng như lời giải thích rõ ràng, có
thể kèm theo hình ảnh, bảng, biểu đồ minh họa.
Đối với ngữ pháp từ vựng, không giống văn phong nói hay trong những
tác phẩm văn học chỗ tác giả không được sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương
hoặc sử dụng những biện pháp để thay đổi cấu trúc câu. Điều này sẽ tránh mắc các
lỗi dẫn đến báo cáo khoa học không đủ tính tin cậy, chỉ khi công trình được diễn t
bằng từ ngữ trang trọng, chính xác, nghĩa, ngữ pháp quy chuẩn thì mới đủ để
thuyết phục được người đọc, nhất bản thân báo cáo khoa học đều các sản
phẩm kén người đọc, đối tượng đọc nghiên cứu báo cáo đa phần người
trình độ am hiểu chuyên môn. Hơn nữa, chính bởi tính nhận thức của việc viết
báo cáo khoa học nên chất lượng một báo cáo xét từ khía cạnh văn phong phụ
thuộc nhiều vào kinh nghiệm kỹ năng của người nghiên cứu, người càng
kinh nghiệm viết thì chất lượng báo cáo khoa học càng mạch lạc, ràng, đanh
thép hơn, hay còn được gọi tính khoa học hơn so với những những người ít
viết bài nghiên cứu. Kinh nghiệm này thểch lũy thông qua rèn luyện, nhất
việc thường xuyên đọc những bài báo khoa học, bài nghiên cứu thông qua đó
rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.
2.2. Kỹ thuật trình bày các nội dung trong báo cáo khoa học
2.2.1. Trình bày những vấn đề chung về thể thức báo cáo khoa học
Thể thức của báo cáo khoa học là toàn bộ các yếu tố thông tin cấu thành báo
cáo khoa học nhằm bảo đảm cho báo cáo có chất lượng và thuận lợi trong quá trình
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của người đọc. những yếu tố nếu thiếu
chúng, báo cáo sẽ không hợp thức và không được giới chuyên môn thừa nhận. Thể
thức là đối tượng chủ yếu của những nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa công trình khoa
học. Nói cách khác, khi xem xét các yêu cầu để làm cho công trình nghiên cứu
được soạn thảo một cách khoa học, thống nhất thì đối tượng trước hết được quan
tâm chính các bộ phận tạo thành báo cáo khoa học đó. Ngoài việc nghiên cứu
hình thức báo cáo khoa học thì việc nghiên cứu kết cấu của sản phẩm nghiên cứu,
nội dung thông tin của từng yếu tố trong sản phẩm khoa học mối quan hệ giữa
chúng với nhau, với mục tiêu sử dụng sản phẩm khoa học cùng quan trọng.
Tất cả những yếu tố này đều khả năng làm tăng lên hay hạ thấp giá trị của các
báo cáo khoa học trong thực tế. Báo cáo khoa học một loại văn bản tính đặc
thù cao so với các loại văn bản khác. Với hệ thống công trình khoa học các lĩnh
vực cấp độ nghiên cứu khác nhau nhưng điểm chung tất cả những yếu tố
cấu thành liên quan như uy tín tác giả, nội dung, đặc biệt hình thức ít hay
nhiều đều phải tuân theo những khuôn mẫu nhất định. Một trong những phương
diện của phạm trù hình thức báo cáo khoa học chính thể thức của các công trình
đó.
Về mặt nội dung, kỹ thuật trình bày thể thức báo cáo khoa học bao gồm khổ
giấy, kiểu trình bày, định lề trang, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông
chữ, cỡ chữ, kiểu chữ các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với sản
phẩm khoa học được soạn thảo trên máy vi tính sử dụng chương trình soạn thảo
văn bản (như Microsoft Word for Windows) và in ra giấy như khóa luận, luận văn,
luận án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp…; thể áp dụng đối với công
trình được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác; không
áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí các loại ấn
phẩm khác (các tiêu chuẩn thể thức đối với các loại hình này phụ thuộc vào quy
định của đơn vị xuất bản đặc thù hình thức thể hiện của sách, tạp chí đó). Báo
cáo khoa học, đặc biệt khóa luận, luận văn khoa học, luận án, từ bìa cho đến các
trang nội dung, phải được đánh máy trình bày một cách chân phương, nghiêm
túc, trên giấy trắng khổ A4, không mùi bằng mực đen. Tuyệt đối không được thêm
các hình vẽ các trang bìa, cũng như không được kẻ thêm vạch hay viết thêm tên
người hướng dẫn, tên tác giả phía trên phía dưới các trang bên trong. Các
kiểu chữ sử dụng cũng phải chân phương, không rườm ra, màu mè, cầu kỳ, bay
bướm.
* Về phông chữ trình bày báo cáo khoa học
Phông chữ sử dụng để trình bày báo cáo khoa học phải các phông chữ
tiếng Việt với kiểu chữ chân phương, bảo đảm tính trang trọng, nghiêm túc của văn
bản, khi soạn thảo ưu tiên sử dụng các phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt (phông
chữ tiếng Việt Unicode) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
* Về định lề trang và đánh số trang văn bản báo cáo khoa học
Báo cáo khoa học được trình bày trên khổ giấy A4 với cách định lề trang
như sau:
- Lề trên: cách mép trên trang giấy từ 20 đến 25mm;
- Lề dưới; cách mép dưới trang giấy từ 20 đến 25m;
- Lề trái: cách mép bên trái trang giấy từ 30 đến 35mm;
- Lề phải: cách mép bên phải trang giấy từ 15 đến 20mm.
Ngoài các yếu tố thể thức của báo cáo khoa học được trình bày trên đây,
trong một số trường hợp, nhất là đối với nghiên cứu khoa học kĩ thuật, khoa học tự
nhiên còn xuất hiện các yếu tố bổ sung tùy thuộc vào mục đích sử dụng báo cáo
khoa học trong những lĩnh vực nghiên cứu cụ thể.
Số trang của báo cáo khoa học được trình bày tại chính giữa, trên đầu trang
giấy (phần header) hoặc tại góc phải, cuối trang giấy (phần footer), bằng chữ số
ả-rập, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;
* Đánh số thứ tự cho phần nội dung chính
Các chương được ghi bằng chữ số Arập, ới chương các mục gồm hai
chữ số, dưới mục nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu
mục gồm 4 chữ số. Báo cáo in đậm mục số, chữ tên phần/mục. Phần/mục sau
phải so le với phần mục liền trước 1 tab (0,5-1 cm) tuân theo nguyên tắc đánh
số ma trận. Các báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất
gồm 4 chữ số , chữ số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1
nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải ít nhất 2 tiểu
mục. Tên các mục, tiểu mục cần ngắn gọn, ràng,ờng minh, không hiểu theo
nhiều nghĩa. Không để tên tiểu mục ở dòng cuối cùng của trang văn bản.
Ví dụ :
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.2.1
1.1.2.2
1.2
1.3
Quy định kích thước (theo font chữ unicode) của các chương, mục, tiểu mục
được thể hiện trong Bảng dưới đây.
Bảng: Quy định kích thước của các chương, mục, tiểu mục
Đề mục Kiểu chữ Cỡ chữ
Định
dạng
Ví dụ (mẫu chữ)
Phần (A,B,C,D)
TimeNewRoman
(viết hoa)
15
Đậm,
đứng
PHẦN A
VẤN ĐỀ...
Chương (đánh
theo số A rập
1,2,3...)
TimeNewRoman
(viết thường)
13
Đậm
đứng
Chương 1
Tên chương
TimeNewRoman
(viết hoa)
14
Đậm,
đứng
CƠ SỞ LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN ...
Mục (đánh số 1.1,
1.2,...)
TimeNewRoman
(viết thường)
13 Đậm,
1.1.Thực trạng
Tiểu mục 1.1.1,
1.1.2...)
TimeNewRoman
(viết thường)
13
Đậm,
nghiêng
1.1.1. Vai trò ...
Tiểu mục tiếp
theo
TimeNewRoman
(viết thường)
13
Thường,
nghiêng
1.1.1.1. Khái niệm
tội phạm…
Nội dung
TimeNewRoman
(viết thường)
13 Thường
Tội phạm xâm
phạm sở hữu
Tên hình, bảng
TimeNewRoman
(viết thường)
13 Đậm,
Bảng 2.1. Cơ cấu
theo hình thức phạm
tội
Chú thích hình,
bảng
TimeNewRoman
(viết thường)
10 Thường
Landrace:
Yorshire
Phụ lục, tài liệu
tham khảo
TimeNewRoman
(viết thường)
13 Thường,
Nguyễn Văn A (2018)...
2.2.2. Trình bày các thành phần trong bố cục báo cáo khoa học
Bố cục đóng vai trò quan trọng trong mỗi báo cáo khoa học. Bố cục đề cập
đến việc thiết kế, sắp xếp các phần tử trên một vị trí cụ thể của từng mục bên trong
chứa đựng các nội dung, hình ảnh, đồ…. Việc hiểu trình bày bố cục trong
báo cáo khoa học rất quan trọng, nếu bố cục không được trình bày chính xác sẽ
khả năng dẫn đến thông điệp mà báo cáo khoa học muốn truyền tải sẽ bị thiếu hoặc
hiểu sai.
Mỗi loại hình báo cáo khoa học sẽ kết cấu về bố cục riêng, nhưng về
bản 2 loại kết cấu chính: kết cấu truyền thống (gồm 03 chương) kết cấu với
những dạng đề tài đặc biệt, thường nội dung nghiên cứu rộng, lĩnh vực nghiên
cứu đặc thù.
Trong báo cáo kết quả nghiên cứu trình bày một cách hệ thống kết quả
nghiên cứu, cần nêu bật được những vấn đề cơ bản sau:
+ Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
+ Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
+ Nội dung và kết quả nghiên cứu có những đề xuất mới, ứng dụng sáng tạo.
+ Kết luận và khuyến nghị.
Báo cáo phải được trình bày theo một cấu trúc lôgic chặt chẽ với trình tự các
phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
2.2.2.1. Trình bày phần mở đầu:
Phần mở đầu thể hiện lý do để tiến hành nghiên cứu, những ý định cùng ước
vọng mong muốn của tác giả, bao gồm các nội dung sau:
- do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài): Trả lời cho câu hỏi sao lại
nghiên cứu đề tài đó?. Phần này được diễn tả bằng lời văn, thông thường bao gồm
các ý chính sau:
+ do khách quan: Ý nghĩa trên luận thực tiễn chung, quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dự định nghiên cứu
+ do chủ quan: Thực trạng địa bàn tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách
nhiệm, sự hứng thú của người nghiên cứu đối với vấn đề
+ Sự hạn chế từ các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm
mới của đề tài, vấn đề mà nhóm lựa chọn.
+ Mục đích khắc phục những hạn chế từ thực trạng, đề ra các giải pháp hiệu
quả hơn trong thời gian tới
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét
và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu, trả lời cho câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”
+ Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong
phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Mục đích nghiên cứu: là hướng đến điều gì đó hay công việc nào đó trong
nghiên cứu người nghiên cứu mong muốn hoàn thành. Mục đích trả lời câu
hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “phục vụ cho điều gì?” mang ý nghĩa thực tiễn
của nghiên cứu. Ví dụ: Đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản
trong thời gian tới
+ Nhiệm vụ nghiên cứu các hoạt động nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được
mục đích nghiên cứu, đó những hoạt động mang tính cụ thể, ràng (có thể đo
lường hay định lượng) người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo mục đích đặt ra
trong nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu trả lời câu hỏi “làm cái gì?” và là điều
kết quả phải đạt được, thông thường được bắt đầu bằng các động từ. dụ: Phân
tích thực trạng tội trộm cắp tài sản trong giai đoạn 2015 -2020
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận: các thuyết gốc của vấn đề nghiên cứu đã được
nhân loại thừa nhận rộng rãi. Các phương pháp luận nghiên cứu được nhà nghiên
cứu lựa chọn sử dụng không phải một cách chủ quan, tuỳ tiện luôn luôn dựa
trên những nguyên tắc xác định. Những nguyên tắc đó được đưa ra trên sở
những luận điểm bản tính hệ thống đã được giới khoa học của một ngành,
một môn hoặc một trường phái nghiên cứu nào đó thừa nhận là đúng đắn, được coi
những tiền đề, sở, xuất phát điểm cho việc sử dụng các phương pháp nghiên
cứu
+ Phương pháp nghiên cứu: Phần này trình bày các phương pháp trong
nghiên cứu khoa học được sử dụng trong báo cáo khoa học (Chỉ rõ phương pháp
chủ đạo, phương pháp bổ trợ)
- Đóng góp mới của đề tài: Là những thành tựu, kết quả kết quả của báo
cáo khoa học mang lại trong lý luận và hoạt động thực tiễn
- Kết cấu của đề tài: Trình bày vắn tắt các chương của đề tài. dụ: Đề tài:
“Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Nội trong thời gian
tới”
Công trình nghiên cứu gồm …. trang, … bảng, …. hình …. biểu đồ cùng
…… phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng
biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3
mục như sau:
Chương 1: …
Chương 2: …
Chương 3: …
Ngoài ra một số loại công trình khoa học, nhất bậc cao như luận văn
thạc sĩ, luận án tiến đòi hỏi mục “tình hình nghiên cứu” hoặc riêng một chương
về “tổng quan nghiên cứu”, trong đó liệt kê các công trình nghiên cứu có liên quan
mật thiết đến vấn đề nghiên cứu, tóm tắt, nhận xét những công trình liên quan
(trong và ngoài nước) trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu và chỉ ra:
• Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện
• Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này
• Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
• Những kết quả nghiên cứu chính
• Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
2.2.2.2. Trình bày phần nội dung các chương
Đây phần bản, chủ yếu nhất của công trình nghiên cứu, tùy cấp độ
nghiên cứu phần nội dung thể các vấn đề tổng quan vấn đề nghiên cứu,
nội dung phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. thể chia thành các
chương mục (số lượng chương, mục phụ thuộc vào đặc điểm của đề tài, khối lượng
nội dung, cách trình bày của tác giả...). Song nhìn chung, nội dung thể chia
thành 3 hoặc 05 chương. Với luận án tiến sĩ, đa số hiện nay kết cấu gồm 04
chương, trong đó chương 1 trình bày về tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Đối với các đề tài kết cấu truyền thống: 3 chương (lý luận thực trạng
giải pháp), thông thường phần nội dung có kết cấu:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
- Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị
Riêng đối với đề tài kết cấu 05 chương, phần nội dung thông thường
thể bao gồm các nội dung sau đây:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là gì?
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; sơ lược lịch sử nghiên cứu.
-Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu (Lí do nghiên
cứu)
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. sở luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề
được nghiên cứu
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt
được
- Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
- Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng (trên thế giới và Việt Nam)
3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Mô tả phương pháp nghiên cứu đã áp dụng như:
- Bối cảnh nghiên cứu
- Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu
- Phương pháp thu thập số liệu (báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn…)
- Phương pháp xử lí thông tin
-Xây dựng mô hình …
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
- Báo cáo kết quả: sau khi phânch, xử dữ liệu thu được kết quả gì? (có
thể được trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, …)
Đánh giá, nhận xét: Kết quả phù hợp với giả thuyết, dự kiến không?
Giải thích vì sao lại có kết quả như vậy, …
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Đưa ra tóm tắt tổng hợp nội dung và kết quả nghiên cứu
2. Khuyến nghị:
- Đề xuất biện pháp áp dụng
- Nghiên cứu đã giải quyết vấn đề gì, chưa giải quyết vấn đề gì (hoặc có vấn
đề mới nào nảy sinh)? Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
2.2.2.3. Trình bày phần kết luận
Kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu: tổng hợp các kết quả nghiên cứu,
nêu rõ vấn đề nào đã được giả quyết và vấn đề chưa được giả quyết và vấn đề mới
nảy sinh cần tiếp tục nghiên cứu. Kết luận cần được trình bày súc tích, đọng,
sâu sắc, ngắn gọn không có lời bàn và bình luận gì thêm.
Phần kết luận của báo cáo khoa học phải để ở trang riêng, tổng hợp tất cả các
kết quả rút ra được từ việc nghiên cứu đề tài cùng với một vài giải pháp chủ yếu
nhất, những kiến nghị, dự báo xu hướng phát triển, với độ dài từ 1-2 trang. Đây
những điều khẳng định hay kết luận cụ thể về các vấn đề chủ yếu được đề cập
trong tất cả các chương của báo cáo khoa học mà tác giả rút ra được sau khi nghiên
cứu, có thể được đánh số thứ tự 1, 2, 3 … hay gạch đầu dòng (-) mà không kèm bất
kỳ một lời bình luận nào. Kết luận phần rất quan trọng của báo cáo khoa học,
cùng với các giải pháp, kiến nghị đề xuất, đây chính kết quả nghiên cứu của tác
giả. Do vậy, đây phần đòi hỏi việc viết rất công phu, mang tính tổng hợp cao,
tuy nhiên cũng cần phân biệt Kết luận với Tóm tắt, nghĩa cần tránh thay kết
luận thì tác giả lại tóm tắt lại nội dung báo cáo khoa học và đưa ra bình luận. Trong
Kết luận cũng không nên nói lời cám ơn lời cám ơn đã được đưa vào Lời mở
đầu hay đã có trang riêng.
Ngoài ra, đối với các báo cáo khoa học có kết cấu 05 chương, thông thường
phần kết luận được cấu thành một chương riêng và chương cuối (Chương 5).
Nội dung bên trong chương được trình bày ở mục 2.2.2.2. nêu trên.
2.2.2.4. Trình bày danh mục tài liệu tham khảo

Preview text:

CHƯƠNG 4
TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của trình bày báo cáo khoa học
1.1. Khái niệm trình bày báo cáo khoa học
Báo cáo khoa học là sản phẩm của quá trình tổ chức nghiên cứu khoa học,
dù tồn tại dưới loại hình nào như đề tài, dự án, chương trình, đề án, luận án, luận
văn, khóa luận, sách chuyên khảo, bài báo khoa học… thì đều thể hiện mức độ
công phu trong quá trình lao động của nhà khoa học. Bởi mỗi báo cáo khoa học đòi
hỏi nhiều trí lực, tâm huyết của người nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội lại có tính chất và đặc điểm khác
nhau, vì vậy báo cáo khoa học cũng được thể hiện dưới những hình thức khác
nhau. Hình thức đó là kết quả của hoạt động trình bày các yếu tố trong quá trình
nghiên cứu. Hơn nữa, với bản chất của nghiên cứu khoa học là tìm hiểu, xem xét,
điều tra hoặc thử nghiệm, dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ
thực nghiệm, để phát hiện ra cái mới về bản chất sự vật, về thế tự nhiên và xã hội.
Do đó, báo cáo khoa học còn thể hiện tính logic, tính khách quan, tính thông tin,
tính tin cậy, tính chuyên môn… điều này đòi hỏi báo cáo khoa học cần được thể
hiện bằng một hình thức đặc biệt so với sản phẩm, văn bản ở các lĩnh vực khác.
Hình thức này được tập hợp bởi nhiều yếu tố mang tính thể thức cấu thành thông
qua kỹ năng trình bày của tác giả. Việc trình bày các yếu tố trong báo cáo khoa học
nếu đúng quy định và quy ước thống nhất sẽ tạo nên hình thức của công trình khoa
học, phản ánh đúng tính chất và đặc điểm của công trình khoa học và góp phần
đảm bảo giá trị khoa học cho công trình nghiên cứu. Sở dĩ nói như vậy bởi sự sáng
tạo trong khoa học không cho phép người nghiên cứu dập khuôn hay đi theo một
cách máy móc con đường của người khác. Một công trình khoa học phải vượt lên
trên các giới hạn hiện tại, phải là một sản phẩm trí tuệ chung cho mọi người, phải
chứa đựng được những yếu tố chuyên môn đặc thù, phải đào sâu, tìm tòi, phải mới
và phải thiết thực. Vì vậy, nội dung trong báo cáo khoa học phải được thể hiện chi
tiết và rõ ràng để giúp cho người đọc có thể hiểu rõ về nghiên cứu cũng như có thể
đánh giá tính giá trị và tin cậy của nghiên cứu. Nói cách khác, tác giả của các báo
cáo nghiên cứu khoa học còn cần tuân thủ quy định về cấu trúc, định dạng hay các
quy định khác do đặc thù chuyên môn yêu cầu để đạt mục đích công việc là trình
bày kết quả làm sao cho người đọc dễ hiểu, trình bày các kết quả chính của mục
tiêu nghiên cứu đã tìm hay phát hiện ra trong nghiên cứu theo trình tự hợp lý. Tùy
theo nội dung nghiên cứu và loại hình sản phẩm nghiên cứu mà người nghiên cứu
có thể trình bày trong công trình bằng một hoặc các hình thức như dạng văn viết
(text), dạng bảng, dạng biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh…Do đó, nội dung một báo cáo
khoa học sẽ được biểu lộ, truyền tải thông tin thông qua hình thức của nó. Để có
được hình thức này, người nghiên cứu tiến hành các thao tác trong việc xây dựng,
kết hợp, bố trí các thành tố để tạo thành báo cáo khoa học hoàn chỉnh. Kết quả của
kỹ thuật trình bày các thành tố đó được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ
khoa học kết hợp với sự sáng tạo trong chuyên môn của nhà nghiên cứu. Như vậy,
trình bày báo cáo khoa học là hoạt động xây dựng kết quả nghiên cứu thông qua
việc sắp đặt, bố trí, thể hiện, tổng hợp linh hoạt của một hệ thống những phương
tiện thể hiện nhằm diễn đạt cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung
nghiên cứu trong một quan hệ chỉnh thể thống nhất, trình bày báo cáo khoa học là
cơ sở cho việc thống nhất về phương pháp nghiên cứu và phương pháp báo cáo các nghiên cứu khoa học.
1.2. Đặc điểm trình bày báo cáo khoa học
Trình bày báo cáo khoa học có những đặc điểm sau đây:
Một là, trình bày báo cáo khoa học là biểu hiện của mối quan hệ giữa hình
thức và nội dung nghiên cứu khoa học. Người nghiên cứu tiến hành trình bày thông
qua phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ và các biểu hiện khác như hình ảnh, sơ đồ,
biểu đồ, bảng biểu số liệu … Báo cáo khoa học là một hiện tượng xã hội, cho nên
trong những công trình khoa học có giá trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống
nhất khắng khít với nhau. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức báo cáo khoa
học thể hiện ở mọi phương diện trong báo cáo khoa học như ngữ âm, từ vựng, cú
pháp, số liệu, kết cấu, thể loại…
Hai là, trình bày báo cáo khoa học được biểu hiện rõ nhất thông qua thể thức
và kỹ thuật trình bày, trong đó thể thức văn bản báo cáo khoa học được quan niệm
là tập hợp các thành phần cấu tạo báo cáo khoa học, bao gồm những thành phần
chung áp dụng đối với các loại công trình nghiên cứu khoa học và các thành phần
bổ sung trong những trường hợp cụ thể đối với một số loại hình, lĩnh vực nghiên
cứu nhất định. Trong thực tế kĩ thuật trình bày báo cáo khoa học của các cá nhân,
tổ chức thường được hiểu là quá trình tập hợp các thành phần (yếu tố) cấu thành
báo cáo khoa học và sự thiết lập, thể hiện các thành phần đó theo đúng những quy
ước khoa học. Nói cách khác, việc trình bày báo cáo khoa học về cơ bản không bị
bó hẹp trong những khuôn mẫu cố định như trình bày văn bản hành chính, không
bị điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật mà có sự sáng tạo, linh hoạt nhưng cũng
bị giới hạn và đảm bảo không “ngẫu hứng” như các loại hình, sản phẩm trong lĩnh vực khác.
Ba là, các thành phần thể thức được trình bày báo cáo khoa học thông
thường bao gồm hai loại thành phần thể thức là các thành phần chung và thành
phần bổ sung. Trong đó, thành phần chung là các yếu tố bắt buộc phải trình bày
trong hầu hết các loại báo cáo khoa học như báo cáo tóm tắt, phần mở đầu, nội
dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo… Còn các thành phần bổ sung bao
gồm các yếu tố được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể đối với từng loại hình
nghiên cứu do yêu cầu và mục đích nghiên cứu riêng biệt của công trình khoa học
như phụ lục, các báo cáo so sánh, kết quả điều tra…
Bốn là, việc trình bày báo cáo khoa học phải đảm bảo nguyên tắc về sự thiết
lập thể thức báo cáo mang tính định hướng chung nhằm hướng tới tính khách quan,
tính khoa học, tính xác định và đảm bảo yếu tố mỹ quan cho báo cáo khoa học. Vì
vậy, việc trình bày cần thực hiện tốt những yêu cầu như thiết lập nội bộ các yếu tố
theo đúng quy ước khoa học, sắp đặt vị trí các yếu tố trong bố cục báo cáo một
cách khoa học, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ hợp lý... Kết quả trình bày báo cáo
khoa học còn là cơ sở để các nhà nghiên cứu hướng tới mục tiêu chung mang tính
chuẩn hóa, mẫu hóa hệ thống công trình nghiên cứu khoa học để tạo thuận lợi
trong công tác nghiên cứu, thẩm định.
Năm là, trình bày báo cáo khoa học là cầu nối giữa người đọc với nội dung
của báo cáo khoa học. Như đã phân tích, trình bày chính là biểu hiện hình thức của
công trình khoa học, trong đó nội dung báo cáo khoa học chỉ tồn tại bằng hình thức
và qua hình thức của công trình. Đó là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn
nhau và phụ thuộc vào nội dung báo cáo khoa học. Trong đó, ngôn từ là yếu tố thứ
nhất của hình thức báo cáo khoa học, có chức năng mô tả và biểu hiện kết quả
nghiên cứu của tác giả bằng phương tiện ngôn ngữ. Đến lượt mình, nội dung
nghiên cứu của báo cáo khoa học lại trở thành bệ đỡ mà ý nghĩa của các thành tố
của nó như bố cục, biểu đồ, bảng biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục… thể hiện các
yếu tố nội dung kể trên. Nói cách khác, trình bày có vai trò tổ chức các đơn vị có ý
nghĩa của báo cáo khoa học thành lời văn để người đọc lĩnh hội kết quả nghiên cứu.
1.3. Vai trò của trình bày báo cáo khoa học
Trình bày báo cáo khoa học là cơ sở xây dựng quy tắc, thống nhất hoạt động
quản lí, nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu khoa học giúp giới nghiên cứu
nắm được những yêu cầu cơ bản khi trình bày một báo cáo khoa học. Đây cũng là
hoạt động thể hiện nhận thức, năng lực, thái độ nghiên cứu của tác giả đối với đề
tài nghiên cứu. Nếu việc trình bày được thực hiện nghiêm túc, chỉn chu, tuân thủ
đúng các quy tắc khoa học, bố trí, sắp xếp các thành tố một cách logic, thống nhất
thì chất lượng nội dung của báo cáo khoa học càng được đảm bảo.
Mặt khác, báo cáo khoa học cần có sự thống nhất cao giữa nội dung và hình
thức, đòi hỏi nội dung khách quan, chính xác và hình thức logic, chặt chẽ. Do đó,
cả nội dung và công tác trình bày đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cũng là
tiêu chuẩn dể đánh giá một công trình nghiên cứu. Tính chỉnh thể của báo cáo khoa
học được xem xét chủ yếu trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung
và hình thức của báo cáo khoa học có quan hệ mật thiết không thể tách rời. Nội
dung bao gồm đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đạo được biểu hiện qua các khái niệm
nội hàm, các kết luận, còn trình bày thông qua ngôn ngữ, kết cấu, loại hình, trong
tính chỉnh thể, trình bày báo cáo khoa học là phương tiện để bộc lộ của nội dung
của công trình nghiên cứu. Tính chất của hình thức và nội dung như vậy nên có “sự
chuyển hóa qua lại của cái này thành cái kia, khiến cho “nội dung” không gì khác
hơn là sự chuyển hóa của hình thức thành nội dung, và “hình thức” không gì khác
hơn là sự chuyển hóa của nội dung thành
hình thức”1(4). Hegel gọi sự chuyển hóa
này là “mối quan hệ tuyệt đối” giữa nội dung và hình thức và là “một trong những
sự quy định quan trọng nhất”(5).2 Vì vậy, không chỉ có nội dung, mà ngay cả kết
quả trình bày báo cáo khoa học cũng là nguồn tham khảo chính thức có thể sử
1 G.V.F. Hegel: Bách khoa thư các khoa học triết học. Khoa học Logic I, dịch giả: Bùi Văn
Nam Sơn. Nxb. Tri thức, H, 2008, tr.526
2 G.V.F. Hegel: Bách khoa thư các khoa học triết học. Khoa học Logic I, dịch giả: Bùi Văn
Nam Sơn. Nxb. Tri thức, H, 2008, tr.532
dụng trong quá trình chuẩn bị, đánh giá các luận án, luận văn, khóa luận cũng như
các bài báo khoa học của người nghiên cứu. Do đó, vai trò của trình bày báo cáo
khoa học thể hiện rõ nét ở chỗ trong quá trình phân tích, người nghiên cứu không
chỉ chú trọng nội dung mà không đầu tư công phu cho công tác trình bày, việc
phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hiệu quả trình bày.
Ngoài ra, nội dung của báo cáo khoa học sẽ không thể được chuyển tải đúng
nếu cách thể hiện của chúng không chính xác, không khoa học. Trong báo cáo
khoa học hình thức của báo cáo là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó, là
phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho công trình khoa học có thể hiện độc đáo.
Do đó, từ góc độ người đọc, tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để
hiểu đúng nội dung, bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó sẽ có nguy
cơ hiểu sai lệch nội dung báo cáo khoa học. Với một phương pháp trình bày khoa
học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để tác giả và người đọc phát huy hết khả năng của
mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy, một phương
pháp trình bày khoa học sẽ làm thay đổi giá trị công trình đồng thời tạo nên sự
hứng thú, say mê và sáng tạo mới cho người đọc.
II. Nội dung trình bày báo cáo khoa học
2.1. Văn phong khoa học
Một bài nghiên cứu khoa học được đánh giá cao là nhờ vào nội dung cũng
như trình bày của nó. Tuy nhiên, có một yếu tố vô cùng quan trọng đến sự thành
công của một bài nghiên cứu khoa học, đó chính là văn phong viết của tác giả. Văn
phong khoa học (hay phong cách ngôn ngữ) là một phần quan trọng trong các yếu
tố cấu thành chất lượng của một báo cáo khoa học. Vì vậy, khi viết báo cáo khoa
học đòi hỏi phải biết lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ và cần được xem là một giai
đoạn có tầm quan trọng đặc biệt. Trong vấn đề này, nắm vững phong cách của báo
cáo khoa học và vận dụng chúng một cách thích hợp là một điều kiện thiết yếu.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp chủ yếu của con người và là một hệ thống tín hiệu
đặc biệt - phong phú, đa dạng và tinh tế. Người nghiên cứu cần lựa chọn và sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, mức độ
nghiên cứu, trình độ nghiên cứu, đề tài... Sự lựa chọn này không chỉ có tính chất cá
nhân mà còn có tính chất cộng đồng, hình thành nên những cách thức lựa chọn và
sử dụng ngôn ngữ có tính chất chuẩn mực của giới nghiên cứu, tạo nên những
khuôn mẫu trong hoạt động thể hiện nội dung nghiên cứu. Do đó, có thể hiểu văn
phong khoa học là những khuôn mẫu của hoạt động ngôn ngữ hình thành từ thói
quen, nguyên tắc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ có tính chất chuyên ngành, tính
chất chuẩn mực trong việc xây dựng các báo cáo khoa học.
Ngôn ngữ trong báo cáo khoa học phải đảm bảo phản ánh đúng nội dung cần
truyền đạt, sáng tỏ các vấn đề, không để người đọc, người nghe không hiểu hoặc
hiểu nhầm, hiểu sai. Do đó, ngôn ngữ trong nghiên cứu khoa học cần có các đặc điểm sau:
- Tính chính xác, rõ ràng: Tính chính xác thể hiện thông qua việc các kết
luận được đưa ra phải có một hệ thống dẫn chứng, giải thích thuyết phục. Trong
báo cáo khoa học đối với ngôn ngữ tiếng Việt cần sử dụng chuẩn mực với các yêu
cầu như đúng ngữ pháp, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác…., với các nội
dung chuyên ngành cần thể hiện bằng tiếng nước ngoài phải đảm bảo chính xác về
nghĩa và quy ước chuyên ngành khoa học. Ngôn ngữ phải thể hiện đúng nội dung
mà báo cáo khoa học muốn truyền đạt, tạo cho tất cả mọi đối tượng tiếp nhận có
cách hiểu như nhau theo một nghĩa duy nhất. Ngoài ra ngôn ngữ cần đảm bảo tính
logic, chặt chẽ, phù hợp với nội dung chuyên ngành nghiên cứu. Trong mỗi báo
cáo khoa học cần lựa chọn ngôn ngữ thận trọng, tránh dùng các ngôn ngữ cầu kỳ,
tránh sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt suồng sã.
- Tính khách quan: Tính khách quan đòi hỏi người viết nếu muốn thể hiện
quan điểm cá nhân của mình phải đưa ra được các phản biện so với các quan điểm
trái chiều trên cơ sở các tri thức khoa học được thừa nhận. Nói cách khác, để
chứng minh, đưa ra nhận xét về một vấn đề trong báo cáo khoa học tác giả phải có
đầy đủ căn cứ, số liệu để chứng minh. Tính khách quan làm cho báo cáo khoa học
có tính hàn lâm, tính nguyên tắc cao, kết hợp với những luận cứ chính xác sẽ làm
cho công trình có sức thuyết phục cao.
- Tính khuôn mẫu khoa học: Báo cáo khoa học là sản phẩm trí tuệ của người
nghiên cứu, góp phần tìm ra những tri thức mới nên phải thể hiện sự tôn trọng với
tri thức của loài người, làm tăng uy tín của người nghiên cứu. Hơn nữa, báo cáo
khoa học phản ánh trình độ chuyên môn của người nghiên cứu, vì vạy ngôn ngữ
trong báo cáo khoa học có tính khuôn mẫu ở mức độ tương đối cao. Báo cáo cần
được trình bày, sắp xếp bố cục nội dung theo các khuôn mẫu quy ước đã được thừa
nhận. Tính khuôn mẫu đảm bảo cho sự thống nhất, tính khoa học và tính văn hóa
của báo cáo khoa học. Tính khuôn mẫu còn thể hiện trong việc sử dụng từ ngữ
chuyên môn, kỹ thuật, tạo sự thống nhất cho người nghiên cứu đồng thời giúp
người đọc dễ lĩnh hội
Về câu văn trong báo cáo khoa học cần đảm bảo không biểu cảm thể hiện
tình cảm, quan điểm cá nhân. Mặt khác, độ dài của câu văn cũng cần chú ý chỉ ở
mức độ phù hợp và cần thiết. Bởi lẽ câu văn dài có thể gây sự khó hiểu và dễ mất
đi tính chính xác. Sử dụng các câu ngắn, tránh dùng các câu quá dài sẽ là một trong
phương pháp làm cho báo cáo khoa học soạn thảo cô đọng, chính xác, các kết luận
được phát hiện thuận lợi cho người đọc hiểu đúng. Điều này được lý giải bởi về
bản chất, các tri thức khoa học vốn rất hàn lâm nên việc diễn đạt các tri thức, nhất
là tri thức chuyên ngành bằng những câu văn dài càng làm cho chúng trở nên phức
tạp. Hơn nữa, người soạn thảo khi dùng các câu dài thường vi phạm các qui tắc
ngữ pháp một cách vô thức. Thông thường trong nghiên cứu khoa học, người đạt
trình độ viết càng cao thì càng có khả năng dùng từ ngữ và viết câu đơn giản để
diễn tả những vấn đề phức tạp, trong trường hợp cần phải sử dụng ngôn ngữ bằng
câu phức tạp, các kiến thức chuyên sâu, người có kinh nghiệm nghiên cứu cũng có
khả năng diễn tả những câu phức tạp đó bằng các thuật ngữ đạt độ chuẩn xác cao.
Điều này giúp cho người khác đọc có thể hiểu chính xác ý tác giả muốn diễn đạt.
Sau khi viết xong, tác giả nên nhờ người khác có am hiểu về chuyên ngành
của mình đọc lại, góp ý hoặc để sau một thời gian rồi tự đọc lại. Bởi viết báo cáo
khoa học là một hoạt động nhận thức, điều này ít nhiều gây tâm lý chủ quan của
người viết về chất lượng sản phẩm nghiên cứu của chính mình, do đó người chỉ
phải đọc lại văn bản của người khác (mà không tốn quá nhiều sức lực và mệt mỏi
trong hoạt động thần kinh) sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm ra các lỗi cả về nội dung
và hình thức diễn đạt của tác giả. Còn đối với bản thân tác giả, sau một thời gian
đọc lại vừa để nghiệm lại tính chính xác và cách thức trình bày của bản thân mình,
vừa đảm bảo “độ trùng” trong hoạt động thần kinh của mình để đủ sáng suốt rút ra
những điều còn hạn chế.
Ngoài ra, người nghiên cứu cần chú ý, về văn phong khi viết đề tài nghiên
cứu khoa học không giống như văn phong nói hay văn phong trong những tác
phẩm văn học, văn phong trong nghiên cứu khoa học cần phải trang trọng, đanh
thép và thể hiện được tính khách quan một cách rõ ràng. Cần đảm bảo một trình tự
trước sau rõ ràng so với các loại hình thể hiện ngôn ngữ khác. Đặc biệt văn phong
khoa học đòi hỏi phải có một sự kiểm tra, sắp xếp lại các ý một cách logic nhất,
cần phải thể hiện một nội dung cụ thể, rõ ràng trong từng đoạn văn. Cần phải sắp
xếp các đoạn theo một trình tự logic nhất định và biết cách sử dụng các từ ngữ để
liên kết chúng với nhau, các đoạn văn cũng không được quá chênh lệch nhau về
dung lượng kiến thức hay độ dài câu chữ. Thêm vào đó, văn phong khoa học phải
có lập luận chặt chẽ, khách quan, mỗi lập luận được đưa ra phải dựa trên một hệ
thống các luận điểm có từ trước, những trích dẫn cũng như lời giải thích rõ ràng, có
thể kèm theo hình ảnh, bảng, biểu đồ minh họa.
Đối với ngữ pháp và từ vựng, không giống văn phong nói hay trong những
tác phẩm văn học ở chỗ tác giả không được sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương
hoặc sử dụng những biện pháp để thay đổi cấu trúc câu. Điều này sẽ tránh mắc các
lỗi dẫn đến báo cáo khoa học không đủ tính tin cậy, chỉ khi công trình được diễn tả
bằng từ ngữ trang trọng, chính xác, rõ nghĩa, ngữ pháp quy chuẩn thì mới đủ để
thuyết phục được người đọc, nhất là bản thân báo cáo khoa học đều là các sản
phẩm kén người đọc, đối tượng đọc và nghiên cứu báo cáo đa phần là người có
trình độ và am hiểu chuyên môn. Hơn nữa, chính bởi tính nhận thức của việc viết
báo cáo khoa học nên chất lượng một báo cáo xét từ khía cạnh văn phong phụ
thuộc nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng của người nghiên cứu, người càng có
kinh nghiệm viết thì chất lượng báo cáo khoa học càng mạch lạc, rõ ràng, đanh
thép hơn, hay còn được gọi là có tính khoa học hơn so với những những người ít
viết bài nghiên cứu. Kinh nghiệm này có thể tích lũy thông qua rèn luyện, nhất là
việc thường xuyên đọc những bài báo khoa học, bài nghiên cứu và thông qua đó
rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.
2.2. Kỹ thuật trình bày các nội dung trong báo cáo khoa học
2.2.1. Trình bày những vấn đề chung về thể thức báo cáo khoa học
Thể thức của báo cáo khoa học là toàn bộ các yếu tố thông tin cấu thành báo
cáo khoa học nhằm bảo đảm cho báo cáo có chất lượng và thuận lợi trong quá trình
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của người đọc. Có những yếu tố mà nếu thiếu
chúng, báo cáo sẽ không hợp thức và không được giới chuyên môn thừa nhận. Thể
thức là đối tượng chủ yếu của những nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa công trình khoa
học. Nói cách khác, khi xem xét các yêu cầu để làm cho công trình nghiên cứu
được soạn thảo một cách khoa học, thống nhất thì đối tượng trước hết được quan
tâm chính là các bộ phận tạo thành báo cáo khoa học đó. Ngoài việc nghiên cứu
hình thức báo cáo khoa học thì việc nghiên cứu kết cấu của sản phẩm nghiên cứu,
nội dung thông tin của từng yếu tố trong sản phẩm khoa học và mối quan hệ giữa
chúng với nhau, với mục tiêu sử dụng sản phẩm khoa học là vô cùng quan trọng.
Tất cả những yếu tố này đều có khả năng làm tăng lên hay hạ thấp giá trị của các
báo cáo khoa học trong thực tế. Báo cáo khoa học là một loại văn bản có tính đặc
thù cao so với các loại văn bản khác. Với hệ thống công trình khoa học ở các lĩnh
vực và cấp độ nghiên cứu khác nhau nhưng có điểm chung là tất cả những yếu tố
cấu thành và liên quan như uy tín tác giả, nội dung, và đặc biệt là hình thức ít hay
nhiều đều phải tuân theo những khuôn mẫu nhất định. Một trong những phương
diện của phạm trù hình thức báo cáo khoa học chính là thể thức của các công trình đó.
Về mặt nội dung, kỹ thuật trình bày thể thức báo cáo khoa học bao gồm khổ
giấy, kiểu trình bày, định lề trang, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông
chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với sản
phẩm khoa học được soạn thảo trên máy vi tính sử dụng chương trình soạn thảo
văn bản (như Microsoft Word for Windows) và in ra giấy như khóa luận, luận văn,
luận án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp…; có thể áp dụng đối với công
trình được soạn thảo bằng các phương pháp hay phương tiện kỹ thuật khác; không
áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn
phẩm khác (các tiêu chuẩn thể thức đối với các loại hình này phụ thuộc vào quy
định của đơn vị xuất bản và đặc thù hình thức thể hiện của sách, tạp chí đó). Báo
cáo khoa học, đặc biệt khóa luận, luận văn khoa học, luận án, từ bìa cho đến các
trang nội dung, phải được đánh máy và trình bày một cách chân phương, nghiêm
túc, trên giấy trắng khổ A4, không mùi bằng mực đen. Tuyệt đối không được thêm
các hình vẽ ở các trang bìa, cũng như không được kẻ thêm vạch hay viết thêm tên
người hướng dẫn, tên tác giả ở phía trên và phía dưới ở các trang bên trong. Các
kiểu chữ sử dụng cũng phải chân phương, không rườm ra, màu mè, cầu kỳ, bay bướm.
* Về phông chữ trình bày báo cáo khoa học
Phông chữ sử dụng để trình bày báo cáo khoa học phải là các phông chữ
tiếng Việt với kiểu chữ chân phương, bảo đảm tính trang trọng, nghiêm túc của văn
bản, khi soạn thảo ưu tiên sử dụng các phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt (phông
chữ tiếng Việt Unicode) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
* Về định lề trang và đánh số trang văn bản báo cáo khoa học
Báo cáo khoa học được trình bày trên khổ giấy A4 với cách định lề trang như sau:
- Lề trên: cách mép trên trang giấy từ 20 đến 25mm;
- Lề dưới; cách mép dưới trang giấy từ 20 đến 25m;
- Lề trái: cách mép bên trái trang giấy từ 30 đến 35mm;
- Lề phải: cách mép bên phải trang giấy từ 15 đến 20mm.
Ngoài các yếu tố thể thức của báo cáo khoa học được trình bày trên đây,
trong một số trường hợp, nhất là đối với nghiên cứu khoa học kĩ thuật, khoa học tự
nhiên còn xuất hiện các yếu tố bổ sung tùy thuộc vào mục đích sử dụng báo cáo
khoa học trong những lĩnh vực nghiên cứu cụ thể.
Số trang của báo cáo khoa học được trình bày tại chính giữa, trên đầu trang
giấy (phần header) hoặc tại góc phải, ở cuối trang giấy (phần footer), bằng chữ số
ả-rập, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;
* Đánh số thứ tự cho phần nội dung chính
Các chương được ghi bằng chữ số Arập, dưới chương là các mục gồm hai
chữ số, dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu
mục gồm 4 chữ số. Báo cáo in đậm mục số, chữ và tên phần/mục. Phần/mục sau
phải so le với phần mục liền trước 1 tab (0,5-1 cm) và tuân theo nguyên tắc đánh
số ma trận. Các báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất
gồm 4 chữ số , chữ số thứ nhất là chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1
nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu
mục. Tên các mục, tiểu mục cần ngắn gọn, rõ ràng, tường minh, không hiểu theo
nhiều nghĩa. Không để tên tiểu mục ở dòng cuối cùng của trang văn bản. Ví dụ : 1.1 1.1.1 1.1.2 1.1.2.1 1.1.2.2 1.2 1.3
Quy định kích thước (theo font chữ unicode) của các chương, mục, tiểu mục
được thể hiện trong Bảng dưới đây.
Bảng: Quy định kích thước của các chương, mục, tiểu mục Định Đề mục Kiểu chữ Cỡ chữ Ví dụ (mẫu chữ) dạng TimeNewRoman Đậm, PHẦN A Phần (A,B,C,D) 15 (viết hoa) đứng VẤN ĐỀ... Chương (đánh TimeNewRoman Đậm theo số A rập 13 Chương 1 (viết thường) đứng 1,2,3...) TimeNewRoman Đậm, CƠ SỞ LÍ LUẬN Tên chương 14 (viết hoa) đứng VÀ THỰC TIỄN ...
Mục (đánh số 1.1, TimeNewRoman 13 Đậm, 1.1.Thực trạng 1.2,...) (viết thường)
Tiểu mục 1.1.1, TimeNewRoman Đậm, 13
1.1.1. Vai trò ... 1.1.2...) (viết thường) nghiêng Tiểu mục tiếp TimeNewRoman Thường, 1.1.1.1. Khái niệm 13 theo (viết thường)
nghiêng tội phạm… TimeNewRoman Tội phạm xâm Nội dung 13 Thường (viết thường) phạm sở hữu Bảng 2.1. Cơ cấu TimeNewRoman Tên hình, bảng 13 Đậm,
theo hình thức phạm (viết thường) tội
Chú thích hình, TimeNewRoman Landrace: 10 Thường bảng (viết thường) Yorshire
Phụ lục, tài liệu TimeNewRoman
13 Thường, Nguyễn Văn A (2018)... tham khảo (viết thường)
2.2.2. Trình bày các thành phần trong bố cục báo cáo khoa học
Bố cục đóng vai trò quan trọng trong mỗi báo cáo khoa học. Bố cục đề cập
đến việc thiết kế, sắp xếp các phần tử trên một vị trí cụ thể của từng mục bên trong
chứa đựng các nội dung, hình ảnh, sơ đồ…. Việc hiểu và trình bày bố cục trong
báo cáo khoa học rất quan trọng, nếu bố cục không được trình bày chính xác sẽ có
khả năng dẫn đến thông điệp mà báo cáo khoa học muốn truyền tải sẽ bị thiếu hoặc hiểu sai.
Mỗi loại hình báo cáo khoa học sẽ có kết cấu về bố cục riêng, nhưng về cơ
bản có 2 loại kết cấu chính: kết cấu truyền thống (gồm 03 chương) và kết cấu với
những dạng đề tài đặc biệt, thường có nội dung nghiên cứu rộng, lĩnh vực nghiên cứu đặc thù.
Trong báo cáo kết quả nghiên cứu trình bày một cách có hệ thống kết quả
nghiên cứu, cần nêu bật được những vấn đề cơ bản sau:
+ Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
+ Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
+ Nội dung và kết quả nghiên cứu có những đề xuất mới, ứng dụng sáng tạo.
+ Kết luận và khuyến nghị.
Báo cáo phải được trình bày theo một cấu trúc lôgic chặt chẽ với trình tự các
phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
2.2.2.1. Trình bày phần mở đầu:
Phần mở đầu thể hiện lý do để tiến hành nghiên cứu, những ý định cùng ước
vọng mong muốn của tác giả, bao gồm các nội dung sau:
- Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài): Trả lời cho câu hỏi vì sao lại
nghiên cứu đề tài đó?. Phần này được diễn tả bằng lời văn, thông thường bao gồm các ý chính sau:
+ Lí do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung, quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dự định nghiên cứu
+ Lí do chủ quan: Thực trạng địa bàn tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách
nhiệm, sự hứng thú của người nghiên cứu đối với vấn đề
+ Sự hạn chế từ các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm
mới của đề tài, vấn đề mà nhóm lựa chọn.
+ Mục đích khắc phục những hạn chế từ thực trạng, đề ra các giải pháp hiệu
quả hơn trong thời gian tới
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét
và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu, trả lời cho câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”
+ Phạm vi nghiên cứu: là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong
phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Mục đích nghiên cứu: là hướng đến điều gì đó hay công việc nào đó trong
nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn hoàn thành. Mục đích trả lời câu
hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiễn
của nghiên cứu. Ví dụ: Đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trong thời gian tới
+ Nhiệm vụ nghiên cứu là các hoạt động nghiên cứu cụ thể nhằm đạt được
mục đích nghiên cứu, đó là những hoạt động mang tính cụ thể, rõ ràng (có thể đo
lường hay định lượng) mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo mục đích đặt ra
trong nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu trả lời câu hỏi “làm cái gì?” và là điều mà
kết quả phải đạt được, thông thường được bắt đầu bằng các động từ. Ví dụ: Phân
tích thực trạng tội trộm cắp tài sản trong giai đoạn 2015 -2020
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp luận: là các lý thuyết gốc của vấn đề nghiên cứu đã được
nhân loại thừa nhận rộng rãi. Các phương pháp luận nghiên cứu được nhà nghiên
cứu lựa chọn sử dụng không phải một cách chủ quan, tuỳ tiện mà luôn luôn dựa
trên những nguyên tắc xác định. Những nguyên tắc đó được đưa ra trên cơ sở
những luận điểm cơ bản có tính hệ thống đã được giới khoa học của một ngành,
một môn hoặc một trường phái nghiên cứu nào đó thừa nhận là đúng đắn, được coi
là những tiền đề, cơ sở, xuất phát điểm cho việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu: Phần này trình bày các phương pháp trong
nghiên cứu khoa học được sử dụng trong báo cáo khoa học (Chỉ rõ phương pháp
chủ đạo, phương pháp bổ trợ)
- Đóng góp mới của đề tài: Là những thành tựu, kết quả mà kết quả của báo
cáo khoa học mang lại trong lý luận và hoạt động thực tiễn
- Kết cấu của đề tài: Trình bày vắn tắt các chương của đề tài. Ví dụ: Đề tài:
“Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới”
Công trình nghiên cứu gồm …. trang, … bảng, …. hình và …. biểu đồ cùng
…… phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng
và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau: Chương 1: … Chương 2: … Chương 3: …
Ngoài ra một số loại công trình khoa học, nhất là ở bậc cao như luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ đòi hỏi mục “tình hình nghiên cứu” hoặc riêng một chương
về “tổng quan nghiên cứu”, trong đó liệt kê các công trình nghiên cứu có liên quan
mật thiết đến vấn đề nghiên cứu, tóm tắt, nhận xét những công trình có liên quan
(trong và ngoài nước) trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu và chỉ ra:
• Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện
• Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này
• Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
• Những kết quả nghiên cứu chính
• Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
2.2.2.2. Trình bày phần nội dung các chương
Đây là phần cơ bản, chủ yếu nhất của công trình nghiên cứu, tùy cấp độ
nghiên cứu mà phần nội dung có thể có các vấn đề tổng quan vấn đề nghiên cứu,
nội dung và phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu. Có thể chia thành các
chương mục (số lượng chương, mục phụ thuộc vào đặc điểm của đề tài, khối lượng
nội dung, cách trình bày của tác giả...). Song nhìn chung, nội dung có thể chia
thành 3 hoặc 05 chương. Với luận án tiến sĩ, đa số hiện nay kết cấu gồm 04
chương, trong đó chương 1 trình bày về tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Đối với các đề tài có kết cấu truyền thống: 3 chương (lý luận – thực trạng –
giải pháp), thông thường phần nội dung có kết cấu:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
- Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị
Riêng đối với đề tài có kết cấu 05 chương, phần nội dung thông thường có
thể bao gồm các nội dung sau đây:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là gì?
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; sơ lược lịch sử nghiên cứu.
-Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu (Lí do nghiên cứu)
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên cứu
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được
- Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
- Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng (trên thế giới và Việt Nam)
3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Mô tả phương pháp nghiên cứu đã áp dụng như: - Bối cảnh nghiên cứu
- Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu
- Phương pháp thu thập số liệu (báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn…)
- Phương pháp xử lí thông tin -Xây dựng mô hình …
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
- Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lí dữ liệu thu được kết quả gì? (có
thể được trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, …)
– Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến không?
Giải thích vì sao lại có kết quả như vậy, …
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:
- Đưa ra tóm tắt tổng hợp nội dung và kết quả nghiên cứu 2. Khuyến nghị:
- Đề xuất biện pháp áp dụng
- Nghiên cứu đã giải quyết vấn đề gì, chưa giải quyết vấn đề gì (hoặc có vấn
đề mới nào nảy sinh)? Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
2.2.2.3. Trình bày phần kết luận
Kết luận về toàn bộ công trình nghiên cứu: tổng hợp các kết quả nghiên cứu,
nêu rõ vấn đề nào đã được giả quyết và vấn đề chưa được giả quyết và vấn đề mới
nảy sinh cần tiếp tục nghiên cứu. Kết luận cần được trình bày súc tích, cô đọng,
sâu sắc, ngắn gọn không có lời bàn và bình luận gì thêm.
Phần kết luận của báo cáo khoa học phải để ở trang riêng, tổng hợp tất cả các
kết quả rút ra được từ việc nghiên cứu đề tài cùng với một vài giải pháp chủ yếu
nhất, những kiến nghị, dự báo xu hướng phát triển, với độ dài từ 1-2 trang. Đây là
những điều khẳng định hay kết luận cụ thể về các vấn đề chủ yếu được đề cập
trong tất cả các chương của báo cáo khoa học mà tác giả rút ra được sau khi nghiên
cứu, có thể được đánh số thứ tự 1, 2, 3 … hay gạch đầu dòng (-) mà không kèm bất
kỳ một lời bình luận nào. Kết luận là phần rất quan trọng của báo cáo khoa học,
cùng với các giải pháp, kiến nghị đề xuất, đây chính là kết quả nghiên cứu của tác
giả. Do vậy, đây là phần đòi hỏi việc viết rất công phu, mang tính tổng hợp cao,
tuy nhiên cũng cần phân biệt Kết luận với Tóm tắt, có nghĩa cần tránh thay vì kết
luận thì tác giả lại tóm tắt lại nội dung báo cáo khoa học và đưa ra bình luận. Trong
Kết luận cũng không nên nói lời cám ơn vì lời cám ơn đã được đưa vào Lời mở
đầu hay đã có trang riêng.
Ngoài ra, đối với các báo cáo khoa học có kết cấu 05 chương, thông thường
phần kết luận được cơ cấu thành một chương riêng và là chương cuối (Chương 5).
Nội dung bên trong chương được trình bày ở mục 2.2.2.2. nêu trên.
2.2.2.4. Trình bày danh mục tài liệu tham khảo