Tài liệu Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Pháp luật thực định ra đời vào thế kỉ XIX, đối lập với trường phái pháp luật tự nhiên, là sự phủ nhận thuyết luật tự nhiên, gắn liền với tên tuổi các nhà luật học như Jeremy Bentham, John Austin. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45943468
Pháp luật thực định và khái niệm pháp luật. Pháp luật thực định
+Ra đời vào thế kỉ XIX, đối lập với trường phái pháp luật tự nhiên,
là sự phủ nhận thuyết luật tự nhiên, gắn liền với tên tuổi các nhà luật
học như Jeremy Bentham, John Austin
Theo Thomas Hobbes, pháp luật do con người tạo ra để chống lại chính
tính ác của con người và pháp luật phải duy trì được trật tự và ổn định xã
hội. Jeremy Benthem (người sáng lập ra thuyết Vị lợi) và John Austin
(người ủng hộ thuyết Vị lợi) bổ sung thêm tính thực tiễn của pháp luật
khi cho rằng mục đích của pháp luật chính là tạo ra hạnh phúc lớn nhất cho con người.
+”Thuật định” bắt nguồn La-tinh positum, nói về luật pháp như nó được đề ra hoặc ấn định.
+Cốt lõi của thuyết luật thực định là quan điểm cho rằng hiệu lực
của bất cứ luật nào cũng có thể được truy ra từ một nguồn có thể xác
minh một cách khách quan.
+Nói một cách đơn giản, thuyêt luật thực định giống như thuyết thực
chứng về khoa học ,bác bỏ quan điểm cho rằng pháp luật tồn tại độc lập
với pháp luật do con người ban hành của các nhà luật học theo thuyết luật tự nhiên.
+Theo thuyết luật thực định, pháp luật được quan niệm là những
quy tắc do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhằm thiết lập trật tự xã hội. Đó là những quy
phạm cụ thể , hiện hữu, xác định thể hiện rõ ràng, chúng được ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một phạm vi không gian xác định.
+Những nhà luật học thực định cũng không tán thành quan điểm những
luật lệ bất công hoặc trái đạo lý vẫn phải được tuân theo- chỉ vì chúng là luật pháp.
+Theo H.L.A Hart – nhà luật học thực định hàng đầu thời hiện đại:” việc
chứng nhận điều gì là có hiệu lực pháp lý thì không quyết định được vấn
đề về sự tuân phục... Dù hệ thống chính quyền có thể có được ánh hào
quang vương quyền hoặc chính quyền lớn lao tới mức nào đi nữa , những
đòi hỏi của nó cuối cùng cũng phải chịu khuất phục sự giám sát chặt chẽ của đạo đức. lOMoAR cPSD| 45943468
+Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định được thể hiện ở cả hình
thức và nội dung của nó. Để chất lượng đòi hỏi các văn bản pháp luật
phải được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục luật định, có tên
gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có hình thức rõ ràng, có nội dung
được kết cấu chặt chẽ, logic các thuật ngữ pháp lí được sử dụng chính
xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả
năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân. *Khái niệm pháp luật. lOMoAR cPSD| 45943468
+Theo Karl Marx, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội .Bởi trong xã hội
con người không thể sống trong tình trạng cô độc mà phải thiết lập các quan hệ xã
hội. Bởi trong xã hội, con người không thể sống trong tình trạng cô độc mà phải
thiết lập các quan hệ xã hội. Vì lẽ ấy, các luật gia trong cổ luật La Mã đã nhấn
mạnh vào tính chất thiết yếu của pháp luật trong cách ngôn:” Ubi societas, ibi jus”;
có nghĩa là ở đâu có xã hội , ở đấy có pháp luật”, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người.
+Theo cách hiểu phổ biến là pháp luật do con người cầm quyền ban bố, dù
xưa kia là những ông vua và ngày nay là chế độ cộng hòa. Đây là cách hiểu
truyền thống và phổ biến trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật học ở Việt Nam.
+Pháp luật là tổng thể các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đặt ra, ban hành và đảm bảo thực hiện thể hiện ý chí
của nhà nước và phản ánh nhu cầu xã hội khách quan, điển hình ,phổ
biến để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, phù hợp với lí trí, lẽ công bằng, với các quyền tự nhiên
nhiên của con người thông qua việc kiểm nghiệm từ trong thực tiễn.
+ Pháp luật được hiểu đồng nhất với pháp luật thực định, pháp luật đó là
những gì do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý xã hội.
+Pháp luật hiện hành ( thực định) chỉ là một phần và thường là xơ
cứng, hoạt động của các nhà lập pháp và của thẩm phán cũng là những sự kiện xã hội.
+Trong điều kiện ngày nay, nghiên cứu về pháp luật cần phải tiếp cận theo
hướng mở, tức là chắt lọc, kế thừa những hạt nhân hợp lý của tất cả các
học thuyết về pháp luật trong lịch sử, trong đó chú trọng pháp luật thực
định nhưng cũng phải phù hợp với lí trí, công bằng,với các quyền tự
nhiên của con người,pháp luật được kiểm nghiệm từ trong thực tiễn, đồng
thời cũng nên hướng tới pháp luật lý tưởng
+Nói một cách cụ thể hơn khi nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật không
chỉ đóng khung trong hệ thống pháp luật thực định của nhà nước mà
cần nghiên cứu pháp luật ở trạng thái động, bởi lẽ pháp luật tồn tại và
phát triển trên cả 3 lĩnh vực, hệ thống quy phạm pháp luật, tư tưởng
pháp luật, ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật ; thực tiễn pháp luật,
+Pháp luật ngày nay cần được nhận thức từ góc độ ý thức, thể chế, thực tiễn.