Tài liệu kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Một trong những giá trị quan trọng của khoa học quản lý nhà nước là sự phân quyền trong hoạt động của nhà nước. Hầu hết các quốc gia có hình thức chính thể cộng hoà đều phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46842444
ND12: KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
A. Khái quát chung về kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước
1.Hành chính nhà nước – đối tượng của kiểm soát quyền lực: -
Một trong những giá trị quan trọng của khoa học quản lý nhà nước là sự phân
quyền trong hoạt động của nhà nước. Hầu hết các quốc gia có hình thức chính thể cộng
hoà đều phân chia quyền lực nhà nước thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
-> Do đó, bất luận là cơ quan nhà nước nào khi thực hiện 1 phần quyền lực nhà nước đều
là đối tượng của kiểm soát quyền lực nhà nước. -
HP 2013 trao quyền hành pháp cho CP thực hiện. CP với tư cách là cơ quan cao
nhất trong hệ thống cơ quan HCNN có nhiệm vụ như: tổ chức thi hành Hp, luật và các
VBQPPL do Quốc hội, UBTVQH và CT nước ban hành; thống nhất quản lý về kinh tế,
văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thống
nhất quản lý nền hành chính quốc gia... -
Mục tiêu của VN là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên con
đường ấy, chúng ta phải tôn trọng và xây dựng đc những giá trị cơ bản và phổ biến nhất
của một nhà nước pháp quyền. -
Đối với cơ quan HCNN, việc thực hiện quyền hành pháp đc trao cho các cơ quan
theo thứ bậc từ TW tới địa phương, cho các cán bộ, công chức theo thẩm quyền pháp luật quy định.
-> Tóm lại, trên cơ sở từ lý luận đến thực tiễn, có thể hiểu: kiểm soát đối với hành chính
nhà nước là tổng hợp các hình thức, biện pháp theo luật định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực thi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của HCNN và hoạt động công vụ của cán bộ, công chức nhằm đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả của cơ quan HCNN, phát hiện, khắc phục và xử lý những vi phạm, bảo
vệ các qcn, quyền công dân, quyền, lợi ích của nhà nước, xã hội, cơ quan, tổ chức.
2.Nguyên tắc kiểm soát đối với hành chính nhà nước: -
Kiểm soát đối với HCNN là 1 loại hoạt động đặc biệt. Mục tiêu cụ thể của hoạt
động nàychủ yếu xem xét tính hợp pháp và hợp lý, đặc biệt là tính hợp pháp trong hoạt
động của cơ quan HCNN. Do đó, quá trình kiểm soát cần phải nhất quán tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:
a. Nguyên tắc tuân theo HP và PL: -
Xuất phát từ cách tiếp cận kiểm soát là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của CQNN có thẩm quyền, hoặc của công dân và các tổ chức xã hội
đc trao quyền cho nên hoạt động kiểm soát đối với HCNN phải đc tiến hành bởi những
chủ thể có thẩm quyền kiểm soát đc ghi nhận trong HP và PL. -
Nguyên tắc này thể hiện sự quy chuẩn và chính thống khi xem xét tính hợp pháp
của hoạt động HCNN. b . Nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực trong hoạt động kiểm soát: -
Hoạt động kiểm soát đối với HCNN dù đc tiến hành bởi chủ thể nào cũng là việc
xem xét sự tuân thủ PL của các cơ quan HCNN. lOMoAR cPSD| 46842444 -
Để có thể đưa ra các KL, các quyết định liên quan đến hoạt động HCNN, hoặc liên
quan đến lợi ích của công dân, tổ chức, của nhà nước rất cần thiết có sự cẩn trọng, toàn
diện trong quá trình kiểm soát đối với HCNN.
c . Nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp thời: -
Đây là nguyên tắc vừa thể hiện sự thu hút các đối tượng khác nhau tham gia hoặc
hỗ trợ hoạt động kiểm soát, vừa thể hiện thái độ của nhà nước đối với những VPPL nhằm
giữ nghiêm trật tự quản lý hành chính đc xác định trong PL. -
Công khai, dân chủ, kịp thời trong hoạt động kiểm soát hành chính có nguồn gốc từ
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đc ghi nhận trong HP nước ta,
đồng thời là 1 cách thức để xây dựng, củng cố ý thức làm chủ của nhân dân. d . Nguyên
tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng kiểm soát: -
Cơ quan HCNN có chức năng thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
của đờisống xã hội, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho nhân dân. -
Việc thực hiện chức năng quản lý hành chính, việc xây dựng, tổ chức và cung cấp
các dịch vụ công cho nhân dân đòi hỏi hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan hành
chính nhà nước. Vì vậy, khi tiến hành kiểm soát, các chủ thể ko đc làm gián đoạn hay ảnh
hưởng tới các hoạt động bình thường của hành chính nhà nước. -
Đây là nguyên tắc mang tính chất tác nghiệp của chủ thể kiểm soát nhằm duy trì
hoạt động chức năng của hành chính nhà nước, đồng thời đảm bảo cho các thủ tục hành
chính và dịch vụ công cung cấp cho nhân dân đc liên tục và thông suốt. e Nguyên tắc thường xuyên: -
Yêu cầu trong quản lý nhà nước là quyền lực nhà nước phải đc kiểm soát thường xuyên, trong đó có HCNN. -
Thực hiện nguyên tắc kiểm soát thường xuyên đối với HCNN có ý nghĩa thực tiễn
trong việc thiết lập và đảm bảo trật tự hành chính nhà nước, đảm bảo kỷ cương trong hoạt
động công vụ và PL của nhà nước.
B. Các phương thức kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước - Để
kiểm soát đối với HCNN có nhiều phương thức khác nhau. Mỗi phương thức có những
đối tượng, nội dung, tính chất, thủ tục tiến hành khác nhau, đều xuất phát từ chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước trong cơ chế phân công và phối hợp thực hiện kiểm
soát quyền lực nhà nước nói chung, trong đó có kiểm soát cơ quan HCNN. Những
phương thức kiểm soát cơ bản đối với HCNN cụ thể như sau:
1.Phương thức kiểm soát bên ngoài hành chính nhà nước -
Phương thức này đc hiểu là các chủ thể thực hiện quyền kiểm soát đối với hoạt
động HCNN là những chủ thể nằm bên ngoài hệ thống cơ quan HCNN. Phương thức
kiểm soát bên ngoài HCNN bao gồm như sau: + Giám sát của ĐCSVN.
+ Giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.
+ Giám sát của CT nước.
+ Giám sát, kiểm tra của Kiểm toán nhà nước.
+ Giám sát của Toà án nhân dân.
+ Giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân. lOMoAR cPSD| 46842444
+ Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Giám sát của Thanh tra nhân dân.
+ Giám sát của công dân và các tổ chức của công dân.
2.Phương thức kiểm soát bên trong hành chính nhà nước: Kiểm tra: -
Kiểm tra đc hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá từ thực tế, đc cấp trên tiến hành
đối với cấp dưới, hoặc của chủ thể có thẩm quyền HCNN trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, PL của đối tượng bị kiểm tra. -
Kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan HCNN cấp trên với cơ quan
HCNN cấp dưới hoặc của người đứng đầu cơ quan hành chính đối với cán bộ, công chức
trực thuộc về tổ chức nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của đối tượng kiểm tra. -
Kiểm tra là hoạt động của các tổ chức xã hội như tổ chức Đảng đối với đảng viên
đc Đảng giới thiệu vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống HCNN trong việc thực hiện
nhiệm vụ quản lý; kiểm tra của tổ chức chính trị - xã hội đối với một số lĩnh vực thuộc
HCNN khi đc giao quyền. Thanh tra: -
Thanh tra là tổ chức đc cơ quan hành chính thiết lập để tự mình thường xuyên tiến
hành kiểm soát việc thực hiện quyền lực của hệ thống hành chính. Đó là phạm trù hoạt
động của Thanh tra nhà nước đc quy định tại Luật Thanh tra năm 2010. -
“Kiểm tra, giám sát là một trong năm chức năng của quản trị tổ chức, đảm bảo mọi
quá trình đúng mục tiêu cùng với việc tuân thủ các yêu cầu khác của tổ chức đó”. Các
phương thức kiểm soát đối với HCNN nằm trong cơ chế phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực nhà nước, trong đó HCNN là đối tượng kiểm soát đặc biệt và chủ yếu
nhằm thiết lập và bảo đảm kỷ cương trong HCNN.
C. Giám sát đối với hoạt động hành chính nhà nước
Giám sát đc hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá có tính bao quát của chủ thể bên ngoài hệ
thống đối với khách thể thuộc hệ thống khác. Như vậy, đối với HCNN, giám sát hoạt động
HCNN đc thực hiện bởi các chủ thể bên ngoài hệ thống. Việc giám sát của các chủ thể này
đc tiến hành trên cơ sở các quy định của PL về quyền, nhiệm vụ, chức năng đc nhà nước giao.
1.Giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 (Điều 4) quy định về sự lãnh đạo của
ĐCS Việt Nam đối với nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, cụ thể
với HCNN đc thực hiện bằng các hình thức sau:
+ Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạt động của HCNN.
+ Đảng lãnh đạo nhà nước nói chung và HCNN nói riêng bằng các Cương lĩnh chính trị,
đường lối chủ trương chính sách, đồng thời giám sát việc thực hiện chúng.
+ Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có năng lực, phẩm chất và giới thiệu
đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy hành chính nhà nước.
+ Đảng giám sát hoạt động của hệ thống HCNN trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
-> Như vậy, công tác giám sát của Đảng đối với nhà nước là một hoạt động tất yếu để
giám sát việc thực hiện quyền lực chính trị, đồng thời thể hiện vai trò và trách nhiệm của lOMoAR cPSD| 46842444
Đảng trên vị trí là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Các cơ quan, các cấp Đảng có
nhiệm vụ tiến hành hoạt động giám sát đối với HCNN bao gồm từ TW đến cơ sở như sau:
+) Đại hội đại biểu toàn quốc.
+) Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng. +) Bộ Chính trị.
+) Các Ban của trung ương Đảng.
+) Đại hội Đại biểu các cấp và Đảng Uỷ cấp đó.
+) Tổ chức Đảng cơ sở và chi bộ, tổ Đảng.
+ Đảng giám sát hoạt động hành chính nhà nước chủ yếu bằng 2 hình thức sau: ●
Một là, trực tiếp nghe đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan HCNN
báo cáo về mọi mặt hoạt động của bộ máy do mình quản lý; ●
Hai là, trực tiếp kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, PL của Nhà nước của Đảng viên trong bộ máy HCNN. Trong các cơ quan
nhà nước, một bộ phận quan trọng đội ngũ cán bộ, công chức là Đảng viên. Công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng với đảng viên và cơ sở Đảng tác động tích cực đến hoạt động hành
chính nhà nước của cán bộ công chức nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị và
sự nghiêm minh trong thực thi PL trong hành chính nhà nước. -
Khi tiến hành giám sát, các tổ chức Đảng thực hiện công tác giám sát bằng nhiều
cách thức như giám sát thường xuyên, giám sát theo chuyên đề, giám sát trực tiếp (thực
hiện đối thoại tại các kỳ hội nghị của cấp uỷ; nghe tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp báo
cáo; sinh hoạt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; cử thành viên cấp mình dự các cuộc
họp, hội nghị của đối tượng giám sát; gặp gỡ, trao đổi với đối tượng giám sát) hoặc giám
sát gián tiếp (xem xét báo cáo hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới thông qua phản ánh
của các phương tiện thông tin đại chúng; xem xét đơn tố cáo, khiếu nại của đảng viên và quần chúng). -
Trong quá trình giám sát và kết thúc việc giám sát, các tổ chức Đảng ko đc trực tiếp
can thiệp vào hoạt động điều hành mang tính chất tác nghiệp để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của đối tượng chịu sự giám sát; ko làm thay công việc của đối tượng chịu sự
giám sát; ko ra các mệnh lệnh, chỉ thị trực tiếp hoặc hình thức kỷ luật nhà nước đối với
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; đặc biệt, ko có quyền đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ
quyết định của cơ quan HCNN có thẩm quyền. -
Trong các cơ quan nhà nước, 1 bộ phận quan trọng đội ngũ cán bộ, công chức là
đảng viên. Đối với đảng viên, tổ chức Đảng các cấp thực hiện công tác kiểm tra thường
xuyên về việc thực hiện nghị quyết và Điều lệ Đảng, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm đc Đảng giao phó, kiểm tra ý thức chấp hành chính sách, PL của cán bộ đảng
viên. Điều này tác động tích cực đến hoạt động hành chính nhà nước của cán bộ, công
chức là Đảng viên nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị và sự nghiêm minh trong thực thi PL trong HCNN.
2.Giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân):
Giám sát của Quốc hội: -
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam có quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của
nhà nước (Điều 69 HP 2013), trong đó có hoạt động HCNN. lOMoAR cPSD| 46842444 -
Thẩm quyền giám sát của Quốc hội (trong đó đối tượng giám sát có cơ quan
HCNN) đc quy định cụ thể đối với từng chủ thể như sau:
+ Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo HP, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát tối
cao hoạt động của CT nước, UBTVQH, CP, TTCP, Bộ trưởng, thành viên khác của CP,
TANDTC, VKSNDTC, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác
do Quốc hội thành lập; giám sát tối cao văn bản QPPL của CT nước, UBTVQH, CP,
TTCP, Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC,
Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát tối cao nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc CP
với Đoàn CT Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa
Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC;
+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành HP, luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; giám sát hoạt động của CP, TANDTC, VKSNDTC,
Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
giám sát văn bản QPPL của CP, TTCP, Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Chánh án
TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên
tịch giữa CP với Đoàn CT Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên
tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC, thông tư liên tịch giữa Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC,
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giúp Quốc hội tổ chức thực hiện quyền giám
sát tối cao theo sự phân công của Quốc hội;
+ Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình giám sát việc thực hiện HP, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH; giám sát hoạt động của CP, bộ, cơ quan ngang bộ, TANDTC, VKSNDTC,
Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát văn bản QPPL của
CP, TTCP, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng Thẩm phán TANDTC,
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị
quyết liên tịch giữa CP với Đoàn CT Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC, thông tư liên tịch
giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng
VKSNDTC thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách; giúp Quốc hội, UBTVQH
thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của Quốc hội, UBTVQH;
+ Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để đại biểu
Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia giám sát với
Đoàn giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương; -
Đại biểu Quốc hội chất vấn CT nước, CT Quốc hội, TTCP, Bộ trưởng, thành viên
khác của CP, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước;
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản QPPL, việc thi hành pháp
luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tham gia Đoàn
giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại các bộ,
ngành, địa phương khi có yêu cầu. lOMoAR cPSD| 46842444 -
Ngoài thẩm quyền trên, khi xét thấy cần thiết, Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân
tộc, Uỷ ban của Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. -
Giám sát của Quốc hội đối với HCNN để kiểm soát việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan HCNN, của cán bộ công chức, viên chức nhà nước.
Giám sát của Hội đồng nhân dân: -
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Một trong chức
năng của Hội đồng nhân dân là giám sát việc tuân theo HP và PL ở địa phương và việc
thực hiện nghị quyết của HĐND (Điều 113 HP 2013). -
Thẩm quyền giám sát của HĐND (trong đó đối tượng giám sát có cơ quan HCNN)
đc quy định đối với từng chủ thể như sau:
+ Hội đồng nhân dân giám sát việc tuân theo HP, PL ở địa phương và việc thực hiện nghị
quyết của HĐND cùng cấp; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, Toà án nhân dân, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và Ban
của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát quyết định của UBND cùng cấp và nghị quyết
của HĐND cấp dưới trực tiếp;
+ Thường trực HĐND giám sát việc tuân theo HP, PL địa phương và việc thực hiện nghị
quyết của HĐND cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan thuộc UBND,
Toà án nhân dân, VKSND, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và HĐND cấp dưới; giám
sát quyết định của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giúp
HĐND thực hiện quyền giám sát theo sự phân công của HĐND;
+ Ban của HĐND giúp HĐND giám sát hoạt động của TAND, VKSND, cơ quan thi hành
án dân sự cùng cấp; giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan thuộc UBND cùng cấp
thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; giám sát VBQPPL thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; + Tổ đại
biểu HĐND giám sát việc tuân theo HP, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên ở
địa phương và nghị quyết của HĐND cùng cấp hoặc về vấn đề do HĐND, Thường trực HĐND phân công;
+ Đại biểu HĐND chất vấn CT Uỷ ban nhân dân, thành viên khác của UBND, Chánh án
TAND, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tuân theo HP và PL; giám sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ở địa phương. -
Khi xét thấy cần thiết, HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND tiến hành
giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương. -
Có thể nói trung tâm giám sát của HĐND là hoạt động của cơ quan HCNN, bởi
hoạt động của cơ quan HCNN ở địa phương tác động trực tiếp tới đời sống của nhân dân.
Uy tín và hiệu quả quản lý của cơ quan HCNN thể hiện chất lượng quản lý của nhà nước.
3.Giám sát của Chủ tịch nước: -
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước Việt Nam, thay mặt nhà nước Việt Nam
về đối nội và đối ngoại. Với cương vị này, CT nước tham gia vào các quá trình hình thành
nhân sự cấp cao của BMNN, trong đó có cơ quan HCNN. -
Đối với hoạt động HCNN, vai trò của CT nước chưa thực sự sâu sát để kiểm soát
quyền lập pháp do CP đảm nhiệm. Trong HP 2013 có quy định sự giám sát của CT nước
đối với CP (Điều 90) như sau: CT nước có quyền tham dự phiên họp của CP; CT nước có lOMoAR cPSD| 46842444
quyền yêu cầu CP họp bàn về vấn đề mà CT nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của CT nước.
-> Như vậy, CT nước có toàn quyền giám sát đối với hoạt động của CP theo cách thức
hoàn toàn chủ động với cương vị là người đứng đầu nhà nước Việt Nam. Do vậy, mức độ,
số lượng và chất lượng kiểm soát hoạt động thực hiện quyền hành pháp của CP của CT
nước như thế nào trong thực tế do CT nước quyết định hiệu quả.
4.Giám sát của Kiểm toán nhà nước: -
Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ
tuân theo PL, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. -
Sự hình thành hệ thống kiểm toán độc lập trong việc đánh giá, xác nhận việc quản
lý, sử dụng tài chính, tài sản công đã tạo ra 1 cách thức hữu hiệu để kiểm soát quyền lực
nhà nước trong lĩnh vực tài chính công. -
Kết quả, kiến nghị sau kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi đc công bố, công
khai là căn cứ quan trọng trong việc kiểm soát việc sử dụng tài chính công, tài sản công,
đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan HCNN cấp trên và thủ trưởng cơ quan HCNN ra
những quyết định phù hợp, kịp thời để điều chỉnh hoạt động HCNN.
5.Giám sát của Tòa án nhân dân: -
Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền
tư pháp. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ qcn, quyền công dân, bảo vệ
chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. -
Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và trong cơ chế thực hiện sự phối
hợp vớicác cơ quan nhà nước khác, trong đó có cơ quan HCNN, TAND trở thành 1 chủ
thể giám sát đối với hoạt động HCNN, góp phần điều chỉnh hoạt động của cơ quan HCNN tuân thủ HP và PL.
6.Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: -
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của
các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu
trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. -
Trong các quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 2 nội dung mà
khi thực hiện nó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiến hành hoạt động giám sát đối với cơ quan
nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. -
Thứ nhất, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với vai trò là liên hiệp tự nguyện của các tổ
chức và của nhân dân có quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân. Theo đó, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định như sau:
+ Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với
UBTVQH tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước để báo cáo tại các kỳ họp của Quốc hội. lOMoAR cPSD| 46842444
+ Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phối hợp với Đoàn Đại
biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân địa phương gửi đến Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.
+ Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương phối hợp với
Thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân
để thông báo tại kỳ họp của HĐND cùng cấp về những vấn đề của địa phương.
+ Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quyền và trách nhiệm của mình tổng
hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên đoàn viên và các tầng lớp nhân dân gửi đến Ban
Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình. Ban Thường trực Uỷ ban
MTTQVN các cấp có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên và Ban
Thường trực Uỷ ban MTTQVN cấp dưới để phản ánh kiến nghị với các cơ quan của
Đảng, Nhà nước cùng cấp.
- Ngoài ra, để bảo vệ và hỗ trợ công dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo, MTTQVN
thực hiện việc tiếp công dân, tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá theo quy định của PL.
- Thứ hai, MTTQVN với vai trò là tổ chức liên minh chính trị có quyền và trách nhiệm
trong việc tham gia xây dựng nhà nước, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
nhà nước, tham gia xây dựng PL, đặc biệt là tham gia các công tác liên quan đến việc
làm trong sạch bộ máy nhà nước, góp phần thực hiện sự giám sát đối với hoạt động HCNN, cụ thể như sau:
+ Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN ở các cấp từ TW đến ĐP đc mời tham dự các phiên họp của
các cơ quan HCNN cùng cấp tương ứng (CP, UBND) khi bàn các vấn đề có liên quan đến
quyền và trách nhiệm của MTTQVN.
+ Mặt trận Tổ quốc VN tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí với nhiều hình thức
khác nhau, trong đó có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng
bp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí, xử lý người
có hành vi tham nhũng, lãng phí, góp phần thúc đẩy việc tuân thủ HP và PL của các cán
bộ, công chức và các cơ quan nhà nước.
+ Mặt trận Tổ quốc VN tham gia góp ý, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
- Thứ ba, Mặt trận Tổ quốc VN thực hiện chức năng giám sát của mình. Đối tượng giám
sát của MTTQVN là các cơ quan nhà nước (trong đó có cơ quan HCNN), tổ chức, đại
biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Vì vậy, các hình thức giám sát của MTTQVN rất đa dạng:
+ Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
+ Tổ chức đoàn giám sát.
+ Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân đc thành lập ở cấp xã, Ban giám sát
đầu tư của cộng đồng.
+ Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Các cơ quan HCNN có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản theo nội dung giám sát, cung
cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, và làm rõ những vấn đề liên quan
đến hoạt động giám sát của MTTQVN. lOMoAR cPSD| 46842444
Giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội:
- Các tổ chức chính trị - xã hội đc ghi nhận trong HP 2013 là: Công đoàn VN, Hội Nông
dân VN, Đoàn TNCS HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Hội Cựu chiến binh VN. Các tổ
chức chính trị - xã hội đc thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền lợi,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình.
- Bên cạnh trách nhiệm chung là một thành viên của MTTQVN, Công đoàn VN là tổ
chứcchính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, đại diện cho người
lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát những nội dung như trên, công đoàn có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan.
+ Kiến nghị bp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi VPPL.
+ Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ,
tính mạng người lao động, Công đoàn có yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
có trách nhiệm thực hiện ngay bp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả tr.hợp phải tạm ngừng hoạt động.
- Các tổ chức Công đoàn tham gia vào hoạt động thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ
quan thanh tra, cơ quan HCNN để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động
trong hoặc trong tr.hợp Công đoàn tham gia quản lý nhà nước lĩnh vực đó và có trách
nhiệm thanh tra, kiểm tra.
7.Giám sát của thanh tra nhân dân:
- Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân
dânđối với việc thực hiện chính sách, PL, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực
hiện PL về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường,
thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
- Theo quy định của Điều 66, 67 Luật Thanh tra năm 2010, Ban thanh tra nhân dân đc
thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
- Ban thanh tra nhân dân có quyền hạn như sau:
+ Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của PL khi phát hiện có dấu hiệu
vppl và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
+ Khi cần thiết, đc Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.
+ Kiến nghị với Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót đc phát hiện qua việc
giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động, biểu dương
những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vppl thì kiến
nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
8.Giám sát của công dân và các tổ chức của công dân:
- HP 2013 ghi nhận quyền công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước. lOMoAR cPSD| 46842444
- Quyền kiến nghị là quyền của công dân, đc sử dụng nhằm mục đích hoàn thiện mọi mặt
về tổ chức và hoạt động nào đó của cơ quan nhà nước.
- Quyền yêu cầu: Quyền yêu cầu thông thường đc sử dụng nhằm mục đích thực hiện
những quyền chủ thể khác (yêu cầu đc cấp mã số thuế sau khi đã có giấy phép đăng ký
kinh doanh; yêu cầu đc cấp giấy chứng nhận sở hữu tài sản sau khi chuyển nhượng hợp pháp tài sản...).
- Quyền khiếu nại: Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ
tụcdo Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại QĐHC, hành vi hành chính của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong
cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết
định hoặc hành vi đó là trái PL, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu
nại. Quá trình đó, cơ quan HCNN và cá nhân có thẩm giải quyết khiếu nại có cơ hội xem
xét lại QĐHC, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.
- Quyền tố cáo: Là việc công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vppl của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan, tổ chức. Tố cáo đc chia làm 2 loại:
+ Tố cáo hành vi vppl của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ,
công vụ: là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành
vi vppl của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
+ Tố cáo hành vi vppl về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực: là việc công dân báo cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vppl của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
- Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý
tốcáo của người giải quyết tố cáo. Nội dung giải quyết tố cáo thực chất là việc xem xét,
xác minh hành vi bị tố cáo có phải là vppl ko và hậu quả pháp lý của nó. Việc giải quyết
tố cáo đc thực hiện theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011.
-> Như vậy, quyền khiếu nại, quyền tố cáo là những quyền có căn cứ phát sinh từ vppl. Sự
khác biệt giữa 2 quyền này liên quan đến lợi ích bị xâm hại có trực tiếp với chủ thể thực
hiện quyền hay ko. Ngoài ra, sự khác biệt còn thể hiện ở thẩm quyền xử lý, trình tự thực hiện quyền.
- Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của PL là thể hiện sự phản
ứng hợp pháp của mình trước một hiện tượng có dấu hiệu của vppl, xâm phạm lợi ích
của công dân, của Nhà nước hoặc của xã hội.
- Thông qua việc công dân thực hiện quyền kiến nghị, quyền yêu cầu, quyền khiếu nại,
quyền tố cáo mà công dân cùng với cơ quan HCNN thực hiện kiểm tra, giám sát đối với
hoạt động HCNN, góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và kỷ cương trong hệ thống HCNN.
D. .Kiểm tra trong hoạt động hành chính nhà nước
1.Khái niệm, đặc điểm:
Khái niệm “kiểm tra trong hoạt động hành chính”: lOMoAR cPSD| 46842444 -
Kiểm tra trong HCNN là 1 phương thức kiểm soát ko thể thiếu đối với hoạt động
quản lýhành chính, là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử
lý kịp thời những sơ hở, yếu kém hoặc những vppl. Kiểm tra là 1 biện pháp quản lý đc
thực hiện bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền trong BMNN và các cá nhân, tổ chức đc nhà
nước trao quyền quản lý hành chính trong những trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. -
Hiện nay có nhiều quan niệm, cách hiểu về khái niệm kiểm tra nói chung và kiểm
tra trong hoạt động hành chính nói riêng, những quan niệm, cách hiểu đó tuỳ thuộc vào
cấp độ tiếp cận khác nhau. -
Theo cách hiểu về khái niệm kiểm tra nêu trên thì kiểm tra là hoạt động của các
chủ thể để theo dõi, xem xét, đánh giá, xử lý, chỉ đạo khắc phục những sơ hở, yếu kém đc
phát hiện trong các hoạt động của xã hội. -
Về hình thức và phương pháp kiểm tra cũng rất phong phú, có thể tiến hành kiểm
tra thông qua các cơ quan hành chính có thẩm quyền chung (như kiểm tra của CP, của uỷ
ban nhân dân các cấp đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân), kiểm tra theo chức năng của
các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn (như hoạt động kiểm tra của các Bộ, cơ quan
ngang bộ), kiểm tra trong nội bộ của cơ quan đối với các đơn vị, tổ chức trực thuộc hoặc
đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và người lao động thuộc quyền quản lý
hoặc kiểm tra của các cơ quan đc tổ chức theo ngành dọc. -
Về chủ thể kiểm tra, là các cơ quan, tổ chức, cá nhân đc nhà nước trao quyền quản
lý nhànước. Tuỳ thuộc thẩm quyền quản lý về ngành, lĩnh vực hoặc phạm vi, nội dung
hoạt động, phạm vi lãnh thổ quản lý ở địa phương, trên cơ sở sự phân cấp quản lý, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức hay nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ,
công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ mà các chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra
của mình, bảo đảm tuân thủ triệt để các nguyên tắc theo quy định của PL. Đó là:
+ Thứ nhất, việc kiểm tra phải đc tiến hành thường xuyên, liên tục, có thể kiểm tra theo
định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.
+ Thứ hai, việc kiểm tra phải bảo đảm khách quan, cần tiến hành trên cơ sở những tiêu
chuẩn nhất định, ko chịu sự chi phối bởi các đk, nhân tố khác hoặc bị phụ thuộc vào đánh
giá chủ quan của người kiểm tra, thiếu chính xác dẫn đến kết luận sai lệch về ND vụ việc.
+ Thứ ba, kiểm tra phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. -
Về ND, hoạt động kiểm tra đc tiến hành để kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ,
chương trình, mục tiêu, kế hoạch của đối tượng quản lý nhà nước. -
Kiểm tra trong hoạt động hành chính (đối với hoạt động quản lý nhà nước nói
chung và quản lý hành chính nói riêng) để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp
thời những vppl, phát hiện những sơ hở, yếu kém trong tổ chức, thực hiện pháp luật, thực
thi nhiệm vụ, công vụ, công việc đc giao đối với các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức,
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong xã hội.
-> Như vậy, kiểm tra là hình thức kiểm soát rất quan trọng đối với hành chính nhà nước.
=> Tóm lại, kiểm tra trong hoạt động HCNN đc hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà
nước, các tổ chức, cá nhân đc nhà nước giao quyền quản lý hành chính tiến hành theo
một quy trình, thủ tục nhất định để theo dõi, xem xét, đánh giá, đưa ra kết luận đối với
việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng quản
lý thuộc quyền của mình. Thông qua hoạt động kiểm tra nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, lOMoAR cPSD| 46842444
phát hiện những hạn chế, yếu kém để đề ra bp khắc phục kịp thời hoặc xử lý nghiêm minh,
đúng PL đối với hành vi vi phạm, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Đặc điểm kiểm tra trong hoạt động hành chính: -
Khi đánh giá về vai trò của kiểm tra, Lênin viết: “Kiểm tra con đường và kiểm tra
việc chấp hành nhiệm vụ trên thực tế luôn là mấu chốt của toàn bộ công tác, của chính trị”. -
Kiểm tra là phương thức kiểm soát mà cơ quan HCNN thường xuyên phải tiến
hành, coi đó là một trong những khâu quan trọng trong chu trình HCNN. Xuất phát từ
khái niệm đã nêu trên, kiểm tra trong hoạt động hành chính có những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Thứ nhất, kiểm tra trong hoạt động hành chính là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
+ Thứ hai, kiểm tra trong hoạt động hành chính là hoạt động mang tính ngăn chặn, phòng ngừa.
+ Thứ ba, kiểm tra trong hoạt động hành chính đc tiến hành trong bất kỳ giai đoạn nào của hoạt động hành chính.
+ Thứ tư, kiểm tra đối với hoạt động hành chính là một phương thức quản lý, đc thể hiện
đối với hoạt động chấp hành - điều hành.
Phân biệt kiểm tra với các phương thức kiểm soát khác đối với hoạt động hành chính: -
Bất kỳ hoạt động nào trong đời sống xã hội cũng cần đc kiểm soát, hoạt động kiểm
soát đó có thể đc thực hiện đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, việc thực
hiện các phương thức kiểm soát đối với mỗi loại hình hoạt động có thể đc thực hiện khác
nhau, song hoạt động đó đều có cùng chung một mục đích là bảo đảm để hành vi, hoạt
động kiểm soát đó có thể đc thực hiện đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. -
Kiểm soát hành chính đc thực hiện thông qua nhiều bp, các bp đó đc tiến hành với
nhữngquy định chặt chẽ của PL, bởi các chủ thể, nội dung, mục đích, phạm vi, khác nhau.
Cụ thể là: Hoạt động kiểm tra là việc theo dõi, xem xét, đánh giá việc chấp hành PL của
đối tượng quản lý, kết luận và xử lý những vi phạm trong hoạt động hành chính. -
Mục đích của kiểm tra là nhằm xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ,
công việc, trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng quản lý, ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm,
phát hiện và xử lý các vi phạm trong HCNN. -
Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra là cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan
HCNN), các tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. -
Hình thức của kiểm tra, giám sát, thanh tra cũng khác nhau. Kiểm tra đc thực hiện
qua các hình thức là kiểm tra của cơ quan HCNN có thẩm quyền chung, kiểm tra theo
chức năng, kiểm tra nội bộ. Đối với hoạt động giám sát đc thực hiện thông qua kỳ họp của
Quốc hội, kì họp của Hội đồng nhân dân các cấp, thông qua các cơ quan của cơ quan
quyền lực nhà nước, giám sát bằng hình thức nghe báo cáo, xem xét, đánh giá các báo cáo
hoặc chất vấn tại kỳ họp đối với các chủ thể chịu sự giám sát. Trong khi đó, thanh tra
mang tính quyền lực nhà nước chỉ đc thực hiện thông qua đoàn thanh tra, với các cuộc
thanh tra hoặc bởi các thanh tra viên về ngành, lĩnh vực để thanh tra theo chương trình, kế
hoạch và thanh tra đột xuất. lOMoAR cPSD| 46842444
2.Các phương thức kiểm tra: -
Hoạt động kiểm tra hành chính có thể đc thực hiện bằng nhiều phương thức, các
phương thức này rất phong phú. -
Phương thức kiểm tra của các tổ chức xã hội đc tiến hành nhằm bảo đảm sự tham
gia kiểm tra của các tổ chức xã hội, của công dân đối với các chủ thể quản lý nhà nước
(kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước). -
Phương thức kiểm tra xã hội rất đa dạng, tuỳ thuộc vào mỗi loại tổ chức xã hội mà
hình thức, nội dung, phạm vi kiểm tra đối với hoạt động hành chính cũng khác nhau. -
Các phương thức kiểm tra của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước
là hoạtđộng chấp hành - điều hành của quản lý hành chính, là phương tiện quan trọng để
đánh giá việc chấp hành PL, thực hiện nhiệm vụ của đối tượng quản lý.
Hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung: -
Kiểm tra là một trong các biện pháp góp phần bảo đảm tuân thủ PL, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước. -
Trong các phương thức kiểm tra, hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà
nước có thẩm quyền chung có vai trò rất quan trọng. Đây là hoạt động đc tiến hành trên
phạm vi rộng, đối với mọi đối tượng và trên tất cả các lĩnh vực của quản lý hành chính. -
Chủ thể kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền chung là Chính phủ, UBND các cấp.
Phương thức kiểm tra này thể hiện rõ chức năng của cơ quan hành pháp, đc tiến hành
thường xuyên, liên tục và toàn diện, trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi cấp quản lý. -
Về hình thức kiểm tra rất phong phú, có thể thực hiện khác nhau. Hoạt động này có
thể đc kiểm tra bởi chính thủ trưởng cơ quan, thông qua các thành viên của cơ quan có
thẩm quyền chung, theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. -
Hoạt động kiểm tra của cơ quan HCNN có thẩm quyền chung có ý nghĩa quan
trọng, đối với hoạt động chấp hành - điều hành trong HCNN hiện nay. Hoạt động kiểm tra nội bộ: -
Kiểm tra nội bộ là hoạt động xem xét, đánh giá từ thực tế, đc cấp trên tiến hành đối
với cấp dưới trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. -
Chủ thể kiểm tra nội bộ có thể là thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (Bộ,
sở...) hoặc thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung (CP, UBND)
tiến hành đối với cơ quan thuộc mình, cơ quan cấp dưới của mình. Do vậy, kiểm tra nội bộ
có 1 đặc trưng cơ bản là tính trực thuộc chặt chẽ về tổ chức trong thực hiện CN, nhiệm vụ. -
Phạm vi kiểm tra nội bộ là mọi vấn đề thuộc về thực hiện nhiệm vụ, chức năng của
cơ quan, đơn vị cấp dưới, của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị đó.
Chính phủ là cơ quan HCNN cao nhất của nhà nước, thực hiện quyền hành pháp.