Tài liệu - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Luật Hình Sự Nhóm 5: Nhận xét Đánh giá 1. Châu Bùi Khánh Như 2. Hồ Thị Thu Kiều 3. Nguyễn Thị Như Uyên 4. Nguyễn Văn Tân 5. Trần Thị Yến Nhi 6. Trần Thị Như Quỳnh 7. Lê Thị Ngọc Linh 8. Nguyễn Thị Bảo Ngọc 9. Phạm Phương Loan 10. Nguyễn Lê Vũ Hoàng
CHẾ ĐỊNH ĐỒNG PHẠM THEO LUẬT PHÁP VIỆT NAM
Lớp Luật Kinh Tế - K47H MỤC LỤC
I. Khái niệm đồng phạm và các dấu hiệu của đồng phạm
II. Các loại người đồng phạm
III. Các hình thức đồng phạm
IV. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
V. Một số tội danh điển hình liên quan đến đồng phạm
I.Khái niệm đồng phạm và các dấu hiệu của đồng phạm
Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì đồng phạm được hiểu
là: trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
1. Các dấu hiệu của đồng phạm
Thứ nhất, dấu hiệu khách quan
Về dấu hiệu khách quan, đồng phạm đòi hỏi có hai dấu hiệu đó là dấu
hiệu về số lượng, có từ hai người trở lên và dấu hiệu cùng thực hiện tội phạm.
Về dấu hiệu số lượng: theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm
2015 quy định trong vụ án đồng phạm phải có:
- Ít nhất từ hai người trở lên.
- Những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Về dấu hiệu cùng nhau thực hiện một tội phạm: là những người đồng
phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau:
- Hành vi thực hiên hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội
phạm (người thực hiện hành vi này gọi là người thực hành).
- Hành vi tổ chức thực hiện các hành vi khách quan được mô tả
(người có hành vi này gọi là người tổ chức)
- Hành vi xúi giục người khác thực hiện hành vi khách quan mô tả
trong cấu thành tội phạm
- Hành vi giúp sức người khác thực hiện hành vi khách quan được mô
tả trong cấu thành tội phạm
Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người
đồng phạm kia. Hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm
kia. Hành vi của tất cả người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến
hậu quả tác hại chung của tội phạm.
Thứ hai, về dấu hiệu chủ quan
Những người đồng phạm đều cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Lỗi cố ý
trong đồng phạm được thể hiện như sau:
Về lý trí: Mỗi người trong vụ án đều biết hành vi của mình là có tính nguy
hiểm và còn thấy trước được hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi phạm
tội mà họ thực hiện, đồng thời cũng đều biết người khác cũng có hành vi
nguy hiểm như vậy cùng với mình.
Về ý chí: Những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn
cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra.
Bộ luật Hình sự năm 2015, cho thấy, đồng phạm là việc những người phạm tội có
sự bàn bạc thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý
chí, tức là sự ăn ý, hiểu ý giữa những phạm tội mặc dù không có sự bàn bạc,
thống nhất trước khi thực hiện hành vi phạm tội.
II.Các Loại Người Đồng Phạm 1. Người tổ chức
Theo khái niệm được quy định ở khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì
người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó:
- Người chủ mưu:là người khởi xướng việc thực hiện tội phạm, để ra phương
hướng hoạt động cuả nhóm đồng phạm. Do vậy, “người chủ mưu là linh hồn của
tổ chức phạm tội, là kẻ bày mưu đặt kế”
- Người cầm đầu: là người đứng ra thành lập các nhóm phạm tội hoặc tham gia
soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn hoặc điều khiển
hoạt động của nhóm phạm tội.
- Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp việc thực hiện tội phạmcủa nhóm đồng phạm. 2. Người xúi giục
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện
tội phạm (khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015). 3 Người thực hành
Người thực hành là người trực tiếp thức hiện tội phạm( khoảng 3 điều 17
bộ luật Hình sự năm 2015). Người thực hành có thể chia thành 2 trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: là người thực hành tự mình thực hiện hành vi
khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Anh A và anh B cấu kết với nhau làm phi vụ buôn bán ma túy xuyên quốc gia.
- Trường hợp thứ hai: là trường hợp không tự mình thực hiện hành hoặc
thực hiện hành vi thông qua việc tác động đến người khác để họ thực hiện hành vi khách quan.
Ví dụ: Trong quá trình làm việc chị A và chị B có phát sinh mâu thuẫn, vì
vậy chị A đã nhờ anh C theo dõi chị B và gây ra chết người
* Bên cạnh đó có trường hợp loại lệ đó là: người bi tác động hay còn gọi
là người bị xúi dục sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu họ không
đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự:
+ người không có trách nhiệm hình sự hoặc không đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
+ không có lỗi hoặc lỗi vô ý
+ được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần
Người thực hành giữ vai trò quan trọng trung tâm trong vụ án. Việc xác định
giai đoạn phạm tội trong đồng phạm phải căn cứ vào hành vi của người thực hành 4. Người giúp sức
Theo khoản 3 điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì người giúp sức là
người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho người thực hiện tội phạm.
Người giúp sức có thể được thực hiện 1 trong hai dạng sau:
- Giúp sức về vật chất: là dạng cung cấp công cụ, phương tiện cho người
khác thực hiện hành vi tội phạm hoặc khắc phục các trở ngại khách
quan tạo điều kiện cho người thực hiện tội phạm được thuận lợi
- Giúp sức về tinh thần: là ủng hộ việc thực hiện tội phạm bằng cách chỉ
dẫn, góp ý kiến cho người khác thực hiện tội phạm.( dạng đặc biệt: hứa
hẹn sẽ che giấu tội phạm hay các tang vật của vụ án hoặc hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tang vật
III.Các hình thức đồng phạm
1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan
- Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó giữa
những người đồng phạm có sự thỏa thuận, bàn bạc trước về tội phạm cùng thực hiện
- Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong
đó giữa những người đồng phạm không có sự thỏa thuận, bàn bạc trước
về tội cùng thực hiện
2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan:
- Đồng phạm giản đơn: hình thức phạm tội không có sự tham mưu trước của
những người cùng thực hiện tội phạm. Trong đó những người cùng tham
gia vào vụ đồng phạm đều với vai trò là người thực hành
- Đồng phạm phức tạp: hình thức phạm tội có sự tham mưu trước của những
người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm, nó thường có các dấu
hiệu đặc trưng như sau:
+ Có sự thoả thuận, bàn bạc
+ Có sự cố ý cùng liên kết về mặt ý thức của những người đồng phạm khi
thoả thuận, bàn bạc kế hoạch phạm tội và phân công vai trò đã tạo nên
MQH tương đối chặt chẽ và tương đối bền vững (mặc dù chưa đạt đến mức
độ như trong phạm tội có tổ chức)
* Hình thức đồng phạm này có thể có một hoặc một số người là người thực
hành, còn lại những người khác có vai trò là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức
- Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm đặc biệt, có sự liên kết chặt
chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17 BLHS)
+ Sự liên kết chặt chẽ này thể hiện ở dấu hiệu khách quan: trước khi phạm
tội thường đã hình thành một tổ chức tội phạm với các quy mô khác nhau,
có sự phân công vai trò tỉ mỉ và cụ thể, mỗi người phải chịu trách nhiệm về
phần việc của mình (đồng phạm phức tạp). Mỗi người có thể là người tổ
chức, người điều hành, người giúp sức hoặc người thực hành, họ giúp đỡ
lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện tội phạm, tạo ra sự tinh vi
và thống nhất trong thực hiện tội phạm.
+ Hình thức đồng phạm này cũng thể hiện ở dấu hiệu chủ quan: sự cố ý cùng
liên kết về mặt ý thức của những người phạm tội có tổ chức, đã hình thành
nên MQH và có sự thống nhất hành động của họ chặt chẽ, bền vững
Hình thức đồng phạm có tham mưu trước nhưng ở mức độ cao (có sự thống
nhất từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc, kể cả những biện pháp lẫn tránh pháp
luật) Thể hiện được mức độ phân hoá vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt
khách quan của người đồng phạm
- Phạm tội có tổ chức thường được thể hiện dưới các dạng sau:
+ Những người đồng phạm đã tham gia các tổ chức phạm tội như băng,
nhóm, hội, đảng phái,.. có những tên chỉ huy, cầm đầu hoặc chỉ là sự tập
hợp của những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội
+ Những người đồng phạm cùng nhau phạm tội nhiều lần theo kế hoạch đã thống nhất trước
+ Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm 01 lần nhưng đã thực hiện
tội phạm theo kế hoạch đã được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị
phạm tội hoạt động và có khi còn chuẩn bị kế hoạch che giấu tội phạm
IV. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
1.1. Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm
- Thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm là một thể thống nhất; hậu quả,
tác hại của tội phạm là kết quả chung của hành vi của những người đồng phạm.
Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về tội phạm mà họ
cùng tham gia thực hiện với người thực hành về cùng một tội danh, cùng một điều
luật và trong phạm vi chế tài mà điều luật đó quy định.
- Những nười đồng phạm cùng phải chịu những tình tiết tăng nặng (nếu có) được
quy định trong Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Những nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt,
thời hiệu đối với loại tội mà những người đồng phạm đã thực hiện được áp dụng
chung cho những người đồng phạm.
1.2. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm
- Khoản 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “ Người đồng phạm không
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
+ Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá ý
định phạm tội chung của những người đồng phạm khác.
Ví dụ: A và B đã bàn bạc và thống nhất sẽ vào trộm cắp tài sản nhà anh X. Trong
khi A đứng gác, B đã bí mật vào nhà anh X. Trong khi đang lấy tài sản, B đã bị X
phát hiện và bắt giữ. B đã đánh X bị thương để tẩu thoát. Việc làm này hoàn toàn
nằm ngoài kế hoạch của A và B. Hành vi gây thương tích của B có thể cấu thành
tội độc lập là Tội cố ý gây thương tích hay cấu thành tình tiết định khung hình
phạt tăng nặng của tội trộm cắp tài sản. Điều này tùy thuộc vào mức độ thương tích.
+ Đối với những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự thuộc về
riêng người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đồng phạm đó.
+ Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với người đồng phạm
này không loại trừ trách nhiệm hình sự cho những người đồng phạm khác
1.3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm.
- Việc xác định trách nhiệm hình sự đối với mỗi người đồng phạm phải tương
xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mỗi
người đồng phạm, phù hợp với đặc điểm nhân thân của người đồng phạm.
2. Các vấn đề liên quan đến việc xác định trách nhiện hình sự trong đồng phạm.
Khi xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cần chú ý các vấn đề sau:
Thứ Nhất: Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm của tất cả những người
đồng phạm là dựa vào hành vi khách quan của người thực hành cũng như hậu quả
của người thực hành gây ra. Nếu vì một lý do khách quan nào đó mà tội phạm
không được thực hiện đến cùng thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai
đoạn nào, tất cả những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đến
giai đoạn đó. Nếu người bị xúi giục không nghe theo lòi xúi giục, sự xúi giục
không có kết quả thì chỉ riêng người xúi giục phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
mà họ đã xúigiục và ở giai đoạn chuẩn bị. Nếu người giúp sức giúp người thực
hành thực hiện tội phạm nhưng người này không thực hiện tội phạm hoặc họ
không sử dụng sự giúp sức thì người giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
mà họ định giúp sức và ở giai đoạn chuẩn bị.
Thứ Hai, vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm.
Đối với người thực hành được xem xét theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đối với người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục chỉ được coi là tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội khi người thực hành chưa thực hiện tội phạm.
Đồng thời những người đó phải có hành vi tích cực cản trở có hiệu quả người
thực hành thực hiện tội phạm.
Thứ Ba, tại Khoản 4 Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã xác định những người
đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực
hành, có nghĩa rằng nếu người thực hành thực hiện tội phạm vượt ra ngoài sự bàn
bạc, thông nhất từ đầu của những người đồng phạm, thì chỉ người thực hành phải
chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của mình.
V. Một số tội danh điển hình liên quan đến đồng phạm
1. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
- Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định hai hành vi sau:
+ Hành vi chứa chấp thể hiện qua việc: cất giữ, bảo quản; cất giấu hay cất, giữ,
giấu tài sản mà biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có
Nếu mục đích người có hành vi cất giữ là ngăn cản các cơ quan tiến hành tố
tụng phát hiện tội phạm thì hành vi của họ phạm Tội che dấu tội phạm theo Điều 389 Bộ luật Hình sự
Ví dụ: Một người quen gửi một chiếc xe gắn máy và biết rõ đây là xe lấy trộm
được và người này đã đồng ý giữ hộ mà không báo với cơ quan có thẩm quyền.
+ Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là biết đó là tài sản do
người khác phạm tội mà có nhưng vẫn: nhận, mua để dùng, để bán lại hoặc giới
thiệu người khác mua, chuyển tài sản đó cho người khác theo yêu cầu của người
phạm tội; chuyển đổi, mua lại hay chuyển giao tài sản cho người khác.
Ví dụ: Bán hộ một người bạn một chiếc xe gắn máy dù biết rõ là xe này là do
người bạn trộm cắp mà có.
- Để cấu thành tội phạm này, chủ thể hành vi phải thỏa mãn điều kiện dấu hiệu về mặt chủ quan đó là:
+ Chủ thể thực hiện hành vi không hứa hẹn việc sẽ thực hiện hành vi chứa chấp
hoặc tiêu thụ trước khi người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản
+ Chủ thể biết rõ tài sản mà mình đang chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do
người khác phạm tội mà có
2 Tội che dấu tội phạm
- KN: Tội che dấu tội phạm là việc thực hiện các hành vi che dấu người phạm tội,
cũng như các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc
phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội sau khi biết tội phạm được thực hiện
- Khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã mô tả dấu hiệu của hành vi che
dấu tội phạm để phân biệt với hành vi đồng phạm và xác định trách nhiệm hình sự
của hành vi che dấu tội phạm
Ví dụ H. và K. là hai người bạn thân, một lần H. chạy đến chỗ K. nói vừa đi
cướp tài sản của người khác nhưng thấy rõ mặt nên đã nhờ K. cất giấu tài sản
chiếm đoạt (việc này K. hoàn toàn không biết vì H. phạm tội và không khai báo
với ai trước đó). được làm việc). Sau đó K giấu tài sản rồi chở H. ra bến xe đón
xe khách về phía Nam, 3 ngày sau công an đến nhà tìm K. để điều tra nhưng K.
nói đã lâu không gặp H. và đã làm. không biết H Hoặc.
3 Tội không tố giác tội phạm
-KN: Hành vi không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi không bảo cho cơ
quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3
Điều 14 hoặc một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định (tại Điều
389) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.
- Trường hợp không tố giác tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 thi hành.
- Tội phạm đang chuẩn bị: là trường hợp người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm,
sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm.
- Tội phạm đang thực hiện: là trường hợp người phạm tội đang thực hiện các hành
vi phạm tội mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành).
- Tội phạm đã được thực hiện: là trường hợp người phạm tội đã thực hiện xong
những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể.
Ví dụ: Trong một lần nói chuyện A. đã được B. nói rằng, B. sẽ vào nhà C. để ăn
trộm vào đêm mai (A. biết chắc chắn B. sẽ thực hiện hành vi phạm tội vì trước đó
B. cũng đã có tiền án về tội 'Trộm cắp tài sản", đã chấp hành xong án phạt tù,
nhưng do dịch bệnh không đi làm đâu được, gia đình và bạn bè xa lánh cho nên B.
không có thu nhập và muốn trở lại con đường cũ). Tuy nhiên, A. đã không thông
báo cho cơ quan chức năng về hành động sắp diễn ra của B. và hậu quả là B. vào
nhà của C. để trộm cắp tài sản).