Tài liệu Lý luận Nhà Nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Ngày 02/12/2018, Cơ quan CSĐT CA quận Bắc Từ Liêm , Hà Nội đã khởi tố ông Lê Minh Phương tội “Giết người” (Điều 123 BLHS). Có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc xác định tội danh của ông Phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45650915 TRẢ LỜI PV
1. Ngày 02/12/2018, Cơ quan CSĐT CA quận Bắc Từ Liêm , Hà Nội đã khởi tố
ông Lê Minh Phương tội “Giết người” (Điều 123 BLHS). Có rất nhiều ý kiến trái
chiều trong việc xác định tội danh của ông Phương, cụ thể là: Quan điểm đầu tiên, Lê
Minh Phương phạm tội “Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội" (theo Khoản
2, Điều 24 BLHS); Quan điểm thứ hai, Phương phạm tội “Cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” (theo Điều 136 BLHS).
Theo Thầy việc khởi tố bị can Lê Minh Phương với tội danh nào là phù hợp nhất?
Và vì sao Thầy có quan điểm như vậy?
Theo mình, khởi tố bị can Lê Minh Phương về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do
vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” (theo Điều 136 BLHS).
Hành vi dùng kiếm chém nạn nhân là một hành vi phòng vệ bởi:
- Vì đã biết có trộm vào nhà nhưng do không mở đèn nên không thể xác định vị
trí, đặc điểm của tên trộm cũng như hung khí mà tên trộm sử dụng hoặc mang
theo. Nên hành xử của ông Phương mang tính phòng vệ để ngăn chặn việc tên tội
phạm xâm hại đến tính mạng hay sức khỏe của mình cũng như bảo vệ tài sản.
- Không thể kết luận đó là một hành vi trong cấu thành tội phạm giết người vì anh
Phương không có ý định tước đoạt sinh mạng của nạn nhân, anh cũng không
mong muốn hậu quả chết người xảy ra do anh đã dừng ngay việc chém khi đã
không chế được nạn nhân
Tuy nhiên đây là hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng:
Theo Nghị quyết Số: 02-HĐTP-TANDTC/QĐ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM
PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính
đáng khi có đủ các điều kiện sau đây: a)
Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tộihoặc rõ ràng
là có tính chất nguy hiểm cho xã hội. b)
Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực
sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ. c) Phòng vệ chính đáng không
chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại,
gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh
lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay
không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và lOMoAR cPSD| 45650915
hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc
gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây
ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử
dụng; nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu
manh…); cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc
(nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya) v.v… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến
yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa
chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong
trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.
- Về khách thể cần được bảo vệ: Tài sản tại cửa hàng tạp hóa. Đây không phải là tài sản có giá trị cao
- Về vũ khí: Ông Phương đã dùng thanh kiếm, đây là vũ khí có độ sát thương cao
và cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến thương tích trầm trọng và gây chết người
- Người xâm hại: Thiếu niên 15 tuổi, không có tính nguy hiểm và lưu manh
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc: Đêm khuya
- Yếu tố tâm lý: Ông Phương bực tức do đã nhiều lần bị mất trộm tài sản tại tiệm tạp hóa
Tuy nằm trong trạng thái về kích động nhưng không phải là kích động mạnh nên ông
Phương vẫn có đủ bình tĩnh để lựa chọn một hung khí chống trả khác mang tính sát
thương thấp hơn hoặc dùng một cách khác để phát hiện tên tội phạm. Đồng thơì hành
vi phòng vệ có sự chênh lệch quá đáng với hành vi trộm cắp tài sản của Tùng hậu quả
làm nạn nhân tổn thương cơ thể với tỉ lệ đến 95% và liệt nửa người. Vì thế đây là hành
vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Để xác định đây là hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay cố
ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo lời khai của ông
Phương do ông Phương chém loạn xạ và trong hoàn cảnh đêm khuya nên ông Phương
không biết đâu là vị trí tác động không gây nguy hiểm đến tính mạng mà tránh nên
hành vi này mang tính cố ý gây thương tích.
Tỉ lệ tổn thương cơ thể là 95% nên áp dụng điểm b, Khoản 2, Điều 136 BLHS ông B
phạm tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người
phạm tội”. Mức hình phạt cao nhất mà ông phải chịu là 2 năm tù giam 2.
Theo Thầy trong tình huống này, hành vi “tự vệ” của ông Phương có được
coi là “cần thiết" và “chính đáng” hay không? Vì sao Thầy có quan điểm như vậy? -
Trong câu 1 đã giải thích rồi 3.
Tại phiên toà sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Lê Minh
Phương 9 năm tù về tội “Giết người”, sau đó tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX phúc
thẩm TAND Cấp cao tại Hà Nội quyết định áp dụng hình phạt 7 năm tù về tội “Giết
người” đối với bị cáo này, giảm 2 năm tù so với án sơ thẩm.
Thầy có đồng tình với mức án 7 năm tù giam đối với hành vi của bị cáo Lê Minh
Phương hay không? Vì sao Thầy đồng tình/không đồng tình với mức án trên? lOMoAR cPSD| 45650915
Không đồng ý với mức án trên. Vì Tòa án cấp cao vấn giữ nguyên và không thay đổi
tội danh với ông Phương . Tòa cần làm rõ lại các chứng cứ và theo quan điểm của
mình là tuyên ông Phương phạm tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” với định khung theo điểm b khoản 2 Điều 136
BLHS với khung hình phạt cao nhất là 2 năm từ giam. Tuy nhiên do ông Phương đã
chủ động dừng hành vi phạm tội khi đã khống chế được bị hại, đồng thời tự nguyện
bồi thường cho bị hại nên có thể áp dụng điểm a) b) tại khoản 1 điều 51 BLHS. Theo
mình đề nghị mức án cho ông B là 18 tháng tù giam