-
Thông tin
-
Quiz
[TÀI LIỆU] Luận văn Quản lý các thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cùng với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến đời sống văn hóa, nhất là hê thống thiết chế văn hóa cơ sở. Vì vậy, trong̣ những năm qua, các địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống này nhằm phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhiều công trình nhà văn hóa, thư viện, phòng đọc, tủ sách, sân vận động... được xây dựng ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Hệ thống thiết chế văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân, vừa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật kinh tế (KT1) 30 tài liệu
Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
[TÀI LIỆU] Luận văn Quản lý các thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cùng với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến đời sống văn hóa, nhất là hê thống thiết chế văn hóa cơ sở. Vì vậy, trong̣ những năm qua, các địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống này nhằm phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhiều công trình nhà văn hóa, thư viện, phòng đọc, tủ sách, sân vận động... được xây dựng ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Hệ thống thiết chế văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân, vừa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế (KT1) 30 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Văn Dũng. Mọi tham khảo được dùng trong
luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Hà Thị Hằng lOMoARcPSD|50202050 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4
Chương 1 .................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁTVỀ
HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG ĐÔNGVỆ,
THẢNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA ..................................... 11
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thiết chế văn hóa .............................................. 11
1.2. Khái quát lý luận về hệ thống thiết chế văn hóa phường Đông Vệ ........... 20
Chương 2 .................................................................................................... 32
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA
BÀNPHƯỜNG ĐÔNG VỆ, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA
.................................................................................................................... 32
2.1. Cơ cấu phân cấp quản lý các thiết chế văn hóa ở phường Đông Vệ .......... 32
2.2. Thực trạng quản lý thiết chế văn hóa ở phường Đông Vệ......................... 35
2.3. Đánh giá chung ..................................................................................... 57
Chương 3 .................................................................................................... 62
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁCQUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA PHƯỜNG ĐÔNG VỆ, THÀNH
PHỐTHANH HÓA, TỈNH THANH HÓA .................................................... 62
3.1.Phương hướng, nhiệm vụ quản lý thiết chế văn hóa ở phường Đông Vệ .... 62
thành phố Thanh Hóa ................................................................................... 62
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa ở phường Đông
Vệ ............................................................................................................... 65
KẾT LUẬN ................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78 2 lOMoARcPSD|50202050
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CLB Câu lạc bộ CNH-HĐH
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa DTLS Di tích lịch sử NĐ-CP Nghị định - Chính phủ NQ/TW Nghị quyết/ trung ương NVH Nhà văn hóa TCVH Thiết chế văn hóa TTG Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa thông tin VHTT&DL
Văn hóa Thể thao và Du lịch
DANH MỤC BẢNG BIỂU STT
Nội dung bảng thống kê Trang
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn 38 Bảng 1.1 2014-2018
Tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu văn hóa giai đoạn 2014- 43 Bảng 1.2 2018
Số lượng thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Đông 46 Bảng 1.3 Vệ giai đoạn 2014-2018 lOMoARcPSD|50202050
Thời gian và nội dung phát loa phát thanh tại phố 64 Bảng 2.1
Quang Trung 1, phường Đông Vệ
Danh sách huy động và số tiền huy động trong xây 71
dựng NVH một số hộ trong phố Quang Trung 3, Bảng 2.2
phường Đông Vệ năm 2018
Kịch bản xây dựng tủ sách phố Quang Trung 3, 86 Bảng 3.1 phường Đông Vệ Hình 1.1
Mô phỏng hoạt động quản lý 29
Sơ đồ phân cấp quản lý thiết chế văn hóa Phường Hình 2.1 Đông Vệ 51 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Cùng với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm
đến đời sống văn hóa, nhất là hê thống thiết chế văn hóa cơ sở. Vì vậy, trong ̣
những năm qua, các địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống này nhằm phục vụ
đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhiều công trình nhà văn hóa, thư viện,
phòng đọc, tủ sách, sân vận động... được xây dựng ở khắp các tỉnh, thành trong
cả nước. Hệ thống thiết chế văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho
nhân dân, vừa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng,
nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc.
Ngày 11/11/2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số
2164/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn 4 lOMoARcPSD|50202050
hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng 2030 [29]. Thực hiện chủ
trương đó, tỉnh Thanh Hóa có Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 11/9/2014 về
thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030. Trọng tâm đề cập tới mục tiêu
đến năm 2020, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được phát triển đồng bộ,
từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa, thể thao,
vui chơi giải trí của nhân dân ở các vùng, miền, khu vực trong tỉnh. Đến năm
2030, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở phát triển đạt các tiêu chí quy
định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kế hoạch được triển khai khắp 27
huyện thị thành phố trong tỉnh. Đối với thành phố Thanh Hóa, trung tâm văn hóa
lớn nhất cả tỉnh, cũng đã và đang được quan tâm.
Phường Đông Vệ là đơn vị có tốc độ phát triển kinh tế khá cao và ổn định.
Mặc dù vậy, hệ thống các TCVH chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người dân về cơ
sở vật chất, về các hoạt động ở các TCVH....Số lượng TCVH còn ít , cơ sở vật
chất còn nghèo nàn, các hoạt động tại TCVH còn chưa phong phú.. Đây cũng là
các khó khăn của phường trong vấn đề thực hiện các chính sách quy hoạch đất đai
cho TCVH, công tác xã hội hóa hướng tới phát triển TCVH còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế hoạt động chưa thực sự hiệu quả, nổi bật như sự
đơn điệu trong nội dung hoạt động tại các thiết chế, quy hoạch, đầu tư cơ sở vật
chất cho các thiết chế còn thiếu và yếu... Từ vấn đề lý luận và thực trạng của địa
phương, tôi đã lựa chọn vấn đề “Quản lý các thiết chế văn hóa trên địa bàn
phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp cao học. Hy vọng những kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý thiết chế văn hóa, đóng góp vào sự phát triển kinh tế -
xã hội, nhằm đạt được mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của phường Đông Vệ trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về thiết chế văn hóa lOMoARcPSD|50202050
- Các giáo trình, chuyên khảo nghiên cứu về thiết chế văn hóa
Trong công trình nghiên cứu, Đại cương công tác Nhà Văn hóa ( NXB Văn
hóa, năm 2002) [ 3], tác giả Trần Văn Ánh tuy đề cập đến một thành tố của thiết
chế văn hóa là nhà văn hóa nhưng đã gợi mở nhiều phương diện lý luận và thực
tiễn về công tác xây dựng thiết chế văn hóa nói chung, nhà văn hóa nói riêng.
Năm 2011, tác giả Nguyễn Duy Bắc đã biên soạn Tập bài giảng quản lý
các thiết chế văn hóa [5 ]. Trong tài liệu này, nhiều vấn đề liên quan đến lý luận,
văn bản chỉ đạo về thiết chế văn hóa được tác giả tập hợp và có phân tích cụ thể.
Đây cũng là một công trình bước đầu cung cấp phương pháp luận trong công tác
xây dựng thiết chế văn hóa. Đáng chú trong các tài liệu nghiên cứu về quản lý
thiết chế văn hóa, năm 2015, tác giả Trần Hữu Thức với công trình nghiên cứu
Quản lý thiết chế văn hóa [34]. Đây được xem là một trong những tài liệu được
nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và có tính chất căn bản cho công tác quản
lý thiết chế văn hóa của địa phương; có tính chất định hướng và gợi mở rất nhiều
cho tác giả luận văn thực hiện đề tài này.
- Các luận văn, luận án nghiên cứu về thiết chế văn hóa của từng địa phương
Đã có nhiều công trình nghiên cứu là các luận văn, luận án tìm hiểu về công
tác quản lý thiết chế văn hóa tại các địa phương. Một số công trình như: Nguyễn
Thị Vy (2012), Hoạt động Nhà văn hóa quận Tây Hồ [46]; Nguyễn Văn
Cư (2015), Quản lý hoạt động Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh [9],
Trần Thị Minh Tâm (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm
các trung tâm văn hóa quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh
[30]; Đặng Thị Kiều Giang (2016), Hoạt động tổ chức sự kiện của Nhà văn hóa
Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh[ 16], Dương Thanh Tùng (2016), Đổi mới
hoạt động trung tâm văn hóa cấp tỉnh - nghiên cứu trường hợp Trung tâm Văn
hóa tỉnh Hậu Giang [37], Trần Ngọc Hữu (2016), Nâng cao chất lượng hoạt động
của Nhà Thiếu nhi thành phố Bắc Ninh [21]. Các công trình trên đã hệ thống hóa
các vấn đề lý luận về quản lý thiết chế văn hóa và đưa ra thực trạng và giải pháp 6 lOMoARcPSD|50202050
nhằm nâng cao chất lượng quản lý các thành tố của thiết chế văn hóa. Tuy nhiên,
do tính chất, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, các công trình đó chỉ giới hạn
trong phạm vi một địa phương cụ thể.
- Các bài viết nghiên cứu về thiết chế văn hóa
Năm 2014, tác giả Lê Thị Anh có bài “Vai trò của hệ thống thiết chế văn
hóa”[4], đăng trên tạp chí Cộng sản đã khẳng định vị trí không thể thiếu của hệ
thống thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát
triển đời sống tinh thần của người dân trong bối cảnh hiện nay.
Năm 2015, tác giả Quách Thu Yên (2015) có bài nghiên cứu “Nâng cao
hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn” [56]. Bài viết đề
cập đến việc cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực thiết chế văn hóa bởi thực trạng một số thiết chế văn hóa ở nông thôn
hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Ngoài ra còn có các tác giả như Xuân Yến (2018), Vai trò của hệ thống thiết
chế văn hóa. Trước hết, hệ thống thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học
tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng
lớp nhân dân. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa tạo điều kiện thuận
lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, trao đổi thông tin, rèn luyện thân thể
để có sức khỏe làm việc, lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, học hỏi lẫn nhau và
thắt chặt thêm tình đoàn kết. Những điều này sẽ không có được nếu hệ thống thiết
chế văn hóa yếu kém, thiếu thốn, lạc hậu, tạm bợ. Thực tế đã cho thấy, nhiều giá
trị văn hóa quý báu của dân tộc, như hát xoan, hát bội, đờn ca tài tử, quan họ,. .
đã được giữ gìn, nuôi dưỡng, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác từ những
nhà văn hóa, trung tâm văn hóa giản dị của xã, thôn,... mà không nhất thiết phải
là ở các nhà hát, sân khấu lớn với trang thiết bị hiện đại [59]. Phúc Thị Yến (2017),
Thiết chế văn hóa đang góp phần phát triển xã hội một cách bền vững. Cơ sở vật
chất của hệ thống thiết chế văn hóa là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp
với tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, lối sống và nhất là phong tục, tập quán của từng
vùng, miền, dân tộc,... Một xã hội muốn phát triển bền vững đòi hỏi không chỉ có lOMoARcPSD|50202050
kinh tế vững mạnh mà còn phải đặc biệt quan tâm đến văn hóa. Con người không
chỉ có nhu cầu ăn, mặc, đi lại,... mà đang ngày càng hướng tới lối sống lành mạnh,
chất lượng cuộc sống tốt hơn. Các thiết chế văn hóa hiện có đang phát huy tác dụng này [58].
Có thể nói, các công trình nghiên cứu này bước đầu đã làm rõ những vấn
đề trên phương diện lý luận về thiết chế văn hóa và mối quan hệ giữa chính sách
với thực tiễn quản lý thiết chế văn hóa, chỉ rõ hoạt động của một số thiết chế văn
hóa như nhà văn hóa, câu lạc bộ, trung tâm văn hóa.... của một số địa phương.
Kết quả nghiên cứu của các tài liệu nói trên đã làm tiền đề góp phần làm
sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn của quản lý các thiết chế văn hóa trên
các góc cạnh về quản lý 1 trong các thiết chế văn hóa cụ thể.
2.2. Những nghiên cứu về thiết chế văn hóa ở Thanh Hóa
Đối với tỉnh Thanh Hóa, hệ thống các nghiên cứu TCVH cũng đã và đang
được khá nhiều tác giả quan tâm.
Tác giả Phan Thanh Y (2018), Hoạt động thiết chế văn hóa thể thao Thiệu
Hóa trước bối cảnh xây dựng nông thôn mới, [52]. Lê Anh Xuân (2018), Hoạt
động thiết chế văn hóa thể thao Đông Sơn hiện nay [50].
Với cái nhìn tổng quan cả tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Ý Yến (2017), Xây dựng
và phát huy thiết chế văn hóa tỉnh Thanh Hóa cần sự đồng bộ [53]
Dưới góc độ về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TCVH, Phan
Huy Xu (2016), Thanh Hóa: Nâng cao kiến thức quản lý văn hóa và xây dựng
thiết chế văn hóa cơ sở [49]. Tác giả Phạm Lan Xuân (2015), Nâng cao chất lượng
hoạt động Thiết chế văn hóa cơ sở Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020 [ 50].
Các bài viết tuy nghiên cứu cứu một vấn đề nhỏ, cụ thể nhưng cũng phần
nào góp phần quan trọng đưa ra định hướng trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa.
Như vậy, cho đến thời điểm này, có thể khẳng định chưa có công trình, đề
tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề quản lý thiết chế văn hóa trên địa 8 lOMoARcPSD|50202050
bàn phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện
nay. Vì vạy, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý các thiết chế sản văn hóa trên địa
bàn phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm tìm hiểu
thực tiễn công tác quản lý các thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ trên
cơ sở nhận định và so sánh với những nội dung lý luận được lĩnh hội trong quá
trình học tập. Từ đó, chỉ ra những điểm thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề xuất
một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý các thiết chế văn
hóa trên địa bàn phường Đông Vệ , thành phố Thanh Hóa trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở các vấn đề lý luận về quản lý thiết chế văn hóa, tác giả đánh giá
thực trạng công tác quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ, thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ, thành
phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thiết chế văn hóa trên địa bàn
phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa gồm: Quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở vật chất –
kỹ thuật, Phát triển nguồn nhân lực; các hoạt động tổ chức tại các thiết chế văn
hóa; quản lý huy động và sử dụng nguồn quỹ hoạt động - Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Địa bàn phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
+ Phạm vi về thời gian: từ năm 2014-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp phân loại tài liệu, phân tích
tàiliệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu khoa học. Các tài liệu nghiên cứu và đánh
giá như hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến vấn đề quản lý thiết chế
văn hóa; …Phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp tác giả làm rõ được các yếu tố
cơ bản của vấn đề quản lý thiết chế văn hóa địa phương. lOMoARcPSD|50202050
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, các
côngtrình nghiên cứu, các tài liệu, các báo cáo khoa học về hoạt động quản lý các
thiết chế văn hóa nhằm chỉ ra khoảng trống cần nghiên cứu luận văn và vận dụng vào đề tài.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Quan sát công tác quản lý thiết chế văn
hóađể biết được thực trạng; so sánh để thấy được điểm mạnh, điểm yếu, sự khác
biệt để hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức quản lý di thiết chế văn hóa; Miêu
tả, chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập các tài liệu về hoạt động quản lý thiết chế văn hóa.
- Phần phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm tìm hiểu các vấn đề: Thông tincơ
bản về thiết chế văn hóa ( diện tích, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hoạt động
thiết chế văn hóa....); bộ máy quản lý thiết chế, các vấn đề bất cập trong hoạt động
thiết chế văn hóa. Xác định phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý các
thiết chế văn hóa phường Đông Vệ để thấy được chiến lược, phương hướng, các
quy hoạch các thiết chế văn hóa trong tương lai.
6. Dự kiến kết quả đạt được -
Luận văn góp phần hệ thống hóa một phần các lý luận cơ bản của
việcquản lý các thiết chế văn hóa và quản lý các thiết chế văn hóa cấp xã phường. -
Đánh giá thực trạng quản lý các thiết chế văn hóa trên địa bàn
phườngĐông Vệ, đề xuất một số giải pháp để cán bộ phường Đông Vệ, Phòng văn
hóa thành phố Thanh Hóa tham khảo. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, chất
lượng, hiệu quả hoạt động quản lý các thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ trong thời gian tới. -
Luận văn với hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho các địa phươngcơ
sở có những đặc trưng tương tự trong công tác quản lý các thiết chế văn hóa.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
có cấu trúc gồm có 3 chương: 10 lOMoARcPSD|50202050
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết chế văn hóa và khái quát về hệ
thống thiết chế văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ, thảnh phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2: Thực trạng quản lý các thiết chế văn hóa trên địa bàn phường
Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết
chế văn hóa trên địa bàn phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT CHẾ VĂN HÓA VÀ KHÁI
QUÁT VỀ HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG ĐÔNG VỆ, THẢNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thiết chế văn hóa
1.1.1. Các khái niệm, thuật ngữ công cụ
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
a. Các quan niêm về văn hóa trên thế giớị
Ở Phương Đông, tiêu biểu là Trung Quốc - môt trong những trung tâm củạ nền
văn minh cổ đại, thuật ngữ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm.
Thời nhà Chu (thế kỷ XI - VIII Trước công nguyên), trong sách Chu Dịch có câu:
“Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa
thành thiên hạ)” [45,tr18]. Thời Tây Hán, Lưu Hướng (năm 77- 6 Trước công
nguyên) đã viết: “Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới
dùng vũ lực”. Như vậy, văn hóa được xem như là phương thức giáo hóa con người.
Ở phương Tây, thuât ngữ văn hóa bắt nguồn từ tiếng Latinh “Cultus”.̣
Người Anh, người Pháp dùng từ culture, người Nga dùng từ kultura. Những từ
này có nghĩa chung ban đầu là cây trồng, khai khẩn, vỡ hoang, trồng trọt. Với sự
biến đổi lớn trong xã hội ở thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XIV -XVI), thuật ngữ văn
hóa có thêm nghĩa phái sinh trừu tượng: tri thức, trí tuệ, giáo dục. lOMoARcPSD|50202050
Là một phức thể do con người tạo ra, nguyên tổng giám đốc UNESCO
Federico Mayor cho rằng: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo
(của các cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt
động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [ 6, tr.23].
b. Các quan niêm về văn hóa ở Việt Naṃ
Ở Việt Nam, viêc nghiên cứu và giảng dạy văn hóa với tư cách là mộ t
môṇ khoa học chỉ mới bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX. Người đi tiên phong
trong viêc nghiên cứu văn hóa là học giả Đào Duy Anh với công trình ̣Viêt Nam
văṇ hóa sử cương (Quan Hải Tùng Thư ấn hành năm 1938). Đây được xem là
công trình khai sáng, mở đầu cho ngành văn hóa học ở Viêt Nam. Theo tác giả
Đàọ Duy Anh, văn hóa là môt kiểu thức sinh tồn của mộ t xã hộ i. Ông nói rõ
thêm:̣ Người ta thường cho rằng văn hóa là chỉ những học thuât tư tưởng. Có lẽ
gì văṇ hóa của các dân tôc lại khác nhau đến thế? Vì rằng cách sinh hoạt của các
dân tộc ̣ không giống nhau. Chính vì những điều kiên tự nhiên về địa lý khiến mỗi
dân tộ c ̣ sinh hoạt trên cơ sở kinh tế khác nhau, cho nên cách sinh hoạt cũng thành
khác nhau vây. [2, tr.11].̣
Dựa trên mối quan hê giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại, Phaṇ
Ngọc định nghĩa: Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một
cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều bị cá nhân này hay tộc
người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện
rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu
hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa
chọn của các cá nhân hay các tộc người khác [ 27, tr.19-20]
Như vây, văn hóa là thuậ t ngữ có nhiều cách định nghĩa, cách hiểu khác ̣
nhau. Nhưng nói đến văn hoá, người ta thường nhấn mạnh đến một thể thống nhất
giữa cái có tính nhân loại và cái có tính đặc thù dân tộc.
Trên cơ sở những quan niệm của các tác giả trong và người nước, để thuận
tiện cho việc thu thập dữ liệu và triển khai luận văn, chúng tôi chọn quan niệm 12 lOMoARcPSD|50202050
của tác giả Trần Ngọc Thêm làm định hướng nghiên cứu. Theo đó: Văn hóa là
môt hệ thống hữu cơ các giá trị vậ t chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và ̣
tích lũy qua quá trình hoạt đông thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người vớị
môi trường tự nhiên và xã hôi của mình [32, tr.25].̣
1.1.1.2. Thiết chế
Theo Từ điển tiếng Việt, “thiêt chế” có nghĩa như “thể chế”, đó là: “quy
định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo” “Thiết chế là
một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng” [ 57,tr 562].
Theo tác giả Nguyễn Hữu Thức (2015), Thiết chế là một tổ chức do con
người lập ra có mối rằng buộc chặt chẽ ở bên trong giữa con người với công việc
thông qua các quy tác, quy định và điều kiện để thực hiện công việc theo ý muốn
chủ quan của con người. Trong cuộc sống có các thiết chế: Thiết chế kinh tế, thiết
chế văn hóa, thiết chế xã hội. Thiết chế xã hội bao gồm: gia đình, xóm làng, trường
học, y tế… Thiết chế xã hội ra đời đáp ứng nhu cầu sinh tồn; bảo đảm an ninh,
trật tự, an toàn; hướng tới các chuẩn mực giá trị tinh thần. Thiết chế (Institution)
nghĩa là hệ thống những luật lệ, quy tắc biểu hiện giá trị, chuẩn mực để mọi người
trong xã hội theo đó chấp hành. Hai từ thể chế và thiết chế về sau này có sự phân
biệt nội dung phản ánh. Thể chế giữ được nghĩa ban đầu còn thiét chế mang thêm
những nghĩa mới hàm ý chỉ các mô hình tổ chức xã hội có kết cấu chặt chẽ [34, tr.15].
1.1.1.3. Thiết chế văn hóa
Thiết chế văn hóa (Cultural institutions) là thuật ngữ dùng để chỉ các cơ
quan, đơn vị hoạt động văn hóa do nhà nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong
khuôn khổ pháp luật hoặc quy chế của ngành, đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu văn
hóa tinh thần của công chúng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương [5,tr27].
Như vậy, TCVH không chỉ đơn thuần là những công trình vật chất cụ thể
mà bao hàm trong đó là hệ thống cơ chế, chính sách vận hành; đội ngũ nhân lực
làm công tác quản lý, tổ chức; nguồn lực tài chính và các chủ thể hoạt động. TCVH lOMoARcPSD|50202050
thiên về những thực hành, sáng tạo và trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, giai
tầng trong cộng đồng dân cư. Không có TCVH thì việc sáng tạo, quảng bá, trình
diễn và hưởng thụ các giá trị văn hóa trở nên đơn điệu, nhàm chán.
Theo tác giả, Huỳnh Quốc Thắng (2016) [31,tr59], cho rằng TCVH được
phát huy khi có đủ 4 yếu tố là: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, quy chế hoạt động,
nguồn kinh phí. Xây dựng nội dung, tổ chức hoạt động, phương thức quản lý hoạt
động để các thiết chế văn hóa.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Thiết chế văn hóa là một chỉnh thể
hội tụ đầy đủ 4 yếu tố: cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, quy chế hoạt động, nguồn
kinh phí. Xây dựng nội dung, tổ chức hoạt động, phương thức quản lý hoạt động
để các thiết chế văn hóa có thể phát huy tốt vai trò, ý nghĩa, làm phong phú, giữ
gìn tốt hơn những giá trị văn hóa cộng đồng, bản địa.
1.1.1.4. Thiết chế văn hóa cơ sở
Theo Từ điển tiếng Việt, “Cơ sở” có nghĩa là nền tảng cho những cái được
xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển” hay “cơ sở là đơn vị cấp
dưới cùng, là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động” [ 57,tr 146].
Từ khái niệm thiết chế văn hóa và khái niệm cơ sở có thể hiểu: Thiết chế
văn hóa cơ sở chỉ các cơ quan, đơn vị cấp xã phường hoạt động văn hóa do nhà
nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong khuôn khổ pháp luật hoặc quy chế của
ngành, đoàn thể nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân địa
phương, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở đơn vị cấp cơ sở.
TCVH cơ sở là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong công tác xây
dựng đời sống văn hóa địa phương và từ lâu đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược,
một chủ trương lớn của Đảng được xây dựng thành những chương trình phát triển
thiết chế văn hóa cơ sở cho cộng đồng dân cư ở các cấp địa phương trong cả nước thời gian qua.
1.1.1.5. Khái niệm quản lý và quản lý thiết chế văn hóa 14 lOMoARcPSD|50202050
* Khái niệm quản lý
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những
cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm.
Theo Hán Việt Từ điển cho rằng:
Quản lý là sự trông nom, coi sóc, quản thúc, bó buộc ai đó theo một khuôn mẫu,
quy định, nguyên tắc, luật pháp đã đề ra [2, tr.489].
Nghiên cứu của Mai Hữu Khuê (2003), Với tư cách thực hành thì cách
quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tố chức về quản lý là một khoa học,
tác giả cho rằng quản lý là việc tác động chủ thể lên đói tượng quản lý bằng các
phương pháp nhằm đạt được mục tiêu [22, tr.24].
Từ đó, có thể thấy quản lý gồm 4 yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục tiêu và
môi trường quản lý : (1) Chủ thể quản lý: là người đưa ra mệnh lệnh, thực hiện
trong hoạt động quản lý. Trong suốt quá trình quản lý, chủ thể sẽ dùng các công
cụ, phương pháp quản lý khác nhau nhằm tác động lên đối tượng quản lý. (2) Đối
tượng quản lý: Là thực thể tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. (3)
Mục tiêu quản lý: Là cái cuối cùng cần phải đạt tới ở một thời điểm nào đó trong
tương lai do chủ thể quản lý hướng tới đặt ra. Mục tiêu quản lý là sự liên kết giữa
chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. (4) Môi trường quản lý: Bao gồm các điều
kiện mà có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động quản lý. Môi trường quản lý tồn
tại khá đa dạng. Các yếu tố đó được mô phỏng hình 1.1.
Thuật ngữ “Quản lý” thường được hiểu đó là quá trình mà chủ thể quản lý
sử dụng các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thích hợp nhằm điều khiển
đối tượng quản lý hoạt động và phát triển nhằm đạt đến những mục tiêu đã định.
Vậy có thể hiểu, quản lý là sự điều khiển chiến thuật, là quá trình đi từ chỗ nắm
được, nắm đúng cái hiện có, thấy được, thấy đúng cái cần có. Biết tìm mọi biện
pháp khả thi và tối ưu đưa ra từ cái nhìn hiện thực lên cái cần có, dưới sự tác động
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm dạt được mục tiêu trong quá trình quản lý. lOMoARcPSD|50202050
*Quản lý thiết chế văn hóa : được thực hiện bởi các chủ thể quản lý (cơ
quan quản lý, cộng đồng có thiết chế văn hóa...) tác động bằng nhiều cách thức
khác nhau đến đối tượng quản lý (các thiết chế văn hóa ) nhằm gìn giữ, bảo vệ và
khai thác các giá trị của thiết chế văn hóa phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng
nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng.
1.1.2. Vai trò thiết chế văn hóa cơ sở
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong sự phát triển đó, các TCVH cơ sở
đóng vai trò rất quan trọng.
Thứ nhất, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở giữ vai trò quan trọng trong tổ
chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương; đây
chính là công cụ trực tiếp, đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần
chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Thứ hai, với tính chất là nơi sinh hoạt cộng đồng và diễn ra những sự kiện
lớn của địa phương, TCVH cơ sở đóng vai trò như trung tâm chính trị - hành
chính, duy trì sự thống nhất, ổn định trong bộ máy quản lý của Nhà nước từ Trung
ương tới địa phương. Hệ thống TCVH cơ sở còn có ý nghĩa thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong việc xây dựng nông thôn
mới. Việc xây dựng và hoàn thiện các TCVH cơ sở, đồng thời góp phần xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII đã đề ra [24].
Thứ ba, TCVH cơ sở phản ánh diện mạo văn hóa của cộng đồng, quốc gia,
chất lượng cuộc sống, nhu cầu hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của nhân
dân cũng như tài nghệ sáng tạo của chủ thể văn hóa. Nhiều TCVH cơ sở đã trở
thành biểu tượng, di sản văn hóa, phản ánh trình độ phát triển trong những giai
đoạn, thời kỳ lịch sử cụ thể, là tài sản vô giá chứa đựng giá trị mỹ thuật, kiến trúc,
lịch sử, văn hóa, có ảnh hưởng lớn đến giáo dục, hình thành nhân cách con người.
Thứ tư, TCVH cơ sở không chỉ là nơi người dân hưởng thụ các giá trị văn
hóa mà còn là nơi ươm mầm cho những ý tưởng, khát vọng sáng tạo; nơi trao 16 lOMoARcPSD|50202050
truyền, quảng bá, lan tỏa những sản phẩm văn hóa; nơi người dân trình diễn, sinh
hoạt nghệ thuật. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở là điểm tựa tinh thần, giúp các
cá nhân phát huy trí lực để có những quyết định, sự lựa chọn đúng đắn. Xây dựng
môt hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi chọ nhiều giá
trị văn hóa quý báu của dân tộc được các thế hê sau giữ gìn, nuôị dưỡng, phát huy.
Thứ năm, xây dựng, hoàn thiện các TCVH cơ sở là góp phần xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để đáp ứng nhu cầu bức thiết,
một đòi hỏi chính đáng của nhân dân. Bản sắc văn hóa này chỉ có thể hiện hữu,
phát triển mạnh mẽ, trường tồn trong điều kiện thiết chế văn hóa đầy đủ, vững
mạnh, hoạt động hiệu quả.
1.1.3. Nội dung quản lý thiết chế văn hóa
1.1.3.1. Nội dung quản lý các thiết chế văn hóa
Dựa trên kế thừa các nghiên cứu trước đây có liên quan đặc biệt là phân
tích từ góc nhìn khái niệm về TCVH của các tác giả; với hiểu biết của tác giả,
quản lý các thiết chế văn hóa gồm các nội dung sau:
• Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Đất
được quy hoạch nhằm tạo điều kiện xây dựng các TCVH trong tương lai, có hệ
thống phù hợp. Quy hoạch cơ sở vật chất để thích ứng với TCVH đáp ứng hoạt
động văn hóa tại các TCVH đáp ứng nhu cầu nhân dân trong phường. Quy hoạch
nguồn nhân lực cả chất và lượng đáp ứng với quy hoạch xây dựng TCVH. Xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật: Cơ sở vật chất- kỹ thuật của các TCVH là các điều
kiện cần có tối thiểu cho các hoạt động văn hóa để sinh hoạt cộng đồng diễn ra,
nhất là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng.. .. Yếu tố cơ sở vật chất trong hệ
thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở bao gồm nhà văn hóa - khu thể thao ở
thôn, bản; trung tâm văn hóa - thể thao ở xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thành phố, tỉnh.
• Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý TCVH: Nguồn nhân lực luôn có
vai trò quan trọng thích ứng với sự phát triển cuả các TCVH, nhất là trong bối
cảnh hiện nay. Cần nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực trong quản lý TCVH, lOMoARcPSD|50202050
là 1 trong những then chốt góp phần phát triển TCVH. Phát triển nguồn nhân lực
quản lý TCVH cả về số lượng và chất lượng theo chuyên ngành quản lý.
• Các hoạt động tổ chức tại các thiết chế văn hóa: Là các hoạt động diễn ra
tại các TCVH. Quản lý các hoạt động theo đúng mục đích quy định và tránh vi
phạm pháp luật đối từng loại TCVH truyền thống và hiện đại. Đối với TCVH hiện
đại, là nơi diễn ra các hoạt động tuyên truyền pháp luật, phổ biến chủ trương chính
sách cuả Đảng Nhà nước. Với TCVH truyền thống nơi tổ chức lễ hội, tín ngưỡng
tâm linh đáp ứng nhu cầu nhân dân.
• Quản lý huy động và sử dụng nguồn quỹ hoạt động: Kinh phí hoạt động có
thể từ ngân sách, hoặc do nhân dân đóng góp tự nguyện hoặc huy động từ tài trợ
hỗ trợ hợp pháp khác. Huy động và sử dụng nguồn vốn cần hiệu quả. Quản lý hoạt
động huy động từ các phương thứ khác nhau, quản lý sử dụng quỹ nhằm đạt đúng
mục đích sử dụng nguồn quỹ.
1.1.4. Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý thiết chế văn hóa
1.1.4.1. Các văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước
Đảng, Nhà nước ta trong những năm qua đã quan tâm, ưu tiên dành nguồn
lực cần thiết để xây dựng và hoàn thiện hệ thống TCVH. Nghị quyết Trung ương
5 khóa VIII (1998) của Đảng xác định: “Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế
văn hóa. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có, sắp
xếp hợp lý các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và kinh doanh, nâng cấp
các đơn vị văn hóa - nghệ thuật trọng điểm, tạo chất lượng mới cho toàn ngành”.
Quyết định số 271/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở
đến năm 2010. Đối tượng của quy hoạch là các Trung tâm văn hóa – Thông tin
hoặc Nhà Văn hóa trung tâm, Trung tâm Thông tin – Triển lãm cấp tỉnh; Trung
tâm văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện; Nhà Văn hóa cấp xã, Nhà
Văn hóa thôn, làng, ấp, bản; Cung Văn hoá, Nhà Văn hóa thuộc các Bộ, ngành,
lực lượng vũ trang. [10]. 18 lOMoARcPSD|50202050
Đề án Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm
2020 (Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5-1-2010 của Thủ tướng Chính phủ), Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn
2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 1111-
2013 của Thủ tướng Chính phủ), đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng về xây dựng
phát triển văn hóa, con người Việt Nam bằng chiến lược, chương trình cụ thể với
mục tiêu: Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở nhằm tổ chức các
cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn dân cư, đáp ứng nhu cầu sáng tạo,
hưởng thụ văn hóa, thể thao của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ
tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và đ ịa phương.
Chủ trương này tiếp tục được khẳng định trong Chiến lược phát triển văn
hóa Việt Nam đến năm 2030 của Chính phủ, Nghị quyết số 33/NQ-TW, Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI (2014) về xây dựng, phát triển văn hóa và con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Văn kiện Đại hội XII
của Đảng đều nhấn mạnh đến ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng hệ
thống TCVH: “Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm
xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
Quản lý các nhà văn hóa được giao cho các trưởng phố, UBND phường
quản lý thông qua các thông tin các trưởng phố, quản lý theo Thông tư số 12 ngày
22/12/2010 của Bộ VHTT&DL quy định về mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí
của Trung tâm văn hóa, thể thao (VHTT) xã, phường các nhà văn hóa. Từ năm
2014, quản lý theo Thông tư 05/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư
12/2010/TTBVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và
tiêu chí của trung tâm văn hóa – thể thao xã và Thông tư 05/2014/TT-BVHTTDL
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông
tư 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động lOMoARcPSD|50202050
và tiêu chí của trung tâm văn hóa – thể thao xã [7]; [8]. 1.1.4.2. Hệ thống các văn
bản pháp lý của địa phương
Bao trùm toàn bộ văn bản pháp lý tỉnh Thanh Hóa là Kế hoạch số 119/ KH-
UBND ngày 11/9/2014 về thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết
chế văn hóa thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020 định hướng năm 2020 tỉnh Thanh
Hóa. Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở nhằm tổ chức các cơ
sở hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn dân cư, đáp ứng nhu cầu sáng tạo,
hưởng thụ văn hóa, thể thao của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ
tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa
phương; Quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đồng bộ về cơ sở
vật chất; trang thiết bị; tổ chức bộ máy, cán bộ; tổ chức các hoạt động; thu hút và
tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, vui chơi giải trí [38].
Năm 2015 văn phòng UBND phường Đông vệ ban hành công văn số
128/UBND- VP ngày 14 tháng 9 năm 2015 về việc chấm dứt hoạt động sai mục
đích nhà văn hóa trả lại nguyên trạng NVH cơ sở không cho thuê sân nhà văn hóa
làm khu vực đỗ xe, không cho thuê mượn NVH sai mục đích để thuận lợi cho các
khối phố tổ chức sinh hoạt, tập thể dục, hưởng thụ văn hóa.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với các thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư bằng hình thức xã hội hóa; đồng
thời có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ đào tạo đội ngũ
cán bộ, hướng dẫn viên cho các thiết chế này.
1.2. Khái quát lý luận về hệ thống thiết chế văn hóa phường Đông Vệ
1.2.1. Vài nét về phường Đông Vệ
1.2.1.1.Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
Phường Đông Vệ phía Bắc giáp các phường Tân Sơn và Ngọc Trạo; Đông
giáp với phường Đông Sơn và phường Quảng Thành; Nam giáp với phường
Quảng Thành và xã Quảng Thịnh; Tây giáp với phường Quảng Thắng. 20