-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu khoa học, nghệ thuật và nghề quản trị môn Quản trị học đại cương | Đại học Thăng Long
Tài liệu khoa học, nghệ thuật và nghề quản trị môn Quản trị học đại cương | Đại học Thăng Long được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem !
Quản trị học đại cương (QTHDC) 38 tài liệu
Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Tài liệu khoa học, nghệ thuật và nghề quản trị môn Quản trị học đại cương | Đại học Thăng Long
Tài liệu khoa học, nghệ thuật và nghề quản trị môn Quản trị học đại cương | Đại học Thăng Long được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Quản trị học đại cương (QTHDC) 38 tài liệu
Trường: Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 39099223
Câu hỏi: Sử dụng những lập luận trên về quản trị là khoa học, là nghệ thuật và là
một nghề để lấy ví dụ về hình tượng 1 nhà quản trị cụ thể chứng minh quản trị là
khoa học, nghệ thuật và là một nghề?
Trong thời đại mà xã hội đang ngày càng phát triển hiện đại kéo theo đó là sự xuất hiện của
rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Và sự xuất hiện của nhà quản trị trong một doanh
nghiệp hay tổ chức là một yếu tố không thể thiếu, bởi lẽ người quản trị sẽ đóng vai trò đại diện,
lãnh đạo, kết nối cũng như quyết định đến con đường trước mắt hay lâu dài của doanh nghiệp.
Một nhà quản trị trong tổ chức doanh nghiệp luôn phải suy nghĩ và đưa ra những phương án
hợp lí và tối ưu nhất để hoàn thành được mục tiêu đề ra không chỉ đơn giản là áp dụng những
vốn tri thức được tích lũy qua thời gian và các kỹ năng vốn có, mà còn đòi hỏi cả những năng lực
sáng tạo đặc biệt, sự nhạy bén, khả năng nhận diện và phân tích vấn đề một cách cụ thể nhất…
Chính bởi lẽ đó, quản trị không còn là một vấn đề khô cứng, dập khuôn mà quản trị còn là
khoa học với những học thuyết về bản chất và phương pháp quản lý những định hướng và dự
đoán tỷ lệ, là nghệ thuật tập hợp lôi cuốn đi cùng với sự nhạy bén ứng phó với tình huống và là
một nghề khi có kiến thức, tay nghề, hệ thống suy nghĩ, khả năng phân tích đánh giá chính xác vấn đề.
Quản trị là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể, có phương pháp phân tích
và có lý thuyết xuất phát từ các nghiên cứu nhằm vận dụng trong quá trình kinh doanh sao cho có hiệu quả.
Một ví dụ điển hình, Phạm Nhật Vượng đã xây dựng cho Vingroup một quy trình khoa học rõ
ràng và luôn đặt ra những chỉ tiêu cụ thể. Từ cấp lãnh đạo xuống cấp nhân viên, mọi vị trí đều có
chỉ tiêu riêng. Ông nắm bắt được tâm lí nhân viên để tạo một lộ trình thăng tiến rõ ràng ngay từ
đầu, kích thích sự ham học hỏi, cống hiến cho công việc. Cấp trên phải hỗ trợ, theo sát nhân viên
của mình, khuyến khích mọi nhân viên nỗ lực trong công việc. Chính vì lẽ đó, tập đoàn Vingroup
luôn đứng đầu trong chất lượng nhân sự và trở thành tập đoàn mọi người muốn vào làm nhất.
Quản trị là một nghệ thuật: là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc,
công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội
kinh doanh một cách khôn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với hiệu quả
kinh tế cao nhất. Nghệ thuật quản trị đề cập đến thái độ, cách ứng xử của các nhà quản trị trong
các tình huống khác nhau.
Để hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng em xin đưa ra ví dụ về nghệ thuật quản trị của tỷ phú
Phạm Nhật Vượng- một nhà quản trị tài giỏi và là nhà đồng sáng lập ra tập đoàn Vingroup.
- Nghệ thuật sử dụng người (đội ngũ trong kinh doanh):
+ Thu hút nhân tài bằng lòng yêu nước, tạo ra môi trường có văn hóa chuyên nghiệp, giúp nhân
viên có điều kiện phát triển, phát huy hết năng lực của minh lOMoARcPSD| 39099223
+ Theo nguyên tắc quản trị 5 hóa:” Hạt nhân hóa- Chuẩn hóa- Đơn giản hóa- Tự động hóa- Hiệu quả hóa’’
- Nghệ thuật giáo dục con người: Ông trao thưởng xứng đáng cho những nhân viên làm việc chất
lượng, hiệu quả luôn quan tâm, đôn đốc nhân viên của mình thuộc lòng khẩu hiệu:” Tốc độ ,
sang tạo và hiệu quả trong từng việc làm, từng hành động.’’
+ Ông Vượng cực kì quan tâm đến việc đào tạo nhân viên: cán bộ lãnh đạo phải đào tạo câp dưới
52 giờ/ năm/1 nhân viên, 1 năm phải đào tạo 100 giờ. Nhận xét của Chủ tịch của Lead Across
Cultures International Inc: “Thích nhất là anh Vượng là người trực tiếp supervise “imitative”
việc” Học tập” của các nhân viên. Học tốt thưởng – Lười học bị cắt bonus. Chị chưa bao giờ
nghe một CEO bận rộn khủng khiếp mà lại involve vào chuyện “Học tập” của nhân viên. Đa
phần anh ta lo tạo lợi nhuận cho stakeholders là chủ yếu. Anh Vượng là người có tầm kinh khủng!”
-Ngoài ra còn là sự nhạy bén, sang tạo, ứng phó kịp thời với tình huống cụ thể: Lúc kinh doanh ở
Ukraina, thay vì hài lòng với việc kinh doanh một nhà hàng nhỏ, chấp nhận rủi ro, ông Vượng
đặt cược mọi thứ mình có, chấp nhận vay tiền với lãi suất cao 8%/ tháng để mở rộng sản xuất
kinh doanh và đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam đến với người Ukraine qua những gói mỳ
-Nghệ thuật giao tiếp đối ngoại: Thông qua nhiều nỗ lực đàm phán, Tập đoàn Vingroup đã ký
kết thành công đơn hàng 500.000 lọ Remdesivir do Công ty dược phẩm Cipla, Ấn Độ sản xuất,
dưới sự cho phép Gilead Sciences, Hoa Kỳ. Remdesivir được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19
thể trung bình và nặng theo hướng dẫn trong phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Với 500.000 lọ, số
thuốc trên có khả năng hỗ trợ điều trị cho khoảng 80.000 đến 100.000 bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam
Quản trị là một nghề: là một chức năng đặc biệt hình thành từ sự phân công chuyên môn
hóa lao động xã hội, hoạt động quản trị phải do một số người được đào tạo, có kinh nghiệm và
làm việc chuyên nghiệp thực hiện
Người làm nghề quản lý kinh doanh cần có các điều kiện; năng khiếu quản trị, ý chí làm giàu
(cho doanh nghiệp, cho đất nước, cho bản thân), có học vấn cơ bản, được đào tạo về quản trị (từ
thấp đến cao), tích lũy kinh nghiệm, có tác phong năng động và thận trọng, có đầu óc đổi mới, có
phương pháp ứng xử tốt, có phẩm chất chính trị và nhân cách đúng mực, ...
Từ thực tế kinh doanh trên thế giới cho thấy sự thành công vượt trội của các công ty đều gắn
với tên tuổi của những nhà quản trị, ví dụ Bill Gates - Microsoft, Steven Jobs – Apple, Jack
Welch - GE…Nếu không có những nhà quản trị giỏi thì sẽ không có những công ty vĩ đại, làm
thay đổi thế giới. Chính vì vậy, nhà quản trị có vai trò rất quan trọng đối với các tổ chức, tổ chức
cần họ để phối hợp, định hướng và đưa ra các quyết định kết dính các công việc trong một tổ
chức lại với nhau để đạt mục tiêu chu Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên trong danh lOMoARcPSD| 39099223
sách tỷ phú thế giới lần đầu tiên vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ,
năm 2016 là 2,1 tỷ USD. Theo Forbes, tính đến tháng 10 năm 2021, tài sản của Phạm Nhật
Vượng có giá trị 7,3 tỷ USD, đứng thứ 344 trong số các tỷ phú thế giới tính theo thời gian thực.
Tóm lại không sai khi nói quản trị vừa là khoa học, là nghệ thuật cà là một nghề vì nó không
chỉ dựa trên kinh nghiệm mà phải có cơ sở khoa học ,mặt khác, nó còn là một nghệ thuật trong
xử lý các tình huống đa dạng không thể dự tính đầy đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, tuỳ cơ
ứng biến sao cho có hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, quản trị còn là một nghề chuyên nghiệp, kết quả
của sự phân công lao động cao trong xã hội; đòi hỏi kỹ năng và phẩm chất nhất định.