Tài liệu hình thức và phương pháp của hoạt động hành chính nhà nước
Sự thể hiện ra bên ngoài của các hoạt động quản lý có cùng
nội dung, tính chất và phương thức tác động lên đối tượng
quản lý. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46892935
NỘI DUNG 7 - HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA
HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 7.1. Hình thức
hoạt động hành chính nhà nước
7.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hình thức hoạt động hành chính nhà nước *KN
Dạng thức hoạt động hành chính nhà nước: •
Ban hành các quyết định chủ đạo, quy phạm pháp luật hoặc cá biệt •
Hoạt động tổ chức: tổ chức phong trào thi đua, tuyên truyền
kinh nghiệm tiên tiến, chỉ đạo cụ thể tại cơ sở, ... Định nghĩa
hình thức hoạt động hành chính nhà nước:
Sự thể hiện ra bên ngoài của các hoạt động quản lý có cùng nội
dung, tính chất và phương thức tác động lên đối tượng quản lý. *Đặc điểm
-Các hoạt động hành chính nhà nước không nên nhầm
lẫn với kết quả của hoạt động đó.
-Mỗi loại hình thức hoạt động hành chính nhà nước phải
có cùng tính chất, nội dung và phương thức tác động -
Nhiều hình thức hoạt động hành chính nhà nước thể hiện
chức năng thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước.
Lựa chọn hình thức hoạt động cụ thể phải dựa trên cơ
sở pháp luật về thẩm quyền.
7.1.2. Phân loại các hình thức hoạt động hành chính nhà nước
Thông thường việc phân loại các hình thức hoạt động hành lOMoAR cPSD| 46892935
chính nhà nước căn cứ vào đặc điểm của chúng. Theo đó, các
hình thức hoạt động hành chính nhà nước thường được chia
thành hai nhóm: những hình thức mang tính pháp lý và những
hình thức không hay ít mang tính pháp lý. Trong giáo trình này
các hình thức đó được chia cụ thể hơn thành ba nhóm: những
hình thức mang tính pháp lý, những hình thức ít mang tính
pháp lý và những hình thức không mang tính pháp lý.
*Các hình thức hoạt động mang tính pháp lý
Những hình thức hoạt động pháp lý là hoạt động tạo sự
thay đổi về mặt pháp lý, tạo cơ sở cho việc phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp lý. Bao gồm: • Quyết định chủ đạo • Quyết định quy phạm • Quyết định cá biệt
Những hình thức này được pháp luật quy định chi tiết, là
yếu tố quan trọng của thẩm quyền hành chính và thể hiện
đặc trưng pháp lý của hoạt động cơ quan nhà nước. Các
hoạt động khác của cơ quan hành chính chủ yếu phục vụ
cho các hình thức hoạt động này.
*Các hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý Tóm tắt các
hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý •
Không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật. •
Có ý nghĩa pháp lý trong một số trường hợp (ví dụ: tác nghiệp nghiệp vụ). lOMoAR cPSD| 46892935 •
Thường hỗ trợ hoặc dẫn đến các hình thức hoạt động
mang tính pháp lý (ví dụ: tổng kết kinh nghiệm dẫn
đến sửa đổi văn bản pháp luật).
Các hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý •
Hoạt động tổ chức trực tiếp: nghiên cứu, tổng kết,
phổ biến kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, thi đua. •
Hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật: chuẩn bị tài
liệu, lập biên bản, quản lý công văn, giấy tờ. •
Thi đua - khen thưởng: động viên cán bộ, tổ chức
thực hiện công vụ hiệu quả. •
Hợp đồng hành chính (riêng ở chương sau).
Đặc điểm của hoạt động ít mang tính pháp lý •
Không thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật. •
Có quyền lực nhà nước nhưng ở các mức độ khác nhau. •
Mức độ tính pháp lý khác nhau do pháp luật quy định cụ thể. •
Thường là cơ sở hoặc tạo điều kiện thực hiện các hình thức pháp lý.
*Các hình thức hoạt động không mang 琀 nh pháp lý Trong
nhiều trường hợp, thay vì ban hành các quyết định cá biệt, chỉ
cần áp dụng các hoạt động tổ chức -xã hội trực 琀椀 ếp mà vẫn
đạt được mục đích của quản lý, thậm chí còn hiệu quả hơn việc
ban hành các quyết định pháp luật hay áp dụng các biện pháp
cưỡng chế mang 琀 nh quyền lực. Những hoạt động tổ chức lOMoAR cPSD| 46892935
trực 琀椀 ếp cụ thể bao gồm, ví dụ: Tổ chức những cuộc mít 琀
椀 nh, tuần hành; tổ chức chiếu phim hay tổ chức các cuộc thi
và rất nhiều những hình thức đa dạng khác.
7.2. Phương pháp hoạt động hành chính nhà nước
7.2.1. Khái niệm phương pháp hoạt động hành chính nhà nước
Phương pháp quản lý nhà nước: Cách thức chủ thể quản
lý tác động vào khách thể quản lý để đạt mục tiêu.. Ngoài
tác động đối ngoại, phương pháp quản lý còn bao gồm
"phương pháp quản lý nội bộ" tác động trong nội bộ chủ thể quản lý.
7.2.2. Đặc điểm phương pháp hoạt động hành chính nhà nước
Các phương pháp hoạt động hành chính nhà nước là một trong
các phương thức thực hiện quyền lực nhà nước, bởi vì quyền
lực, theo nghĩa chung nhất, là khả năng và năng lực thực hiện
những tác động nhất định đến những hoạt động hoặc hành vi
của con người bằng những phương 琀椀 ện nhất định như ý
chí, uy 琀 n, pháp luật hoặc biện pháp cưỡng chế trực 琀椀 ếp.
Điều này thể hiện ở các đặc điểm sau:
1) Phương pháp hoạt động hành chính nhà nước thể hiện
chínhbản chất của mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý. Mục đích áp dụng phương pháp hoạt động hành
chính nhằm tác động lên hoạt động hoặc hành vi của các đối
tượng chịu sự quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.
2) Chủ thể thực hiện phương pháp hoạt động hành chính nhà
nước chủ yếu là các cơ quan hành chính, cán bộ, công chức và
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
3) Được áp dụng trong giới hạn của hoạt động hành chính,
chứ không phải trong các hoạt động nhà nước khác (hoạt động lOMoAR cPSD| 46892935
xét xử, kiểm sát…), và là hoạt động có 琀 nh chất nhà nước chứ
không phải có 琀 nh chất xã hội
4) Phương pháp hoạt động hành chính nhà nước được thể
hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định (quyết định pháp
luật, biện pháp tổ chức – cưỡng chế, mệnh lệnh…) và nhiều
phương pháp được pháp luật quy định chặt chẽ
5) Nội dung của đa phần các phương pháp hoạt động hành
chính nhà nước là phản ánh thẩm quyền của các cơ quan hành
chính hoặc là người có chức vụ đại diện cho Nhà nước 7.2.3.
Phân loại phương pháp hoạt động hành chính nhà nước
(1) Theo bản chất quyền uy chúng được phân thành: phương
pháp chung nhất, chúng bao trùm tất cả các phương pháp khác,
nghĩa là mọi phương pháp khác nhau đều có thể có yếu tố
thuyết phục hoặc yếu tố quyền lực - pháp lý.
(2) Theo phương thức tác động trực 琀椀 ếp hoặc gián 琀椀
ếp, chúng được chia thành: phương pháp hành chính, phương
pháp kinh tế, phương pháp tác động mang 琀 nh xã hội, phương pháp giáo dục.
(3) Theo phạm vi tác động chúng được chia thành các phương
pháp điều chỉnh, lãnh đạo chung và quản lý tác nghiệp; phương
pháp quản lý theo chương trình - mục 琀椀 êu.
(4) Theo 琀 nh chất của nội dung chúng được chia thành các
phương pháp chính trị - xã hội (là các phương pháp đã nêu
trên) và các phương pháp tổ chức - kỹ thuật (như: theo dõi, kiểm tra...).
7.2.4. Các phương pháp cơ bản trong hoạt động hành chính nhà nước lOMoAR cPSD| 46892935
-Phương pháp hành chính: Quy định nghĩa vụ của đối
tượng quản lý, sử dụng quyền lực nhà nước cưỡng chế tuân thủ.
-Phương pháp kinh tế: Sử dụng lợi ích kinh tế để kích
thích hành vi của đối tượng quản lý.
-Phương pháp quản lý tổng thể theo chương trình - mục
tiêu: Xác định chương trình mục tiêu để quản lý, đòi hỏi
tầm nhìn xa, khả năng phối hợp tốt.
-Phương pháp lãnh đạo chung: Xác định đường lối, nhiệm
vụ lớn, định hướng chung cho đối tượng quản lý. -
Phương pháp điều chỉnh: Thể hiện đường lối, nhiệm vụ
thông qua điều chỉnh pháp luật, ban hành quyết định quy phạm.
-Phương pháp quản lý tác nghiệp: Tác động trực tiếp,
thường xuyên lên đối tượng quản lý để đạt mục tiêu đề ra.
-Phương pháp kiểm tra: Theo dõi, giám sát, chỉnh lý hoạt
động của đối tượng quản lý để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý.
7.2.5. Mối quan hệ giữa hình thức và phương pháp hoạt động hành chính nhà nước
-Phương pháp hành chính Nhà nước thể hiện qua các
hình thức hoạt động hành chính:
o Phương pháp thuyết phục: Hoạt động tổ chức - xã hội trực tiếp.
o Phương pháp cưỡng chế, hành chính: Ban hành
quyết định xử phạt, hành động quyền lực có giá trị pháp lý. lOMoAR cPSD| 46892935
o Phương pháp kinh tế: Ban hành quyết định khen
thưởng, đòn bẩy kinh tế.
-Việc áp dụng hình thức hoạt động phản ánh phương
pháp hành chính chủ yếu sử dụng:
o Sử dụng nhiều văn bản cá biệt, quy phạm: Phương pháp hành chính.
o Sử dụng nhiều hành động quyền lực - pháp lý:
Phương pháp cưỡng chế.
o Sử dụng nhiều hình thức tổ chức, giải thích,
khuyến khích: Phương pháp thuyết phục.