-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu lý thuyết - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Hãy cho biết sự khác biệt cơ bản giữa “sản xuất” và “chuỗi cung ứng”? Hãy cho ví dụ vềquá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra. Hãy nêu những điểm cơ bản của nền sản xuất hiện đại, giải thích vì sao ngày nay chấtlượng được xem là một trong những yếu tố cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Tài liệu lý thuyết - Môn Thị trường và các định chế tài chính - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Hãy cho biết sự khác biệt cơ bản giữa “sản xuất” và “chuỗi cung ứng”? Hãy cho ví dụ vềquá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra. Hãy nêu những điểm cơ bản của nền sản xuất hiện đại, giải thích vì sao ngày nay chấtlượng được xem là một trong những yếu tố cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thị trường và các định chế tài chính 206 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Preview text:
lOMoARcPSD| 50032646 LÝ THUYẾT
1. Hãy cho biết sự khác biệt cơ bản giữa “sản xuất” và “chuỗi cung ứng”? Hãy cho ví dụ
vềquá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra?
• Sự khác biệt cơ bản giữa “sản xuất” và “chuỗi cung ứng”:
Sản xuất: quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra,
Chuỗi cung ứng: đánh giá quá trình dịch chuyển thông tin, nguyên vật liệu từ nhà cung cấp
và đến DN hoặc thành viên trên chuỗi.
• Ví dụ về quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra:
Quy trình sản xuất giày thể thao: Biến đổi đầu vào (đế cao su, da giày, keo dán…) thành đầu ra (giày thể thao).
Quy trình sản xuất áo sơ mi: Biến đổi đầu vào (vải, thuốc nhuộm, máy may..) thành đầu ra (áo sơ mi).
2. Hãy sắp xếp bốn loại hình sản xuất sau đây: dự án, sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tụcvà
sản xuất theo lô, theo mức độ tăng dần đồng thời về mức độ tiêu chuẩn hóa sản phẩm (tính
đa dạng sản phẩm) và sản lượng?
• Sản lượng: dự án < sx theo lô < sx hàng loạt < sx liên tục
• Chủng loại sản phẩm: Dự án > sx theo lô > sx hàng loạt > sx liên tục
Vậy càng sx số lượng lớn, càng cần ít đa dạng chủng loại (tính chuyên môn sp cao), ta có sự sắp xếp cuối cùng là:
Dự án < sản xuất theo lô < sản xuất hàng loạt < sản xuất liên tục
3. Vui lòng phân tích cơ cấu sản xuất của một trường đại học?
Cơ cấu sản xuất trường học Đại học kinh tế bao gồm 3 thành phần:
• Các hoạt động sản xuất chính: tất cả các hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc là cung
ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng (Các lớp học).
• Các hoạt động phụ trợ: các hoạt động gián tiếp hỗ trợ cho quá trình sx chính hoặc nó là
gián tiếp tác động nên hoặc hình thành quá trình sx chính (hoạt động tổ chức lớp do phòng
đào tạo thực hiện -> chia các thời gian, chia lớp cho từng học phần,...), các hoạt động của
khoá(lên nội dung chương trình đào tạo,chuyên môn,...)
• Các hoạt động phụ-phục vụ sx: tất cả các hoạt động bổ trợ cho hoạt động chính và phụ =>
Bãi giữ xe … hỗ trợ cho việc lên lớp, máy chiếu, bàn học do bộ phận thiết bị, tham gia gia
hoạt động xã hội,.. do phòng ctsv,..
15. Hãy trình bày sự khác biệt giữa hệ thống sản xuất chế tạo và hệ thống dịch vụ. Sự khác
biệt này ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định sản xuất?
Một điểm khác biệt quan trọng giữa hoạt động dịch vụ và hoạt động sản xuất là khách hàng đưa
ra nhiều sự thay đổi hơn đối với các hoạt động trong hệ thống dịch vụ. CHƯƠNG 1
1. Phân biệt QTSX và SCM. Cho ví dụ
Sự khác biệt cơ bản giữa “sản xuất” và “chuỗi cung ứng”:
• Sản xuất: quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra.
• Chuỗi cung ứng: đánh giá quá trình dịch chuyển thông tin, nguyên vật liệu từ và đến DN
hoặc thành viên trên chuỗi.
Ví dụ về quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra: lOMoARcPSD| 50032646
• Quy trình sản xuất giày thể thao: Biến đổi đầu vào (đế cao su, da giày, keo dán…) thành đầu ra (giày thể thao).
• Quy trình sản xuất áo sơ mi: Biến đổi đầu vào (vải, thuốc nhuộm, máy may..) thành đầu ra (áo sơ mi).
2. Có tổ chức nào không có HTSX không? Vì sao? Không.;
Tất cả DN đều có chức năng sản xuất và có HTSX vì sứ mệnh của DN là đáp ứng nhu cầu nào đó
của KH. Để đạt được sứ mệnh đó, DN tạo ra và cung cấp cho KH. Quá trình này được gọi là quá
trình sản xuất, hàng hóa hữu hình hay dịch vụ đều phải được sản xuất.
3. Tại sao QTSX có thể giúp DN đạt lợi thế cạnh tranh?
Trọng số về chi phí quyết định rất lớn về lợi nhuận của DN. Nếu thực hiện chức năng qt sản xuất
thì có thể kiểm soát hoạt động của DN, đặc biệt là chi phí, giảm CP khi DT không đổi/ tăng thì sẽ
tăng lợi nhuận. Tăng LN lớn hơn bằng LN của ngành thì sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh, DN duy
trì lợi thế cạnh tranh và tồn tại trong thị trường.
4. Hãy nêu những điểm cơ bản của nền sản xuất hiện đại, giải thích vì sao ngày nay chấtlượng
được xem là một trong những yếu tố cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp?
Những đặc điểm cơ bản của nền sản xuất hiện đại:
Trước hết, đó là triết lý cơ bản thừa nhận vị trí quan trọng của sản xuất.
Thứ hai, nền sản xuất hiện đại quan tâm ngày càng nhiều đến chất lượng.
Thứ ba, nền sản xuất hiện đại nhận thức con người là tài sản lớn nhất của công ty.
Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm vấn đề kiểm soát chi phí.
Thứ năm, nền sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng của tập trung và chuyên môn hóa cao.
Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất. Thứ
bảy, sự phát triển của cơ khí hóa trong nền sản xuất hiện đại từ chỗ nhằm thay thế cho lao động
nặng nhọc, đến nay trong nền sản xuất hiện đại ngày càng thấy các hệ thống sản xuất tự động điều
khiển bằng chương trình.
Thứ tám, ứng dụng máy tính vào sản xuất hiện đại mở rộng từ điều khiển quá trình sản xuất, đến
kết hợp thiết kế với chế tạo.
Thứ chín, các mô hình mô phỏng toán học ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho các quyết định sản xuất.
Ngày nay chất lượng được xem là một trong những yếu tố cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp, vì:
Chất lượng là sự phù hợp với những kỳ vọng của khách hàng, tạo ra đúng thứ mà khách hàng cần,
nhưng chất lượng được quan niệm khác nhau trong mỗi loại sản xuất. Mục tiêu chất lượng là mục
tiêu quan trọng trong mọi hệ thống sản xuất. Chất lượng là phần dễ thấy nhất của sản xuất. Hơn
nữa, chất lượng là thứ mà một khách hàng dễ dùng để đánh giá về sản xuất. Sản phẩm hay dịch vụ
có đúng như kỳ vọng? Nó phù hợp hay không phù hợp? đó là nội dung căn bản của chất lượng. Vì
thế, rõ ràng chất lượng tác động chủ yếu đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của khách hàng.
Khi khách hàng cho là sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nghĩa là khách hàng thỏa mãn và do
đó có thể khách hàng này sẽ quay lại. 5.
Hãy nêu xu hướng, đặc điểm của nền sản xuất hiện đại. Giải thích vì sao các
hệ thống sxvừa, nhỏ, linh hoạt ngày chiếm ưu thế?
Đặc điểm: giống câu 4
Các hệ thống sx vừa, nhỏ, linh hoạt ngày chiếm ưu thế, vì: đặc điểm thứ 5 và 6 lOMoARcPSD| 50032646 6.
Hoạt động sản xuất và dịch vụ cũng có những điểm khác nhau cơ bản như: -
Đặc điểm của đầu vào và đầu ra.
- Mối quan hệ giữa khách hàng và người sản xuất hoặc người làm công tác dịch vụ.
- Sự tham gia của khách hàng trong quá trình biến đổi.
- Bản chất của hoạt động sản xuất và dịch vụ.
- Khả năng đo lường đánh giá năng suất và chất lượng của quá trình sản xuất và dịch vụ...
7. Chứng minh vai trò của toàn cầu hóa đối với sự phát triển của QTSX.
Vai trò của toàn cầu hóa đối với quản trị sản xuất: quá trình toàn cầu hóa đem lại nhiều cơ hội tăng
trưởng và phát triển kinh tế, xã hội. Điều này có thể nhận thấy được qua đường cong kinh nghiệm.
Nhờ có toàn cầu hóa giúp doanh nghiệp có thể sản xuất với số lượng lớn, mà khi sản xuất với số
lượng lớn thì doanh nghiệp có thể giảm giá thành chế tạo đơn vị sản phẩm. Với việc tăng khối
lượng sản phẩm và thị phần cũng sẽ đem lại lợi thế về chi phí thông qua cạnh tranh, thúc đẩy quá
trình cải cách, đổi mới nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt toàn cầu hóa mang
lại nhiều thuận lợi cho những ngành mà quá trình sản xuất khối lượng lớn các sản phẩm tiêu chuẩn.
Nhờ toàn cầu hoá đã làm cho tự do hoá thương mại phát triển, các tập đoàn kinh tế lớn vươn tầm
ảnh hưởng tới mọi khu vực, vùng, lãnh thổ trên thế giới.
Câu 2: Hãy phân tích mục tiêu và mối quan hệ của quản trị sản xuất với marketing và quản trị tài chính? Gợi ý trả lời:
Mục tiêu quản trị sản xuất:
Mục tiêu tổng quát là sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm đảm bảo thỏa mãn tối đa
nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất. Mục tiêu cụ thể:
- Giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
- Xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao.
Các mục tiêu này gắn bó chặt chẽ với nhau, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.
Mối quan hệ giữa chức năng sản xuất với chức năng marketing và tài chính: Toàn bộ chu kỳ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chủ yếu ba chức năng chính là chức năng đầu tư
tài chính, chức năng sản xuất và chức năng marketing.
Sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ và là nguồn gốc tạo ra giá trị tài chính cho doanh nghiệp hoạt động.
Chức năng tài chính có nhiệm vụ huy động vốn và cung cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp,
hướng dẫn, trợ giúp bộ phận sản xuất hạch toán các chi phí đầu vào, tính toán đầu ra và quản lý
dòng tiền đến và đi tạo nguồn giá trị tiền tệ cho các hoạt động sản xuất.
Chức năng marketing có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng,
phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng và tiến hành các hoạt động thu hút và tạo dựng mối
quan hệ với khách hàng để giải quyết đầu ra cho sản xuất.
Ba chức năng vừa thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cùng phát triển nhưng lại vừa mâu thuẫn nhau.
Sự thống nhất, phối hợp cùng phát triển dựa trên cơ sở chung là thực hiện mục tiêu tổng quát của
doanh nghiệp. Marketing cung cấp thông tin về thị trường cho hoạch định sản xuất, tổ chức tốt các lOMoARcPSD| 50032646
hoạt động đáp ứng nhu cầu thị trường với chí phí hợp lý nhất. Ngược lại, sản xuất tạo ra hàng hóa,
dịch vụ cung cấp cho chức năng marketing. Sự phối hợp có hiệu quả giữa sản xuất và marketing
sẽ giảm lãng phí về nguồn lực và thời gian.
Hoạt động tài chính đầu tư đảm bảo đầy đủ, kịp thời tài chính cần thiết cho hoạt động sản xuất và
marketing; phân tích và đánh giá phương án đầu tư mua sắm máy, thiết bị, công nghệ mới; cung
cấp các số liệu về chi phí cho hoạt động tác nghiệp. Kết quả của quản trị sản xuất là tạo ra và làm
tăng nguồn đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp đề ra.
Sự mâu thuẫn, chức năng sản xuất và marketing có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau về thời
gian, về chất lượng và giá cả. Trong khi các cán bộ marketing đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao,
giá thành hạ và thời gian giao hàng nhanh thì quá trình sản xuất lại có những giới hạn về mặt công
nghệ, chu kỳ sản xuất, khả năng tiết kiệm chi phí nhất định. Cũng chính vì những lý do này mà
không phải lúc nào sản xuất cũng đảm bảo thực hiện đúng những chỉ tiêu tài chính đặt ra và ngược
lại, nhiều khi những nhu cầu về đầu tư đổi mới công nghệ hoặc tổ chức thiết kế, sắp xếp lại sản
xuất không được bộ phận tài chính cung cấp kịp thời.
Câu 4: Anh (chị) cho biết xu hướng chính của quản trị sản xuất? Tại sao quản trị sản xuất
lại có những xu hướng đó? Gợi ý trả lời:
Sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào từ môi trường bên ngoài và cung cấp đầu ra đáp ứng nhu cầu
của thị trường vì vậy nó luôn chịu tác động của những thay đổi của môi trường kinh doanh. Để có
thể tồn tại trong môi trường kinh doanh với tính chất cạnh tranh gay gắt và thay đổi nhanh chóng
nhu hiện nay quản trị sản xuất của các doanh nghiệp đang hướng tới những thay đổi chủ yếu sau: -
Tăng cường quản trị chiến lược các hoạt động sản xuất. Chiến lược và kỹ năng quản trị
chiến lược được coi là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho doanh nghiệp có một sự phát triển lâu dài và
bền vững. Điều này đòi hỏi cán bộ quản trị sản xuất phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết
trong việc xây dựng lựa chọn chiến lược sản xuất. -
Chuyển từ sản xuất hàng loạt khối lượng lớn với sản phẩm tiêu chuẩn hóa cao sang sản
xuấtđáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng dựa trên những đơn đặt hàng. -
Xây dựng hệ thống sản xuất năng động, linh động. Hệ thống sản xuất linh hoạt là hệ thống
sản xuất khối lượng sản phẩm không lớn, nhưng chủng loại sản phẩm nhiều, có khả năng chuyển
đổi mặt hàng nhanh đáp ứng nhu cầu của những thị trường và khách hàng cụ thể được tự động hóa
với sự điều khiển từ một trung tâm máy tính. -
Tăng cường các kỹ năng quản lý sự thay đổi. Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trong
một môi trường mà những thay đổi diễn ra quá nhanh. Những hình thức tổ chức sản xuất ổn định
không còn phù hợp. Kỹ năng quản trị sự thay đổi trở thành ưu tiên quan trọng đối với quản trị sản xuất. -
Nghiên cứu và đưa vào ứng dụng những phương pháp quản lý hiện đại như quản lý chất
lượng toàn diện (TQM); Cung đúng lúc (JIT); Cải tiến không ngừng (Kaizen), xây dựng hệ thống sản xuất tinh gọn. -
Tăng cường các phương pháp và biện pháp khai thác tiềm năng vô hạn của con người, tạo
ra sự tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo và tự giác trong hoạt động sản xuất. lOMoARcPSD| 50032646 -
Thiết kế lại hệ thống sản xuất của doanh nghiệp trên cơ sở tư duy mới. Sự phát triển nhanh
của công nghệ thông tin và những đặc điểm mới của thị trường đang đặt các doanh nghiệp trước
những thay đổi mang tính căn bản trong tổ chức các quá trình sản xuất.
Câu 5: Anh (chị) hãy nêu và phân tích các kỹ năng cần có của một nhà quản trị sản xuất? Gợi ý trả lời:
Các nhà QTSX trong DN có thể khiến một DN thành công hay thất bại thông qua những quyết
định đúng sai của họ. Cũng giống như các nhà QT nói chung, các nhà QTSX cũng thực hiện các
chức năng cơ bản của QT như: Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo, Kiểm tra. Để có thể thực hiện tốt
các chức năng này, nhà QT phải có 3 loại kỹ năng: -
Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ: Là khả năng cần thiết để thực hiện một
công việc cụ thể, nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà QT. Thí dụ: thảo chương
trình điện toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí .v.v... à Đây là kỹ năng rất
cần cho QT viên cấp cơ sở hơn là cho cấp QT viên trung gian hoặc cao cấp. -
Kỹ năng nhân sự: là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và
điều khiển nhân sự nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ
năng nhân sự cần thiết: biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác,
xây dựng không khí hợp tác trông LĐ, tác động và hướng dẫn nhân sự tr tổ chức để hoàn thành
các công việc. à Đây là một kỹ năng cần thiết tr bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh doanh hoặc phi kinh doanh. -
Kỹ năng nhận thức hay tư duy: đây là kỹ năng khó nhất nhưng lại có vai trò đặc biệt quan
trọng. Cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối csách đối phó có hiệu quả vs những
bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức. Nhà QT cần phải có phương pháp tổng hợp
tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề... giảm những sự phức tạp
rắc rối xuống một mức độ có thể chấp nhận được trong một tổ chức.
Æ Các nhà QT cần có 3 kỹ năng trên những tầm quan trọng của chúng tùy thuộc vào các cấp
QT khác nhau tr tổ chức (cấp QT càng cao thì cần nhiều kỹ năng về tư duy,cấp QT thấp thì cần
nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật). Kỹ năng về nhân sự đóng vai trò quan trọng nhất, góp
phần thực hiện thành công các loại kỹ năng khác giúp đạt được thành công về mục tiêu chung của cả tổ chức.
Câu 6: Anh (chị) hãy nêu và phân tích các chức năng nhiệm vụ cơ bản của một nhà quản trị sản xuất? Gợi ý trả lời:
Người quản trị trong chức năng sản xuất thực hiện các hoạt động chủ yếu và các quyết định cơ bản sau:
1) Trong chức năng hoạch định:
− Quyết định về tập hợp sản phẩm hoặc dịch vụ.
− Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất.
− Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác.
− Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng.
− Lập kế hoạch trang bị máy móc và bố trí nhà xưởng, thiết bị.
2) Trong chức năng tổ chức: lOMoARcPSD| 50032646
− Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống sản xuất như: sản xuất tập trung hay phân tán,
tổ chức theo sản phẩm.
− Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động.
− Sắp xếp mạng lưới nhân viên phân phối hàng hoá và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất.
− Thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị.
3) Trong chức năng kiểm soát:
− Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện các mục tiêu.
− So sánh chi phí với ngân sách; so sánh việc thực hiện định mức lao động; so sánh tồn kho với mức hợp lý.
− Kiểm tra chất lượng.
4) Trong chức năng lãnh đạo:
− Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất.
− Thiết lập các chính sách nhân sự; các hợp đồng lao động.
− Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc.
− Chỉ ra các công việc cần làm gấp.
5) Trong chức năng động viên:
− Thực hiện những yêu cầu qua các quan hệ lãnh đạo như mục tiêu, mong muốn.
− Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận, khen tinh thần và thưởng vật chất.
− Động viên qua các công việc phong phú và các công việc thay đổi.
6) Trong chức năng phối hợp:
− Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất; phối hợp các cơ sở dữ liệu được chuẩn hoá.
− Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết.
− Báo cáo, cung cấp tài liệu và truyền thông.
− Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế...
− Chịu trách nhiệm trước khách hàng về trạng thái đơn hàng.
− Chức năng giáo dục phát triển nhân sự, giúp đỡ đào tạo công nhân.
Tóm lại, chức năng quản trị sản xuất thực hiện bởi một nhóm người chịu trách nhiệm sản xuất
hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Chức năng sản xuất là một chức năng cơ bản doanh nghiệp, nó có
ảnh hưởng tới sự thành công và phát triển của doanh nghiệp vì nó tác động trực tiếp đến các sản
phẩm và dịch vụ cung cấp, ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng. CHƯƠNG 2
12. Hãy nêu tóm tắt các yêu cầu của tổ chức sản xuất. Hãy phân tích mối quan hệ giữa các
yêu cầu trên. Để đảm bảo các yêu cầu này, trong công tác tổ chức sản xuất cần phải?
Các yêu cầu của tổ chức sản xuất:
• Bảo đảm sản xuất chuyên môn hóa
• bảo đảm sản xuất cân đối lOMoARcPSD| 50032646
• Bảo đảm sản xuất nhịp nhàng, đều đặn.
• Bảo đảm sản xuất liên tục
Phân tích mối quan hệ giữa các yêu cầu trên:
Để đảm bảo các yêu cầu này, trong công tác tổ chức sản xuất cần phải?
1. Cơ cấu sản xuất của trường ĐHKT?
Cơ cấu sản xuất trường học Đại học kinh tế bao gồm 3 thành phần
• Các hoạt động sản xuất chính: tất cả các hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm hoặc là cung
ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng (Các lớp học)
• Các hoạt động phụ trợ: các hoạt động gián tiếp hỗ trợ cho quá trình sx chính hoặc nó là
gián tiếp tác động nên hoặc hình thành quá trình sx chính (hoạt động tổ chức lớp do phòng
đào tạo thực hiện -> chia các thời gian, chia lớp cho từng học phần, ….), các hoạt động của
khoá (lên nội dung chương trình đào tạo, chuyên môn, …)
• Các hoạt động phụ - phục vụ sx: tất cả các hoạt động bổ trợ cho hoạt động chính và phụ
=> Bãi giữ xe .. hỗ trợ cho việc lên lớp, máy chiếu, bàn học do bộ phận thiết bị, tham gia
gia hoạt động xã hội, .. do phòng ctsv, ..
2. Hệ thống sản xuất của trường ĐHKT?
Hệ thống sản xuất trường học Đại học kinh tế
• Đầu vào: Các học sinh trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn để
• Quá trình biến đổi: Bước vào trường gọi là sinh viên hoàn thành các khóa học, các yêu cầu
tích lũy về tín chỉ, chuẩn đầu ra, ..
• Đầu ra: là cử nhân kinh nhân
Điểm khác biết là các bạn phải hoàn thành các chương trình đào tạo Note:
tránh nhầm lẫn giữa cơ cấu sản xuất và hệ thống sản xuất.
3. Loại hình sản xuất là gì?
Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức - kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất được quy định chủ yếu
bởi trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế
biến trên nơi làm việc. Thực chất, loại hình sản xuất là dấu hiệu biểu thị trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc.
4. Những loại hình sản xuất cơ bản? ví dụ minh họa từng loại? Nêu ưu và nhược điểm củamỗi loại?
Các loại hình của quản trị sản xuất chế tạo:
Có 4 loại hình sản xuất: sản xuất khối lượng lớn, sx hàng loạt, sx đơn chiếc, sx dự án. a)
Loại hình sản xuất khối lượng lớn: là nơi làm việc chỉ tiến hành chế biến, chi tiết của sản
phẩm, hay một bước công việc của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm, nhưng với khối lượng rất lớn.
Định nghĩa theo gg: Sản xuất khối lượng lớn là loại hình sản xuất chế tạo thường xuyên hoặc liên
tục trong nhiều năm các sản phẩm cùng loại
Ví dụ: Sản xuất thép, sản xuất giấy, sản xuất điện, xi măng, báo, tạp chí VD DN sx thép:
Doanh nghiệp sản xuất thép là một công ty sản xuất những sản phẩm từ kim loại sắt như tấm,
ống, dây, thép hình, thép tròn, v.v. Loại hình sản xuất khối lượng lớn của doanh nghiệp này lOMoARcPSD| 50032646
thuộc vào ngành công nghiệp chế biến kim loại, cụ thể là sản xuất thép. Các bước sản xuất thép
của doanh nghiệp thường bao gồm:
1. Tổng hợp quặng sắt (sắt và các nguyên tố khác) thành gang đúc.
2. Nung gang đúc để loại bỏ các tạp chất và khí.
3. Chế biến gang đúc thành phôi thép (thông qua quá trình luyện kim, xử lý nhiệt, v.v.).
4. Cán phôi thép thành các sản phẩm thép cuối cùng (tấm, ống, dây, thép hình, thép tròn, v.v.).
5. Hoàn tất sản phẩm, kiểm tra chất lượng và bảo quản trước khi xuất hàng.
Sản xuất thép là một loại hình sản xuất khối lượng lớn vì yêu cầu phải đầu tư vào các thiết bị,
máy móc và công ngh để sản xuất theo quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường đòi hỏi. Ngoài
ra, sản xuất thép còn yêu cầu nguồn lực nhân sự đông đảo và tay nghề cao để điều khiển, giám
sát và quản lý toàn bộ các quá trình sản xuất.
Do đó, để sản xuất khối lượng lớn, các doanh nghiệp sản xuất thép thường phải đầu tư vào các hệ
thống sản xuất hiện đại, quy trình sản xuất liền mạch và đào tạo nguồn lực nhân sự đủ chất lượng
để đáp ứng nhu cầu sản xuất của thị trường. Ưu điểm:
• Năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt. Nhược điểm:
• Tính linh hoạt rất thấp, khả năng thích ứng với môi trường rất kém. b)
Loại hình sản xuất hàng loạt: Sản xuất hàng loạt là loại hình sản xuất chế tạo đồng thời
hoặc liên tiếp 1 lượng xác định sản phẩm như nhau hay giống nhau.
Ví dụ: ngành cơ khí, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất, sản phẩm cơ khí,điện tử chuyên dùng…
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết tên doanh nghiệp và thông tin về sản phẩm của nó.
Tuy nhiên, ở đây tôi sẽ đưa ra một ví dụ về một doanh nghiệp may bán hàng trực tuyến và
phân tích loại hình sản xuất hàng loạt của nó.
Ví dụ: Doanh nghiệp may Áo Khoác Xinh
Áo Khoác Xinh là một doanh nghiệp may bán hàng trực tuyến chuyên sản xuất các loại áo khoác.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, loại hình sản xuất hàng loạt là phù hợp nhất đối với doanh nghiệp này. -
Thiết kế: Doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế một số mẫu áo khoác sử dụng các dòng may
chínhxác đảm bảo vừa vặn với khách hàng -
Chọn nguyên liệu: Các nguyên liệu sẽ được chọn và đảm bảo theo tiêu chuẩn là chất liệu
sángmàu, phù hợp với yêu cầu của các sản phẩm áo khoác. -
Sản xuất áo khoác:Theo tiến độ kế hoạch và thông tin khách hàng đặt hàng, doanh nghiệp
sẽsản xuất các mẫu áo khoác cho mọi khách hàng đặt hàng lOMoARcPSD| 50032646 -
Kiểm tra và bóc gói sản phẩm: Doanh nghiệp sẽ kiểm tra chất lượng, đóng hộp và bán
hàng,giao hàng tốt đúng với thời gian tiêu chuẩn..
Như vậy, Áo Khoác Xinh sử dụng hình thức sản xuất hàng loạt để tiết kiệm thời gian và chi phí
cũng như nâng cao năng suất trong việc sản xuất các sản phẩm của mình. Điều này cũng giúp
doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm được sản xuất chất lượng và với số lượng lớn đồng
thời đảm bảo sự đa dạng và sự lựa chọn cho khách hàng của mình. Ưu điểm:
• Giảm nguy cơ tập trung vào 1 sản phẩm, cho phép linh hoạt.
• Có độ chính xác cao vì máy móc trong dây chuyền sx có các thông số cài đặt trước.
• Sản xuất hàng loạt cũng dẫn đến chi phí thấp hơn vì quy trình sản xuất dây chuyền lắp ráp
tự động đòi hỏi ít công nhân hơn.
• Tạo ra mức hiệu quả cao hơn vì các mặt hàng sản xuất hàng loạt có thể được lắp ráp với
tốc độ nhanh hơn thông qua tự động hóa.
• Việc lắp ráp nhanh chóng hỗ trợ việc phân phối và tiếp thị nhanh chóng các sản phẩm của
tổ chức, do đó, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận cao hơn cho một công ty. Nhược điểm:
• Việc thiết lập một dây chuyền lắp ráp tự động tốn nhiều vốn và đòi hỏi sự đầu tư trước
đáng kể về thời gian và nguồn lực. Nếu có sai sót trong thiết kế sản xuất, có thể cần đầu tư
nhiều thời gian và tiền bạc để thiết kế lại và xây dựng lại các quy trình sản xuất hàng loạt.
• Mặc dù lợi thế của sản xuất hàng loạt là có thể giảm chi phí lao động, nhưng những nhân
viên vẫn thuộc dây chuyền lắp ráp có thể thiếu động lực vì nhiệm vụ của họ lặp đi lặp lại.
Sự nhàm chán do công việc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến tinh thần của nhân viên thấp và mức độ tăng doanh thu.
c) Loại hình sản xuất đơn chiếc: là loại hình sản xuất thuộc sản xuất gián đoạn. Trong sản xuất
đơn chiếc, các nơi làm việc thực hiện chế biến nhiều loại chi tiết khác nhau, nhiều bước công việc
khác nhau trong quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Mỗi loại chi tiết được chế biến với khối
lượng rất ít, thậm chí có khi chỉ một chiếc. Ví dụ: laptop, điện thoại
Loại hình sản xuất đơn chiếc của Rolls-Royce Motor Cars là một trong những phương pháp sản
xuất xe hơi cao cấp nhất trên thế giới. Rolls-Royce Motor Cars cho phép khách hàng có thể thiết
kế xe theo yêu cầu của mình, bao gồm cả thiết kế nội thất, ngoại thất, phụ kiện và tính năng.
Thiết kế đơn chiếc của Rolls-Royce kết hợp giữa công nghệ hiện đại và tinh hoa của nghệ thuật và
thủ công truyền thống. Quá trình sản xuất của mỗi chiếc xe đều được thực hiện bởi một nhóm các
thợ thủ công và kỹ sư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, từ việc sản xuất khung xe, tháo rời
động cơ đến việc lắp ráp các phụ kiện và hoàn tất việc trang trí nội thất.
Quy trình sản xuất đơn chiếc của Rolls-Royce cực kỳ tinh tế và chú trọng đến từng chi tiết nhỏ,
đảm bảo chất lượng tuyệt đối và độ bền cao. Các kỹ sư và thợ thủ công tại Rolls-Royce Motor
Cars luôn tâm huyết trong việc sản xuất từng chiếc xe, đảm bảo rằng mỗi chiếc xe đều là một tác
phẩm nghệ thuật độc đáo và có giá trị tuyệt vời.
Việc sản xuất đơn chiếc cũng cho phép Rolls-Royce Motor Cars tập trung vào tính cá nhân hóa và
độc đáo của mỗi chiếc xe, tạo ra một sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng được các yêu cầu riêng lOMoARcPSD| 50032646
biệt của khách hàng. Đây được coi là một yếu tố khác giúp tạo ra một thương hiệu xe hơi cao cấp hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, việc sản xuất đơn chiếc cũng mang lại những thách thức đối với Rolls-Royce Motor
Cars, bao gồm chi phí cao và khó khăn trong việc quản lý sản xuất. Việc sản xuất từng chiếc xe
đơn chiếc yêu cầu sự khéo léo và kỹ năng cao của các thợ thủ công và kỹ sư, cùng với việc quản
lý chi phí sản xuất để đảm bảo không làm giảm giá trị của sản phẩm.
Tóm lại, loại hình sản xuất đơn chiếc của Rolls-Royce Motor Cars tạo ra những chiếc xe hơi độc
đáo, cá nhân hóa và chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, việc sản xuất đơn chiếc đòi hỏi sự khéo léo
và kỹ năng cao ở các thợ thủ công và kỹ sư, và đặt ra những thách thức đối với quản lý chi phí sản xuất. Ưu điểm:
• Tính linh hoạt rất cao, khả năng thích ứng với thay đổi môi trường tốt. Nhược điểm:
• Thời gian gián đoạn lớn. • Số lượng ít.
• Tiêu chuẩn hóa sản phẩm kém.
• Năng suất chất lượng thấp
d) Sản xuất dự án: là một loại sản xuất gián đoạn, nhưng các nơi làm việc tồn tại trong khoảng
thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một loại sản phẩm hay đơn hàng nào đó.
Tổ chức theo cơ cấu ma trận để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Ví
dụ: Đóng tàu thuyền, xây dựng cầu, các công trình kiến trúc
Boeing là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất máy bay, sử dụng loại hình sản
xuất theo dự án. Loại hình sản xuất này nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc biệt và đáp ứng tiêu chuẩn
chất lượng cao nhất mà khách hàng đ ra.
Thành công của Boeing trong việc sử dụng loại hình sản xuất theo dự án một phần đến từ việc
quản lý dự án chặt chẽ và hệ thống sản xuất kỹ thuật số hiện đại để giám sát và kiểm soát các bước
sản xuất. Việc đặt mục tiêu rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các đội ngũ là cần thiết để giảm bớt
sự thiếu sót trong sản xuất và tạo ra sản phẩm với chất lượng cao nhất.
Boeing cũng áp dụng chất lượng quản lý toàn diện (TQM) trong quá trình sảnất để hướng đến sự
liên tục và cải thiện chất lượng sản phẩm. TQM bao gồm việc cam kết của các nhân viên trong
doanh nghiệp đối với sự hài lòng của khách hàng và sự phát triển liên tục. Nhờ áp dụng TQM,
Boeing đã tạo ra được sản phẩm có độ tin cậy ca và đáp ứng được các yêu ct khe của khách hàng.
Boeing cũng chú trọng đến việc phát triển liên tục sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng các yêu
cầu thị trường thay đổi và đa dạng hóa sản phẩm quốc tế. Họ liên tục nghi cứu và phát triển các
công nghệ mới và cải tiến sản phẩm hiện có của mình để đảm bảo rằng họ luôn là nền tảng của sự sáng tạo.
Tóm lại, loại hình sảnất theo dự án của Boeing đã giúp họ đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt và
trong thời gian ngắn, tạo ra sản phẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Đặc lOMoARcPSD| 50032646
biệt, việc quản lý dự án chặt chẽ, áp dụng hệ thống sản xuất kỹ thuật số và phát triển liên tục sản
phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thành công của Boeing. Ưu điểm: Nhược điểm:
• Hiệu quả sử dụng máy, thiết bị thấp.
• Công nhân, máy móc thiết bị thường phần tán cho các dự án khác.
Các loại hình của quản trị sản xuất dịch vụ:
a. Dịch vụ chuyên nghiệp
Dịch vụ chuyên môn được xác định rõ trong các tổ chức có mức độ tương tác với khách hàng cao,
nơi mà khách hàng dành một thời gian đáng kể để tham gia vào một quá trình dịch vụ nhất định
và nhiều khi không có mặt của khách hàng thì việc cung cấp dịch vụ sẽ không thể thực hiện được.
Các dịch vụ này cung cấp mức độ tùy biến hướng tới nhu cầu của khách hàng rất cao, quá trình
dịch vụ có khả năng thích ứng cao để đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng. Phần
lớn thời gian nhân viên làm việc trong các văn phòng giao dịch và nhân viên này sẽ đưa ra các
quyết định chủ yếu trong quá trình phục vụ và tương tác với khách hàng.
Dịch vụ chuyên môn chú trọng sử dụng con người hơn là dựa trên máy móc thiết bị, cùng với việc
nhấn mạnh vào quá trình là làm thế nào các dịch vụ được cung cấp cho khách hàng chứ không
phải là “sản phẩm” (những gì được cung cấp). Dịch vụ chuyên môn bao gồm các chuyên gia tư
vấn quản trị, bác sĩ phẫu thuật, luật sư, kiểm toán, tài chính, thanh tra y tế và an toàn và một số
hoạt động dịch vụ lĩnh vực tin học…
b. Cửa hàng dịch vụ
Cửa hàng dịch vụ được đặc trưng bởi các mức độ tiếp xúc khách hàng, tùy biến hướng tới nhu cầu
của khách hàng, số lượng khách hàng, và các quyết định đưa ra của nhân viên, vị trí của cửa hàng
dịch vụ là dạng trung gian giữa dịch vụ chuyên môn và dịch vụ đại chúng. Dịch vụ được cung cấp
theo hướng hỗn hợp của các hoạt động tiếp xúc (tiền sảnh – front office) và hậu cần (hậu đường –
back office). Cửa hàng dịch vụ điển hình là các ngân hàng, bệnh viện, các công ty khai thác các
tour du lịch, công ty cho thuê xe, hầu hết các nhà hàng, khách sạn và đại lý du lịch… Ví dụ, việc
tổ chức cho thuê hay bán một thiết bị thì có thể cần có một số sản phẩm trưng bày trong các cửa
hàng, trong khi các hoạt động của bộ phận hành chính văn phòng giải quyết các công việc như
mua hàng và hậu cần cho công ty, thì các nhân viên giao dịch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
cần có những kỹ năng đào tạo về mặt kỹ thuật và có thể đưa ra những lời khuyên và tư vấn cho
khách hàng trong quá trình bán sản phẩm. Về cơ bản khách hàng sẽ mua một sản phẩm được tiêu
chuẩn hóa cụ thể nhưng sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình bán hàng, mà quá trình này được phục vụ
theo những nhu cầu cá nhân của khách hàng.
c. Dịch vụ khối lượng lớn (dịch vụ đại chúng)
Dịch vụ khối lượng lớn thực hiện một lượng lớn các giao dịch với khách hàng nên bị hạn chế về
thời gian tương tác và có mức độ tùy biến thấp. Đa phần những dịch vụ này hoạt động trên nền
tảng ‘phương tiện’ và định hướng vào ‘sản phẩm’, với đa số giá trị được tạo nên từ văn phòng phía
sau và công việc nhân viên ở văn phòng phía trước thực hiện tương đối ít. Đội ngũ nhân viên gần
như được phân chia chặt chẽ vào các phòng ban với chức năng xác định và phải tuân thủ nghiêm
ngặt các phương thức đề ra.
Một trong những loại hình dịch vụ đại chúng phổ biến nhất là các trung tâm dịch vụ cuộc gọi khách
hàng (call centres) được sử dụng bởi hầu hết các công ty mà các công ty này cần phải giải quyết
trực tiếp các vấn đề với khách hàng. Việc đối phó với một số lượng rất lớn các đòi hỏi, truy vấn lOMoARcPSD| 50032646
và yêu cầu từ phía khách hàng cần có một số dạng cấu trúc của quá trình giao tiếp với khách hàng.
Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng một quy trình trả lời truy vấn đã được thiết kế
một cách cẩn thận (đôi khi được biết đến như một kịch bản đã định trước).
5. Lựa chọn loại hình sản xuất:
Cách tiếp cận chiến lược trong sản xuất chia loại hình sản xuất thành 4 loại:
- Tập trung quá trình (phân xưởng): sửa chữa, bảo trì, .. (bệnh viện, ngân hàng) •
Các yếu tố sản xuất được bố trị phụ thuộc vào sản xuất •
Cần thiết bị dùng chung và nhân lực có tay nghề • Sản xuất linh hoạt •
Thường có chi phí sx cao và hệ số sử dụng thiết bị thấp •
Khó kế hoạch sx và điều khiển sx
- Sản xuất lặp lại (dây chuyền lắp ráp): ô tô, đồ gia dụng, ti vi •
Sx tổ chức như 1 dây chuyền •
Đặc tính mô đun với các chi tiết với trước đó •
Các mô đun có thể tùy biến tạo ra nhiều dòng sản phẩm •
Ít linh hoạt hơn tập trung quá trình nhưng hiệu quả hơn - Tập trung sản phẩm
(sản xuất liên tục): thép, giấy coda,.. •
Sx tổ chức theo quy trình gia công •
Sản lượng cao, ít chủng loại sản phẩm •
Hiệu quả với quy trình sx dài, liên tục •
Định phí cao, biến phí thấp •
Ít yêu cầu kỹ năng của công nhân •
Phụ thuộc vào công nghệ và dây chuyền
- Tùy biến đại chúng: máy tính Dell là công ty đầu tiên sử dụng Tùy biến đại chúng.
(sản xuất với khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu cá nhân) •
Sx nhanh với chi phí hàng hóa thấp -> nhu cầu riêng biệt •
Kết hợp linh hoạt của sx tập trung quá trình và hiệu quả của sx tập trung SP
Các yếu tố chủ yếu của quy trình sản xuất
Dòng nguyên liệu -> chỉ ra sự di chuyển của nguyên liệu
Hàm thời gian -> Gắn dòng nguyên liệu với khung thời gian
Dòng giá trị -> dòng nguyên liệu, thời gian và giá trị gia tăng ở mỗi công đoạn
Lưu đồ sản xuất -> Dùng ký hiệu để mô tả các hoạt động sx chính
Thiết kế dịch vụ -> thiết kế giao tiếp với khách hàng/ nhà cung cấp
CÂN ĐỐI DÂY CHUYỀN
1. Có bao nhiêu nhịp dây chuyền trong 1 công ty?
Có P nhịp dây chuyền cho 1 dòng sản phẩm. Nếu có nhiều dòng sản phẩm thì có nhiều nhịp dây chuyền.
2. Thông thường, bao lâu nhịp dây chuyền được tính 1 lần? Tùy theo nhu cầu khách hàng
thay đổi hoặc thời điểm.
3. Có thể thay đổi nhịp dây chuyền được hay không?
Có thể, thay đổi theo thời gian nhưng gắn với chi phí liên quan.
4. Chỉ có 1 nhịp dây chuyền cho mỗi máy/ thiết bị?
Sai. Chỉ có 1 nhịp dây chuyền cho mỗi dây chuyền. lOMoARcPSD| 50032646
*Một điểm khác biệt quan trọng giữa hoạt động dịch vụ và hoạt động sản xuất là khách hàng
đưa ra nhiều sự thay đổi hơn đối với các hoạt động trong hệ thống dịch vụ. Kể tên ít nhất ba trong
số các loại biến thể cơ bản mà khách hàng mang lại cho hệ thống dịch vụ? CHƯƠNG 5 1. Khái niệm MRP?
MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về những nhu cầu nguyên liệu, linh kiện
cần thiết cho sản xuất trong từng giai đoạn, dựa trên việc phân chia nhu cầu nguyên vật liệu
thành nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.
Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng đặt hoặc
dùng để thay thế. Nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo hoặc đơn hàng. Chất
lượng của công tác dự báo kể cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của MRP.
Nhu cầu phụ thuộc là những nhu cầu tạo ra từ các nhu cầu độc lập, nó được tính toán từ quá
trình phân tích sản phẩm thành các bộ phận chi tiết và nguyên vật liệu. Nhu cầu này được xác
định thông qua cấu trúc sản phẩm cuối cùng, nhu cầu dự báo đơn đặt hàng, kế hoạch dự trữ và
lịch trình sản xuất
2. Chức năng của MRP trong doanh nghiệp?
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) có những mục đích và chức năng sau:
- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất mà vẫn đảm bảo đầy đủ nhucầu
vật tư tại mọi thời điểm khi cần thông qua việc xác định chính xác số lượng từng hạng mục
nguyên vật liệu vào đúng thời điểm cần thiết.
- Giảm thời gian sản xuất và thời gian cung ứng đối với từng hạng mục nguyên vật liệu. Chỉ
phátlệnh sản xuất hoặc đơn đặt hàng đối với từng hạng mục nguyên vật liệu khi có yêu cầu. Đây
là phương pháp tiên tiến, đem lại lợi ích rất lớn trong việc giúp xác định thời điểm sản xuất hoặc
đặt hàng chính xác có hiệu quả hơn.
- Tạo sự thỏa mãn và niềm tin tưởng cho khách hàng. MRP đảm bảo tính hiện thực đúng hạn
củacác cam kết của doanh nghiệp trước khách hàng và khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ đúng tiến độ hơn.
- Tạo điều kiện cho các bộ phận phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau, phát huy tổng hợp khảnăng
sản xuất của doanh nghiệp.
- Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cho phép xác định chính xác thời điểm phân phối sản phẩm. Làm tăng tính linh hoạt của hệthống
sản xuất. Nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi trong đơn đặt hàng
của khách hàng nhờ dễ dàng hơn trong phản ứng với việc xây dựng và hoàn thiện lịch trình sản xuất.
3. Phân tích yêu cầu của MRP và cho ví dụ?’
Để MRP có hiệu quả cần thực hiện những yêu cầu sau: -
Có đủ hệ thống máy tính và chương trình phần mềm để tính toán và lưu trữ thông tin;
những lợiích của MRP phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác sử dụng máy tính trong quá trình lưu
trữ, thu thập, xử lý và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về nguyên vật liệu. -
Chuẩn bị đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có khả năng, trình độ về sử dụng máy tính và
nhữngkiến thức cơ bản trong xây dựng MRP. lOMoARcPSD| 50032646 -
Cần xây dựng được kế hoạch tiến độ sản xuất chính xác. Thông tin từ kế hoạch tiến độ là
cơ sởcho việc xác định khối lượng từng hạng mục nguyên vật liệu cần thiết sản xuất hoặc đặt hàng
ngoài và thời điểm cần thiết phát lệnh sản xuất hoặc đơn đặt hàng. Vì vậy kế hoạch tiến độ chi
phối các hoạt động của MRP. -
Xây dựng được hệ thống hóa đơn nguyên vật liệu (BOM). Đây là tài liệu xác định mỗi
sảnphẩm được sản xuất như thế nào. Chúng được cấu tạo bởi những loại nguyên vật liệu, chi tiết
bộ phận nào. Những thông tin này có từ tài liệu thiết kế sản phẩm, các tài liệu chuẩn về kỹ thuật
chế tạo và phân tích luồng công việc. -
Đảm bảo ghi chép cập nhật thường xuyên những thông tin mới trong kế hoạch tiến độ, hệ
thốnghóa đơn nguyên vật liệu và về tình trạng hàng dự trữ của từng hạng mục nguyên vật liệu như
lượng dự trữ sẵn có, mức dự trữ an toàn, lượng hàng tiếp nhận và lượng hàng phát đi, thời gian
sản xuất, thời gian kể từ khi đặt hàng đến khi nhận được hàng, quy mô lô hàng. -
Đảm bảo lưu trữ hồ sơ dữ liệu về tình hình nguyên vật liệu của doanh nghiệp làm cơ sở
choviệc truy cập, xem xét đánh giá chung về quản trị hàng dự trữ của doanh nghiệp.
VÍ DỤ: Streamline là Nền tảng Phần mềm MRP hàng đầu thế giới dành cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và lớn. Phần mềm MRP này Tích hợp liền mạch các nguồn dữ liệu của công ty. Kết nối hai
chiều cho phép lấy dữ liệu từ hệ thống bán hàng Streamline, cũng như tự động xuất thông tin đơn
hàng dự báo trở lại hệ thống ERP. Bên cạnh đó, phần mềm còn lập kế hoạch đặt hàng và báo cáo
tình hình NVL cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng được phần mềm cần phải có đội ngũ nhân
viên được đào tạo và huấn luyện sử dụng. CHƯƠNG 1:
1. Phân biệt năng suất và năng suất lao động:
Năng suất là khả năng sản xuất ra đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ trong một đơn vị thời. Năng
suất được tính bằng công thức số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ chia cho thời gian để sản xuất.
Năng suất lao động là khả năng của một người lao động để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ
trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động thường được tính bằng công thức số lượng sản
phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất bởi một người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định.
Ví dụ, nếu một công ty sản xuất 100 chiếc xe trong một giờ thì năng suất của họ là 100 chiếc xe
mỗi giờ. Nếu có 10 nhân viên tham gia vào việc sản xuất ra những chiếc xe đó, và những nhân
viên đó sản xuất được 1000 chiếc xe trong một ngày thì năng suất lao động của họ là 100 chiếc
xe mỗi người mỗi ngày. 2. Hệ thống sản xuất: a. VD:
Ví dụ về hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp cụ thể là Apple Inc., hãng công nghệ nổi tiếng
với sản phẩm iPhone, iPad, MacBook và iPod.
Hệ thống sản xuất của Apple bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm bộ phận thiết kế,
nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kiểm tra chất lượng và đóng gói.
Cụ thể, bộ phận thiết kế của Apple tập trung vào việc thiết kế sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm
hiện có. Các kỹ sư và nhà thiết kế của Apple sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra các mẫu lOMoARcPSD| 50032646
3D của các sản phẩm và đảm bảo các tính năng, chức năng và kiểu dáng đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Sau đó, các sản phẩm được đưa sang bộ phận sản xuất để sản xuất hàng loạt. Các bộ phận này
được sản xuất bởi các nhà cung cấp và được vận chuyển đến các nhà máy của Apple trên toàn
cầu. Các bộ phận để lắp ráp các sản phẩm được kiểm tra và ưu tiên sử dụng các bộ phận có chất
lượng cao nhất để đảm bảo khả năng hoạt động và tuổi thọ của sản phẩm.
Các sản phẩm mới được đưa vào bộ phận kiểm tra chất lượng, nơi các chuyên gia kiểm tra các
tính năng, độ bền và khả năng hoạt động của sản phẩm trước khi chúng được đóng gói và vận
chuyển đến các nhà bán lẻ hoặc khách hàng cuối.
Tóm lại, hệ thống sản xuất của Apple sử dụng công nghệ tiên tiến và quản lý chất lượng cao để
đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối đảm bảo chất
lượng và uy tín của thương hiệu. b. Phân tích:
Hệ thống sản xuất của Apple Inc. được tích hợp từ nhiều bộ phận khác nhau để tạo ra các sản
phẩm công nghệ cao cấp như iPhone, iPad, MacBook và iPod. Các bộ phận chính trong hệ thống
sản xuất của Apple bao gồm:
1. Bộ phận thiết kế: Bộ phận này tập trung vào việc thiết kế và phát triển các sản phẩm mới
của Apple. Thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhất và các thiết kế độc đáo,
Apple tạo ra các sản phẩm không chỉ có tính năng và hiệu năng tốt màòn có thiết kế đẹp
và gây ấn tượng với người dùng.
2. Bộ phận nghiên cứu và phát triển: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu
và phát triển công nghệ mới để cải tiến và đưa ra các sản phẩm mới. Các kỹ sư và nhà
khoa học tại bộ phận này dành nhiều thời gian và tài nguyên để phát triển và kiểm tra các
công nghệ mới, giúp Apple luôn tiên tiến hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
3. Bộ phận sản xuất: Bộ phận này chịu trách nhiệm cho việc sản xuất các sản phẩm đã được
thiết kế và phát triển tại các nhà máy của Apple trên toàn cầu. Chúng tôi sử dụng các quy
trình sản xuất tiên tiến nhất và quản lý chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các sản
phẩm đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao của Apple.
4. Bộ phận kiểm tra chất lượng: Sau khi sản xuất, các sản phẩm của Apple sẽ được kiểm tra
chất lượng một cách kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng
của Apple. Bộ phận kiểm tra chất lượng sử dụng các phương pháp kiểm tra nghiêm ngặt
để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu về khả năng hoạt động, độ bền và hiệu năng.
5. Bộ phận đóng gói và vận chuyển: Cuối cùng, các sản phẩm Apple sẽ được đóng gói và
vận chuyển đến các nhà bán lẻ hoặc khách hàng cuối. Quá trình này cũng được quản lý
chặt chẽ để đảm bảo rằng sản phẩm được vận chuyển đến đúng địa điểm và đúng thời gian.
Tóm lại, hệ thống sản xuất của Apple được tích hợp từ nhiều bộ phận khác nhau, từ thiết kế,
nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kiểm tra chất lượng đến đóng gói và vận chuyển. Với việc sử
dụng công nghệ tiên tiến và quản lý chất lượng nghiêm ngặt, Apple tạo ra các sản phẩm chất
lượng cao mang lại uy tín và lòng tin cho khách hàng của mình.
3. Có DN nào không có HTSX không?
Có rất nhiều tổ chức mà không có hệ thống sản xuất, chẳng hạn như các công ty phát triển phần
mềm, công ty tư vấn, dịch vụ tài chính, chứng khoán, ngân hàng, hoặc công ty quảng cáo, v.v.... lOMoARcPSD| 50032646
Lý do là vì các tổ chức này không sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ để bán, mà thay vào đó cung
cấp các dịch vụ cho khách hàng hoặc đóng góp ý t phát triển của cộng đồng. Thay vì sản xuất
hàng hóa, các tổ chức này có thể tập trung vào quản lý dịch vụ và cải tiến quy trình để đảm bảo
chất lượng và hiệu quả của dịch vụ.
Ví dụ một doanh nghiệp cụ thể là công ty McKinsey & Company, được coi là một trong những
công ty tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới. Công ty không sản xuất sản phẩm, mà cung cấp
các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp và tổ chức khác, giúp họ tăng trưởng và nâng cao hiệu
quả hoạt động. Công ty McKinsey & Company tập trung vào nghiên cứu cải tiến quy trình và
phát triển các chiến lược điều hành hiệu quả để giúp các khách hàng của họ đạt được mục tiêu.
4. VD ứng dụng CNTT làm thay đổi HTSX của 1 DN:
Một ví dụ về ứng dụng Công nghệ thông tin trong thay đổi hệ thống sản xuất là của công ty
Toyota, một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Họ đã triển khai hệ thống sản xuất
linh hoạt thông minh (Intelligent Flexible Production System) tại nhà máy Georgetown ở Kentucky, Hoa Kỳ.
Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng của hệ thống điều khiển tự động (Automation Control
System) và kết nối mạng (Network Connectivity), cho phép các máy móc và thiết bị sản xuất
giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau. Các thiết bị này được trang bị các cảm biến và phần mềm
giám sát để đo lường và phân tích dữ liệu thu thập về hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Thông
qua việc kết hợp các công nghệ như Internet of Things (IoT), big data analytics, machine
learning và artificial intelligence (AI), hệ thống sản xuất linh hoạt thông minh giúp công ty
Toyota cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm thời gian và chi phí sản xuất, đồng thời tăng độ chính
xác và khả năng quản lý sản xuất.
Ví dụ, hệ thống này có thể tự động điều chỉnh quy trình sản xuất để phù hợp với yêu cầu của
khách hàng, từ sản xuất hàng loạt đến sản xuất độc quyền. Nó có thể phát hiện sự cố trong quá
trình sản xuất, phân tích dữ liệu và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Hệ thống cũng có
thể cập nhật dữ liệu và giám sát sản xuất trực tiếp trên ứng dụng di động, giúp quản lý sản xuất
dễ dàng hơn và tối ưu hóa quy trình sản xuất. 4. Cơ cấu sx: a. KN:
Cơ cấu sản xuất (Production Structure) là tổ chức và phân phối các hoạt động sản xuất trong một
doanh nghiệp nhằm đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra tối ưu nhất. Các thành phần của cơ cấu
sản xuất bao gồm các yếu tố nhân lực, thiết bị, vật liệu, quy trình sản xuất và các yếu tố khác. b. vd
Một ví dụ về cơ cấu sản xuất là trong một doanh nghiệp sản xuất quần áo. Cơ cấu sản xuất của
công ty có thể bao gồm một phòng thiết kế, một nhóm nhân viên bộ phận cắt vải, một số thợ
may, một bộ phận hoàn thiện sản phẩm, và một kho để lưu trữ quần áo đã hoàn thành. Tiến trình
sản xuất của công ty có thể bao gồm các giai đoạn như thiết kế, cắt vải, may, chất lượng kiểm tra
và hoàn thiện sản phẩm.
Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của công ty, cơ cấu sản xuất có thể được thay đổi hoặc tối
ưu hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ví dụ, công ty có thể tăng cường đầu tư vào các thiết lOMoARcPSD| 50032646
bị sản xuất hiện đại để giảm thời gian sản xuất và chi phí, hoặc áp dụng công nghệ thông tin tối
ưu hóa quy trình sản xuất. Cơ cấu sản xuất cũng có thể được tinh chỉnh khi công ty mở rộng
hoạt động hoặc khi thị trường thay đổi. c. Phân tích:
Cơ cấu sản xuất của công ty may Dony có thể được phân tích như sau:
Thiết kế sản phẩm: Công ty Dony có bộ phận thiết kế chuyên nghiệp để tạo ra các sản phẩm độc
đáo, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Chọn nguyên liệu: Những nguyên liệu sẽ được sử dụng để tạo ra các sản phẩm may mặc của
công ty. Công ty Dony lựa chọn các nguyên liệu chất lượng cao, tiêu chuẩn và an toàn cho sức
khỏe của người sử dụng.
Chuỗi sản xuất: Chuỗi sản xuất của công ty Dony gồm nhiều bước như cắt vải, may và hoàn
thiện sản phẩm. Mỗi bước đều có quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm.
. Sản xuất khẩu trang: Trong ma dịch COVID-19, sản xuất khẩu trang y tế và khẩu trang bảo vệ
đã trở thành một trong những điểm mạnh của công ty Dony. Do đó, công ty đã tập trung phát
triển các công nghệ sản xuất tiên tiến, cùng với các dây chuyền chuẩn hóa, tự động hóa để sản
xuất khẩu trang với số lượng lớn và đảm bảo chất lượng.
. Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Công ty Dony thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm từ
nguyên liệu đến sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo rằng tất cả mọi sản phẩm của công ty đều đáp
ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
Quản lý phân phối sản phẩm: Sau khi sản xuất sản phẩm hoàn thành, công ty Dony sẽ tiến hành
phân phối sản phẩm trên các kênh bán hàng trực tuyến, nền tảng thương mại điện tử, cũng như
các điểm bán hàng trực tiếp để tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả.
Tóm lại, cơ cấu sản xuất của công ty Dony xoay quanh việc sản xuất các sản phẩm may mặc
phong phú, nhưng đặc biệt là sản xuất khẩu trang y tế và khẩu trang bảo vệ trong mùa dịch
COVID-19. Công ty đã sử dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao quy trình sản xuất, đảm
bảo chất lượng sản phẩm và giúp thúc đẩy các kênh bán hàng để tăng doanh thu.