Tài liệu hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành môn Tài chính tiền tệ
Tài liệu hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành môn Tài chính tiền tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT01)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện hành
1. Hiệp ước Smithsonion
Tháng 12/1971, hiệp định Smithsonian ra đời, đòi hỏi USD giảm giá khoảng 8% so
với các đồng tiền khác. Biên độ dao động giá trị các đồng tiền được nới rộng đến 2,5%
của tỷ giá ấn định. Tháng 3/1973, hiệp định này chấm dứt, kết thúc kỳ nguyên của Bretton Woods.
Thả nổi ở phương Tây và cơ chế neo tỷ giá linh hoạt ở các nước đang phát triển
Sau khi hiệp định Smithsonian chấm dứt, USD giảm mạnh so với vàng. Hàng loạt
các nước đang phát triển bỏ cơ chế neo tỷ giá theo USD, trở về cơ chế thả nổi như đầu
thế kỷ 20 và chỉ có một số ít nước, đặc biệt ở châu Á vẫn neo tỷ giá theo USD
2. Hiệp ước Jamaica 1976
Hiệp ước Jamaica tháng 1 năm 1976 đã đề ra một chính sách mới cho hệ thống tiền
tệ thế giới với nội dung cơ bản :
(1) Thả nổi tỷ giá hối đoái, các nước thành viên có thể can thiệp vao tỷ giá nhưng
không duy trì mức độ dao động theo qui định;
(2) Vàng được xem là phương tiện dự trữ. IMF đồng ý chuyển giao 25 triệu ounce
vàng cho các nước thành viên và bán 25 triệu ounce theo giá thị trường.Việc bán vàng
được thực hiện theo phương pháp tin thác để hỗ trợ các nước nghèo hơn. Các nước thành
viên IMF có thể bán vàng theo giá thị trường;
(3) Hạn ngạch của ÌM tăng lên 41 tỷ USD.Các nước kém phát triển không xuất khẩu
dầu thô được vay tiền của IMF. Quyền bỏ phiếu tại IMF cũng được điều chỉnh theo mức tăng hạn ngạch.
Như vậy,Hiệp ước Jamaica (1976) là dấu mốc cơ bản chuyển hệ thống tiền tệ và
thanh toán quốc tế theo cơ chế tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi mặc dù còn một số nước
vẫn lựa chọn việc duy trì tỷ giá cố định, trong khi đó một số quốc gia lại lựa chon con
đường cố định đông tiền quốc gia với một đồng ngoại tệ nào đó.
3. Hiệp ước Plaza 9/1985
Hiệp ước Plaza là hiệp ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 tại khách
sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ bởi nhóm G5. Nhóm G5 đi đến thảo thuận giảm giá
đồng đô la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối. Nội dung:
- Tỷ giá của USD không phản ánh đúng thay đổi trong các thông số kinh tế cơ bản.
- Việc USD tiếp tục giảm giá được xem là mong muốn và góp phần quan trọng
vào việc kích thích phát triển thương mại và hợp tác quốc tế.
Trong vòng hai năm kể từ khi hiệp ước này có hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa đô la
Mỹ và Yên Nhật đã giảm tới 51%. Phần lớn sự giảm giá này là nhờ khaonr 10 tỷ đô-la
bán ra của các ngân hàng trung ương liên quan. Đầu cơ tiên tệ tiếp tục khiến đồng đô-la
xuống giá khi chấm dứt các hành động can thiệp. Việc đồng đô-la xuống giá này được
hoạch định và thực thi với sự thông báo trước và rộng rãi, nó cũng không gây ra rối loạn
ở các thị trường trên toàn cầu.
Mục đích của việc phá giá đồng đô-la Mỹ là:
- Cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ đã tới 3,55 GDP.
- Giúp kinh tế Mỹ phục hồi từ khủng hoảng trầm trọng đầu những năm 1980.
4. Hiệp ước louvre 1897
Hiệp ước Louvre là hiệp ước tài chính ký ngày 22 tháng 2 năm 1987 tại bảo tàng
Louvre, Paris, Pháp bởi nhóm G6 khi đó gồm Anh, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, và
Tây Đức. Italia là thành viên tham dự nhưng từ chối tham gia vào nghị quyết đạt được.
Mục đích của hiệp ước Louvre là ổn định các thị trường tiền tệ quốc tế và chấm dứt sự
giảm giá của đồng Đô la Mỹ từ sau hiệp ước Plaza năm 1985. Nội dung:
- Các chính phủ đã can thiệp để USD giảm giá đáng kể.
- Các chính phủ cũng thỏa thuận sẽ hợp tác nhau chặt chẽ để duy trì sự biến động
của tỷ giá xung quanh mức tỷ giá hiện hành.
Sau hiệp định Louvre, tỷ giá được duy trì tuowngd dối ổn định.
5. Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay
- là một hệ thống “ không hệ thống”
- Có nhiều chế độ tỷ gái song song tồn tại:
+ Đô la hóa ( Official Dolarization)
+ Chế độ hội đồng tiền tệ (Curency Board)
+ Thả nổi có điều tiết + Thả nổi hoàn toàn -
Tỷ giá giữa các đồng tiền không phản ánh các điều kiện kinh tế cơ bản. -
Thất bại trong việc đảm bảo tự chủ về chính sách cho các quốc gia. -
Tỷ giá ở mức sai lệch đã bóp méo vị thế cạnh tranh của các nền kinh tế và gây áp
lực buộc các chính phủ áp dụng các chính sách bảo hộ.