Tài liệu luật hành chính Việt Nam | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ, công chức có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46842444
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Minh Hà Phần chung 1.
Khái quát chung về luật hành chính (2 chương: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh) 2.
Chủ thể của Luật hành chính (xem xét những chủ thể này ở dạng tĩnh. Chủ thể quan trọng
nhất làcác cơ quan hành chính nhà nước) 3.
Hình thức và phương pháp hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (phương pháp
quantrọng là cưỡng chế hành chính: khá nhạy cảm) 4.
Xử lý vi phạm hành chính (cơ quan hành chính nhà nước cưỡng chế các đối tượng vi phạm) 5.
Kiểm soát đối với hoạt động hành chính.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH CHÍNH:
Hành chính là gì?
Được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau, có thể sử dụng “hành chính” như 1 tính từ (giờ hành
chính, cơ quan hành chính nhà nước).
Tiếp cận hành chính là:
- một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
- một ngành khoa học pháp lý có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
- một môn học: học những chế định cơ bản của luật hành chính, những quan điểm khoa học vềnhững chế định này.
Quản lý là gì?
Là việc chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, lãnh đạo một hệ thống hay một quá trình dựa trên những quy
luật khách quan nhằm đạt được mục đích nhất định. Có 4 quá trình: Hoạch định (lập kế hoạch) tổ
chức lãnh đạo kiểm soát.
Khái niệm quản lý rất rộng, có thể xuất hiện trong máy móc, trong hoạt động công nghệ, kỹ thuật.
Quản lý tốt đánh giá năng lực của tổ chức, dịch vụ,...
Theo phương diện xã hội, quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý.
Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Quản lý nhà nước
Khái niệm quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa rộng: trải dài trên 3 phương diện lập pháp, hành pháp, tư pháp. lOMoAR cPSD| 46842444
Quản lý nhà nước là sự tác động của chủ thể mang quyền lực nhà nước tới các đối tượng quản lý
nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.
Xuyên qua lĩnh vực hành pháp, quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp là quản lý hành chính nhà nước
(quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp): là sự tác động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà
nước (một số trường hợp của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức và cá nhân được ủy quyền) lên
đối tượng là con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được mục tiêu của Nhà nước.
- Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước, các cán
bộ, công chức có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính nhà nước.
- Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là trật tự quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá,
xã hội, hành chính – chính trị.
Quản lý nhà nước về kinh tế:
Có 3 lĩnh vực chính: sản xuất, dịch vụ, tiền tệ. Đây là lĩnh vực quản lý nhà nước quan trọng nhất:
- giúp thế giới công nhận nước đó là phát triển hay đang phát triển. Trách nhiệm của nhà nướctrong
quản lý nhà nước về kinh tế là vô cùng quan trọng.
- quản lý về trật tự an toàn xã hội. Trật tự an toàn xã hội hiện nay của nước ta đang có vấn đề
(quyhoạch: tắc đường,..., trấn áp tội phạm, giao thông, hàng hóa: hàng giả, kém chất lượng, thực phẩm,...)
- hành chính đối với bên ngoài (hình ảnh của quốc gia)
+ đối ngoại: vay tiền, tạo mối quan hệ với các quốc gia khác.
+ bảo vệ chủ quyền và công dân Việt Nam. Nói đến chủ quyền, gồm 4 yếu tố: dân sinh (có người
dân của quốc gia đó sinh sống, chứng minh có văn hóa, lịch sử), lãnh thổ, chính phủ (có chính quyền,
có sự quản lý nhà nước), có khả năng quan hệ với các quốc gia khác. + tạo dựng hình ảnh.
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong quá trình các cơ
quan hành chính nhà nước thưc hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước cua minh (ví dụ: mối quan
hệ trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính: vượt đèn đỏ bị phạt, người bị phạt là người chấp hành
và người xử phạt là người điều hành)
- Những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành
chính nhà nước cấp dưới trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản
lý nhà nước của mình quan hệ theo chiều dọc (ví dụ: Trong dịch Covid, Chính phủ yêu cầu UBND
tỉnh thực hiện giãn cách xã hội).
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ UBND tỉnh UNBD huyện UBND xã.
- Những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp trong việc phốihợp
và phục vụ lẫn nhau để cùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình quan hệ theo chiều lOMoAR cPSD| 46842444
ngang (Chính phủ ra nghị quyết giảm thiểu tai nạn giao thông, không chỉ Bộ GTVT tham gia thực hiện
phải có sự kết hợp giữa Bộ GTVT và Bộ Công an)
- Những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền với tổ
chứckinh tế, tổ chức xã hội trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
- Những quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền với cá nhân(công
dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch) là mối quan hệ xã hội phổ biến mà ngành luật hành chính điều chỉnh. Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Cơ quan hành chính nhà
Cơ quan hành chính nhà nước cấp nước dưới
Cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp Tổ chức kinh tế Tổ chức xã hội Công dân Kết luận:
- Đây là nhóm quan hệ xã hội lớn nhất, cơ bản nhất mà Luật hành chính điều chỉnh.
- Chỉ là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính khi cơ quan hành chính tham gia với tư cách
làchủ thể quản lý (chỉ những hoạt động mang tính chất chấp hành và điều hành)
2. Những quan hệ xã hội mang tính chất quản lý phát sinh trong việc xây dựng và tổ chức nội bộ của
các cơ quan nhà nước (vd: khi tuyển dụng, cần thi tuyển và xét tuyển, tuân theo “Luật cán bộ, công
chức” để không có sự chênh lệch chất lượng, tạo sự công bằng; Chế độ điều động, biệt phái cán bộ,
công chức; chế độ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; Chế độ thôi việc, nghỉ hưu cán bộ, công chức,...)
3. Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà
nước (vd: tòa án, các tổ chức khác: công đoàn, tổ chức phi chính phủ, công ty, cá nhân, ...)
PHƯƠNG PHÁP (cách thức) ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH lOMoAR cPSD| 46842444
Là tổng thể các biện pháp, cách thức mà Luật hành chính sử dụng để tác động lên các quan hệ xã
hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hành chính, làm cho chúng vận động theo đúng ý chí của nhà nước.
1. Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng
- Biểu hiện của phương pháp: trong quan hệ pháp luật hành chính luôn có một bên nhân danh nhà
nước ra các mệnh lệnh, chỉ thị đơn phương buộc bên kia phải thi hành, nếu không thi hành sẽ chịu sự
cưỡng chế của nhà nước – bên kia có nghĩa vụ thi hành mệnh lệnh, chỉ thị đó – Việc khiếu nại, tố cáo
các quyết định hành chính, hành vi hành chính không làm ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành các quyết
định đó hoặc hành vi đó (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
- Cơ sở của phương pháp: Xuất phát từ bản chất mối quan hệ quản lý: Muốn quản lý được thì nhà
nước phải trao cho chủ thể quản lý một số quyền lực nhất định, mà quyền lực luôn lấy phục tùng lên
làm tiền đề để tồn tại.
Quyền lực được hình thành bằng cách nào? Bản chất của quan hệ quản lý nhà nước là việc xác
nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý.
- Vị trí của phương pháp: giữ vai trò chủ đạo là đặc trưng của luật hành chính, hiện nay phương
pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến, thể hiện sự cứng nhắc, không uyển chuyển của quan hệ pháp
luật hành chính (không như các quan hệ dân sự, kinh tế).
K m nh không ph i lúc nào cũng đ m nh đ mãi mãi làm ngẻ ạ ả ủ ạ ể ười th ng tr ,ố
ị n u nhế ư người đó không chuy n l c thành quy n và chuy n sể ự ề ể ự ph c tùngụ
2. Phương pháp thỏa thuận (vì ta đang chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ) -
Biểu hiện của phương pháp:
+ Thường được áp dụng theo chiều ngang, các bên tham gia quan hệ có quyền bình đẳng nhất định,
tự do ý chí, cùng nhau thỏa thuận để đi đến quyết định chung.
+ Được thể hiện trong hợp đồng hành chính: chủ yếu trong nhóm quan hệ mang tính dịch vụ công:
các loại hợp đồng thiết yếu như điện, nước do nhà nước cấp; các hoạt động đấu thầu, các công trình của
nhà nước; hợp đồng làm việc của viên chức, hợp đồng bảo vệ các cơ quan nhà nước. -
Cơ sở của phương pháp:
+ Trong quan hệ theo chiều ngang thì các chủ thể có vị trí pháp lý ngang nhau.
+ Nền hành chính không những có chức năng quản lý cai trị mà còn có chức năng phục vụ đòi
hỏi phương pháp điều chỉnh phải năng động và mềm dẻo hơn. -
Vị trí của phương pháp: có xu hướng ngày càng mở rộng khi chuyển từ nền hành chính cai
trịsang nền hành chính phục vụ.
VAI TRÒ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (phải đặt nó là một bộ phận trong hệ thống pháp
luật Việt Nam), thể hiện ở tầm quan trọng những nội dung mà Luật hành chính điều chỉnh. lOMoAR cPSD| 46842444 -
Luật hành chính điều chỉnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực như
kinhtế, văn hóa, khoa học và công nghệ, môi trường. -
Luật hành chính điều chỉnh một mối quan hệ quan trọng và phổ biến, mối quan hệ giữa
nhà nướcvới công dân trong việc tổ chức cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. -
Nhóm quy phạm đặc trưng của Luật hành chính là quy phạm thủ tục, có vai trò quyết định
trongviệc hiện thực hóa các quy định của luật vào đời sống.
KHÁI NIỆM LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM:
Luật hành chính là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính chất
chấp hành và điều hành, phát sinh, phát triển trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, được điều
chỉnh chủ yếu bằng phương pháp mệnh lệnh quyền uy.
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC TRONG HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Luật hiến pháp Luật hành chính -
Luật hiến pháp điều chỉnh những quan
- Luật hành chính cụ thể hóa, chi tiết hóa các
hệxã hội cơ bản, quan trọng.
quy định của Luật hiến pháp và đặt ra cơ chế đảm -
Quy định những nội dung quan trọng
bảo thực hiện, đặc biệt là cách thức công dân thực
mangtính nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của
hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
hệ thống cơ quan nhà nước. của công dân.
Phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn Luật dân sự Luật hành chính
Luật dân sự điều chỉnh những quan hệ xã hội tập
Luật hành chính điều chỉnh những quan hệ xã
trung vào quan hệ tài sản, nhân thân phi tài sản.
hội trên tất cả các lĩnh vực thuộc về quản lý hành
- Phương pháp điều chỉnh: phương pháp thỏa chính nhà nước. thuận
- Phương pháp điều chỉnh: phương pháp thỏa
thuận và phương pháp mệnh lệnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính rộng hơn Luật dân sự, có những quan hệ xã hội mà cả hai
ngành luật cùng điều chỉnh nhưng có sự khác nhau về chủ thể và phương pháp điều chỉnh. Luật lao động Luật hành chính
Điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa người
Điều chỉnh những quan hệ xã hội trên tất cả
sử dụng lao động và người lao động
các lĩnh vực thuộc về quản lý hành chính nhà nước. -
Phạm vi điều chỉnh của luật hành chính rộng hơn. -
Có những quan hệ xã hội mà cả hai cùng hướng tới nhưng cách thức điều chỉnh khác nhau. Ví
dụ: quan hệ tuyển dụng. -
có những quan hệ xã hội mà luật hành chính và luật lao động cần tôn trọng sự điều chỉnh củanhau. Ví dụ:
+ những chính sách về lao động – tiền lương được quyết định bởi cơ quan hành chính nhà nước.
+ những chính sách về chế độ nghỉ ngơi, thai sản, nghỉ hưu, giờ làm việc do luật lao động điều chỉnh. Luật hình sự Luật hành chính
Điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa nhà nước
Điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội phát sinh
và kẻ phạm tội về tội phạm, hình phạt
trên tất cả các lĩnh vực thuộc về quản lý hành chính nhà nước lOMoAR cPSD| 46842444
Đối tượng điều chỉnh khác nhau, phương pháp điều chỉnh tương đối giống nhau
KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH:
Là hệ thống thống nhất những học thuyết, quan niệm, luận điểm khoa học, khái niệm, phạm trù về ngành luật hành chính.
Đối tượng nghiên cứu: -
Hệ thống những khái niệm, quan điểm, tư tưởng trong nước và thế giới về những vấn đề
chungnhất của ngành Luật hành chính như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh... -
Chủ thể của Luật hành chính. -
Hình thức và phương pháp hoạt động của hành chính nhà nước. -
Xử lý các vi phạm hành chính. -
Các cơ chế kiểm soát đối với hành chính nhà nước. Phương pháp nghiên cứu: -
Phương pháp luận: Học thuyết Mác – Lenin với chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vậtlịch sử. -
Phương pháp cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội, thống kê.
đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật hành chính, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chức
năng của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước điều chỉnh thật tốt những quan hệ xã hội thuộc đối
tượng điều chỉnh của luật hành chính.
MÔN HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH
QUY PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Quy phạm pháp luật hành chính: 1.
Thực tế áp dụng pháp luật: Ngành luật văn bản pháp luật chế định pháp luật quy phạm pháp luật 2.
Văn bản pháp luật chế định pháp luật quy phạm pháp luật (thành tố nhỏ nhất)
Đặc trưng: quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung. Hiệu lực không
phụ thuộc vào sự áp dụng, được áp dụng nhiều lần.
Ví dụ: vi phạm pháp luật hành chính: vượt đèn đỏ, lấn chiếm lòng lề đường, gây mất trật tự công cộng.
Đặc trưng của quy phạm pháp luật hành chính: (4)
- Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
- Quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền
theo trình tự, thủ tục nhất định (trong đó phần nhiều do hệ thống cơ quan hành chính nhà nước) - Quy phạm pháp luật có
số lượng nhiều, phạm vi điều chỉnh rộng, tính ổn định không cao lOMoAR cPSD| 46842444
(lĩnh vực điều chỉnh và sự thay đổi thường xuyên). Điều này bị phàn nàn vì lĩnh vực rộng và sự thay
đổi thường xuyên đặc điểm nguồn luật hành chính.
- Đa số các quy phạm pháp luật hành chính có tính mệnh lệnh (xuất phát từ quan hệ quản lý và
phương pháp điều chỉnh: phương pháp chủ yếu là mệnh lệnh – quyền uy).
Phân loại quy phạm pháp luật hành chính
1. Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của nhà nước: - Quy phạm bắt buộc - Quy phạm cho phép - Quy phạm trao quyền
2. Căn cứ vào chủ thể ban hành
- Do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành
- Do cơ quan hành chính nhà nước ban hành
- Do người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính ban hành
3. Căn cứ nội dung của quy phạm pháp luật hành chính - Quy phạm nội dung - Quy phạm thủ tục
4. Căn cứ vào hiệu lực lãnh thổ của quy phạm pháp luật hành chính -
Hiệu lực trong phạm vi toàn quốc - Hiệu lực trong phạm vi địa phương Kết luận: -
Không đồng nhất quy phạm pháp luật hành chính với một điều luật -
Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính có thể nằm ở trong nhiều văn bản khác.
Hiệu lực về thời gian (hiệu lực của quy phạm pháp luật): Hệ
thống hóa nguồn luật hành chính (trình tự, sắp xếp, lọc theo) -
Để loại bỏ quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực. -
Phát hiện, khắc phục những quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn -
Hoàn thiện hệ thống pháp luật hành chính
Có hai cách: tập hợp hóa, pháp điển hóa
Tập hợp hóa -
Là hình thức thu thập và sắp xếp các quy định pháp luật hoặc các nguồn luật theo những
trật tự nhất định theo chuyên đề theo lĩnh vực quản lý, theo cơ quan ban hành,... -
Không làm thay đổi nội dung, giữ nguyên bản gốc, không được sửa đổi, bổ sung những
quy định mới. Bản thân bán tập hợp này không được coi là căn cứ pháp lý để viện dẫn khi áp dụng
pháp luật. - Chủ thể tiến hành: bất cứ cá nhân, tổ chức đều có thể.
Pháp điển hóa -
Là hình thức tập hợp các quy định, các nguồn luật và sắp xếp chúng lại trong một chỉnh
thể thống nhất, khoa học để tạo thành một văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bộ pháp điển. -
Loại bỏ những nội dung không còn phù hợp, bổ sung, dự liệu thêm những quy định mới.
Bộ pháp điển thay thế cho những văn bản cũ có trật tự pháp lý để áp dụng. - Kỹ thuật xây dựng văn
bản: đảm bảo tính khoa học, khách quan - Chủ thể tiến hành: cơ quan nhà nước.
Pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam: lOMoAR cPSD| 46842444 1.
Khái niệm: Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm
pháp luậtđang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước từ trung ương
ban hành, trừ hiến pháp để xây dựng bộ pháp điển. 2. Chủ thể thực hiện: - Bộ, cơ quan ngang bộ - Tòa án nhân dân tối cao -
Viện kiểm sát nhân dân tối cao -
Kiểm toán nhà nước - Văn phòng quốc hội - Văn phòng chủ tịch nước 3. Nguyên tắc: -
Không làm thay đổi nội dung quy phạm pháp luật được pháp điển -
Theo thứ bậc pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao đến thấp -
Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào bộ pháp điển -
Tuân thủ thủ tục, trình tự, thẩm quyền thực hiện pháp điển
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính Chấp hành pháp luật Áp dụng pháp luật
Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính:
Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành
làm theo đúng những quy định của quy
chính phải đúng nội dung, đúng mục đích
phạm pháp luật hành chính Đúng thẩm quyền
Thi hành quy phạm pháp luật hành chính:
Đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định
làm việc phải làm (hiểu theo nghĩa chủ
Đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, công động) khai, công bằng
Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính:
chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng quyền của
công dân (không bao gồm cơ quan công quyền)
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi
các quy phạm pháp luật hành chính cách hiểu truyền thống và cũ.
Có điểm chung của quan hệ pháp luật: là một dạng của văn bản quy phạm pháp luật. - Tính ý chí. -
Xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật -
Các bên tham gia được trao quyền và phải thực hiện nghĩa vụ nhất định -
Được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính -
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn với
hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý
Có quyền và nghĩa vụ cấp phép
Đến xin giấy phép xây nhà
Quyền lực nhà nước (bắt buộc)
Nghĩa vụ: đảm bảo cảnh quan đô
thị, thiết kế, thi công (tham gia) -
Một bên trong quan hệ pháp luật hành chính phải là chủ thể được sử dụng quyền lực nhà
nước chủ thể bắt buộc (cơ quan hành chính nhà nước; cán bộ, công chức có thẩm quyền; các cơ
quan nhà nước khác, các tổ chức, cá nhân được trao quyền) -
Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất cứ bên nào lOMoAR cPSD| 46842444 -
Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo
trình tự hành chính và thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước
Nếu đối tượng quản lý trong quan hệ pháp luật hành chính không đồng ý với quyết định hành chính
hay hành vi hành chính của chủ thể quản lý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước
hoặc khiếu kiện đến toà án. -
Nếu bất kì bên nào vi phạm yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính thì bên đó chịu
trách nhiệm trước nhà nước (không giống quan hệ pháp luật dân sự)
Cơ cấu của quan hệ pháp luật hành chính - Chủ thể - Khách thể -
Nội dung của quy phạm pháp luật hành chính Chủ thể
Cá nhân, tổ chức khi tham gia: -
Các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính là các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính -
Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực chủ thể pháp luật hành chính (năng
lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính):
+ Năng lực pháp luật hành chính: khả năng nhà nước trao quyền cho tổ chức điều kiện cần + Năng
lực hành vi hành chính: bằng khả năng của bản thân tham gia quan hệ pháp luật hành chính điều kiện đủ. -
Các loại chủ thể quan hệ pháp luật hành chính (chủ thể bắt buộc và chủ thể tham gia)
Ví dụ: một đứa trẻ mới sinh hưởng quyền khai sinh công dân Việt Nam. Nhà nước sẽ thêm vào
những năng lực pháp luật: hưởng quyền thừa kế, tham gia quyền pháp luật dân sự, được đi học, được yêu thương,...
Ví dụ 2: tổ chức: được nhà nước thừa nhận, thành lập, cấp giấy phép
Phân biệt chủ thể pháp luật hành chính với chủ thể quan hệ pháp luật hành chính Khách thể -
Là cái mà vì nó quan hệ pháp luật hành chính phát sinh: đó là trật tự quản lý trong hành chính nhà nước
Ví dụ: ném đá trên đường tàu: khách thể là trật tự quản lý trong hành chính nhà nước, đối tượng tác
động là xe ô tô, tàu,...
Nội dung quan hệ pháp luật hành chính -
Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính
Ví dụ: vượt đèn đỏ khách thể là trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính -
Quy phạm pháp luật hành chính (nhà nước phải điều chỉnh) - Chủ thể tương ứng với quy
phạm pháp luật - Sự kiện pháp lý hành chính.
+ Hành vi: hợp pháp hoặc không hợp pháp lOMoAR cPSD| 46842444
+ Sự biến: những hiện tượng thiên nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người mà từ đó xuất
hiện sự điều chỉnh pháp luật (điều chỉnh về cách con người ứng phó với nó như thế nào)
CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
Là cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Trong đó 2 đối tượng cơ bản là cơ quan hành chính nhà
nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền những bên có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính.
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Tại sao nói cơ quan hành chính là chủ thể cơ bản của luật hành chính? thuộc nhóm đối tượng điều
chỉnh của luật hành chính, tham gia với tư cách chủ thể bắt buộc, xuất hiện trong hầu hết các quan hệ
pháp luật hành chính, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước: quản lý nhà nước trên
tất cả các lĩnh vực của xã hội.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước (xem xét ở dạng tĩnh: có khả
năng tham gia vào các quan hệ pháp luật)
Một số mô hình tổ chức thực thi quyền hành pháp – hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Cử tri bầu ra quốc hội (thượng nghị viện và hạ nghị viện).
Cử tri bầu ra tổng thống (trực tiếp thực hiện quyền hành pháp).
Tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ máy nhà nước gồm
- Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, HĐND tỉnh, huyện, xã. - Chủ tịch nước.
- Cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, UBND tỉnh, huyện, xã.
- Cơ quan xét xử: TANDTC, TAND cấp cao, TAND tỉnh, TAND huyện.
- Cơ quan kiểm sát: TÒA ÁN, VKSNDTC, VKSND cấp cao, tỉnh, huyện.
- Thiết chế kiểm soát độc lập: hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm toán nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng: có tính thứ bậc trong tổ chức và hoạt động.
Trong cơ quan quyền lực nhà nước: HĐND cấp dưới, cấp trên chỉ là theo đơn vị hành chính lãnh thổ,
ràng buộc với nhau bởi đơn vị hành chính lãnh thổ, nhưng trong tổ chức hoạt động thì tương đối độc
lập, Quốc hội không được đưa ra những mệnh lệnh yêu cầu HĐND phải tuân theo.
Trong cơ quan hành chính nhà nước: chính phủ có quyền ra mệnh lệnh, chỉ thị yêu cầu UBND thực hiện.
Hoạt động tư pháp không chỉ có tòa án mà còn có cả Viện kiểm sát và cơ quan điều tra của hành pháp.
Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ được thành lập khi cần bầu cử
Hệ thống thực thi quyền hành pháp Việt Nam. lOMoAR cPSD| 46842444
Cử tri bầu ra Quốc hội, HĐND cấp tỉnh, huyện, xã. Cơ chế bầu thủ tướng là Quốc hội bầu trên cơ sở
đề nghị của Chủ tịch nước, thủ tướng đưa ra danh sách nội các và số lượng bộ cho Quốc hội phê chuẩn.
Chính phủ bao gồm thủ tướng và nội các. HĐND cấp nào bầu ra UBND cấp đó. Kết quả bầu cử này
không mặc nhiên có hiệu lực mà cần có sự phê chuẩn của thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên trực
tiếp. Có sự phê chuẩn đó để đảm bảo tính thứ bậc trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đồng
thời sự phê chuẩn đưa ra thông báo đó chính là cơ quan hành chính cấp trên.
Chức năng của cơ quan hành chính nhà nước: (những phương diện hoạt động cơ bản)
- Chấp hành (tuân thủ): hệ thống cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ tất cả những quyết
định pháp luật do hệ thống cơ quan cấp trên ban hành. Căn cứ vào thẩm quyền của mình để ban hành
những văn bản pháp luật cụ thể hóa những nghị quyết, quyết định của các cơ quan quyền lực nhà nước
ban hành. Trong quá trình ban hành đó không được trái với những quy định của cơ quan quyền lực nhà nước.
- Điều hành (tổ chức và thực hiện): tổ chức và thực hiện tất cả những quyết định do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
Cơ quan hành chính nhà nước còn thiết lập cơ quan chuyên môn để tham mưu, giúp việc cho các cơ
quan hành chính nhà nước các cấp. Ở chính phủ có bộ và các cơ quan ngang bộ. Cấp tỉnh thành lập
thành lập sở, sở giúp cơ quan hành chính cấp tỉnh giống như một chính phủ thu nhỏ. ở cấp huyện có
các phòng, không có cơ quan chuyên môn ở cấp xã mà có các chức danh (tài chính có tài chính kế toán),
một chức danh không phải chỉ có 1 người (chức danh tư pháp hộ tịch có thể có 2 hoặc 3 tùy theo dân
số của xã ít hay nhiều) cơ quan chuyên môn chỉ dừng ở cấp huyện, còn cấp xã có 7 chức danh. Hệ
thống cơ quan chuyên môn: song trùng trực thuộc.
Cơ quan hành chính nhà nước quản lý tất cả các mặt trong đời sống xã hội. Đặc điểm
của cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam
Là một cơ quan nhà nước nên mang đầy đủ các đặc điểm của cơ quan nhà nước.
- Là một tập thể người
+ có tính độc lập tương đối về tổ chức.
+ có quan hệ về tổ chức và hoạt động với các cơ quan nhà nước khác trong cùng hệ thống.
+ có mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ riêng.
- Nhà nước thành lập các cơ quan nhà nước để thực hiện một phần quyền lực nhà nước (cơ quan
hành chính thực hiện quyền hành pháp).
- Cơ quan nhà nước chỉ hoạt động trong khuôn khổ thẩm quyền của mình. Thẩm quyền bao gồm
quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ (thông thường mọi người nghĩ đến thẩm quyền chỉ nghĩ đến quyền
chưa đủ. Ví dụ cảnh sát giao thông có quyền xử phạt các vi phạm nhưng có trách nhiệm, nghĩa vụ đi
kèm là phải xử lý đúng thẩm quyền, xử lý hết tất cả các vi phạm)
- Các quyền, nghĩa vụ, chức năng, nhiệm vụ và các yếu tố pháp lý khác tạo nên địa vị pháp lý của cơ quan nhà nước
Bên cạnh đó còn có một số đặc điểm riêng:
- Các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
- Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục.
Tại sao hoạt động của cơ quan hành chính phải mang tính thường xuyên, liên tục? lOMoAR cPSD| 46842444
Vì cơ quan hành chính là cầu nối trực tiếp giữa nhà nước và nhân dân. Cơ quan hành chính nhà nước
đại diện nhà nước thường xuyên thiết lập quan hệ với công dân, theo đó cơ quan hành chính nhà nước
tổ chức cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Ví dụ: quyền bầu cử để hình thành nên cơ
quan quyền lực nhà nước, quyền ấy do cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cho nhân dân thực hiện
hoạt động thường xuyên, liên tục để không làm gián đoạn việc công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình
Các cơ quan nhà nước khác có mang tính thường xuyên, liên tục không?
Tòa án, Viện kiểm sát thực hiện quyền tư pháp theo các giai đoạn của tố tụng (Viện kiểm sát phê
chuẩn cảnh sát điều tra thực hiện hỏi cung). Kiểm sát phải đi liền theo các giai đoạn tố tụng.
Quốc hội, HĐND một năm họp vài lần sự gắn kết thường xuyên, liên tục trong cơ quan quyền lực
nhà nước là hoạt động của các đại biểu chứ không phải là trong hoạt động của cơ quan quản lý HCNN
tính thường xuyên, liên tục không giống của cơ quan hành chính nhà nước.
- Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến địa phương.
- Cơ quan hành chính nhà nước do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, chịu
sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cấp tương đương.
- Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước,
tòa án, tổ chức chính trị - xã hội của công dân.
- Cơ quan hành chính nhà nước có thể thống thanh tra chuyên nghiệp để kiểm tra, giám sát hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương
Vị trí của chính phủ trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của một nhà nước.
- Hiến pháp 2013: là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp (Hiến pháp 1992 để vị trí cơ quan chấp hành quốc hội ở trước
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất đề cao vai trò cơ quan hành chính nhà nước cao nhất).
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Cơ cấu chính phủ: Thủ tướng chính phủ, Phó Thủ tướng chính
phủ + bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Chính phủ chỉ đạo toàn bộ hệ thống nhà nước trong thực hiện quyền hành pháp
Chính phủ là tập hợp hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp ở trung ương.
Nhiệm vụ chung của Chính phủ:
Là cơ quan có toàn quyền giải quyết các vấn đề có liên quan đến quản lý nhà nước trên phạm vi toàn
quốc, trừ các công việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội (những vấn đề
quan trọng của đất nước).
Tổ chức thành lập: lOMoAR cPSD| 46842444
Chính phủ do Quốc hội lập ra trong kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa. Quốc hội bầu ra thủ tướng chính
phủ theo đề nghị của chủ tịch nước. Thủ tướng chính phủ đề nghị danh sách các Phó Thủ tướng chính
phủ và các thành viên khác của chính phủ để quốc hội phê chuẩn. Ý nghĩa:
- Xác định vai trò cá nhân của thủ tướng trong việc lãnh đạo công việc của chính phủ và phải chịu
trách nhiệm trước quốc hội, trước nhân dân.
- Xác định vai trò và trách nhiệm của bộ trưởng trong tập thể chính phủ và trách nhiệm cá nhân về
ngành, lĩnh vực mà bộ trưởng phụ trách trước quốc hội.
Chức năng của chính phủ:
- Là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo
trực tiếp hệ thống cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
- Thực hiện quyền hành pháp: việc tổ chức thi hành HP, luật và các văn bản của CQNN cấp trên
trước hết thuộc nhiệm vụ vủa CP. Việc thực hiện các văn bản đó được thực hiện theo 2 cách:
+ ban hành những văn bản để cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, các văn bản của CQNN cấp trên
+ tổ chức trực tiếp thực hiện HP, luật và các văn bản của CQNN cấp trên, triển khi để đưa chúng vào
đời sống NN và XH bằng những hoạt động mang tính tổ chức trực tiếp.
- Là cơ quan chấp hành của Quốc hội tổ chức và điều hành trong việc ban hành các văn bản
dưới luật, có tính bắt buộc chung trên phạm vi toàn quốc để thực hiện luật, nghị quyết của quốc hội,
pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chính phủ trực tiếp tổ chức và thực hiện mọi hoạt động quản lý nhà nước và điều hành trong lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại.
Xu hướng chuyển giao quyền lực nhà nước trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công cho tư nhân,
các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ như: đào tạo, y tế, công chứng, cấp phép xuất xứ hàng hóa
(phòng thương mại Việt Nam) như xây dựng nhà ở xã hội.
Trước đây ĐHQGHN do chính phủ thành lập, là cơ quan thuộc chính phủ nhưng bây giờ không còn nữa.
Hình thức hoạt động của chính phủ:
- Hoạt động tập thể của chính phủ: Phiên họp của chính phủ là hoạt động tập thể duy nhất của
chính phủ: mỗi tháng một lần và ít nhân 2/3 tổng số thành viên chính phủ tham dự. Thủ tướng chính
phủ điều khiển phiên họp, chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Số
phiếu ngang nhau thì quyết định theo Thủ tướng. Tuy nhiên chính phủ cũng có thể họp đột xuất.
Theo Hiến pháp 2013, chủ tịch nước được quyền tham dự kỳ họp chính phủ và có quyền triệu tập
chính phủ, yêu cầu họp chính phủ để thảo luận về vấn đề chủ tịch nước quan tâm, băn khoăn, những vấn đề trong xã hội.
- Hoạt động của thủ tướng và phó thủ tướng:
+ Thủ tướng lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của chính phủ.
+ Thủ tướng phân công phụ trách cho các phó Thủ tướng.
+ Thủ tướng vắng thì một phó Phủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm lãnh đạo công tác chính phủ.
- Hoạt động của các bộ trưởng:
+ Hoạt động của bộ trưởng với tư cách là thành viên tham gia những công việc chung của chính phủ. lOMoAR cPSD| 46842444
+ Hoạt động của bộ trưởng với tư cách là người đứng đầu một bộ hay một cơ quan ngang bộ.
Hiệu quả làm việc của chính phủ phụ thuộc tất cả vào 3 hình thức trên.
Nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của chính phủ.
1. Quyền kiến nghị lập pháp: đưa ra các sáng kiến lập pháp dưới hình thức dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật để trình quốc hội và ủy ban thường vụ quốc hội (thực chất của quyền hạn này là
gánh nặng của chính phủ. Bao nhiêu tinh hoa, sức lực đều dành cho lập pháp khiến công việc điều
hành bị ảnh hướng) + Dự thảo văn bản luật.
+ Dự thảo văn bản pháp lệnh.
+ Dự thảo kế hoạch ngân sách nhà nước.
+ Dự thảo chính sách đốii nội và đối ngoại.
2. Quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh tất cả các lĩnh vực quản lý nhà
nước, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó ở địa phương.
+ Chính phủ ban hành nghị định (cụ thể hóa, chi tiết hóa luật hoặc pháp lệnh + ủy quyền lập
pháp của quốc hội, ví dụ luật quy định công dân có quyền biểu tình, vì chưa có luật biểu tình nên
Chính phủ ra một nghị định để xử lý)
+ Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định.
+ Bô trưởng ban hành thông tư.
3. Quyền quản lý và điều hành toàn bộ công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội theo đúng
đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước (thuộc về chức năng quan trọng của chính phủ).
4. Quyền xây dựng và lãnh đạo toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
+ Thành lập các cơ quan trực thuộc chính phủ cho phù hợp.
+ Lãnh đạo trực tiếp ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở địa phương (thông qua các hoạt động của các bộ, bởi
vì bộ là cơ quan của chính phủ).
+ Tổ chức và lãnh đạo những đơn vị sản xuất kinh doanh có vốn của nhà nước.
+ Hướng dẫn, kiểm tra HĐND trong
một số vấn đề. Thủ tướng có quyền đình chỉ việc thi
hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
- Phối hợp với UBTW của Mặt trận tổ quốc VN và CQTW của các tổ chức chính trị - xã hội
trong việc thực hiện chức năng của mình
Bộ - cơ quan của chính phủ: - Vị trí:
+ Là cơ quan của chính phủ
+ Là cơ quan chuyên môn cao nhất trong toàn quốc. - Chức năng:
+ Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành,
lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
+ Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ công thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý.
- Cơ cấu tổ chức của bộ:
+ Vụ, văn phòng, thanh tra (Bộ nào cũng có) tham mưu, giúp việc (vd: văn phòng, thanh tra
giúp việc cho bộ trưởng, còn các vụ có chức năng tham mưu) lOMoAR cPSD| 46842444
+ Cục, tổng cục thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực có thẩm quyền (phải có quyền lực nhà nước)
+ Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước (bệnh
viện, trường học, viện nghiên cứu,...)
- Vai trò và mối quan hệ của bộ trưởng:
+ Vai trò với Quốc hội: Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội (vì Quốc hội phê chuẩn, Quốc
hội giám sát hoạt động của Bộ trưởng) về ngành, lĩnh vực phụ trách. Được thực hiện bằng báo cáo và
chất vấn tại phiên họp của Quốc hội và UBTVQH.
+ Với chính phủ, thủ tướng chính phủ: là mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền riêng
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung.
+ Giữa các bộ trưởng với nhau:
• Tôn trọng quyền quản lý chuyên môn của nhau.
• Phối hợp trong một số công việc được phân công.
• Hướng dẫn và kiểm tra các bộ thực hiện các nhiệm vụ quản lý của mình.
• Kiến nghị các bộ khác đình chỉ, bãi bỏ những quy định trái với quy định của bộ mình.
+ Bộ trưởng với Chính quyền địa phương: bộ trưởng có chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các cấp
trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quy định của ngành mình. ỦY BAN NHÂN DÂN
Vị trí, vai trò của UBND Vị trí:
UBND do HĐND bầu ra UBND là cơ quan chấp hành của HĐND -
Chịu trách nhiệm thi hành nghị quyết do HĐND cùng cấp ban hành, và báo cáo công tác
(nghị quyết nhằm phát triển và ổn định kinh tế địa phương) -
HĐND giám sát hoạt động của UBND (bãi miễn thành viên UBND, bãi bỏ các văn bản
của UBND). (HĐND giám sát TAND, VKSND, UBND, trong đó việc giám sát UBND là trọng tâm nhất).
Kết quả bầu ra UBND của HĐND cần sự phê chuẩn của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước
cấp trên trực tiếp UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. -
Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính phủ. -
Thi hành các quyết định của cơ quan hành chính cấp trên. -
Hoạt động của UBND thể hiện tính chất điều hành ở địa phương
(tính chất chấp hành được thể hiện ở cả việc chấp hành nghị quyết do cơ quan hành chính cùng
cấp ban hành và chấp hành quyết định của các cơ quan hành chính cấp trên)
Vừa là vị trí, vừa là chức năng của UBND. Vai trò:
- Là mắt xích quan trọng trong việc phát huy hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương, đảm
bảo hoạt động hành chính nhà nước thông suốt từ trung ương đến cơ sở.
(chính quyền địa phương: trước đây nói đến chính quyền địa phương thì chỉ nhắc đến UBND, vì
UBND là cơ quan quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thực tế người dân cần gì lOMoAR cPSD| 46842444
đều đến UBND HĐND bị lép vế, thiệt thòi. Hiến pháp 2013 quy định rõ chính quyền đại phương bao
gồm UBND và HĐND, trong đó vai trò của UBND rất thiết thực có ý nghĩa với các hoạt động chung
của nhà nước và các hoạt động của nhân dân).
UBND là một chính phủ thu nhỏ (cũng quản lý dân cư, quản lý các mặt của đời sống xã hội)
- Là cơ quan chấp hành ở địa phương
- Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Tổ chức UBND - Phó chủ tịch - Chủ tịch - Các ủy viên
Cấp tỉnh: 1 chủ tịch, 4 phó loại 1, 3 phó loại 2, 3 (chia loại phụ thuộc vào dân số), thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội có 5 phó, thành phố trực thuộc trung ương có 4 phó. Ủy viên: người đứng đầu cơ quan
chuyên môn, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an.
Cấp huyện: 1 chủ tịch, 3 phó loại 1, 2 phó loại 2, 3, cấphương pháp quận có 3 phó loại 1, 2 phó loại
2, 3. Ủy viên: người đứng đầu cơ quan chuyên môn ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an.
Cấp xã: 1 chủ tịch, 2 phó loại 1, 1 phó loại 2, 3. Ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an.
Khi ta chuyển từ nền hành chính cai trị (đảm bảo kỉ cương) sang nền hành chính phục vụ. Nếu lúc
nào cũng coi trọng quân sự, công an thì ta đã coi nhẹ việc quản lý hành chính nhà nước nếu vẫn giữ
nguyên tổ chức như trên thì giống như đang duy trì nền hành chính cai trị.
Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp (nếu có
thì người đó sẽ là người tự giám sát mình thiếu khách quan)
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND (7) -
Trong lĩnh vực kinh tế: quan trọng nhất, kinh tế phát triển thì dân giàu, chất lượng đời sống cao hơn -
Trong lĩnh vực xã hội, khoa học công nghệ -
Đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở địa phương - Phòng chống thiên tai -
Tuyên truyền giáo dục pháp luật -
Phòng chống và xử lý các vi phạm pháp luật: từ vi phạm hành chính đến vi phạm hình sự.
- Bảo vệ tài sản của nhà nước tại địa phương Phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp.
Cơ quan chuyên môn của UBND -
HĐND cấp tỉnh phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện -
Là cơ quan tham mưu, giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa
phương, thực hiện, nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cùng cấp. Đây là chính phủ thu nhỏ -
Tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn theo nguyên tắc trực thuộc hai chiều:
+ Chiều thứ nhất là chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cùng cấp.
+ Chiều thứ hai là chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. lOMoAR cPSD| 46842444 -
Hoạt động của cơ quan chuyên môn (hoạt động theo chế độ thủ trưởng cần tìm người
đứng đầu cơ quan chuyên môn là người phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ)
+ Báo cáo công tác chuyên môn với cơ quan chuyên môn cấp trên, với chủ tịch UBND và HĐND cùng cấp.
+ Thủ trưởng cơ quan chuyên môn do chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm nhưng có tham khảo
ý kiến của người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp trên. - Về mặt tổ chức:
+ Cấp tỉnh: 17 sở, ban, cục (+3 do đặc thù). Nghị định 24/2014
+ Cấp huyện: 10 phòng, chi cục (+3 do đặc thù, ví dụ ở những vùng có nhiều tôn giáo có thể cộng
thêm ban tôn giáo). Nghị định 37/2014
+ Cấp xã: 7 chức danh chuyên môn (công an, quân đội, tư pháp hộ tịch,...). Nghị định 37/2014
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC:
Nhân sự trong bộ máy hành chính Việt Nam: cán bộ, công chức, viên chức.
Luật cán bộ, công chức năm 2008, luật viên chức năm 2010, luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật
cán bộ, công chức, luật viên chức 2019.
Vai trò của đội ngũ nhân sự nhà nước: - Cán bộ: Nhà nước
Cán bộ, công chức Xã hội Hệ thống pháp luật
Thông qua hoạt động cụ thể của Các quan hệ xã
- Duy trì trật tự và ổn
đội ngũ cán bộ, công chức mà hệ hội: định xã hội
thống pháp luật được đưa vào để - Được điều
- Phát triển đất nước quản lý xã hội chỉnh Khái niệm - Được bảo vệ
+ Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ
trong cơ quan của ĐCSVN, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện,
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (bộ trưởng là cán bộ) đội ngũ tinh hoa, cốt
cán của tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam.
+ Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, bao gồm: chủ
tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. - Công chức:
+ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vu, chức danh
tương ứng với vị trí việc làm (tương ứng về bằng cấp, năng lực, kinh nghiệm). Có 2 chế độ công vụ:
theo biên chế (cứ vào đội ngũ công chức là được nhà nước nuôi cả đời, nhưng được đào tạo, bồi dưỡng
thường xuyên nên vẫn đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên họ không có sự phấn đấu, lâu dần tạo sự trì trệ), chế
độ vị trí việc làm (chỉ tuyển dụng những người thiếu ở vị trí việc làm, những người đó luôn trong trạng
thái nơm nớp lo sợ bị sa thải nên phải nỗ lực để giữ được vị trí việc làm). •
Trong cơ quan của ĐCNSVN, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện.
Trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng.
Trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ
theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. •
Luật 2015 còn có 1 đối tượng là những người lãnh đạo cũng là công chức (BGH ĐHQG, Hiệu
trưởng, Hiệu phó trường THPT cũng là công chức được hưởng lợi ích của công chức, được hưởng lOMoAR cPSD| 46842444
lương biên chế của công chức và lương của đơn vị công tác) luật 2019 sửa đổi, bỏ đội ngũ này ra khỏi công chức.
Những đối tượng trên trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
+ Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Bao gồm
các chức danh: chỉ huy trưởng quân sự, trưởng công an, văn phòng thống kê, địa chính – xây dựng.
So sánh cán bộ, công chức Điểm chung: - Công dân VN - Trong biên chế
- Hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Làm việc trong các cơ quan nhà nước, ĐCS, các tổ chức chính trị - xã hội (có xác định cụ thể) Điểm khác: Cán bộ Công chức Con đường, cách
Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
Tuyển dụng, bổ nhiệm vào thức hình thành
giữ chức vụ, chức danh
ngạch, chức vụ, chức danh Thời gian làm Theo nhiệm kỳ
Tương ứng với vị trí việc làm việc
Ông Nguy n Văn B là công nhân công ty X, năm v a qua đễ ừ ược cử tri tín nhi m b u làm đ iệ ầ ạ bi
u HĐND huy n. V y ông B có ph i là công ch c hay không, có phể ệ ậ ả ứ ải là cán b hay không? Gi iộ ả
thích t i sao có nh n đ nh trên?ạ ậ ị
Ông B không ph i là công ch c vì ông đả ứ ược b u làm đ i bi u HĐND ch không ph iầ ạ ể ứ ả được
b nhi m vào các c quan hành chính nhà nổ ệ ơ ước. N i làm vi c c a ông là ơ ệ ủ ở công ty chứ không ph
i là trong c quan hành chính nhà nả ơ ước, vì v y ông không phậ ải là công ch c.ứ
Ông B không ph i là cán b . Ông làm vi c công ty X, đả ộ ệ ở ược b u làm đầ ại bi u HĐNDể và v n
làm vi c ẫ ệ ở công ty. Ông không trong biên ch và không hế ưởng lương từ ngân sách nhà nước, ch đỉ
ược hưởng ph c p.ụ ấ Hoạt động công vụ
Là hoạt động được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiện các chức năng nhà nước (do
những đối tượng trong cơ quan nhà nước thực hiện), vì lợi ích xã hội, lợi ích của nhà nước, lợi ích
hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
(không có khái niệm rõ ràng của “công vụ”, chỉ có những khái niệm liên quan trực tiếp đến nó, ví dụ
như hoạt động công vụ, người thi hành công vụ,...)
- Chủ thể thực hiện: cán bộ, công chức.
- Tính chất hoạt động: được duy trì thường xuyên, liên tục, đặc biệt là đối với cán bộ, công
chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Nguyên tắc của hoạt động công vụ: (5)
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật (từ 2013, nhà nước ta đã bỏ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa, thay vào đó là nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật).
+ Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. lOMoAR cPSD| 46842444
+ Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
+ Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả (đặc biệt là trong hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước).
+ Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.
Bản chất của hoạt động công vụ: hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong
pháp luật của cán bộ, công chức tại mỗi vị trí việc làm.
Tóm lại: Mối quan hệ giữa nhà nước với cán bộ, công chức: Nhà nước:
- Ban hành và thực hiện pháp luật điều chỉnh về công vụ, cán bộ, công chức.
- Đảm bảo các điều kiện làm việc và quyền lợi cho cán bộ, công chức.
- Sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.
- Yêu cầu hoạt động của cán bộ, công chức luôn vì lợi ích của nhà nước. Cán bộ, công chức:
- Được trao quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ.
- Được đảm bảo các điều kiện làm việc.
- Được hưởng lương và các quyền lợi khác. - Tuân thủ pháp luật.
- Trung thành với nhà nước. -
Tính hợp pháp trong hoạt động công chức vụ của cán bộ, công chức:
- Luật Đức: tính hợp pháp của quan hệ công chức.
- Quan hệ công chức chỉ được phép thiết lập nhằm thực hiện:
+ Các công việc nhân danh nhà nước.
+ Những công việc mà vì an ninh quốc gia hay cuộc sống cộng đồng không thể giao cho các cá nhân
tham gia vào các mối quan hệ lao động theo luật tư thực hiện. Viên chức lOMoAR cPSD| 46842444
Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công
lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật.
Đơn vị sự nghiệp công lập (là tổ chức)
Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Ví dụ: trường ĐH Luật được thành lập bởi ĐHQG, ĐHQG do Chính phủ thành lập. ĐH Luật do Bộ
tư pháp thành lập, Học viện Tòa Án do Tòa án nhân dân tối cao thành lập, Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh do tổ chức Đảng thành lập, trường ĐH Công đoàn do Tổng Liên Đoàn Lao động VN
thành lập, ĐH Y, ĐH Dược, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện K,... do Bộ Y tế thành
lập. Các đơn vị y tế, giáo dục nhằm thực hiện dịch vụ công, còn lại là cho quản lý nhà nước. Phân loại:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ: được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực
hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự,... vd: ĐH Luật HN, ĐH Luật – ĐHQGHN
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ: chưa được giao quyền tự chủ hoàn
toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự,...
Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp các
dịch vụ công mà nhà nước chịu trách nhiệm (y tế, giáo dục)
Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ
và năng lực chuyên môn, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng với người có tài năng.
Chuyển đổi sang tự chủ, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh (trừ y tế và giáo dục) nhằm mục
đích tinh gọn và hiệu quả. Hoạt động nghề nghiệp
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức được tiến hành trong phạm vi và để thực hiện nhiệm vụ của
đơn vị sự nghiệp công lập. Ví dụ: giảng viên giảng bài là đang thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo
sự phân công của nhà trường.
- Chủ thể thực hiện: viên chức - Tính chất hoạt động:
+ Cung ứng dịch vụ công
+ Phục vụ quản lý nhà nước
- Nguyên tắc của hoạt động nghề nghiệp: 1.
Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 2.
Tận tụy phục vụ nhân dân. 3.
Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. 4.
Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
Hoạt động nghề nghiệp xoay quanh 2 vấn đề chính là công việc, nhiệm vụ và trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ.