Tài liệu học phần Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tài liệu học phần Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đối với nền kinh tế hiện nay của nước ta thì chúng ta nên giữ lại một số doanh nghiệp
(ngành sản xuất) 100% vốn nhà nước (độc quyền hoàn toàn của nhà nước) vì nó nắm vai
trò và vị trí rất quan trọng mà các doanh nghiệp tư nhân không thể so sánh được.
+ Thứ nhất, về sở hữu: Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm toàn bộ vốn điều lệ
hoặc sở hữu phần lớn cổ phần.
+ Thứ hai, về quy mô: Doanh nghiệp nhà nước: quy mô lớn, tập trung vào những ngành then chốt.
+ Thứ ba, về quản lý tài chính: Doanh nghiệp nhà nước: chịu sự quản lý, điều tiết, giám
sát của cơ quan chủ quản.
+ Thứ tư, về mặt pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước sẽ được ưu tiên về điều kiện chính
sách, ưu tiên về vấn đề công nghệ, bao cấp, được chậm nộp thuế thậm chí có thể sẽ miễn
thuế, hoãn nợ. Doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ có những quyền lợi thế hơn rất nhiều
trong việc thực hiện tiếp cận vốn vay nước ngoài, khi mà đa số phần lớn vay nước ngoài
của các doanh nghiệp Việt Nam dành riêng cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước cũng hoàn toàn có ưu thế trong vị trí tiếp cận đất đai và mặt bằng
sản xuất kinh doanh phát triển.
+ Thứ năm, về tuổi thọ: các doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại khá vững chãi dù thua lỗ.
= > Qua đây cho chúng ta thấy được doanh nghiệp nhà nước chiếm rất nhiều ưu điểm lợi
thế: có tính đồng bộ, thồng nhất, dễ quản lí, dễ đạt được mục tiêu và giải quyết kịp thời
các vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế. Nguồn lực tài chính vững chắc, quy mô lớn, tiếp
cận thông tin thương mại, thị trường nhanh. Về vốn điều lệ của doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước nên điều kiện thuận lợi trong huy động vốn. Là doanh nghiệp nhà nước nên
được nhà nước tạo điều kiện trong chính sách, kinh tế, công nghệ, thuế.
Quốc hữu hóa các ngành sản xuất, cung cấp trong lĩnh vực quan trọng như điện, nước
để đảm bảo không xảy ra chuyện công ty tư nhân trở nên độc quyền dựa vào đó mà bóc
lột người tiêu dùng. Và hiệu quả sản xuất, cung cấp của 1 lĩnh vực chỉ đạt được tối da khi
chỉ có 1 người phân phối duy nhất.
Ngoại ứng: các nhà đầu tư tư nhân không mong muốn đầu tư vào lĩnh vực mà lợi ích
của nó lan tỏa ra nhiều ngành nghề khác trong khi không thu được lợi nhuận từ sự lan tỏa
này. Nên nhà nước sẽ đứng ra đầu tư lĩnh vực đó.
Công bằng xã hội: khu vực tư nhân nhiều khi không chịu vươn tới các khu vực nghèo
khó, vùng sâu vùng xa vì doanh số thấp. Do đó cần có các công ty nhà nước làm việc này
để đảm bảo quyền tiếp cận tới các dịch vụ và lợi ích tối thiểu của công chúng.
Thất bại của thị trường vốn: có 1 số ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn và cấp độ rủi ro
cao khiến cho việc huy động vốn tư nhân qua phân khúc vốn rất khó khăn nên đòi hỏi
phải có công ty nhà nước đứng ra làm điều này.
Doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và sử lí
nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô. Doanh nghiệp nhà
nước còn ứng dụng công nghệ cao đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho những
ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế- xã hội.