Tài liệu môn Pháp luật đại cương - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Mở Hà Nội
Tài liệu môn Pháp luật đại cương - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (BLAW0001)
Trường: Đại học Mở Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371 Contents
1. Vấn đề 1: Một số vấn đề lý luận về nhà nước và nhà nước CHXHCN VN.................3
- Nguồn gốc ra đời của nhà nước:..............................................................................3
- Có 4 kiểu nhà nước:.................................................................................................4
- Có 3 hình thức cấu trúc nhà nước:...........................................................................4
- Phân tích các đặc trưng đặc điểm nhà nước.............................................................4
- Phân biệt bản chất của các kiểu nhà nước khác nhau...............................................5
- Phân tích bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam............................................7
2. Vấn đề 2: Một số vấn đề lý luận về pháp luật..............................................................7
- Các nguyên nhân ra đời của pháp luật:.....................................................................7
- Dấu hiệu bản chất của pháp luật...............................................................................7
- Phân biệt đặc điểm của các kiểu pháp luật...............................................................8
- Phân tích các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam......................................9
3. Vấn đề 3: Quy phạm pháp luật..................................................................................10
- Phân tích các bộ phận của quy phạm pháp luật......................................................10
- So sánh các quy phạm pháp luật.............................................................................11
- Phân tích đặc điểm của các loại quy phạm pháp luật..............................................12
4. Vấn đề 4: Quan hệ pháp luật......................................................................................14
- Nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật...........................................................14
- Phân tích các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật...................................................14 - P
hân tích các điều kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.15 5.
Vấn đề 5: Điều chỉnh pháp luật................................................................................. 15
- Phân tích phương pháp của các dạng điều chỉnh pháp luật.................................... 15 -
Phân tích các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật.................................... 16 -
Phân tích các điều kiện đảm bảo hiệu quả của pháp luật........................................ 18 6.
Vấn đề 6: Thực hiện và áp dụng pháp luật................................................................ 20 1 lOMoARcPSD|44744371
- Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật...........................................................20
- Phân biệt hình thức áp dụng pháp luật với áp dụng pháp luật tương tư..................21
- Phân biệt các phương pháp giải thích pháp luật.....................................................22
- Phân biệt thực hiện pháp luật với giải thích pháp luật............................................23
7. Vấn đề 7: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý................................................23
- Phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật.....................................23
- Phân tích định nghĩa truy cứu trách nhiệm pháp lý................................................25
- Phân tích đặc điểm của các loại trách nhiệm pháp lý.............................................25
8. Vấn đề 8: Ý thức pháp luật và pháp chế....................................................................27
- Phân tích các chức năng của ý thức pháp luật........................................................27
- Phân tích các yêu cầu cơ bản của pháp chế............................................................27
- Phân tích mối quan hệ của ý thức pháp luật với pháp luật......................................28
- Phân tích mối quan hệ của ý thức pháp luật với thực hiện pháp luật......................29
9. Vấn đề 9: Pháp luật về phòng chống tham nhũng......................................................30
- Phân tích các yếu tố cấu thành tham nhũng............................................................30
- Phân tích đặc điểm của tham nhũng.......................................................................30
- Phân tích quy định pháp luật về phòng ngừa tham nhũng......................................31 - P
hân tích nguyên tắc về xử lí kỉ luật, xử lí hình sự và xử lí về tài sản tham nhũng 32
Dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai có giải thích:.................................................34
Tình huống 1:.......................................................................................................37
Tình huống 2:.......................................................................................................38
Tình huống 3:.......................................................................................................39
Tình huống 4:.......................................................................................................39
Tình huống 5:.......................................................................................................40 2 lOMoARcPSD|44744371 1. Vấ
n đề 1: Một số vấn đề lý luận về nhà nước và nhà nước CHXHCN VN
- Nguồn gốc ra đời của nhà nước:
Theo chủ nghĩa phi Mác xít về nguồn gốc nhà nước điển hình:
o Học thuyết thần quyền: nhà nước ra đời do sự sắp xếp của thượng đế, thượng đế là
người đã tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự xã hội, duy trì sự phát triền của nhân loại.
o Học thuyết gia trưởng: nhà nước được ra đời từ mô hình của một gia đình, gia tộc mở
rộng về mặt quyền lực. Mỗi gia đình sẽ có 01 người đứng đầu - người đó là gia
trưởng, mỗi dòng tộc có 01 người đứng đầu - người đó là tộc trưởng.
o Học thuyết nhà nước tự nhiên: Luận thuyết ra đời từ quan điểm triết học tính người của
mỗi con người tìm đến nhau để nương tựa, mỗi người đều mang cái tốt đến cho người
khác hợp thành xã hội có nhà nước.
o Học thuyết tâm lí: Nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên
thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ. Nhà nước là tổ chức của các siêu
nhân có sức mạnh lãnh đạo xã hội.
o Học thuyết nhà nước siêu nhiên: Nhà nước là sự du nhập và thử nghiệm của các nền văn minh ngoài Trái Đất.
o Học thuyết sinh học: Xã hội loài người theo nguyên lý chung của sinh học, đó là quy
luật chọn lọc tự nhiên, đấu tranh sinh tồn giữa kẻ mạnh, người yếu. Song con người
có “bản chất người” do vậy họ tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau liên kết nhau thành
một thiết chế đó là nhà nước.
o Học thuyết bạo lực: nhà nước được ra đời từ các cuộc chiến tranh, tranh giành lãnh thổ
của các thị tộc, và thị tộc chiến thắng sẽ tạo nên một cơ quan là nhà nước để cai trị nô lệ.
o Học thuyết khế ước xã hội: nhà nước ra đời do việc những người cùng nhau ký kết tạo
nên một thỏa thuận hay khế ước, để tất cả cùng hoạt động sinh sống trong khuôn khổ đó.
Quan điểm Mác – Lê nin về nguồn gốc nhà nước: Theo quan điểm này nhà nước không
xuất hiện hay ra đời từ những yếu tố siêu nhiên, mà nhà nước ra đời khi xã hội đã phát
triển đến một cột mốc nhất định. Nhà nước ra đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai
cấp trong xã hội, các giai cấp này có sự đối kháng với nhau. 3 lOMoARcPSD|44744371
- Có 4 kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô Nhà nước phong kiến Nhà nước tư sản Nhà nước XHCN
- Có 3 hình thức cấu trúc nhà nước:
Cấu trúc nhà nước đơn nhất: là hình thức trong đó lãnh thổ của nhà nước là có chủ
quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến
địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường)
VD: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp,
Anh, Brunei Darussalam, Cu ba, Lào, …
Cấu trúc nhà nước liên bang: là những nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên
hợp lại. Nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ
thống chung cho toàn liên bang và một hệ thống trong mỗi nước thành viên; có chủ
quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng thời mỗi thành viên cũng có chủ quyền riêng.
VD: Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Liên bang
Malaixia, Liên bang Nam Tư, Mexico, Đức…
Cấu trúc nhà nước liên minh: là một nhóm các các quốc gia độc lập liên kết với nhau để
thực hiện những mục đích chung nhất định như chính trị, quân sự hoặc kinh tế bằng
một hiệp ước do các thành viên liên minh thỏa thuận. VD: Liên minh châu Âu (EU)
- Phân tích các đặc trưng đặc điểm nhà nước Nhà nước chủ nô
o Là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử
o Dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất
o Chủ nô là giai cấp thống trị, nô lệ là giai cấp bị trị
o Giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ đối kháng nhau
o Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ 4 lOMoARcPSD|44744371
o Đấu tranh của nô lệ mang tính tự phát, chưa phải là đấu tranh giai cấp Nhà nước phong kiến
o Dựa trên chế độ chiếm hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai, tư liệu sản xuất
và một phần sức lao động của nông dân
o Địa chủ là giai cấp thống trị, nông dân là giai cấp bị trị
o Giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân đối kháng nhau Nhà nước tư sản
o Là kiểu nhà nước tiến bộ hơn so với các kiểu nhà nước trước đó
o Dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột thông qua giá trị thặng dư
o Tư sản là giai cấp thống trị, vô sản là giai cấp bị trị
o Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản đối kháng nhau Nhà nước XHCN
o Đây là kiểu nhà nước tiến bộ trong lịch sử (theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
o Dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
o Là nhà nước của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động
o Nhằm xóa bỏ giai cấp, áp bức, bóc lột và và thực hiện công bằng xã hội
- Phân biệt bản chất của các kiểu nhà nước khác nhau Tiêu Nhà nước chủ Nhà nước phong
Nhà nước tư sản Nhà nuóc XHCN chí nô kiến Tính Thể hiện chủ Thể hiện trong + Là tính chất + Là giai cấp tiên giai yếu trong quan
tính chất quan hệ của mối quan hệ tiến nhất, cách cấp
hệ giai cấp giữa đấu tranh giai giữa tư sản và mạng nhất, phấn chủ nô và nô lệ câp giữa quý tộc vô sản đấu vì lợi ích của địa chủ và nông + Do các điều nhân dân lao động dân kiện nội tại của và của toàn xã xã hội tư sản hội.
quyết định, đó là + Là liên minh
cơ sở kinh tế, cơ giai cấp công sở xã hội và cơ nhân với giai cấp sở tư tưởng nông dân và đội + Giai cấp tư ngũ tri thức. Nhân sản giữ vị trí dân là chủ thể tối 5 lOMoARcPSD|44744371 thống trị và giai cao của quyền lực cấp vô sản là bộ nhà nước, thực phận đông đảo hiện quyền lực trong xã hội, là nhà nước dưới lực lượng lao nhiều hình thức động chính khác nhau trong xã hội Tính
+ Nhà nước chủ Tính xã hội, nhà
Nhà nước tư sản Vừa là bộ máy xã hội nô là một tổ nước phong kiến đã thực hiện chính trị – hành chức sinh ra để là đại diện cho nhiều hơn các chính, một bộ
tổ chức, quản lý toàn thể xã hội,
công việc chung máy cưỡng chế xã hội chiếm nên sứ mệnh của của xã hội, bảo vừa là một tổ chức hữu nô lệ thay nhà nước phong vệ trật tự và lợi quản lý kinh tế – thế cho tổ chức
kiến là tổ chức và ích chung của xã xã hội của nhân thị tộc, bộ lạc quản lý các mặt hội dân lao động, nó không còn phù của đời sống xã không còn là nhà hợp nữa. hội. So với nhà nước theo đúng + Là một trong nước chủ nô, tính nghĩa mà chỉ còn những hình xã hội của nhà là “nửa nhà thức tổ chức nước phong kiến nước”. Nhà nước của xã hội rõ nét hơn, nhà ngoài bảo đảm lợi chiếm hữu nô nước đã quan ích giai cấp, thì lệ, nhà nước tâm nhiều đến phải thực hiện vai chủ nô có trách việc giải quyết trò là công cụ bảo nhiệm tổ chức những vấn đề vệ lợi ích chung và quản lý một chung cho toàn và trật tự xã hội. số lĩnh vực xã hội. Nhà nước bảo quan trọng của đảm và phát huy đời sống xã hội quyền làm chủ vì sự tồn tại và của nhân dân. phát triển của Công nhận và tôn cả xã hội. trọng bảo vệ và + Tính xã hội bảo đảm quyền của nhà nước con người chủ nô chưa thể hiện được nhiều. + Nhà nước chủ nô đã thực hiện những công việc chung, bảo vệ lợi ích chung, đáp ứng như cầu quản lí các công việc chung của xã 6 lOMoARcPSD|44744371 hội
- Phân tích bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên
lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở
nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). 2. Vấ
n đề 2: Một số vấn đề lý luận về pháp luật
- Các nguyên nhân ra đời của pháp luật:
Nguồn gốc của pháp luật là nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự ra đời
của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu:
o Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình
và nâng lên thành pháp luật. Bằng con đường này, Nhà nước tạo ra hình thức pháp
luật đầu tiên là tập quán pháp
o Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan
xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan
cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này. Con đường
này tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp
o Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã
hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lý và duy trì trật tự xã hội. Con đường này hình
thành hình thức pháp luật thứ ba là văn bản quy phạm pháp luật
- Dấu hiệu bản chất của pháp luật Tính giai cấp
o Phản ánh ý chí của giai cấp thống trị
o Bị chi phối bởi cơ sở kinh tế. 7 lOMoARcPSD|44744371
o Tùy mỗi kiểu nhà nước, theo giai đoạn khác nhau, sự thể hiện tính giai cấp cũng khác nhau. Tính xã hội
o Thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội
o Bảo vệ cả lợi ích của các giai cấp trong xã hội.
o Điều chỉnh hành vi của mọi chủ thể trong xã hội
o Tùy mỗi kiểu nhà nước, giai đoạn lịch sử, yếu tố khách quan và chủ quan, tính xã hội biểu hiện khác nhau
Tính dân tộc: Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng của yếu tố lịch sử, văn hóa xã hội, truyền thống
Tính mở: Hội nhập quốc tế và sự xích lại gần nhau của các nền văn hóa trong đó có văn hóa pháp luật
Tính nhân loại: Ghi nhận những giá trị chung do con người sáng tạo, tìm ra và khẳng
định nó là thuộc tính phổ biến, thước đo sự phát triển, tiến bộ của quốc gia
- Phân biệt đặc điểm của các kiểu pháp luật Kiểu pháp luật chủ nô
o Pháp luật chủ nô pháp luật chủ nô tạo cơ sở pháp lí cho việc củng cố và bảo vệ
quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, hợp pháp hóa chế độ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
o Pháp luật chủ nô quy định một hệ thống hình phạt và cách thi hành hình phạt hết sức dã man, tàn bạo
o Pháp luật chủ nô ghi nhận và củng cố tình trạng bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình.
o Pháp luật chủ nô có tính tản mạn, thiếu thống nhất.
Kiểu pháp luật phong kiến
o Pháp luật phong kiến là pháp luật đẳng cấp và đặc quyền
o Pháp luật phong kiến liên quan mật thiết tới tôn giáo và đạo đức phong kiến.
o Pháp luật phong kiến mang tính dã man, tàn bạo. Kiểu pháp luật tư sản
o Là hệ thống các quy phạm pháp luật ( các quy tắc ) có tính chất bắt buộc chung, do
Nhà nước tư sản ban hành ( hoặc thừa nhận ) và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh 8 lOMoARcPSD|44744371
cưỡng chế, trực tiếp thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, là công cụ
có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu phù hợp với ý chí và lợi
ích cơ bản của giai cấp tư sản.
o Thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải duy trì và củng cố chế độ tư
hữu và sự chi phối không hạn chế của nó đối với các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị
Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa
o Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả
cộng đồng dân tộc nói chung
o Có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của Đảng cộng sản,
là sự thể chế hoá đường lối lãnh đạo của đẳng cầm quyền
o Thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản
o Không chia thành công pháp và tư pháp
o Có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật.
- Phân tích các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật Nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản
về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, văn hóa – xã hội, kinh tế, chế độ
bầu cử, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân,…
Luật hành chính gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã
hội hình thành trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của
Nhà nước trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ xã hội nảy
sinh trong quá trình quản lý nhà nước.
Luật hình sự là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm đồng thời quy định các
hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội
Luật tố tụng hình sự gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội
phát sinh trong việc điều tra, truy tố và xét xử những vụ án hình sự.
Luật dân sự gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ tài sản dưới hình
thức hàng hóa – tiền tệ. Một số quan hệ nhân thân phi tài sản như quyền sáng chế và
phát minh khoa học công nghệ, sáng tác các tác phẩm và văn học nghệ thuật.
Luật tố tụng dân sự gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ giữa cơ
quan xét xử, viện kiểm sát nhân dân các cấp, đương sự và những người tham gia khác
trong quá trình điều tra và xét xử những vụ án dân sự. 9 lOMoARcPSD|44744371
Luật hôn nhân và gia đình gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã
hội trong hôn nhân và gia đình (quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản phát sinh do việc
kết hôn giữa nam và nữ).
Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ kinh tế
phát sinh trong quá trình quản lý và lãnh đạo họat động kinh tế của Nhà nước, cũng
như trong hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức, đơn vị kinh tế.
Luật lao động gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
giữa người lao động, người sử dụng lao động (cá nhân hoặc tổ chức) trong các quan
hệ trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội.
Luật tài chính gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước.
Luật ngân hàng là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng.
Luật đất đai gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành
trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý và sử dụng đất.
Luật thương mại là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương
mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tư pháp quốc tế là một ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, quan hệ hôn
nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố
nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn, ngành luật tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối
quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. 3. Vấ
n đề 3: Quy phạm pháp luật
- Phân tích các bộ phận của quy phạm pháp luật Giả định:
o Khái niệm: là bộ phận nêu lên địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình
huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu tồn tại chúng thì phải hành động theo
quy tắc mà quy phạm đặt ra.
o Cách xác định: Trả lời cho câu hỏi cá nhân, tổ chức nào? Trong điều kiện, hoàn cảnh nào? o Phân loại:
Giả định đơn giản: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện
Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện và giữa chúng có mối liên hệ với nhau. 10 lOMoARcPSD|44744371
VD: Theo Khoản 1, điều 169, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung 2017: “Người nào
bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” Quy định:
o Khái niệm: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật, vì chính đây là quy tắc
xử sự thể hiện ý chí nhà nước mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những
điều kiện mà phần giả định đặt ra.
o Cách xác định: Trả lời các câu hỏi: Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm gì? Làm như thế nào?
o Phân loại: Căn cứ vào tính chất, phương pháp tác động lên các quan hệ xã hội Cấm và bắt buộc Tuỳ nghi Giao quyền.
VD: Theo điều 337, Bộ luật dân sự 2015: “Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên
bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận” Chế tài:
o Khái niệm: là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện pháp tác động
mà nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
o Cách xác định: Trả lời câu hỏi: Bị xử lý như thế nào khi ở vào hoàn cảnh giả định
mà không thực hiện quy định của quy phạm pháp luật?
o Phân loại: có 4 loại chế tài: hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật
VD: Theo khoản 1, Điều 148, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: Tội lây
truyền HIV cho người khác: “Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền
HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của
người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”
- So sánh các quy phạm pháp luật
Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh
o Quy phạm pháp luật dứt khoát là quy phạm trong đó bộ phận quy định chỉ nêu ra một
cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ 11 lOMoARcPSD|44744371
o Quy phạm pháp luật không dứt khoát là quy phạm trong đó bộ phận quy định nêu ra
nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn cho mình một cách xử sự từ những cách đã nêu
o Quy phạm pháp luật hướng dẫn là quy phạm trong đó bộ phận quy định của quy phạm
thường đưa ra những lời khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định.
Phụ thuộc vào cách thức xử sự
o Quy phạm pháp luật bắt buộc có bộ phận quy định buộc chủ thể phải thực hiện một số hành vi nhất định.
o Quy phạm pháp luật cấm có bộ phận quy định cấm chủ thể không được thực hiện
một số hành vi nhất định.
o Quy phạm pháp luật cho phép có bộ phận quy định cho phép chủ thể có thể tự xử sự
theo những cách thức nhất định (thường là những quy định về quyền và tự do của các chủ thể pháp luật).
Căn cứ vào nội dung, tác dụng của quy phạm pháp luật
o Quy phạm pháp luật nội dung là những quy phạm xác định các quyền, nghĩa vụ hay
trách nhiệm của các chủ thể pháp luật.
o Quy phạm pháp luật hình thức (thủ tục) là những quy phạm xác định trình tự, thủ tục
để các chủ thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí của mình hay tiến hành áp dụng
pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế.
Căn cứ vào tính chất của lĩnh vực quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh (chủ thể và lợi
ích mà pháp luật bảo vệ)
o Quy phạm pháp luật công pháp là quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa
các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tư nhân, liên quan đến
lợi ích chung của nhà nước và xã hội.
o Quy phạm pháp luật tư pháp là quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa các
tư nhân với nhau, liên quan đến lợi ích riêng tư của tư nhân.
- Phân tích đặc điểm của các loại quy phạm pháp luật
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh pháp luật có thể phân chia các
quy phạm pháp luật thành:
o Quy phạm pháp luật hành chính: được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính Nhà nước
o Quy phạm pháp luật dân sự: quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh
quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự 12 lOMoARcPSD|44744371
o Quy phạm pháp luật hình sự: được thể hiện thông qua các quy định của luật về tội phạm, hình phạt…
Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh trong quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành:
o Quy phạm pháp luật dứt khoát: bộ phận quy định chỉ nêu ra một cách xử sự rõ ràng, chặt chẽ
o Quy phạm pháp luật tuỳ nghi (không dứt khoát): bộ phận quy định nêu ra nhiều cách
xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn cho mình một cách xử sự từ những cách đã nêu
o Quy phạm pháp luật hướng dẫn: bộ phận quy định của quy phạm thường đưa ra
những lời khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định.
Căn cứ cách trình bày quy phạm pháp luật chia quy phạm pháp luật thành:
o Quy phạm pháp bắt buộc: bộ phận quy định buộc chủ thể phải thực hiện một số hành vi nhất định
o Quy phạm pháp luật cấm đoán: bộ phận quy định cấm chủ thể không được thực hiện
một số hành vi nhất định
o Quy phạm pháp luật cho phép: bộ phận quy định cho phép chủ thể có thể tự xử sự
theo những cách thức nhất định (thường là những quy định về quyền và tự do của
các chủ thể pháp luật).
Căn cứ vào nội dung, tác dụng của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành
o Quy phạm pháp luật nội dung: quy phạm xác định các quyền, nghĩa vụ hay trách
nhiệm của các chủ thể pháp luật.
o Quy phạm pháp luật hình thức (thủ tục): quy phạm xác định trình tự, thủ tục để các
chủ thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí hay tiến hành áp dụng pháp luật để
giải quyết các vụ việc
Căn cứ vào tính chất lĩnh vực quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh có thể chia quy phạm pháp luật thành:
o Quy phạm pháp luật công pháp: quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa
các cơ quan Nhà nước với nhau; giữa cơ quan nhà nước với tư nhân, liên quan đến
lợi ích chung của nhà nước và xã hội
o Quy phạm pháp luật tư pháp: quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội giữa tư
nhân với nhau, liên quan đến lợi ích riêng tư của tư nhân. 13 lOMoARcPSD|44744371 4. Vấ
n đề 4: Quan hệ pháp luật
- Nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật Chủ quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật
- Phân tích các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
Chủ thể quan hệ pháp luật
o Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức phải có năng lực pháp
luật, năng lực hành vi phù hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các
quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ pháp lý theo quy định.
o Trong đó chủ thể là cá nhân và tổ chức khác nhau, cụ thể:
Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả
năng để cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự
của cá nhân là khả năng mà cá nhân đó bằng hành vi của mình để xác lập,
thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật
dân sự và năng lực hành vi sẽ xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó thành lập
theo quy định của pháp luật và chấm dứt tư cách pháp lý khi bị phá sản, giải thể.
Khách thể quan thể quan hệ pháp luật
o Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt
được đó là lợi ích về vật chất hoặc tinh thần, khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
o Khách thể trong quan hệ pháp mà các bên hướng đến có thể là tài sản vật chất, lợi
ích phi vật chất hay hành vi xử sự của con người.
Nội dung quan hệ pháp luật: là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp luật của các chủ thể
tham gia trong quan hệ đó. Trong đó: 14 lOMoARcPSD|44744371
Quyền của chủ thể tham gia: Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua việc
thực hiện các hành vi trong khuôn khổ pháp luật, yêu cầu chủ thể khác thực
hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành vi nhất định.
Nghĩa vụ của chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia phải xử sự mà các chủ thể
của quan hệ pháp luật bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của chủ thể
phía bên kia theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Phân tích các điều kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt dưới tác động của 3
điều kiện: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể
Quy phạm pháp luật: là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế, phù hợp với những điều kiện,
hoàn cảnh đã được dự liệu trong các quy phạm pháp luật
o Sự biến pháp lí: Là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi phối của con người
o Hành vi pháp lí: Là sự kiện pháp lí chịu sự chi phối bởi ý chí của con người.
Hành vi pháp lý thể hiện dưới dạng: hành vi hợp pháp, hành vi bất hợp pháp
và hành vi vi phạm pháp luật.
o Thời hạn: Là sự kiện pháp lí đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Năng lực chủ thể: Là khả năng pháp lí của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia vào
quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
ð Quan hệ pháp luật cũng không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể có năng lực
chủ thể. Như vậy, quy phạm pháp luật và năng lực chủ thể là 2 điều kiện chung làm
phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, quy phạm pháp
luật chỉ có thể àm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể nếu gắn liền với những sự kiện pháp lí 5. Vấ
n đề 5: Điều chỉnh pháp luật
- Phân tích phương pháp của các dạng điều chỉnh pháp luật Khái niệm:
o Phương pháp điều chỉnh của pháp luật là tổ hợp các phương tiện, biện pháp, cách
thức do pháp luật quy định, có sự thống nhất bên trong, thông qua đó, pháp luật
tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, 15 lOMoARcPSD|44744371
phát triển hoặc phòng ngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển
các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh vực hoạt động
nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân.
o Phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành
luật trong hệ thống pháp luật.
Đặc điểm: Do nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) đặt ra, được ghi nhận
trong quy phạm pháp luật, được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở có thể áp dụng
các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong những trường hợp cần thiết.
Các cách thức tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội: có thể là cấm đoán (không cho
phép tiến hành một số hoạt động nhất định), bắt buộc (buộc phải thực hiện một số hoạt
động nhất định) hoặc cho phép (được phép hoạt động trong một phạm vi nhất định)
Các phương pháp điều chỉnh pháp luật thường có sự khác biệt ở chỗ chúng xác định:
o Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
o Trật tự hình thành quan hệ pháp luật
o Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật
o Các biện pháp đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau
- Phân tích các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật
Giai đoạn 1: Xác định nhiệm vụ, mục đích của điều chỉnh pháp luật
o Nhiệm vụ của điều chỉnh pháp luật cần được xác định ở nhiều cấp độ khác nhau, có
nhiệm vụ của toàn bộ hoạt động điều chỉnh pháp luật, có nhiệm vụ của từng lĩnh
vực, từng trường hợp nói riêng. Xác định mục đích, nhu cầu điều chỉnh pháp luật
(điều chỉnh nhằm mục đích gì, cần đạt được những gì) để lập chương trình xây dựng
pháp luật. Giai đoạn này cần phân tích tình hình, chính sách cho thật chính xác
o Cần tìm kiếm phương án điều chỉnh tốt nhất trong điều kiện hiện tại để giải quyết vấn
đề và phải luôn chú ý là pháp luật không phải là công cụ vạn năng có thể giải quyết
được mọi việc mà nó cũng có những hạn chế nhất định.
o Khi lập phương án giải quyết các nhiệm vụ đã được xác định cần nghiên cứu kĩ kinh
nghiệm điều chỉnh pháp luật đã được tích lũy ở trong nước và thế giới, tham khảo ý
kiến của các chuyên gia và những tư liệu đã nghiên cứu về vấn đề đó.
o Trong những trường hợp phức tạp, còn nhiều nghi ngờ, bàn cãi, nếu có thể nên tổ
chức những thực nghiệm xã hội - pháp lí, làm thí điểm trước rồi mới tiến hành trên quy mô toàn xã hội. 16 lOMoARcPSD|44744371
Giai đoạn 2: Ban hành pháp luật
o Việc ban hành pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành và phải
theo những hình thức, thủ tục, trình tự luật định. Nội dung các quy định pháp luật
được ban hành phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã
hội... của nhà nước cũng như của nhân dân.
o Sau khi ban hành các quy định pháp luật, các cơ quan nhà nước phải tiến hành các
hoạt động cần thiết để đưa chúng vào thực hiện như công bố, thông báo cho các đối
tượng phải thực hiện biết được nội dung các quy định pháp luật...
o Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước còn phải tiến hành những công việc
như ban hành các quy định chi tiết, hướng dẫn việc thi hành, giải thích pháp luật,
cung cấp phương tiện, ngân sách, bổ sung, đào tạo cán bộ, công chức... thì quy định,
văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành mới có khả năng được thực hiện dễ dàng và thống nhất.
Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đã có hiệu lực
o Việc thực hiện pháp luật có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như tuân theo,
thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật. Các chủ thể pháp luật bằng hành vi thực tế
của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí của mình làm cho các quy định pháp luật đi vào cuộc sống.
Giai đoạn 4: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và đánh giá kết quả tác động của pháp luật
o Trong suốt quá trình điều chỉnh pháp luật, cần tiến hành kiểm tra, giám sát thường
xuyên và sau đó, có những tổng kết, đánh giá kết quả tác động của pháp luật. Từ đó,
đánh giá hiệu quả của pháp luật và hoàn thiện quá trình điều chỉnh pháp luật.
o Trong quá trình điều chỉnh pháp luật, nếu xảy ra hiện tượng vi phạm pháp luật thì
xuất hiện thêm giai đoạn truy cứu trách nhiệm pháp lí. Khi xảy ra vi phạm pháp luật
thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động truy cứu trách
nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, bảo đảm cho quá trình điều
chỉnh pháp luật được tiến hành kịp thời, nghiêm minh và có hiệu quả cao.
o Đời sống xã hội luôn vận động, biến đổi không ngừng, vì vậy điều chỉnh pháp luật
cũng là một quá trình không ngừng trong xã hội hiện nay. Các giai đoạn của quá
trình điều chỉnh pháp luật cứ nối tiếp và đan xen, bổ sung, gắn bó chặt chẽ với nhau
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của pháp luật. 17 lOMoARcPSD|44744371
- Phân tích các điều kiện đảm bảo hiệu quả của pháp luật
Hệ thống pháp luật phải toàn diện, đồng bộ
o Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất ở hai cấp độ.
Ở cấp độ chung, sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau. có 2 vấn đề lớn là:
xác định rõ ranh giới giữa các ngành luật và tạo ra đựoc 1 hệ thống quy phạm
pháp luật căn bản (thể hiện trong các văn bản luật) để tạo cơ sở củng cố tính
thống nhát của toàn bộ hệ thống pháp luật.
Ở cấp độ cụ thể đó là thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng
lặp, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy
phạm pháp luật với nhau để tạo ra tính đồng bộ phải giải quyết triệt để, đúng
đắn mối quan hệ loại - nhóm - tế bào.
o Hệ thống pháp luật toàn diện và đồng bộ phải có khả năng đáp ứng được đầy đủ
nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, các
quy định pháp luật phải có khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, để các quan
hệ xã hội quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần có sự điều chỉnh của pháp luật
thì đều có pháp luật điều chỉnh. Điều này đòi hỏi việc ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật không chỉ chú trọng tới các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, củng
cố chính quyền nhân dân mà còn phải chú ý tới các luật điều chỉnh một cách toàn
diện các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực đời sống dân sinh như dân sự, thương
mại, đầu tư, môi trường..., không chỉ chú trọng tới luật nội dung mà còn phải chú ý
tới luật hình thức về trình tự, thủ tục.
o Bất kỳ một quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật nào cũng được tạo ra và tác
động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng thể những mối liên
hệ và những sự ràng buộc nhất định. Do vậy, tính toàn diện và đồng bộ của hệ
thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện pháp luật.
o Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc ban hành đầy
đủ các văn bản quy định chi tiết các văn bản, quy định pháp luật trong những
trường hợp cần có sự quy định chi tiết
Hệ thống pháp luật phải luôn thống nhất: Sự thống nhất của hệ thống pháp luật là điều
kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để 18 lOMoARcPSD|44744371
trong việc thực hiện pháp luật. Tính thống nhất của hệ thống pháp luật được thể hiện
trong cả hệ thống cũng như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật ở các
cấp độ khác nhau. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành
không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nội dung mà còn phải bảo đảm tính thứ
bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng.
Hệ thống pháp luật được ban hành phù hợp: Tính phù hợp của hệ thống pháp luật luôn
phải có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể nói
pháp luật là những nhu cầu cơ bản, điển hình và có tính phổ biến nhất của đời sống kinh
tế - xã hội được khái quát hoá, mô hình hoá dưới hình thức pháp lý cụ thể thông qua
hoạt động lý trí và ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, sự phù hợp của
các văn bản quy phạm pháp luật mà đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật
khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm
cho tính khả thi và hiệu quả của pháp luật.
Trình độ kĩ thuật pháp lí khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
o Đó là tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn
thảo và hệ thống hoá pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có được đầy đủ các
khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội.
o Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật phải thường xuyên sử dụng các phương
tiện, các cách tiếp cận, các kỹ thuật pháp lý, các quy tắc pháp lý tiên tiến khoa học
nhất đã đạt được của nhân loại trong lĩnh vực điều chỉnh pháp luật.
o Mức độ hệ thống hóa cao và sự tồn tại của nhiều bộ luật cũng được coi là biểu hiện
của một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Tính hệ thống hóa cao là đảm bảo rất quan
trọng cho việc thực hiện pháp luật dễ dàng, thuận lợi và chính xác.
Các quy định của pháp luật phải có khả năng thực hiện được
o Các quy định pháp luật phải có khả năng thực hiện được trong điều kiện kinh tế,
chính trị - xã hội hiện tại. Điều này đòi hỏi các quy định pháp luật phải được ban
hành phù hợp với trình độ phát triển của đất nước ở mỗi thời kỳ phát triển nhất
định. Nếu các quy định pháp luật được ban hành quá cao hoặc quá thấp so với các
điều kiện phát triển của đất nước thì đều có ảnh hưởng đến chất lượng của pháp
luật. Trong những trường hợp đó hoặc là pháp luật không có khả năng thực hiện
được hoặc là được thực hiện không triệt để, không nghiêm, không phát huy hết vai
trò tác dụng của nó trong đời sống xã hội.
o Tính khả thi của hệ thống pháp luật còn thể hiện ở việc các quy định pháp luật phải
được ban hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt
ra, đồng thời phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành. 19