Tài liệu nhập môn môn Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội
Tài liệu nhập môn môn Việt ngữ học | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
NHẬP MÔN VIỆT NGỮ HỌC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT
1. Các phương pháp cơ bản trong so sánh ngôn ngữ
1.1. Phương pháp so sánh loại hình
- Là phương pháp nghiên cứu hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kết cấu ngôn ngữ để
tìm hiểu những cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
- Phân loại các ngôn ngữ theo loại hình: Đơn lập, chắp dính, hòa kết, đa tổng hợp
1.2. Phương pháp so sánh đối chiếu
- Là phương pháp tìm điểm giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt kết cấu.
Trong đó, 1 ngôn ngữ là trung tâm chú ý còn ngôn ngữ kia là phương tiện nghiên cứu.
Phương pháp so sánh đối chiếu được vận dụng vào trong các bộ môn NNH ứng dụng như
biên soạn các từ điển song ngữ, phiên dịch, dạy và học ngoại ngữ
1.3. Phương pháp so sánh lịch sử
- Là một hệ thống các thủ pháp phân tích được dùng trong việc nghiên cứu các ngôn
ngữ thân thuộc nhằm phát hiện qui luật phát triển kết cấu của chúng kể từ các âm và
các dạng thức cổ nhất đã được phục nguyên
=> Xác định quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ, quá trình phát triển của một ngôn ngữ như thế nào Ngữ hệ/ họ Nhánh
=> Phả hệ ngôn ngữ Nhóm Ngôn ngữ
- Điều kiện xác định cội nguồn ngôn ngữ Tính võ đoán
Khảo sát từ vựng cơ bản Quy luật, hệ thống
- Lớp từ vựng cơ bản: Những từ có từ rất sớm trong lịch sử hình thành một ngôn
ngữ- tộc người nhất định, là tên gọi của những thứ không thể không có, thường
xuyên được thấy, được sử dụng trong đời sống ngôn ngữ- tộc người đó.
2. Nguồn gốc của tiếng Việt
2.1. Các khái niệm cơ bản
- Ngữ hệ (họ) ngôn ngữ: Là một tập hợp nhiều ngôn ngữ mà giữa chúng có thể xác
lập được những nét chung cho phép giải thích chúng cùng dẫn xuất từ một dạng
thức cội nguồn theo những qui luật nhất định.
- Nhánh (dòng/ ngành) ngôn ngữ: là một bộ phận của họ ngôn ngữ nhất định bao
gồm những ngôn ngữ có những nét giống nhau nhiều hơn một nhánh khác trong cùng một họ.
- Nhóm (chi) ngôn ngữ: Là những bộ phận ngôn ngữ nằm trong mỗi nhánh có sự
gần gũi nhau nhiều hơn so với những ngôn ngữ nằm trong nhóm khác của cùng một nhánh.
- Phương ngữ: Là những vùng khác nhau của một ngôn ngữ, có những nét riêng
khiến vùng đó ít nhiều khác biệt với những vùng phương ngữ khác.
- Thổ ngữ: gồm những biến thể của một ngôn ngữ được dùng ở một địa phương
nhỏ hẹp trong một vùng phương ngữ nhất định.
*NGUỒN GỐC CỦA TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, Nhánh Môn – Khơmer, Nhóm Việt- Mường. - Nhánh Môn- Khơmer: Phân bố rộng Quan trọng nhất
Bảo tồn tiếng Nam Á cổ đại (Âm tiết, không thanh)
- Nhóm Việt- Mường: Quan hệ cội nguồn nhất của tiếng Việt
2.2. Các ngữ hệ ngôn ngữ lớn trong khu vực địa ngôn ngữ Đông Nam Á
- 5 ngữ hệ trên lãnh thổ VN:
Hán Tạng: Hoa, Sán Chỉ, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, La Thủ, Hà Nhì, Cống, Ngái …
Thái -Kađai: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lự, Bố Y…
Mông – Dao: Hmong, Na Mèo, Pà Thẻn, Dao…
Nam Đảo: Chàm (Chăm), Chơ Ru (Chu Ru), Ê Đê, Gia Rai, Raglai …
Nam Á: Việt, Mường, Cuối , Chứt, A Rem, Mã Liềng, A Hêu ...
- Ngữ hệ lớn trên thế giới:
Ấn Âu: Châu Âu, Ấn Độ
Hán Tạng: Tây Tạng, Đông Á, ĐNA lục địa Nam Á: ĐNA lục địa
Nam Đảo: Tây, Bắc, Đông, Indonesia
Sê mít: Trung Đông, Ả rập Xê út, châu Phi
2.3. Các giả thuyết về nguồn gốc TV
- Không thuộc họ Nam Á - TV thuộc họ Hán Tạng - TV thuộc họ Thái - TV thuộc họ Nam Đảo - TV thuộc họ Nam Á
2.3.1. Không xếp TV vào họ Nam Á
=> TV thuộc họ Hán Tạng
* Quan điểm TV thuộc họ Hán Tạng
- Là một nhánh bị thoái hóa của tiếng Hán
- Về từ vựng: Nhiều từ gốc Hán - Phản biện giả thuyết
Lớp từ Hán- Việt chủ yếu là từ văn hóa
TV là một ngôn ngữ không có thanh điệu ở giai đoạn tiền Việt Mường (xuất hiện TKVI)
* Quan điểm tiếng Việt thuộc họ Thái:
- 1912, H.Mápero: Nghiên cứu về ngữ âm lịch sử tiếng Việt. Những phụ âm đầu
- Nhiều từ vựng cơ bản lẫn từ gốc thái
- Hệ thống thanh điệu tương ứng tiếng Thái cổ
- Về từ vựng: tiếng Việt có nguồn gốc với các ngôn ngữ Môn- Khơmer lẫn các ngôn ngữ Thái
2.3.2. Khuynh hướng xếp tiếng Việt vào họ Nam Á
Lớp từ vựng tiếng Việt được hợp thành từ nguồn Nam Á (trốc, chị, gái, bốn), Ấn
Âu (cà rốt, mít tinh, ban công, chào), Hán (thảo mộc, bác sỹ, giang sơn), Tạng, Thái
(bơi lội, chó má, chia chác, mặt nạ, mưa phùn,..), Nam Đảo (đường, bụi, gục, ngó, kia, mãi, này).
3. Phân kì lịch sử phát triển của TV
4. Sự hình thành chữ Nôm
5. Sự sáng tạo chữ Quốc ngữ
CHƯƠNG II: NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
CHƯƠNG III: TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
CHƯƠNG IV: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT