Tài liệu môn Tài chính tiền tệ (lí thuyết) | Học viện Ngân hàng
Tài liệu môn Tài chính tiền tệ (lí thuyết) | Học viện Ngân hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT01)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
1. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ
1.1 Sự ra đời, phát triển và các định nghĩa về tiền tệ
1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ
- Quá trình ra đời của tiền tệ được trải qua 4 hình thái giá trị:
1. Hình thái giá trị ngẫu nhiên 2. Hình thái chung 3. Hình thái mở rộng 4. Hình thái tiền tệ
- Theo Các mác, tiền tệ ra đời ở hình thái (4)
- Theo các nhà khoa học hiện đại, tiền tệ ra đời ở hình thái (3)
1.1.2 Sự phát triển của tiền tệ
Tiền hàng hóa thông thường - Điều kiện: Là vật ngang giá chung
Quý hiếm, gọn nhẹ, dễ bảo quản, vận chuyển, phù hợp với tập quán địa phương
- Ưu: giúp hoạt động trao đổi trở nên thuận tiện - Nhược: Kém về độ bền Khó vận chuyển Khó chia nhỏ
Không được chấp nhận rộng rãi Tiền vàng - Ưu: Độ bền cao
Được chấp nhận rộng rãi Giá trị ổn định - Nhược: Thiếu vàng
Không phù hợp với giao dịch có giá trị nhỏ, cồng kềnh với giao dịch có giá trị lớn Lãng phí tài nguyên
Tiền đúc bằng kim loại kém giá - Ưu: 1 Tiết kiệm
Phát hành với khối lượng lớn
Nhiều mệnh giá khác nhau - Nhược: Dễ bị làm giả
Dễ hỏng, nặng, vận chuyển và kiểm đếm phức tạp, ít được người dân ưu chuộng
Tiền giấy - Ưu:
Gọn nhẹ, dễ vận chuyển, cất trữ
Nhiều mệnh giá khác nhau
Được chấp nhận rộng rãi - Nhược: Kém về độ bền Dễ bị làm giả
Chi phí lưu thông lớn, phiền phức trong kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản với số lượng lớn
Tiền chuyển khoản (bút tệ, tiền ghi sổ)
- Tiền chuyển khoản được biểu hiện là số dư trong tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng.
- Để sử dụng tiền chuyển khoản phải có các công cụ để chuyển tải tiện như: séc, thẻ thanh toán,…
- Ưu (đây cũng là lí do tiền chuyển khoản có xu hướng tăng) Không bị làm giả
Tiết kiệm chi phí lưu thông, chi phí tạo tiền, chi phí bảo quản. Rủi ro thấp
Lưu thông tiền chuyển khoản giúp giảm bớt rủi ro lạm phát
Dễ dàng trong giao dịch, thanh toán
Nhà nước dễ quản lí khối lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế
1.2 Chức năng của tiền
Chức năng đơn vị định giá
- KN: tiền được dùng để đo giá trị trong nền kinh tế Giá trị hàng hóa - Điều kiện:
Có giá trị danh nghĩa pháp định
Tiền đơn vị (1 VNĐ, 1 USD,…) 2
Ngân hàng trung ương kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông - Ý nghĩa:
Giúp xác định giá cả của hàng hóa
Giảm chi phí và thời gian trao đổi
Giúp xác định giá trị tài sản
Phương tiện trao đổi
- KN: tiền làm môi giới trung gian trong trao đổi
- Có thể sử dụng: tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản; tiền đủ giá hoặc dấu hiệu giá trị - Điều kiện:
Được tạo ra hàng loạt
Được chấp nhận rộng rãi Nhiều mệnh giá Khó bị hư hỏng - Ý nghĩa:
Giảm chi phí và thời gian trao đổi
Mở rộng lưu thông hàng hóa
Kiểm soát tình hình lưu thông hàng hóa
Phương tiện dự trữ giá trị
- KN: tiền được sử dụng như là phương tiện chứa giá trị, nghĩa là 1 phương tiện chức sức
mua hàng hóa theo thời gian
- Công thức: H – T…..T – H’ - Điều kiện:
Phải là phương tiện truyển tải giá trị hiện thực
Dự trữ bằng vàng hoặc dấu hiệu giá trị - Ý nghĩa:
Điều tiết số lượng phương tiện lưu thông
Tập trung tích lũy vốn cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng
Chế độ lưu thông dấu hiệu giá trị
- KN: dấu hiệu giá trị là những phương tiện có giá trị rất nhỏ so với sức mua của nó.
Dấu hiệu giá trị, có giá trị danh nghĩa pháp định để thay thế tiền vàng được đưa vào lưu thông.
- Các loại dấu hiệu bao gồm: 3 Giấy bạc ngân hàng
Tiền đúc bằng kim loại kém giá Tiền chuyển khoản - Ý nghĩa:
Khắc phục tình trạng thiếu phương tiện lưu thông trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển
Đáp ứng tính đa dạng về nhu cầu trao đổi và thanh toán về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường
Lưu thông dấu hiệu giá trị tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội 1.3 Các khối tiền tệ
1.3.1 Khối tiền tệ cần thiết cho lưu thông (Mn)
- KN: là khối tiền tệ do tổng nhu cầu trong nền kinh tế quốc dân ở mọi thời kì quyết định
- Ti lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa, tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ Mn = P: giá cả hàng hóa
Q: tổng khối lượng hàng hóa đưa vào trong lưu thông
V: tốc độ lưu thông bình quân
1.3.2 Khối lượng tiền trong lưu thông
- KN: Là khối lượng tiền có thực trong lưu thông, chỉ tất cả các phương tiện được chấp
nhận làm trung gian trao đổi với mọi hàng hóa, dịch vụ và các khoản thanh toán khác
nhau tại 1 thị trường và trong 1 thời gian nhất định.
- Căn cứ vào tính lỏng của các phương tiện thanh toán, chia khối tiền tệ trong lưu thông thành các thành phần sau:
M1 = khối tiền tệ giao dịch + tiền mặt + tiền gửi ngân hàng không kì hạn
M2 = M1 + tiền gửi ngân hàng có kì hạn
M3 = M2 + các chứng từ cógias
Ms = M3 + các phương tiện thanh toán khác
Mo: tiền mặt
- So sánh Ms và Mn (tỉ lệ Ms/Mn), có thể xảy ra 3 trường hợp sau:
= 1 : tiền và hàng cân đối
< 1 : hiện tượng thiểu phát
> 1 : hiện tượng lạm phát 4
1.4 Cung và cầu tiền tệ 1.4.1 Cầu tiền tệ
- KN: cầu tiền tệ là số lượng tiền mà các pháp nhân và thể nhân cần để thỏa mãn nhu cầu chi dùng (Mn) - Phân loại:
Cầu tiền tệ cho giao dịch: mọi hoạt động đều cần sử dụng tiền như: trả lương, mua
nguyên vật liệu, thanh toán nợ, mua vật phẩm tiêu dùng.
Cầu tiền cho tích lũy: tích lũy khoản nhất định cho các nhu cầu đã định trước, mua sắm, đầu tư,…
Cầu tiền cho cất trữ: là số tiền nhàn rỗi chưa có mục đích sử dụng
Cầu tiền cho dự phòng:
Dự phòng tiền để mua mà không báo trước
Dự phòng chi thường xuyên Dự phòng chi rủi ro
- Các nhân tố ảnh hưởng:
Mức giá cả tỉ lệ thuận (với cầu tiền tệ, cùng tăng hoặc cùng giảm)
Mức thu nhập tỉ lện thuận
Lãi suất thị trường tỉ lệ nghịch
Tốc độ lưu thông tiền tệ tỉ lệ nghịch
1.4.2 Cung tiền cho lưu thông
- KN: Là chỉ việc phát hành vào lưu thông 1 khối lượng tiền tệ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền.
- Các kênh cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương:
Cho ngân hàng thương mại vay: tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
của ngân hàng thương mại
Phát hành tiền thông qua thị trường vàng và ngoại tệ
Cho ngân sách nhà nước vay
Phát hành tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở: Ngân hàng Trung ương mua
giấy tờ có giá từ ngân hàng thương mại
- Các cách cung ứng tiền vào trong lưu thông: NHTW phát hành tiền
Hệ thống các NHTM tạo tiền chuyển khoản
- Các yếu tố ảnh hưởng:
Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế 5
Kinh tế phát tiền � khối lượng hàng hóa nhiều � cần nhiều tiền trong lưu thông
Kinh tế tăng trưởng nóng � cần rút bớt tiền trong lưu thông (giảm cung ứng tiền tệ)
Khi lạm phát trong dự tính của NHTW � vẫn phát hành tiền vào trong lưu thông
Kinh tế suy thoái � tăng lượng tiền cung ứng trong lưu thông
Mức độ mát giá của đồng tiền
Tiền mất giá � giá cả hàng hóa tăng � cần nhiều tiền trong lưu thông
Mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước
Nhu cầu cần tiền mặt
Nhu cầu cần tiền mặt tăng lên � phát hành thêm tiền vào lưu thông 1.5 Lạm phát
- Quan điểm cổ điển: lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền vào trong lưu thông
- Quan điểm của Milton: lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng nhanh và liên tục trong 1 thời gian dài
- Các chỉ số đánh giá mức độ lạm phát
CPI: chỉ số giá tiêu dùng
PPI: chỉ số giá sản xuất
GDD: chỉ số giảm phát - Phân loại: Dựa vào tính chất Lạm phát cân bằng
Lạm phát không cân bằng
Lạm phát dự báo trước
Lạm phát thất thường
Dựa vào chỉ số giá lạm phát Lạm phát vừa phải Lạm phát phi mã 6 Siêu lạm phát
- Tác động tích cực của lạm phát vừa phải:
Đồng nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ � tỉ giá hối đoái tăng lên � khuyến khích
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu � góp phần cân bằng cán cân thanh toán
Tạo sự chênh lệch giá cả hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng � thương mại phát triển,
năng động hơn, các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất , đẩy mạnh cạnh tranh � thúc
đẩy sự phát triển nền kinh tế
Với 1 tỉ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo ra 1 tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
- Tác động tiêu cực của làm lạm phát
Giá cả hàng hóa tăng nhanh và liên tục � lợi nhuận doanh nghiệp giảm � thu hẹp
sản xuất, tín dụng bị giảm � tỉ lệ thất nghiệp cao, thu nhập giảm � ngân sách giảm - Nguyên nhân:
Lạm phát cầu kéo: xuất phát từ cầu hàng hóa
Lạm phát chi phí đẩy: xuất phát từ cung hàng hóa, chi phí sản xuất tăng lên
Lạm phát do hệ thống chính trị không ổn định - Giải pháp:
Sử dụng công cụ trực tiếp
Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay cao
NHTW phát hành tín phiếu
Sử dụng công cụ gián tiếp
Tăng lãi suất tái chiết khấu
Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Thông qua nghiệp vụ thị trường mở 1.5.2 Thiểu phát
- KN: là tình trạng trong lưu thông thiếu tiền dẫ tới giá cả hàng hóa, dịch cụ giảm xuống 1 cách phổ biến - Nguyên nhân:
Sự tăng nhanh của tổng cung
Sự suy giảm của tổng cầu - Tác động:
Tích cực: là kết quả của quá trình chống lạm phát, phản ánh sự tiến bộ của công nghiệp sản xuất Tiêu cực: 7
Nhu cầu tiêu dùng giảm, năng lực sản xuất giảm, hàng tồn kho lớn dẫn đến
tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, hoạt động tín dụng giảm
Sức mua đồng tiền trong nước tăng dẫ đến nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm - Biện pháp:
Tăng tổng cầu của nền kinh tế Giảm tổng cung
2. Những vấn đề cơ bản về tài chính
2.1 Tài chính và những chức năng của tài chính Khái niệm
- Khi các chủ thể tiến hành các hoạt động tài chính biểu hiện ra bên ngoài là hoạt động
thu vào bằng tiền và chi ra bằng tiền, cùng với đó là sự vận động của 1 lượng tiền nhất
định giữa các chủ thể khác nhau
- Khi các chủ thể tiến hành hoạt động tài chính tức là họ đã thực hiện hoạt động huy
động, phân bổ, sử dụng nguồn tài chính
- Nguồn tài chính là nguồn tiền mà doanh nghiệp có thể khai thác, sử dụng, nó thể hiện
tiềm năng về tài chính của các chủ thể
- Khi các chủ thể tiến hành thu vào bằng tiền sẽ hình thành quỹ tiền tệ. Khi các chủ thể
chi ra bằng tiền, nó thể hiện 1 dòng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tức là đã sử dụng quỹ tiền tệ
- Quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính đã huy động được nhằm sử dụng cho 1 mục đích cụ thế
- KN: Tài chính là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn tài chính gắn liền
với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm sử dụng cho 1 mục đích cụ thể Chức năng:
- Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính
KN: là việc bố trí, sắp xếp các nguồn lực tài chính cho các mục tiêu nhất định theo
nhu cầu của từng chủ thể thông qua các công cụ tài chính. Bao hàm cả hoạt động
huy động nguồn tài chính
Các quỹ tiền tệ chủ yếu
Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp
Quỹ tiền tệ của các trung gian tài chính
Quỹ tiền tệ của Nhà nước
Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình
Các phân thức phân bổ 8 Có hoàn trả Không hoàn trả - Chức năng kiểm tra
KN: là chức năng kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền đối với quá trình phân bổ
nguồn tài chính nhằm đảm bảo tính mục đích, tính hợp lí, tính hiệu quả, tiết kiệm
Kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền có nghĩa là các chủ thể sẽ tính toán về chỉ tiêu
về kinh tế để xem các khoản nợ của nhà nước, hoạt động tài chính của doanh
nghiệp hay hoạt động tài chính của 1 hộ gia đình có đảm bảo tính hiệu quả hay không.
2.2 Hệ thống tài chính
- KN: Hệ thống tài chính là 1 tổng thể bao gồm các thị trường tài chính, các định chế tài
chính trung gian, cơ sở hạ tầng pháp lí – kĩ thuật và các tổ chức quản lí giám sát và điều
hành hệ thống để tổ chức phân bổ nguồn lực tài chính theo thời gian và không gian 1
cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. - Cơ cấu tổ chức:
Hệ thống tài chính (kênh dẫn vốn trực tiếp)
Trung gín tài chính (kênh dẫn vốn gián tiếp)
Cơ sở hạ tầng pháp lí – kĩ thuật của hệ thống tài chính - Nhiệm vụ:
Luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu hụt
Cung cấp các phương tiện để quản lí rủi ro
- Mối quan hệ giữa thị trường tài chính và trung gian tài chính:
Tài chính trung gian có thể đóng vai trò là người cung cấp vốn trên thị trường tài
chính, cũng có thể đóng vai trò người huy động vốn trên thị trường tài chính.
Ngoài ra giữa thị trường tài chính và trung gian tài chính có nhiều mối quan hệ với
nhau như: TGTC làm người môi giới trên thị trường TC,… CHƯƠNG 2
TÍN DỤNG & LÃI SUẤT TÍN DỤNG
1. Những vấn đề chung về tín dụng 1.1 Định nghĩa
- KN: Tín dụng là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay dựa
trên nguyên tắc hoàn trả - Đặc điểm:
Chủ thế: người cho vay và người đi vay 9
Đối tượng: tiền, hiện vật, tài sản
Cơ sở thực hiện: lòng tin
Có sự chuyển giao quyền sử dụng vốn Nguyên tắc hoàn trả 1.2 Chức năng
1.2.1 Tập trung và phân phối lại vốn nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả
- Chức năng này được thể hiện trên 2 nội dung:
Tập trung vốn: Tín dụng thông qua các cơ quan chức năng của mình như: ngân
hành Thương mại, ngân hàng chuyên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,… để
huy động, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội hình thành quỹ cho vay.
Phân phối lại vốn: Trên cơ sở quỹ cho vay, tiến hành phân phối cho các cá nhân,
doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung và sử dụng vốn.
- Cả 2 nội dung trên phải thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và lãi sau 1 thời gian nhất định do:
Vốn đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người cho vay
Nguồn vốn cho vay chỉ là tạm thời nhãn rỗi, người đi vay chỉ tạm thời thiếu - Ý nghĩa:
Góp phần điều hòa lượng vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Giảm tối thiểu nguồn vốn
nhàn rỗi, không có ích để đầu tư vào kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và cá nhân.
Giúp doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện mới
trong môi trường cạnh tranh, góp phần vào việc bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận nền kinh tế.
1.2.2 Kiểm soát các hoạt động kinh tế bằng tiền
- Trọng tâm của chức năng này là kiểm soát đối với người đi vay.
- Các chủ thể trong quan hệ tín dụng kiểm soát lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình và
tác động tích cực đến quá trình lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế - xã hội. - Ý nghĩa:
Đảm bảo các tổ chức tín dụng thu hồi vốn cho vay đúng thời hạn, nâng cao khả năng thanh toán
Giúp các đơn vị vay vốn quan tâm đến việc sử dụng vốn: tiết kiệm và có hiệu quả hơn
Các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng thực hiện đúng kỉ luật và nguyên tắc tín dụng tránh nợ dây dưa.
2. Các hình thức tín dụng 10
2.1 Tín dụng thương mại
- KN: Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp
thông qua mua bán chịu hàng hóa
- Sau 1 chu kì sản xuất hh do các doanh nghiệp sản xuất ra kh phải bh bán cũng thu đc
tiền ngay , người mua chưa có hoặc k đủ tiền để trả để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, lưu
thông hh đc liên tục đòi hỏi người bán phải bán chịu cho người mua, tức là đã cung cấp tín dụng thương mại - Đặc điểm:
Đối tượng: hàng hóa
Chủ thể tgia: các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
Công cụ: thương phiếu
Sự vận động và pt luôn phù hợp với sự vận đg và pt của hình thái sản xuất
Thương phiếu là 1 loại giấy nhận đặc biệt mà ng sở hữu nó có quyền đòi tiền khi
đến hạn nợ (xác định quyền đòi nợ của người sở hữu thương phiếu và nghĩa vụ
phải hoàn trả của người mua khi hết hạn.)
- Thương phiếu được chia 2 loại:
Lệnh phiếu – người mua chịu lập ra để cam kết trả nợ
Hối phiếu – người bán chịu lập ra để yc ng mắc nợ trả tiền - Đặc điểm:
Trừu tượng: trên thương phiếu không ghi rõ nguyên nhân phát sinh khoản
nợ mà chỉ nêu số tiền nợ và kì hạn nợ
Bắt buộc: đến hạn người mắc nợ phải thanh toán. Điều này được pháp luật bảo hộ
Lưu thông: trong phạm vi hiệu lực, thương phiếu được sử dụng là phương tiện thanh toán - Ưu điểm:
Đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra 1 cách liên tục
Điều tiết vốn trực tiếp giữa các doanh nghiệp
Giảm chi phí lưu thông tiền tệ
Mở rộng tín dụng ngân hàng - Nhược:
Quy mô nhỏ: bị giới hạn bởi khối lượng hàng hóa bán chịu
Thời hạn cho vay chỉ là ngắn hạn 11
Phạm vi hẹp, chỉ đầu tư 1 chiều, bởi chỉ các doanh nghiệp có sự phù hợp về
sản phẩm đầu ra và yếu tố đầu vào mới tham gia được quan hệ tín dụng - Tác dụng:
TDTM điều tiết vốn 1 cách trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Do đó đáp ứng dc
các nhu cầu vốn ngắn hạn
TDTM làm giảm khối lg tiền mặt trong lưu thông => giảm chi phí lưu thông tiền tệ
Tạo đk để pt TD ngân hàng thông qua nghiệp vụ triết khấu, cầm cố thg phiếu 2.2 Tín dụng ngân hàng
- KN: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa 1 bên là ngân hàng và bên kia là các
tác nhân (doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội,…) trong nền kinh tế quốc dân
- CS hthanh: sự pt của lực lượng sx làm các nhu cầu tín dụng ngày càng đa dạng phong
phú dẫn đến sự cần thiết phải có tín dụng ngân hàng - Đặc điểm
Đối tượng: tiền tệ
Chủ thể tham gia: Các NH, mọi tổ chức cá nhân
Các ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian tín dụng
Công cụ lưu thông: tiền tín dụng lưu thông vô thời hạn, lưu thông bắt buộc và
thống nhất trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc quốc tế, kì phiếu ngân hàng,
chứng chỉ tiền gửi ngân hàng - Ưu:
Khối lượng tín dụng lớn
Thời hạn tính dụng đa dạng
Phạm vi hoạt động rộng - Nhược:
Điều kiện vay rất chặt chẽ, khắt khe
Độ rủi ro cao, tỉ lệ nợ xấu cao
Chi phí sử dụng vốn cao
2.3 Tín dụng nhà nước
- KN: Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội 12
- CS hthanh: Trong Th nhu cầu chi của ngân sách lớn, những nguồn thu không đủ để đáp
ứng -> để thỏa mãn nhu cầu này CPhu thg cân đối ngân sách bằng cách phát hành các công cụ nợ - Đặc điểm:
Chủ thể tgia: NN, các tổ chức kte xhoi, cá nhân
Đối tượng TDNN: Tiền tệ ( đc thực hiện dưới hình thức cc nợ)
Mang tính chất tín chấp (chính phủ dựa trên sự uy tín để vay tiền)
Công cụ: tín phiếu, trái phiếu,… (có độ an toàn cao nhất trên thị trường)
CC trở thành đối tượng giao dịch chiếm tỉ lệ k nhỏ trên thị trường vốn - Ưu: Rủi ro thấp
Giúp nhà nước huy động vốn - Nhược:
Chèn ép đầu tư tư nhân
Khi chính phủ vay quá nhiều thì cầu vốn sẽ tăng lên, nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế tăng lên
làm lãi suất thị trường tăng lên khiến các doanh nghiệp khó tiếp xúc với vốn vay.
Tăng nợ (Nếu không kiểm soát được sẽ gây khủng hoảng nợ) 2.4 Tín dụng thuê mua
- KN: tín dụng thuê mua là quan hệ tín dụng giữa các công ty tài chính với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản. - Đặc điểm:
Đối tượng: tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh
Chủ thể: công ty tài chính và doanh nghiệp
Hình thức: cho thuê tài sản
- So sánh thuê vận hành và thuê tài chính Tiêu chí Thuê vận hành Thuê tài chính Thời hạn thuê Ngắn dài Bảo dưỡng Bên cho thuê Bên đi thuê sửa chữa Lí do thuê tài
Tài sản cố định thường có giá cáo và thời gian sử dụng dài, vì vậy doanh sản
nghiệp sẽ thuê để tránh ứ đọng và giảm chi phí đầu tư Hủy ngang có không hợp đồng 13 Kết thúc thời Bên cho thuê có toàn
Bên đi thuê được chuyển giao quyền sở hữu hạn thuê
quyền quyết định tài sản hoặc mua lại Số tiền thuê
Số tiền mỗi lần thuê thấp
Giá trị hiện tại của tổng số tiền bên đi thuê hơn giá trị tài sản
trả lớn hơn giá trị ban đầu của tài sản - Ưu:
Điều kiện cho thuê đơn giản, dễ dàng
Đổi mới máy móc thiết bị - Nhược: Phạm vi hẹp Chi phí cao
Mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
Tín dụng thương mại phát triển giúp tín dụng ngân hàng phát triển vì:
Khi tín dụng ngân hàng thương mại phát triển � số thương phiếu tăng lên � các doanh
nghiệp sẽ mang thương phiếu tới ngân hàng vay vốn bằng hoạt động tái chiết khấu
� tín dụng ngân hàng phát triển
Khi tín dụng ngân hàng phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
tiếp cận với vốn, giúp các doanh nghiệp tái đầu tư, phát triển, sản xuất 3. Lãi suất tín dụng 3.1 Định nghĩa
- Lợi tức là khoản tiền mà người đi vay phải trả cho người vay ngoài phần gốc vay ban
đầu sau 1 thời gian sử dụng tiền vay.
- Lãi suất tín dụng là tỉ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được và tổng số tiền cho vay trong
một khoảng thời gian nhất định. 3.2 Phân loại
- Căn cứ vào tiêu thức quản lí vĩ mô:
Lãi suất sàn và lãi suất trần Lãi suất cơ bản
- Căn cứ vào tiêu thức nghiệp vụ tín dụng: Lãi suất tiền gửi Lãi suất cho vay Lãi suất chiết khấu
Lãi suất tái chiết khấu
Lãi suất thị trường liên ngân hàng 14
- Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ Lãi suất danh nghĩa Lãi suất thực 3.3 Cấu trúc 3.3.1 Cấu trúc rủi ro
- KN: Cấu trúc rủi ro là những khoản cho vay có cùng kì hạn nhưng có mức lãi suất khác nhau
- Các nhân tố quan trọng trong xác định cấu trúc rủi ro bao gồm: Rủi ro và vỡ nợ
Tính lỏng của giấy ghi nợ
Chính sách thuế thu nhập đối với người cho vay Chú ý:
- Một sự gia tăng của “rủi ro và vỡ nợ” dẫn đến lãi suất cho vay tăng vì khả năng trả nợ
của người đi vay giảm nên phải bù đắp rủi ro cho người cho vay
- Một sự gia tăng của “Tính lỏng của giấy ghi nợ” dẫn đến lãi suất cho vay giảm vì những
người tiết kiệm tốn ít chi phí trong việc đổi tài sản thành tiền mặt
- Một sự gia tăng của “Chính sách thuế thu nhập đối với người cho vay” dẫn đến lãi suất
cho vay tăng vì những người tiết kiệm quan tâm đến tiền lãi thực tế sau thuế và phải được
bù đắp tiền nộp thuế. 3.3.2 Cấu trúc kì hạn
- Lãi suất các khoản vay dài hạn thường cao hơn các khoản vay ngắn hạn
- Tuy nhiên khi xảy ra lạm phát thì lãi suất tiền vay trong ngắn hạn lại cao hơn dài hạn, vì:
Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, tiền mất giá, tâm lí người dân bây giờ chỉ muốn
gửi tiền trong ngắn hạn thay vì dài hạn, vì nếu gửi tiền trong dài hạn thì họ sẽ khó
chuyển đổi mục đích đầu tư. Vậy nên, trong thời kì này, các ngân hàng thường
tăng lãi suất tiền gửi trong ngắn hạn.
Khi lạm phát xảy ra, t có công thức:
Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát
Nếu gửi tiền trong dài hạn người gửi tiền rất có thể nhận được mức lãi suất âm.
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
- Cung – cầu tín dụng:
Cung > cầu: lãi suất giảm
Cung < cầu: lãi suất tăng 15 - Tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát tăng � lãi suất tăng
Tỷ lệ lạm phát giảm � lãi suất giảm
Lãi suất thực = lãi suất doanh nghiệp – tỉ lệ lạm phát
Khi tỉ lệ lạm phát tăng � lãi suất thực giảm � người đi vay được lợi, người
cho vay bị giảm quyền lợi � cầu tín dụng tăng, cung tín dụng giảm � lãi suất tín dụng tăng
- Chính sách kinh tế của Nhà nước
Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì lãi suất tăng và ngược lại
- Tỉ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế (lớn hơn lãi suất tín dụng)
Mức lãi suất tín dụng nhỏ hơn tỉ suất lợi nhu
ận bình quân hài hòa lợi ích người đi vay và người cho vay
3.4 Ý nghĩa của lãi suất tín dụng
Lãi suất tín dụng và công cụ để điều tiết kinh tế vĩ mô
- Lãi suất tín dụng là công cụ kiềm chế và kiểm soát lạm phát
Khi lạm phát xảy ra, Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu. Số tiền
các Ngân hàng thương mại vay từ NHTW giảm khiến chokhả năng tạo tiền, khả
năng cho vay của NHTM giảm xuống. Cung tiền (MS) giảm giúp tỉ lệ lạm phát giảm.
Khi NHTW tăng lãi suất chiết khấu � lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng � lãi
suất kinh doanh của các ngân hàng thương mại tăng � hạn chế việc bơm tiền ra
ngoài lưu thông � cung tiền giảm � tỉ lệ lạm phát giảm.
- Lãi suất tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHTW
giảm lãi suất tái chiết khấu lãi suất liên ngân hàng giảm
lãi suất tiền gửi giảm, lãi suất cho vay giảm doanh nghiệp dễ dàng
vay vốn đầu tư kinh doanh
- Lãi suất tín dụng là công cụ ổn định tỉ giá hối đoái
Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết kinh tế vi mô
Đây là cơ sở để các chủ thể đưa ra quyết định kinh tế. CHƯƠNG 3
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1. Những vấn đề chung về thị trường tài chính 1.1 Khái niệm 16
- Thị trường tài chính là nơi cung cầu nguồn tài chính gặp nhau và là nơi các tài sản tài chính được mua bán
1.2 Tài sản tài chính
Chứng khoáng và các tài sản tài chính khác
- Chứng khoán là loại chứng từ được ghi trên giấy từ hoặc hệ thống điện tử nhằm xác
nhận quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó với người phát hành
Công dụng của chứng khoán:
Được sử dụng để thế chấp, trả nợ tiền vay, mua bán chuyển nhượng
Phương tiện đầu tư thu lời
Phương tiện huy động vốn
Phương tiện phân phối nguồn tài chính cho các khu vực
- Các loại tài sản tài chính khác: Ngoại tệ Tín phiếu kho bạc
Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng Kì phiếu ngân hàng Trái phiếu Cổ phiếu
Phân loại chứng khoán: - Dựa vào kì hạn
Chứng khoán ngắn hạn
Chứng khoán trung và dài hạn
- Căn cứ chủ thể phát hành
Chứng khoán chính phủ và chứng khoán chính quyền địa phương
Chứng khoán của các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng
Chứng khoán doanh nghiệp - Căn cứ lợi tức:
Chứng khoán có lợi tức ổn định
Chứng khoán có lợi tức không ổn định
- Căn cứ tính chất chứng khoán:
Chứng khoán vốn: do các công ty cổ phần phát hành
Chứng khoán nợ: là chứng khoán xác nhận 1 khoản nợ của người phát hành với
người sở hữu chứng khoán 17 Chứng khoán phát sinh
- Căn cứ người phát hành:
Chứng khoán khởi thủy Chứng khoán thứ cấp
So sánh tín phiếu ngân hàng và kì phiếu ngân hàng Tiêu chí Tín phiếu Kì phiếu Chủ thể Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại phát hành Chủ thể
Ngân hàng thương mại và các tổ
Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức mua chức tín dụng Phạm vi Hẹp Rộng Giá trị Lớn hơn Nhỏ hơn Mục đích
Là công vụ giúp ngân hàng trung Huy động vốn vay ngắn hạn của các chủ
ương thực hiện chính sách tiền tệ thể mở rộng vốn mở rộng kinh doanh Trái phiếu
- KN: Là 1 loại chứng khoán nợ chứng nhận khoản vay do người đi vay phát hành cam
kết trả lợi tức và hoàn trả vốn vay theo 1 thời hạn nhất định cho người sở hữu chứng khoán - Phân loại: Trái phiếu chính phủ Trái phiếu công ty
Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính
- Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của công ty, được chia lợi tức xác định không phụ
thuộc kết quả sản xuất kinh doanh. Cổ phiếu
- KN: là chứng khoán vốn chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi
của người sở hữu chứng khoán đó đối với công ty cổ phần
- Người sở hữu cổ phiếu là cổ đông của công ty được chia lợi tức dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh - Phân loại: Tính chất Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi 18 Quyền nhận lợi tức Sau Trước Quyền biểu quyết có không Quyền kiểm tra sổ có không sách Quyền chia tài sản sau Trước Cổ tức
Phụ thuộc vào kết quả sử dụng kinh
Được xác định trước, doanh không đổi
1.3 Phân loại thị trường tài chính
- Dựa vào phương thức huy động nguồn tài chính
Thị trường nợ: huy động vốn thông qua 1 công cụ vay nợ
Thị trường vốn cổ phần: huy động vốn thông qua phát hành phát hành cổ phiếu
- Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính Thị trường sơ cấp
Thị trường thứ cấp
- Căn cứ vào tính chất pháp lí
Thị trường tài chính chính thức
Thị trường tài chính không chính thức
- Căn cứ thời gian sử dụng nguồn tài chính và tính lỏng của các tài sản tài chính
Thị trường tiền tệ Thị trường vốn
1.4 Chức năng, vai trò của thị trường tài chính (3 chức năng)
1. Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung nguồn tài
chính từ những chủ thể có khả năng cung nguồn tài chính.
2. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán
3. Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp
1.5 Các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển thị trường tài chính
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định với mức lạm phát có thể kiểm soát
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa làm phát sinh nhu cầu và khả năng cung
cấp nguồn tài chính trong nền kinh tế
Tiền tệ ổn định, lạm phát được kiểm soát đảm bảo quyền lợi cho người đi vay,
người cung ứng vốn. Các doanh nghiệp khi đó mới muốn đầu tư, tái kinh doanh và
khi đó mới xuất hiện nhu cầu nguồn tài chính
- Các công cụ của thị trường tài chính phải đa dạng 19
Các công cụ của phải đa dạng về hình thức, thời gian sử dụng và mệnh giá để phù
hợp nhu cầu chủ thể sử dụng nguồn tài chính
- Hình thành và phát triển hệ thống trung gian tài chính
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và quy chế cần thiết làm cơ sở hoạt động và
kiểm soát thị trường tài chính
- Phải tạo được cơ sở vật chất kĩ thuật và có được hệ thống thông tin kinh tế
2. Các thị trường tài chính
2.1 Thị trường tiền tệ
- KN: Thị trường tiền tệ là một trong những bộ phận của thị trường tài chính được chuyên
môn hóa trong việc mua bán các tài sản tài chính có tính lỏng cao và chuyển giao quyền
sử dụng nguồn tài chính ngắn hạn
2.1.1 Cấu trúc thị trường tiền tệ
- Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp: Bao gồm thị trường không chính thức và thị trường chính thức
Thị trường không chính thức cung cấp 1 khối lượng nguồn tài chính lớn cho doanh
nghiệp, các hộ kinh tế gia đình và cá nhân dưới hình thức vay nóng
Thị trường chính thức là thị trường cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng
- Thị trường ngoại hội (thị trường hối đoái giao dịch các loại ngoại tệ)
Là nơi các doanh nghiệp, hộ gia đình và nhà nước có thể mua bán, trao đổi hoặc
vay mượn các nguồn tài chính bằng ngoại tệ
- Thị trường liên ngân hàng
Đây là thị trường dành cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trao đổi khả năng thanh toán cho nhau
- Thị trường chứng khoán ngắn hạn
Đây là thị trường mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn
2.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ - Ngân hàng trung ương
- Ngân hàng thường mại: vừa đóng vai trò người đi vay vừa đóng vai trò người cho vay
- Kho bạc nhà nước: tham gia thị trường tiền tệ chủ yếu để cay nợ, để bù đắp thiếu hụt
tạm thời của ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách phát hành tín phiếu kho bạc - Người đầu tư
- Người môi giới và người kinh doanh
2.1.3 Hoạt động của thị trường tiền tệ 20
Hoạt động tín dụng
- Là hoạt động vay mượn vốn ngắn hạn (thời hạn nhỏ hơn 1 năm) giữa các chủ thể tham
gia thị trường. Bao gồm:
Hoạt động cho vay của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại
Hoạt động vay vốn trực tiếp giữa các ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại với khách hàng
Hoạt động trên thị trường hối đoái
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại với khách hàng
Hoạt động phát hành chứng khoán ngắn hạn
Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường tiền tệ chủ yếu được thực hiện
giữa các ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại 2.2 Thị trường vốn
- KN: là 1 bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa trong việc mua bán các
tài sản tài chính có tính lỏng thấp, nhằm chuyển dịch các nguồn tài chính dài hạn
2.2.1 Cấu trúc thị trường vốn
- Thị trường cho vay dài hạn trực tiếp: diễn ra hoạt động vay mượn các nguồn tài chính dài hạn
- Thị trường tín dụng thuê mua
- Thị trường chứng khóan trung hạn và dài hạn: diễn ra hoạt động mua bán các loại chứng
khoán trung và dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu,…)
2.2.2 Các chủ thể tham gia thị trường vốn
1. Chủ thể cần nguồn tài chính dài hạn: chính phủ trung ương, chính quyền địa
phương, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, hộ gia đình, cá nhân
2. Chủ thể cung nguồn tài chính dài hạn: tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế - xã hội, người đầu tư
2.3 Thị trường chứng khoán
- Thị trường chứng khoán là 1 bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa về
mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn, trung và dài hạn
2.3.1 Cấu trúc thị trường chứng khoán
- Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn tài chính:
Thị trường chứng khoán sơ cấp
Thị trường chứng khoán thứ cấp 21 Phân tích:
Thị trường chứng khoán sơ cấp phát hành chứng khoán mới
Sản xuất KD Doanh nghiệp Nhà đầu tư 1
(nền KT) (chủ thể phát hành)
Tính thanh khoản cho chứng khoán Nhà đầu tư 2
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường duy nhất mang lại vốn cho chủ thể
phát hành, tác động trực tiếp làm tăng quy mô nền kinh tế
Thị trường chứng khoán thứ cấp không trực tiếp làm tăng quy mô nền kinh tế, nó
chỉ có tác dụng gián tiếp vì:
Thị trường chứng khoán thứ cấp tạo tính thanh khoản cho chứng khoán,
nếu tính thanh khoản của chứng khoán cao sẽ giúp sự chuyển đổi từ chứng
khoán thành tiền dễ dàng, từ đó thúc đẩy thị trường chứng khoán sơ cấp
phát triển giúp tăng quy mô nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán thứ cấp góp phần định giá chứng khoán
2.3.2.1 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán sơ cấp
Người bán Người môi giới Người mua
(phát hành CK) (là 1 pháp nhân) (người cung ứng)
Chính phủ đóng vai trò người Cá nhân
Chính quyền địa (1) bảo lãnh phát hành (2) Quỹ đầu tư phương Công ty bảo hiểm NHTM, DN,… ...
(1) và (2): nguồn tài chính 22
- Pháp nhân là 1 tổ chức có đăng kí hoạt động với các cơ quan quản lí nhà nước và phải
tách bạch giữa tài sản của tổ chức và chủ sở hữu
2.3.3 Cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán
2.3.3.1 Thị trường chứng khoán sơ cấp - Cơ chế phát hành - Phương thức phát hành: Bảo lãnh phát hành
Phát hành theo kiểu đấu giá
- Bảo lãnh phát hành là hoạt động mà tổ chức bảo lãnh sẽ đứng ra giúp tổ chức phát hành
thực hiện toàn bộ công việc phát hành, từ việc chuẩn bị hồ sơ phát hành đến tìm nhà đầu
tư, phân phối chứng khoán và ổn định giá sau phát hành
2.3.3.2 Các hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp
- Giao dịch chứng khoán: cung cấp lệnh mua, bán chứng khoán - Định giá chứng khoán - Giao dịch chứng khoán
🡪 Đây là hoạt động chủ yếu của thị trường
- Các nhân tố ảnh hưởng tới thị giá trái phiếu
Được xác định tại 1 thị trường giao dịch cụ thể
Lãi suất tín dụng tăng � cầu giảm � thị giá giảm
Tỉ lệ lạm phát tăng � lãi suất thực giảm � cung tăng, cầu giảm
Tình hình tài chính và tương lai doanh nghiệp tốt � cầu tăng � thị giá tăng
- Các nhân tố ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu
Tình hình tài chính và tương lai doanh nghiệp tốt � thị giá tăng và ngược lại
Nhân tố bên ngoài tăng � thị giá tăng
Các yếu tố kĩ thuật của thị trường
2.3.3.3 Cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán CHƯƠNG 4
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN
1. Khái niệm, đặc điểm của các tổ chức tài chính trung gian
- KN: tổ chức TCTG là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đó
chủ yếu và thường xuyên là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng 23
- đđiem 3: cung cấp các dvu tài chính nhằm mục tiêu doanh lợi và các mc tiêu xã hội khác 2. Phân loại
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ:
Các tổ chức trung gian tín dụng: ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm và cho
vay,… (các hd: nhận tiền gửi của các chủ thể khác nhau trong xã hội sau đó sd để
cấp tín dụng nhằm mục đích tìm kiếm doanh lợi và thực hiện trung gian thanh toán cho khách hàng)
Các trung gian tài chính tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm,…
( dựa trên cơ sở các hợp đồng có thể bắt buộc có thể tự nguyện thỏa thuận và với
nguồn tchinh có dc sẽ sd để thực hiện các trách nhiệm tài chính đvs khách hàng,
nguồn tài chính nhàn rỗi có thể dùng đầu tư chứng khoán và các đầu tư khác)
Các trung gian đầu tư: huy động vốn chủ yếu thông qua lĩnh vực chứng khoán
(công ty tài chính, quỹ đầu tư thương mại,…)
( thực hiện huy động vốn chung và dài hạn qua việc phát hành các loại chứng từ
có giá như trái phiếu, cổ phiếu, và sử dụng vốn đầu tư vào các lĩnh vực chuyên môn
hóa mà họ có lợi thế)
- Căn cứ mục đích hoạt động:
Vì mục tiêu lợi nhuận: (thực hiện huy động vốn và đầu tư sd vốn dựa trên cơ sở lợi
ích kinh tế , hd of các tchuc này chịu chi phối bởi quy luật cạnh tranh khắt khe của cơ chế thị trường)
Thực hiện chính sách xã hội: (k lấy mtieu chính là doanh lợi mà pvu cho các csach
xã hội: xóa đói giảm nghèo,…)
3. Chức năng các tổ chức TCTG
1. Cung ứng vốn: các TGTC sẽ huy động tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế đầu tư nằm sinh lời tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế
2. Tạo vốn: Các TGTC sẽ thực hiện hoạt động cho vay tới các doanh nghiệp, tổ chức cần vốn
3. Kiểm soát: nhằm giảm thiểu rủi ro cho bản thân TGTC, các chủ thể có liên quan
và đảm bảo cho TGTC hoạt động đúng 2 chức năng tạo vốn và cung ứng vốn. 4. Vai trò của TGTC
4.1 Vai trò trong việc giảm chi phí giao dịch
- Chi phí giao dịch là thời gian và tiền bạc chi vào các hành động giao dịch tài chính 24
- Tại sao các TGTC có vai trò này? Do TGTC có các đặc điểm sau: Quy mô vốn lớn Tính chuyên môn hóa
Kinh nghiệm quản lí vốn
Công nghệ quản lí hiện đại
- TGTC với quy mô vốn lớn sẽ dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro
và giảm chi phí giao dịch. Hoạt động đầu tư của các TGTC có được lợi thế nhời tính kinh
tế, quy mô, tức là chi phí giao dịch giảm tính trên 1 đồng vốn đầu tư.
4.2 Vai trò giảm chi phí thông tin
- Tại sao phát sinh chi phí thông tin?
Do bất cân xứng thông tin
Thông tin bất cân xứng là do 1 trong 2 bên trong 1 giao dịch có ít thông tin hơn
bên đối tác về đối tượng của giao dịch khiến cho việc ra quyết định không đảm bảo chính xác - Dẫn đến 2 rủi ro sau: Lựa chọn nghịch
Rủi ro đạo đức: xảy ra sau khi các hoạt động tài chính đã xảy ra
- Tại sao TGTC có vai trò này:
Tính chuyên môn hóa cao Kinh nghiệm quản lí
Hệ thống công nghệ quản lí hiện đại
🡪 Nhờ những lợi thế trên các TGTC có thể dễ dàng thu thập được thông tin về đối tượng
cần tìm kiếm cũng như có thể xử lí các thông tin, từ đó giảm thiểu bất lợi do bất cân xứng
thông tin gây ra, giảm thiểu lực chọn nghịch và rủi ro đạo đức.
4.3 Vai trò kích thích và tập trung nguồn vốn tiết kiệm nhỏ lẻ trong nền kinh tế
4.4 Vai trò góp phần mở rộng quan hệ quốc tế
5. Các tổ chức TGTC chủ yếu 5.1 Ngân hàng thương mại
- KN: là 1 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, với hoạt động
thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. - Chức năng:
1. Chức năng trung gian tín dụng: NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người cung vốn và cầu vốn 25
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng tạo ra lợi nhuận cho chính các ngân hàng
Chức năng này giúp người cung vốn có được lợi nhuận từ tiền lãi đồng thời
giúp người cần vốn thỏa mãn về nhu cầu sử dụng vốn
Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
0. Chức năng trung gian thanh toán:
NHTM thực hiện việc thu hộ và chi hộ cho khác hàng
Thay cho vc thanh toán trực t’, các DN, cá nhân có thể nhờ ngân hàng
thương mại thực hiện thanh toán hộ dựa trên số tiền gửi thanh toán of
khách hàng tại ngân hàng hoặc khoản hạn mức khấu tri NH cấp cho KH;
vc thu hộ chi hộ đc thực hiện theo mệnh lệnh of KH Ý nghĩa:
Mang lại lợi ích to lớn cho xã hội, hạn chế rủi ro do không phải vận chuyển số tiền lớn
Cung cấp nhiều phương tiện thanh toán
Thúc đẩy lưu thông hàng hóa
Giảm lượng tiền trong lưu thông
Tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Các khoản vận chuyển trog nền kt thuận tiện nhanh chóng
Tăng nhanh tốc độ lưu thông hh, tốc độ luân chuyển vốn
Huy động dc vốn tiền gửi ở mức cao nhất để mở rộng cho vay
Gopsm phần giám sát kỉ luật hd kinh tếm tài chính và thanh toán theo đúng quy định của pluat 0. Chức năng tạo tiền
Đáp ứng nhu cầu sd tiền góp phần thúc đẩy sx và lưu thông hh pt
Tạo tiền ckoan -> tkiem chi phí lưu thông tiền tệ
Cơ sở cung tiền chuyển khoản nảy sinh từ
NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán
Các ngân hàng hoạt động trong 1 hệ thống Các giả định:
Các ngân hàng cho vay hết số tiền dự trữ của mình
Không có hiện tượng rút tiền mặt ra khỏi hệ thống ngân hàng
Từ 1 lượng tiền ban đầu mà ngân hàng huy động qua nghiệp vụ tín dụng,
nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã làm luân chuyền giữa các 26
ngân hàng trong 1 hệ thống và tạo ra số tiền gửi lớn hơn gấp nhiều lần so
với số tiền gửi huy động ban đầu.
Mức cung tiền = số tiền gửi ban đầu × hệ số mở rộng tiền gửi
Hệ số mở rộng tiền gửi = 1 / tỉ lệ dự trữ bắt buộc Các nhân tố tham gia: Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại Khách hàng gửi tiền Khách hàng vay tiền R = RR + ER
R: dự trữ của toàn bộ hệ thống ngân hàng
RR: số tiền dự trữ bắt buộc
ER: dự trữ vượt mức
Trong mô hình tạo tiền đơn ta đã giả định ER = 0 B = C + R = C + RR + ER MB/D = C/D + RR/D + ER/D
D = MB × 1/(C/D + RR/D + ER/D)
MB: số tiền cơ sở do NHTW phát hàng
D: số tiền chuyển khoản (số tiền gửi tạo ra)
C: số tiền mặt trong lưu thông
C/D: tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi không kì hạn
RR/D: tỉ lệ giữa dự trữ bắt buộc với tiền gửi không kì hạn
ER/D: tỉ lệ giữ dự trữ vượt mức với tiền gửi không kì hạn
M = C + D = D × C/D + D = D × (1 + C/D) 1
🡪 M1 = MB × (1 + C/D)/(C/D + RR/D + ER/D)
Các nghiệp vụ vơ bản của ngân hàng thương mại
- Nghiệp vụ huy động vốn – nghiệp vụ tài sản nợ
Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn huy động Nguồn vốn đi vay
- Nghiệp vụ tài sản có – nghiệp cụ sử dụng vốn
Nghiệp vụ cho vay (nghiệp vụ truyền thống của các NHTM) Đầu tư chứng khoán 27
Góp vốn liên doanh, liên kết Hoạt động ngân quỹ
Dịch vụ ngân hàng khác 5.2 Công ty tài chính
- KN: là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng vố tự có, vốn
huy động và các nguồn vốn khác cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính,
tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn hoạt động của các công ty tài chính:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Huy động các khoản tiền gửi có kì hạn > 1 năm
Phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn
Vay của các trung gian tài chính khác
- Hoạt động của các công ty tài chính:
Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn
Thực hiện tính dụng thuê mua
Cho vay theo ủy thác của chính phủ Cho vay tiêu dùng
- Các loại công ty tài chính:
Công ty tài chính bán hàng
Công ty tài chính tiêu dùng
Công ty tài chính kinh doanh 5.3 Công ty bảo hiểm
- KN: là tổ chức tài chính có nhiệm vụ cung cấp các hợp đồng bảo hiểm cho các doanh
nghiệp và các hộ gia đình nhằm giảm bớt rủi ro ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đời sống của họ. - Huy động vốn:
Nguồn vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ >= vốn pháp định)
Doanh thu của công ty bảo hiểm:
Thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (phí bảo hiểm là khoản tiền mà
người tham gia bảo hiểm trả cho công ty bảo hiểm để nhận được sự bảo đảm rủi ro)
Thu từ hoạt động đầu tư Thu khác
- Hoạt động sử dụng vốn:
Ký quỹ tại các ngân hàng 28
Trả tiền bảo hiểm và tiền bồi thường
Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Tạo lập các quỹ tiền tệ khác: quỹ dự trữ bắt buộc,.. Phân phối lợi nhuận
Lập quỹ dự phòng nghiệp vụ
Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo kĩ thuật phân chia
Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo kĩ thuật tồn tích *****************
Mối quan hệ giữa trung gian tài chính và thị trường tài chính
- Trung gian tài chính có thể đóng các vai trò sau:
1. Người cung vốn: các TGTC có khả năng huy động, tập trung những dòng tiền
nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong nền kinh tế để tạo thành quỹ tiền tệ to lớn, sau đó dùng quỹ
tiền tệ này đi đầu tư và có được tính kinh tế nhờ quy mô
2. Người huy động: các TGTC có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn 3. Môi giới
4. Bảo lãnh phát hành chứng khoán: các TGTC với quy mô vốn lớn và kinh nghiệm
trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, họ sẽ quen các nhà đầu tư và thủ tục phát hành
chứng khoán, vì vậy học có thể đảm bảo sự thành công cho hoạt động phát hành
chứng khoán giúp các chủ thể huy động đủ số vốn
5. Tư vấn, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư: với những đặc điểm vốn có TGTC sẽ
dễ dàng thu được thông tin và phân tích thông tin. Khi họ có thông tin, học sẽ giúp
các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn để tránh đầu tư. CHƯƠNG 5
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1. Ngân hàng trung ương
1.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng Trung ương 1.2 Đinh nghĩa
- Ngân hàng Trung ương là 1 định chế quản lí nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng,
phát hành tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng, có chức năng điều hòa lưu thông tiền
tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá cả đồng tiền
1.3 Mô hình tổ chức của NHTW
Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ 29 - NHTW:
Là cơ quan thuộc bộ máy quản lí hành chính của chính phủ
Mọi hoạt động của NHTW chịu sự chi phối của chính phủ từ vấn đề: nhân sự,
ngân sách, xác định mục tiêu chính sách tiền tệ
- Ưu: Chính phủ có sự chỉ đạo đối với NHTW để có được sự kết hợp hài hòa giữa chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ
� mục tiêu kinh tế, xã hội có thể dễ dàng đạt được
- Nhược: tính chủ động và độc lập của NHTW giảm xuống, trong việc xây dựng và thể
hiện mục tiêu chính sách tiền tệ
Mô hình NHTW trực thuộc quốc hội - Quốc hội:
Chính phủ không còn khả năng chi phối đến NHTW
Mọi hoạt động chỉ cần thông báo với quốc hội
- Ưu: tính độc lập và chủ động của NHTW cao
- Nhược: nếu không có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền thì
các mục tiêu kinh tế xã hội khó đạt được. 1.4 Chức năng của NHTW 1.4.1 Phát hành tiền
- NHTW là chủ thể giữ độc quyền phát hành tiền mặt và lưu thông
- Hình thức phát hành tiền: giấy bác ngân hàng, tiền kim loại kém giá
- Các kênh phát hành tiền
Cho các NHTM và tổ chức tín dụng vay
Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ
Cho ngân sách nhà nước vay
Phát hành qua nghiệp vụ thị trường mở
- NHTW tham gia và kiểm soát tạo tiền chuyển khoản của các NHTM và tổ chức tín dụng
Tỉ lệ dữ trữ bắt buộc tăng (hoặc giảm) � khả năng tạo tiền của các NHTM sẽ giảm (hoặc tăng)
Lãi suất chiết khấu tăng (hoặc giảm) � số tiền mà NHTM nhận được từ NHTW
giảm (hoặc tăng) � khả năng tạo tiền của NHTM giảm (hoặc tăng) 30
Nghiệp vụ thị trường mở: Khi NHTWW mua các giấy tờ có giá từ NHTM thì số
tiền NHTM nhận được tăng � khả năng tạo tiền của NGTM tăng và ngược lại
1.4.2 Ngân hàng của các ngân hàng
- Quản lí tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng
- Cho vay đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng
- Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt
- Thực hiện quản lí nhà nước và kiểm soát hoạt động đối với các ngân hàng thương mại tổ chức tín dụng
1.4.3 Chức năng ngân hàng nhà nước
- NHTW xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
- Nhận tiền gửi của kho bạc nhà nước, cho ngân sách nhà nước vay quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia
- Thay mặt chính phủ kí kết các hiệp định tiền tê, tín dụng và thanh toán
- Đại diện cho chính phủ tham gia vào một số tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế 1.5. Vai trò của NHTW
2. Chính sách tiền tệ 2.1 Định nghĩa:
- KN: chính sách tiền tệ là 1 trong các chính sách kinh tế vĩ mô mà ngân hàng trung ương
thông qua công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung
ứng nhằm đạt các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong 1 thời kì nhất định. - Phân loại:
Chính sách tiền tệ mở rộng:
+ là tập hợp các csach dc đưa ra nhằm tăng mức tiền cung ứng cho nền kte từ đó kkhic
đầu tư mở rộng sản xuất và tạo việc làm
+ tăng cung ứng tiền trong lưu thông, được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái
Chính sách tiền tệ thắt chặt:
+ là tổ hợp các bphap nhằm giảm lượng tiền cung ứng từ đó hạn chế đầu tư từ đó kìm
hãm sự pt quá nóng of nền kte
+ giảm cung ứng tiền trong lưu thông, được sử dụng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng hay xảy ra lạm phát
2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.2.1 Mục tiêu cao nhất: - Ổn định tiền tệ 31
Ổn định sức mua đối nội
Ổn định sức mua đối ngoại
KHi NHTW theo đuổi mục tiêu giảm giá trị nội tệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh,
NHTW thực hiện tăng lượng tiền cung ứng dẫn đến giá cả hh dịch vụ tăng trong khi cung
ngoại tệ chưa tăng dẫn đến giảm nguy cơ khan hiếm nội tệ và dẫn đến giảm giá trị nội tệ
so với ngoại tệ và ngược lại
- Tăng trưởng kinh tế: khi tăng cung ứng tiền vào lưu thông dẫn đến giảm mức khan hiếm
tiền, lãi suất tín dụng giảm xuống trong ngắn hạn từ đó kk đầu tư mở rộng sản xuất tăng
sản lượng -> tổng cầu tăng -> tăng trg kinh tế trong dài hạn và ngc lại - Tạo công ăn việc làm
Trong ngắn hạn, tùy vào từng thời kì với điều kiện khác nhau mà NHTW ưu tiên biến số
ổn định tiền tệ, tăng trường kinh tế hay tạo công ăn việc làm. Giả dụ nếu nền kinh tế đang
xảy ra lạm phát thì NHTW phải ưu tiên ổn định tiền tệ, còn khi kinh tế suy thoái thì
NHTW sẽ ưu tiên tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.
Trong dài hạn, giá hàng hóa ổn định, tỉ giá hối đoái ổn định, nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ổn định và tạo công ăn việc làm.
2.2.2 Mục tiêu trung gian
- Mục tiêu trung gian bao gồm các biến số được lựa chọn giúp ngân hàng trung ương tiên
lượng và dự báo việc điều chỉnh các công cụ của chính sách tiền tệ có đi đúng hay không
- Mục tiêu trung gian cần đáp ứng yêu cầu:
Phải đo lường được
Ngân hàng trung ương kiểm soát được
Phải có khả năng tác động trực tiếp đến mục tiêu cao nhất
- Các biến số của mục tiêu trung gian
Khối lượng tiền cung ứng
Lãi suất thị trường
(NHTW chỉ được lựa chọn 1 trong 2 biến số này)
2.2.3 Mục tiêu hoạt động
- Mục tiêu hoạt động bao gồm các biến sô có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh các
công cụ của chính sách tiền tệ
- Yêu cầu với mục tiêu hoạt động:
NHTW phải đo lường được 32
NHTW phải kiểm soát được
Phải có khả năng tác động trực tiếp đến mục tiêu trung gian đạt mục tiêu cao nhất
- Các biến số của mục tiêu hoạt động: Dự trữ của NHTM
Lãi suất thị trường liên ngân hàng
(NHTW chỉ được chọn 1 trong 2 biến số)
2.3 Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ 2.3.1 Chính sách tín dụng
- Chính sách lãi suất: căn cứ vào trình độ phát triển và cơ chế quản lí nền kinh tế, NHTW
sẽ xây dựng và ban hành chính sách lãi suất thích hợp để thi hành thống nhất trong hệ thống ngân hàng
- Chính sách và quy chế tín dụng: tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu vốn,
NHTW xây dựng chính sách và quy chế tín dụng
2.3.2 Chính sách ngoại hối
- Chính sách tỉ giá hối đoái: NHTW sẽ lựa chọn 1 chế độ tỷ giá hối đoái và điều chỉnh khi cần thiết
- Các chế độ tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái thả nổi
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết
- Chính sách quản lí ngoại hối
Cần quản lí ngoại hối để hạn chế tình trạng đô la hóa của nền kinh tế, có nghĩa là hạn chế
hoạt động ngoại tê trong các hoạt động giao dịch thanh toán của nền kinh tế. Chính sách
có tác động: ngăn chặn dự trữ ngoại tệ không hợp lý, bất hợp pháp, huy động mọi nguồn
ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để quản lý mua bán ngoại tệ
- Chính sách dự trữ ngoại hối: được sử dụng để can thiệp vào cung cầu ngoại tệ, ổn định
tỉ giá hối đoái, đảm bảo thanh toán quốc tế và điều chỉnh khối lượng tiền trong nước
2.4 Công cụ của chính sách tiền tệ
2.4.1 Công cụ trực tiếp
Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
- Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
NHTW quy định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay là bao nhiêu thì các NHTM phải thực hiện đúng như thế.
- Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay 33
NHTW quy định các khung lãi suất, theo đó các NHTM phải xây dựng biểu lãi suất nằm trong khung lãi suất này
Hạn mức tín dụng
- KN: là mức dư nợ tối đa mà NHTW cho phép các NHTM được phép cho vay
Phát hành tiền cho ngân sách nhà nước vay Tín phiếu NHTW
- NHTW phát hành tín phiếu ngân hàng và phân phối bắt buộc cho các NHTM
Tất cả các công cụ đều có tính chất mệnh lệnh hành chính
2.4.2 Công cụ gián tiếp
1. Lãi suất tái chiết khấu
- KN: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM và tổ chức tín dụng
dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán - Cơ chế sử dụng:
Chính sách tiền tệ thắt chặt � tăng lãi suất tái chiết khấu
Chính sách tiền tệ nới lỏng � giảm lãi suất tái chiết khấu
- Cơ chế tác động (theo chiều hướng chính sách tiền tệ thắt chặt)
Lãi suất tái chiết khấu tăng � lượng tiền NHTM vay được từ NHTW giảm � khả
năng cho vay của các NHTM giảm, khả năng tạo tiền giảm � Ms giảm
0. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- KN: là tỉ lệ phần trăm giữa số tiền dự trữ và tổng số dư tiền gửi phải gửi phải tính dự trữ
bắt buộc các NHTM thu hút được trong 1 khoảng thời gian nhất định - Cơ chế sử dụng:
Chính sách tiền tệ thắt chặt � tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Chính sách tiền tệ nới lỏng � giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- Cơ chế tác động (theo chiều hướng chính sách tiền tệ thắt chặt)
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tặng � khả năng tạo tiền của các NHTM giảm, khả năng cho
vay của NHTM giảm, dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm � Ms giảm 34
0. Nghiệp vụ thị trường mở
- KN: là nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá của NHTW thực hiện trên thị trường tiền tệ - Cơ chế sử dụng:
Chính sách tiền tệ thắt chặt � bán các giấy tờ có giá
Chính sách tiền tệ mở rộng � mua các giấy tờ có giá
- Cơ chế tác động (theo chiều hướng chính sách tiền tệ thắt chặt)
NHTW bán các giấy tờ có giá cho NHTM � dự trữ trong hệ thống ngân hàng giảm
� quy mô tín dụng và khả năng tạo tiền của NHTM giảm, lãi suất thị trường tăng � Ms giảm
Tại sao nghiệp vụ thị trường mở là công cụ gián tiếp linh hoạt nhất?
Trong điều kiện kinh tế phát triển, thị trường tài chính phát triển công cụ nghiệp vụ thị
trường mở sẽ linh hoạt nhất vì:
- NHTW có được tính chủ động, linh hoạt, dễ dàng đảo ngược tình thế, dễ dàng sửa chữa sai lầm
- NHTM có thể tác động vào cung tiền với khối lượng lớn hoặc nhỏ
- Nhược điểm của công cụ lãi suất tái chiết khấu và tỉ lệ dự trữ bắt buộc:
1. Đối với công cụ lãi suất tái chiết khấu
NHTW không chủ động vì việc NHTM có vay vốn hay không là ở NHTM trong
khi công cụ này phụ thuộc vào mức độ vay vốn của NHTM. Chỉ khi NHTM vay
thì công cụ này mới có tác dụng
Trong 1 số trường hợp khi sử dụng công cụ này có thể gây ra sự nhiểu lầm về mặt chính sách.
0. Đối với tỉ lệ dự trữ bắt buộc
NHTW không thể tác động một khối lượng nhỏ vào cung tiền được vì chỉ cần 1 sự
thay đổi nhỏ của tỉ lệ dữ trữ bắt buộc cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn ở số tiền
chuyển khoản được tạo ra, từ đó tạo ra sự thay đổi lớn trong cung tiền
NHTW kém linh hoạt, kém chủ động và không thể thay đổi thường xuyên
Tác động đồng đều tới tất cả các NHTM như nhau, nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng
cao có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. CHƯƠNG 6 35 TÀI CHÍNH CÔNG
1. Tổng quan về tài chính công
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài chính công Các khái niệm:
- Tài chính công là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính do
nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập các quỹ công nhằm thực hiện các chức năng
của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội.
- Quỹ công là các quỹ tiền tệ thuộc sở hữu của nhà nước
- Hàng hóa công (hàng hóa dịch vụ công cộng)
Hàng hóa công thuần túy: y tế, giáo dục,..
Hàng hóa công không thuần túy
Đặc điểm tài chính công
- Sở hữu: thuộc sở hữu nhà nước
- Chủ thế: nhà nước là chủ thể duy nhất quy định thu, chi tài chính công
- Mục đích: hoạt động vì lợi ích cộng đồng, phục vụ cho những hoạt động phi lợi nhuận
- Phạm vi hoạt động: phạm vi rộng, tác động tới tất cả chủ thể, ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội
- Pháp luật: chịu sự điều chính của các luật công 2. Ngân sách nhà nước 2.1 Khái niệm:
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ thu và chi của nhà nước trong 1 năm nhằm thực hiện các
chức năng của nhà nước do hiến pháp quy định
2.2 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
2.3 Thu ngân sách nhà nước
- Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một
phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng các yêu
cầu chi tiêu của nhà nước. 2.3.1 Thu thuế
- KN: thuế là 1 khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho nhà nước theo
luật định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. - Đặc điểm: Tính bắt buộc 36
Tính không hoàn trả trực tiếp Tính pháp lí cao
- Phân loại (theo tính chất điều tiết) Thuế trực thu Thuế gián thu
Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế
- VD: thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp,… - Đặc điểm:
Người nộp thuế và người chịu thuế là một
Không có sự chuyển giao gánh nặng thuế
Mục tiêu đánh thuế = (tăng thu ngân sách nhà nước) + (điều tiết thu nhập)
Phạm vi: hẹp hơn thuế gián thu
Thuế gián thu: là loại thuế đánh gián tiếp vào người tiêu dùng thông qua việc
tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
- VD: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,… - Đặc điểm:
Là 1 bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa dịch vụ
Có sự chuyển giao gánh nặng thuế
Người nộp thuế là doanh nghiệp, người chịu thuế là người tiêu dùng
Mục tiêu đánh thuế = (tăng thu ngân sách nhà nước) + (điều tiết lưu thông hàng hóa)
2.3.2 Thu phí và lệ phí
- Phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp 1 phần chi phí của cơ quan sự nghiệp công
- Lệ phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp 1 phần chi phí mà cơ quan
quản lí nhà nước đã bỏ ra
2.3.3 Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
- Thu từ lợi tức của các cơ sở kinh tế của Nhà nước 37
- Thu từ lợi tức liên doanh kinh tế, lợi tức cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước tại các công ty cổ phần
2.3.4 Đóng góp của các tổ chức cá nhân
2.3.5 Các khoản việc trợ 2.3.6 Các khoản khác
2.4 Chi ngân sách Nhà nước
- KN: là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm của của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định - Nội dung:
Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên
2.4.1 Chi đầu tư phát triển
- KN: là những khoản chi có thời hạn tác động dài, thường trên một năm, hình thành nên
những tài sản vật chất có khả năng tạo ra nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước - Nội dung:
Chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước
Chi góp vốn cổ phần, góp vốn kinh doanh vào các doanh nghiệp
Chi các mục tiêu chương trình quốc gia
Chi dự trữ Nhà nước 2.4.2 Chi thường xuyên
- KN: là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới 1 năm, chủ yếu phục vụ
cho chức năng quản lí, điều hành xã hội 1 cách thường xuyên của Nhà nước - Nội dung:
Chi sự nghiệp (VD: chi sự nghiệp kinh tế, chi nghiên cứu khoa học,…)
Chi cho các cơ quan Nhà nước
Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
2.5 Bội chi ngân sách Nhà nước và nợ công
2.5.1 Bội chi ngân sách Nhà nước
- KN: Là tình trạng chi ngân sách Nhà nước vượt quá thu ngân sách Nhà nước trong 1 năm - Nguyên nhân: 38
Bội chi cơ cấu: thay đổi chính sách thu chi (VD: giảm thuế xuất nhập khẩu � thu giảm
Bội chi chu kì: biến động theo chu kì kinh doanh (VD: khi nền kinh tế suy thoái
thì Nhà nước sẽ phải chịu chi để hỗ trợ doanh nghiệp) - Giải pháp:
1. Tăng thu, giảm chi
Tăng thu: để tăng thu bền vững phải thực hiện bằng tăng tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Còn biện pháp tăng thuế sẽ khiến các khoản tiết kiệm giảm, làm triệt
tiêu động lực kinh tế và có thể làm tăng lãi suất
Giảm chi: giảm chi thường xuyên; cắt giảm biên chế; thực hiện tinh giảm bộ
máy nhà nước; xã hội hóa
Chi đầu tư phát triển có hiệu quả
🡪 giải pháp này thực hiện trong dài hạn
0. Vay nợ (vay trong hoặc ngoài nước)
Ưu: đây là giải pháp nhanh chóng để giải quyết bội chi mà không phải phát hành
tiền, tăng giao lưu giữa các nước, thúc đẩy sự đầu tư Nhược: Tăng gánh nặng nợ
Tăng lãi suất tính dụng do cầu tín dụng tăng
Chèn ép đầu tư tư nhân
🡪 cần sử dụng hợp lí để chi đầu tư phát triển có hiệu quả 0. Phát hành tiền
NHTW phát hành tiền cho chính phủ vay, có đảm bảo bởi trái phiếu chính phủ
Giải pháp này có thế kiểm soát được lạm phát bởi nó có thể cân đối giữa tiền và hàng
NHTW phát hành tiền cho chính phủ vay, không có đảm bảo bởi trái phiếu chính phủ
nguy cơ xảy ra lạm phát 🡪 tăng lãi suất 2.5.2 Nợ công
3. Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách
- KN: Luật Ngân sách Nhà nước 2015: “quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Nhà
nước là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân
sách Nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật”
3.1 Sự cần thiết của các quỹ công ngoài ngân sách nhà nước 39
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân
- Tạo thêm công cụ phân phối lại thu nhập quốc dân
- Trợ giúp Nhà nước khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường
Đặc điểm - Chủ thế: Nhà nước
- Mục tiêu hoạt động: có mục tiêu hoạt động khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện chức
năng quản lí kinh tế - xã hội của Nhà nước - Nguồn tài chính:
Một phần trích từ ngân sách Nhà nước
Một phần huy động từ nguồn tài chính trong xã hội
- Cơ chế hoạt động: so với quỹ ngân sách Nhà nước cơ chế hoạt động và sử dụng quỹ tài
chính công thường linh hoạt hơn. Quỹ công ngoài ngân sách chịu sự điều chỉnh của các
văn bản dưới luật, quỹ công ngân sách nhà nước chịu sự giám sát của luật, sự giám sát
cũng ảnh hưởng tới tính linh hoạt.
- Điều kiện hình thành và tồn tại: sự ra đời và tồn tại của các quỹ công ngoài ngân sách
Nhà nước tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nhà nước
3.2 Một số quỹ tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước
1. Nhóm quỹ dự trữ Nhà nước - Đặc điểm:
Được tạo lập nhằm thực hiện chức năng dự trữ, đề phòng cho những rủi ro, bất
trắc của nền kinh tế xã hội
Nguồn tài chính: do ngân sách Nhà nước cấp
Hoạt động: được quản lí theo nguyên tắc tập trung thống nhất
Được xây dựng theo kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm - Phân loại:
Căn cứ hình thức dự trữ:
Quỹ dự trữ bằng hiện vật
Quỹ dự trữ bằng tiền
Căn cứ sự phân cấp quản lí
Quỹ dự trữ quốc gia do Cục dự trữ quốc gia quản lí
Quỹ dự trữ của cán bộ, ngành
Quỹ dự trữ của ngân hàng Nhà nước
0. Nhóm quỹ thực hiện một số mục tiêu an sinh xã hội 40 - Đặc điểm:
Hầu hết các khoản chi của quỹ không có khả năng thu hồi
Là các khoản trợ cấp cho các đối tượng được hưởng lợi từ mục tiêu hoạt động
của quỹ như: quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế,…
Quỹ bảo hiểm xã hội
- KN: là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những bên tham gia Bảo hiểm xã hội
(người lao động và người sử dụng lao động) hình thành 1 quỹ tiền tệ tập trung nhằm để
chi trả khi họ bị tai nạn, mất khả năng lao động,… - Huy động vốn:
Người lao động vào người sử dụng lao động đóng góp
Hỗ trợ của Nhà nước
Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ
Các nguồn thu nhập khác như: tiền phạt BHXH,… - Sử dụng:
Chi trả chế độ BHXH cho người sử dụng Chi phí quản lí BHXH Chi khen thưởng
Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ
4. Vai trò của tài chính công
4.1 Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước
4.2 Thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và khuyến khích kinh tế vi mô phát triển
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền
vững thông qua hoạt động thu ngân sách, chi ngân sách
- Khi Nhà nước muốn khuyến khích 1 ngành, 1 vùng nào đó phát triển, Nhà nước sẽ thực
hiện chính sách thuế ưu đãi. Có thể thực hiện chính sách thuế ưu đãu dưới các hình thức
sau: giới hạn thuế, giảm thuế,… để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành, vùng kinh tế
đó. Ngược lại với các ngành, vùng kinh tế Nhà nước không muốn phát triển thì sẽ không
thực hiện chính sách thuế ưu đãi.
- Đối với chi: Nhà nước sẽ chi đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực và hỗ
trợ trực tiếp cho doanh nghiệp để thúc đẩy đầu tư vào ngành, vùng Nhà nước muốn phát triển
0. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
NHTW với chính sách tiền tệ 41
- Để kiềm chế lạm phát, NHTW sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như sau:
Tăng lãi suất tái chiết khấu
Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Bán các giấy tờ có giá
Tăng lãi suất tiền gửi
Bán vàng và ngoại tệ
Chính phủ với chính sách tài khóa - Về thu:
Thu thuế tiêu dùng � cầu hàng hóa giảm � áp lực giá cả hàng hóa giảm
Giảm thuế đầu tư � cung hàng hóa tăng � áp lực giá cả hàng hóa tăng - Về chi:
Giảm chi thường xuyên để giảm tổng cầu của nền kinh tế
Chi đầu tư phát triển phải tiết kiệm và có hiệu quả
0. Hỗ trợ, khuyến khích kinh tế vi mô phát triển
4.3 Tái phân phối thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội
- Tài chính công sử dụng công cụ thu chi ngân sách theo 2 hướng sau:
Giảm bớt các thu nhập cao
Nâng đỡ các thu nhập thấp - Về thu ngân sách:
Thuế gián thu: đánh thuế suất, thuế gián thu thấp với hàng hóa thiết yếu,… với
hàng hóa xa xỉ sẽ đánh thuế suất, thuế gián thu cao
Thuế trực thu: đánh trực tiếp vào thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và doanh nghiệp - Chi ngân sách:
Nhà nước chi cho các nhu cầu chung như: giáo dụ, y tế,… chi cho các công trình xóa đói
giảm nghèo, đào tạo nghề, chi hỗ trợ tìm kiếm việc làm, … CHƯƠNG 7
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Tài chính doanh nghiệp và các quyết định của tài chính
1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 42
- Doanh nghiệp là 1 tổ chức có tên riêng, tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kí thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
- Tài chính doanh nghiệp là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài
chính của các doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Mục tiêu của doanh nghiệp
1.2.3 Tối đa hóa lợi nhuận - Các cách: Tăng doanh thu
Giảm chi phí sản xuất - Mặt trái: Lãi giả lỗ thật
Nguyên nhân khách quan: lạm phát
Nguyên nhân chủ quan: do phân bổ sai chi phí Thiếu tiền mặt Vi phạm pháp luật
VD: không xử lí chất thải, sản xuất hàng kém chất lượng,…
1.2.2 Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
- Giá trị doanh nghiệp được đánh giá thông qua việc tăng trưởng giá cố phiếu trên thị trường chứng khoán
1.3 Quyết định tài chính của doanh nghiệp
1.3.1 Quyết định tài chính của doanh nghiệp
Quyết định quản trị rủi ro
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tài chính của doanh nghiệp 43
- Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp)
Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước
Sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự thay đổi của chu kì kinh doanh
Thị trường tài chính
- Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Hình thức quản lí của doanh nghiệp
Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành
Tình hình tài chính và tương lai phát triển của doanh nghiệp
Các chủ thể ra quyết định tài chính
2. Nguồn vốn của doanh nghiệp
2.1 Phân loại nguồn vốn
1. Theo tính chất sở hữu của nguồn vốn - Vốn điều lệ
- Các quỹ: quỹ khen thưởng, quỹ đầu tư phát triển,… - Lợi nhuận giữ lại Ưu:
Giúp các doanh nghiệp chủ động khi đưa ra quyết định tài chính
Thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, tạo lòng tin cho đối tác và khách hàng Nhược: Hạn chế về quy mô
Lãng phí vốn, hiệu quả sử dụng vốn không cao
- Các khoản nợ phải trả: là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác huy động từ các chủ thể bên ngoài Ưu:
Quy mô vốn lớn: đáp ứng được nhu cầu vốn doanh nghiệp
Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả: vì doanh nghiệp vay nên phải trả, tạo sức ép
làm doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả Nhược: Lãi suất cao
Phụ thuộc vào nguồn vốn vay Rủi ro 44
0. Theo thời hạn sử dụng vốn
- Nguồn vốn ngắn hạn: Các khoản vay ngắn hạn,…
- Nguồn vốn dài hạn: nguồn vốn chủ sở hữu, vay dài hạn,…
2.2 Ưu và nhược điểm các kênh huy động vốn của doanh nghiệp
2.2.1 Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu
Cổ phiếu thường - Ưu:
Không chịu gánh nặng cổ tức cố định
Nguồn vốn kinh doanh dài hạn
Tăng vốn chủ sở hữu Giảm rủi ro
Tăng vốn chủ sở hữu - Nhược: Chi phí phát hành cao
Giảm khả năng kiểm soát doanh nghiệp
Thủ tục phát hành nghiêm ngặt, phức tạp
Không áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
Nguồn hoạt động vốn không chắc chắn
Cổ phiếu ưu đãi - Ưu:
Nguồn vốn kinh doanh dài hạn
Thanh toán cổ tức và cố định vừa linh hoạt
Duy trì quyền kiểm soát doanh nghiệp của cổ đông
Tăng vốn sở hữu của doanh nghiệp
2.2.2 Huy động bằng phát hành trái phiếu - Ưu:
Chi phí phát hành tương đối thấp so với kênh phát hành cổ phiếu
Bảo toàn được quyền kiểm soát doanh nghiệp
Đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn vốn
Lãi suất cố định nên không phải chia thêm lợi tức trong trường hợp lợi tức doanh nghiệp tăng 45 - Nhược:
Lãi suất cố định nên có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi kinh doanh không thuận lợi
Thủ tục phát hành trái phiếu nghiêm ngặt và phức tạp Tăng hệ số nợ
Không áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
2.2.3 Huy động vốn bằng hình thức dài hạn - Ưu:
Thời gian huy động vốn vay nhanh só với kênh phát hành chứng khoán
Chi phí giao dịch thấp
Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp - Nhược:
Số vốn huy động bị giới hạn
Doanh nghiệp không chủ động với chi phí sử dụng vốn
Phải có tài sản thế chấp bảo lãnh
Thời gian hoàn trả và lãi suất là cố định
2.2.3 Huy động vốn bằng hình thức đi thuê tài sản - Ưu:
Tăng khả năng hiện đại hóa sản xuất
Tránh được cái rủi ro do sở hữu tài sản
Điều kiện cho vay dễ dàng Có lợi về thuế - Nhược:
Chi phí sử dụng vốn cao
Diễn ra trong phạm vi hẹp
3. Đầu tư và quản lí tài sản cố định
3.1 Đầu tư và quản lí tài sản cố định
- Tài sản cố định là những tài sản:
Giá trị lớn (>= 30 triệu)
Thời gian sử dụng dài
- Tài sản cố định bao gồm:
Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể
Tài sản cố định vô hình: là những tài sản khống có hình thái vật chất cụ thể
Các khoản đầu tư dài hạn 46 3.1.2 Đặc điểm
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh những giữ nguyên hình thái vật chất
- Vốn đầu tư vào TSCĐ dịch chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm
- Thu hồi cốn đầu tư bằng trích khấu hao
3.1.3 Đầu tư và quản lí Quản lí
- Quản lí nguyên giá (nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm
- Quản lí giá trị khấu hao
Doanh nghiệp xác định 1 phương pháp tính khấu hao TSCĐ
VD: phương pháp khấu hao đường thẳng
M = (nguyên giá) : (thời gian kinh tế) KH
- Quản lí giá trị còn lại
Sử dụng nguồn vốn nào để đầu tư?
Với các đặc điểm của tài sản cố định nên sử dụng vốn vay dài hạn
3.2 Đầu tư và quản lí tài sản lưu động trong doanh nghiệp
- Tài sản lưu động là những tài sản: Có giá trị nhỏ
Thời gian sử dụng ngắn - Hình thái tồn tại
T – H …………….……… SX ……………………..H’ – T’
TSLĐ dự trữ TSLĐ sản xuất TSLĐ lưu thông 3.2.2 Đặc điểm
- TSLĐ tham gia vào 1 chu kì sản xuất
- Không giữ nguyên hình thái vật chất
- Vốn đầu tư chuyển 1 lần toàn bộ giá trị vào sản phẩm
3.2.2 Quản lí và đầu tư - Quản lí tiền mặt - Quản lí hành tồn kho
- Quản lí các khoản nợ phải thu
Sử dụng nguồn vống nào đầu tư?
Với đặc điểm trên nên ưu tiên sử dụng bốn ngắn hạn 47 (có thể sử dụng cả 2) CHƯƠNG 9 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế 1.1 Khái niệm
- Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ tài chính nảy sinh giữa các chủ thể của 1
nước với chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với dòng lưu chuyển
hàng hóa và vốn trên thế giới theo nguyên tắc nhất định 1.2 Đặc trưng
1.2.1 Tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng của rủi ro hối đoái
- Tỉ giá hối đoái là sự chuyển đổi giá trị từ đồng ngoại tự sang đồng nội tệ hay ngược lại
- Rủi ro hối đoái là sự tăng giảm của tỉ giá hối đoái
- Tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng của rủi ro hối đoái vì:
Chủ thể: giữa các nhà đầu tư tới từ các nước khác nhau
Phạm vi: hoạt động tài chính quốc tế rộng hơn các hoạt động tài chính nội địa
Dòng vốn đầu tư được luân chuyển từ nước này sang nước khác
🡪 rủi ro hối đoái sẽ làm tăng giảm lợi ích của các nhà đầu tư quốc tế
1.2.2 Tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng của rủi ro chính trị
- Rủi ro chính trị là những thay đổi về thể chế chính trị các chính sách kinh tế vĩ mô của
các nước liên quan ảnh hưởng đến môi trường đầu tư
- Tác động: có thể ngăn cản hoặc khuyển khích các hoạt động của tài chính quốc tế
- VD: Thực hiện chính sách thuế ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
1.2.3 Ảnh hưởng lớn bởi thị trường thiếu hoàn hảo
- Thị trường thiếu hoàn hảo: là thị trường mà ở đói giả cả hàng hóa cao hơn giá trị thực
của nó do hàng rào thuế quan và phi thuế quan dựng lên để bảo hộ nền sản xuất nội địa.
VD: hàng rào hải quan: thuế xuất nhập khẩu,…; hàng rào phi thuế quan: các tiêu chuẩn, …
- Sự tác động tới tài chính quốc tế:
Hình thành các hình thức tài chính quốc tế mới
Xuất hiện thị trường mới
Các hình thức hợp tác xuyên quốc gia
1.3 Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế quốc tế
- Thúc đẩy sự di chuyển của vốn 48
- Đẩy mạnh sự ra đời và phát triển của dịch vụ tài chính
- Các cơ hội mới cho doanh nghiệp: nhiều phương thức huy động vốn, nhiều hình thức
đầu tư, nhiều công thức phân tán rủi ro
2. Các hình thức của tài chính quốc tế
2.1 Đầu tư quốc tế trực tiếp 2.1.1 Khái niệm
- Đầu tư phát triển vốn trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc
bất kì tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm
soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi 2.1.2 Đặc điểm
- Dự án dài hạn: họ bỏ rất nhiều vốn để đầu tư nên để thu hồi vốn và lợi nhuận cần nhiều thời gian
- Nhà đầu tư nước ngoài quản lí doanh nghiệp
- Kéo dài chu kì sống của sản xuất: nếu nhà đầu tư là 1 nước phát triển, khi đầu tư với sự
chuyển giao công nghệ từ nước đi đầu tư đến nước đầu tư sẽ giúp công nghệ - kĩ thuật
nước nhận vốn đầu tư phát triển hơn.
- Đi kèm với đầu tư FDI là 3 yếu tố sau:
Hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu) Chuyển giao công nghệ
FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Các hình thức đầu tư quan hệ trực tiếp
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Doanh nghiệp liên doanh
- Hình thức hợp đồng kinh doanh (không thành lập lên 1 pháp nhân)
- Các hình thức khác: BOT, BTO,…
2.1.3 Lợi ích của đầu tư quốc tế trực tiếp
Đối với nước đầu tư
- Mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, kéo dài tuổi thọ sản phẩm - Giảm chi phí
VD: chi phí vận chuyển: thay vì sản xuất ở nước sở tại rồi mang xuất khẩu cho nước nhận
vốn đầu tư thì đầu tư và bán trực tiếp
- FDI giúp chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định 49
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
Đối với các nước nhận đầu tư
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cải thiện cán cân thanh toán
Góp phần tăng thu bằng ngoại tệ cho nước nhận đầu tư, từ đó cân bằng cán cân thanh toán - Giải quyết việc làm
- Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
2.1.4 Mặt trái của FDI đối với các nước tham gia đầu tư
Đối với nước nhận đầu tư - Vốn:
Vốn có thể không lớn ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ
Cung ngoại tệ tăng � tỉ giá hối đoái giảm� ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu và 1 số
lĩnh vực khác � NHTW phải thực hiện chính sách tiền tệ để điều chỉnh tỉ giá hối đoán
- Về môi trường và chuyển giao công nghệ:
Có thể trở thành bãi rác công nghiệp, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên - Về cạnh tranh
Các doanh nghiệp FDI thường có vốn lớn và kinh nghiệm dày dặn cũng như nhận được
nhiều chính sách ưu đãi hơn các doanh nghiệp nội địa vì thế tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng
- Về lao động: Lao động trong doanh nghiệp FDI phải có trình độ cao
- Cán cân thanh toán quốc tế: 1 số trường hợp FDI có thể tạo ra sự thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
VD: doanh nghiệp thu lợi nhuận sau đó chuyển lợi nhuận về nước của họ
- Về chính trị: 1 số doanh nghiệp FDI lớn có thể tạo ra ảnh hưởng về chính trị cho các nước tiếp nhận FDI
2.2 Đầu tư quốc tế gián tiếp 2.2.1 Tín dụng quốc tế
- KN: tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của 1
nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền
vay theo những nguyên tắc của tín dụng
- Các hình thức tính dụng thương mại 50 Vay thương mại
- KN: vay thương mại là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu về
vốn trên thị trường, lãi suất do thị trường quyết định - Đặc điểm:
Chủ thể cho vay: các ngân hàng (NHTM lớn, NH xuyên quốc gia, doanh nghiệp xuyên quốc gia,…)
Người đi vay: doanh nghiệp hoặc chính phủ
Lãi suất: hình thành trên cơ sở cung cầu trên thị trường Điều kiện
Có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh
Dự án phải có triển vọng, hiểu quả
Mục đích sử dụng vốn vay:
Doanh nghiệp sử dụng để sản xuất kinh doanh
Chính phủ sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- KN: là hình thức tín dụng hỗn hợp bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại và cho
vay ưu đãi giành cho các quốc gia đang phát triển nhằm phát triển kinh tế - xã hội - Đặc điểm:
Chủ thể cho vay: chính phủ các nước phát triển
Chủ thể đi vay: chính phủ đang và chậm phát triển
Lãi suất: lãi suất ưu đãi
Điều kiện vay vốn: tùy thuộc vào từng nhà tài trợ
Mục đích: sử dụng để hỗ trợ phát triển, dùng để đầu tư hạ tầng,…
2.2.3 Đầu tư chứng khoán quốc tế
2.2.4 Viện trợ quốc tế không hoàn lại
3. Tỉ giá hối đoái và thanh toán quốc tế 3.1 Tỉ giá hối đoái 3.1.1 Định nghĩa
- Tỉ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện bằng số lượng những đồng tiền khác
3.1.2 Phương pháp biểu thị tỉ giá hối đoái
Phương pháp trực tiếp
- Một đơn vị ngoại tệ được biểu thị bằng 1 số lượng nhất định nội tệ 51
- Ngoại tệ là đồng tiền yết giá
- Nội tệ là 1 đồng tiền định giá VD: 1USD = 22 000 VNĐ 1 EUR = 1,4 USD
Phương pháp gián tiếp
- Một đơn vị nội tệ được biểu thị bằng một số lượng nhất định ngoại tệ
3.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái
- Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế tới giá trị đồng nội tệ làm đồng nội tệ tăng
giá khiến tỉ giá hối đoái giảm xuống
Kinh tế suy thoái sẽ ngược lại
- Tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế Lạm phát tăng
đồng nội tệ mất giá tỉ lệ tỉ giá hối đoái tăng và ngược lại
- Hiện trạng của cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế cân bằng � tỉ giá hối đoái ổn định
Cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt � tỉ giá hối đoái tăng
Cán cân thanh toán quốc tế bội thu � cung ngoại tệ tăng � giá trị đồng ngoại tệ
giảm � tỉ giá hối đoái giảm
- Mức chênh lệch lãi suất
Khi lãi suất đồng ngoại tệ ở thị trường trong nước tăng lên và cao hơn lãi suất
ngoại tệ ở thị trường nước ngoài, tỉ giá hối đoái biến động như thế nào?
TH1: Nền kinh tế đóng (không có sự tự do di chuyển vốn)
Khi lãi suất ngoại tệ tăng tăng � cầu ngoại tệ tăng � giá ngoại tệ tăng � tỉ giá hối đoái tăng
TH2: Nền kinh tế mở (vốn được tự do di chuyển)
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ di chuyển vốn vào thị trường trong nước để hưởng lợi nhuận chênh
lệch � cung ngoại tệ tăng � tỉ giá hối đoái giảm
- Hoạt động đầu cơ ngoại tệ
Nếu trong nước có hoạt động đầu cơ ngo
ại tệ cầu ngoại tệ giảm tỉ giá hối đoái tăng - Các nhân tố khác CHƯƠNG 3 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1. Những vấn đề chung về thị trường tài chính 1.1 Khái niệm
- Thị trường tài chính là nơi cung cầu nguồn tài chính gặp nhau và là nơi các tài sản tài chính được mua bán 52
1.2 Tài sản tài chính
Chứng khoáng và các tài sản tài chính khác
- Chứng khoán là loại chứng từ được ghi trên giấy từ hoặc hệ thống điện tử nhằm xác
nhận quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó với người phát hành
Công dụng của chứng khoán:
Được sử dụng để thế chấp, trả nợ tiền vay, mua bán chuyển nhượng
Phương tiện đầu tư thu lời
Phương tiện huy động vốn
Phương tiện phân phối nguồn tài chính cho các khu vực
- Các loại tài sản tài chính khác: Ngoại tệ Tín phiếu kho bạc
Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng Kì phiếu ngân hàng Trái phiếu Cổ phiếu
Phân loại chứng khoán: - Dựa vào kì hạn
Chứng khoán ngắn hạn
Chứng khoán trung và dài hạn
- Căn cứ chủ thể phát hành
Chứng khoán chính phủ và chứng khoán chính quyền địa phương
Chứng khoán của các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng
Chứng khoán doanh nghiệp - Căn cứ lợi tức:
Chứng khoán có lợi tức ổn định
Chứng khoán có lợi tức không ổn định
- Căn cứ tính chất chứng khoán:
Chứng khoán vốn: do các công ty cổ phần phát hành
Chứng khoán nợ: là chứng khoán xác nhận 1 khoản nợ của người phát hành với
người sở hữu chứng khoán Chứng khoán phát sinh
- Căn cứ người phát hành: 53
Chứng khoán khởi thủy Chứng khoán thứ cấp
So sánh tín phiếu ngân hàng và kì phiếu ngân hàng Tiêu chí Tín phiếu Kì phiếu Chủ thể Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại phát hành Chủ thể
Ngân hàng thương mại và các tổ
Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức mua chức tín dụng Phạm vi Hẹp Rộng Giá trị Lớn hơn Nhỏ hơn Mục đích
Là công vụ giúp ngân hàng trung Huy động vốn vay ngắn hạn của các chủ
ương thực hiện chính sách tiền tệ thể mở rộng vốn mở rộng kinh doanh Trái phiếu
- KN: Là 1 loại chứng khoán nợ chứng nhận khoản vay do người đi vay phát hành cam
kết trả lợi tức và hoàn trả vốn vay theo 1 thời hạn nhất định cho người sở hữu chứng khoán - Phân loại: Trái phiếu chính phủ Trái phiếu công ty
Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính
- Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của công ty, được chia lợi tức xác định không phụ
thuộc kết quả sản xuất kinh doanh. Cổ phiếu
- KN: là chứng khoán vốn chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi
của người sở hữu chứng khoán đó đối với công ty cổ phần
- Người sở hữu cổ phiếu là cổ đông của công ty được chia lợi tức dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh - Phân loại: Tính chất Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi Quyền nhận lợi tức Sau Trước Quyền biểu quyết có không 54 Quyền kiểm tra sổ có không sách Quyền chia tài sản sau Trước Cổ tức
Phụ thuộc vào kết quả sử dụng kinh
Được xác định trước, doanh không đổi
1.3 Phân loại thị trường tài chính
- Dựa vào phương thức huy động nguồn tài chính
Thị trường nợ: huy động vốn thông qua 1 công cụ vay nợ
Thị trường vốn cổ phần: huy động vốn thông qua phát hành phát hành cổ phiếu
- Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính Thị trường sơ cấp
Thị trường thứ cấp
- Căn cứ vào tính chất pháp lí
Thị trường tài chính chính thức
Thị trường tài chính không chính thức
- Căn cứ thời gian sử dụng nguồn tài chính và tính lỏng của các tài sản tài chính
Thị trường tiền tệ Thị trường vốn
1.4 Chức năng, vai trò của thị trường tài chính (3 chức năng)
0. Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung nguồn tài
chính từ những chủ thể có khả năng cung nguồn tài chính.
0. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán
0. Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị doanh nghiệp
1.5 Các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển thị trường tài chính
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định với mức lạm phát có thể kiểm soát
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa làm phát sinh nhu cầu và khả năng cung
cấp nguồn tài chính trong nền kinh tế
Tiền tệ ổn định, lạm phát được kiểm soát đảm bảo quyền lợi cho người đi vay,
người cung ứng vốn. Các doanh nghiệp khi đó mới muốn đầu tư, tái kinh doanh và
khi đó mới xuất hiện nhu cầu nguồn tài chính
- Các công cụ của thị trường tài chính phải đa dạng
Các công cụ của phải đa dạng về hình thức, thời gian sử dụng và mệnh giá để phù
hợp nhu cầu chủ thể sử dụng nguồn tài chính
- Hình thành và phát triển hệ thống trung gian tài chính 55
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và quy chế cần thiết làm cơ sở hoạt động và
kiểm soát thị trường tài chính
- Phải tạo được cơ sở vật chất kĩ thuật và có được hệ thống thông tin kinh tế
2. Các thị trường tài chính
2.1 Thị trường tiền tệ
- KN: Thị trường tiền tệ là một trong những bộ phận của thị trường tài chính được chuyên
môn hóa trong việc mua bán các tài sản tài chính có tính lỏng cao và chuyển giao quyền
sử dụng nguồn tài chính ngắn hạn
2.1.1 Cấu trúc thị trường tiền tệ
- Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp: Bao gồm thị trường không chính thức và thị trường chính thức
Thị trường không chính thức cung cấp 1 khối lượng nguồn tài chính lớn cho doanh
nghiệp, các hộ kinh tế gia đình và cá nhân dưới hình thức vay nóng
Thị trường chính thức là thị trường cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng
- Thị trường ngoại hội (thị trường hối đoái giao dịch các loại ngoại tệ)
Là nơi các doanh nghiệp, hộ gia đình và nhà nước có thể mua bán, trao đổi hoặc
vay mượn các nguồn tài chính bằng ngoại tệ
- Thị trường liên ngân hàng
Đây là thị trường dành cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trao đổi khả năng thanh toán cho nhau
- Thị trường chứng khoán ngắn hạn
Đây là thị trường mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn
2.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ - Ngân hàng trung ương
- Ngân hàng thường mại: vừa đóng vai trò người đi vay vừa đóng vai trò người cho vay
- Kho bạc nhà nước: tham gia thị trường tiền tệ chủ yếu để cay nợ, để bù đắp thiếu hụt
tạm thời của ngân sách nhà nước và thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách phát hành tín phiếu kho bạc - Người đầu tư
- Người môi giới và người kinh doanh
2.1.3 Hoạt động của thị trường tiền tệ
Hoạt động tín dụng
- Là hoạt động vay mượn vốn ngắn hạn (thời hạn nhỏ hơn 1 năm) giữa các chủ thể tham
gia thị trường. Bao gồm: 56
Hoạt động cho vay của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại
Hoạt động vay vốn trực tiếp giữa các ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại với khách hàng
Hoạt động trên thị trường hối đoái
Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại với khách hàng
Hoạt động phát hành chứng khoán ngắn hạn
Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường tiền tệ chủ yếu được thực hiện
giữa các ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại 2.2 Thị trường vốn
- KN: là 1 bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa trong việc mua bán các
tài sản tài chính có tính lỏng thấp, nhằm chuyển dịch các nguồn tài chính dài hạn
2.2.1 Cấu trúc thị trường vốn
- Thị trường cho vay dài hạn trực tiếp: diễn ra hoạt động vay mượn các nguồn tài chính dài hạn
- Thị trường tín dụng thuê mua
- Thị trường chứng khóan trung hạn và dài hạn: diễn ra hoạt động mua bán các loại chứng
khoán trung và dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu,…)
2.2.2 Các chủ thể tham gia thị trường vốn
0. Chủ thể cần nguồn tài chính dài hạn: chính phủ trung ương, chính quyền địa
phương, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, hộ gia đình, cá nhân
0. Chủ thể cung nguồn tài chính dài hạn: tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế - xã hội, người đầu tư
2.3 Thị trường chứng khoán
- Thị trường chứng khoán là 1 bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hóa về
mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn, trung và dài hạn
2.3.1 Cấu trúc thị trường chứng khoán
- Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn tài chính:
Thị trường chứng khoán sơ cấp
Thị trường chứng khoán thứ cấp Phân tích:
Thị trường chứng khoán sơ cấp phát hành chứng khoán mới 57
Sản xuất KD Doanh nghiệp Nhà đầu tư 1
(nền KT) (chủ thể phát hành)
Tính thanh khoản cho chứng khoán Nhà đầu tư 2
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường duy nhất mang lại vốn cho chủ thể
phát hành, tác động trực tiếp làm tăng quy mô nền kinh tế
Thị trường chứng khoán thứ cấp không trực tiếp làm tăng quy mô nền kinh tế, nó
chỉ có tác dụng gián tiếp vì:
Thị trường chứng khoán thứ cấp tạo tính thanh khoản cho chứng khoán,
nếu tính thanh khoản của chứng khoán cao sẽ giúp sự chuyển đổi từ chứng
khoán thành tiền dễ dàng, từ đó thúc đẩy thị trường chứng khoán sơ cấp
phát triển giúp tăng quy mô nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán thứ cấp góp phần định giá chứng khoán
2.3.2.1 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán sơ cấp
Người bán Người môi giới Người mua
(phát hành CK) (là 1 pháp nhân) (người cung ứng)
Chính phủ đóng vai trò người Cá nhân
Chính quyền địa (1) bảo lãnh phát hành (2) Quỹ đầu tư phương Công ty bảo hiểm NHTM, DN,… ...
(1) và (2): nguồn tài chính
- Pháp nhân là 1 tổ chức có đăng kí hoạt động với các cơ quan quản lí nhà nước và phải
tách bạch giữa tài sản của tổ chức và chủ sở hữu
2.3.3 Cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán 58
2.3.3.1 Thị trường chứng khoán sơ cấp - Cơ chế phát hành - Phương thức phát hành: Bảo lãnh phát hành
Phát hành theo kiểu đấu giá
- Bảo lãnh phát hành là hoạt động mà tổ chức bảo lãnh sẽ đứng ra giúp tổ chức phát hành
thực hiện toàn bộ công việc phát hành, từ việc chuẩn bị hồ sơ phát hành đến tìm nhà đầu
tư, phân phối chứng khoán và ổn định giá sau phát hành
2.3.3.2 Các hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp
- Giao dịch chứng khoán: cung cấp lệnh mua, bán chứng khoán - Định giá chứng khoán - Giao dịch chứng khoán
🡪 Đây là hoạt động chủ yếu của thị trường
- Các nhân tố ảnh hưởng tới thị giá trái phiếu
Được xác định tại 1 thị trường giao dịch cụ thể
Lãi suất tín dụng tăng � cầu giảm � thị giá giảm
Tỉ lệ lạm phát tăng � lãi suất thực giảm � cung tăng, cầu giảm
Tình hình tài chính và tương lai doanh nghiệp tốt � cầu tăng � thị giá tăng
- Các nhân tố ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu
Tình hình tài chính và tương lai doanh nghiệp tốt � thị giá tăng và ngược lại
Nhân tố bên ngoài tăng � thị giá tăng
Các yếu tố kĩ thuật của thị trường CHƯƠNG 4
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN
1. Khái niệm, đặc điểm của các tổ chức tài chính trung gian
- KN: tổ chức TCTG là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, trong đó
chủ yếu và thường xuyên là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng 2. Phân loại
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ:
Các tổ chức trung gian tín dụng: ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm và cho vay,…
Các trung gian tài chính tiết kiệm theo hợp đồng: công ty bảo hiểm,… 59
Các trung gian đầu tư: huy động vốn chủ yếu thông qua lĩnh vực chứng khoán
(công ty tài chính, quỹ đầu tư thương mại,…)
- Căn cứ mục đích hoạt động:
Vì mục tiêu lợi nhuận
Thực hiện chính sách xã hội
3. Chức năng các tổ chức TCTG
0. Cung ứng vốn: các TGTC sẽ huy động tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế đầu tư nằm sinh lời tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế
0. Tạo vốn: Các TGTC sẽ thực hiện hoạt động cho vay tới các doanh nghiệp, tổ chức cần vốn
0. Kiểm soát: nhằm giảm thiểu rủi ro cho bản thân TGTC, các chủ thể có liên quan
và đảm bảo cho TGTC hoạt động đúng 2 chức năng tạo vốn và cung ứng vốn. 4. Vai trò của TGTC
4.1 Vai trò trong việc giảm chi phí giao dịch
- Chi phí giao dịch là thời gian và tiền bạc chi vào các hành động giao dịch tài chính
- Tại sao các TGTC có vai trò này? Do TGTC có các đặc điểm sau: Quy mô vốn lớn Tính chuyên môn hóa
Kinh nghiệm quản lí vốn
Công nghệ quản lí hiện đại
- TGTC với quy mô vốn lớn sẽ dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro
và giảm chi phí giao dịch. Hoạt động đầu tư của các TGTC có được lợi thế nhời tính kinh
tế, quy mô, tức là chi phí giao dịch giảm tính trên 1 đồng vốn đầu tư.
4.2 Vai trò giảm chi phí thông tin
- Tại sao phát sinh chi phí thông tin?
Do bất cân xứng thông tin
Thông tin bất cân xứng là do 1 trong 2 bên trong 1 giao dịch có ít thông tin hơn
bên đối tác về đối tượng của giao dịch khiến cho việc ra quyết định không đảm bảo chính xác - Dẫn đến 2 rủi ro sau: Lựa chọn nghịch
Rủi ro đạo đức: xảy ra sau khi các hoạt động tài chính đã xảy ra
- Tại sao TGTC có vai trò này:
Tính chuyên môn hóa cao 60 Kinh nghiệm quản lí
Hệ thống công nghệ quản lí hiện đại
🡪 Nhờ những lợi thế trên các TGTC có thể dễ dàng thu thập được thông tin về đối tượng
cần tìm kiếm cũng như có thể xử lí các thông tin, từ đó giảm thiểu bất lợi do bất cân xứng
thông tin gây ra, giảm thiểu lực chọn nghịch và rủi ro đạo đức.
4.3 Vai trò kích thích và tập trung nguồn vốn tiết kiệm nhỏ lẻ trong nền kinh tế
4.4 Vai trò góp phần mở rộng quan hệ quốc tế
5. Các tổ chức TGTC chủ yếu 5.1 Ngân hàng thương mại
- KN: là 1 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, với hoạt động
thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. - Chức năng:
0. Chức năng trung gian tín dụng: NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người cung vốn và cầu vốn
Thực hiện chức năng trung gian tín dụng tạo ra lợi nhuận cho chính các ngân hàng
Chức năng này giúp người cung vốn có được lợi nhuận từ tiền lãi đồng thời
giúp người cần vốn thỏa mãn về nhu cầu sử dụng vốn
0. Chức năng trung gian thanh toán:
NHTM thực hiện việc thu hộ và chi hộ cho khác hàng Ý nghĩa:
Mang lại lợi ích to lớn cho xã hội, hạn chế rủi ro do không phải vận chuyển số tiền lớn
Cung cấp nhiều phương tiện thanh toán
Thúc đẩy lưu thông hàng hóa
Giảm lượng tiền trong lưu thông
Tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp 0. Chức năng tạo tiền
Cơ sở cung tiền chuyển khoản nảy sinh từ
NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán
Các ngân hàng hoạt động trong 1 hệ thống Các giả định:
Các ngân hàng cho vay hết số tiền dự trữ của mình 61
Không có hiện tượng rút tiền mặt ra khỏi hệ thống ngân hàng
Từ 1 lượng tiền ban đầu mà ngân hàng huy động qua nghiệp vụ tín dụng,
nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã làm luân chuyền giữa các
ngân hàng trong 1 hệ thống và tạo ra số tiền gửi lớn hơn gấp nhiều lần so
với số tiền gửi huy động ban đầu.
Mức cung tiền = số tiền gửi ban đầu × hệ số mở rộng tiền gửi
Hệ số mở rộng tiền gửi = 1 / tỉ lệ dự trữ bắt buộc Các nhân tố tham gia: Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại Khách hàng gửi tiền Khách hàng vay tiền R = RR + ER
R: dự trữ của toàn bộ hệ thống ngân hàng
RR: số tiền dự trữ bắt buộc
ER: dự trữ vượt mức
Trong mô hình tạo tiền đơn ta đã giả định ER = 0 B = C + R = C + RR + ER MB/D = C/D + RR/D + ER/D
D = MB × 1/(C/D + RR/D + ER/D)
MB: số tiền cơ sở do NHTW phát hàng
D: số tiền chuyển khoản (số tiền gửi tạo ra)
C: số tiền mặt trong lưu thông
C/D: tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi không kì hạn
RR/D: tỉ lệ giữa dự trữ bắt buộc với tiền gửi không kì hạn
ER/D: tỉ lệ giữ dự trữ vượt mức với tiền gửi không kì hạn
M = C + D = D × C/D + D = D × (1 + C/D) 1
🡪 M1 = MB × (1 + C/D)/(C/D + RR/D + ER/D)
Các nghiệp vụ vơ bản của ngân hàng thương mại
- Nghiệp vụ huy động vốn – nghiệp vụ tài sản nợ
Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn huy động Nguồn vốn đi vay 62
- Nghiệp vụ tài sản có – nghiệp cụ sử dụng vốn
Nghiệp vụ cho vay (nghiệp vụ truyền thống của các NHTM) Đầu tư chứng khoán
Góp vốn liên doanh, liên kết Hoạt động ngân quỹ
Dịch vụ ngân hàng khác 5.2 Công ty tài chính
- KN: là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng vố tự có, vốn
huy động và các nguồn vốn khác cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính,
tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn hoạt động của các công ty tài chính:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Huy động các khoản tiền gửi có kì hạn > 1 năm
Phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn
Vay của các trung gian tài chính khác
- Hoạt động của các công ty tài chính:
Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn
Thực hiện tính dụng thuê mua
Cho vay theo ủy thác của chính phủ Cho vay tiêu dùng
- Các loại công ty tài chính:
Công ty tài chính bán hàng
Công ty tài chính tiêu dùng
Công ty tài chính kinh doanh 5.3 Công ty bảo hiểm
- KN: là tổ chức tài chính có nhiệm vụ cung cấp các hợp đồng bảo hiểm cho các doanh
nghiệp và các hộ gia đình nhằm giảm bớt rủi ro ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và đời sống của họ. - Huy động vốn:
Nguồn vốn chủ sở hữu (vốn điều lệ >= vốn pháp định)
Doanh thu của công ty bảo hiểm:
Thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (phí bảo hiểm là khoản tiền mà
người tham gia bảo hiểm trả cho công ty bảo hiểm để nhận được sự bảo đảm rủi ro)
Thu từ hoạt động đầu tư 63 Thu khác
- Hoạt động sử dụng vốn:
Ký quỹ tại các ngân hàng
Trả tiền bảo hiểm và tiền bồi thường
Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước
Tạo lập các quỹ tiền tệ khác: quỹ dự trữ bắt buộc,.. Phân phối lợi nhuận
Lập quỹ dự phòng nghiệp vụ
Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo kĩ thuật phân chia
Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo kĩ thuật tồn tích NHTM: nguồn vốn khác
+ Vốn trong thanh toán là vốn có được khi NH thực hiện chức năng trung gian thanh toán:
* Chênh lệch về thời gian giữa trích TKhoan ng trả và tkhi có tkhoan ng thụ hưởng
* Số dư tkhoan lưu quý: tài trợ của nc ngoài của chính phủ cho các chương trình dự
án phát triển kte xã hội văn hóa 2.Sử dụng vốn
Cho vay: mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng nhưng đồng thời các khoản nợ
xấu cũng phát sinh từ hd nghiệp vụ này. + Cho vay ngắn hạn + Cho vay trung dài hạn
Các tài sản khác: NHTM đầu tư vào tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị, thông thg các
NHTM sd vốn tự có để trang trải cho khoản mục này 3.Dịch vụ NH
+ Thanh toán hộ KH, chuyển tiền + Quản lý hộ tài sản
+ Cung cấp dvu tư vấn, đầu tư KD
+ Mua bán chứng khoán hộ, phát hành và bảo quản
Các nghiệp vụ ủy thác: thanh lí tài sản of cty phá sản, chuyển nhượng *****************
Mối quan hệ giữa trung gian tài chính và thị trường tài chính
- Trung gian tài chính có thể đóng các vai trò sau: 64
0. Người cung vốn: các TGTC có khả năng huy động, tập trung những dòng tiền
nhàn rỗi, nhỏ lẻ trong nền kinh tế để tạo thành quỹ tiền tệ to lớn, sau đó dùng quỹ
tiền tệ này đi đầu tư và có được tính kinh tế nhờ quy mô
0. Người huy động: các TGTC có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn 0. Môi giới
0. Bảo lãnh phát hành chứng khoán: các TGTC với quy mô vốn lớn và kinh nghiệm
trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, họ sẽ quen các nhà đầu tư và thủ tục phát hành
chứng khoán, vì vậy học có thể đảm bảo sự thành công cho hoạt động phát hành
chứng khoán giúp các chủ thể huy động đủ số vốn
0. Tư vấn, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư: với những đặc điểm vốn có TGTC sẽ
dễ dàng thu được thông tin và phân tích thông tin. Khi họ có thông tin, học sẽ giúp
các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn để tránh đầu tư. CHƯƠNG 5
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1. Ngân hàng trung ương
1.1 Sự ra đời và phát triển của ngân hàng Trung ương
- Từ thế kỉ 15-18, nhiều Nh dc tlap với nhiệm vụ nhận tiền gửi cho vay, phát hành tiền
vào lưu thông và làm dịch vụ thanh toán
- Thế kỉ 19, sx lưu thông hh pt, chỉ 1 NH dc phép phát hành tiền gọi là NH phát hành, các Nh khác chi vc th kinh doanh - Sau ctranh TG lần t1 1.2 Đinh nghĩa
- Ngân hàng Trung ương là 1 định chế quản lí nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng,
phát hành tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng, có chức năng điều hòa lưu thông tiền
tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá cả đồng tiền
1.3 Mô hình tổ chức của NHTW
Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ
+ Đây là mô hình cổ điển, chịu trực tiếp chính phủ về nhân sự, tài chính, đbiet là các quyết định
liên quan đến việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia - NHTW:
Là cơ quan thuộc bộ máy quản lí hành chính của chính phủ
Mọi hoạt động của NHTW chịu sự chi phối của chính phủ từ vấn đề: nhân sự,
ngân sách, xác định mục tiêu chính sách tiền tệ 65
- Ưu: Chính phủ có sự chỉ đạo đối với NHTW để có được sự kết hợp hài hòa giữa chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ
� mục tiêu kinh tế, xã hội có thể dễ dàng đạt được
- Nhược: tính chủ động và độc lập của NHTW giảm xuống, trong việc xây dựng và thể
hiện mục tiêu chính sách tiền tệ
Mô hình NHTW trực thuộc quốc hội - Quốc hội:
Chính phủ không còn khả năng chi phối đến NHTW
Mọi hoạt động chỉ cần thông báo với quốc hội
- Ưu: tính độc lập và chủ động của NHTW cao
- Nhược: nếu không có sự kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền thì
các mục tiêu kinh tế xã hội khó đạt được. 1.4 Chức năng của NHTW 1.4.1 Phát hành tiền
- NHTW là chủ thể giữ độc quyền phát hành tiền mặt và lưu thông
- Hình thức phát hành tiền: giấy bác ngân hàng, tiền kim loại kém giá, tiền đúc lẻ và là
phương tiện hợp pháp trong nền kinh tế.
- Các kênh phát hành tiền
Cho các NHTM và tổ chức tín dụng vay
Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ
Cho ngân sách nhà nước vay
Phát hành qua nghiệp vụ thị trường mở
- NHTW tham gia và kiểm soát tạo tiền chuyển khoản của các NHTM và tổ chức tín dụng
Tỉ lệ dữ trữ bắt buộc tăng (hoặc giảm) � khả năng tạo tiền của các NHTM sẽ giảm (hoặc tăng)
Lãi suất chiết khấu tăng (hoặc giảm) � số tiền mà NHTM nhận được từ NHTW
giảm (hoặc tăng) � khả năng tạo tiền của NHTM giảm (hoặc tăng)
Nghiệp vụ thị trường mở: Khi NHTWW mua các giấy tờ có giá từ NHTM thì số
tiền NHTM nhận được tăng � khả năng tạo tiền của NGTM tăng và ngược lại
1.4.2 Ngân hàng của các ngân hàng
- Quản lí tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng
- Cho vay đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng 66
- Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt
- Thực hiện quản lí nhà nước và kiểm soát hoạt động đối với các ngân hàng thương mại tổ chức tín dụng
1.4.3 Chức năng ngân hàng nhà nước
- NHTW xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
- Nhận tiền gửi của kho bạc nhà nước, cho ngân sách nhà nước vay quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia
- Thay mặt chính phủ kí kết các hiệp định tiền tê, tín dụng và thanh toán
- Đại diện cho chính phủ tham gia vào một số tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế
2. Chính sách tiền tệ 2.1 Định nghĩa:
- KN: chính sách tiền tệ là 1 trong các chính sách kinh tế vĩ mô mà ngân hàng trung ương
thông qua công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung
ứng nhằm đạt các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong 1 thời kì nhất định. - Phân loại:
Chính sách tiền tệ mở rộng: tăng cung ứng tiền trong lưu thông, được sử dụng khi
nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái
Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung ứng tiền trong lưu thông, được sử dụng khi
nền kinh tế tăng trưởng nóng hay xảy ra lạm phát
2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 2.2.1 Mục tiêu cao nhất: - Ổn định tiền tệ
Ổn định sức mua đối nội
Ổn định sức mua đối ngoại - Tăng trưởng kinh tế - Tạo công ăn việc làm
Trong ngắn hạn, tùy vào từng thời kì với điều kiện khác nhau mà NHTW ưu tiên biến số
ổn định tiền tệ, tăng trường kinh tế hay tạo công ăn việc làm. Giả dụ nếu nền kinh tế đang
xảy ra lạm phát thì NHTW phải ưu tiên ổn định tiền tệ, còn khi kinh tế suy thoái thì
NHTW sẽ ưu tiên tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.
Trong dài hạn, giá hàng hóa ổn định, tỉ giá hối đoái ổn định, nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế ổn định và tạo công ăn việc làm.
2.2.2 Mục tiêu trung gian 67
- Mục tiêu trung gian bao gồm các biến số được lựa chọn giúp ngân hàng trung ương tiên
lượng và dự báo việc điều chỉnh các công cụ của chính sách tiền tệ có đi đúng hay không
- Mục tiêu trung gian cần đáp ứng yêu cầu:
Phải đo lường được
Ngân hàng trung ương kiểm soát được
Phải có khả năng tác động trực tiếp đến mục tiêu cao nhất
- Các biến số của mục tiêu trung gian
Khối lượng tiền cung ứng
Lãi suất thị trường
(NHTW chỉ được lựa chọn 1 trong 2 biến số này)
2.2.3 Mục tiêu hoạt động
- Mục tiêu hoạt động bao gồm các biến sô có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh các
công cụ của chính sách tiền tệ
- Yêu cầu với mục tiêu hoạt động:
NHTW phải đo lường được
NHTW phải kiểm soát được
Phải có khả năng tác động trực tiếp đến mục tiêu trung gian đạt mục tiêu cao nhất
- Các biến số của mục tiêu hoạt động:
Dự trữ của NHTM: Trong TH hệ thống tài chính chưa pt
Lãi suất thị trường liên ngân hàng: Trong TH hệ thống tài chính tương đối pt
(NHTW chỉ được chọn 1 trong 2 biến số)
2.3 Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ 2.3.1 Chính sách tín dụng
- Chính sách lãi suất: căn cứ vào trình độ phát triển và cơ chế quản lí nền kinh tế, NHTW
sẽ xây dựng và ban hành chính sách lãi suất thích hợp để thi hành thống nhất trong hệ thống ngân hàng
- Chính sách và quy chế tín dụng: tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu vốn,
NHTW xây dựng chính sách và quy chế tín dụng
2.3.2 Chính sách ngoại hối
- Chính sách tỉ giá hối đoái: NHTW sẽ lựa chọn 1 chế độ tỷ giá hối đoái và điều chỉnh khi cần thiết
- Các chế độ tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái cố định
Tỷ giá hối đoái thả nổi 68
Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết
- Chính sách quản lí ngoại hối
Cần quản lí ngoại hối để hạn chế tình trạng đô la hóa của nền kinh tế, có nghĩa là hạn chế
hoạt động ngoại tê trong các hoạt động giao dịch thanh toán của nền kinh tế. Chính sách
có tác động: ngăn chặn dự trữ ngoại tệ không hợp lý, bất hợp pháp, huy động mọi nguồn
ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để quản lý mua bán ngoại tệ
- Chính sách dự trữ ngoại hối: được sử dụng để can thiệp vào cung cầu ngoại tệ, ổn định
tỉ giá hối đoái, đảm bảo thanh toán quốc tế và điều chỉnh khối lượng tiền trong nước
2.4 Công cụ của chính sách tiền tệ 2.4.1 Công cụ trực tiếp
- là những công cụ mà thông qua n, NHTW có thể tác động trực tiếp đến các mục
tiêu mà không phải thông qua một biến số trung gian nào
Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
- Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
NHTW quy định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay là bao nhiêu thì các NHTM phải thực hiện đúng như thế.
- Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay
NHTW quy định các khung lãi suất, theo đó các NHTM phải xây dựng biểu lãi suất nằm trong khung lãi suất này
Hạn mức tín dụng
- KN: là mức dư nợ tối đa mà NHTW cho phép các NHTM được phép cho vay
Phát hành tiền cho ngân sách nhà nước vay Tín phiếu NHTW
- NHTW phát hành tín phiếu ngân hàng và phân phối bắt buộc cho các NHTM
Tất cả các công cụ đều có tính chất mệnh lệnh hành chính
2.4.2 Công cụ gián tiếp
0. Lãi suất tái chiết khấu
- KN: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM và tổ chức tín dụng
dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán - Cơ chế sử dụng: 69
Chính sách tiền tệ thắt chặt � tăng lãi suất tái chiết khấu
Chính sách tiền tệ nới lỏng � giảm lãi suất tái chiết khấu
- Cơ chế tác động (theo chiều hướng chính sách tiền tệ thắt chặt)
Lãi suất tái chiết khấu tăng � lượng tiền NHTM vay được từ NHTW giảm � khả
năng cho vay của các NHTM giảm, khả năng tạo tiền giảm � Ms giảm
0. Tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- KN: là tỉ lệ phần trăm giữa số tiền dự trữ và tổng số dư tiền gửi phải gửi phải tính dự trữ
bắt buộc các NHTM thu hút được trong 1 khoảng thời gian nhất định - Cơ chế sử dụng:
Chính sách tiền tệ thắt chặt � tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Chính sách tiền tệ nới lỏng � giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc
- Cơ chế tác động (theo chiều hướng chính sách tiền tệ thắt chặt)
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tặng � khả năng tạo tiền của các NHTM giảm, khả năng cho
vay của NHTM giảm, dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm � Ms giảm
+ Ưu điểm: - Ngân hàng TW chỉ cần thay đổi tỉ lệ nhỏ trg tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ tạo ra
biến động của mức cung ứng tiền
- M ức dự trữ bắt buộc trog chừng mực nào đó giúp đảm bảo khả năng thanh toán cho các ngân hàng
+ Nhược điểm: - Khó sd thường xuyên vì sẽ gây bất ổn trog kinh doanh, gây thụ dộng
cho các ngân hàng thương mại
- Trong Th NHTW chỉ muốn tác động gây sự thay đổi nhỏ thì khó có thể sd công cụ này
- CC n ày khó sửa chữa sai lầm, khó đảo chiều khi có tác động k hiệu quả xảy ra
0. Nghiệp vụ thị trường mở
- KN: là nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn của NHTW thực hiện trên thị trường tiền tệ - Cơ chế sử dụng:
Chính sách tiền tệ thắt chặt � bán các giấy tờ có giá
Chính sách tiền tệ mở rộng � mua các giấy tờ có giá
- Cơ chế tác động (theo chiều hướng chính sách tiền tệ thắt chặt) 70
NHTW bán các giấy tờ có giá cho NHTM � dự trữ trong hệ thống ngân hàng giảm
� quy mô tín dụng và khả năng tạo tiền của NHTM giảm, lãi suất thị trường tăng � Ms giảm
Tại sao nghiệp vụ thị trường mở là công cụ gián tiếp linh hoạt nhất?
Trong điều kiện kinh tế phát triển, thị trường tài chính phát triển công cụ nghiệp vụ thị
trường mở sẽ linh hoạt nhất vì:
- NHTW có được tính chủ động, linh hoạt, dễ dàng đảo ngược tình thế, dễ dàng sửa chữa sai lầm
- NHTM có thể tác động vào cung tiền với khối lượng lớn hoặc nhỏ
- Nhược điểm của công cụ lãi suất tái chiết khấu và tỉ lệ dự trữ bắt buộc:
0. Đối với công cụ lãi suất tái chiết khấu
NHTW không chủ động vì việc NHTM có vay vốn hay không là ở NHTM trong
khi công cụ này phụ thuộc vào mức độ vay vốn của NHTM. Chỉ khi NHTM vay
thì công cụ này mới có tác dụng
Trong 1 số trường hợp khi sử dụng công cụ này có thể gây ra sự nhiểu lầm về mặt chính sách.
0. Đối với tỉ lệ dự trữ bắt buộc
NHTW không thể tác động một khối lượng nhỏ vào cung tiền được vì chỉ cần 1 sự
thay đổi nhỏ của tỉ lệ dữ trữ bắt buộc cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn ở số tiền
chuyển khoản được tạo ra, từ đó tạo ra sự thay đổi lớn trong cung tiền
NHTW kém linh hoạt, kém chủ động và không thể thay đổi thường xuyên
Tác động đồng đều tới tất cả các NHTM như nhau, nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng
cao có thể gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. CHƯƠNG 6 TÀI CHÍNH CÔNG
1. Tổng quan về tài chính công
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài chính công Các khái niệm: 71
- Tài chính công là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính do
nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập các quỹ công nhằm thực hiện các chức năng
của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội.
- Quỹ công là các quỹ tiền tệ thuộc sở hữu của nhà nước
- Hàng hóa công (hàng hóa dịch vụ công cộng)
Hàng hóa công thuần túy: y tế, giáo dục,..
Hàng hóa công không thuần túy
Đặc điểm tài chính công
- Sở hữu: thuộc sở hữu nhà nước
- Chủ thế: nhà nước là chủ thể duy nhất quy định thu, chi tài chính công
- Mục đích: hoạt động vì lợi ích cộng đồng, phục vụ cho những hoạt động phi lợi nhuận
- Phạm vi hoạt động: phạm vi rộng, tác động tới tất cả chủ thể, ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội
- Pháp luật: chịu sự điều chính của các luật công và dựa trên các quy phạm pl áp đặt lên mọi chủ thể 2. Ngân sách nhà nước 2.1 Khái niệm:
- Ngân sách nhà nước là toàn bộ thu và chi của nhà nước trong 1 năm nhằm thực hiện các
chức năng của nhà nước do hiến pháp quy định
- Dđ: kế hoạch vĩ mô qtrong (.) việc giải quyết các vấn đề tài chính
Là quỹ tiền tệ tập trung lớn của NN
Là khâu chủ đạo trong hệ thống TCC
2.2 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
- Kn: là tổng thể các cấp ngân sách có mqh hữu cơ với nhau trong qtrinh thực hiện nvu
thu chi của mỗi cấp ngân sách
- Nguyên tắc tổ chức: 2 mô hình tổ chức
+ Mô hình NN liên bang: * NS Liên Bang * NS bang * NS địa phương
2.3 Thu ngân sách nhà nước 72
- Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một
phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm đáp ứng các yêu
cầu chi tiêu của nhà nước. 2.3.1 Thu thuế
- KN: thuế là 1 khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho nhà nước theo
luật định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. - Đặc điểm: Tính bắt buộc:
Tính không hoàn trả trực tiếp: thuế hd 1 chiều Tính pháp lí cao
- Phân loại (theo tính chất điều tiết) Thuế trực thu Thuế gián thu
Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế
- VD: thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp,… - Đặc điểm:
Người nộp thuế và người chịu thuế là một
Không có sự chuyển giao gánh nặng thuế
Mục tiêu đánh thuế = (tăng thu ngân sách nhà nước) + (điều tiết thu nhập)
Phạm vi: hẹp hơn thuế gián thu
Thuế gián thu: là loại thuế đánh gián tiếp vào người tiêu dùng thông qua việc
tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và được ấn định trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
- VD: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,… - Đặc điểm:
Là 1 bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa dịch vụ
Có sự chuyển giao gánh nặng thuế
Người nộp thuế là doanh nghiệp, người chịu thuế là người tiêu dùng
Mục tiêu đánh thuế = (tăng thu ngân sách nhà nước) + (điều tiết lưu thông hàng hóa) 73
2.3.2 Thu phí và lệ phí
- Phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp 1 phần chi phí của cơ quan sự nghiệp công
- Lệ phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp 1 phần chi phí mà cơ quan
quản lí nhà nước đã bỏ ra
=> Thu phí thực chât là khoản thu
Phí: giao thông, thủy lợi, viện phí,… -> phí mang tính phổ biến / or địa phương
Lệ phí; cấp giấy phép hành nghề,..
2.3.3 Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
- Thu từ lợi tức của các cơ sở kinh tế của Nhà nước
- Thu từ lợi tức liên doanh kinh tế, lợi tức cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước tại các công ty cổ phần
2.3.4 Đóng góp của các tổ chức cá nhân
2.3.5 Các khoản việc trợ 2.3.6 Các khoản khác
2.4 Chi ngân sách Nhà nước
- KN: là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm của của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định - Nội dung:
Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên
2.4.1 Chi đầu tư phát triển
- KN: là những khoản chi có thời hạn tác động dài, thường trên một năm, hình thành nên
những tài sản vật chất có khả năng tạo ra nguồn thu, trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước - Nội dung:
Chi đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước
Chi góp vốn cổ phần, góp vốn kinh doanh vào các doanh nghiệp
Chi các mục tiêu chương trình quốc gia
Chi dự trữ Nhà nước
2.4.2 Chi thường xuyên 74
- KN: là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới 1 năm, chủ yếu phục vụ
cho chức năng quản lí, điều hành xã hội 1 cách thường xuyên của Nhà nước - Nội dung:
Chi sự nghiệp (VD: chi sự nghiệp kinh tế, chi nghiên cứu khoa học,…)
Chi cho các cơ quan Nhà nước
Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
2.5 Bội chi ngân sách Nhà nước và nợ công
2.5.1 Bội chi ngân sách Nhà nước
- KN: Là tình trạng chi ngân sách Nhà nước vượt quá thu ngân sách Nhà nước trong 1 năm - Nguyên nhân:
Bội chi cơ cấu: thay đổi chính sách thu chi (VD: giảm thuế xuất nhập khẩu � thu giảm
Bội chi chu kì: biến động theo chu kì kinh doanh (VD: khi nền kinh tế suy thoái
thì Nhà nước sẽ phải chịu chi để hỗ trợ doanh nghiệp) - Giải pháp:
0. Tăng thu, giảm chi
Tăng thu: để tăng thu bền vững phải thực hiện bằng tăng tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Còn biện pháp tăng thuế sẽ khiến các khoản tiết kiệm giảm, làm triệt
tiêu động lực kinh tế và có thể làm tăng lãi suất
Giảm chi: giảm chi thường xuyên; cắt giảm biên chế; thực hiện tinh giảm bộ
máy nhà nước; xã hội hóa
Chi đầu tư phát triển có hiệu quả
🡪 giải pháp này thực hiện trong dài hạn
0. Vay nợ (vay trong hoặc ngoài nước)
Ưu: đây là giải pháp nhanh chóng để giải quyết bội chi mà không phải phát hành
tiền, tăng giao lưu giữa các nước, thúc đẩy sự đầu tư Nhược: Tăng gánh nặng nợ
Tăng lãi suất tính dụng do cầu tín dụng tăng
Chèn ép đầu tư tư nhân
🡪 cần sử dụng hợp lí để chi đầu tư phát triển có hiệu quả 0. Phát hành tiền
NHTW phát hành tiền cho chính phủ vay, có đảm bảo bởi trái phiếu chính phủ 75
Giải pháp này có thế kiểm soát được lạm phát bởi nó có thể cân đối giữa tiền và hàng
NHTW phát hành tiền cho chính phủ vay, không có đảm bảo bởi trái phiếu chính phủ
nguy cơ xảy ra lạm phát 🡪 tăng lãi suất 2.5.2 Nợ công
3. Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách
- KN: Luật Ngân sách Nhà nước 2015: “quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách Nhà
nước là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân
sách Nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định pháp luật”
3.1 Sự cần thiết của các quỹ công ngoài ngân sách nhà nước
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân
- Tạo thêm công cụ phân phối lại thu nhập quốc dân
- Trợ giúp Nhà nước khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường
Đặc điểm - Chủ thế: Nhà nước
- Mục tiêu hoạt động: có mục tiêu hoạt động khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện chức
năng quản lí kinh tế - xã hội của Nhà nước - Nguồn tài chính:
Một phần trích từ ngân sách Nhà nước
Một phần huy động từ nguồn tài chính trong xã hội
- Cơ chế hoạt động: so với quỹ ngân sách Nhà nước cơ chế hoạt động và sử dụng quỹ tài
chính công thường linh hoạt hơn. Quỹ công ngoài ngân sách chịu sự điều chỉnh của các
văn bản dưới luật, quỹ công ngân sách nhà nước chịu sự giám sát của luật, sự giám sát
cũng ảnh hưởng tới tính linh hoạt.
- Điều kiện hình thành và tồn tại: sự ra đời và tồn tại của các quỹ công ngoài ngân sách
Nhà nước tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nhà nước
3.2 Một số quỹ tài chính công ngoài ngân sách Nhà nước
0. Nhóm quỹ dự trữ Nhà nước - Đặc điểm:
Được tạo lập nhằm thực hiện chức năng dự trữ, đề phòng cho những rủi ro, bất
trắc của nền kinh tế xã hội
Nguồn tài chính: do ngân sách Nhà nước cấp
Hoạt động: được quản lí theo nguyên tắc tập trung thống nhất 76
Được xây dựng theo kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm - Phân loại:
Căn cứ hình thức dự trữ:
Quỹ dự trữ bằng hiện vật
Quỹ dự trữ bằng tiền
Căn cứ sự phân cấp quản lí
Quỹ dự trữ quốc gia do Cục dự trữ quốc gia quản lí
Quỹ dự trữ của cán bộ, ngành
Quỹ dự trữ của ngân hàng Nhà nước
0. Nhóm quỹ thực hiện một số mục tiêu an sinh xã hội - Đặc điểm:
Hầu hết các khoản chi của quỹ không có khả năng thu hồi
Là các khoản trợ cấp cho các đối tượng được hưởng lợi từ mục tiêu hoạt động
của quỹ như: quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế,…
Quỹ bảo hiểm xã hội
- KN: là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những bên tham gia Bảo hiểm xã hội
(người lao động và người sử dụng lao động) hình thành 1 quỹ tiền tệ tập trung nhằm để
chi trả khi họ bị tai nạn, mất khả năng lao động,… - Huy động vốn:
Người lao động vào người sử dụng lao động đóng góp
Hỗ trợ của Nhà nước
Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ
Các nguồn thu nhập khác như: tiền phạt BHXH,… - Sử dụng:
Chi trả chế độ BHXH cho người sử dụng Chi phí quản lí BHXH Chi khen thưởng
Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ
4. Vai trò của tài chính công
4.1 Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước
4.2 Thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô và khuyến khích kinh tế vi mô phát triển 77
0. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền
vững thông qua hoạt động thu ngân sách, chi ngân sách
- Khi Nhà nước muốn khuyến khích 1 ngành, 1 vùng nào đó phát triển, Nhà nước sẽ thực
hiện chính sách thuế ưu đãi. Có thể thực hiện chính sách thuế ưu đãu dưới các hình thức
sau: giới hạn thuế, giảm thuế,… để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành, vùng kinh tế
đó. Ngược lại với các ngành, vùng kinh tế Nhà nước không muốn phát triển thì sẽ không
thực hiện chính sách thuế ưu đãi.
- Đối với chi: Nhà nước sẽ chi đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực và hỗ
trợ trực tiếp cho doanh nghiệp để thúc đẩy đầu tư vào ngành, vùng Nhà nước muốn phát triển
0. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
NHTW với chính sách tiền tệ
- Để kiềm chế lạm phát, NHTW sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như sau:
Tăng lãi suất tái chiết khấu
Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Bán các giấy tờ có giá
Tăng lãi suất tiền gửi
Bán vàng và ngoại tệ
Chính phủ với chính sách tài khóa - Về thu:
Thu thuế tiêu dùng � cầu hàng hóa giảm � áp lực giá cả hàng hóa giảm
Giảm thuế đầu tư � cung hàng hóa tăng � áp lực giá cả hàng hóa tăng - Về chi:
Giảm chi thường xuyên để giảm tổng cầu của nền kinh tế
Chi đầu tư phát triển phải tiết kiệm và có hiệu quả
0. Hỗ trợ, khuyến khích kinh tế vi mô phát triển
4.3 Tái phân phối thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội
- Tài chính công sử dụng công cụ thu chi ngân sách theo 2 hướng sau:
Giảm bớt các thu nhập cao
Nâng đỡ các thu nhập thấp - Về thu ngân sách: 78
Thuế gián thu: đánh thuế suất, thuế gián thu thấp với hàng hóa thiết yếu,… với
hàng hóa xa xỉ sẽ đánh thuế suất, thuế gián thu cao
Thuế trực thu: đánh trực tiếp vào thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và doanh nghiệp - Chi ngân sách:
Nhà nước chi cho các nhu cầu chung như: giáo dụ, y tế,… chi cho các công trình xóa đói
giảm nghèo, đào tạo nghề, chi hỗ trợ tìm kiếm việc làm, … CHƯƠNG 7 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Tài chính doanh nghiệp và các quyết định của tài chính
1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là 1 tổ chức có tên riêng, tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kí thành
lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh
- Tài chính doanh nghiệp là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài
chính của các doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
1.2 Mục tiêu của doanh nghiệp
1.2.1 Tối đa hóa lợi nhuận - Các cách: Tăng doanh thu
Giảm chi phí sản xuất Lợi ích:
+ Có thể AD dc mọi loại hình DN - Mặt trái: Lãi giả lỗ thật
Nguyên nhân khách quan: lạm phát
Nguyên nhân chủ quan: do phân bổ sai chi phí Thiếu tiền mặt Vi phạm pháp luật
VD: không xử lí chất thải, sản xuất hàng kém chất lượng,…
1.2.2 Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp
- Giá trị doanh nghiệp được đánh giá thông qua việc tăng trưởng giá cố phiếu trên thị trường chứng khoán
1.3 Quyết định tài chính của doanh nghiệp 79
1.3.1 Quyết định tài chính của doanh nghiệp
Quyết định quản trị rủi ro
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tài chính của doanh nghiệp
- Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp)
Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước
Sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự thay đổi của chu kì kinh doanh
Thị trường tài chính
- Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Hình thức quản lí của doanh nghiệp
Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành
Tình hình tài chính và tương lai phát triển của doanh nghiệp
Các chủ thể ra quyết định tài chính
2. Nguồn vốn của doanh nghiệp
2.1 Phân loại nguồn vốn
0. Theo tính chất sở hữu của nguồn vốn - Vốn điều lệ
- Các quỹ: quỹ khen thưởng, quỹ đầu tư phát triển,… - Lợi nhuận giữ lại Ưu:
Giúp các doanh nghiệp chủ động khi đưa ra quyết định tài chính
Thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, tạo lòng tin cho đối tác và khách hàng 80 Nhược: Hạn chế về quy mô
Lãng phí vốn, hiệu quả sử dụng vốn không cao
- Các khoản nợ phải trả: là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác huy động từ các chủ thể bên ngoài Ưu:
Quy mô vốn lớn: đáp ứng được nhu cầu vốn doanh nghiệp
Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả: vì doanh nghiệp vay nên phải trả, tạo sức ép
làm doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả Nhược: Lãi suất cao
Phụ thuộc vào nguồn vốn vay Rủi ro
0. Theo thời hạn sử dụng vốn
- Nguồn vốn ngắn hạn: Các khoản vay ngắn hạn,…
- Nguồn vốn dài hạn: nguồn vốn chủ sở hữu, vay dài hạn,…
2.2 Ưu và nhược điểm các kênh huy động vốn của doanh nghiệp
2.2.1 Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu
Cổ phiếu thường - Ưu:
Không chịu gánh nặng cổ tức cố định
Nguồn vốn kinh doanh dài hạn
Tăng vốn chủ sở hữu Giảm rủi ro
Tăng vốn chủ sở hữu - Nhược: Chi phí phát hành cao
Giảm khả năng kiểm soát doanh nghiệp
Thủ tục phát hành nghiêm ngặt, phức tạp
Không áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
Nguồn hoạt động vốn không chắc chắn
Cổ phiếu ưu đãi 81 - Ưu:
Nguồn vốn kinh doanh dài hạn
Thanh toán cổ tức và cố định vừa linh hoạt
Duy trì quyền kiểm soát doanh nghiệp của cổ đông
Tăng vốn sở hữu của doanh nghiệp
2.2.2 Huy động bằng phát hành trái phiếu - Ưu:
Chi phí phát hành (huy động vốn) tương đối thấp so với kênh phát hành cổ phiếu
Bảo toàn được quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu
Đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn vốn
Lãi suất cố định nên không phải chia thêm lợi tức trong trường hợp lợi tức doanh nghiệp tăng
=> Giúp DN hình thành và sd đòn bẩy tài chính - Nhược:
Lãi suất cố định nên có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp khi kinh doanh không thuận lợi
Thủ tục phát hành trái phiếu nghiêm ngặt và phức tạp Tăng hệ số nợ
Không áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp
2.2.3 Huy động vốn bằng hình thức dài hạn - Ưu:
Thời gian huy động vốn vay nhanh só với kênh phát hành chứng khoán
Chi phí giao dịch thấp
Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp - Nhược:
Số vốn huy động bị giới hạn
Doanh nghiệp không chủ động với chi phí sử dụng vốn
Phải có tài sản thế chấp bảo lãnh
Thời gian hoàn trả và lãi suất là cố định
2.2.3 Huy động vốn bằng hình thức đi thuê tài sản - Ưu:
Tăng khả năng hiện đại hóa sản xuất cho DN
Tránh được cái rủi ro do sở hữu tài sản
Điều kiện cho vay dễ dàng Có lợi về thuế 82 - Nhược:
Chi phí sử dụng vốn cao
Diễn ra trong phạm vi hẹp
3. Đầu tư và quản lí tài sản cố định
3.1 Đầu tư và quản lí tài sản cố định 3.1.1.Khái niệm TSCĐ
- Là những tư liệu lao độg thỏa mãn điều kiện: + Có giá trị lớn + TG sử dụng dài
- Tài sản cố định là những tài sản:
Giá trị lớn (>= 30 triệu)
Thời gian sử dụng dài
- Tài sản cố định bao gồm:
Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể
Tài sản cố định vô hình: là những tài sản khống có hình thái vật chất cụ thể
Các khoản đầu tư dài hạn
3.1.2 Đặc điểm luân chuyển of TSCĐ
- Về mặt hiện vật: TSCĐ tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh những giữ
nguyên hình thái vật chất
- Vốn đầu tư vào TSCĐ dịch chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm
- Thu hồi cốn đầu tư bằng trích khấu hao
3.1.3 Đầu tư và quản lí Quản lí
- Quản lí nguyên giá (nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm
- Quản lí trong việc trích và sd quỹ khấu hao
Doanh nghiệp xác định 1 phương pháp tính khấu hao TSCĐ
VD: phương pháp khấu hao đường thẳng
M = (nguyên giá) : (thời gian kinh tế) KH
- Quản lí giá trị còn lại
Sử dụng nguồn vốn nào để đầu tư?
Với các đặc điểm của tài sản cố định nên sử dụng vốn vay dài hạn
3.2 Đầu tư và quản lí tài sản lưu động trong doanh nghiệp
- Tài sản lưu động là những tài sản: 83 -> Có giá trị nhỏ
Thời gian sử dụng ngắn - Hình thái tồn tại
T – H …………….……… SX ……………………..H’ – T’
TSLĐ dự trữ TSLĐ sản xuất TSLĐ lưu thông 3.2.2 Đặc điểm
- TSLĐ tham gia vào 1 chu kì sản xuất
- Không giữ nguyên hình thái vật chất
- Vốn đầu tư chuyển 1 lần toàn bộ giá trị vào sản phẩm
3.2.2 Quản lí và đầu tư - Quản lí tiền mặt - Quản lí hành tồn kho
- Quản lí các khoản nợ phải thu
Sử dụng nguồn vống nào đầu tư?
Với đặc điểm trên nên ưu tiên sử dụng bốn ngắn hạn (có thể sử dụng cả 2) 4.Giá thành sản phẩm a,Khái niệm:
- Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sx và tiêu thụ một đơn vị
sp hay 1 loại sp nhất định
B,Phân loại giá thành sản phẩm
- Giá thành sx= chi phí vật tư trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí sx chung
- Giá thành toàn bộ = giá thành sx + chi phí bán hàng + chi phí DN C,Ý nghĩa -
- Giá thành là công cụ quan trọng để kiểm soát tình hình hoạt động sx kinh doanh; xem
các hiệu quả các biện pháp tổ chức kĩ thuật
- Là căn cứ qtrogn để xd chish sách giá cả đối với từng loại sản phẩm 4.3.Doanh thu CHƯƠNG 9 (Không thi) TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1. Những vấn đề chung về tài chính quốc tế 84 1.1 Khái niệm
- Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ tài chính nảy sinh giữa các chủ thể của 1
nước với chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với dòng lưu chuyển
hàng hóa và vốn trên thế giới theo nguyên tắc nhất định 1.2 Đặc trưng
1.2.1 Tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng của rủi ro hối đoái
- Tỉ giá hối đoái là sự chuyển đổi giá trị từ đồng ngoại tự sang đồng nội tệ hay ngược lại
- Rủi ro hối đoái là sự tăng giảm của tỉ giá hối đoái
- Tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng của rủi ro hối đoái vì:
Chủ thể: giữa các nhà đầu tư tới từ các nước khác nhau
Phạm vi: hoạt động tài chính quốc tế rộng hơn các hoạt động tài chính nội địa
Dòng vốn đầu tư được luân chuyển từ nước này sang nước khác
🡪 rủi ro hối đoái sẽ làm tăng giảm lợi ích của các nhà đầu tư quốc tế
1.2.2 Tài chính quốc tế chịu ảnh hưởng của rủi ro chính trị
- Rủi ro chính trị là những thay đổi về thể chế chính trị các chính sách kinh tế vĩ mô của
các nước liên quan ảnh hưởng đến môi trường đầu tư
- Tác động: có thể ngăn cản hoặc khuyển khích các hoạt động của tài chính quốc tế
- VD: Thực hiện chính sách thuế ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
1.2.3 Ảnh hưởng lớn bởi thị trường thiếu hoàn hảo
- Thị trường thiếu hoàn hảo: là thị trường mà ở đói giả cả hàng hóa cao hơn giá trị thực
của nó do hàng rào thuế quan và phi thuế quan dựng lên để bảo hộ nền sản xuất nội địa.
VD: hàng rào hải quan: thuế xuất nhập khẩu,…; hàng rào phi thuế quan: các tiêu chuẩn, …
- Sự tác động tới tài chính quốc tế:
Hình thành các hình thức tài chính quốc tế mới
Xuất hiện thị trường mới
Các hình thức hợp tác xuyên quốc gia
1.3 Môi trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế quốc tế
- Thúc đẩy sự di chuyển của vốn
- Đẩy mạnh sự ra đời và phát triển của dịch vụ tài chính
- Các cơ hội mới cho doanh nghiệp: nhiều phương thức huy động vốn, nhiều hình thức
đầu tư, nhiều công thức phân tán rủi ro
2. Các hình thức của tài chính quốc tế 85
2.1 Đầu tư quốc tế trực tiếp 2.1.1 Khái niệm
- Đầu tư phát triển vốn trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc
bất kì tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm
soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi 2.1.2 Đặc điểm
- Dự án dài hạn: họ bỏ rất nhiều vốn để đầu tư nên để thu hồi vốn và lợi nhuận cần nhiều thời gian
- Nhà đầu tư nước ngoài quản lí doanh nghiệp
- Kéo dài chu kì sống của sản xuất: nếu nhà đầu tư là 1 nước phát triển, khi đầu tư với sự
chuyển giao công nghệ từ nước đi đầu tư đến nước đầu tư sẽ giúp công nghệ - kĩ thuật
nước nhận vốn đầu tư phát triển hơn.
- Đi kèm với đầu tư FDI là 3 yếu tố sau:
Hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu) Chuyển giao công nghệ
FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Các hình thức đầu tư quan hệ trực tiếp
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Doanh nghiệp liên doanh
- Hình thức hợp đồng kinh doanh (không thành lập lên 1 pháp nhân)
- Các hình thức khác: BOT, BTO,…
2.1.3 Lợi ích của đầu tư quốc tế trực tiếp
Đối với nước đầu tư
- Mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, kéo dài tuổi thọ sản phẩm - Giảm chi phí
VD: chi phí vận chuyển: thay vì sản xuất ở nước sở tại rồi mang xuất khẩu cho nước nhận
vốn đầu tư thì đầu tư và bán trực tiếp
- FDI giúp chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
Đối với các nước nhận đầu tư
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Cải thiện cán cân thanh toán 86
Góp phần tăng thu bằng ngoại tệ cho nước nhận đầu tư, từ đó cân bằng cán cân thanh toán - Giải quyết việc làm
- Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
2.1.4 Mặt trái của FDI đối với các nước tham gia đầu tư
Đối với nước nhận đầu tư - Vốn:
Vốn có thể không lớn ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ
Cung ngoại tệ tăng � tỉ giá hối đoái giảm� ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu và 1 số
lĩnh vực khác � NHTW phải thực hiện chính sách tiền tệ để điều chỉnh tỉ giá hối đoán
- Về môi trường và chuyển giao công nghệ:
Có thể trở thành bãi rác công nghiệp, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên - Về cạnh tranh
Các doanh nghiệp FDI thường có vốn lớn và kinh nghiệm dày dặn cũng như nhận được
nhiều chính sách ưu đãi hơn các doanh nghiệp nội địa vì thế tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng
- Về lao động: Lao động trong doanh nghiệp FDI phải có trình độ cao
- Cán cân thanh toán quốc tế: 1 số trường hợp FDI có thể tạo ra sự thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế
VD: doanh nghiệp thu lợi nhuận sau đó chuyển lợi nhuận về nước của họ
- Về chính trị: 1 số doanh nghiệp FDI lớn có thể tạo ra ảnh hưởng về chính trị cho các nước tiếp nhận FDI
2.2 Đầu tư quốc tế gián tiếp 2.2.1 Tín dụng quốc tế
- KN: tín dụng quốc tế là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các chủ thể của 1
nước với các chủ thể của nước khác và với các tổ chức quốc tế khi cho vay và trả nợ tiền
vay theo những nguyên tắc của tín dụng
- Các hình thức tính dụng thương mại Vay thương mại
- KN: vay thương mại là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu về
vốn trên thị trường, lãi suất do thị trường quyết định - Đặc điểm: 87
Chủ thể cho vay: các ngân hàng (NHTM lớn, NH xuyên quốc gia, doanh nghiệp xuyên quốc gia,…)
Người đi vay: doanh nghiệp hoặc chính phủ
Lãi suất: hình thành trên cơ sở cung cầu trên thị trường Điều kiện
Có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh
Dự án phải có triển vọng, hiểu quả
Mục đích sử dụng vốn vay:
Doanh nghiệp sử dụng để sản xuất kinh doanh
Chính phủ sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
- KN: là hình thức tín dụng hỗn hợp bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại và cho
vay ưu đãi giành cho các quốc gia đang phát triển nhằm phát triển kinh tế - xã hội - Đặc điểm:
Chủ thể cho vay: chính phủ các nước phát triển
Chủ thể đi vay: chính phủ đang và chậm phát triển
Lãi suất: lãi suất ưu đãi
Điều kiện vay vốn: tùy thuộc vào từng nhà tài trợ
Mục đích: sử dụng để hỗ trợ phát triển, dùng để đầu tư hạ tầng,…
2.2.3 Đầu tư chứng khoán quốc tế
2.2.4 Viện trợ quốc tế không hoàn lại
3. Tỉ giá hối đoái và thanh toán quốc tế 3.1 Tỉ giá hối đoái 3.1.1 Định nghĩa
- Tỉ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện bằng số lượng những đồng tiền khác
3.1.2 Phương pháp biểu thị tỉ giá hối đoái
Phương pháp trực tiếp
- Một đơn vị ngoại tệ được biểu thị bằng 1 số lượng nhất định nội tệ
- Ngoại tệ là đồng tiền yết giá
- Nội tệ là 1 đồng tiền định giá VD: 1USD = 22 000 VNĐ 1 EUR = 1,4 USD 88
Phương pháp gián tiếp
- Một đơn vị nội tệ được biểu thị bằng một số lượng nhất định ngoại tệ
3.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái
- Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế tới giá trị đồng nội tệ làm đồng nội tệ tăng
giá khiến tỉ giá hối đoái giảm xuống
Kinh tế suy thoái sẽ ngược lại
- Tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế Lạm phát tăng
đồng nội tệ mất giá tỉ lệ tỉ giá hối đoái tăng và ngược lại
- Hiện trạng của cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế cân bằng � tỉ giá hối đoái ổn định
Cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt � tỉ giá hối đoái tăng
Cán cân thanh toán quốc tế bội thu � cung ngoại tệ tăng � giá trị đồng ngoại tệ
giảm � tỉ giá hối đoái giảm
- Mức chênh lệch lãi suất
Khi lãi suất đồng ngoại tệ ở thị trường trong nước tăng lên và cao hơn lãi suất
ngoại tệ ở thị trường nước ngoài, tỉ giá hối đoái biến động như thế nào?
TH1: Nền kinh tế đóng (không có sự tự do di chuyển vốn)
Khi lãi suất ngoại tệ tăng tăng � cầu ngoại tệ tăng � giá ngoại tệ tăng � tỉ giá hối đoái tăng
TH2: Nền kinh tế mở (vốn được tự do di chuyển)
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ di chuyển vốn vào thị trường trong nước để hưởng lợi nhuận chênh
lệch � cung ngoại tệ tăng � tỉ giá hối đoái giảm
- Hoạt động đầu cơ ngoại tệ
Nếu trong nước có hoạt động đầu cơ ngo
ại tệ cầu ngoại tệ giảm tỉ giá hối đoái tăng - Các nhân tố khác 89