Tài liệu cơ sở văn hóa việt nam kì 1 khóa 2022 | Cở sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Viết một tiểu luận về chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích sâu sắc. Hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện điều này và thể hiện ý kiến cá nhân của mình một cách rõ ràng và logic. Chúc bạn may mắn với tiểu luận của mình!
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM)
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 15962736
Tài liệu cơ sở văn hóa việt nam kì 1 khóa 2022
Cultural Studies (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 15962736
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM I.
VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Định nghĩa văn hóa:
+ Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
+ Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
+ Taylor: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân
tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng,
tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một
thành viên của xã hội - Ví dụ:
+ Định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội” là của tác giả: A.Hồ Chí Minh B.Trần Quốc Vượng C.Trần Ngọc Thêm D.E.B.Taylor
+ Tác giả nào được xem là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hóa? Vào năm nào? A. F. Boas 1788 B. E.B. Taylor 1871 C. L.White 1781
D. Trần Ngọc Thêm 1989 + Văn minh là khái niệm: lOMoAR cPSD| 15962736
A.Chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính dân tộc, gắn
với phương Đông nông nghiệp
B.Chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính quốc tế, gắn
với phương Đông nông nghiệp
C.Chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính dân tộc, gắn
với phương Tây đô thị
D.Chỉ trình độ phát triển, thiên về vật chất, có tính quốc
tế, gắn với phương Tây đô thị
+ Văn hiến là khái niệm
A.Thiên về tinh thần và trình độ phát triển
B.Thiên về tinh thần và có bề dày lịch
sử C.Thiên về vật chất và có bề dày lịch sử
D.Thiên về vật chất và trình độ phát triển
+ Sự khác biệt giữa “văn hóa”, “văn hiến”, “văn vật” chủ yếu ở tính: A.Tính giá trị B. Tính lịch sử C. Tính hệ thống D. Tính nhân sinh.
+ Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như là sản phẩm
của một quá trình với văn minh như sản phẩm cuối cùng: A.Tính giá trị B. Tính lịch sử C. Tính hệ thống D. Tính nhân sinh
2. Đặc trưng và chức năng, cấu trúc của văn hóa lOMoAR cPSD| 15962736 Đặc trưng Chức năng Tính hệ thống
Chức năng tổ chức xã hội Tính giá trị
Chức năng điều chỉnh xã hội Tính nhân sinh Chức năng giao tiếp Tính lịch sử Chức năng giáo dục
+ Cấu trúc của văn hóa : 4 thành tố
- Văn hóa nhận thức
- Văn hóa tổ chức cộng đồng
- Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên -
Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội - Ví dụ:
+ Văn hóa có mấy đặc trưng/ mấy chức năng? A.1 B. 2 C. 3 D.4
+ “Đảm bảo tính kế tục của lịch sử” là chức năng nào của văn
hóa? A.CN tổ chức xã hội B. CN giáo dục
C. CN điều chỉnh xã hội D. CN giao tiếp
+ Nói văn hóa “là một thứ gen xã hội di truyền phẩm chất con
người lại cho các thế hệ mai sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa?
A. CN tổ chức xã hội B. CN giáo dục
C. CN điều chỉnh xã hội D. CN giao tiếp lOMoAR cPSD| 15962736
+ Cấu trúc của hệ thống văn hóa theo tác giả Trần Ngọc Thêm gồm:
A. VH nhận thức, VH tổ chức đời sống tập thể, VH tận dụng
môi trường tự nhiên, VH tận dụng môi trường xã hội
B. VH nhận thức, VH tổ chức cộng đồng, VH tận dụng
môi trường tự nhiên, VH tận dụng môi trường xã hội
C. VH nhận thức, VH tổ chức cộng đồng, VH ứng xử với
môi trường tự nhiên, VH ứng xử với môi trường xã hội
D. VH nhận thức, VH tổ chức cộng đồng, VH đối phó
môi trường tự nhiên, VH đối phó môi trường xã hội 3. LOẠI HÌNH VĂN HÓA
Dựa trên điều kiện địa lý và điều kiện sống chia thành:
1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp: (nóng, ẩm, mưa nhiều định
cư, thích hợp trồng trọt)
- Điều kiện địa lý Việt Nam: xứ nóng, sông nước, giao
điểm (ngã tư) của các nền văn hóa, văn minh.
- Phương Đông (văn hóa): Châu Á, Châu Phi, châu Úc
2. Loại hình văn hóa gốc du mục (lạnh khô, đồng cỏ mênh
mông, thích hợp chăn nuôi)
Đặc trưng loai hình văn hóa nông nghiệp:
- Định cư, hòa hợp với tự nhiên
- Tư duy tổng hợp, linh hoạt, biện chứng, cảm tính,
- Trọng kinh nghiệm, phụ nữ, tình, văn đức, quan hệ - VD: lOMoAR cPSD| 15962736
+ Trong ứng xử với môi trường tự nhiên, loại hình văn hóa
nông nghiệp có đặc điểm:
A. Sống định cư, coi thường tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
B. Sống du canh du cư, coi thường tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
C. Sống định cư, tôn trọng tự nhiên, muốn chinh phục thiên nhiên
D. Sống định cư, tôn trọng tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
+ Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa là:?
A. Khí hậu, địa hình, thức ăn, kinh tế, truyền thống....
B. Khí hậu, nơi ở, tuổi tác.
C. Khí hậu, nghề nghiệp, sức khỏe
D. Nghề nghiệp, tính cách,...
+ Điều kiện địa lý tự nhiên Việt Nam được xem là ba hằng số cơ bản:
A.Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền
B.Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài
C.Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu
D.Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa
+ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”; “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với
ma mặc áo giấy” thể hiện tư duy gì của người Việt A. Tư duy linh hoạt B. Tư duy phân tích lOMoAR cPSD| 15962736 C. Tư duy tổng hợp D. Cả 3 đều đúng
+ Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao
với mọi tình huống, nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là :
A.Thói đố kỵ cào bằng
B. Thói dựa dẫm, ỷ lại C. Thói tùy tiện D. Thói bè phái
+ Cách tư duy của người Việt truyền thống thiên về?
A. Phân tích và trọng yếu tố; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm
B. Tổng hợp và trọng quan hệ; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm
C. Tổng hợp và trọng yếu tố; chủ quan, lý tính, kinh nghiệm
D. Tổng hợp và trọng quan hệ; khách quan, cảm tính, kinh nghiệm
4. CHỦ THỂ VĂN HÓA VIỆT NAM lOMoAR cPSD| 15962736 - VD:
+ Tổ tiên của người Việt, Mường, Khmer… thuộc chủng: A.Chủng Nam Á B. Chủng Melanesien C. Chủng Nam Đảo D. Chủng Indonesien
+ VD: Tổ tiên của người Chăm, Raglai, Ê đê, Chru… thuộc chủng: A.Chủng Nam Á B. Chủng Melanesien C. Chủng Nam Đảo D. Chủng Indonesien
+ Chủng Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào?
A.Cuối thời đá mới, đầu thời kì đồ đồng (khoảng 5.000 năm về trước)
B.Thời đồ đá giữa (10.000 năm về trước) lOMoAR cPSD| 15962736
C.Thời đồ đá cũ (2 triệu năm về trước)
D.Cuối thời đồ đồng, đầu thời kì đồ sắt (khoảng 4.000 năm về trước)
+ Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng thời gian :
A.2000 năm trước Công nguyên
B. 1000 năm trước Công nguyên
C. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II)
D. Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII)
5. TIẾN TRÌNH VĂN HÓA - 6 giai đoạn:
+ Tiền sử: cư dân ĐNÁ: lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, cây
thuốc, thuần dưỡng gia súc, làm nhà sàn
+ Văn Lang – Âu Lạc:
- VH Đông Sơn: đồ đồng
- VH Sa Huỳnh: miền Trung, Champa, mộ chum
- VH Đồng Nai: đồ đá, trồng lúa cạn
+ Chống Bắc thuộc: Hán hóa / chống Hán hóa và VN hóa các ảnh hưởng TQ.
+ Đại Việt: Lý Trần: Phật Giáo rực rỡ, tam giáo đồng nguyên;Thời
Lê nho giáo là quốc giáo. Chữ Nôm: hình thành Lý Trần, phát triển thời Lê
+ Đại Nam: thống nhất lãnh thổ, luật Gia Long lOMoAR cPSD| 15962736 + hiện đại - 3 lớp: + Bản địa
+ Giao lưu với Trung Hoa và khu vực
+ Giao lưu với phương Tây: 2 xu hướng: Âu hóa/ chống Âu hóa và
VN hóa các ảnh hưởng phương Tây, hội nhập Chữ quốc ngữ - VD:
+ Nghề trồng lúa nước là thành tựu của cư dân ĐNÁ ra đời vào thời kì: A.Tiền sử B. Văn Lang – Âu Lạc C. Chống Bắc thuộc D. Đại Việt
+ Ngoài trồng lúa nước, cư dân Đông Nam Á còn đạt được thành tựu về:
A.Ở nhà sàn, chữa bệnh bằng cây
thuốc B.Thuần dưỡng trâu, gà
C.Trồng dâu, nuôi tằm và uống chè
D.Cả 3 đáp án trên
+ Đàn đá được biết đến là thành tựu của A. VH Đông Sơn lOMoAR cPSD| 15962736 B. VH Đồng Nai C. VH Sa Huỳnh D. VH Óc Eo
+ Các sản phẩm luyện kim đồng là thành tựu nổi bật của thời kì nào? A.Tiền sử
B. Văn Lang – Âu Lạc C. Chống Bắc thuộc D. Đại Việt
+ Hình thức mai táng bằng mộ chum là một đặc trưng tiêu biểu của: A. VH Đông Sơn B. VH Đồng Nai C. VH Sa Huỳnh D. VH Lung Leng
+ Chủ thể văn hóa Sa Huỳnh là người: A. Việt cổ B. Champa C. Hoa D. Chơ - ro
6. Các vùng văn hóa Việt Nam lOMoAR cPSD| 15962736
1. Tây Bắc: mương phai lái lịn dẫn nước, Thái, Mường, Mông,
múa xòe, nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo)
2. Việt Bắc: người Tày - Nùng, lễ hội lồng tồng (xuống đồng)
3. Bắc Bộ: làng xã, cái nôi, cội nguồn VH
4. Trung Bộ: đất hẹp Quảng Bình đến Bình Thuận, nền VH Chăm
sắc, thờ Linga-Yoni, đặc thạo đi biển, ăn cay, tín ngưỡng cá Ông
5. Tây Nguyên: ngôn ngữ Môn Khmer, Nam Đảo; sử thi trường ca, lễ
hội đâm trâu, cồng chiêng, nhà sàn, nhà dài, tượng nhà mồ
6. Nam Bộ: kênh rạch, xuồng, thuyền, chợ nổi. - VD:
+ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các
tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam ?
A. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống
nhất trong sự đa dạng.
B. Bản sắc chung của văn hóa
C. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
D. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa
+ Hệ thống mương phai lái lịn được xem là biểu tượng của vùng văn hóa:
A.Tây Bắc B. Bắc Bộ C. Việt Bắc D. Nam Bộ
+ “Thái ăn theo nước Xá ăn theo lửa”, “Khăn thêu Thái, cạp
váy Mường” để chỉ lối sinh hoạt của cư dân vùng? lOMoAR cPSD| 15962736 A.Tây Bắc B. Trung Bộ C. Việt Bắc D. Tây Nguyên
+ Hình ảnh con thuyền chợ nổi được xem là biểu tượng của vùng văn hóa? A.Trung Bộ B.Bắc Bộ C.
Việt Bắc D. Nam Bộ
+ So với các vùng khác, gia vị trong bữa ăn của người Việt miền Trung có vị:
A.Thiên về ngọt B. Thiên về cay
C. Thiên về chua D. Thiên về đắng
+ Vùng Văn hóa Nam Trung Bộ chạy dài theo dọc biển từ:
A. Thanh Hóa đến Ninh Thuận
B. Quảng Bình đến Bình Thuận
C. Nghệ An đến Bình Thuận
D. Quảng Bình đến Ninh Thuận
+ Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi
đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là:
A. Vùng văn hóa Trung Bộ B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Nam bộ
D. Vùng văn hóa Việt Bắc
+ Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa
đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn nhất, được xem là cái nôi của Văn hóa VN? lOMoAR cPSD| 15962736
A. Vùng văn hóa Việt Bắc B. Vùng văn hóa Tây Bắc
C. Vùng văn hóa Bắc Bộ
D. Vùng văn hóa Tây Nguyên
II. VĂN HÓA NHẬN THỨC
1. Nhận thức về vĩ trụ - Âm dương”
+ Quy luật về thành tố:
- Trong dương có âm; trong âm có dương
- Không có gì hoàn toàn âm; không có gì hoàn toàn dương
+ Tư duy lưỡng phân lưỡng hợp + Quy luật về quan hệ: - Âm cực sinh dương - Dương cực sinh âm - VD:
+ Biểu tượng Âm Dương Truyền thống của Người Việt
là: A.Hình vuông B. Hình tròn
C. Cả A và B đúng D. Cả A và B Sai
+ Việc nhận thức rõ hai quy luật của triết lý âm dương đã mang
lại ưu điểm gì trong quan niệm sống của người Việt ?
A. Sống hài hòa với thiên nhiên
B. Giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể
C. Giữ gìn sự hòa thuận, sống không mất lòng ai.
D. Triết lý sống quân bình lOMoAR cPSD| 15962736
+ Câu nào sau đây không phản ánh triết lý âm
dương? A.Chắc quá hóa lép
B.Trong cái rủi có cái may
C.Thà chết đứng còn hơn sống
quỳ D.Qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai
- Tam tài: Thiên - Địa - Nhân
- Ngũ hành: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ - VD:
+ Theo quan hệ tương sinh của Ngũ hành, hành Mộc sinh hành nào? A.Kim B. Hỏa C. Thủy D. Thổ
+ Nếu xem bàn tay là một hệ Ngũ hành thì ngón út sẽ ứng với hành: A. Kim B. Hỏa C. Thủy D. Thổ
+ Màu đỏ, hướng Nam, con chim biểu tượng của hành: A.Kim B. Hỏa C. Thủy D. Thổ lOMoAR cPSD| 15962736 - Lịch Âm Dương:
+ Số ngày năm Dương lịch nhiều hơn số ngày năm Âm lịch khoảng 11 ngày
+ Sau gần 3 năm => Tháng nhuận phản ánh sự phối hợp tự nhiên
giữa hai luồng ảnh hưởng của mặt trời và mặt trăng cùng đồng thời tác động lên trái đất - VD:
+ Tháng nhuận trong lịch Âm Dương là:
A. Bằng chứng về sự thiếu khoa học của lịch và VH phương Đông
B. Khoảng thời gian mà Trái Đất phải chuyển động tiếp trên
quỹ đạo để trở về điểm giao hội
C. Một thao tác nhân tạo nhằm điều chỉnh cho hai lịch phù hợp nhau D. Cả ba đều sai
- Một năm bắt đầu bằng tháng Tí (năm của người xưa bắt đầu vào
tháng 11 năm trước nên tháng 11 là tháng Tí)
- Một ngày bắt đầu bằng giờ Tí
- Một hoa giáp (hội) bắt đầu bằng Giáp Tí, kết thúc bằng Quý Hợi - VD:
+ Trong hệ Can Chi, Tháng Giêng là
tháng: A.Tí B. Sửu C. Dần D. Hợi
+ Theo hệ Can chi, vào lúc nửa đêm từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ:
A. Tí B. Sửu C. Dần D. Hợi lOMoAR cPSD| 15962736
2. Nhận thức về con người - Con người tự nhiên
+ Con người là một tiểu vũ trụ, cũng có cấu trúc mô hình 5 yếu tố:
ngũ tạng, ngũ quan, ngũ giác.
+ Ứng dụng: trong ăn uống, chữa bệnh (thận là cái trọng yếu nhất
vì người xưa quan niệm mọi loại bệnh đều xuất phát từ đây) và
bảo vệ sức khỏe (theo nguyên lý cân bằng âm dương)
- Áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ để lý giải con người
xã hội: mạng gì? Khắc gì?. Giải đoán vận mệnh
- Con người lấy mình làm trung tâm để xem xét tự nhiên, vũ trụ:
xây nhà, châm cứu huyệt - VD:
+ Việc áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ vào việc nhận thức
về con người tự nhiên được hình thành trên cơ sở:
A. Quan niệm “thiên địa vạn vật nhất thể”, coi con người là một vũ trụ thu nhỏ
B. Sự gắn bó mật thiết giữa con người nông nghiệp với thiên nhiên
C. Quy luật tương tác giữa các hành trong Ngũ hành
D. Đoán định vận mệnh của con người trong các mối quan hệ xã hội
+ Theo quan niệm truyền thống, mỗi cá nhân trong xã hội đều mang đặc
trưng của một hành trong Ngũ hành. Việc quy hành cho mỗi người
được tiến hành trên cơ sở :
A.Căn cứ vào đặc điểm tính cách của cá nhân
B.Căn cứ vào mối quan hệ gia đình, bạn bè, hôn nhân... lOMoAR cPSD| 15962736
C.Căn cứ vào thời điểm ra đời của cá nhân được xác định theo hệ can chi
D.Căn cứ vào nho-y-lý-số
III. VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ 1. Dân trong làng:
- Chính cư (Nội tịch) và Ngụ cư (ngoại tịch)
- Duy trì sự ổn định của làng xã
+ Hạn chế không cho người dân bỏ làng đi ra ngoài
+ Hạn chế không cho người ngoài vào sống ở
làng - Muốn được chuyển thành dân chính cư:
+ Đã cư trú ở làng 3 đời trở lên
+ Có một ít điền sản (đất ruộng)
- Thứ hạng dân chính cư: chức sắc, chức dịch, lão, đinh, ti ấu - VD:
+ Muốn chuyển thành dân chính cư, dân ngụ cư phải thỏa mãn
điều kiện nào sau đây ?
A. Đã cư trú lâu năm ở làng và phải có nhiều tài sản
B. Đã cư trú ở làng 3 đời trở lên và phải có ít điền sản
C. Đã kết hôn với người dân trong làng và có cuộc sống ổn định
D. Đã tham gia vào hội đồng kỳ mục của làng
+ Sự phân biệt dân chính cư, ngụ cư là sản phẩm của:
A. Chế độ phong kiến coi rẻ con người
B. Nhu cầu đảm bảo sự ổn định của làng xã
C. Nền kinh tế tiểu nông, tự cung, tự cấp
D. Các bộ luật thời phong kiến lOMoAR cPSD| 15962736 2. Tổ chức làng
- Phường: tổ chức theo nghề nghiệp
- Hội: tổ chức theo sở thích
- Giáp: chỉ có đàn ông tham gia, trọng tuổi già đứng đầu là ông Cai
giáp, các ông Lềnh. Nội bộ Giáp phân theo: Lão, đinh, ti ấu.
Chức tước do tuổi già mang lại gọi là Xỉ tước
- Lý dịch: đứng đầu là ông Lý, quản lý bằng sổ đinh, sổ điền
- Làng Nam Bộ có tính mở, dọc sông, kênh rạch, dân cư biến động - VD:
+ Phương tiện quản lý chủ yếu của Lý dịch trong tổ chức nông
thôn theo đơn vị hành chính làng xã
A.Chức sắc, chức dịch B. Sổ đinh, sổ điền
B.Lão, đinh, ti ấu D. A và C đều đúng
+ “Phường, hội” là tổ chức nông thôn theo
A.Địa bàn cư trú B. Nghề nghiệp, sở thích
C. Huyết thống D. Truyền thống trọng nam
+ Trong tổ chức Giáp ở nông thôn, đứng đầu
là: A.Lí trưởng B. Ông Cai
C. Ông Lềnh D. B và C đúng
+ Tiêu chuẩn phân cấp trong một Giáp
là: A.Nghề nghiệp B. Giới tính
C. Tuổi tác D. Sức mạnh lOMoAR cPSD| 15962736
+ Hệ thống “cửu tộc” thể hiện tính
A.Tính tôn ti B. Tính cộng đồng
C. Tính dân chủ D. Tính tự trị
+ “Bé bằng củ khoai, cứ theo vai mà gọi”, “sống lâu lên lão làng”,
“áo mặc không qua khỏi đầu” thể hiện tính gì:
A. Tính tôn ti B. Tính cộng đồng
C. Tính dân chủ D. Tính tự trị
+ Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng ?
A. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các
trục giao thông thuận tiện...
B. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng.
C. Dân cư của làng Nam Bộ thường biến động bởi người dân
hay rời làng đi nơi khác.
D. Làng Nam Bộ có tính mở
+ Ở Nam Bộ hiện nay, đơn vị hành chính dưới cấp xã là gì: A. Thôn B. Sóc C. Bản D. Ấp lOMoAR cPSD| 15962736 - VD:
+ “Phép Vua thua lệ làng”, “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà
vẫn hơn”, “Trống làng nào nấy đánh, thánh làng nào nấy thờ” biểu
hiện đặc trưng nào của làng xã Việt Nam?
A.Tính tự trị B. Tính Cộng đồng C.
Quyền lực làng xã D. Thói cào bằng +
Những hệ quả xấu của tính tự trị là:
A.Thói đũng đỉnh, thói dựa dẫm, tật xuề xòa, đại khái
B.Thói tùy tiện, lối làm ăn, sản xuất nhỏ, óc bè phái
C.Sự coi nhẹ cá nhân, thói dựa dẫm, thói cào bằng
D.Óc tư hữu, óc bè phái, óc gia trưởng
+ “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Khôn độc không bằng
ngốc đàn”, “lá lành đùm lá rách” biểu hiện đặc trưng nào của làng xã Việt Nam? A.Tính tự trị
B. Tính Cộng đồng
C. Quyền lực làng xã D. Thói cào bằng
+ Hệ quả tốt của tính cộng đồng là:
A.Tinh thần đoàn kết tương trợ, tính tập thể hòa đồng, nếp
sống dân chủ bình đẳng
B.Tinh thần tự lập, cần cù, nếp sống tự cung tự cấp
C.Sự thủ tiêu vai trò cá nhân, dựa dẫm, ỷ lại D.Cả ba đáp án trên
3. Tổ chức Quốc gia: lOMoAR cPSD| 15962736
- Thứ bậc xã hội: Sĩ – nông – công – thương
- Chức năng nhiệm vụ của nhà nước:
+ Ứng phó với môi trường tự nhiên: thiên tai, lũ lụt
+ Ứng phó với môi trường xã hội: chống ngoại xâm
- Sơn hà xã tắc: núi – sông – đất – nông
- Đàn Nam giao: Vua tế trời
- Thi cử: Hương – Hội – Đình
+ Quốc tử Giám: dạy học
- Luật lệ: Luật Hồng Đức thời Lê (1489), Luật Gia Long thời Nguyễn - VD:
+ Thứ tự “tứ dân” trong xã hội VN truyền
thống A.Nông, sĩ, công, thương
B.Sĩ, nông, công, thương C.Công, thương, sĩ, nông D.Thương, sĩ, công, nông
+ Hai truyền thuyết phản ánh chức năng nhiệm vụ của quốc gia là:
A. Bánh chưng bánh giày và Thánh Gióng
B. Sơn Tinh Thủy Tinh và Thánh Gióng
C. Bánh chưng bánh giày và Sơn Tinh Thủy Tinh
D. Tiên Dung Chữ Đồng Tử và Lạc Long Quân Âu Cơ
+ Truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong văn
hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến? lOMoAR cPSD| 15962736
A.Thái độ khinh rẻ nghề buôn
B.Việc coi trọng chế độ khoa cử
C. Quan niệm “Nhất sĩ nhì nông”
D. Quan niệm “Không thầy đố mày làm nên”
+ Hình thức lãnh đạo tập thể (vua anh - vua em, vua cha - vua con,
vua - chúa…) và Việc tuyển chọn người tài vào bộ máy quan lại
bằng hình thức thi cử thể hiện đặc điểm gì trong tổ chức quốc gia Việt Nam ?
A.Tinh thần dân tộc mạnh mẽ B.Ý thức quốc gia
C. Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp
D. Thái độ trọng tình, trọng đức, trọng văn
+ “Dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt”, “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo
chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, “đồ con buôn” thể hiện quan niệm?
A.Coi thường nông nghiệp B.Trọng thương nghiệp C. Coi trọng kẻ sĩ
D. Trọng nông ức thương 4. Đô thị
- Do nhà nước sản sinh ra, do nhà nước quản lý
- Chủ yếu thực hiện chức năng hành chính
- Chịu ảnh hưởng của nông thôn và luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa - VD:
+ Đô thị VN truyền thống có đặc điểm lOMoAR cPSD| 15962736
A. Hình thành tự phát và do nhà nước quản lý
B. Do nhà nước sinh ra và do nhà nước quản lý
C. Hình thành tự phát và tự trị quản
D. Do nhà nước sinh ra và phục vụ định hướng đô thị hóa nông thôn
+ Dưới thời các vua Hùng, kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt ở đâu ?
A.Cổ Loa B. Phong Châu C. Mê Linh D. Vạn An
+ Các hộ kinh doanh ở đô thị Việt Nam thường liên kết với nhau
để quy định điều gì? A. Lợi nhuận B. Giá bán C. Doanh số
D. Chất lượng sản phẩm
IV. VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN 1. Tín ngưỡng - Tín ngưỡng phồn thực + Phồn = nhiều + Thực = nảy nở
+ Biểu hiện: thờ sinh thực khí nam nữ, thờ hành vi giao phối +
Cầu mong mùa màng tươi tốt, con người sinh sôi nảy nở -VD:
+ Tín ngưỡng phồn thực trong dân gian có nguồn gốc từ: lOMoAR cPSD| 15962736 A. Triết lý Âm Dương
B. Nhu cầu sản xuất lúa gạo và sinh sản con người
C. Tục thờ Linga –Yoni của người Chăm D. Cả ba nhận xét trên
+ Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là :
A.Cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả năm
B. Làm ma thuật để truyền sinh cho mùa
màng C. Cầu cho đông con, nhiều cháu
D. Cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở
+Tục thờ cúng nõ nường, lễ hội “linh tinh tình phộc”, múa “tùng dí”,
tục “giã cối đón dâu”, bộ công cụ “chày và cối” là biểu hiện của A.
Tín ngưỡng phồn thực B.
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên C.
Tín ngưỡng sùng bái con người D. Cả ba đều đúng
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
+ Là sản phẩm của môi trường sống phụ thuộc, không giải thích được tự nhiên
+ Thờ các hiện tượng thuộc về tự nhiên (trời, nước, sấm, sét,
mưa…) và các nữ thần chiếm ưu thế (tín ngưỡng thờ Mẫu)
- Tứ pháp: Vân – Vũ – Lôi – Điện (Mây, mưa, sấm, chớp)
- TAM PHỦ: Cai quản 3 vùng: Mẫu Thượng Thiên (trời),
Mẫu thượng Ngàn (đất), Mẫu thượng Thoải/ thủy (nước) lOMoAR cPSD| 15962736
- 12 bà mụ: coi sóc sinh nở, thời gian
- Ngũ hành nương nương, bà chúa xứ: thần không gian
+ Thờ động vật (chim, rắn, cá sấu,…) thờ thực vật (cây lúa, cây đa…) -VD:
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện: A. Sự sùng bái tự nhiên B.
Sự tôn vinh giá trị người phụ nữ C.
Vai trò quan trọng của phụ nữ D. Cả ba câu trên
+ Tín ngưỡng thờ các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp được gọi là: A. Tứ Quý B. Tứ Phủ C. Tứ Pháp D. Tứ bất tử
+ Vị thần nào có trong tín ngưỡng thờ Tứ pháp: A. Thần mưa B. Thần sông C. Thần núi D. Thần biển
+ “Tam phủ” là tín ngưỡng thờ:
A. Trời, đất, người
B. Núi, sông, đồng bằng
C. Nho, Phật, Đạo
D. Trời, Đất, Nước
+ Mẫu Thượng Thiên là hình ảnh của? lOMoAR cPSD| 15962736 A. Bà Thủy B. Bà Đất C. Bà Trời D. Bà Mây
- Tín ngưỡng sùng bái con người: + Thờ cúng tổ tiên
+ Thờ thần tại gia: thổ công, thần tài, ông táo
+ Thờ những người có công
- Làng: thành hoàng ở đình làng
- Quốc gia: Quốc tổ - Quốc mẫu, Tứ bất tử, thờ người có công đánh giặc… -VD:
+ Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt
(gần như trở thành một thứ tôn giáo) là :
A. Tín ngưỡng phồn thực B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
D. Tục thờ Tứ bất tử
+ “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Vị
“Thánh” này là ai, được thờ ở đâu?
A. Thành hoàng thờ ở Đình Làng
B. Khổng Tử thờ ở Văn Miếu
C. Thiên Lôi thờ ở Điện thờ
D. Thổ công thờ ở Miếu
+ Tứ bất tử là bốn vị thần: lOMoAR cPSD| 15962736
A. Tản Viên, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh
B. Thủy Tinh, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh
C. Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh
D. Hùng Vương, Thánh Gióng, Chữ Đồng Tử, Tản viên 2. Phong tục
- Hôn nhân: truyền thống đáp ứng: quyền lợi gia tộc, quyền lợi làng xã, nhu cầu cá nhân
+ Nộp cheo: cho làng => đám cưới được công nhận
+ Quan hệ Mẹ chồng nàng dâu: tục “Mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm” -VD:
+ Hôn nhân truyền thống của người Việt đáp ứng: A. quyền lợi gia tộc B. quyền lợi làng xã C. nhu cầu cá nhân
D. Cả ba đáp án trên
+ Tục lệ nào sau đây được tiến hành trong lễ hợp cẩn để cầu chúc
cho hai vợ chồng mới cưới luôn gắn bó yêu thương nhau ?
A. Tục trao cho nhau nắm đất và gói muối
B. Mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm
C. Tục giã cối đón dâu
D. Tục uống rượu, ăn cơm nếp lOMoAR cPSD| 15962736
+ Tục “giã cối đón dâu” trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có ý nghĩa :
A. Cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu.
B. Cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
C. Cầu chúc cho đại gia đình trên thuận dưới hòa.
D. Chúc cho cô dâu đảm đang, tháo vát, làm lợi cho gia đình nhà chồng.
+ Câu “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản ánh :
A. Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng
B. Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ cư.
C. Tâm lý trọng tình trọng nghĩa
D. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất - Tang ma: + Đưa tiễn, xót thương
+ Nghi thức tang lễ: Lễ mộc dục (tắm gội) – Lễ phạn hàm (ngậm
gạo, muối, tiền) Lễ tẩm liệm - Lễ nhập quan - Lễ thành phục (mặc đồ
tang) -Lễ khiển điện (cúng) – Lễ di quan - Lễ hạ huyệt. + Số chẵn
+ Bát cơm, quả trứng cắm đôi đũa: Cầu mong cho người chết sớm đầu thai
+ Thể hiện tính cộng đồng, tính dân chủ -VD:
+ Về loại số, theo triết lý âm dương, những thứ liên quan đến
người chết (hoa cúng, lạy trước quan tài…) đều phải sử dụng : lOMoAR cPSD| 15962736 A. Số lẻ B. Số chẵn
C. Cả hai ý trên đều đúng
D. Cả hai ý trên đều sai
+ Trong phong tục tang ma, nghi thức đặt gạo, muối vào miệng người chết là: A. Mộc dục B. Phạn hàm C. Hồn bạch D. Kỳ Yên.
+ Tại sao chắt, chút khi để tang cho cụ, kị lại đội khăn đỏ, khăn vàng
? A. Vì màu đỏ, màu vàng là những màu tốt trong ngũ hành.
B. Vì đó là một sự mừng, cho thấy các cụ sống lâu, nhiều con cháu.
C. Vì đó là cách để phân biệt tôn ti trật tự trong gia đình
D. Vì đó là sản phẩm của triết lý âm dương trong nền văn hóa nông nghiệp.
+ Khi mai táng người chết, người Việt theo tục A. Hỏa táng B. Địa táng C. Thủy táng D. Điểu táng
+ Khi mai táng người chết, người Khmer theo tục A. Hỏa táng B. Địa táng B. Thủy táng D. Điểu táng - Lễ Tết: + Tết: theo thời tiết
+Xuân: Tết nguyên đán, Tết thượng nguyên/ Nguyên tiêu, Hàn
thực (3/3AL), Thanh minh (15/3AL) lOMoAR cPSD| 15962736
+Hạ: tết đoan ngọ (5/5Al)
+Thu: Tết Trung Nguyên (15/7AL), Trung thu -VD:
+ Tết Trung Nguyên nhằm ngày A. 15/4 AL B.15/7 AL C. 17/5 AL D. 15/8 AL - Lễ hội:
+ Lễ: tạ ơn, cầu xin thần linh
+ Phân bố theo không gian, có tính mở
+ Căn cứ theo cấu trúc: lễ hội trong quan hệ với môi trường tự nhiên, lễ
hội trong quan hệ với môi trường xã hội, lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng.
+ Căn cứ theo mục đích: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng
+ Hội: trò chơi, trò diễn, diễn xướng
- Ước vọng cầu mưa: đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất
- Ước vọng cầu cạn: thả diều
- Ước vọng phồn thực: cướp cầu thả lỗ, đánh đáo, ném còn, nhún
đu, bắt chạch trong chum..
- Ước vọng rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, tháo vát: thổi cơm,
thi bắt gà, vịt, lợn, dệt vải, bịt mắt bắt dê, đi cà kheo
- Ước vọng rèn luyện sức khỏe, khả năng chiến đấu: đấu vật, kéo
co, chọi gà, trâu, cá, dế lOMoAR cPSD| 15962736 -VD:
+ Lễ hội cổ truyền thường diễn ra vào những mùa nào trong năm ? A. Mùa xuân và mùa hạ
B. Mùa xuân và mùa thu D. Tất cả các mùa C. Mùa xuân và mùa đông
+ Nói về lễ hội, nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào
các khoảng trống trong thời vụ.
B. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
C. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.
D. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, lễ thức cúng tế…) và phần
hội (các trò diễn, trò chơi dân gian…).
+ Phong tục (trò chơi) nào sau đây thể hiện ý nghĩa cầu mưa? A. Ném Còn B. Thả diều C. Đánh pháo đất D. Đánh đu
+ Các trò chơi thổi cơm, thi bắt gà, bịt mắt bắt dê thể hiện ước vọng A.
Ước vọng xua đuổi tà ma B. Ước vọng phồn thực C.
Rèn luyện sức khỏe, sức chiến đấu D.
Rèn luyện sự khéo léo, tháo vát
5. Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn
từ *Văn hóa giao tiếp người Việt lOMoAR cPSD| 15962736
- Thích giao tiếp, thăm viếng, Hiếu khách >< rụt rè (Với người thân quen) (Với người lạ)
- Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: “Một bồ cái lý…”;
“yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau....”; “yêu nhau củ ấu...”
- Thói quen ưa tìm hiểu quan sát, đánh giá: “nhà con ở đâu, ba
mẹ làm gì? Anh em sao?..” Quan tâm => cần hiểu rõ hoàn
cảnh=> “tùy mặt gửi lời, tùy người gửi của”
- Coi trọng danh dự, sĩ diện: “Trâu chết để da, người ta chết
để tiếng”; “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Bệnh sĩ diện: “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”,
“Một quan tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”
- Sợ dư luận: “họ chỉ dám dựa theo dư luận mà sống chứ không
ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình”.
- Tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận: nói “vòng vo tam quốc”:
“miếng trầu là đầu câu chuyện” “vấn xá, cầu, điền”
- Thói quen đắn đo, cân nhắc, kĩ càng: “Ăn có nhai, nói có
nghĩ”, “biết thì thưa thì thốt, không biết…” => thiếu quyết đoán.
- Chủ trường nhường nhịn: “một sự nhịn,…”, “Chồng giận thì
vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê”
- Hệ thống xưng hô, xưng khiêm hô tôn
- Cách nói lịch sự: mỗi trường hợp có các cảm ơn, xin lỗi khác
nhau (quý hóa quá, cháu được như hôm nay là nhờ…)
*Nghệ thuật ngôn từ
- Tính biểu trưng cao: lOMoAR cPSD| 15962736
+ Xu hướng ước lệ: dùng các từ chỉ số lượng “3 mặt 1 lời” “3 chìm
7 nổi” “trăm dâu đổ đầu tằm” >< all
+ Xu hướng trọng sự cân đối hài hòa: câu đối, thơ ca, “trèo cao/
té đau” “ăn vóc/ học hay”, nghệ thuật chửi nhau
- Giàu chất biểu cảm:
+ Biến thể từ với sắc thái biểu cảm: đỏ => đỏ rực, đỏ au, đỏ hoe…
+ Từ láy: rạo rực, khúc khuỷu…
+ Hư từ biểu cảm: à, ừ, nhỉ, nhé, chăng…
+ Cấu trúc “iếc hóa”: yêu iếc, bàn biếc
- Tính động, linh hoạt: khả năng khái quát cao (trọng ngữ
nghĩa), thích dùng động từ, thích dùng cấu trúc chủ động, thích
nói về nội dung tĩnh bằng hình thức động. -VD:
+ Câu đối là một sản phẩm văn chương đặc biệt phản ánh đặc
điểm nào của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ? A. Xu hướng ước lệ
B. Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa C. Giàu chất biểu cảm
D. Khuynh hướng thiên về thơ ca
+ Trong tiếng Việt, lớp từ xanh lơ, xanh ngắt, đỏ rực, đỏ au, vàng
chóe, vàng mơ, trắng tinh, trắng phau… góp phần phản ánh đặc
điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ? A. Xu hướng ước lệ
B. Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa C. Giàu chất biểu cảm
D. Khuynh hướng thiên về thơ ca lOMoAR cPSD| 15962736
+ Cấu trúc “iếc hóa” trong ngữ pháp tiếng Việt ( sách siếc, bàn biếc,
yêu iếc, chồng chiếc…) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam ? A. Tính biểu trưng B. Tính linh hoạt C. Giàu chất biểu cảm D. Tính ước lệ
*Đặc điểm Nghệ thuật thanh sắc và hình khối
- Tính biểu trưng: thủ pháp ước lệ, thủ pháp mô hình hóa - Tính biểu cảm
- Tính tổng hợp: 1 vở diễn có cả ca, múa, nhạc, có bi, hài; Cây đàn bầu
- Tính linh hoạt: giao lưu mật thiết với người xem (tiếng đế, người cầm chầu)
- Tuồng, chèo, cải lương, múa rối -VD:
+Thủ pháp ước lệ trên sân khấu (chỉ dùng bộ phận, chi tiết để gợi
cho người xem hình dung ra sự thực ngoài đời) phản ánh đặc
điểm gì của nghệ thuật thanh sắc và hình khối ? A. Tính biểu trưng B. Tính biểu cảm C. Tính tổng hợp D. Tính linh hoạt
+ Sân khấu truyền thống Việt Nam thường có sự giao lưu rất mật
thiết với người xem (sàn diễn là sân đình, khán giả có thể tham
gia bình phẩm khen chê và chen vào vài câu ngẫu hứng…). Điều
này phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật sân khấu truyền thống ?
A. Tính biểu trưng B. Tính biểu cảm lOMoAR cPSD| 15962736 C. Tính tổng hợp D. Tính linh hoạt
+ “Tiếng đế” , “người cầm chầu” thể hiện tính… trong sân khấu truyền thống: A. Tính biểu trưng B. Tính biểu cảm C. Tính linh hoạt D. Tính tổng hợp
+ Về nghệ thuật thanh sắc, đặc sản của Nam Bộ
là: A. Cải lương và Đờn ca tài tử
B. Cải lương và nhạc kịch C.
Nhạc kịch và Đờn ca tài tử
D. Kịch nói và Đờn ca tài tử
+ Hệ thống Ngũ cung của Việt Nam gồm các
âm: A. Hò, Xự, Xang, Xê, Cống
B. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
C. Cung, Thương, Giốc, Vũ,
Chủy D. Đô, rê, mi, fa, sol
+ Bài “Dạ cổ hoài lang” do tác giả nào sáng tác và xuất phát từ địa phương nào?
A. Lưu Hữu Phước – Hậu Giang
B. Cao Văn Lầu – Bạc liêu C. Xuân Hồng – Tây Ninh
D. Hồng Triều – Gia Định
V. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN lOMoAR cPSD| 15962736 1. Ăn
- Cơ cấu bữa ăn: Cơm – rau – cá – thịt
- Đồ uống, hút : trầu cau, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, nước vối...
- Đặc trưng ẩm thực Việt Nam
+ Tính tổng hợp: cơ cấu bữa ăn nhiều món, cách chế biến, cách ăn.
+ Tính cộng đồng và tính mực thước: ăn chung, trò chuyện; phép tắc, cách thức ăn.
+ Tính biện chứng, linh hoạt: quân bình, hài hòa Âm Dương, ăn hợp thời, đúng mùa -VD:
+ Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt là: A. Cơm, rau, canh, thịt B. Cơm, rau, cá, thịt C. Cơm, rau, cá, canh D. Cơm, thịt, cá, canh
+ Đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam là:
A. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính hệ thống
B. Tính tổng hợp, tính cộng đồng, tính tự trị
C. Tính tổng hợp, tính cộng đồng và tính mực thước
D. Tính tổng hợp, tính cộng đồng và tính mực thước, tính biện chứng, linh hoạt 2. Mặc
- Ứng phó với môi trường tự nhiên lOMoAR cPSD| 15962736
- Về thẩm mỹ: khắc phục nhược điểm của cơ thể
- Về chất liệu: nguồn gốc thực vật (tơ tằm, tơ chuối, tơ đay, tơ
gai, vải bông…), nhẹ, thoáng, phù hợp với xứ nóng.
- Màu sắc: âm tính, kín đáo
- Nam: đóng khố, cởi trần => quần lá tọa (lễ hội: quần ống sớ)
- Nữ: váy, yếm => áo cánh => áo tứ thân
+ Đồ phục sức: thắt lưng, khăn, nón, đồ trang sức...
+ Biểu tượng y phục truyền thống: áo dài
+ Trang sức, trang điểm: vòng tay, cổ, chân. Xăm mình, nhuộm răng, nhuộm móng -VD:
+ “Vải Giao Chỉ” là tên do người Hán xưa dùng để gọi loại vải mà người Việt dệt từ: A. Tơ chuối B. Tơ gai C. Tờ tằm D. Tơ đay
+ Vải Cát bối là loại vải A. Tơ chuối B. Tơ gai C. Tờ tằm D. Vải bông
+ Trang phục nam giới thời kỳ Đông Sơn: A. Đóng khố, cởi trần B. Quần lá tọa C. Áo dài, khăn đóng D. Cả 3 đáp án trên lOMoAR cPSD| 15962736
+ “Cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tàu thì không” là: A. Cái vấn tóc B. Váy phụ nữ C. Một loại trống D. Một loại nhạc cụ
+ Áo bà ba là trang phục phổ biến của người dân ở: A. Miền Nam B. Miền Trung C. Tây Nguyên C. Miền Bắc
+ “Quần lá tọa” xưa là một loại quần:
A. Dáng lòe xòe như lá tọa (một loại lá rừng)
B. Dệt bằng tơ lấy từ lá tọa (một loại lá rừng)
C. Khi mặc buông lưng quần ra ngoài dây buộc
D. Có miếng hình lá để che trước và lót sau khi ngồi
+ “Áo mớ ba mớ bảy” của phụ nữ Việt Nam xưa là:
A. Một loại áo mặc trong lúc đi làm
B. Một loại áo mặc trong lúc đi lễ hội
C. Một cách mặc áo trong lúc đi làm
D. Một cách mặc áo trong lúc đi lễ hội
+ Khăn mỏ quạ đội đầu phổ biến của phụ nữ A. Miền Nam B. Miền Trung C. Tây Nguyên C. Miền Bắc 3. Ở
- Gắn liền với môi trường sông nước: Mái cong hình thuyền
- Cấu trúc: nhà cao (sàn cao, mái cao, dốc) cửa rộng. lOMoAR cPSD| 15962736
- Chọn hướng nhà, hướng đất theo phong thủy
- Kiến trúc: động và linh hoạt, phản ánh đặc điểm văn hóa truyền thống dân tộc.
+ Bộ khung chịu lực: cột, vì kèo, xà
+ Mộng: chỗ lồi ra của bộ phận này, chỗ lõm vào của bộ phận kia
+ Thước tầm: ấn định kích thước, đo bằng đốt ngón út hoặc gang tay chủ nhà -VD:
+ Mái cong trong kiến trúc truyền thống Việt Nam là biểu hiện của:
A. Sự mô phỏng Sóng biển
B. B. Sự mô phỏng Lưỡi đao
C. Sự mô phỏng Mũi thuyền
D. Sự mô phỏng ngọn núi
+ Đầu hồi nhà có vai trò gì?
A. Thoát hơi nóng, khói bếp ra ngoài
B. Như một cửa sổ trên cao
C. Kết hợp với các cửa khác trở thành hệ thống thông gió D. Cả 3 ý trên
+ Cấu trúc nhà của người Việt có đặc điểm:
A. Sàn nhà cao, Nóc nhà cao và dốc, cửa thấp và rộng
B. Sàn nhà thấp, Nóc nhà cao và dốc, cửa thấp và rộng
C. Sàn nhà cao, Nóc nhà cao và dốc, cửa cao và rộng lOMoAR cPSD| 15962736
D. Sàn nhà cao, Nóc nhà thấp, cửa thấp và rộng
+ Trong kiến trúc truyền thống, hệ thống chịu lực gồm:
A. Hệ thống móng và tường
B. Hệ thống cột, kèo và xà
C. Hệ thống cột chống đỡ ngoài hiên D. Cả ba hệ thống trên
+ Đòn nóc của ngôi nhà được người Việt gọi là đòn dông vì:
A. Được đặt gốc quay về hướng Đông
B. Quyết định sự may rủi của gia đình
C. Phải to khỏe để chống giông bão D. Cả ba ý trên
+ Hướng nhà mồ của đồng bào Tây Nguyên là A. Đông B. Tây C. Nam D. Bắc
+ “Trâu gõ mỏ, chó leo thang, ăn cơm lam, ngủ mặt sàn” chỉ lối sinh hoạt của cư dân: A. Miền núi B. Miền đồng bằng C. Miền biển D. Miền hạ lưu sông 4. Đi lại:
- Giao thông đường bộ: kém phát triển; chủ yếu bằng trâu, ngựa,
voi, cáng kiệu, đôi chân
- Giao thông đường thủy: phổ biến; thuyền, ghe, xuồng, bè.. lOMoAR cPSD| 15962736
+ Tục vẽ mắt cho thuyền: xem thuyền có linh hồn như người, tránh thủy
quái làm hại, giúp tìm được nơi nhiều cá, bạn hàng tìm được tài lộc
- Vd: Vì sao người Việt có tục vẽ mắt thuyền
A. Người Việt có năng khiếu hội họa
B. Người Việt có óc hài hước, sáng tạo, vẽ mắt cho thuyền thêm sinh động
C. Coi thuyền như người, mong thuyền đi đúng hướng D. Cả ba ý trên
VI. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
1. Giao lưu với Ấn Độ: văn hóa Chăm - Bà La Môn Giáo:
+ Brahma: thần sáng tạo, chúa thể các thần, nguồn gốc vũ trụ + Vishnu: thần bảo tồn + Siva: thần hủy diệt
+ Ở Champa: suy tôn Siva thành chúa tể.
- Kiến trúc: tháp Chăm
+ 3 tháp/ quần thể, trung tâm thờ Siva
+ Hình dáng: tương trưng núi Mê-ru/ sinh thực khí nam
+ Công dụng: lăng mộ vua/ thờ thần
- Islam giáo: Chăm Bà Ni, Chăm Islam -VD:
+ Vị thần được thờ phổ biến nhất ở Champa là: A. Thần Ganesa B. Thần Brahma C. Thần Vishnu D. Thần Shiva
+ Trong thần phả đạo Bà La Môn, vị thần nào sau đây là thần hủy diệt lOMoAR cPSD| 15962736 A. Brahma B. Vishnu C. Shiva D. Ganesa
+ Trong thần phả đạo Bà La Môn, vị thần nào sau đây là thần sáng tạo A. Brahma B. Vishnu C. Shiva D. Ganesa 2. Phật giáo
- Nội dung: học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát, cốt lõi là Tứ diệu đế.
+ Khổ đế: bản chất nỗi khổ
+ Nhân (tập) đế: nguyên nhân nỗi khổ: ái dục + vô minh =>
nghiệp (karma) => luân hồi
+ Diệt đế: cảnh giới diệt khổ => niết bàn
+ Đạo đế: con đường diệt khổ: bát chính đạo
- Tam bảo: Phật – Pháp – Tăng
- Tông phái: Đại thừa (Mahayana/ Bắc Tông) và Tiểu thừa (Hinayana/ Nam Tông).
- Phật giáo từ Ấn Độ (Phật giáo Nguyên thủy) vào Việt Nam trước: Buddha
- Phật Giáo từ Trung Hoa vào sau:
+Thiền tông: “Phật tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật”, tập trung
vào trí tuệ, tự tìm chân lý.
+ Tịnh độ tông: dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài để thoát khổ,
Nam mô A-di- đà Phật. lOMoAR cPSD| 15962736
+ Mật tông: tu huyền bí, mật chú, linh phù
- Thời Lý – Trần, Phật Giáo Việt Nam phát triển cực thịnh
- An Nam tứ đại khí: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp
Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh
*Đặc điểm Phật Giáo Việt Nam
- Tính tổng hợp: kết hợp với các tín ngưỡng truyền thống và các
tôn giáo khác, nhập thế
- Khuynh hướng thiên về nữ tính: Phật Ông - Phật Bà, chùa Bà
- Tính linh hoạt: tiếp thu và biến đổi những giá trị nhân bản của Phật
giáo cho phù hợp với tâm lý và phong tục tập quán của người Việt.
Cải biến thành Phật giáo Hòa Hảo: thuyết Tứ ân: ơn tổ tiên cha
mẹ, ơn đất nước, ơn tam bảo, ơn đồng bào và nhân loại -VD:
- Phật giáo Ấn Độ có hai nhánh lớn là Mahayana và Mihayana.
Vậy “yana” có nghĩa là gì? A. Cỗ xe B. Bánh Xe C. Con thuyền D. Thảm bay
- Theo Tứ diệu đế, con người nhập vào coi niết bàn khi đạt đến: A. Khổ đế B. Nhân đế C. Diệt đế D. Đạo đế
- Đâu là một vật trong An Nam tứ đại khí: A. Cửu đỉnh B. Tháp Báo thiên
B. Chùa Thiên Mụ C. Xích Thố lOMoAR cPSD| 15962736
+ Tông phái Phật giáo ảnh hưởng vào Việt Nam sớm nhất là:
A. Phật giáo Nguyên thủy B. Thiền tông B. Tịnh độ tông D. Mật tông
+ Phật giáo du nhập vào Việt Nam và phát triển cực thịnh vào thời: A. Lý – Trần B. Lê C. Nguyễn D. Cả A,B,C đều đúng
+ Phật tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật” là quan niệm của tông phái nào? A. Thiền tông B. Tịnh độ tông C. Bắc tông D. Mật tông
+Trong văn hóa Việt Nam truyền thống, từ “Bụt” dùng để chỉ: A. Tiên thánh B. Phật C. Đạo sĩ D. Cả A và B
+ Tứ ân (ơn) trong đạo Phật giáo Hòa Hảo
gồm: A. Ơn Phật, Ơn Trời, Ơn Đất, Ơn Người
B. Ơn tổ tiên cha mẹ, Ơn đất nước, ơn tam bảo, ơn đồng bào và nhân loại
C. Ơn cha, Ơn mẹ, Ơn thầy, Ơn đồng
bào D. Cả ba đáp án trên đều sai 3. Nho giáo - Sáng lập: Khổng Tử
- Kinh Sách: Ngũ kinh, tứ thư
- Nội dung cơ bản: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ lOMoAR cPSD| 15962736
- Thời Lê, Nho giáo được xem là quốc giáo, mô hình Lục Bộ
- Khai thác thế mạnh Nho giáo để Tổ chức, Quản lý đất nước: -
Cuối thời Bắc thuộc, người Việt tạo ra chữ Nôm
- Biến đổi Nho giáo cho phù hợp truyền thống văn hóa Việt Nam. -VD:
+ Nho giáo du nhập vào Việt Nam và đạt cực thịnh thời: A. Lý B. Trần C. Lê D. Nguyễn
+ Luật Hồng Đức ra đời vào thời kì: A. Đạo Giáo B. Phật Giáo C. Nho Giáo là quốc giáo D. Kito Giáo 4. Đạo giáo
Sáng lập: Lão Tử, Trang Tử
Giáo chủ: Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử) Triết lý: vô vi Hai phái:
+ Đạo giáo Phù thủy: pháp thuật trừ tà, trị bệnh
+ Đạo giáo Thần tiên: nội tu – ngoại dưỡng: tu luyện - luyện đan,
trường sinh bất tử. (phụ tiên, cầu cơ). -VD:
+ Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam phổ biến nhất là các phái:
A. Đạo giáo phù thủy và phái luyện đan
B. Phát luyện đan và phái nội tu
C. Đạo giáo phù thủy và phái nội tu lOMoAR cPSD| 15962736
D. Đạo giáo phù thủy và Đạo giáo thần tiên
+ Cầu cơ, phụ tiên là những hiện tượng được dùng phổ biến trong: A. Đạo giáo phù thủy
B. Phái luyện đan của Đạo giáo thần tiên
C. Phái nội tu của Đạo giáo thần tiên D. Cả ba phái trên 4. Kito giáo
- Mở đầu cho sự giao lưu của Việt Nam và phương Tây - Giáo chủ: Chúa Jesus
- Kinh sách: Tân Ước, Cựu Ước
- Kitô giáo khó hòa đồng với văn hóa VN,do:
+ Bị nhà cầm quyền đi kèm xâm lược
+ Một số Bất đồng về văn hóa (thờ cúng tổ tiên)
- Cống hiến của Kitô giáo:
+ Tạo nên chữ Quốc ngữ (Alexander de Rhodes)
+ Đưa văn hóa phương Tây vào Việt Nam
+ Chú trọng đạo đức làm người, chống chế độ đa thê.
5. Tính dung hợp của văn hóa việt nam 1. Quân sự, ngoại giao
- Hiếu hòa, tránh đối đầu. - Trọng văn hơn võ.
- Tính tổng hợp: toàn dân đánh giặc, phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh
- Tính linh hoạt: chiến thuật 2. Tôn giáo lOMoAR cPSD| 15962736
Dung hợp văn hóa ngoại sinh với văn hóa bản địa, văn hóa ngoại sinh với nhau
- Tam giáo đồng nguyên: Nho – Phật – Đạo.
Đạo Cao Đài: tổng hợp nhiều tôn giáo
Tên đầy đủ: Đại đạo Tam kì phổ độ
Cơ sở thờ tự: Thánh Thất
Giáo chủ: Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ tát Ma-ha-tat (Thượng đế)
Đệ tử đầu tiên: Ngô Minh Chiêu (Ngô Văn Chiêu)
Hình tượng thờ: Thiên nhãn (Mắt trái).
Lễ lớn: lễ Đức Chí Tôn (9/1AL), lễ Đức Bà ( 15/8AL)
VD: Cơ sở thờ tự đạo Cao Đài được gọi là: A. Đạo quán B. Thánh thất C. Thánh đường D. Nhà thờ
Vd: Trong Đạo Cao Đài, ngày lễ Đức Chí Tôn là: A. 1/1 AL B. 9/1 AL C. 15/7 AL D. 15/8 AL