Tài liệu Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế

Tài liệu Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

 

LUẬT HÌNH SỰ 2
Dạng 1: Lý thuyết
1. Phân biệt trường hợp giết 2 người trở lên với trường hợp giết người bằng phương pháp có khả
năng làm chết nhiều người (Điều 123).
- Về phương pháp
- Điều kiện về hậu quả chết người
2. Phân biệt dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn là dấu hiệu để định tội với định khung.
3. Trình bày/Nêu/Phân tích dấu hiệu pháp lý các tội tại Điều 141, 168, 170, 172, 173, 174, 175, 190,
192.
4. Cho ví dụ chứng minh trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi đóng vai trò là tình tiết
định tội, định khung, tăng nặng.
5. Trình bày các trường hợp chuyển hóa thành tội cướp TS.
6. Xác định các yếu tố của tội trốn thuế.
Dạng 2: So sánh/ Phân biệt (Nghiên cứu cấu thành, hành vi)
So sánh/ Phân biệt các tội tại Điều:
123-124; 123-131; 142-146; 145-329; 157-128; 172-173; 188-189; 249-251
Dạng 3: BT tình huống định tội danh
VD:
1. A có phạm tội B hay không? Giải thích?
2. A có bị áp dụng tình tiết (VD: giết 02 người trở lên/ phạm tội có tổ chức/…) không?
Một số KĐ Đúng/Sai.
1. Không cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi hành vi vi phạm
chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của
người khác.
2. Không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
3. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
4. Gây thương tích cho người khác với tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên là hành vi cấu thành tội cố ý
gây thương tích.
5. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi luôn cấu
thành tội công nhiên chiếm đoạt TS.
6. Tình tiết hành hung để tẩu thoát ở điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS 2015 sđbs 2017 không đòi hỏi
phải gây ra thương tích cho người hành hung.
7. Dấu hiệu chiếm đoạt là dấu hiệu đặc trưng các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
8. Vay tài sản của người khác nhưng đến hạn không trả nợ là hành vi cấu thành tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác.
9. Mọi hành vi tàn trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
1
10. Hành vi giao cấu thuận tình giữa chú và cháu ruột có thể không cấu thành tội phạm loạn luân.
LÝ THUYẾT
A. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON
NGƯỜI.
Các tội từ Điều 123 -> Điều 131 BLHS 2015 sđbs 2017
Tội giết người (Điều 123): Là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái phá
luật.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái
pháp luật.
Về hình thức của hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện bằng hành động
hoặc không hành động.
+ Dạng hành động giết người mang tính chất phổ biến hơn và được thực hiện bằng hành vi dùng
vũ lực như dùng súng, dao, gậy, thuốc độc, sức mạnh về thể chất để bắn, chém, đầu độc, đấm đá,
bóp cổ.
+ Dạng không hành động giết người VD như bác sĩ đang khi trực, có một ca cấp cứu, nhưng đã
không cấp cứu nạn nhân làm nạn nhân chết.
Về tính chất của hành vi khách quan: Hành vi tước bỏ tính mạng của người khác phải là trái pháp
luật, tức là ngoài những trường hợp tước bỏ tính mạng của người khác mà pháp luật cho phép như
phòng vệ chính đáng, thi hành hình phạt tử hình, hay giết địch trong chiến đấu.
- Hậu quả của tội phạm: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích
của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là
nằm ngoài mục đích của người phạm tội).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Đây là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội
giết người. Mối quan hệ nhân quả này phải thỏa mãn đầy đủ 3 điều kiện:
1. Hậu quả nạn nhân chết xảy ra sau khi thực hiện hành vi khách quan.
2. Hành vi khách quan trên phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người.
3. Nạn nhân chết hoàn toàn do hành vi khách quan của tội phạm gây ra (nó phản ánh sự hiện
thực hóa khả năng làm phát sinh hậu quả).
- Đối tượng tác động của tội phạm: Nạn nhân phải là con người còn sống.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp).
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124): là hành vi của người mẹ xuất phát từ ảnh hưởng
nặng nề của những tư tưởng lạc hậu hoặc bởi hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà của mình mà
người mẹ giết hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi.
2
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bỏi các dấu hiệu sau:
- Hành vi khách quan: Người mẹ thực hiện hành vi giết (bóp cổ, chặt tay chân dẫn đến chết…)
hoặc hành vi vứt bỏ (bỏ vào rừng sâu không có ai qua lại, nhà hoang, thùng rác và đậy nắp,…)
dẫn tới đứa trẻ không được ai phát hiện, cứu và bị chết.
- Đối tượng tác động của tội phạm: Nạn nhân là đứa trẻ mới sinh ra trong vòng 7 ngày.
- Hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc. Đây là loại tội có CTTP vật chất nhưng mang tính
đặc thù, nó chỉ coi là có tội nếu đứa trẻ chết, không đặt ra các giai đoạn thực hiện tội phạm. Nếu
đứa trẻ bị vứt mà không chết, được người khác cứu thì TNHS không đặt ra cho người mẹ.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Đứa trẻ chết do hành vi giết hoặc vứt bỏ của
người mẹ gây ra.
Hoàn cảnh phạm tội thuộc 2 dạng sau:
1. Do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như: đứa trẻ bị dị dạng, hoặc hoàn cảnh cuộc sống của
người mẹ đặc biệt khó khăn, bệnh tật.
2. Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như: do mê tín, sinh con ngoài giá thú hoặc do
ngoại tình sợ dư luận chê bai.
Chủ thể của tội phạm là người mẹ có năng lực chịu TNHS đầy đủ sinh ra đứa trẻ là nạn nhân (nếu
người cha có hành vi trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người).
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp).
Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh (Điều 125): là tội phạm thực hiện
hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái PL nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tước bỏ tính mạng của người khác (luôn thực hiện
bằng hành động mà biểu hiện cụ thể về tính chất và hành vi dùng vũ lực).
- Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc (chỉ cấu thành tội phạm khi có hậu quả nạn nhân
chết xảy ra trên thực tế).
- Hoàn cảnh phạm tội: Người phạm tội ở trong trạng thái tinh thần kích động mạnh do hành vi
trái PL nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của
người phạm tội.
Để xác định trạng thái tinh thần của người phạm tội phải căn cứ vào 2 điều kiện sau:
1. Phải có hành vi trái PL nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân. Hành vi trái PL nghiêm
trọng của nạn nhân bao hàm cả hành vi trái đạo đức có thể có hoặc không CTTP, nhưng phải
có tính chất nghiêm trọng.
3
2. Từ hành vi trái PL nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân phát sinh hậu quả làm cho
trạng thái tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp).
Tội vô ý làm chết người (Điều 128): là tội phạm được thực hiện do hành vi vô ý làm chết người.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm: Về hành vi - người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp,
các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì quá cẩu thả).
Tội bức tử (Điều 130): là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục
người lệ thuộc mình làm người đó tự sát.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Hành vi khách quan thể hiện ở 1 trong 4 dạng hành vi sau:
1. Hành vi đối xử tàn ác: VD bỏ đói, bỏ rét, bắt làm việc quá sức. Đánh đập nạn nhân có thể 1 hoặc
nhiều lần. Hành vi đánh đập gây thương tích cho nạn nhân mà hậu quả thương tật từ 11% trở lên
bị truy tố về 2 tội.
VD: A là mẹ kế thường xuyên đánh đập con riêng của chồng là B gây thương tích 20% và khiến
B tự sát.
A bị truy cứu TNHS về 2 tội: Tội cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 20% và Tội bức tử.
2. Hành vi ức hiếp: là hành vi chèn ép không cho nạn nhân có quyền ăn, quyền nói, quyền thể hiện ý
chí của mình hoặc đối xử bất công với nạn nhân như đánh đập không cho kêu la, không cho khóc.
3. Hành vi ngược đãi: là hành vi đối xử tệ với nạn nhân trái với quy tắc đạo đức, biểu hiện thực tế
như cho nạn nhân ăn chung với chó, mèo hoặc cho ngủ ngoài chuồng lợn.
4. Hành vi làm nhục: Được biểu hiện bằng những lời nói miệt thị, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của nạn nhân. Như chửi rủa, xỉ vả nạn nhân trước đám đông, tung tin thất thiệt để người
khác tin nạn nhân là người xấu xa tội lỗi.
Chú ý: Hành thi thứ nhất có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần, nhưng ba loại hành vi sau phải
xảy thường xuyên mới CTTP.
- Hậu quả của tội phạm: Nạn nhân có hành vi tự sát
Đây là tội có CTTP vật chất, tội phạm hoàn thành khi có hành vi tự sát của nạn nhân- là hậu quả
được quy định trong CTTP.
4
- Giữa hành vi khác quan và việc tự sát của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân quả với nhau, tức
là nguyên nhân chính là làm nạn nhân tự sát phải do 1 trong 4 hành vi khách quan nêu trên gây ra.
Chủ thể của tội phạm là người mà nạn nhân có quan hệ lệ thuộc.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý vì quá tự tin.
(Nếu hành vi bức tử làm nạn nhân tự sát thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thì bị xử lý về tội giết người).
Tội xúi dục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131):
Xúi dục người khác tự sát là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính
mạng của họ.
Giúp người khác tự sát là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước
đoạt tính mạng của họ.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Có một trong các hành vi sau
1. Có hành vi thúc đẩy người khác tự sát bằng việc xúi giục hoặc giúp đỡ hoặc cả hai: Được thể hiện
qua việc kích động, dụ dỗ… tạo động lực về mặt tinh thần để nạn nhân đi đến quyết tâm tự làm
chấm dứt cuộc sống của chính mình. Khiến họ càng được thúc đẩy về mặt tinh thần và ý chí để
chấm dứt cuộc sống.
2. Có hành vi tạo các điều kiện cần thiết để giúp người khác tự sát: Được thể hiện qua các việc tạo
điều kiện thuận lợi về mọi mặt như cung cấp công cụ, phương tiện hoặc hướng dẫn về cách thức,
phương pháp để nạn nhân dễ dàng thực hiện hành vi tự sát.
Lưu ý:
Các hành vi nêu trên chỉ có tính bổ trợ cho ý định tự sát trước đó của nạn nhân. Bởi nạn nhân đang
cần nghe lời khuyên, đang cần được hỗ trợ nhất định. Nhưng có tác dụng giúp cho nạn nhân đi đến
quyết định tự sát mà nếu thiếu sự thúc đẩy hoặc sự giúp đỡ đó không hẳn nạn nhân đã tự sát.
Người này có thể khuyên can, có thể thông báo cho các chủ thể khác để ngăn cản hành vi tự sát của
nạn nhân. Nhưng họ lựa chọn thực hiện xúi giục, giúp đỡ.
Tội phạm hoàn thành khi người bị xúi giục hoặc được giúp đỡ có hành vi tự sát. Bởi vì khi đó, họ đã
tiến hành các hành vi tự sát, còn kết quả nạn nhân có thể chết hoặc không. Họ không lường trước
được, không chết nếu gặp các yếu tố khách quan khác.
Việc nạn nhân chết hay không chết không có ý nghĩa định tội danh mà chỉ có ý nghĩa trong quyết định
hình phạt hoặc xem xét đến việc có truy tố hay không.
- Về hậu quả: Hậu quả của các hành vi nêu trên dẫn đến việc làm cho người khác có hành vi tự
sát. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Không cần quan tâm đến kết quả nạn nhân có
chết hay không.
5
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý trực tiếp.
Nếu chỉ qua lời nói nhất thời hay sự giúp đỡ nhất thời, không xuất phát từ ý thức rằng lời nói hay
hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả tự sát hoặc tạo điều kiện để nạn nhân tự sát nhưng nạn nhân do
bức xúc trước mà tự sát thì không thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm này.
Các tội từ Điều 141 -> Điều 147 BLHS 2015 sđbs 2017
Tội hiếp dâm (Điều 141): Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng 2 nhóm hành vi sau:
- Nhóm 1: Được thực hiện bằng 1 trong 4 loại hành vi sau:
1. Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên cơ thể của nạn nhân như
vật ngã, xô ngã, đánh đấm, giữ tay, giữ chân bịt miệng, xé quần, xé áo nạn nhân…
2. Đe doạ dùng vũ lực: Lời nói khống chế nếu nạn nhân không cho giao cấu thì sẽ dùng vũ lực
ngay…
3. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: là việc người phạm tội lợi dụng tình
trạng nạn nhân bị tai nạn, bị ngất, bị trói; nạn nhân bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê,
thuốc kích thích,. (mà không phải do người phạm tội gây ra đối với nạn nhân); nạn nhân bị
khuyết tật; nạn nhân đang ngủ say; nạn nhân bị tâm thần hoặc bệnh khác…
4. Thủ đoạn khác: bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ,
thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình
trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; nạn nhân nhầm là vợ/chồng mình;
hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác…
Đặc điểm của hành vi trên là phải làm tê liệt ý chí hoặc khả năng chống cự của nạn nhân.
- Nhóm 2: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác.
Đặc điểm của hành vi trên là nạn nhân hoàn toàn không biểu lộ được ý chí. Còn nếu nạn nhân
biểu lộ được ý chí thì việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác phải là trái ý muốn của nạn nhân
(tức là không được sự đồng ý của nạn nhân). Để đánh giá đặc điểm này phải căn cứ vào quá trình
diễn biến tội phạm và sự chống trả, phản ứng của nạn nhân.
Đây là tội có CTTP hình thức nhưng mặt khách quan được đặc trưng bởi 2 loại hành vi, nên vẫn
có trường hợp phạm tội hiếp dâm chưa đạt.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
6
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142): Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn
của nạn nhân, hay thực hiện giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người
dưới 13 tuổi.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người dưới 16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng 1 trong 2 nhóm hành vi:
- Nhóm 1:
Được thực hiện bằng 1 trong 4 loại hành vi sau:
1. Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên cơ thể của nạn nhân như
vật ngã, xô ngã, đánh đấm, giữ tay, giữ chân bịt miệng, xé quần, xé áo nạn nhân…
2. Đe doạ dùng vũ lực: Lời nói khống chế nếu nạn nhân không cho giao cấu thì sẽ dùng vũ lực
ngay...
3. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: là việc người phạm tội lợi dụng tình
trạng nạn nhân bị tai nạn, bị ngất, bị trói; nạn nhân bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, thuốc
kích thích. (mà không phải do người phạm tội gây ra đối với nạn nhân); nạn nhân bị khuyết tật; nạn
nhân đang ngủ say; nạn nhân bị tâm thần hoặc bệnh khác…
4. Thủ đoạn khác: bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ,
thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng
mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; nạn nhân nhầm là vợ/chồng mình; hứa hẹn cho
tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác.
Đặc điểm của hành vi trên là phải làm tê liệt ý chí hoặc khả năng chống cực của nạn nhân.
Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Đặc điểm của hành vi trên là nạn nhân hoàn toàn không biểu lộ được ý chí. Còn nếu nạn nhân
biểu lộ được ý chí thì việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác phải là trái ý muốn của nạn nhân
(tức là không được sự đồng ý của nạn nhân). Để đánh giá đặc điểm này phải căn cứ vào quá trình
diễn biến tội phạm và sự chống trả, phản ứng của nạn nhân.
- Nhóm 2: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
Cho dù nạn nhân bị ép buộc hay tự nguyện thì người phạm tội vẫn phải bị truy cứu TNHS về tội
danh này.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
7
Tội cưỡng dâm (Điều 143): Là hành vi dùng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người
đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng 2 nhóm hành vi nhóm vi sau:
- Nhóm 1: Được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi:
1. Lợi dụng sự lệ thuộc của nạn nhân đối với mình: Có thể là lệ thuộc về vật chất (ví dụ: người bị
hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh
thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người
phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo
viên bộ môn...).
2. Lợi dụng nạn nhân đang ở trong tình trạng quẫn bách: Là trường hợp người bị hại đang lâm vào
hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp
đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để chuộc con mình
đang bị bắt cóc...).
- Nhóm 2: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác.
Đặc điểm của hành vi trên là nạn nhân bị khống chế tư tưởng làm tê liệt ý chí nhưng vẫn còn khả
năng chống cự, tuy nhiên họ đã không chống cự mà tự nguyện giao cấu một cách miễn cưỡng
theo điều kiện mà người phạm tội đưa ra.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144): Là hành vi dùng mọi thủ
đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng 2 nhóm hành vi nhóm vi sau:
- Nhóm 1: Được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi:
1. Lợi dụng sự lệ thuộc của nạn nhân đối với mình: Có thể là lệ thuộc về vật chất (ví dụ: người bị
hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh
thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người
8
phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo
viên bộ môn...).
2. Lợi dụng nạn nhân đang ở trong tình trạng quẫn bách: Là trường hợp người bị hại đang lâm vào
hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp
đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để chuộc con mình
đang bị bắt cóc...).
- Nhóm 2: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi.
Đặc điểm của hành vi trên là nạn nhân bị khống chế tư tưởng làm tê liệt ý chí nhưng vẫn còn khả
năng chống cự, tuy nhiên họ đã không chống cự mà tự nguyện giao cấu một cách miễn cưỡng
theo điều kiện mà người phạm tội đưa ra.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi (Điều 145): Là người đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng không thuộc trong trường hợp hiếp
dâm người dưới 16 tuổi và trường hợp cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi:
1. Thực hiện vi giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
2. Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Dù nạn nhân có đồng ý hay không thì người phạm tội vẫn phải bị truy cứu TNHS về tội danh này.
Chủ thể của tội phạm là người đủ 18 tuổi trở lên và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (Điều 146): Là người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi dâm ô với
người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan
hệ tình dục khác.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người dưới 16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện bằng 1 trong các hành vi đã được quy định tại khoản 3
Điều 3 Nghị quyết 06/2029/NQ-HĐTP về “Dâm ô”.
9
Không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Nếu người phạm
tội thực hiện những hành vi trên nhằm mục đích giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác, nhưng
không giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác được, thì không phải tội dâm ô với
người dưới 16 tuổi. Tùy từng trường hợp, sẽ bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng
dâm trẻ em hoặc tội giao cấu với trẻ em.
Chủ thể của tội phạm là người đủ 18 tuổi trở lên và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích của người thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục
của mình hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục của chính mình hoặc của trẻ em. Trong
trường hợp, người thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà có mục đích khác thì
họ có thể không bị truy cứu TNHS về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà có thể bị truy cứu
TNHS về một tội khác. Ví dụ: Người phạm tội thực hiện các hành vi dâm ô đối với trẻ em mục
đích bôi nhọ hoặc trả thù thì có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS 2015).
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147): là người đủ 18 tuổi trở
lên có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp
chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người dưới 16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi sau:
1. :Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm
+ Hành vi lôi kéo: Người phạm tội sử dụng hành động, cử chỉ và lời nói khiến cho người bị hại tự
nguyện làm theo. Ví dụ: A là đối tượng lười lao động, ham chơi. B biết và đến rủ A tham gia vào hoạt
động khiêu dâm với những lời nói như công việc nhàn nhã mà lương lại cao. Trong trường hợp này
thì A là người bị hại tuy biết được tính chất công việc mình sắp làm là như nào nhưng vẫn chấp nhận
và tham gia. Dù cho, người bị hại có thuận tình thực hiện hành vi khiêu dâm nhưng người lôi kéo vẫn
có thể bị truy cứu TNHS bởi người dưới 16 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ thể lực cũng như suy
nghĩ.
+ Hành vi dụ dỗ: Người phạm tội dùng những lời hứa hẹn để người bị hại thấy được những lợi ích mà
mình nhận được để thực hiện các hành vi khiêu dâm nêu trên. VD: hứa sẽ mua cho người dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi khiêu dâm những đồ hàng hiệu như điện thoại, túi xách…
+ Hành vi ép buộc: Ép buộc là việc một người dùng hành động, lời nói để một người không muốn
thực hiện hành vi khiêu dâm phải thực hiện. Ví dụ: A vay tiền của B nhưng không thể trả được, B bảo
A làm các động tác khiêu dâm thì xóa hết khoản nợ đó, A mặc dù không muốn nhưng miễn cưỡng
chấp nhận để xóa nợ, trong trường hợp này là trái với ý muốn của A.
2. Chứng kiến trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức: Chứng kiến được hiểu là nhìn thấy tận
mắt
10
sự kiện xảy ra. Người chứng kiến trình diễn khiêu dâm là người xem, người nhìn thấy việc trình diễn
khiêu dâm; họ không thực hiện hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi để trình diễn khiêu dâm mà họ
xem, nhìn thấy là do có người khác sử dụng người dưới 16 tuổi để trình diễn khiêu dâm. Theo quy
định của điều luật thì những người trực tiếp nhìn thấy việc trình diễn khiêu dâm của người dưới 16
tuổi với mọi hình thức điều bị truy cứu TNHS.
Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm
được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP.
Chủ thể của tội phạm là người đủ 18 tuổi trở lên và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích của người phạm tội có thể là 1 trong 2 mục đích là để cho người dưới 16 tuổi trình diễn
khiêu dâm hoặc chứng kiến trình diễn khiêu dâm nhằm để kích dục, khiêu gợi ham muốn tình dục
đối với người quan sát hành vi chứ không nhằm mục đích giao cấu hoặc thỏa mãn tình dục trực
tiếp.
B. CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI, QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ
CỦA CÔNG DÂN
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157): là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do
dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của PL.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được PL bảo vệ.
Mặt khách quan của tội phạm:
- Bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm
giam họ.
Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay…
- Giữ người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài
sự kiểm soát của người phạm tội trong một khoảng thời gian ngắn.
- Giam người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một
thời gian nhất định (như nhốt ở trong nhà...).
- Dấu hiệu khác: Hành vi bắt, giữ hoặc giam người nêu trên phải trái pháp luật, đây là dấu hiệu
cấu thành cơ bản.
(Chú ý: Nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực dẫn đến gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu TNHS về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.
Mục đích của tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu có tương ứng vói dấu hiệu cấu
thành cơ bản của một tội khác, thì người có hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đó.
Trường hợp bắt, giữ, giam người trái pháp luật do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ
non kém thì người có hành vi đó không phạm lỗi cố ý và không đủ yếu tố cấu thành tội phạm
này.)
Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm bắt, giữ hoặc giam người trái
pháp luật.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
11
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
C. CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
Các tội từ Điều 168 -> Điều 175
Công khai chiếm đoạt TS: Điều 168 -> Điều 172
Lén lút chiếm đoạt TS: Điều 173 -> Điều 175
Một số trường hợp thực hiện một trong các tội: Cướp giật TS ( ), công nhiên chiếm đoạt Điều 171
TS ( ), trộm cắp TS ( ) mà trong quá trình thực hiện hành vi có sử dụng vũ lực Điều 172 Điều 173
thì sẽ bị chuyển hóa sang tội cướp TS (Điều 168) khi thuộc vào 1 trong 2 trường hợp sau:
1. Người phạm tội chưa lấy được TS nhưng bị người khác phát hiện và ngăn chặn, thì người phạm
tội đã có hành vi dùng vũ lực tấn công người bị hại rồi tiếp tục lấy TS.
2. Người phạm tội đã lấy được TS nhưng bị người khác phát hiện và giành giật lại, thì người phạm
tội đã dùng vũ lực và giành lấy TS lại.
Lưu ý: Chỉ xảy ra việc chuyển hóa tội phạm khi hành vi dùng vũ lực ở trong khoảng thời điểm
hành vi chiếm đoạt tài sản chưa thành công.
Hành vi gian dối của người phạm tội nếu được thực hiện vào thời điểm trước khi TS được chuyển
giao cho người phạm tội và việc chuyển giao TS là do sự tự nguyện hoàn toàn từ nạn nhân thì đó
mới là có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt TS (Điều 174)
Tội cướp TS (Điều 168): Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt TS.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm: tội cướp TS trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội:
Quan hệ nhân thân, cụ thể là về tính mạng, sức khỏe con người.
Quan hệ tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm chỉ đặc trưng bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan
của tội cướp tài sản được thực hiện bằng 1 trong 3 hành vi sau:
Hành vi dùng vũ lực: Dùng sức mạnh về vật chất, sức mạnh thể chất tác động lên người khác
như xô ngã, chặn xe, đánh, chém...
Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: Có lời nói, cử chỉ khống chế tác động lên tư tưởng
của người khác để người này tin rằng nếu không đưa tài sản cho can phạm thì việc dùng vũ lực sẽ
xảy ra ngay không tránh khỏi. “ngay tức khắc" chỉ:
Sự mãnh liệt của hành vi đe dọa.
Khoảng cách thời gian không có sự gián đoạn giữa hành vi đe doạ và hành vi dùng vũ lực.
Ví dụ: A giơ súng dọa bắn, rút dao dọa chém, dọa đâm. Để đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ lực có
phải "ngay tức khắc” hay không phải căn cứ vào:
Thái độ, cử chỉ, tinh chất hành vi đe doạ.
Công cụ, phương tiện người phạm tội sử dụng.
Không gian, thời gian, hoàn cảnh, địa điểm sự việc xảy ra
12
Hành vi khác là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ,
hoặc hành động khác với những thủ đoạn khác nhau (như cho uống thuốc mê…) với mục đích
làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự để chiếm đoạt tài sản.
Tội cướp hoàn thành khi người phạm tội thực hiện 1 trong 3 hành vi nên trên. Đặc điểm của các hành
vi này phải làm tê liệt ý chí (làm nạn nhân không nhận thức, không biết sự việc đang xảy ra) hoặc làm
tê liệt khả năng chống cự (biết sự việc xảy ra nhưng không có khả năng phản kháng) của nạn nhân.
Việc lấy tài sản hay không là do người phạm tội quyết định.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất
hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt TS (Điều 169): Là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm
chiếm đoạt TS.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội
sau:
Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khỏe con người.
Quan hệ tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan
của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng hai loại hành vi.
Hành vi bắt cóc người khác làm con tin: là hành vi bắt giữ người trái phép, có thể thực hiện
bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, dụ dỗ, lừa dối, bắt trộm. Con tin có thể là bất kỳ người nào
có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ tình cảm, xã hội thân thiết khác với
người bị hại mà người phạm tội dự định đưa ra yêu cầu trao đổi bằng TS để chiếm đoạt.
Hành vi đòi tiền chuộc (hành vi tống tiền): là việc người phạm tội gây sức ép về mặt tinh thần
đối với người bị hại bằng việc đe dọa gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của con tin… nhằm
buộc người bị hại phải giao một số tài sản để đối lấy sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, kể cả
nhân phẩm, tự do của người bị bắt cóc. Hành vi này có thể được thể hiện qua thư nặc danh, điện
thoại hoặc gặp trực tiếp.
Thời điểm tội phạm này hoàn thành được tính kể từ lúc người phạm tội có hành vi bắt cóc
người khác làm con tin (với mục đích chiếm đoạt tài sản) để đòi chuộc bằng tài sản. Người
chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn phải chịu TNHS về tội này.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:
Lỗi cố ý trực tiếp.
13
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất
hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
Tội cưỡng đoạt TS (Điều 170): Là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp
tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt TS.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm: Tội cưỡng đoạt tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội sau:
Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khỏe con người
Quan hệ tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm chỉ đặc trưng bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Được thực hiện bằng 1
trong 2 loại hành vi:
Hành vi đe doạ dùng vũ lực: là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm
giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe
dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian.
Ví dụ: A giơ kim tiêm về phía B nói có SiDa nếu không đưa cho A 2.000.000 đồng A sẽ chích kim
tiêm này vào người B.
Hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp về mặt tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt TS:
hành vi đe dọa sẽ làm việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không
thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về
đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).
Ví dụ: A buôn hàng cấm, B khống chế A và bắt đưa cho B 1.000.000 đồng nếu không B sẽ báo Công
an bắt giữ A.
Đặc điểm của hành vi trên chi khống chế một phần về tư tưởng của nạn nhân. Việc giao tài sản cho
can phạm hay không là do nạn nhân quyết định trong sự miễn cưỡng.
Tội phạm hoàn thành kể từ điểm điểm người phạm tội thực hiện 1 trong 2 hành vi trên.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS
Mặt chủ quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất
hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
Tội cướp giật TS (Điều 171): là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai
và nhanh chóng.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội cướp giật tài sản là mang tính công khai và nhanh chóng.
14
Tính chất nhanh chóng của hành vi chiếm đoạt của tội cướp giật thể hiện ở cả ba giai đoạn trong quá trình
chiếm đoạt tài sản, đó là:
+ Nhanh chóng tiếp cận tài sản.
+ Nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.
+ Nhanh chóng tẩu thoát tài sản.
Ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản ra thì người phạm tội không có bất kỳ thủ đoạn nào để tiếp cận với tài
sản.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội công nhiên chiếm đoạt TS (Điều 172): là hành vi chiếm đoạt TS một cách công khai trước
sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý
tài sản.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:
Hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có đặc điểm là mang tính công
khai và ngang nhiên. Tính chất ngang nhiên của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm thể hiện
ở các điều kiện sau:
+ Từ thời điểm hình thành ý định phạm tội cho đến khi lấy được tài sản, người phạm tội không có bất kỳ
một thủ đoạn nào, không có ý thức đối phó hay đương đầu, không có ý thức chạy trốn hay nhanh chóng
tẩu thoát.
+ Tội phạm xảy ra trong hoàn cảnh người bị hại biết người phạm tội đang chiếm đoạt tài sản của mình
nhưng không có điều kiện và khả năng ngăn cản việc thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt này thường là do người phạm tội biết người bị hại không dám hoặc
không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó (như biết bị hại là người già yếu,
người bị hại là phụ nữ…). Hành vi chiếm đoạt tài sản công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người
quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh…
Đối tượng tác động của tội phạm: Tài sản chiếm đoạt phải trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, nếu
dưới 2.000.000 đồng thì phải thoả mãn 1 trong 3 điều kiện.
(1) Gây hậu quả nghiêm trọng.
(2) Đã bị xử lý hành chính về 1 trong những hành vi chiếm đoạt.
(3) Đã bị kết án về 1 trong các tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.
15
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội trộm cắp TS (Điều 173): là hành vi chiếm đoạt TS của người khác một cách lén lút.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Hành vi khách quan được thực hiện bởi hai hành vi:
1. Hành vi lén lút: Là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản
mà tính chất của nó là người phạm tội lợi dụng sự sơ hở hoặc tạo ra sự sơ hở của người quản lý
tài sản. VD: dùng chìa khóa mở cửa, cạy cửa... đột nhập vào nơi cất giấu tài sản.
2. Hành vi chiếm đoạt tài sản: Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời
điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý
tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình.
- Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt phải thoả mãn 2 điều kiện:
+ Là tài sản đang do người khác quản lý, bao gồm các nhóm sau:
Những tài sản đang thuộc sự chiếm hữu về mặt thực tế của người quản lý tài sản. Ví dụ, ví tiền có
30 triệu đồng bỏ trong túi quần.
Những tài sản tuy thoát ly khỏi sự chiếm hữu về mặt thực tế của người quản lý tài sản nhưng nằm
trong khu vực quản lý. Ví dụ, tài sản bỏ trong phòng ở của khách sạn.
Những tài sản không nằm trong khu vực quản lý nhưng hình thành khu vực quản lý riêng. Ví dụ,
nguyên vật liệu tập kết tại một địa điểm nơi công cộng.
+ Tài sản chiếm đoạt phải trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu dưới 2.000.000 đồng phải thoả mãn 1
trong 3 điều kiện sau:
Gây hậu quả nghiêm trọng
Đã bị xử phạt hành chính về 1 trong các hành vi chiếm đoạt tài sản.
Đã bị kết án về 1 trong những tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích.
- Hậu quả của tội phạm: Thời điểm phạm tội hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài
sản, hay nói cách khác trong CTTP của tội trộm cắp phải có dấu hiệu hậu quả. Thời điểm tội
phạm được coi là chiếm đoạt được tài sản tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại tài sản, thể hiện
cụ thể như sau:
Người phạm tội đã cất giữ tài sản trong người nếu tài sản chiếm đoạt là vật gọn, nhỏ.
Người phạm tội đã mang ra khỏi khu vực quản lý nếu là tài sản cồng kềnh.
Người phạm tội đã xê dịch tài sản khỏi vị trí ban đầu nếu là tài sản hình thành khu vực quản lý
riêng.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
16
Tội lừa đảo chiếm đoạt TS (Điều 174): là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu,
người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:
- Hành vi khách quan thể hiện ở 2 hành vi:
1. Hành vi gian dối: Là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật để người khác tin đó là
sự thật. Ví dụ: A nói với bố mẹ B là B bị tai nạn đang cấp cứu ở bệnh viện, yêu cầu bố mẹ B đưa
cho A số tiền 5.000 000 đồng để chi phí cho việc Điều trị cho B, sau đó đã chiếm đoạt số tiền này.
2. Hành vi chiếm đoạt tài sản: Hình thức chiếm đoạt tài sản được thể hiện ở hai dạng:
+ Giao nhầm: Nếu tài sản chiếm đoạt nằm trong tay người quản lý tài sản.
+ Nhận nhầm: Nếu tài sản chiếm đoạt nằm trong tay người phạm tội. Đặc điểm việc chuyển giao tài sản:
Người quản lý tài sản do bị lừa dối nên đã tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.
- Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu được phản ánh trong CTTP là tài sản bị chiếm đoạt từ
2.000.000 đồng trở lên. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt TS (Điều 175): là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để
chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả
năng trả lại tài sản.
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bởi các dấu hiệu sau:
- Hành vi khách quan được thực hiện bằng 1 trong 3 loại hành vi sau:
+ Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó.
Ví dụ: A vận chuyển cho B một lô hàng điện tử, A tạo hiện trường giả tàu bị đắm để lấy lô hàng.
+ Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Ví dụ: A tham
gia dây hụi sau khi bốc hụi xong bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các con hụi khác.
+ Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không có khả năng trả lại tài sản. Ví dụ: A mượn tiền của B đánh bạc, mua bán ma túy bị bắt và tịch thu
tài sản, tang vật.
17
- Về mặt hậu quả: Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4.000.000 đồng trở
lên. Nếu dưới 4.000.000 đồng phải thoả mãn 1 trong 3 điều kiện:
(1) Gây hậu quả nghiêm trọng.
(2) Đã bị xử lý hành chính về 1 trong những hành vi chiếm đoạt.
(3) Đã bị kết án về 1 trong các tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
D. CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Các tội từ Điều 188 -> Điều 192 BLHS 2015 sđbs 2017
Tội buôn lậu (Điều 188):
Khách thể của tội phạm là xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của nhà nước, cụ thể là xâm phạm
những quy định PL về xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ của Nhà nước ta.
Đối tượng tác động là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm
thuộc di tích lịch sử, văn hóa.
(Chú ý: Nếu hàng cấm đã là đối tượng của tội phạm khác rồi thì không còn là đối tượng của tội buôn
lậu nữa).
Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan:
+ Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim quý, đá quý…
(VD không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo…)
Hành vi buôn bán trái pháp luật được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khi hàng hoá, tiền Việt
Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng thuộc một
trong các hành trường hợp sau:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các Điều 189,
190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
- Hậu quả của hành vi buôn lậu là những thiệt hại đến tính mạng, tài sản và những thiệt hại khác
do hành vi buôn lậu gây ra.
(Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này)
(Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng
hoá một cách trái phép qua biên giới Việt Nam).
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý trực tiếp.
18
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189):
Khách thể của tội phạm là xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của nhà nước, cụ thể là xâm phạm
những quy định PL về xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ của Nhà nước ta.
Đối tượng tác động là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm có
giá trị lịch sử, văn hóa.
Mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi khách quan: Có hành vi đưa (mang) hàng hoá, tiền tệ qua biên giới Việt Nam một
cách trái phép. Biểu hiện vận chuyển trái phép là đưa hàng hóa qua cửa khẩu mà không khai báo
hoặc khai báo một cách gian dối, giấu giếm hàng hóa, tiền tệ, không có giấy tờ hợp lệ, sử dụng
các giấy tờ giả mạo của các cơ quan có thẩm quyển; vận chuyển hàng hóa bí mật, lén lút không
qua cửa khẩu để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Hải quan, Bộ đội
biên phòng, các lực lượng tuần tra, kiểm soát khác…).
- Về giá trị hàng phạm pháp: Đối với đối tượng là hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí
quý, đá quý phải có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu TNHS. Đây là dấu hiệu
cấu thành cơ bản của tội này. Tuy nhiên, nếu giá trị hàng phạm pháp có giá trị dưới một trăm
triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định tại
Điều này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều188, 190, 191, 192, 193,
194, 195, 196 và 200 BLHS năm 2015.
- Địa điểm thực hiện hành vi phạm tội cũng là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành của tội phạm
này.
- Hậu quả của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là những thiệt hại gây ra cho
trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khi
đá quý, vật phẩm thuộc đi tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong
nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập
khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa…
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý trực tiếp.
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190):
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý đối với các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm
lưu thông (kinh doanh).
Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh
doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Mặt khách quan của tội phạm
19
- Về hành vi:
+ Đối với tội sản xuất hàng cấm:
Có hành vi sản xuất hàng cấm (hàng cấm là các loại hàng hoá mà theo quy định của Nhà nước bị cấm
kinh doanh).
Sản xuất là việc làm ra các sản phẩm vật chất để đưa vào lưu thông trên thị trường (nhưng thuộc đối
tượng bị Nhà nước cấm) thông qua các phương tiện kỹ thuật, công cụ thô sơ… và kết hợp với kỹ
thuật hiện đại hoặc phương pháp thủ công đơn giản.
+ Đối với tội buôn bán hàng cấm:
Có hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để trao đổi giữa bên mua và bên bán.
Bên bán nhận được một khoản tiền, tài sản hoặc giấy tờ có giá trị khác. Còn bên mua nhận hàng cấm
hoặc ngược lại để thu lợi bất chính.
- Các dấu hiệu khác (dấu hiệu chung):
Mặc dù mỗi tội đã có các dấu hiệu riêng như nêu trên nhưng chỉ truy cứu TNHS về các tội phạm này
khi có một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản sau đây:
+ Hàng cấm có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn.
+ Nếu hàng cấm không bị coi là số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử
phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm hoặc tại các điều 188, 189, 191, 192, 193,
194, 195, 196 và 200 của BLHS 2015 sđbs 2017.
+ Hoặc đã bị kết án về các tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm (về hành vi sản xuất, buôn
bán hàng cấm).
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191):
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm.
Đối tượng tác động của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm
kinh doanh, cầm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt
Nam.
Mặt khách quan của tội phạm
- Về hành vi:
– Tội phạm thể hiện qua các hành vi:
20
| 1/24

Preview text:

LUẬT HÌNH SỰ 2
Dạng 1: Lý thuyết
1. Phân biệt trường hợp giết 2 người trở lên với trường hợp giết người bằng phương pháp có khả
năng làm chết nhiều người (Điều 123). - Về phương pháp
- Điều kiện về hậu quả chết người
2. Phân biệt dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn là dấu hiệu để định tội với định khung.
3. Trình bày/Nêu/Phân tích dấu hiệu pháp lý các tội tại Điều 141, 168, 170, 172, 173, 174, 175, 190, 192.
4. Cho ví dụ chứng minh trường hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi đóng vai trò là tình tiết
định tội, định khung, tăng nặng.
5. Trình bày các trường hợp chuyển hóa thành tội cướp TS.
6. Xác định các yếu tố của tội trốn thuế.
Dạng 2: So sánh/ Phân biệt (Nghiên cứu cấu thành, hành vi)
So sánh/ Phân biệt các tội tại Điều:
123-124; 123-131; 142-146; 145-329; 157-128; 172-173; 188-189; 249-251
Dạng 3: BT tình huống định tội danh VD:
1. A có phạm tội B hay không? Giải thích?
2. A có bị áp dụng tình tiết (VD: giết 02 người trở lên/ phạm tội có tổ chức/…) không?
Một số KĐ Đúng/Sai.
1. Không cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi hành vi vi phạm
chưa gây thiệt hại cho tính mạng hoặc chưa gây thệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
2. Không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
3. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
4. Gây thương tích cho người khác với tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên là hành vi cấu thành tội cố ý gây thương tích.
5. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên là hành vi luôn cấu
thành tội công nhiên chiếm đoạt TS.
6. Tình tiết hành hung để tẩu thoát ở điểm đ khoản 2 Điều 171 BLHS 2015 sđbs 2017 không đòi hỏi
phải gây ra thương tích cho người hành hung.
7. Dấu hiệu chiếm đoạt là dấu hiệu đặc trưng các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
8. Vay tài sản của người khác nhưng đến hạn không trả nợ là hành vi cấu thành tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác.
9. Mọi hành vi tàn trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy. 1
10. Hành vi giao cấu thuận tình giữa chú và cháu ruột có thể không cấu thành tội phạm loạn luân. LÝ THUYẾT A. CÁC TỘ
I XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI.
Các tội từ Điều 123 -> Điều 131 BLHS 2015 sđbs 2017
Tội giết người (Điều 123): Là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái phá luật. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: -
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Về hình thức của hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.
+ Dạng hành động giết người mang tính chất phổ biến hơn và được thực hiện bằng hành vi dùng
vũ lực như dùng súng, dao, gậy, thuốc độc, sức mạnh về thể chất để bắn, chém, đầu độc, đấm đá, bóp cổ.
+ Dạng không hành động giết người VD như bác sĩ đang khi trực, có một ca cấp cứu, nhưng đã
không cấp cứu nạn nhân làm nạn nhân chết.
Về tính chất của hành vi khách quan: Hành vi tước bỏ tính mạng của người khác phải là trái pháp
luật, tức là ngoài những trường hợp tước bỏ tính mạng của người khác mà pháp luật cho phép như
phòng vệ chính đáng, thi hành hình phạt tử hình, hay giết địch trong chiến đấu. -
Hậu quả của tội phạm: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích
của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là
nằm ngoài mục đích của người phạm tội). -
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Đây là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội
giết người. Mối quan hệ nhân quả này phải thỏa mãn đầy đủ 3 điều kiện:
1. Hậu quả nạn nhân chết xảy ra sau khi thực hiện hành vi khách quan.
2. Hành vi khách quan trên phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người.
3. Nạn nhân chết hoàn toàn do hành vi khách quan của tội phạm gây ra (nó phản ánh sự hiện
thực hóa khả năng làm phát sinh hậu quả). -
Đối tượng tác động của tội phạm: Nạn nhân phải là con người còn sống.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp).
Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124): là hành vi của người mẹ xuất phát từ ảnh hưởng
nặng nề của những tư tưởng lạc hậu hoặc bởi hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà của mình mà
người mẹ giết hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi. 2 •
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bỏi các dấu hiệu sau: -
Hành vi khách quan: Người mẹ thực hiện hành vi giết (bóp cổ, chặt tay chân dẫn đến chết…)
hoặc hành vi vứt bỏ (bỏ vào rừng sâu không có ai qua lại, nhà hoang, thùng rác và đậy nắp,…)
dẫn tới đứa trẻ không được ai phát hiện, cứu và bị chết. -
Đối tượng tác động của tội phạm: Nạn nhân là đứa trẻ mới sinh ra trong vòng 7 ngày. -
Hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc. Đây là loại tội có CTTP vật chất nhưng mang tính
đặc thù, nó chỉ coi là có tội nếu đứa trẻ chết, không đặt ra các giai đoạn thực hiện tội phạm. Nếu
đứa trẻ bị vứt mà không chết, được người khác cứu thì TNHS không đặt ra cho người mẹ.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Đứa trẻ chết do hành vi giết hoặc vứt bỏ của người mẹ gây ra.
Hoàn cảnh phạm tội thuộc 2 dạng sau:
1. Do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như: đứa trẻ bị dị dạng, hoặc hoàn cảnh cuộc sống của
người mẹ đặc biệt khó khăn, bệnh tật.
2. Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như: do mê tín, sinh con ngoài giá thú hoặc do
ngoại tình sợ dư luận chê bai.
Chủ thể của tội phạm là người mẹ có năng lực chịu TNHS đầy đủ sinh ra đứa trẻ là nạn nhân (nếu
người cha có hành vi trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người).
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp).
Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh (Điều 125): là tội phạm thực hiện
hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái PL nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó. •
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: -
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi tước bỏ tính mạng của người khác (luôn thực hiện
bằng hành động mà biểu hiện cụ thể về tính chất và hành vi dùng vũ lực). -
Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu bắt buộc (chỉ cấu thành tội phạm khi có hậu quả nạn nhân
chết xảy ra trên thực tế). -
Hoàn cảnh phạm tội: Người phạm tội ở trong trạng thái tinh thần kích động mạnh do hành vi
trái PL nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội.
Để xác định trạng thái tinh thần của người phạm tội phải căn cứ vào 2 điều kiện sau:
1. Phải có hành vi trái PL nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân. Hành vi trái PL nghiêm
trọng của nạn nhân bao hàm cả hành vi trái đạo đức có thể có hoặc không CTTP, nhưng phải
có tính chất nghiêm trọng. 3
2. Từ hành vi trái PL nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân phát sinh hậu quả làm cho
trạng thái tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp).
Tội vô ý làm chết người (Điều 128): là tội phạm được thực hiện do hành vi vô ý làm chết người. •
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm: Về hành vi - người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp,
các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì quá cẩu thả).
Tội bức tử (Điều 130): là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục
người lệ thuộc mình làm người đó tự sát. •
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: -
Hành vi khách quan thể hiện ở 1 trong 4 dạng hành vi sau:
1. Hành vi đối xử tàn ác: VD bỏ đói, bỏ rét, bắt làm việc quá sức. Đánh đập nạn nhân có thể 1 hoặc
nhiều lần. Hành vi đánh đập gây thương tích cho nạn nhân mà hậu quả thương tật từ 11% trở lên bị truy tố về 2 tội.
VD: A là mẹ kế thường xuyên đánh đập con riêng của chồng là B gây thương tích 20% và khiến B tự sát.
A bị truy cứu TNHS về 2 tội: Tội cố ý gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 20% và Tội bức tử.
2. Hành vi ức hiếp: là hành vi chèn ép không cho nạn nhân có quyền ăn, quyền nói, quyền thể hiện ý
chí của mình hoặc đối xử bất công với nạn nhân như đánh đập không cho kêu la, không cho khóc.
3. Hành vi ngược đãi: là hành vi đối xử tệ với nạn nhân trái với quy tắc đạo đức, biểu hiện thực tế
như cho nạn nhân ăn chung với chó, mèo hoặc cho ngủ ngoài chuồng lợn.
4. Hành vi làm nhục: Được biểu hiện bằng những lời nói miệt thị, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của nạn nhân. Như chửi rủa, xỉ vả nạn nhân trước đám đông, tung tin thất thiệt để người
khác tin nạn nhân là người xấu xa tội lỗi.
Chú ý: Hành thi thứ nhất có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần, nhưng ba loại hành vi sau phải
xảy thường xuyên mới CTTP. -
Hậu quả của tội phạm: Nạn nhân có hành vi tự sát
Đây là tội có CTTP vật chất, tội phạm hoàn thành khi có hành vi tự sát của nạn nhân- là hậu quả
được quy định trong CTTP. 4 -
Giữa hành vi khác quan và việc tự sát của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân quả với nhau, tức
là nguyên nhân chính là làm nạn nhân tự sát phải do 1 trong 4 hành vi khách quan nêu trên gây ra.
Chủ thể của tội phạm là người mà nạn nhân có quan hệ lệ thuộc.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý vì quá tự tin.
(Nếu hành vi bức tử làm nạn nhân tự sát thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp thì bị xử lý về tội giết người).
Tội xúi dục hoặc giúp người khác tự sát (Điều 131):
Xúi dục người khác tự sát là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
Giúp người khác tự sát là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước
đoạt tính mạng của họ. •
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người.
Mặt khách quan của tội phạm: -
Về hành vi: Có một trong các hành vi sau
1. Có hành vi thúc đẩy người khác tự sát bằng việc xúi giục hoặc giúp đỡ hoặc cả hai: Được thể hiện
qua việc kích động, dụ dỗ… tạo động lực về mặt tinh thần để nạn nhân đi đến quyết tâm tự làm
chấm dứt cuộc sống của chính mình. Khiến họ càng được thúc đẩy về mặt tinh thần và ý chí để chấm dứt cuộc sống.
2. Có hành vi tạo các điều kiện cần thiết để giúp người khác tự sát: Được thể hiện qua các việc tạo
điều kiện thuận lợi về mọi mặt như cung cấp công cụ, phương tiện hoặc hướng dẫn về cách thức,
phương pháp để nạn nhân dễ dàng thực hiện hành vi tự sát. Lưu ý:
Các hành vi nêu trên chỉ có tính bổ trợ cho ý định tự sát trước đó của nạn nhân. Bởi nạn nhân đang
cần nghe lời khuyên, đang cần được hỗ trợ nhất định. Nhưng có tác dụng giúp cho nạn nhân đi đến
quyết định tự sát mà nếu thiếu sự thúc đẩy hoặc sự giúp đỡ đó không hẳn nạn nhân đã tự sát.
Người này có thể khuyên can, có thể thông báo cho các chủ thể khác để ngăn cản hành vi tự sát của
nạn nhân. Nhưng họ lựa chọn thực hiện xúi giục, giúp đỡ.
Tội phạm hoàn thành khi người bị xúi giục hoặc được giúp đỡ có hành vi tự sát. Bởi vì khi đó, họ đã
tiến hành các hành vi tự sát, còn kết quả nạn nhân có thể chết hoặc không. Họ không lường trước
được, không chết nếu gặp các yếu tố khách quan khác.
Việc nạn nhân chết hay không chết không có ý nghĩa định tội danh mà chỉ có ý nghĩa trong quyết định
hình phạt hoặc xem xét đến việc có truy tố hay không. -
Về hậu quả: Hậu quả của các hành vi nêu trên dẫn đến việc làm cho người khác có hành vi tự
sát. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Không cần quan tâm đến kết quả nạn nhân có chết hay không. 5
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý trực tiếp.
Nếu chỉ qua lời nói nhất thời hay sự giúp đỡ nhất thời, không xuất phát từ ý thức rằng lời nói hay
hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả tự sát hoặc tạo điều kiện để nạn nhân tự sát nhưng nạn nhân do
bức xúc trước mà tự sát thì không thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm này.
Các tội từ Điều 141 -> Điều 147 BLHS 2015 sđbs 2017
Tội hiếp dâm (Điều 141): Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng 2 nhóm hành vi sau: -
Nhóm 1: Được thực hiện bằng 1 trong 4 loại hành vi sau:
1. Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên cơ thể của nạn nhân như
vật ngã, xô ngã, đánh đấm, giữ tay, giữ chân bịt miệng, xé quần, xé áo nạn nhân…
2. Đe doạ dùng vũ lực: Lời nói khống chế nếu nạn nhân không cho giao cấu thì sẽ dùng vũ lực ngay…
3. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: là việc người phạm tội lợi dụng tình
trạng nạn nhân bị tai nạn, bị ngất, bị trói; nạn nhân bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê,
thuốc kích thích,. (mà không phải do người phạm tội gây ra đối với nạn nhân); nạn nhân bị
khuyết tật; nạn nhân đang ngủ say; nạn nhân bị tâm thần hoặc bệnh khác…
4. Thủ đoạn khác: bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ,
thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình
trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; nạn nhân nhầm là vợ/chồng mình;
hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác…
 Đặc điểm của hành vi trên là phải làm tê liệt ý chí hoặc khả năng chống cự của nạn nhân. -
Nhóm 2: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác.
 Đặc điểm của hành vi trên là nạn nhân hoàn toàn không biểu lộ được ý chí. Còn nếu nạn nhân
biểu lộ được ý chí thì việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác phải là trái ý muốn của nạn nhân
(tức là không được sự đồng ý của nạn nhân). Để đánh giá đặc điểm này phải căn cứ vào quá trình
diễn biến tội phạm và sự chống trả, phản ứng của nạn nhân.
Đây là tội có CTTP hình thức nhưng mặt khách quan được đặc trưng bởi 2 loại hành vi, nên vẫn
có trường hợp phạm tội hiếp dâm chưa đạt.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. 6
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142): Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn
của nạn nhân, hay thực hiện giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người dưới 16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng 1 trong 2 nhóm hành vi: - Nhóm 1: 
Được thực hiện bằng 1 trong 4 loại hành vi sau:
1. Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động lên cơ thể của nạn nhân như
vật ngã, xô ngã, đánh đấm, giữ tay, giữ chân bịt miệng, xé quần, xé áo nạn nhân…
2. Đe doạ dùng vũ lực: Lời nói khống chế nếu nạn nhân không cho giao cấu thì sẽ dùng vũ lực ngay...
3. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: là việc người phạm tội lợi dụng tình
trạng nạn nhân bị tai nạn, bị ngất, bị trói; nạn nhân bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, thuốc
kích thích. (mà không phải do người phạm tội gây ra đối với nạn nhân); nạn nhân bị khuyết tật; nạn
nhân đang ngủ say; nạn nhân bị tâm thần hoặc bệnh khác…
4. Thủ đoạn khác: bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ,
thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng
mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; nạn nhân nhầm là vợ/chồng mình; hứa hẹn cho
tốt nghiệp, cho đi học, đi thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
 Đặc điểm của hành vi trên là phải làm tê liệt ý chí hoặc khả năng chống cực của nạn nhân. 
Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
 Đặc điểm của hành vi trên là nạn nhân hoàn toàn không biểu lộ được ý chí. Còn nếu nạn nhân
biểu lộ được ý chí thì việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác phải là trái ý muốn của nạn nhân
(tức là không được sự đồng ý của nạn nhân). Để đánh giá đặc điểm này phải căn cứ vào quá trình
diễn biến tội phạm và sự chống trả, phản ứng của nạn nhân. -
Nhóm 2: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
 Cho dù nạn nhân bị ép buộc hay tự nguyện thì người phạm tội vẫn phải bị truy cứu TNHS về tội danh này.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. 7
Tội cưỡng dâm (Điều 143): Là hành vi dùng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người
đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng 2 nhóm hành vi nhóm vi sau: -
Nhóm 1: Được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi:
1. Lợi dụng sự lệ thuộc của nạn nhân đối với mình: Có thể là lệ thuộc về vật chất (ví dụ: người bị
hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh
thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người
phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn...).
2. Lợi dụng nạn nhân đang ở trong tình trạng quẫn bách: Là trường hợp người bị hại đang lâm vào
hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp
đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để chuộc con mình đang bị bắt cóc...). -
Nhóm 2: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác.
 Đặc điểm của hành vi trên là nạn nhân bị khống chế tư tưởng làm tê liệt ý chí nhưng vẫn còn khả
năng chống cự, tuy nhiên họ đã không chống cự mà tự nguyện giao cấu một cách miễn cưỡng
theo điều kiện mà người phạm tội đưa ra.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144): Là hành vi dùng mọi thủ
đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng 2 nhóm hành vi nhóm vi sau: -
Nhóm 1: Được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi:
1. Lợi dụng sự lệ thuộc của nạn nhân đối với mình: Có thể là lệ thuộc về vật chất (ví dụ: người bị
hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh
thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người 8
phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn...).
2. Lợi dụng nạn nhân đang ở trong tình trạng quẫn bách: Là trường hợp người bị hại đang lâm vào
hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp
đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để chuộc con mình đang bị bắt cóc...). -
Nhóm 2: Có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
 Đặc điểm của hành vi trên là nạn nhân bị khống chế tư tưởng làm tê liệt ý chí nhưng vẫn còn khả
năng chống cự, tuy nhiên họ đã không chống cự mà tự nguyện giao cấu một cách miễn cưỡng
theo điều kiện mà người phạm tội đưa ra.
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ độ tuổi chịu TNHS theo quy định của BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi (Điều 145): Là người đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nhưng không thuộc trong trường hợp hiếp
dâm người dưới 16 tuổi và trường hợp cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi:
1. Thực hiện vi giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
2. Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
 Dù nạn nhân có đồng ý hay không thì người phạm tội vẫn phải bị truy cứu TNHS về tội danh này.
Chủ thể của tội phạm là người đủ 18 tuổi trở lên và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (Điều 146): Là người đủ 18 tuổi trở lên có hành vi dâm ô với
người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người dưới 16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện bằng 1 trong các hành vi đã được quy định tại khoản 3
Điều 3 Nghị quyết 06/2029/NQ-HĐTP về “Dâm ô”. 9
 Không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Nếu người phạm
tội thực hiện những hành vi trên nhằm mục đích giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác, nhưng
không giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác được, thì không phải tội dâm ô với
người dưới 16 tuổi. Tùy từng trường hợp, sẽ bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng
dâm trẻ em hoặc tội giao cấu với trẻ em.
Chủ thể của tội phạm là người đủ 18 tuổi trở lên và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
 Mục đích của người thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục
của mình hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục của chính mình hoặc của trẻ em. Trong
trường hợp, người thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà có mục đích khác thì
họ có thể không bị truy cứu TNHS về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà có thể bị truy cứu
TNHS về một tội khác. Ví dụ: Người phạm tội thực hiện các hành vi dâm ô đối với trẻ em mục
đích bôi nhọ hoặc trả thù thì có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS 2015).
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147): là người đủ 18 tuổi trở
lên có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp
chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là quan hệ nhân thân – xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tâm sinh lý người dưới 16 tuổi).
Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi sau:
1. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm:
+ Hành vi lôi kéo: Người phạm tội sử dụng hành động, cử chỉ và lời nói khiến cho người bị hại tự
nguyện làm theo. Ví dụ: A là đối tượng lười lao động, ham chơi. B biết và đến rủ A tham gia vào hoạt
động khiêu dâm với những lời nói như công việc nhàn nhã mà lương lại cao. Trong trường hợp này
thì A là người bị hại tuy biết được tính chất công việc mình sắp làm là như nào nhưng vẫn chấp nhận
và tham gia. Dù cho, người bị hại có thuận tình thực hiện hành vi khiêu dâm nhưng người lôi kéo vẫn
có thể bị truy cứu TNHS bởi người dưới 16 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ thể lực cũng như suy nghĩ.
+ Hành vi dụ dỗ: Người phạm tội dùng những lời hứa hẹn để người bị hại thấy được những lợi ích mà
mình nhận được để thực hiện các hành vi khiêu dâm nêu trên. VD: hứa sẽ mua cho người dưới 16 tuổi
thực hiện hành vi khiêu dâm những đồ hàng hiệu như điện thoại, túi xách…
+ Hành vi ép buộc: Ép buộc là việc một người dùng hành động, lời nói để một người không muốn
thực hiện hành vi khiêu dâm phải thực hiện. Ví dụ: A vay tiền của B nhưng không thể trả được, B bảo
A làm các động tác khiêu dâm thì xóa hết khoản nợ đó, A mặc dù không muốn nhưng miễn cưỡng
chấp nhận để xóa nợ, trong trường hợp này là trái với ý muốn của A.
2. Chứng kiến trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức: Chứng kiến được hiểu là nhìn thấy tận mắt 10
sự kiện xảy ra. Người chứng kiến trình diễn khiêu dâm là người xem, người nhìn thấy việc trình diễn
khiêu dâm; họ không thực hiện hành vi sử dụng người dưới 16 tuổi để trình diễn khiêu dâm mà họ
xem, nhìn thấy là do có người khác sử dụng người dưới 16 tuổi để trình diễn khiêu dâm. Theo quy
định của điều luật thì những người trực tiếp nhìn thấy việc trình diễn khiêu dâm của người dưới 16
tuổi với mọi hình thức điều bị truy cứu TNHS.
 Các hình thức biểu hiện trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm
được quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP.
Chủ thể của tội phạm là người đủ 18 tuổi trở lên và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
 Mục đích của người phạm tội có thể là 1 trong 2 mục đích là để cho người dưới 16 tuổi trình diễn
khiêu dâm hoặc chứng kiến trình diễn khiêu dâm nhằm để kích dục, khiêu gợi ham muốn tình dục
đối với người quan sát hành vi chứ không nhằm mục đích giao cấu hoặc thỏa mãn tình dục trực tiếp. B. CÁC TỘ
I XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI, QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157): là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do
dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của PL. •
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được PL bảo vệ.
Mặt khách quan của tội phạm:
- Bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ.
Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay…
- Giữ người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài
sự kiểm soát của người phạm tội trong một khoảng thời gian ngắn.
- Giam người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một
thời gian nhất định (như nhốt ở trong nhà...).
- Dấu hiệu khác: Hành vi bắt, giữ hoặc giam người nêu trên phải trái pháp luật, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản.
(Chú ý: Nếu việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực dẫn đến gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người bị hại thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu TNHS về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.
Mục đích của tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc, nhưng nếu có tương ứng vói dấu hiệu cấu
thành cơ bản của một tội khác, thì người có hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đó.
Trường hợp bắt, giữ, giam người trái pháp luật do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ
non kém thì người có hành vi đó không phạm lỗi cố ý và không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này.)
Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS. 11
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. C. CÁC TỘ
I XÂM PHẠM SỞ HỮU
Các tội từ Điều 168 -> Điều 175
Công khai chiếm đoạt TS: Điều 168 -> Điều 172
Lén lút chiếm đoạt TS: Điều 173 -> Điều 175
Một số trường hợp thực hiện một trong các tội: Cướp giật TS (Điều 171), công nhiên chiếm đoạt
TS (Điều 172), trộm cắp TS (Điều 173) mà trong quá trình thực hiện hành vi có sử dụng vũ lực
thì sẽ bị chuyển hóa sang tội cướp TS (Điều 168) khi thuộc vào 1 trong 2 trường hợp sau:
1. Người phạm tội chưa lấy được TS nhưng bị người khác phát hiện và ngăn chặn, thì người phạm
tội đã có hành vi dùng vũ lực tấn công người bị hại rồi tiếp tục lấy TS.
2. Người phạm tội đã lấy được TS nhưng bị người khác phát hiện và giành giật lại, thì người phạm
tội đã dùng vũ lực và giành lấy TS lại.
 Lưu ý: Chỉ xảy ra việc chuyển hóa tội phạm khi hành vi dùng vũ lực ở trong khoảng thời điểm
hành vi chiếm đoạt tài sản chưa thành công. 
Hành vi gian dối của người phạm tội nếu được thực hiện vào thời điểm trước khi TS được chuyển
giao cho người phạm tội và việc chuyển giao TS là do sự tự nguyện hoàn toàn từ nạn nhân thì đó
mới là có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt TS (Điều 174)
Tội cướp TS (Điều 168): Là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt TS. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm: tội cướp TS trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội: 
Quan hệ nhân thân, cụ thể là về tính mạng, sức khỏe con người.  Quan hệ tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm chỉ đặc trưng bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan
của tội cướp tài sản được thực hiện bằng 1 trong 3 hành vi sau: 
Hành vi dùng vũ lực: Dùng sức mạnh về vật chất, sức mạnh thể chất tác động lên người khác
như xô ngã, chặn xe, đánh, chém... 
Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: Có lời nói, cử chỉ khống chế tác động lên tư tưởng
của người khác để người này tin rằng nếu không đưa tài sản cho can phạm thì việc dùng vũ lực sẽ
xảy ra ngay không tránh khỏi. “ngay tức khắc" chỉ: 
Sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. 
Khoảng cách thời gian không có sự gián đoạn giữa hành vi đe doạ và hành vi dùng vũ lực.
Ví dụ: A giơ súng dọa bắn, rút dao dọa chém, dọa đâm. Để đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ lực có
phải "ngay tức khắc” hay không phải căn cứ vào: 
Thái độ, cử chỉ, tinh chất hành vi đe doạ. 
Công cụ, phương tiện người phạm tội sử dụng. 
Không gian, thời gian, hoàn cảnh, địa điểm sự việc xảy ra 12 
Hành vi khác là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói, thái độ,
hoặc hành động khác với những thủ đoạn khác nhau (như cho uống thuốc mê…) với mục đích
làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự để chiếm đoạt tài sản.
Tội cướp hoàn thành khi người phạm tội thực hiện 1 trong 3 hành vi nên trên. Đặc điểm của các hành
vi này phải làm tê liệt ý chí (làm nạn nhân không nhận thức, không biết sự việc đang xảy ra) hoặc làm
tê liệt khả năng chống cự (biết sự việc xảy ra nhưng không có khả năng phản kháng) của nạn nhân.
Việc lấy tài sản hay không là do người phạm tội quyết định.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:  Lỗi cố ý trực tiếp. 
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất
hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt TS (Điều 169): Là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt TS. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội sau: 
Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khỏe con người.  Quan hệ tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan
của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng hai loại hành vi. 
Hành vi bắt cóc người khác làm con tin: là hành vi bắt giữ người trái phép, có thể thực hiện
bằng các thủ đoạn như dùng vũ lực, dụ dỗ, lừa dối, bắt trộm. Con tin có thể là bất kỳ người nào
có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ tình cảm, xã hội thân thiết khác với
người bị hại mà người phạm tội dự định đưa ra yêu cầu trao đổi bằng TS để chiếm đoạt. 
Hành vi đòi tiền chuộc (hành vi tống tiền): là việc người phạm tội gây sức ép về mặt tinh thần
đối với người bị hại bằng việc đe dọa gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của con tin… nhằm
buộc người bị hại phải giao một số tài sản để đối lấy sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, kể cả
nhân phẩm, tự do của người bị bắt cóc. Hành vi này có thể được thể hiện qua thư nặc danh, điện
thoại hoặc gặp trực tiếp.
 Thời điểm tội phạm này hoàn thành được tính kể từ lúc người phạm tội có hành vi bắt cóc
người khác làm con tin (với mục đích chiếm đoạt tài sản) để đòi chuộc bằng tài sản. Người
chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn phải chịu TNHS về tội này.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:  Lỗi cố ý trực tiếp. 13 
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất
hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
Tội cưỡng đoạt TS (Điều 170): Là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp
tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt TS. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm: Tội cưỡng đoạt tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội sau: 
Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khỏe con người  Quan hệ tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm chỉ đặc trưng bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Được thực hiện bằng 1 trong 2 loại hành vi: 
Hành vi đe doạ dùng vũ lực: là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm
giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe
dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian.
Ví dụ: A giơ kim tiêm về phía B nói có SiDa nếu không đưa cho A 2.000.000 đồng A sẽ chích kim tiêm này vào người B. 
Hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp về mặt tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt TS:
hành vi đe dọa sẽ làm việc gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không
thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về
đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).
Ví dụ: A buôn hàng cấm, B khống chế A và bắt đưa cho B 1.000.000 đồng nếu không B sẽ báo Công an bắt giữ A.
Đặc điểm của hành vi trên chi khống chế một phần về tư tưởng của nạn nhân. Việc giao tài sản cho
can phạm hay không là do nạn nhân quyết định trong sự miễn cưỡng.
 Tội phạm hoàn thành kể từ điểm điểm người phạm tội thực hiện 1 trong 2 hành vi trên.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS
Mặt chủ quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu:  Lỗi cố ý trực tiếp. 
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Mục đích chiếm đoạt tài sản luôn phải xuất
hiện trước hoặc muộn nhất là đồng thời với thời điểm thực hiện hành vi khách quan.
Tội cướp giật TS (Điều 171): là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai và nhanh chóng. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội cướp giật tài sản là mang tính công khai và nhanh chóng. 14
Tính chất nhanh chóng của hành vi chiếm đoạt của tội cướp giật thể hiện ở cả ba giai đoạn trong quá trình
chiếm đoạt tài sản, đó là:
+ Nhanh chóng tiếp cận tài sản.
+ Nhanh chóng chiếm đoạt tài sản.
+ Nhanh chóng tẩu thoát tài sản.
Ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản ra thì người phạm tội không có bất kỳ thủ đoạn nào để tiếp cận với tài sản.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội công nhiên chiếm đoạt TS (Điều 172): là hành vi chiếm đoạt TS một cách công khai trước
sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu: 
Hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có đặc điểm là mang tính công
khai và ngang nhiên. Tính chất ngang nhiên của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm thể hiện ở các điều kiện sau:
+ Từ thời điểm hình thành ý định phạm tội cho đến khi lấy được tài sản, người phạm tội không có bất kỳ
một thủ đoạn nào, không có ý thức đối phó hay đương đầu, không có ý thức chạy trốn hay nhanh chóng tẩu thoát.
+ Tội phạm xảy ra trong hoàn cảnh người bị hại biết người phạm tội đang chiếm đoạt tài sản của mình
nhưng không có điều kiện và khả năng ngăn cản việc thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt này thường là do người phạm tội biết người bị hại không dám hoặc
không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó (như biết bị hại là người già yếu,
người bị hại là phụ nữ…). Hành vi chiếm đoạt tài sản công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người
quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… 
Đối tượng tác động của tội phạm: Tài sản chiếm đoạt phải trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, nếu
dưới 2.000.000 đồng thì phải thoả mãn 1 trong 3 điều kiện.
(1) Gây hậu quả nghiêm trọng.
(2) Đã bị xử lý hành chính về 1 trong những hành vi chiếm đoạt.
(3) Đã bị kết án về 1 trong các tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích. 15
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội trộm cắp TS (Điều 173): là hành vi chiếm đoạt TS của người khác một cách lén lút. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: -
Hành vi khách quan được thực hiện bởi hai hành vi:
1. Hành vi lén lút: Là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản
mà tính chất của nó là người phạm tội lợi dụng sự sơ hở hoặc tạo ra sự sơ hở của người quản lý
tài sản. VD: dùng chìa khóa mở cửa, cạy cửa... đột nhập vào nơi cất giấu tài sản.
2. Hành vi chiếm đoạt tài sản: Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời
điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý
tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. -
Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt phải thoả mãn 2 điều kiện:
+ Là tài sản đang do người khác quản lý, bao gồm các nhóm sau: 
Những tài sản đang thuộc sự chiếm hữu về mặt thực tế của người quản lý tài sản. Ví dụ, ví tiền có
30 triệu đồng bỏ trong túi quần. 
Những tài sản tuy thoát ly khỏi sự chiếm hữu về mặt thực tế của người quản lý tài sản nhưng nằm
trong khu vực quản lý. Ví dụ, tài sản bỏ trong phòng ở của khách sạn. 
Những tài sản không nằm trong khu vực quản lý nhưng hình thành khu vực quản lý riêng. Ví dụ,
nguyên vật liệu tập kết tại một địa điểm nơi công cộng.
+ Tài sản chiếm đoạt phải trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu dưới 2.000.000 đồng phải thoả mãn 1 trong 3 điều kiện sau: 
Gây hậu quả nghiêm trọng 
Đã bị xử phạt hành chính về 1 trong các hành vi chiếm đoạt tài sản. 
Đã bị kết án về 1 trong những tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích. -
Hậu quả của tội phạm: Thời điểm phạm tội hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài
sản, hay nói cách khác trong CTTP của tội trộm cắp phải có dấu hiệu hậu quả. Thời điểm tội
phạm được coi là chiếm đoạt được tài sản tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại tài sản, thể hiện cụ thể như sau: 
Người phạm tội đã cất giữ tài sản trong người nếu tài sản chiếm đoạt là vật gọn, nhỏ. 
Người phạm tội đã mang ra khỏi khu vực quản lý nếu là tài sản cồng kềnh. 
Người phạm tội đã xê dịch tài sản khỏi vị trí ban đầu nếu là tài sản hình thành khu vực quản lý riêng.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. 16
Tội lừa đảo chiếm đoạt TS (Điều 174): là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu,
người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: -
Hành vi khách quan thể hiện ở 2 hành vi:
1. Hành vi gian dối: Là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật để người khác tin đó là
sự thật. Ví dụ: A nói với bố mẹ B là B bị tai nạn đang cấp cứu ở bệnh viện, yêu cầu bố mẹ B đưa
cho A số tiền 5.000 000 đồng để chi phí cho việc Điều trị cho B, sau đó đã chiếm đoạt số tiền này.
2. Hành vi chiếm đoạt tài sản: Hình thức chiếm đoạt tài sản được thể hiện ở hai dạng:
+ Giao nhầm: Nếu tài sản chiếm đoạt nằm trong tay người quản lý tài sản.
+ Nhận nhầm: Nếu tài sản chiếm đoạt nằm trong tay người phạm tội. Đặc điểm việc chuyển giao tài sản:
Người quản lý tài sản do bị lừa dối nên đã tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. -
Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu được phản ánh trong CTTP là tài sản bị chiếm đoạt từ
2.000.000 đồng trở lên. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt TS (Điều 175): là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để
chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bởi các dấu hiệu sau: -
Hành vi khách quan được thực hiện bằng 1 trong 3 loại hành vi sau:
+ Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó.
Ví dụ: A vận chuyển cho B một lô hàng điện tử, A tạo hiện trường giả tàu bị đắm để lấy lô hàng.
+ Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Ví dụ: A tham
gia dây hụi sau khi bốc hụi xong bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các con hụi khác.
+ Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không có khả năng trả lại tài sản. Ví dụ: A mượn tiền của B đánh bạc, mua bán ma túy bị bắt và tịch thu tài sản, tang vật. 17 -
Về mặt hậu quả: Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4.000.000 đồng trở
lên. Nếu dưới 4.000.000 đồng phải thoả mãn 1 trong 3 điều kiện:
(1) Gây hậu quả nghiêm trọng.
(2) Đã bị xử lý hành chính về 1 trong những hành vi chiếm đoạt.
(3) Đã bị kết án về 1 trong các tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. D. CÁC TỘ
I PHẠM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Các tội từ Điều 188 -> Điều 192 BLHS 2015 sđbs 2017
Tội buôn lậu (Điều 188):
Khách thể của tội phạm là xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của nhà nước, cụ thể là xâm phạm
những quy định PL về xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ của Nhà nước ta.
Đối tượng tác động là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm
thuộc di tích lịch sử, văn hóa.
(Chú ý: Nếu hàng cấm đã là đối tượng của tội phạm khác rồi thì không còn là đối tượng của tội buôn lậu nữa).
Mặt khách quan của tội phạm: - Hành vi khách quan:
+ Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim quý, đá quý…
(VD không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo…)
Hành vi buôn bán trái pháp luật được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khi hàng hoá, tiền Việt
Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức đó nhưng thuộc một
trong các hành trường hợp sau: 
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các Điều 189,
190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm 
Vật phạm pháp là di vật, cổ vật. -
Hậu quả của hành vi buôn lậu là những thiệt hại đến tính mạng, tài sản và những thiệt hại khác
do hành vi buôn lậu gây ra.
(Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này)
(Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng
hoá một cách trái phép qua biên giới Việt Nam).
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý trực tiếp. 18
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189):
Khách thể của tội phạm là xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của nhà nước, cụ thể là xâm phạm
những quy định PL về xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ của Nhà nước ta.
Đối tượng tác động là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm có
giá trị lịch sử, văn hóa.
Mặt khách quan của tội phạm: -
Về hành vi khách quan: Có hành vi đưa (mang) hàng hoá, tiền tệ qua biên giới Việt Nam một
cách trái phép. Biểu hiện vận chuyển trái phép là đưa hàng hóa qua cửa khẩu mà không khai báo
hoặc khai báo một cách gian dối, giấu giếm hàng hóa, tiền tệ, không có giấy tờ hợp lệ, sử dụng
các giấy tờ giả mạo của các cơ quan có thẩm quyển; vận chuyển hàng hóa bí mật, lén lút không
qua cửa khẩu để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Hải quan, Bộ đội
biên phòng, các lực lượng tuần tra, kiểm soát khác…). -
Về giá trị hàng phạm pháp: Đối với đối tượng là hàng hóa, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí
quý, đá quý phải có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu TNHS. Đây là dấu hiệu
cấu thành cơ bản của tội này. Tuy nhiên, nếu giá trị hàng phạm pháp có giá trị dưới một trăm
triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định tại
Điều này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều188, 190, 191, 192, 193,
194, 195, 196 và 200 BLHS năm 2015. -
Địa điểm thực hiện hành vi phạm tội cũng là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành của tội phạm này. -
Hậu quả của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là những thiệt hại gây ra cho
trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khi
đá quý, vật phẩm thuộc đi tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong
nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập
khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa…
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý trực tiếp.
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190):
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý đối với các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm lưu thông (kinh doanh).
Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh
doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Mặt khách quan của tội phạm 19 - Về hành vi:
+ Đối với tội sản xuất hàng cấm:
Có hành vi sản xuất hàng cấm (hàng cấm là các loại hàng hoá mà theo quy định của Nhà nước bị cấm kinh doanh).
Sản xuất là việc làm ra các sản phẩm vật chất để đưa vào lưu thông trên thị trường (nhưng thuộc đối
tượng bị Nhà nước cấm) thông qua các phương tiện kỹ thuật, công cụ thô sơ… và kết hợp với kỹ
thuật hiện đại hoặc phương pháp thủ công đơn giản.
+ Đối với tội buôn bán hàng cấm:
Có hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các giấy tờ có giá trị như tiền để trao đổi giữa bên mua và bên bán.
Bên bán nhận được một khoản tiền, tài sản hoặc giấy tờ có giá trị khác. Còn bên mua nhận hàng cấm
hoặc ngược lại để thu lợi bất chính. -
Các dấu hiệu khác (dấu hiệu chung):
Mặc dù mỗi tội đã có các dấu hiệu riêng như nêu trên nhưng chỉ truy cứu TNHS về các tội phạm này
khi có một trong các dấu hiệu cấu thành cơ bản sau đây:
+ Hàng cấm có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn.
+ Nếu hàng cấm không bị coi là số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử
phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm hoặc tại các điều 188, 189, 191, 192, 193,
194, 195, 196 và 200 của BLHS 2015 sđbs 2017.
+ Hoặc đã bị kết án về các tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm (về hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm).
Chủ thể của tội phạm là người đủ độ tuổi chịu TNHS và có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191):
Dấu hiệu pháp lý (yếu tố CTTP):
Khách thể của tội phạm xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Đối tượng tác động của tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm
kinh doanh, cầm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
Mặt khách quan của tội phạm - Về hành vi:
– Tội phạm thể hiện qua các hành vi: 20