Tài Liệu Ôn Tập Chủ Nghĩa Xã Hội

Tài Liệu Ôn Tập Chủ Nghĩa Xã Hội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

TÀI LIỆU ÔN TẬP CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
I. LÝ THUYẾT CHUNG
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
- Khái niệm: giáo trình trang 52
diễn đạt bằng thuật ngữ nào, thì các nhà kinh điển cũng dựa vào 2 tiêu
chí để phân định giai cấp công nhân với các giai tầng khác:
+ Về phương thức lao động: viết ý trong tài liệu học tập sau đó viết ý
trang 354 cuốn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin
+ Về vị trí trong quan hệ sản suất TBCN: viết ý 1 trong cuốn tài liệu
học tập sau đó là là 3 đoạn trang 356 cuốn những nguyên lý. Viết ý 2
trong cuốn tài liệu đến chỗ biến đổi về cơ cấu. sau đó viết ý ngày ay,
với sự phát triển của cuocj cách mạng khoa học.....đến hết
- Đặc điểm: giáo trình trang 65
2.Nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân: giáo trình trang 57-58
3. Những điều kiện quy định SMLS của GCCN
- - Đk khách quan: ( tài liệu học tập )
Thứ nhất, do địa vị kinh tế xã hội của GCCN quy định:
+ghi dấu coognj thứ nhất sau đó phân tích làm rõ chép 3 đoạn đầu
trang 361
+ ghi dấu cộng thứ hai sau đó chép đoạn tiếp theo trang 362
+ ghi dấu cộng thứ ba sau đó chép 2 đoạn cuối trang 362
Thứ hai, do địa vị-chính trị xã hội: chép nguyên 3 ý trong trang
363-366 cuốn nguyên lý cơ bản. ( tiên phong cách mạng, tổ chức kỷ luật
cao, bản chất quốc tế)
Tóm lại: giáo trình trang 62
- Đk chủ quan:
Thứ nhất, sự phát triển của bản thân giai cấp: giáo trình trang 62-63
Thứ hai, đảng cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất: tính
tát yếu của sự hình thành phát triển chính đảng của GCCN, mối quan hệ
giữa ĐCS và GCCN ( nguyên lý trang 366-369)
Thứ ba, có sự liên minh giai cấp: tài liệu hộc tập
II, GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SMLS CỦA GCCN HIỆN NAY
( giáo trình trang 65-71)
1. Giai cáp công nhân hiện nay: điểm tương đồng, điểm khác biệt
2. Thực hiện SMLS của GCCN: kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng,
III, SMLS CỦA GCCN VIỆT NAM
1, đặc điểm:
3. Nội dung sứ mệnh: kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng
4. Phương hướng và giải pháp
Liên hệ Vai trò của ĐCS VN với sứ mệnh lịch sử GCCN của dân tộc.
Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: "Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn
chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị
phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp
công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường"
=> Trải qua 90 năm hình thành và phát triển, được Đảng ta và Bác Hồ
lãnh đạo, rèn luyện, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn
gắn liền với những chặng đường vẻ vang của dân tộc.
Trích một số câu nói quan trọng:
1. Đồng chí Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Thường vụ, Thường trực
Bộ Chính trị, (nguyên Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã nhận định: “Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, giai cấp công nhân Việt Nam đã luôn luôn hăng hái đi đầu trong sự
nghiệp cách mạng và hoạt động đúng hướng, góp phần vào những thắng lợi
trong các giai đoạn cách mạng của nước ta. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng thông
qua tổ chức Công đoàn đã giác ngộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động
vạch trần chế độ hà khắc của đế quốc, phong kiến… Quá trình hoạt động cách
mạng, Đảng đã cử nhiều cán bộ chủ chốt lãnh đạo phong trào công nhân và tổ
chức Công đoàn.”
2. PSG.TS Bùi Đình Phong - giảng viên cao cấp tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh: “Đảng ta từ lúc ra đời và suốt quá trình xây dựng theo
tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân” Trong quá
trình hoạt động, Đảng ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiêu biểu có thể kể
đến như sau:
Các thành tựu đã đạt được:
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá
ấn tượng. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh
tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế
giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Liên tiếp trong 4 năm, từ năm
2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là
một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất . Đặc biệt, trong năm 2020,[4]
trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy
thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương
2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9 %/năm,
thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ
USD/năm, thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm . Đời sống [5]
nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân
thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm, thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750
USD/năm[6]. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiê m -
đầu tư, năng lượng, lương thực, lao đô ng - viê c làm,… tiếp tục được bảo đảm,
góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Từ 2002 đến 2018, GDP
đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người
thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2
USD/ngày theo sức mua ngang giá)
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ
42/131 nước, đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập . Xếp hạng [8]
về phát triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm
2020 , cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế[9]
35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của
thị trường toàn cầu của Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối
tác chiến lược về kinh tế. Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã thiết lập
quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước
P5 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) và hầu hết các nước chủ chốt trong trong
khu vực và trên thế giới; đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế
thị trường. Các đối tác FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các
châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới,
trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn
nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây
Âu và Đông Á. Năm 2020 phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham
gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt
Nam - Anh)…
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống
chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19.
Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở
trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ
sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất
giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ
chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế
giới. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2021, toàn quốc
có khoảng 16 triệu người tham gia BHXH (chiếm 32% lực lượng lao động).
Trong đó có hơn 14,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; gần 1,2 triệu người
tham gia BHXH tự nguyện; hơn 13 triệu người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp;
hơn 85 triệu người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ 87,1% dân số) . [10]
Về triển vọng, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và
đang trong xu hướng phục hồi theo hình chữ V; là một trong những nền kinh tế
tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam
tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu, hoàn thiện mô hình
tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và
kinh tế - sinh thái, thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao
năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế.
Trong 35 năm đổi mới, các thành tựu xây dựng con người của nước ta còn
được thể hiện qua chỉ số HDI có xu hướng tăng đều và khá ổn định, cả về giá trị
tuyệt đối cũng như thứ hạng. “Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của
Việt Nam là 0,704. Với kết quả này Việt Nam đã lọt vào danh sách các nước
phát triển con người cao và được xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh
thổ”[11]. Chỉ số phát triển con người vừa thể hiện tính nhân văn, vừa là thước
đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức
khỏe tri thức và thu nhập. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát
triển của một quốc gia, dựa vào năm tiêu chí: 1) con người là trung tâm của sự
phát triển; 2) người dân là mục tiêu của sự phát triển; 3) việc nâng cao vị thế của
người dân (bao gồm cả sự hưởng thụ và cống hiến); 4) chú trọng việc tạo lập sự
bình đẳng cho người dân về mọi mặt (thí dụ như tôn giáo, dân tộc, giới tính,
quốc tịch,...); 5) tạo cơ hội để lựa chọn tốt nhất cho người dân về kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa...” .[12]
Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng
về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam
đã gia nhập WTO, thiết lập được 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn
diện; có quan hệ ngoại giao, kinh tế với 190/200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc
biệt, WTO cùng với hơn hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên
nhiều lĩnh vực mà Việt Nam tham gia, là những cánh cửa lớn, đa chiều để Việt
Nam định hướng hoàn thiện khung khổ thể chế phát triển kinh tế thị trường và
tự tin hội nhập ngày càng đầy đủ, hiệu quả hơn.
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao
trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành
nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn
trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan
trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy
ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng Kinh tế - Xã
hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.
Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt cùng lúc cả ba trọng
trách: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch
ASEAN và Chủ tịch AIPA. điều này góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam
trong khu vực và trên thế giới. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu
bầu 5 nước ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 -
2021, ngày 7/6/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), với số phiếu
kỷ lục chưa từng có (192/193 phiếu) trong 75 năm phát triển của Liên Hợp quốc
đã tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam. Có thể khẳng định, Việt
Nam đã thực sự chủ động, tích cực tham gia hội nhập quốc tế với một vị thế
mới, bắt kịp với xu thế của thời đại.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới kể trên là kết quả của quá trình
phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Những thành tựu đó là sản
phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu
bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp
tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn,
phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển
của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo
của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn
dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới” . Trong bài phát biểu nhân [13]
kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 2020), Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng đã nhấn mạnh: “Thực tiễn phong phú, sinh
động của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo
đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam” .[14]
Trong hơn 35 năm đổi mới, tình hình trong nước và thế giới có những
chuyển biến đa chiều, phức tạp. Ở trong nước, , đó là sự chuyển đổi về kinh tế
từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với sự phát triển của kinh tế tri thức; , đó là sựvề xã hội
chuyển đổi từng bước từ xã hội truyền thống nông nghiệp sang xã hội công
nghiệp hiện đại. , là xu thế toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng Về bối cảnh quốc tế
công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ
cùng nhiều thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống... Trong bối cảnh
đó, hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã có những biến đổi lớn. Một bộ phận có xu
hướng chuyển từ đề cao các giá trị tinh thần, đạo đức sang đề cao các giá trị
vật chất, kinh tế; xu hướng coi trọng các giá trị tình cảm sang coi trọng giá trị
pháp lý; xu hướng dựa vào tập thể, đề cao cộng đồng chuyển sang khẳng định
cái tôi, giá trị tài năng cá nhân; xu hướng tôn trọng kinh nghiệm, trọng lão sang
đề cao tri thức khoa học, trọng tài năng, thực lực; xu hướng trọng tĩnh chuyển
sang trọng động (trọng năng động, ưa đổi mới, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu
phát triển và hội nhập); xu hướng sống theo tôn ti, trật tự chuyển sang đòi hỏi
cuộc sống tự do, bình đẳng...
1- Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được con người sáng tạo
và kết tinh trong quá trình lịch sử, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Thông
qua hệ giá trị, văn hóa thể hiện vai trò động lực và điều tiết sự phát triển của xã
hội. Các giá trị văn hóa được đúc kết, xây dựng và củng cố trong lịch sử phát
triển lâu dài, được chiêm nghiệm, kiểm chứng, đi vào từng hành vi, nếp nghĩ
của mỗi cá nhân cũng như trong tư duy, phương thức hành động của cả hệ
thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc. Lịch sử dân tộc
Việt Nam đã chứng minh, chính những trầm tích văn hóa kết tinh ở hệ giá trị đã
tạo nên sức mạnh nội sinh, giúp dân tộc ta giành được những thắng lợi trong
quá trình dựng nước và giữ nước.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, các giá trị văn hóa Việt Nam đã khơi dậy khát
vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong toàn
dân, thực sự trở thành động lực tinh thần to lớn, góp phần chuyển hóa thành
sức mạnh vật chất để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu” và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xác định 5 giá trị bền
vững, tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn,
ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, trước
yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”
đã xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam với 4 đặc trưng dân tộc, nhân
văn, dân chủ và khoa học; chăm lo xây dựng con người với 7 đặc tính cơ bản
yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Như vậy, có thể thấy, cùng với sự biến đổi của quá trình phát triển kinh
tế - xã hội sau hơn 35 năm đổi mới, các giá trị văn hóa Việt Nam cũng có những
biến đổi lớn, song các giá trị truyền thống, cốt lõi, như yêu nước, nhân ái, nghĩa
tình, đoàn kết... đã được định hình trong lịch sử và thể hiện bản sắc văn hóa
dân tộc tiếp tục được gìn giữ, phát huy. Văn hóa tiếp tục phát huy vai trò quan
trọng, “là nền tảng tinh thần xã hội”, là “mục tiêu và động lực” trong xây dựng
và phát triển đất nước, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc trong bối cảnh
mới.
2- Các giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi, là cơ sở quan trọng để xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 khóa VIII đã xác định những quan điểm cơ bản, như văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết chỉ rõ đặc điểm của nền văn hóa
mà đất nước ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Yếu tố “ ” ở đây bao hàm cả , trong đó, tiên tiến giá trị yêu nước và tiến bộ
cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lê-
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc
và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ
hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân
tộc được Nghị quyết xác định bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền
vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Nghị quyết cũng xác định nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống
nhất mà đa dạng. Tính thống nhất và tính đa dạng phản ánh sâu sắc mối quan
hệ giữa bản sắc văn hóa dân tộc (quốc gia) Việt Nam và sắc thái văn hóa các
dân tộc (tộc người), văn hóa địa phương. Bản sắc văn hóa kết tinh ở hệ giá trị
văn hóa dân tộc (quốc gia), thấm sâu vào mọi hoạt động vật chất, tinh thần,
phong tục, tập quán, sinh hoạt cá nhân, mang diện mạo, trí tuệ, tâm hồn,
phong cách của các dân tộc hay cộng đồng quốc gia - dân tộc và được tiếp nối,
phát huy, phát triển trong các thời kỳ lịch sử. Việt Nam là một quốc gia đa dân
tộc. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2019 cho thấy, người Kinh
ở nước ta chiếm đa số (chiếm 85,3% dân số cả nước); 53 dân tộc còn lại có
14,123 triệu người (chiếm 14,7% dân số cả nước). Đồng bào các dân tộc thiểu
số cư trú và sinh sống thành cộng đồng, chủ yếu ở miền núi cao, biên giới, vùng
sâu, vùng xa với nhiều sắc thái văn hóa phong phú, đa dạng. Các dân tộc trên
lãnh thổ nước ta dù tiếng nói, phong tục, tập quán khác nhau, nhưng đều là
những bộ phận của cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam, cùng chung lưng
đấu cật, đoàn kết đấu tranh chống thiên tai, địch họa để dựng nước và giữ
nước. Trên cơ sở “mẫu số chung” đó, những sắc thái văn hóa riêng biệt của
từng dân tộc được định hình, phát triển và bổ sung cho nhau, tạo nên tính
thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, quan điểm “nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” là tư tưởng tiến
bộ và nhân văn, phù hợp với thực tiễn xây dựng và phát triển của cộng đồng 54
dân tộc Việt Nam và xu thế chung của cộng đồng quốc tế đang hướng tới với sự
đa dạng văn hóa. Do đó, bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của nền văn
hóa Việt Nam là một nội dung cơ bản của xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định, xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong
những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ, xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong
đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 9 khóa XI nhấn mạnh quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học.
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 -
19-5-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất
trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lê-nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế
thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc
trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại phấn đấu ,
xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng
cao... Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn
hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi
mới .
(1)
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới,
phát triển và hội nhập quốc tế chính là xây dựng những giá trị, chuẩn mực con
người Việt Nam phù hợp và gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị văn hóa, giá trị
của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với
giá trị thời đại, như yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách
nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia
đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn
minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc với hệ giá trị: trên nền tảng Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học;
của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
hạnh phúc .
(2)
Thông qua bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy
rõ những giá trị văn hóa Việt Nam đã và đang xây dựng, củng cố là những giá trị
tiến bộ, nhân văn, kết hợp truyền thống với hiện đại và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, góp phần hướng tới một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Trao truyền các giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau_Nguồn:
nhiepanhdoisong.vn
3- Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc thời gian qua trên cả nước đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận
thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực. Nhiều
giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo
tồn và phát triển. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết năm
2018, Việt Nam có gần 3.500 di tích được xếp hạng quốc gia, 107 di tích quốc
gia đặc biệt, 12 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hơn 3 triệu di
vật, cổ vật có giá trị đang được bảo quản, trưng bày tại hệ thống 166 bảo tàng;
gần 8.000 lễ hội được lưu truyền gắn với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật
trình diễn, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực, trang phục..., trong đó có
nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu
tầm và phục dựng nhằm bảo đảm tính đa dạng, phong phú về sắc thái văn hóa
của các vùng, miền trên cả nước. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế ngày
càng được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hóa và thị
trường văn hóa có bước khởi sắc. Các loại hình, các sản phẩm và dịch vụ văn
hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội.
Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng
phong phú, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều
chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Nhiều tấm gương sáng
trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” đã được biểu dương, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp
trong đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Công
tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước
hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước phát triển. Việc
đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm,
hành vi sai trái gây hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng; qua đó vai trò
điều tiết của văn hóa tiếp tục được phát huy. Hoạt động giao lưu, hợp tác và
hội nhập quốc tế có bước phát triển mới, góp phần quảng bá các giá trị văn hóa
Việt Nam ra thế giới, đồng thời thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa, tiếp thu
tinh hoa và các giá trị tiến bộ của văn hóa nhân loại để bồi đắp và xây dựng nền
văn hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình xây dựng văn
hóa nước ta vẫn còn không ít hạn chế. Văn hóa chưa được quan tâm và phát
triển tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực nội
sinh, động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Môi trường văn hóa “vẫn
bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực”. Tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận đảng viên và người dân
có chiều hướng gia tăng. Vẫn còn khoảng cách khá lớn trong hưởng thụ văn
hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân,
quá trình rút ngắn khoảng cách này diễn ra còn chậm. Ở nhiều vùng, miền trên
cả nước, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống văn hóa tinh thần
của người dân còn nghèo nàn, đơn điệu; ít có cơ hội tiếp cận thông tin cũng
như thụ hưởng và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Thực tế còn có một
số sản phẩm văn hóa chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm chí
phản văn hóa. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Hệ
thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí
nguồn lực và quản lý chưa theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thông
có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích. Cơ chế, chính sách về
kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn
lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu
đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ
lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn
nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá thiếu chọn lọc sản
phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một
bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Hiện nay, bên cạnh những thời cơ, đất nước ta cũng đang đối mặt với
những thách thức mới do tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc
tế; âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tác động từ cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hóa số..., cùng
những thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, nhất là xung đột vũ
trang, sự biến đổi khí hậu và dịch bệnh, như đại dịch COVID-19... Những hạn
chế, khuyết điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa
thời gian qua cũng là những rào cản lớn đối với phát triển văn hóa, trong đó có
mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4- Trước những thời cơ và thách thức đặt ra trong thời kỳ mới, để thực
hiện được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta là tiếp tục xây dựng, giữ
gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, tạo động lực thực hiện
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, cần thực hiện đồng bộ
một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tích cực đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền,
giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền (đặc biệt là đội
ngũ cán bộ quản lý và cán bộ công tác trong lĩnh vực văn hóa) và toàn dân về
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, hệ giá trị văn hóa đối với việc bồi
đắp dân khí và thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước; từ đó xây dựng ý thức
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam trong mỗi công dân, tạo
nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát
triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc phát huy giá
trị văn hóa, đề cao vai trò chủ thể của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa. Đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời các hoạt động phá hoại của các thế lực
thù địch; phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng,
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai, đổi mới thể chế văn hóa, hoàn thiện các cơ chế, chính sách,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa. Gắn
kết văn hóa với chính trị, với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp,
các ngành và địa phương; lồng ghép hoạt động bảo tồn và phát huy hệ giá trị
văn hóa trong triển khai chiến lược phát triển văn hóa và du lịch Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội, hiệu quả hoạt động văn hóa, nghệ
thuật. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế Nhà nước đặt hàng các doanh nghiệp
hoặc tổ chức xã hội để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm và
dịch vụ văn hóa, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh, xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia trong thời kỳ
mới phù hợp với nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Thứ ba, triển khai hiệu quả “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp
văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển từng ngành công nghiệp văn hóa với những lộ trình,
mục tiêu ưu tiên và giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao
và đồng bộ, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế về tài nguyên văn hóa đa dạng,
hệ giá trị văn hóa Việt Nam để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có sức
cạnh tranh; nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo
ra các sản phẩm văn hóa đa dạng với hàm lượng tri thức cao, mang đậm giá trị
văn hóa dân tộc; đổi mới hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ
văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, tạo điều kiện thu hút và khuyến khích các tổ chức, hiệp hội, doanh
nghiệp và nghệ sĩ tham gia vào các hoạt động văn hóa nhằm đa
dạng hóa nguồn lực vật chất và sáng tạo cho phát triển văn hóa, quảng bá hình
ảnh Việt Nam ra thế giới. Từng bước xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức văn hóa, nghệ thuật khi sáng tạo và sản xuất sản phẩm văn hóa.
Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển
văn hóa. Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đẩy
mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động tôn vinh, khen
thưởng kịp thời gương “người tốt, việc tốt”; xây dựng những mô hình mang
tính biểu tượng trong xã hội (cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, đặc biệt là thế hệ
trẻ...) với những phẩm chất tiêu biểu, tạo dựng được lòng tin cho mọi người, có
sức chinh phục và lan tỏa trong xã hội, khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước. Thực hiện chính sách đãi ngộ các nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có công
bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; khuyến khích đội ngũ
văn nghệ sĩ trong và ngoài nước phát huy tài năng, tâm huyết để sáng tạo, lan
tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp trong xã hội.
Thứ sáu, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa củng cố, nâng cao ý thức quốc
gia - dân tộc và tôn trọng ý thức dân tộc - tộc người; bảo đảm sự thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, tăng cường vị thế, sức mạnh tổng hợp quốc gia với
phát huy lợi thế của tính đa dạng về mặt địa lý, văn hóa, xã hội và nhân văn của
từng vùng, địa phương, địa vực; tăng cường giáo dục tình cảm, niềm tin, lòng
tự hào đối với lãnh tụ của quốc gia - dân tộc, của chế độ chính trị, đi đôi với
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ở các cấp, nhất là cán bộ địa phương là người
dân tộc thiểu số và phát huy vai trò của già làng, trưởng bản; tăng cường vai trò
của quốc ngữ (tiếng Việt) đi đôi với tôn trọng, phát huy tiếng mẹ đẻ các tộc
người trong chính sách ngôn ngữ quốc gia; đẩy mạnh giáo dục để lan tỏa
những giá trị có tính biểu tượng cao quý và thiêng liêng của quốc gia - dân tộc
(quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, quốc lễ, quốc phục, quốc hoa, quốc tửu, quốc
yến...) đi đôi với tôn trọng, phát huy các loại hình văn hóa đa dạng của từng
cộng đồng dân tộc, địa phương (như hệ thống lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa,
trang phục, nghề truyền thống, ẩm thực, kho tàng văn hóa dân gian, tri thức
dân gian…); qua đó, bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt
Nam, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc./.
Những thành tựu to lớn qua 35 năm đổi mới đánh dấu một bước tiến chưa
từng thấy trên con đường xây dựng, phát triển đất nước, minh chứng thuyết phục
cho tính chất ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang
xây dựng. Ý nghĩa to lớn của những thành tựu đó không đơn thuần ở những con
số mà quan trọng hơn là ở những nỗ lực cao nhất mà Đảng và Nhà nước ta đã
tập trung một cách hiệu quả trong một thời gian không dài, trong những điều
kiện rất khó khăn, phức tạp, để cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống mọi
mặt cho nhân dân. Đó cũng là cơ sở niềm tin để khơi dậy khát vọng của nhân
dân ta về một xã hội xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc, vì hạnh phúc của
nhân dân.
Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc
biệt tới giai cấp công nhân
ng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt tới giai cấp công nhân và người lao
động. Trong tiến trình lịch sử, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong
của cách mạng Việt Nam, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan
trọng của đất nước, kế thừa và làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của dân
tộc. Đặc biệt là, sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không
ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các
ngành, nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
“Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chúng ta tiếp tục kiên định quan
điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất
tiên tiến, hiện đại; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp
công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi
mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc xây dựng giai cấp
công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ
thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn xã hội, trong đó tổ chức công
đoàn có vai trò, trách nhiệm to lớn”- Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn
mạnh.
Chăm lo lợi ích, bảo vệ quyền lợi của người lao động phải là nhiệm vụ
then chốt
Mục tiêu và các nhiệm vụ đã xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng, nhất là mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, đòi hỏi phong trào công nhân và tổ chức công đoàn
phải không ngừng đổi mới và nỗ lực phấn đấu vươn lên, nâng cao chất lượng tổ
chức, phương thức và hiệu quả hoạt động, đại diện, chăm lo, bảo vệ và phát huy
mạnh mẽ vai trò của công nhân, viên chức, người lao động, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Các cấp công đoàn cần tập trung các nguồn lực, đổi mới hoạt động chăm
lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng phát triển các chương trình xuyên
suốt toàn hệ thống gắn với các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội của công đoàn
phục vụ trực tiếp và đúng đối tượng, thực hiện đồng bộ giữa trách nhiệm và thụ
hưởng, lấy lợi ích là một trong những động lực quan trọng tập hợp, thu hút
người lao động đến với tổ chức công đoàn.
Chú trọng bảo vệ các chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ và môi trường lao
động cho công nhân. Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện
thoả ước lao động tập thể. Chủ động tham gia xây dựng quan hệ lao động hài
hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh chương trình phúc lợi
đoàn viên công đoàn để cụ thể hoá việc thực hiện lợi ích vật chất, lợi ích tinh
thần, lợi ích chính trị mà tổ chức công đoàn mang lại cho người lao động, nhất là
các vấn đề về việc làm, nhà ở, nhà trẻ, giá điện, nước, chăm sóc sức khoẻ... Chủ
động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải quyết kịp thời những
vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân
dân VN thực hiện
Thực hiện từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa nước
ta trở thành nước công nghiệp đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới
Đảng & Nhà nước luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt tới giai cấp
công nhân và người lao động
(VD: tổ chức "Tết Sum vầy" cho người lao động; xây dựng các thiết chế
công đoàn, góp phần tháo gỡ những vấn đề bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh
hoạt văn hoá… cho người lao động)
Hạn chế và khuyết điểm
Dẫn: Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện thành công vai trò lãnh đạo,
cầm quyền của mình đối với Nhà nước và xã hội, đem lại những thắng lợi và
thành tựu lớn trong công cuộc đổi mới. Mặc dù vậy, chúng ta thấy Đảng vẫn còn
một số hạn chế, bất cập cần được nhận diện một cách nghiêm túc, khoa học:
Về hoạt động kinh tế: Bất cập là khuynh hướng buông lỏng trong quản
lý kinh tế, xã hội do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản
đơn
Trong tư tưởng & tổ chức:
- Tư tưởng: không theo kịp yêu cầu Cách mạng
- Tổ chức:
~ Trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ
~ Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan
liêu, lời nói không đi đôi với việc làm
~ Bộ máy nhà nước, bộ máy của Đảng và các đoàn thểphình ra quá
lớn, chồng chéo và
=> Nhận diện những hạn chế, bất cập, việc nghiên cứu, tìm kiếm, đề xuất
những giải pháp để khắc phục, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
trong điều kiện hiện nay là vấn đề rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi phải phát
huy nhiều hơn nữa vai trò, trách nhiệm, trí tuệ của các cấp ủy, tổ chức đảng, của
tất cả cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng.
Qua những thông tin trên, em muốn khẳng định ĐCS & GCCN VN có
mối liên hệ mật thiết & khăng khít với nhau dù ở trong thời đại nào. GCCN chỉ
có thể hoàn thành SMLS của mình khi được một chính đảng tiên phong, có đủ
năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị dẫn dắt, tổ chức và lãnh đạo; ngược lại ĐCS
VN chỉ có thể thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi đứng vững trên lập
trường của GCCN, lấy Mác Lenin làm nền tảng tư tưởng, GCCN là cơ sở vật
chất để tồn tại và phát triển. Mong rằng, ĐCS sẽ phát huy những thành tựu sẵn
có và khắc phục triệt để những hậu quả con tồn tại. Là công dân chính thức của
nước CHXHCN VN, bản thân chúng ta cũng cần có ý thức trách nhiệm công
dân của mình, đóng góp cho sự nghiệp dựng và giữ nước nói chung và SMLS
của GCCN nói riêng
CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Khái niệm:
Hiểu theo 4 nghĩa: giáo trình trang 86
1.1 Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái CSCN:
giáo trình trang 87
2. Điều kiện ra đời
3. Đặc trưng bản chất: 6 giáo trình trang 93-103
II, THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
1. Tính tất yếu: nguyên lý trang 393-394
2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ ( lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng-
văn hóa: nguyên lý cơ bản, lĩnh vực xã hội: giáo trình trang 109)
III, QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm quá độ lên CNXH ở Việt Nam ( thứ nhất, hai , ba, bốn :
giáo trình trang111)
2. Những đặc trưng của CNXH và phương hướng xây dựng CNXH ở
VIệt Nam
1 - Đặc trưng bao quát nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân
dân ta xây dựng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng
định, là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị xã hội
tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục
tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đây là đặc trưng phổ
quát, có tính bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự
khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa
so với các chế độ xã hội trước đó. Xã hội tư bản có đời sống vật
chất và tiện nghi rất cao; dân có thể giàu, nước có thể mạnh, nhưng
từ trong bản chất của chế độ xã hội tư bản, ở đó không thể có công
bằng và dân chủ: nhà nước là nhà nước tư sản; giàu có là cho nhà
tư bản; sự giàu mạnh có được bằng quan hệ bóc lột. Trong xã hội
như vậy, người dân không thể là chủ và làm chủ xã hội.
Xây dựng xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” là quá trình vô
cùng khó khăn, gian khổ và lâu dài trong hoàn cảnh và điều kiện
Việt Nam - một nước còn nghèo, đang phát triển, chưa có “nền đại
công nghiệp” (điều kiện cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội
như C.Mác đã chỉ rõ), v.v.. Nhưng để trở thành xã hội xã hội chủ
nghĩa với những đặc trưng nêu trên, không có cách nào khác là
toàn Đảng, toàn dân ta phải nỗ lực sáng tạo, chiếm lĩnh các đỉnh
cao của xã hội. Và, Việt Nam đang từng bước đạt tới các mục tiêu
cần có trong hiện thực.
Đảng ta đã vạch ra phương hướng, chính sách cụ thể, có cơ sở lý
luận - thực tiễn để thực hiện trong hiện thực: “nước mạnh” gắn với
“dân giàu”, “công bằng” và “văn minh”, bảo đảm “dân chủ”; đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hoàn thiện nhà nước pháp
quyền với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; v.v..
2 - Xã hội “do nhân dân làm chủ”.
“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người,
bởi xã hội là xã hội của loài người, xã hội đó do con người tự xây
dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình; tuy nhiên trong thực tiễn
lại là chuyện khác. Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của nhân dân các
dân tộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân. Chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân
mới thực sự có được quyền đó. Cho nên “nhân dân làm chủ xã
hội” là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những đặc
trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này không thể tách
rời những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Nói dân giàu, nước mạnh chính là thể hiện vai trò chủ thể
của nhân dân đối với nhà nước - dân là chủ. “Dân chủ” trong đặc
trưng nêu trên chính là nền dân chủ của xã hội - xã hội vận hành
theo chế độ và nguyên tắc dân chủ. Và chính nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa cũng thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ”. Dân chủ xã
hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó
vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Để
có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ, chúng ta phải nhanh
chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo
đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều
vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải là “công bộc” của
nhân dân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng
nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế để nhân dân thực
hiện quyền làm chủ.
3 - “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”.
Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
điều tiên quyết là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển. Bởi
vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể
xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển của xã hội. Đến
lượt mình, nền kinh tế đó chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại. Mác đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội chỉ thực
hiện được bởi “một nền đại công nghiệp”. Nền đại công nghiệp
phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, là hiện thân và là yếu tố
tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại. Lực lượng sản xuất hiện đại
quyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy
định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới.
Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ
phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Với các nội
dung và lô-gíc vận động như đã luận giải trên, Đảng ta đã tập trung
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà
trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một
lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao -
điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội chủ
nghĩa.
4 - “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nếu như “nền kinh tế phát triển cao” là nội lực, là sức mạnh vật
chất cho phát triển xã hội thì văn hóa là nguồn lực tinh thần bên
trong của phát triển xã hội. Văn hóa là tinh hoa con người và dân
tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnh con người
và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại. Mỗi nền văn hóa phải kết
tinh tinh hoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại,
đồng thời phải chuyển hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm
đậm đà thêm bản sắc riêng của mình. Nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, vì vậy, chính là mục tiêu của xã hội xã hội chủ
nghĩa, đồng thời là động lực và sức mạnh thúc đẩy xã hội đó phát
triển. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần kế
thừa và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng
đồng các dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và
văn hóa thời đại để phát triển văn hóa Việt Nam thực sự là nền văn
hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng
tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh cho xã hội phát triển.
Hơn nữa, bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa là tiến bộ, khoa học và
nhân văn. Cho nên, chủ nghĩa xã hội đồng chất và cùng chiều với
văn hóa; phấn đấu cho những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cũng
chính là phấn đấu cho những giá trị văn hóa - xã hội xã hội chủ
nghĩa là xã hội văn hóa cao. Những phẩm chất, những giá trị của
xã hội xã hội chủ nghĩa là những phẩm chất và giá trị phổ quát của
xã hội tương lai. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa xã hội xã
hội chủ nghĩa là một xã hội đại đồng không tồn tại những bản sắc
riêng biệt. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một vườn hoa muôn sắc các
phẩm chất, các giá trị, ở đó bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng
người khác nhau phải được độc lập tồn tại, tôn vinh, phát huy, phát
triển. Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương phát triển nền văn hóa vừa
tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc; thống nhất trong đa dạng,
làm phong phú diện mạo văn hóa Việt Nam.
5 - “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện”.
Nói đến cùng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu
đạt tới những giá trị của xã hội xã hội chủ nghĩa đều là vì con
người. Con người là thực thể cao nhất của giới tự nhiên, nó là sản
phẩm của thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần thiên
nhiên. Bởi con người có trí tuệ và tình cảm, có khát vọng và khả
năng chiếm lĩnh những đỉnh cao hiểu biết để tạo cho mình một thế
giới Người - thế giới Văn hóa. Cho nên lịch sử của loài người là
lịch sử con người đấu tranh xóa bỏ mọi lực cản thiên nhiên và xã
hội để vươn tới một xã hội cao đẹp nhất - xã hội đó chính là xã hội
xã hội chủ nghĩa. Bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa, trình độ phát
triển của xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, là bản chất và trình độ phát
triển người, của con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải đem lại
ấm no cho con người như là đòi hỏi tiên quyết. Nhưng bản tính con
người là không bao giờ thỏa mãn với những gì đã đạt được. Con
người phải được tự do - tự do không chỉ bó hẹp trong nghĩa được
giải phóng khỏi áp bức bóc lột, nô dịch, kìm hãm về mặt xã hội.
Điều quan trọng hơn là nó được thăng hoa tiềm năng trí tuệ, tình
cảm và năng lực vốn có để thực hiện những khát vọng cao đẹp của
mình. Sự phát triển toàn diện con người là ước mơ, khát vọng của
con người tự do. Xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nơi: sự phát triển
tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người... như C.Mác đã nói. Đặc trưng người nhất của khát
vọng con người là hạnh phúc. Bởi có thể người ta giàu có, đầy đủ
tiện nghi, được phát triển, song vẫn bất hạnh. Hạnh phúc là trạng
thái yên lành, hài hòa, là tinh thần thoải mái biểu hiện sự mãn
nguyện thanh cao nhất của con người. Phấn đấu đạt tới một xã hội
bảo đảm hạnh phúc cho con người, đó là một xã hội văn hóa cao.
6 - “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”.
Nếu như các đặc trưng nêu trên (kinh tế, văn hóa, con người) là
những yếu tố thuộc phẩm chất bên trong tạo nên một chỉnh thể xã
hội, thì ở đặc trưng này đòi hỏi những yếu tố thiết yếu cho sự tồn
tại bền vững của xã hội lành mạnh. “Bình đẳng” là một phẩm chất
và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ phát triển và chất nhân văn
cao của xã hội. Một đòi hỏi quan trọng của xã hội chủ nghĩa là bảo
đảm bình đẳng không chỉ cho cá nhân người công dân, mà còn ở
cấp độ cho tất cả các cộng đồng, các dân tộc trong một quốc gia.
Ngay trong xã hội hiện đại, ở các nước phát triển, thực hiện bình
đẳng giữa các tộc người, các dân tộc cũng đang là vấn đề nan giải.
Mặt khác, “đoàn kết” là sức mạnh - đó là một chân lý. Các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội đã kêu gọi: Những người lao động ở tất cả
các nước trên thế giới đoàn kết lại (C.Mác); còn trong cách mạng
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý: Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Đồng
thời đây cũng là một giá trị đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa.
“Bình đẳng” và “đoàn kết” chính là nền tảng của sự “tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển”. Tôn trọng và giúp nhau không chỉ là
tình thương, lòng nhân đạo, mà thực sự là đòi hỏi, yêu cầu, trách
nhiệm và điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng cá nhân,
cộng đồng, dân tộc; là một tiêu chuẩn quan trọng của xã hội phát
triển. Đoàn kết toàn dân, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân
tộc đã làm nên thành công của cách mạng Việt Nam. Và giờ đây,
tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc của giá trị
xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7 - “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức quản lý nhà nước trên một
trình độ cao và hiệu quả. Nó điều hành hoạt động của các cơ quan
nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Nhưng vấn đề ở đây là pháp
luật nào? Pháp luật của ai và vì ai?
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và
điều hành đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và
ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân.
Đây là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
với nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành
pháp luật, tổ chức và quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật đó và
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống
nhất của Trung ương. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng
hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
đòi hỏi khách quan để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa hiện
nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân không thể nào khác là dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản - đảng mang bản chất, lý tưởng, nội dung
xã hội chủ nghĩa, là đảng thực hiện mục tiêu và lý tưởng xã hội
chủ nghĩa.
8 - “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên
thế giới”.
Theo nguyên lý phát triển xã hội, đặc biệt trong thế giới hiện đại,
mỗi quốc gia là một bộ phận hợp thành cộng đồng quốc tế. Sự phát
triển quốc gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có được khi đẩy
mạnh “quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác chính là thể hiện bản chất hòa hảo,
thiện chí và tạo điều kiện cho các quốc gia hội nhập, tiếp thu
những thành quả phát triển của mỗi bên, tích lũy kinh nghiệm và
rút ngắn quá trình phát triển của mỗi nước. Điều có ý nghĩa lớn lao
hơn là ở chỗ, “hữu nghị”, “hợp tác”, “phát triển” chính là bản chất,
là khát vọng hòa đồng theo bản chất trí tuệ và tình cảm nhân văn
cao cả có tính nhân loại của con người, của loài người; điều thể
hiện bản chất cao đẹp nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Qua đó chúng ta thấy quan điểm, đường lối, chính sách xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước sau đều phù hợp với bản chất
xã hội xã hội chủ nghĩa nêu trên. Đây là một đặc trưng nổi bật của
nội dung và mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Và chính nó là yếu tố, điều kiện để Việt Nam phát triển nhanh
chóng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được
đặc trưng nêu trên, Đảng ta vạch ra đường lối đối ngoại: độc lập, tự
chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi
ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh, văn minh.
*
* *
Với tinh thần và tư duy biện chứng về phát triển xã hội, Đảng ta
quan niệm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình vận động,
chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Các đặc trưng của xã hội xã
hội chủ nghĩa cũng luôn luôn vận động, chuyển hóa và phát triển.
Mười, mười lăm, hai mươi năm tới, các đặc trưng của xã hội xã hội
chủ nghĩa hiện nay chắc chắn sẽ có những bổ sung mới đáp ứng
đòi hỏi mới của phát triển xã hội. Điều đó đặt ra cho Đảng ta trọng
trách là phải không ngừng đổi mới tư duy, tổng kết thực tiễn, phát
triển lý luận để vừa tiếp tục khám phá ra những vấn đề, những nội
dung, những đặc trưng mới, vừa sáng suốt lãnh đạo toàn dân ta xây
dựng xã hội đạt tới các phẩm chất và các giá trị, vươn tới các đặc
trưng mới của xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai
II. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung và phát triển năm 2011) đề ra tám phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường
Phải kết hợp ngay từ đầu với hiện đại hoá, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo
vệ tài nguyên, môi trường. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo
vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả
và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính
nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế
biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng,
miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều
kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là mô hình kinh
tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan
trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác
và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể
không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập
thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư
nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết
với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.
Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được
xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm
tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất
và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản
xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh của mình.
Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các
nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh
tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối
thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế-
xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng
vật chất.
3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển.
Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với
trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu
dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu
tranh chống những biểu hiện phản văn hoá. Bảo đảm quyền được thông tin,
quyền tự do sáng tạo của công dân.
Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân
thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát
huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết
hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển
hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống
của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và
nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích
cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá nghèo bền vững; giảm dần tình
trạng chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn
thiện hệ thống an sinh xã hội. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và
học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống
những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi. Hạn
chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy mô
hợp lý, cân bằng giới tính và chất lượng dân số.
4. Đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững
chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận,
khoa học an ninh nhân dân. Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc
phòng, an ninh.
Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội là nền tảng
vững chắc của quốc phòng-an ninh. Phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với tăng
cường sức mạnh quốc phòng-an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng-
an ninh, quốc phòng-an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và trên từng địa bàn.
Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà
nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu. Xây dựng lực lượng Công an nhân
dân vững mạnh toàn diện; kết hợp lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách, các
cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập
trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và
sự nghiệp quốc phòng-an ninh.
5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và
phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Trước sau như một
ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong
cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các
đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích
quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với
nhân dân các nước trên thế giới.
6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc,
tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở
mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải
được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.
Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân
tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ
quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm
tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành
phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới
tương lai.
Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng,
hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hoà lợi ích cá
nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn
kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không ngừng bồi dưỡng, nâng
cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự
lực, tự cường xây dựng đất nước; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố
và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt
nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình
thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức,
quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ
quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu
sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng
trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm
quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành
động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung
ương.
8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và
chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức,
kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống
nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng
viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh
đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên
hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách
nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực
cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ
động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng
gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình
độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững
truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật
trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao; quan tâm bồi
dưỡng lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng.
- Trong quá trình thực hiện tám phương hướng cơ bản nêu trên phải đặc biệt chú
trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn
định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị
trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và
xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.
Đại hội lần thứ XII của Đảng (1-2016) bổ sung mối quan hệ “giữa Nhà nước và
thị trường”, điều chỉnh mối quan hệ “tuân theo các quy luật của thị trường và
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa” .
Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ
bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,
tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây
dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
LIÊN HỆ SINH VIÊN: SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN XÂY
DỰNG CNXH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Loại bỏ lối sống chủ nghĩa cá nhân:
chủ nghĩa cá nhân là luôn đặt lợi ích của cá nhân mình lên trên hết, trước
hết, không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, thậm chí chà đạp lên lợi
ích của người khác để đạt được lợi ích của bản thân.
Số liệu khảo sát năm 2016 cho thấy: nhóm sinh viên ít ước mơ, hoài bão,
chỉ có nhu cầu thực tế gắn với đời sống cá nhân, không quan tâm đến
những vấn đề lớn của xã hội, đất nước chiếm 67%;Với câu hỏi bạn sẵn
sàng tham gia những công việc khó khăn khi Tổ quốc và nhân dân cần, có
62,7% sinh viên trả lời cân nhắc xem có ảnh hưởng gì đến tương lai, lợi
ích của bản thân rồi mới quyết định(11). Khi thấy người khác gặp khó
khăn, hoạn nạn, trước những cảnh bất bình, nhiều sinh viên không dám
giúp đỡ, lên tiếng vì sợ ảnh hưởng, liên lụy đến bản thân. Khi được hỏi,
trước những biểu hiện hành động tiêu cực, phi nhân văn, bạn sẽ làm gì, có
61,3% sinh viên trả lời sẽ xem xét nếu không ảnh hưởng tới bản thân thì
sẽ hành động(12). Một bộ phận sinh viên Việt Nam sa vào tệ nạn xã hội,
chỉ muốn ăn chơi, hưởng thụ, học tậpDo hưởng thụ, ăn chơi, nhiều sinh
viên đã lâm vào cảnh vay nợ. Trong 5 năm 2013-2018, đã xảy ra trên
8.000 vụ án liên quan đến học sinh, sinh viên, trong đó giết người có 37
vụ, cướp, trộm cắp tài sản là 6.000 vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, để xây dựng thành công CNXH phải
có những con người “có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa”, “có ý
thức làm chủ Nhà nước”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần tập thể xã hội chủ
nghĩa và tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “chăm lo việc
nước như chăm lo việc nhà”, “biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại,
không ngồi chờ, đùn đẩy công việc”; đồng thời, phải “thắng được chủ
nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những
tính xấu khác”(2).
Sinh viên là lực lượng trẻ tuổi, có “sức trẻ” là sức khỏe, sự nhiệt huyết và
trí tuệ; là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
CNXH. Tại Đại hội lần thứ V Hội Sinh viên Việt Nam (năm 1993), Tổng
Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ
nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI
có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, chủ yếu là do thế
hệ thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là bộ phận có vai trò
hết sức quan trọng”(3). Để sinh viên Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc
năm châu thì phải có năng lực, kiến thức và đạo đức cách mạng, chiến
thắng chủ nghĩa cá nhân.
Giải pháp để loại bỏ chủ nghĩa cá nhân trong mỗi sinh viên:
Thứ nhất, đổi mới giáo dục trong các trường đại học, trong đó chú trọng
giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống Đảng ta đã có những định hướng cụ
thể, yêu cầu các trường học, trong đó có trường đại học, không chỉ chú ý
dạy chữ, dạy nghề, cần chú ý dạy làm người “Đổi mới căn bản giáo dục
và đào tạo… nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng
giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, đạo đức lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành tác phong công nghiệp, ý thức
trách nhiệm xã hội”(23). Trong giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho
sinh viên, Đảng ta nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần
cống hiến vì cộng đồng, đất nước, “tăng cường giáo dục phẩm chất đạo
đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”(24); “coi
trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất
nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng
đồng, của dân tộc”(25)
Thứ hai, tăng cường thu hút sinh viên tham gia hoạt động vì cộng đồng
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đã tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng
như: tri thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới, “vì đàn
em thân yêu”, các hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn
phí, bảo vệ môi trường, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai... Nhiều
phong trào được phát động thu hút đông đảo sinh viên tham gia như
Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, “Chiến dịch sinh viên tình nguyện”,
phong trào “Tuổi trẻ tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, “Tuổi trẻ làm
theo lời Bác, sống đẹp, sống có ích”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc,
vì bình yên cuộc sống”… Tham gia các hoạt động vì cộng đồng, sinh
viên được rèn luyện, đồng cảm với đồng bào khó khăn, biết quan tâm
những người chung quanh, từ đó dần hình thành tinh thần hy sinh, cống
hiến vì cộng đồng, xã hội.
Hội Sinh viên đã triển khai nhiều hình thức truyền tải những nội dung gần
gũi, cụ thể nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, lý tưởng cho sinh viên, có 35
-53,1% sinh viên đánh giá các hoạt động này đạt hiệu quả tích cực(26). Vì
vậy, trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần đổi mới các
hoạt động xã hội về nội dung, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm
lý, lứa tuổi và nhu cầu của sinh viên để phát huy hiệu quả đối với việc xây
dựng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong sinh viên.
Thứ ba, phổ biến sâu rộng những tấm gương tốt, biết hy sinh, cống hiến
cho xã hội trong sinh viên, gắn với việc phê phán những biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân. Trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, vai trò nêu
gương của người thày rất quan trọng. Vì vậy, các trường đại học cần có
những quy chế, quy định, các hình thức đánh giá khen thưởng, kỷ luật
đối với giảng viên không chỉ về năng lực chuyên môn mà cả về phẩm
chất, đạo đức để mỗi giảng viên là tấm gương mẫu mực về tinh thần vì
sinh viên, vì cộng đồng, không tư lợi cá nhân.
Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong việc bồi
dưỡng, hình thành bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách thanh niên sinh
viên. Theo một khảo sát trong sinh viên ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam,
với câu hỏi bạn tiếp thu nội dung giáo dục tư tưởng chính trị qua hình
thức nào là chủ yếu, có 52,3% sinh viên trả lời thông qua các phương tiện
truyền thông. oàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần tăng cường giới thiệu,
phổ biến sâu rộng những gương sinh viên chăm chỉ học tập để lập thân,
lập nghiệp, những sinh viên có hoài bão, luôn có tinh thần cống hiến, hy
sinh vì quê hương, đất nước, vì cộng đồng không ngại khó, ngại khổ. Hội
Sinh viên nên giới thiệu nhiều gương tốt trong sinh viên qua các fanpage
của Hội sinh viên để có nhiều sinh viên biết đến và noi theo. Hình
thức giới thiệu cần đa dạng hơn, như thông qua khen thưởng, bài viết,
phỏng vấn, để chính những tấm gương tốt chia sẻ, nói lên suy nghĩ của
mình... Cùng với đó, Đoàn, Hội cần có những hình thức phê phán, lên án
những sinh viên có lối sống ích kỷ, cá nhân, lười biếng, hưởng thụ, sa vào
tệ nạn xã hội.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục cách mạng
CHƯƠNG 3: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
I. DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Sự ra đời và phát triển ủa dân chủ
a. Quan niệm về dân chủ:
b. Sự ra đời và phát triển của dân chủ: ứng mỗi kiểu nhà nước sẽ có
một kiểu dân chủ riêng
2. Dân chủ xã họi chủ nghĩa
a. Quá tình ra đời
b. BẢn chất của nền dan chủ XHCN: chính trị, kinh tế, văn hóa tư
tưởng
II. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nnXHCN
2. Bản chất của nhà nước XHCN
3. Chức năng của nhà nước XHCN
4. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
III.DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Phương hướng của bản thân trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn luôn gương
mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền
giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hòa nhã thân ái với mọi
người, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức,
lối sống, tác phong của người Đảng viên.
- Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc nghề nghiệp. Luôn tham gia
các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như của Ngành. Thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao.
+ Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn cập nhật thông
tin trên mọi thông tin đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức
tốt để học hỏi.
+ Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng,
bảo vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích,
không bao che, giấu khuyết điểm ….
+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết cơ quan đơn vị. Luôn nêu gương trước đảng
viên quần chúng. Nêu cao ý thức trách nhiệm công việc.
- Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh:
+ Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng
nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết
nội bộ.
+ Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu
hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân
trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
Những mặt chưa làm được hoặc còn tồn tại, hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược
điểm như đôi lúc làm việc còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh thần làm
việc đôi lúc chưa thật sự sâu sát, tỉ mỉ. Làm việc còn nhiều lúc hình thức chưa
lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp. Trong công tác chuyên môn nhiều lúc
phê bình đồng nghiệp còn nóng nảy, gay gắt chưa khéo léo.
Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân
theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh:
Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người
gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích
cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu
gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường.
Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, tôi luôn quán triệt
tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại
của Người. Song song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình,
bản thân tôi cũng luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu
xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng
nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới, áp dụng
triệt để và linh hoạt các nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình như: Tập
trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, trong cơ
quan cũng như trong cuộc sống cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của
bản thân. Luôn nêu gương trước đồng nghiệp, học sinh. Tuyên truyền đường lối
chính sách pháp luật của Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân. Không
ngừng tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Chống các biểu hiện suy thoái
về phẩm chất đạo đức. Luôn tu dưỡng đạo đức phẩm chất nhà giáo, không
ngừng tự học suốt đời.
Vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn
là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ
vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao cho mình. Và để xây dựng
tương lai cho chính mình cũng như đủ đức tài đi tiên phong trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phát triển giàu mạnh, bền vững, bản thân mỗi
người trẻ cần phải tự học tập, tự tu dưỡng, phấn đấu ở mọi nơi, mọi lúc và
suốt đời.
1. Thế hệ trẻ là lực lượng xung kích, rường cột, tương lai của nước nhà
Từ nhận thức sâu sắc rằng, “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu
từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội” , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh [2]
giá cao vai trò của thế hệ trẻ - những người mang trong mình bầu nhiệt huyết,
sức sống tràn trề, năng lực sáng tạo, v.v.. đối với sự trường tồn của đất nước. Vì
vậy, xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng và hành động, Người đã không chỉ
cuốn hút họ bằng những năm tháng tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết của mình mà
còn kêu gọi, thức tỉnh, giác ngộ và cổ vũ họ tham gia cách mạng; đồng thời chú
trọng đào tạo, bồi dưỡng, sẵn sàng giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để thế hệ trẻ
được học tập, lao động, cống hiến, góp sức mình cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại cho thấy: Khi đất nước đang đắm chìm
trong đêm trường nô lệ; khi lựa chọn đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Nguyễn Ái
Quốc- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc rằng cách mạng muốn thành
công, trước hết phải tập hợp lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng. muốn thức
tỉnh nhân dân đi theo con đường cách mạng trước hết phải giác ngộ cách mạng
cho thanh niên và thức tỉnh thanh niên để thức tỉnh cả dân tộc. Vì thế, Người đã
hướng về thế hệ trẻ Việt Nam, tổ chức, giáo dục, rèn luyện họ, đưa họ đến với
cách mạng; đồng thời cổ vũ họ phát huy vai trò của mình, góp sức vào thắng lợi
chung của sự nghiệp cách mạng. Thiết thực và hiệu quả, Người đã thành lập Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên Cộng sản đoàn mà nòng cốt là ; đã ra
báo ; mở và giảng dạy tại những lớp huấn luyện chính trị để đào tạo Thanh niên
thanh niên Việt Nam yêu nước trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng, của
phong trào cách mạng.
Lòng yêu nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần cách mạng, sự nhiệt tình, gan
dạ và những tấm gương hy sinh dũng cảm của thế hệ trẻ nước nhà (thông
qua , Đoàn Thanh niên cứu quốc Đội Thiếu nhi cứu quốc, Đội Nhi đồng cứu
quốc) đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc mùa thu năm 1945, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một
trang sử mới, một kỷ nguyên mới đã mở ra khi đất nước giành được độc lập và
đi cùng đó là một tiền đồ rực rỡ của thế hệ trẻ gắn liền với những nhiệm vụ nặng
nề. Khi ấy, tràn đầy niềm tin tưởng vào thế hệ trẻ đối với vận mệnh của nước
nhà, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã không chỉ gửi
thư động viên, khích lệ học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của
nước Việt Nam độc lập: “Nước nhà mong chờ ở các em rất nhiều. Non sông
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em” , mà còn khẳng định thế hệ trẻ, [4]
trước hết là thanh niên chính là đội dự bị, lực lượng kế cận không thể thiếu của
sự nghiệp cách mạng, của tương lai đất nước.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy,
yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực
hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao cho mình:
“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.
Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi
nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng
nào”[5]. Do đó, càng khó khăn, thử thách thì thanh niên càng phải nỗ lực rèn
luyện về mọi mặt để trở thành một lực lượng to lớn, vững chắc; phải là những
người không chỉ gánh vác trọng trách mà còn phải vượt lên những gì thế hệ
trước mong muốn (nhưng chưa thực hiện được do những hạn chế, những điều
kiện lịch sử quy định). Đó phải là những người luôn " cách mạng cho thếtiếp sức
hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương
lai - tức là các cháu nhi đồng... là người trong công cuộc phát triển xung phong
kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [6]
Để hoàn thành sứ mệnh đó và nhất là muốn trở thành những người cách mạng
có đức và có tài, có thể gánh vác được trách nhiệm mà Tổ quốc và nhân dân
giao phó; đồng thời làm chủ tương lai một cách xứng đáng, thì mỗi người ngay
từ khi còn trẻ đã luôn phải tự giác rèn luyện tinh thần, phẩm chất đạo đức và bản
lĩnh của mình; phải tích cực làm việc để chuẩn bị cho tương lai với tâm thế
“điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức
tránh, dù là một điều trái nhỏ” . Mỗi người, không chỉ phải ra sức học tập [7]
trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội; học tập qua sách vở và trau dồi tri
thức, làm giàu tri thức của mình từ chính thực tiễn cuộc sống mà còn phải luôn
nghiêm khắc với bản thân, tự phê bình và phê bình để khắc phục những nhược
điểm: nóng vội, thiếu thực tế, hình thức, chủ quan…, đồng thời phải cố gắng học
tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp và phải rèn luyện đạo đức cách mạng. Hơn
nữa, với sức trẻ cảu mình, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên phải xung
phong trong mọi công tác (đi trước, làm trước, gương mẫu trước) trên tinh thần
chủ động, gan dạ, sáng tạo; đồng thời, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần
cầu tiến, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến bộ mãi không ngừng…
Khẳng định rằng, học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn, cho
nên cùng với việc xác định giáo dục, học tập là một phương thức chủ yếu để bồi
dưỡng thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu và nhấn mạnh thế hệ trẻ
phải luôn tự rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt, trong mọi lĩnh vực để xây dựng,
phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết. Đồng thời, thế hệ trẻ “cần phải
chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo vun vén cho lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của
mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh
lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng và xa xỉ. Chống cách sinh
hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang” - là những thói xấu kìm[10]
hãm chí tiến thủ của mỗi người nói chung, của thế hệ trẻ nói riêng.
Không chỉ quan tâm, chăm lo và giáo dục, cổ vũ thế hệ trẻ học tập, rèn luyện và
phấn đấu để trưởng thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương suốt đời
tận tâm, tận lực học tập, rèn luyện, phấn đấu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Cả cuộc đời Người là một
mẫu mực của đạo đức cách mạng, “cần kiêm liêm chính, chí công vô tư”, hết
lòng, hết sức phấn đấu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống ấm no,
hạnh phúc của nhân dân. Nặng lòng với thế hệ trẻ, trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ
Chí Minh căn dặn trong : “ ta nói chung là tốt, Di chúc Đoàn viên và thanh niên
mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng
cần phải chăm lo giáo dục cho họ, đào tạo họ thành những đạo đức cách mạng
người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”” .[11]
2. Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kế cận đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp cách mạng
Thấm nhuần và thực hiện những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp lớp thế
hệ trẻ Việt Nam đã nỗ lực học tập, lao động, phấn đấu xứng đáng với niềm tin
yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của cha anh. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã
chứng minh rằng, thế hệ trẻ Việt Nam thực sự là lực lượng xung kích trong sự
nghiệp cách mạng; là đội hậu bị xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước
và nhân dân. Thế hệ trẻ Việt Nam - thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, tre già măng
mọc trưởng thành từ những Đội Cứu quốc, Tổng hội sinh viên, Hội truyền bá
quốc ngữ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đoàn quân Nam tiến đến
phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Năm xung
phong”,v.v.. năm xưa đã góp sức mình vào chiến thắng chung của dân tộc trong
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc,
thống nhất Tổ quốc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tiếp bước cha anh, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang tích cực “xây dựng lại đất
nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” như mong ước của Người. Những tấm
gương, điển hình tiên tiến, xung kích, đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập
và công tác, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục
khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ. Trên cơ sở quán triệt quan
điểm “xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”/là chuẩn bị cho tương
lai của dân tộc, tổ chức cơ sở Đoàn các cấp đã không chỉ nhận thức rõ trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình mà còn phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của
đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong thi đua thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thiết thực hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, tạo môi
trường thuận lợi để thế hệ trẻ trải nghiệm, tự rèn luyện mình, phấn đấu và trưởng
thành, góp sức, bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Nỗ lực học tập, lao động để trau dồi, nâng cao tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ năng sống và làm việc trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tác động cảu Cách
mạng công nghiệp 4.0; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các chương trình
hành động của tuổi trẻ cả nước được triển khai sâu rộng như: “Lập thân, lập
nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh”, “Bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an
ninh”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hóa, thể thao”,
“Công tác xã hội, bảo vệ môi trường”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”,
“Tuổi trẻ Việt Nam - Câu chuyện hòa bình”, “Đoàn viên phấn đấu trở thành
đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”… đã không chỉ giới thiệu bao đoàn viên
ưu tú để kết nạp và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn bồi
dưỡng được nhiều cán bộ Đoàn trúng cử vào cấp ủy các cấp, trúng cử đại biểu
Quốc hội khóa và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong những nhiệm kỳ
vừa qua.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rõ rằng, chịu ảnh hưởng từ những mặt trái của
nền kinh tế thị trường, và nhất là do thiếu bản lĩnh và không nghiêm túc trong
rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh niên đã phai nhạt lý tưởng cách mạng,
sống buông thả, lười học tập và thiếu tu dưỡng đạo đức; thậm chí có người đã vi
phạm pháp luật, v.v.. Cùng với đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên
có biểu hiện xa rời và thiếu niềm tin vào sự phát triển của đất nước; thiếu bản
lĩnh trước những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch. Không ít bạn trẻ
đã chọn lối sống thực dụng, vô cảm trước những khó khăn, thử thách của đất
nước; chạy theo lợi ích vật chất…
https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/the-he-tre-phai-luon-tu-ren-
luyen-tu-duong-ve-moi-mat-6486
Câu hỏi 3: Nhiệm vụ chính trị của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay là gì?
Trả lời:
Đảng ta xác định nhiệm vụ cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là: Kiên định
con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đường lối đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phấn đấu đến năm 2020, nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trên cơ sở nhiệm vụ cách mạng của Đảng và thực tiễn công tác Đoàn và phong
trào thanh niên hiện nay, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII đã xác định nhiệm
vụ chính trị của thanh niên Việt Nam là: "Rèn luyện về lý tưởng, đạo đức cách
mạng, về trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, về thể chất, xung kích đi
đầu tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vững
mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, góp phần xây dựng Tổ
quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Khẩu hiệu hành động là: "Tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động
sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Phong trào thi đua lớn là: "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc",
với 4 nội dung:
1. Thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội học tập và tiến quân vào khoa học
công nghệ.
Trong giai đoạn phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức,
việc học tập để đáp ứng với sự phát triển đó trở thành yêu cầu và nhu cầu thiết
thân đối với mỗi thanh niên.
- Tinh thần và thái độ học tập của thanh niên phải là: Học để làm người, học để
phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân; học ở trường, học ở sách vở, học lẫn
nhau, học ở nhân dân, học suốt đời, thanh niên phải đi đầu trong một xã hội học
tập.
- Học tập toàn diện: Văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin
học… Tích cực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật,
hăng hái tham gia các hoạt động sáng tạo.
2. Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới.
- Thi đua lập thân, lập nghiệp, xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính
đáng. Phát triển rộng rãi phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; đẩy mạnh phong
trào tiết kiệm, tích luỹ trong thanh niên.
- Đẩy mạnh hoạt động lao động sáng tạo với tri thức và công nghệ mới, với năng
suất và chất lượng sản phẩm cao hơn trước. Đẩy mạnh hoạt động “Sáng tạo trẻ”,
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới.
3. Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ kinh tế -
xã hội. Đặc biệt ở những lĩnh vực, địa bàn và đối tượng khó khăn.
- Tổ chức và tích cực tham gia các phong trào tình nguyện. Tổ chức thường
xuyên các hoạt động tình nguyện tại chỗ, ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật
xanh; thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện đảm nhận các việc khó, việc
mới, những vấn đề bức xúc; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống
thiên tai. Tình nguyện giúp đỡ người già, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn. Tích cực và gương mẫu tham gia xây dựng đời sống văn hoá ở
cơ sở.
- Xung kích thực hiện các chương trình dự án. Tham gia thực hiện các dự án
quốc gia về phát triển kinh tế biển đảo, xây dựng đường Hồ Chí Minh, xây dựng
cầu nông thôn mới và khu dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long. Chủ động đề
xuất đảm nhận các dự án, các công trình, phần việc thanh niên tham gia phát
triển kinh tế – xã hội của địa phương.
4. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Hăng hái tham gia các hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gương
mẫu thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, thường xuyên học tập nâng cao nhận thức
về tình hình, nhiệm vụ mới, ý thức cách mạng, nhận rõ âm mưu "diễn biến hoà
bình" của các thế lực thù địch.
- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, giữ gìn an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã
hội.
- Tham gia có hiệu quả phong trào "Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ
nguồn”, “Khoẻ để giữ nước” và cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo".
- Trong thanh niên Quân đội, đẩy mạnh phong trào "Giành 3 đỉnh cao quyết
thắng" và cuộc vận động "Thanh niên Quân đội mẫu mực xây dựng chính qui”
với 5 nội dung: Mẫu mực về đạo đức, lối sống; mẫu mực về hành động theo điều
lệnh; mẫu mực về lễ tiết, tác phong quân nhân; mẫu mực về nội vụ vệ sinh; mẫu
mực về kỷ luật tự giác, nghiêm minh.
- Trong thanh niên Công an, thi đua thực hiện tốt phong trào "Thanh niên Công
an học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" cụ thể là phong trào "2 thi đua, 2 tình
nguyện", với 4 nội dung là: Thi đua rèn đức, luyện tài; thi đua xung kích lập
công; tình nguyện tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, hướng về cơ
sở; tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.
Câu hỏi 4: Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mỗi đoàn viên, thanh niên cần
phải làm gì?
Trả lời:
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, người thanh niên thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá phải là người có lý tưởng và đạo đức cách mạng; có lối sống văn
hoá; có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn,
nghề nghiệp; có sức khoẻ tốt; có năng lực, tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới,
có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, mỗi đoàn viên, thanh niên
cần phải:
- Trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hoá, chấp hành nghiêm
chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Gương
mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ. Ra sức nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ, tin học.
Vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
- Hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, ngày thứ bảy tình nguyện; tham
gia các đội hình thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đảm nhận việc khó, việc mới,
những vấn đề bức xúc; chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn
quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương, đơn vị.
- Phấn đấu nâng cao chất lượng của người đoàn viên; tích cực tham gia các hoạt
động của Đoàn, Hội, Đội; mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt động
của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc công tác.
Người đoàn viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước hết
phải là:
Người công dân tốt;
Người bạn tốt của thanh niên;
Là tấm gương tốt của thiếu nhi;
Là người có uy tín trong tập thể thanh niên và cộng đồng dân cư.
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC HỖ TRỢ DOANH
NGHIỆP SAU GIÃN CÁCH XÃ HỘI:
Trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh 272/TB-VPCP
Chính tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cô ng đồng doanh nghiê p
và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiê p trong bối cảnh
dịch COVID-19, Thủ tướng nhận định: Trong gần 2 năm vừa qua, dịch COVID-
19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội, sức khỏe, đời sống
của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đảng, Nhà
nước ghi nhận, đánh giá cao sự chung tay, chung sức, đồng lòng, chia sẻ khó
khăn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân với Đảng, Nhà nước, các cấp,
các ngành và nhân dân cả nước, đóng góp thiết thực, hiệu quả, kịp thời về nhiều
mặt trong công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh dịch bệnh với biến chủng Delta diễn biến nhanh, phức tạp và
khó lường, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự
cường, nỗ lực thích ứng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm và
thu nhập cho người lao động; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau
cùng vượt qua thách thức; thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của
doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với đất nước.
Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng
doanh nghiệp, doanh nhân đang đối mặt. Thời gian qua, Chính phủ đã lãnh đạo,
chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát
triển kinh tế. Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, cơ cấu lại nợ,
giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất,
giảm tiền điện, giá điện… Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành và thực hiện các giải
pháp trong điều kiện cao nhất có thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động,
phấn đấu đưa cả nước sớm trở lại trạng thái bình thường mới; thực hiện đồng bộ
2 chiến lược tổng thể phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và chiến
lược khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới; trước
mắt, triển khai lộ trình “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiê u quả dịch
nh COVID-19”.
Để thực hiê n mục tiêu vừa chống dịch hiê u quả, vừa khôi phục và phát triển
kinh tế, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp,
doanh nhân, cùng nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm khắc phục khó khăn, giữ vững
niềm tin, lấy khó khăn, thách thức làm đô ng lực vươn lên, không vì khó khăn
mà bi quan, hoang mang, lo sợ; tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải
đoàn kết, phát huy dân chủ, huy đô ng trí tuê p thể.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng
bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội, Chính phủ, luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập
cho người lao động.
Mọi chính sách đều hướng đến người dân và doanh nghiệp
Thủ tướng yêu cầu các các bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát các
kiến nghị của VCCI, hiệp hội, doanh nghiệp tại Hội nghị để kịp thời xử lý theo
quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc “lợi ích hài hòa - rủi ro chia
sẻ” giữa Nhà nước và doanh nghiệp, chú trọng hiệu quả, không phô trương, hình
thức, nói đi đôi với làm.
Đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn, triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09
tháng 9 năm 2021 của Chính phủ và các chính sách, giải pháp về phòng, chống
dịch COVID-19 với tinh thần hợp tác công tư chặt chẽ để phát huy đồng bộ
nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp.
Ưu tiên cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, coi đây là mô t trong những
nhiệm vụ chính trị trọng tâm; tiếp tục rà soát các vướng mắc, bất cập trong các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để kịp thời tháo gỡ trên nguyên tắc
vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, mọi chính sách đều phải hướng đến
người dân và doanh nghiệp, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục
vụ; kịp thời đề xuất phương án tháo gỡ, xử lý đối với trường hợp vượt thẩm
quyền.
Rà soát, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ
tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh; thực
hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 đi cùng với thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với công
tác kiểm tra, giám sát và quản lý của Nhà nước chă t chẽ, hiê u quả.
Thủ tướng yêu cầu Bô Y tế hướng dẫn cụ thể về các biê n pháp phòng chống
dịch cho doanh nghiê p, khu công nghiê p, khu công nghê cao, khu chế xuất…
(chú ý khi xây dựng hướng dẫn cần lấy ý kiến các đối tượng được điều chỉnh).
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ Chương trình
phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp trước mắt và
tổng thể, dài hạn hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
Tiếp tục tham mưu, đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công tác đặc biệt của Thủ
tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy
thực hiện dự án đầu tư, đầu tư công tại các bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời, khẩn trương hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định 80/2021/NĐ-
CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; sớm
hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho
doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025.
Bộ Tư pháp khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan
hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Đầu tư
công, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Đầu tư, Đấu thầu, Điê n lực,
Doanh nghiê p, Hỗ trợ doanh nghiê p nhỏ và vừa, Hải quan, Thuế tiêu thụ đă c
biê t, Thi hành án dân sự nhằm giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn còn tồn tại
giữa các luật, bảo đảm sự thống nhất, khắc phục những vướng mắc trong thực
hiện.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ
Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao
động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; trình Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07
tháng 7 năm 2021.
Giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu
Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và nghiên cứu xem xét các giải
pháp giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu; có chương trình
hành động cụ thể nhằm nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các
Hiệp định thương mại tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng
hóa và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong
các Hiệp định thương mại tự do.
Phối hợp với Bô Tài chính kiểm tra viê c nhâ p khẩu nguyên vâ t liê u, hàng hoá,
trang thiết bị tạm nhâ p tái xuất đảm bảo đúng quy định pháp luâ t, góp phần tăng
xuất khẩu, hạn chế nhâ p siêu.
Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, rà soát các bất cập đối với vấn đề nhà ở
cho công nhân, các dự án, công trình chưa hoàn thành chịu tác động trực tiếp từ
các biện pháp chống dịch COVID-19, trình Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung
những văn bản pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người
dân và doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh, tạo mọi điều kiện
cho việc duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh,
không để đứt gãy nguồn cung ứng; xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường lao
đô ng cho các doanh nghiê p, nhất là doanh nghiê p xuất khẩu.
Các địa phương phục hồi kinh tế trong điều kiê
|
n thích ứng an toàn
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây
dựng và công bố kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh
tế/hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiê
n thích ứng an toàn, linh hoạt và
kiểm soát hiê
u quả dịch bê
nh; cùng với doanh nghiệp, chủ động nghiên cứu,
thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, phù hợp
với dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp; công nhân,
người lao đô
ng trong các doanh nghiê
p, doanh nhân được ưu tiên tiêm vaccine
an toàn, khoa học, hiê
u quả theo hướng dẫn của Bô
Y tế.
Nghiên cứu các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế bền
vững đến năm 2023, bảo đảm triển khai các giải pháp thích ứng với lộ trình
kiểm soát dịch bệnh, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm
của địa phương.
Tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhằm tháo
gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đánh giá thực chất
kết quả xử lý các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục nêu cao tinh thần dân
tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tự lực, tự cường, phát huy hơn
nữa tính chủ đô
ng, tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiê
m, nỗ lực vượt qua
khó khăn, thách thức; hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ.
Chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn
với chuyển đổi số; nâng cao năng lực, sức cạnh tranh; quan tâm đến việc “giữ
chân” người lao động, chuyển đổi lao động, tái cấu trúc lao động; đầu tư hơn
nữa cho công nghệ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để biến thách thức thành cơ
hội; tạo chuẩn giá trị mới, quan tâm hơn đến phục vụ người dân và nhu cầu
trong nước; mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tích cực hiến kế cho chính quyền các cấp để xây dựng kế hoạch mở cửa của
từng địa phương; đóng góp sáng kiến cho Chương trình phục hồi kinh tế bền
vững đến năm 2023, trong đó có các nội dung liên quan đến phục hồi cho khu
vực doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng đề nghị các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp chủ động nghiên
cứu, đánh giá thách thức và thời cơ của ngành, lĩnh vực, kịp thời chia sẻ, hướng
dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên và ngành hàng; tăng cường tính
liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên, hợp tác cùng phát triển; chủ động đề
xuất với Chính phủ các giải pháp, sáng kiến để phát triển doanh nghiệp, phục
hồi nền kinh tế
Câu 5: trang 238
- Sự gắn liền giữa tôn giáo và dân tộc tạo bản sắc văn hóa trước xu
thế toàn cầu hóa
Nho giáo, học thuyết chính trị-xã hội, song khi được du nhập vào Việt Nam đã
mang màu sắc tôn giáo rõ nét. Bên cạnh Nho giáo, Phật giáo cũng được du nhâp
vào nước ta, bị “dân tộc hóa”, 2 tôn giáo này cũng như một số tôn giáo khác dần
đi
vào tâm thức của nhân dân ta, tạo ra những nét, những đặc điểm riêng cộng với
văn
hóa bản địa riêng ở nơi đây đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng chỉ nước ta mới có
đây là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của dân tộc chống lại mưu đồ đồng
hóa
dân tộc hàng ngàn năm của phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc đồng thời
cũng
chống. Trước xu thế toàn cầu hoá sự gắn kết giữa tôn giáo và dân tộc tạo nên
bản
sắc văn hoá vẫn là xu hướng cơ bản, song có điều trong quá trình đó các tôn
giáo
cũng tự phải biến đổi mình để thích nghi, để tồn tại, thậm chí phát triển theo yêu
cầu xã hội tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, tộc người nhằm phá vỡ
khối đại đoàn kết dân tộc
Trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá, sự lợi dụng vấn
đề tôn
giáo của các thế lực thù địch mang nội dung mới và tính chất phức tạp hơn
nhiều. Ở
nước ta, từ sau năm 2001 các thế lực thù địch công khai ủng hộ, dựng lên cái gọi
"Nhà nước Đềga", "Tin Lành Đềga" nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa người Kinh
người Thượng, chia rẽ và phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, và muốn tách Tây
Nguyên ra khỏi Tổ quốc Việt Nam. Mưu đồ này được dựng bởi những kịch bản
tương tự như “Tổ quốc của người Mông” với Tin Lành - Vàng Chứ ở các tỉnh
miền
núi phía Bắc, “Nhà nước Khmer Crôm” gắn với Phật giáo Nam Tông ở khu vực
Tây Nam Bộ. Tất cả nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong một
quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như nước ta dẫn đến suy giảm và lụi tàn văn hóa
ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống chính trị-xã hội, cũng như ảnh hưởng đến
thực
hiện chủ trưởng chính sách của Đảng và nhà nướ
Liên hệ Nga-UKCAINA
VỀ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE HIỆN NAY
Cuộc khủng hoảng chính trị Nga - Ukraine hiện nay bắt nguồn từ sau khi kết
thúc Chiến tranh lạnh đến nay, gần hơn là năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo
Crimea, tiếp theo là một số bất ổn ở khu vực Donbass, phía đông của Ukraine -
nơi có hai nước Cộng hòa tự xưng là Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR).
Gần đây nhất là từ cuối năm 2021 đến nay, tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng
vào thời điểm tháng 12/2021, Nga gửi đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO) bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm, trong đó nêu rõ các quan
ngại về an ninh được coi như những “lằn ranh đỏ”, đó là: 1) Ukraine không thể
trở thành thành viên của NATO; 2) NATO không tiếp tục mở rộng sang phía
đông; 3) NATO quay trở lại điểm xuất phát năm 1997, nghĩa là trước khi mở
rộng sang phía đông, kết nạp các nước Đông Âu và ba nước Cộng hòa Baltic
làm thành viên mới mà Nga cho là đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và lợi ích
chiến lược của Nga. Sau khoảng 1 tháng rưỡi, Mỹ và NATO gửi lại bản phản
hồi tới Nga kèm theo các đề nghị không được đáp ứng thỏa đáng. Theo Mỹ và
NATO, tất cả quốc gia có chủ quyền như Ukraine nếu có yêu cầu về an ninh, có
thể làm đơn xin gia nhập không chỉ NATO mà bất kỳ tổ chức nào khác phù hợp
với lợi ích quốc gia của Ukraine. Bản phản hồi cũng nhấn mạnh, việc Nga yêu
cầu NATO quay trở lại điểm xuất phát năm 1997 là không hợp lý. Điều này
khiến Nga cho rằng, những đề nghị chính đáng của mình không được Mỹ và
NATO coi trọng.
Xoay quanh việc Nga triển khai lực lượng quân sự lớn tới khu vực giáp biên giới
với Ukraine từ cuối tháng 11/2021, ngày 22/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir
Putin đã công bố quyết định công nhận độc lập của hai nước DPR và LPR, đồng
thời điều quân đến đây để thực hiện “nhiệm vụ gìn giữ hòa bình”. Trước nguy
cơ an ninh ngày càng hiện hữu sau khi Ukraine dự kiến ký kết một hiệp định
quân sự chiến lược với Anh và Ba Lan, vào ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga V.
Putin tiếp tục tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông Ukraine,
nhằm đáp lại lời đề nghị hỗ trợ bảo đảm an ninh của lãnh đạo hai nước DPR và
LPR.
MỘT SỐ LÝ GIẢI
Nhìn tổng quát, cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay về cơ bản có thể được lý
giải tiếp cận từ hai góc độ chính sau:
Thứ nhất, từ góc độ chủ nghĩa hiện thực chính trị, khi tìm hiểu về quy luật vận
động và đấu tranh của nền chính trị quốc tế. Nằm trên lục địa Âu - Á, Ukraine là
“vùng đệm tự nhiên” giữa Đông và Tây. Cả Nga và phương Tây đều cho rằng,
bên kia là mối nguy cơ an ninh, đe dọa sự tồn tại của mình.
Theo Nga, việc Ukraine xin gia nhập NATO sẽ làm mất cân bằng cán cân quyền
lực an ninh ở sườn phía tây của Nga, đe dọa đến không gian sinh tồn của nước
Nga, mất vùng đệm chiến lược, suy giảm ảnh hưởng địa - chính trị từng có trong
thời kỳ Liên Xô, do đó Nga phải hành động kịp thời để ngăn chặn mối nguy cơ
an ninh này để duy trì “vùng đệm an ninh” sống còn, chống lại nỗ lực mở rộng
ảnh hưởng về phía tây của NATO.
Trong khi đó, Mỹ và phương Tây lý giải đó là việc họ cần làm để ngăn chặn
Nga nổi lên ở khu vực. Điều này sẽ đe dọa đến an ninh châu Âu (khu vực ảnh
hưởng truyền thống của Mỹ), đoàn kết nội khối NATO, vai trò lãnh đạo toàn cầu
và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ.
Nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề Ukraine có thể kể đến cựu Cố vấn An ninh quốc
gia Mỹ Zbigniew Brzezinski với cuốn sách “Bàn cờ lớn” (The Grand
Chessboard) và học giả người Mỹ về quan hệ quốc tế John Mearsheimer với
nhiều tác phẩm, như “Cân bằng khơi xa: Đại chiến lược ưu việt của Mỹ” ,
(1)
“Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine” ..., bày tỏ rõ quan điểm rằng khi Liên Xô
(2)
sụp đổ, không còn một cường quốc chi phối khu vực nào khác tồn tại, Mỹ lẽ ra
nên giảm dần sự hiện diện quân sự tại đây, xây dựng quan hệ thân thiện hơn với
Nga và giao trả nhiệm vụ bảo vệ an ninh châu Âu cho người châu Âu. Thay vào
đó, trên thực tế Mỹ lại mở rộng NATO và “phớt lờ” các lợi ích của Nga, góp
phần châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và nhiều xung đột
khác. Ở góc độ tiếp cận này, sẽ thấy rõ hai khung luận điểm chính, đó là: 1) Chủ
nghĩa bá quyền toàn cầu/khu vực - chính trị cường quyền; 2) Sự trở lại rõ nét
của tư duy địa - chính trị trong thế kỷ XXI, nhất là tư duy về vùng đệm, sân sau,
biên giới, phên giậu.
Thứ hai, từ góc độ chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa tự do - gốc rễ là sự xung đột
không thể giải quyết giữa hai nền văn minh Anglo-Saxon và Slavo, là phản ứng
trước sự bành trướng địa - chính trị của những người Anglo - Saxon dưới lớp vỏ
lan rộng của toàn cầu hóa muốn thống trị toàn bộ châu Âu. Người Slavo cho
rằng, đây là sự trở lại không gian lịch sử và vị trí của họ trên thế giới mà đại
diện là Nga.
Bên cạnh đó, có thể kể đến yếu tố chủ nghĩa dân tộc của Nga với lòng tự hào, tự
tôn dân tộc rất cao. Đối với Nga, tình trạng suy giảm của kinh tế - trật tự xã hội
trong nước và việc Nga phải từ bỏ ảnh hưởng tại nhiều khu vực trên toàn cầu
chính là hậu quả của việc Liên Xô sụp đổ. Quá khứ hào hùng của nước Nga đã
tạo nên tinh thần dân tộc cao độ. Mặc dù nước Nga chịu tổn thất nặng nề về
người và của trong Chiến tranh thế giới thứ hai song những đóng góp quan trọng
của Nga trong việc duy trì, bảo đảm hòa bình, an ninh thế giới chính là sự khẳng
định vị thế của Nga trên trường quốc tế.
Xét về góc độ lịch sử văn hóa, các nhà phân tích cho rằng xung đột quân sự Nga
- Ukraine phần nào xuất phát từ tinh thần chủ nghĩa dân tộc cao ở Nga. Đồng
thời, cuộc xung đột còn có thể được lý giải xuất phát từ sự bá quyền tự do của
Mỹ, khiến Mỹ cam kết, xuất khẩu, phổ biến các giá trị dân chủ đến tận những
nơi xa lạ, nghĩa là cần phải có lực lượng quân sự chiếm đóng đi cùng và phải
luôn can thiệp vào các dàn xếp chính trị của các khu vực. Điều này thường gây
ra sự chống đối của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Nga coi việc Mỹ can
thiệp và áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền đối với Nga là nguy cơ gây mất
ổn định chính trị nội bộ.
TÌNH TRẠNG DI CƯ HIỆN NAY
Trong một bản báo cáo vừa được công bố, Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu
(Frontex)
cho biết, số người di cư trái phép đến các nước thành viên Liên minh châu Âu
(EU) trong năm
2020 đã giảm 13%, xuống còn khoảng 124.000 người, so với cùng kỳ năm
trước. Đây là con
số thấp nhất về người di cư trái phép vào châu Âu được ghi nhận kể từ năm
2013. Phần lớn
những người di cư đến từ Syria, tiếp theo là Tunisia, Algeria và Morocco.
Frontex cũng lưu ý về sự gia tăng số lượng người di cư trái phép lựa chọn để tới
châu Âu
qua ngả Tây Phi, Trung Địa Trung Hải và Tây Balkan. Trong đó, Trung Địa
Trung Hải đang là
tuyến đường “nhộn nhịp” nhất với hơn 35.600 trường hợp bị phát hiện và chặn
lại, tăng gấp 3
lần so với năm 2019. Trước đây, những người di cư trái phép từng “chuộng”
tuyến đường Đông
Địa Trung Hải. Tuy nhiên, tranh chấp lãnh hải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã
khiến tuyến
đường này ghi nhận giảm tới 76% người di cư tìm cách đến các nước EU vào
năm ngoái, theo
Frontex. Dù vậy, “thành quả” trên lại chủ yếu đến từ lý do khách quan thay vì sự
chung tay của
các quốc gia thành viên EU. Frontex nhấn mạnh, số người di cư bất hợp pháp
giảm về tổng thể
là do nhiều nước EU thực hiện các biện pháp siết chặt quản lý việc đi lại xuyên
biên giới cũng
như kiểm soát lãnh hải nhằm phòng, chống sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Châu Âu vẫn luôn là “thỏi nam châm” đối với người di cư, chủ yếu là từ châu
Phi và khu
vực Trung Đông. Thực tế, các nước châu Âu coi việc sử dụng người nhập cư là
một cách để
mở rộng thị trường lao động nhờ chi phí thấp hơn so với thuê lao động bản địa
hoặc để làm
những việc mà người dân các quốc gia đó không thể hoặc không muốn làm. Do
vậy, ngày càng
nhiều người nhập cư đã tìm cách vượt biên vào châu Âu mang theo giấc mơ đổi
đời. Thế nhưng,
con đường nhập cư chính thống để đặt chân đến châu Âu thường phải mất nhiều
năm đi kèm
với những thủ tục pháp lý khắt khe, phức tạp nên người di cư buộc phải chọn
cách thức bất hợp
pháp.
Trước đó, vào năm 2015, hơn 1 triệu người di cư đã ùn ùn kéo đến châu Âu đã
tạo nên một
trong những cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất lịch sử “lục địa già”. Nhằm tránh
lặp lại tình trạng
tương tự, bên cạnh việc thành lập các lực lượng đặc trách, EU kêu gọi các nước
trong khối chia
sẻ trách nhiệm về người di cư, coi đây là đáp án cho bài toán người di cư. Dẫu
vậy, thực tế là
vấn đề này lại gây chia rẽ từ trong nội bộ EU. Đến nay, Hy Lạp và Italy vẫn là
hai cửa ngõ
chính tiếp nhận người di cư. Tuy nhiên, Athens và Rome thường xuyên bị quá
tải bởi nhiều
quốc gia Đông Âu chỉ chấp nhận một số lượng “nhỏ giọt” người di cư với lý do
lo ngại về an
ninh và ngân sách phúc lợi eo hẹp.
Thực hiện tinh thần “đoàn kết bắt buộc”, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một
hiệp ước về
di cư và cư trú mới vào cuối tháng 9 - 2020. Theo đó, EC sẽ xem xét khả năng
kinh tế và dân
số của các nước thành viên rồi “khoán” số người di cư dự kiến mà mỗi nước
phải tiếp nhận
hằng năm, đồng thời có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt cho các nước tiếp
nhận. Được kỳ vọng
sẽ có hiệu lực từ năm 2023, hiệp ước cần nhận được sự nhất trí của tất cả các
nước thành viên
EU và Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, cơ chế này chưa hoàn toàn được hưởng
ứng, theo nhận
định của Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer “Vẫn có những quan điểm khác
nhau về quy
định phân bổ hạn ngạch người di cư”.
Dù dòng người di cư đổ về châu Âu hiện đã có xu hướng ngày càng giảm nhiều
so với vài
năm trước, song đó vẫn không phải là một tin vui hoàn toàn khi EU chưa thống
nhất được cách
tiếp cận và giải quyết triệt để. Vấn đề này vẫn phải được coi là một trong những
thách thức
chung và cấp thiết của cả khối, nhất là khi đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu
chấm dứt.
Quan điểm cá nhân về vấn đề dân tộc hiện nay
Vấn đề dân tộc luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi
quốc gia
có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại. Nó có thể
ảnh hưởng đến
8
sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia đó
nếu không được
giải quyết một cách đúng đắn.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chưa bao giờ thế giới đương đại
có những
biến chuyển, dịch chuyển to lớn trên nhiều mặt như hiện nay, đặc biệt dưới tác
động mạnh mẽ
của cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ số, thông tin và công nghệ
sinh học hay
nó còn được biết đến là toàn cầu hóa. Thực chất, thế giới toàn cầu hóa là một
không gian kinh
tế, xã hội, văn hóa và chính trị dưới sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế
do đông đảo các
quốc gia dân tộc và các chủ thể quan hệ quốc tế khác triển khai. Với chiều sâu
của quá trình hội
nhập quốc tế được thể hiện ở số lượng, sự đa dạng, quy mô và mục tiêu hoạt
động của các thể
chế liên kết. Qua đó thì các quốc gia, dân tộc ngày càng trở nên gắn kết với nhau
chặt chẽ hơn,
trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống, ràng buộc và phụ thuộc nhau bởi các
quy định hay
các nguyên tắc chung.
Bên cạnh đó độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia đang là một xu thế của
thế giới.
Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc,
như quyền tự
quyết định chế độ xã hội, kinh tế, đường lối phát triển đất nước, khẳng định sự
bình đẳng giữa
các quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Và lợi ích quốc gia được các nước đặt lên
hàng đầu trong
các hoạt động đối nội và đối ngoại. Chính phủ các nước đều coi trọng việc xác
lập, bảo vệ và
củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, thực thi nhiều chính sách phát
triển kinh tế -
xã hội tích cực, cố gắng tạo lập sự hài hòa lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc nhằm
hướng tới sự đồng
thuận, gắn kết quốc gia.
Tuy nhiên, vấn đề dân tộc và tôn giáo từ rất sớm bị các thế lực xâm lược từ bên
ngoài, các
thế lực thực dân, đế quốc xem như một “công cụ”, “phương tiện” tất yếu vừa có
tính “mở
đường”, vừa là “thường xuyên” trong quá trình thực hiện các ý đồ xâm lược,
chống phá cách
mạng. Cụ thể như lợi ích quốc gia dân tộc đôi khi được đánh đổi bằng các cuộc
chiến tranh xâm
lược hay các cuộc đàn áp đối phương như các cuộc chiến ở p-ga-ni-xtan, I-rắc,
Li-bi, Xy-ri...
là những minh chứng rõ nét cho những đường lối can thiệp thô bạo đó. Do đó có
thể dẫn đến
sự xuất hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi trong đời sống quốc tế.
Hay vấn đề dân tộc ở Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng các
vấn đề dân
tộc để chống phá cách mạng, bởi mấy lý do như là đời sống kinh tế khó khăn
của dân tộc thiểu
số, học vấn không đều của đồng bào các dân tộc thiểu số, hay là hạn chế trong
trình độ quản lí
nhà nước về công tác dân tộc,…Vậy nên Đảng và Nhà nước đã đề ra những
quan điểm và chính
sách để giải quyết các vấn đề dân tộc như giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia;
đổi mới và
thống nhất nhận thức kịp thời xây dựng độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia
trong bối cảnh
9
mới; hay nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời giải quyết có hiệu quả
mối quan hệ
giữa giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Thực tế, ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề dân tộc đang nổi cộm, có nhiều cuộc
chiến tranh
vừa và nhỏ đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc, chưa thành công trong việc hoạch
định và thực thi
chiến lược, chính sách đối với các dân tộc thiểu số...Trong khi đó tại Việt Nam,
tuy vấn đề dân
tộc chưa đến mức độ bùng nổ như một số nước trên thế giới; nhưng hiện nay ở
một số vùng và
một số dân tộc đã và đang có vấn đề phát sinh, có bất cập… Nếu ta chậm thu
hẹp khoảng cách
chênh lệch về các mặt giữa các vùng và các dân tộc, nhất là đời sống và cán bộ
dân tộc, văn
hóa dân tộc thì sẽ làm giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng và Nhà
nước; hay để
khoảng cách giàu - nghèo quá lớn, không có cách giải quyết tốt sẽ dẫn đến nguy
cơ xung đột
xã hội, gây bùng nổ dân tộc, làm mất ổn định chính trị - xã hội. Vậy nên, trong
việc củng cố,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay không thể chung chung, mà
phải gắn chặt
với việc đảm bảo các lợi ích đó của nhân dân thông qua những chính sách cụ
thể, hợp lòng dân
Ý NGHĨA CỦA KHẨU HIỆU: ĐẠO PHÁP- DÂN TỘC- CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt
Nam, tinh thần ấy đã được chư vị tiền bối Phật giáo Việt Nam tiếp thu và nhân
rộng trong Phật sự “hoằng pháp, lợi sinh” của mình. Mùa xuân năm 1975 đất
nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, dân tộc Việt Nam bước vào một kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam độc
lập – thống nhất – xây dựng và phát triển. Tiếp nối tinh thần ấy, ngay từ Đại hội
Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ nhất (tháng 11/1981) Giáo hội Phật giáo
Việt Nam lựa chọn phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” để
định hướng cho mọi hoạt động của mình.
Đạo pháp
Có thể thấy, trong cụm từ này có hai phần: Đạo và Pháp.
* Đạo:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về “đạo”; thậm chí, mỗi tôn giáo lại sử dụng khái
niệm này để chỉ một nội dung, một lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, Đạo giáo (Lão
Tử) cho rằng, “Đạo” là cái tuyệt đối, là bản thể, là qui luật, là cái không thể diễn
đạt bằng ngôn ngữ và khái niệm … Với Nho giáo, cái duy nhất quán thông của
“Đạo” là “Trung” ( )và “Thứ”( ) (ngay thẳng hết mình gọi là Trung; khi xử
kỉ tiếp vật coi mọi người như mình, mình như mọi người thì gọi là Thứ)
Triết thuyết của Phật giáo vô cùng quảng bác và vi diệu, ứng dụng của nó có
muôn vàn pháp môn nhưng tất cả đều hướng tới nhằm đạt mục đích tối hậu là
giác ngộ được chân hạnh phúc, giải thoát khỏi khổ đau. Trong kinh Tăng nhất
chi bộ III, Đức Phật đã khẳng định: “Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn,
cũng vậy, này Pahàrada, Pháp và Luật của ta chỉ có một vị là vị giải thoát”.
“Pháp và Luật” ở đây tức là “Đạo”. Như vậy, với Phật giáo, “Đạo” chỉ có một
mục tiêu duy nhất tối hậu là: “Giải thoát”.
* Pháp:
Đặt trong mối quan hệ với “Đạo”, Pháp được hiểu là lời nói, hành động, phương
pháp và cách thức phù hợp để đưa Đạo (chân lý) đến với đời, với Phật tử và
chúng sinh. Nếu phạm trù “Đạo” là bất biến, là không thay đổi, thì pháp là yếu
tố có thể thay đổi, tức là tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên – xã hội, trình độ,
nhận thức… của người tiếp nhận đạo mà sử dụng các phương pháp, cách thức
truyền đạo cho phù hợp và hiệu quả.
Từ ý nghĩa này có thể thấy, dù có chức năng, nhiệm vụ cụ thể và đối tượng tiếp
cận khác nhau, nhưng 10 ban ngành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay
đều có một mục đích chung là đưa Đạo đến với mọi người mà thôi. Nói rộng
hơn, tất cả Phật sự mà chúng ta làm hàng ngày cũng đều không vượt ra khỏi chữ
Pháp này. Pháp là tùy duyên, là khế cơ, khế lý, khế thời, khế xứ mà đề ra, Pháp
là bất định pháp. Vì cuộc sống là muôn mặt nên Pháp cũng phải uyển chuyển và
tùy duyên thì Đạo mới đến được với chúng sinh.
Nhưng để sử dụng Pháp một cách linh hoạt và hữu hiệu, mỗi Phật tử cần thông
thạo Ngũ minh và ứng dụng Tứ nhiếp pháp một cách nhuần nhuyễn vào công
việc. Đặc biệt, không được lạm dụng hai chữ “tùy duyên” để phóng túng bản
thân hoặc dùng những thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc hay ép buộc quần chúng theo
đạo.
Điều này được Phật giáo tuân thủ một cách triệt để trong quá trình truyền đạo
của mình. Có lẽ không tôn giáo nào trên thế giới có đặc tính hoà bình, mềm dẻo
như Phật giáo. Và vì thế, ở tất cả những nơi Phật giáo đặt chân đến đều không
có hiện tượng xung đột hay chiến tranh tôn giáo; người dân địa phương đều
chấp nhận một cách tự nguyện bởi họ đã chịu ảnh hưởng của Đạo Phật từ lúc
nào không hay. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Khi Phật giáo
vào Việt Nam, ở đây đã và đang tồn tại khá nhiều tín ngưỡng dân gian, như tín
ngưỡng thờ đá, thờ cây, thờ các hiện tượng tự nhiên… Nhưng bằng con đường
đi hết sức hoà bình tự nguyện (được dân gian hoá bằng sự kết hợp giữa một cao
tăng Ấn Độ với một cô gái Việt – truyện Man Nương), Phật giáo đã từng bước
tạo được chỗ đứng rồi dần truyền bá tư tưởng, giáo lý của mình trên đất Việt và
người Việt đã thu nhận những tư tưởng, giáo lý ấy một cách hoàn toàn tự
nguyện, như “nước mưa thấm vào đất”. Những thời kỳ tiếp sau, khi các ngôi
chùa được xây dựng, nó không chỉ thuần tuý thực hiện chức năng tôn giáo mà
còn đảm trách những chức năng xã hội khác như văn hoá, giáo dục, y tế của
cộng đồng. Các Thiền sư khi nhận lời tham gia việc quốc gia đại sự của các triều
đại trong lịch sử cũng đều xác định, đó là một cách thức phù hợp, một phương
pháp hiệu quả để truyền bá tư tưởng và thực hiện mục đích của mình.
Tóm lại, Đạo là chân lý duy nhất và không thay đổi. Tuy nhiên, nếu chỉ có Đạo
mà không có Pháp thì Đạo không thể đi vào cuộc sống, không thể vì chúng sinh
và mục đích cao cả mà Đức Phật đã đề ra là không thể thực hiện. Vì vậy, Đạo
cần có Pháp để được lưu chuyển, được hoằng hóa trong cuộc đời. Nhưng nếu
không có Đạo thì Pháp không có mục đích, cũng chẳng thể phát huy tác dụng,
không thể thể hiện được sự mềm dẻo, dễ thích nghi cuả mình. Bởi thế, giữa Đạo
và Pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng
tôn đẩy nhau, tạo thành hai mặt của một chỉnh thể thống nhất và không thể tách
rời.
Dân tộc:
Xét theo nghĩa hẹp, dân tộc là danh từ dùng để chỉ một tộc người/một nhóm
người có chung một ngôn ngữ, một hình thái kinh tế, có ý thức tự giác tộc người
và phần nhièu là sinh sống trên một địa bàn nhất định. Ví dụ: dân tộc Kinh
(Việt), dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Ê đê…. Nhưng từ dân tộc trong
trường hợp này có ý nghĩa rộng hơn, đó là dân tộc quốc gia (Nation-State),
chẳng hạn, dân tộc Việt Nam là bao gồm 54 dân tộc/tộc người cùng chung sống
trên lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, nhưng đã kiên cường chống giặc ngoại xâm
suốt trên dặm dài lịch sử. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới lại phải dành nhiều
thời gian đến thế cho công cuộc giữ nước, và chính trong điều kiện đó đã đào
luyện, chưng cất nên những giá trị truyền thống tốt đẹp như: yêu nước, hòa hiếu,
đoàn kết, nhân nghĩa, chung thủy v.v…Dường như khác với quy luật thường
thấy là càng trải qua chiến tranh, chém giết, chết chóc, con người càng trở nên
chai sạn, thậm chí “xem mạng người như cỏ rác”, thì người Việt Nam, càng qua
chiến tranh lại càng yêu quý, trân trọng hoà bình và nhân nghĩa hơn, Chủ nghĩa
nhân đạo của dân tộc Việt Nam dường như toả sáng hơn. Trên nền tảng tốt đẹp
ấy, dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận giáo lý Phật giáo và xây dụng nên một Phật
giáo Việt Nam.
Chọn Dân tộc (thậm chí làm vế trung tâm) trong phương châm, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam còn muốn khẳng định: Phật giáo luôn luôn gắn bó, đồng hành với
đất nước Việt Nam và con người Việt Nam. Và lịch sử dân tộc đã chứng minh
điều này: Hiếm có một tôn giáo nào lại gắn bó mật thiết với người Việt, đất Việt
như Phật giáo. Trong mọi lúc thịnh suy của quốc gia ta luôn thấy sự cùng chung
vai gánh vác của Phật giáo, và vì thế, so sánh lịch sử của dân tộc và lịch sử Phật
giáo Việt Nam, ta thấy có một sự đồng điệu đến lạ kì: khi nước nhà độc lập thì
Phật giáo cũng hưng thịnh, khi Tổ quốc lâm nguy thì Phật giáo cùng chịu chung
số phận suy tàn. Thậm chí, Dân tộc và Phật giáo đã hoà quyện với nhau thành
một khối thống nhất, không thể tách rời: thời chiến, vua là bậc dũng tướng
nhưng đến khi đất nước thanh bình lại có thể từ bỏ ngai vàng một cách nhẹ
nhàng, “tựa như bỏ một chiếc giầy rách”, để đến với chốn thiền môn và sáng lập
một tông phái Phật giáo của riêng người Việt – Trúc Lâm Yên Tử – một dòng
thiền hoà quyện của đời sống thế nhân với đời sống tâm linh sâu sắc, thể hiện rõ
tinh thần “nhập thế” của Phật giáo. Như vậy là dù đất nước ở trong thời bình hay
thời chiến, Phật giáo vẫn sát cánh cùng người dân Việt trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh các nhà sư “cởi cà sa, khoác chiến bào” là
hình ảnh thường gặp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc,
hay những ngôi chùa trở thành cơ sở cách mạng, nuôi dấu cán bộ, chiến sĩ Cộng
sản cũng khá phổ biến trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Khi
đất nước hòa bình, các tăng ni Phật giáo lại cùng chung sức với đồng bào phát
triển kinh tế, góp phần ổn định xã hội. Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thành lập (7/11/1981), Tăng ni các tỉnh, thành trong cả nước không ngừng phấn
đấu theo tôn chỉ mới mà Giáo hội đã đề ra cho phù hợp với sự phát triển của đất
nước trong một giai đoạn mới. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa sự phát triển của
Phật giáo với lợi ích dân tộc, chung tay góp sức cùng nhân dân cả nước xây
dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Với ý thức trách nhiệm đó, các hoạt
động Phật sự ngày càng đi vào nền nếp và hiệu quả hơn.
Để tiếp tục những thành quả mà các bậc tiền nhân đã đạt được và phấn đấu vươn
lên một tầm cao mới, phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội
nhập, tư tưởng và quan điểm chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tăng
cường tiếp xúc, mở rộng quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa
phương các cấp, tích cực tham gia, đóng góp vào việc phát triển văn hóa, giáo
dục, y tế, vận động quần chúng cùng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo,
đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động từ thiện khác…. Liệu có còn minh chứng nào
thuyết phục hơn, xác đáng hơn về sự kết hợp, gắn bó giữa Đạo với Đời, giữa
Đạo pháp với Dân tộc của Phật giáo Việt Nam?
Chủ nghĩa xã hội:
Xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa là mục tiêu hướng tới, là lý tưởng của dân tộc
ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
rất rõ ràng, đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng
và văn minh.
Rõ ràng không ai nghi ngờ tính đúng đắn và trong sáng của mục tiêu trên, nhưng
cũng rõ ràng rằng để thực hiện được mục tiêu đó cả là một sự nghiệp vô cùng
khó khăn và phức tạp. Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn
diện, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đặt mệnh đề này trong phương châm hoạt động của Giáo hội, Phật giáo Việt
Nam một lần nữa muốn khẳng định, tinh thần ‘nhập thế”, “khế lí khế cơ” luôn
luôn được theo đuổi và thực hiện một cách triệt để của mình. Đó là, không chỉ
luôn đồng hành, gắn bó, mà Phật giáo luôn luôn kề vai sát cánh với dân tộc, với
nhân dân trong bất kể thời kỳ nào, giai đoạn phát triển nào của đất nước, miễn là
làm cho nhân dân được sống trong hòa bình và an lạc, quốc thái dân an (dân
giầu nước mạnh). Hơn nữa, những mục tiêu của xã hội Xã hội chủ nghĩa với
không hề xa lạ hay đối lập với mục tiêu xây dựng cõi Cực lạc ở nhân gian của
Đạo Phật. Vấn đề ở đây phải trên tinh thần “vô uý vô ngại”, tìm ra và vận dụng
những pháp môn thiện xảo thích hợp, trong muôn vàn pháp môn, để thực hiện
cho được mục tiêu. Thiết nghĩ, bên cạnh việc tinh tiến hoàn thành Phật sự trên
cương vị của mình của mỗi người con Phật, những việc làm thiết thực của Tăng
Ni Phật tử Việt Nam trong thời gian qua như: tích cực tham gia và vận động
quần chúng cùng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và
các hoạt động từ thiện để quyên góp ủng hộ người nghèo, “nhường cơm sẻ áo”
với đồng bào trong nước gặp thiên tai, lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi
dưỡng trẻ mồ côi, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, vận động phong trào
“xây dựng chùa tinh tiến”; thành lập các trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe
cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS… cũng là những Phật sự và Thế sự đầy ý
nghĩa của Phật giáo, nhằm tiến tới mục tiêu chung.
Như vậy, phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” mà Giáo hội
Phật giáo Việt Nam đề ra có 3 thành tố, những thành tố ấy đã hòa quyện, gắn bó
với nhau để tạo thành một khối thống nhất không thể tách rời. Đó là sự kết hợp
hài hòa lợi ích giữa tôn giáo (Phật giáo) với lợi ích của dân tộc, của nhân dân
Việt Nam. Trên tinh thần đó, mỗi người con Phật cần phải ý thức về suy nghĩ và
việc làm của mình, sao cho luôn luôn: vì Đạo pháp, vì Dân tộc và vì sự Tiến bộ
xã hội.
VẤN ĐỀ LY HÔN Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Thực trạng
Hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Hôn
nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một gia đình. Gia đình là tế
bào của xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng
cá nhân, mưu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Thực trạng ly
hôn ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một đề tài được mọi
người vô cùng quan tâm vì nó không chỉ tác động đến cá nhân mỗi thành viên
trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Nhìn chung, trước khi đai dịch Covid-19 bùng nổ, tỷ lệ ly hôn ở Việt
Nam tương đối thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong 10 năm
qua (giai đoạn 2009-2019 tăng 0,8% từ 1,0% lên1,8%). Theo thống kê cho thấy,
ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, nghĩa là cứ 1000 dân thì có 0.75 vụ.
Con số này là khá thấp so với thế giới, tuy nhiên nó không thể hiện rằng hôn
2.4. Liên hệ bản thân về giá trị của gia đình trong bối cảnh hiện nay
Gia đình là chỗ dựa thiêng liêng của mỗi người dù là trước đây, hiện tại và sau
này. Gia đình là nơi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sự bao dung, che chở và tha thứ
khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời, là sự động viên khích lệ
cho những thành quả, thành công. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nhiều cha
mẹ lại mải mê kiếm sống mà lơ là việc quản lý giáo dục con. Điều này dễ làm
cho con em họ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào những thói hư tật xấu của xã hội.
Nhiều em vì nghe lời rủ rê của kẻ xấu mà bỏ nhà, trộm cắp, cướp giật. Đã có rất
nhiều em vì không được bố mẹ quan tâm mà trở nên hư hỏng. Cha mẹ nên tìm
cách để cân bằng cả 2 việc trên và dành nhiều thời gian cho con cái. Bên cạnh
đó thì cũng có nhiều thanh thiếu niên không hiểu được giá trị của gia đình, luôn
làm khổ bố mẹ, ăn chơi, đua đòi, cãi lại cha mẹ. Những đối tượng này cần tự
xem lại chính mình, cần được giáo dục lại. Ở Việt Nam trong thời đại ngày nay,
xã hội phát triển kéo theo đó cũng là những tệ nạn xã hội. Muốn giảm tệ nạn xã
hội thì cách tốt nhất là giáo dục con người, mà gia đình chính là môi trường
hoàn hảo để thực hiện việc đó. Là một sinh viên, mỗi chúng ta cần phải biết trân
trọng, bảo vệ tổ ấm của chính mình. Chỉ khi gia đình được hạnh phúc thì cuộc
sống của chúng ta mới hạnh phúc. Hãy không ngừng trau dồi, nâng cao giá trị
bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển, văn minh
nhân ở Việt Nam hạnh phúc hơn mà nó cho thấy còn quá nhiều người phải chịu
đựng trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc mà không dám thoát ra vì
nhiều lý do. Đáng lo ngại hơn đó là tình trạng ly hôn không chỉ xảy ra ở những
cặp đôi trẻ do chưa hiểu rõ nhau mà còn xảy ra cả ở những cặp đôi đã chung
sống với nhau nhiều năm và cũng có những đứa con cho riêng mình
. Nguyên nhân
Không có một công thức nào chung cho tất cả mọi người để có một cuộc
sống hôn nhân hạnh phúc mãi mãi. Nếu hôn nhân hạnh phúc được xây dựng
trên sự cố gắng, cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau thì ly hôn lại là sự đổ vỡ do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn là:
Thứ nhất, mâu thuẫn về tài chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến
ly hôn. Cuộc sống khó khăn, nghề nghiệp không ổn định là nguyên nhân rất dễ
xảy ra tranh cãi, xích mích gia đình. Nhiều cặp vợ chồng trước khi kết hôn chưa
có việc làm và thu nhập ổn định, sau khi kết hôn phải tự lo cho cuộc sống riêng
trong khi điều kiện kinh tế chưa đảm bảo nên phát sinh mâu thuẫn. Đặc biệt là
khi một trong hai bên vợ chồng thiếu đi sự chia sẻ, cởi mở và minh bạch trong
vấn đề tài chính thì rất dễ đẩy một cuộc hôn nhân hạnh phúc xuống đáy sâu vực
thẳm. Đặc biệt, từ giữa năm 2020, dịch bệnh COVID-19 kéo dài triền miên, thu
nhập của hầu hết các hộ gia đình đều bị giảm, nhiều người còn bị mất việc làm,
khiến cho mối quan hệ vợ chồng ngày càng xảy ra nhiều xích mích. Người kiếm
được tiền chỉ trích người không có việc. Áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc
sống đã khiên nhiều đôi vợ chồng quyết định ly hôn.
Thứ hai, bạo lực gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng ly hôn. Dẫu biết không một cuộc hôn nhân nào mà không có những
tranh cãi, xích mích làm tổn thương nhau, tuy nhiên, những tổn thương, những
lần bạo lực đó lần đầu chúng ta có thể tha thứ, nhưng nếu như hành vi đáng xấu
hổ đó cứ mãi tiếp diễn thì một cuộc hôn nhân tan vỡ là điều tất yếu. Chồng say
xỉn bạo hành vợ, hay con cái không còn là hiện tượng gì mới lạ trên Thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực trạng này đã được cả xã hội lên án và
chỉ trích nặng nề, người ngoài nhìn thấy còn không thể chấp nhận được thì
người trong cuộc sẽ càng muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân như vậy.
Thứ ba, việc giao tiếp kém cũng là nguyên nhân khiến mọi người thất
vọng về hôn nhân. Khi phát sinh mâu thuẫn trong hôn nhân, đa số các cặp vợ
chồng chưa nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hòa giải từ gia đình, các tổ chức
đoàn thể và xã hội mà đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết cho ly hôn.
Giao tiếp kém khiến họ không thể ngồi lại để nói chuyện với nhau một cách
nghiêm túc, không thể nói ra nỗi lòng mình để đối phương hiểu mình hơn. Một
mối quan hệ vợ chồng mà không thể giao tiếp, chia sẻ với nhau thì rất khó có
thể hạnh phúc và bền vững lâu dài. Nhiều vụ việc vợ nghi ngờ chồng mình đi
ngoại tình nên đã quyết định kiện luôn chồng mình ra tòa, trong khi sự thật
không phải vậy. Người chồng thấy vợ nghi ngờ mình thì cảm thấy tổn thương,
cũng không một lời biện minh hay nói ra sự thật. Cuối cùng cuộc hôn nhân đổ
vỡ chỉ vì hai bên không chịu nói chuyện với nhau một cách rõ ràng
Thứ tư, do trước khi kết hôn chưa có sự chuẩn bị về kiến thức và kỹ năng
trước khi bước vào đời sống hôn nhân, một số cặp vợ chồng chưa có đủ thời
gian tìm hiểu nhau, sau khi kết hôn dẫn tới bất đồng quan điểm sống. Thực
trạng này diễn ra nhiều hơn ở giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mới chỉ yêu nhau được 2-3
tháng đã quyết định tiến tới hôn nhân. Họ quá đề cao cái tôi của bản thân, ít
quan tâm đến bạn đời, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn
ngayừ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân.
Thứ năm, ngoại tình là một nguyên nhân không thể không nhắc đến. Sự
thủy chung là yếu tố then chốt của một cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, trong hôn
nhân có rất nhiều điều xảy ra khiến một trong hai bên không thể giữ được sự
chung thủy cho nhau. Những vụ đánh ghen, giật chồng trên mạng ngày nào
cũng có. Hoặc tư tưởng lạc hậu, người vợ không sinh được con trai nên người
chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi
tôngđường” cũng chính là một trường hợp dẫn đến ly hôn. Có thể nói đây là
nguyên
nhân chủ yếu của nhiều cặp vợ chồng, khiến họ quyết định ly hôn.
Thứ sáu, không dành thời gian cho nhau cũng khiến cho tình cảm của hai
bên ngày càng rạn nứt. Công việc bận rộn, dành cho đồng nghiệp còn nhiều hơn
ở nhà với gia đình. Đó là bức tranh chung của nhiều gia đình trẻ hiện nay. Đã có
rất nhiều cặp đôi giận dỗi nhau chỉ vì đối phương thường xuyên đi làm về trễ,
không quan tâm đến con cái, hiếm khi ăn cơm tối cùng gia đình… Khi thời gian
được sử dụng một cách không cân bằng. Khi công việc kiểm soát cuộc sống của
bạn, khiến tình cảm vợ chồng lạnh nhạt. Tất cả điều đó khiến cuộc hôn nhân bạn
bị rạn nứtThứ bảy, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, em chồng, họ hàng hai
bên,
bạn bè,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến ly hôn hiện nay. Bên cạnh người
bạn đời của mình, tổ ấm của bạn cũng có thể bị lung lay bởi những tác nhân bên
ngoài
Giải pháp
Đối với bản thân cặp vợ chồng
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm với cuộc sống hôn nhân. Khi lập gia
đình, cả hai bên phải ý thức được trách nhiệm của mình khi trở thành vợ chồng.
Trước khi đi đến quyết định kết hôn, cả hai phải tìm hiểu rõ đối phương, hoàn
toàn tự nguyện, kết hôn vì tình yêu chứ không vì những lợi ích cá nhân khác.
Khi cả hai đã sẵn sàng, có cái nhìn đúng đắn về cuộc hôn nhân, cả hai sẽ xem
đây là một món quà quý giá, từ đó sẽ nâng niu và muốn chăm sóc gia đình nhỏ
của mình.
Thứ hai, thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡn lẫn nhau. Cãi vã, bất đồng là những
thứ ta thấy thường xuyên trong các cuộc hôn nhân. Có những cặp vợ chồng cãi
nhau hằng ngày, nhưng cuộc sống hôn nhân của họ vẫn rất hạnh phúc, có những
cặp vợ chồng thì ngược lại. Sự thấu hiểu nhau, biết lắng nghe nhau là chìa khóa
để giải quyết những cãi vã của vợ chồng. Cả hai hãy đặt mình vào vị trí của đối
phương để thấu hiểu cho họ, chia sẻ niềm vui, nỗi đau cùng với họ, giúp đỡ họ.
Khi bất đồng, hãy chọn khoảng thời gian cả hai bình tĩnh lại để nói chuyện với
nhau, nên giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt.
Thứ ba, cho nhau không gian, thời gian riêng. Mỗi người đều cần những
khoảng thời gian, không gian cho riêng mình để làm những công việc mình yêu
thích mà không bị ai làm phiền. Ngay cả khi kết hôn, thì ũng chẳng thể nào làm
thay đổi tính cách tự do, man dại của họ trước đó. Trong một mối quan hệ, nếu
như ai cũng kiểm soát, và trói buộc nhau trong hai chữ “trách nhiệm” thì sẽ
khiến cả hai không được thoải mái, không có bầu không khí riêng cho mình.
Đối với gia đình
Thứ nhất, thường xuyên chia sẻ và góp ý. Gia đình có vai trò vô cùng
quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Cha mẹ là những người
đi trước phải thường xuyên đưa ra những lời khuyên bảo, những kinh nghiệm
mà mình đã tích lúy được trong mấy chục năm qua. Là những người đi trướcnên
họ sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này. Họ hàng cũng vậy, cũng
nên góp ý cho những cặp vợ chồng nghe. Con cái là một yếu tố vô cùng quan
trọng để gắn kết tình cảm của bố mẹ.
Thứ hai, đưa ra ý kiến khách quan, phân định đúng sai để giải quyết mâu
thuẫn. Khi vợ chồng có những bất đồng thì bố mẹ lại là những người có cái nhìn
khách quan hơn. Nhiều trường hợp, bố mẹ chính là cầu nối cho các cặp vợ
chồng thoát khỏi những cãi vã; mâu thuẫn trong cuộc sống. Bố mẹ cần phân tích
ai đúng; ai sai để các con hiểu chứ không nên im lặng, mặc các con muốn ly hôn
thì ly hôn. Hãy là những bậc phụ huynh thông thái, giúp đỡ con mình có được
một tổ ấm hạnh phúc.
Đối với xã hội
Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục. Xã hội cũng tác động rất nhiều
đến đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng, để hạn chế đi tình trạng ly hôn
hiện nay, cần tăng cường các chương trình giáo dục, phổ biến về pháp luật hôn
nhân gia đình, cung cấp những ảnh hưởng xấu của ly hôn đến mọi người dân.
Từ đó giúp tất cả mọi người thể nhận thức và hiểu rõ về hôn nhân gia đình, có ý
thức được trách nhiệm hơn với cuộc sống hôn nhân. Ngoài ra, các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền quản lý về gia đình cũng nên tích cực truyền thông, phát
động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, chú trọng vào vấn đề giáo dục đời
sống gia đình,… giúp mọi người ý thức hơn về vai trò của mình đối với gia
đình, có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Thứ hai, tăng cường các biện pháp hòa giải. Đối với những trường hợp vợ
chồng muốn ly hôn, mọi người xung quanh nên có những biện pháp hòa giải, cố
gắng thuyết phục và khuyên răn vợ chồng suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết
định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình. Nếu mâu thuẫn của họ vẫn chưa đến
mức độ phải ly hôn, thì nên kiên nhẫn, cố gắng hòa giải, giúp cặp vợ chồng suy
nghĩ, bình tĩnh lại để có quyết định tốt nhất.
ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội việt nam:
tích cực
tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì Phật giáo cũng có những ảnh hưởng tiêu
cực đến cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của người Việt Nam
Một là, nét đặc trưng của kinh tế nông thôn Việt Nam đó là kinh tế tiểu nông,
manh mún. Ruộng đất bị chia năm, xẻ bảy, ít gia đình nào có thể tập trung ruộng
đất để quy hoạch sản xuất. Vấn đề phân chia ruộng đất này không chỉ xảy ra
trong quá khứ mà hiện nay vẫn còn đang tồn tại ở nhiều địa phương. Hiện nay, ở
một số địa phương đã xuất hiện quá trình các hộ nông dân thỏa thuận bán ruộng
đất cho nhau theo hợp đồng dài hạn hoặc đổi ruộng cho nhau để có thể tập trung
sản xuất. Điều này giải phóng và tạo vốn cho các gia đình muốn bỏ sản xuất
nông nghiệp để chuyển sang kinh doanh các ngành nghề khác, đồng thời tạo
điều kiện quy hoạch phát triển sản xuất tập trung cho một số hộ nông dân. Hiện
tượng ruộng đất manh mún là sự phản ánh tư tưởng bình quân chủ nghĩa và tính
cộng đồng khép kín của người Việt. Qua đó cho thấy tính ôn hòa, ít cạnh tranh
và tư tưởng bình quân của Phật giáo ít nhiều được hiện ra. Giống như tư tưởng
hài hòa của Phật giáo, người nông dân Việt Nam thường không muốn ai nghèo
hơn mình cũng không muốn ai giàu hơn mình. Hai là, theo quan điểm của Phật
giáo thì thực phẩm cần thiết phải được sản xuất ngay trong nước để tránh tình
trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội. Hoạt động kinh tế ở nông thôn Việt
Nam chủ yếu là tự cung tự cấp, nền kinh tế khép kín, năng lực dư thừa, thị
trường khó phát triển. Mỗi làng tự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của mình;
mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá, tự đảm bảo mọi nhu cầu về ăn, có bụi
tre, gốc mít... tự đảm bảo nhu cầu về ở. Khuôn viên kinh tế hộ gia đình có nhiều
nét giống như kinh tế tư viện thời xưa. Ngôi chùa với kinh tế hộ gia đình có
nhiều nét tương đồng. Như vậy, cách thức lao động và tổ chức cuộc sống của
người Việt ở vùng Bắc Bộ đã phản ánh tâm lý tiểu nông, nền kinh tế tự cung, tự
cấp và trong đó có sự ảnh hưởng nhất định của quan niệm Phật giáo. Bên cạnh
đó, một ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong cách thức lao động và tổ chức
73 cuộc sống nữa là ảnh hưởng của tính an phận thủ thường của giáo lý nhà
Phật. Phật giáo nhìn cuộc đời là bể khổ vô tận. Quan niệm đó có ảnh hưởng nhất
định đến cách nhìn cuộc đời và cách thức tổ chức cuộc sống của người Việt.
Một bộ phận không nhỏ người Việt tin rằng, cuộc đời là thoáng qua, phù hoa,
giả tạo nên không muốn dấn thân, không muốn đua chen. Ở các vùng Phật giáo
trọng điểm, đa phần các tín đồ đều cảm thấy luôn tự hài lòng với những gì mình
có, an phận với cuộc sống thanh đạm, nhàn nhã. Nó làm cho một bộ phận không
nhỏ người dân có thái độ tự thỏa mãn, chấp nhận số phận, địa phương cục bộ,
che giấu thông tin, nghi kị những yếu tố đổi mới, e ngại sự giao lưu, kết nối với
bên ngoài, đặt lệ làng cao hơn phép nước, đưa các mối quan hệ dòng tộc vào
việc chung. Tính an phận thủ tường trong Phật giáo làm cho nhiều vùng đồng
bào tín đồ Phật giáo thường có trình độ kinh tế thấp hơn mặt bằng chung của xã
hội. Điều này thể hiện rõ nét trong vùng đồng bào Khơ me theo đạo Phật ở vùng
Tây Nam Bộ. Các sư tăng vẫn sống hoàn toàn dựa vào sự bố thí của tín đồ mặc
dù nhiều chùa, nhiều sư có khả năng làm kinh tế tốt. Vì vậy, người Khơ me hiện
nay chỉ thích đi làm thuê, sống tạm qua ngày. Với quan niệm “Phúc dày thỏa
sức mà ăn”, nhiều người Khơ me chỉ lo làm việc thiện, làm phúc mà không tính
toán đến xây dựng đời sống hiện thực. Nhìn chung ảnh hưởng của Phật giáo
trong các vùng nông thôn Việt Nam là tính hài hòa, an nhàn, thảnh thơi và ổn
định. Điều này làm cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm phát triển.
Ba là, thời đại ngày nay là thời đại phát triển không ngừng của kinh tế và các
mặt khác của đời sống xã hội. Phát triển có nghĩa là sự tăng trưởng nhanh chóng
về kinh tế, đời sống vật chất và văn hóa. Đảng và Nhà nước đã chỉ ra nhiệm vụ
là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Để đạt
được mục tiêu đó, nước ta cần có đội ngũ có những con người 74 năng động, lạc
quan, tin tưởng, sáng tạo, nhiệt huyết… Những phẩm chất này phần lớn trái với
giáo lý nhà Phật vì mục đích trái với cấm dục, vô dục, ly dục của Phật giáo.
Theo Phật giáo, con người trở nên không có tham vọng tiến thân, bằng lòng với
những gì mà mình đã có, sống nhẫn nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi Niết
bàn khi cuộc sống trần gian chấm dứt. Như vậy, Phật giáo đã tách con người ra
khỏi điều kiện thực tiễn, làm cho con người có thái độ chấp nhận, chạy trốn nhu
cầu bản năng chứ không phải là cải tạo thế giới, chế ngự tự nhiên bắt nó phục vụ
cho mình, cải tạo điều kiện sống. Phật giáo chủ trương diệt dục triệt để bằng ý
chí, coi dục là căn nguyên của mọi tội lỗi, khẳng định mô hình lý tưởng cho mọi
người lao động, coi lao động là nhu cầu sống chứ không phải phương tiện sống,
lao động không còn là nguồn gốc của khổ đau, nghèo đói… Hiện nay, nền kinh
tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái: kinh tế thị trường chú trọng những nhu
cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến nhu cầu của xã hội; đặt lợi nhuận
lên hàng đầu; phân biệt giàu nghèo rõ rệt.Sự cạnh tranh khốc liệt của các chủ thể
kinh tế đã dẫn đến sự cô lập, thâu tóm, triệt tiêu lẫn nhau giữa các tập đoàn,
công ty sản xuất kinh doanh… Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp, công ty
rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản, nhiều gia đình tan nát, ly tán, nhiều cá nhân tự
tử… Vì vậy, nhấn mạnh đến hoạt động kinh doanh, Nguyên tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu nhấn mạnh: “Kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mục đích và
theo phương thức đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp. Kinh doanh vô văn hóa là
lối kinh doanh sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị, không từ bất cứ thủ đoạn bỉ ổi
nào, miễn là kiếm được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để đạt được lợi nhuận
ngày càng cao, họ sẵn sàng cho ra đời những hàng kém chất lượng, hàng giả,
hàng nhái, những hàng có chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng, thậm chí sức khỏe của trẻ em. Họ chà đạp lên chuẩn mực văn hóa trong
kinh doanh, họ 75 thiếu hẳn chữ “tâm” trong kinh doanh” [30, tr.113 - 114].
Phật giáo với quan niệm về “nghiệp”, “nhân quả” sẽ góp phần cảnh tỉnh con
người. Tóm lại, Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu tới lối sống, cách thức lao động
sản xuất, cách thức kinh doanh và tổ chức cuộc sống của người Việt Nam, đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Những giá trị tích
cực của Phật giáo đã giúp người dân Việt Nam giữ được nét đẹp truyền thống
trong sản xuất kinh doanh như trung thực, đoàn kết và nhân ái; giúp đỡ nhau khi
gặp hoàn cảnh khó khăn cũng như góp phần hình thành nhiều hình thức sản xuất
kinh doanh đậm giá trị nhân văn
CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA ĐÌNH
1.1. Sự biến đổi về quy mô gia đình
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước
chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại.
“Gia
đình đơn” (hay còn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô
thị và
ở cả nông thôn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” (gia đình bao gồm
nhiều thế
hệ cùng chung sống với nhau) từng giữ vai trò chủ đạo trước đây. Như vậy, sự
giải thể
hình thái cũ và hình thành hình thái mới là một điều tất yếu.
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại theo xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia,
số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có
thể tồn
tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô
gia đình
ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng
sống
chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước,mỗi
gia
đình chỉ có 1 đến 2 con, cá biệt còn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất
vẫn là
loại gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Mỗi thành viên trong gia đình đều muốn
được có
khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải bận
tâm
đến sự nhận xét của người khác. Do có công ăn việc làm ổn định, con cái đến
tuổi kết
hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra
nhu cầu
ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống
sẽ kìm
hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ
hội
phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời
buổi
công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và
điều kiện thời đại mới đặt ra: Sự bình đẳng nam- nữ được đề cao hơn, cuộc sống
riêng
tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời
sống gia
đình truyền thống. Sự biến đổi của quy mô gia đình cho thấy chính nó đang làm
chức
năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và đây là thay đổi hệ thống xã
hội, làm
cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.
1.2. Sự biến đổi về kết cấu gia đình
Gia đình Việt Nam hiện đại có sự thay đổi về kết cấu so với gia đình ở thời kì
phong kiến, người đàn ông làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định toàn bộ
các
công việc quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải nghe theo
chồng,
họ không hề có quyền đưa ra quyết định. Nguyên nhân gây ra là do thời kì này
bị ảnh
hưởng bởi nho giáo, người phụ nữ trong gia đình luôn phải tuân theo “ tam tòng
tứ
đức”. Trong đó:
“Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức là khi ở
nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì phải theo con
trai.
Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng chịu cảnh bị lệ thuộc và không
tiếng nói trong xã hội phong kiến.
“Tứ đức”: Tứ đức là các tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa: công,
dung, ngôn, hạnh. Người phụ nữ phải biết khéo léo trong công việc; nhan sắc
phải
xinh đẹp; lời ăn tiếng nói phải biết đúng mực; phải biết nết na, thùy mị.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu gia đình thay đổi, ở thời kì
này, sự bình đẳng giới giữa nam và nữ được nâng lên nhiều so với thời kỳ trước,
người
phụ nữ được giải phóng khỏi những “xiềng xích vô hình” của xã hội cũ. Một
minh
chứng rõ ràng đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng thay vì đàn ông năm thê
bảy
thiếp. Vậy nên quyền quyết định trong gia đình sẽ thay đổi theo chiều hướng
tích cực
hơn. Họ ngày càng được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát
triển,
nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc sống, trong sản
xuất,... ngày
càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được chia sẻ từ hai
phía.
Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi
người
được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc bởi các định kiến xã
hội
truyền thống.
Ngoài ra, ở thời kỳ này, các “gia đình khuyết” trở nên phổ biến hơn so với thời
kỳ trước. Một gia đình khuyết tức là gia đình không có đầy đủ cả bố mẹ và con
cái.
Kết cấu của gia đình khuyết có thể thiếu đi bố hoặc mẹ, kiểu gia đình khuyết này
là gia
đình đơn thân. Còn một loại gia đình khuyết khác đó là gia đình có vợ chồng
nhưng
không thể sinh con hoặc không có ý định sinh con vì một lý do nào đó.
CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA
GIA ĐÌNH
2.1. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người.
Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người vai trò gia đình trong việc đáp ứng
nhu cầu tình dục rõ ràng là giảm đi trong bối cảnh xã hội đang hàng ngày thay
đổi, kể
cả trong nước và trên thế giới, khi quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn
nhân và
ngoài hôn nhân không còn khắt khe như trong các xã hội truyền thống.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng có
con thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình.
Hiện nay, hôn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ.
Tuy vậy, cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân
ngày
càng được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định việc
kết hôn
và có con. Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận thức mà còn
biểu hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ.
Ở Việt Nam đã và đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ
1 đến 2 con vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về
cuộc
sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con. Quy mô gia đình
ngày
nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở
nên ít
đi. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái, số con
trong gia
đình cũng không nhiều như trước.
Đối với gia đình truyền thống, chức năng sinh sản là chức năng đầu tiên và
quan trọng nhất, tuy nhiên, hiện nay tại TP.HCM, chức năng này không phải
quan
trọng nhất, thực tế cho thấy ở địa phương này, mức sinh giảm nghiêm trọng ở
các cặp
vợ chồng. Nguyên nhân của vấn đề này do áp lực của cuộc sống công nghiệp,
công
việc, kinh tế gia đình… làm xuất hiện xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn,
sinh ít
và không muốn sinh con ngày càng gia tăng. Chính vì vậy có thể nói, chức năng
kinh
tế đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các gia đình hiện đại.
2.2. Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.
Vai trò gia đình trong tổ chức lao động ở các vùng nông thôn ngày càng bị hạn
chế trong những điều kiện dân số ngày càng đông, đất đai canh tác ngày càng bị
thu
hẹp.
Sự dôi dư lao động ngày càng nhiều đã đẩy một tỷ lệ lớn những người trong độ
tuổi lao động đi tìm kiếm công việc ở bên ngoài, đi tới các khu công nghiệp hay
ra
thành phố. Ở thành phố Hà Nội hiện nay, ước tính có khoảng 80- 85.000 phụ nữ
từ các
vùng nông thôn ra làm nghề giúp việc gia đình. Từ đó, gia đình dần mất đi vai
trò của
đơn vị sản xuất và vai trò là đơn vị tiêu dùng ngày càng thể hiện rõ ràng hơn
(Theo
“Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng”, số
7-
2018). Một nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết, Hà Việt Hùng và
Phan
Thuận (2016) cho thấy, trong quá trình hiện đại hóa, các chức năng gia đình
đang thay
đổi khá mạnh mẽ, trong đó sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình đã dẫn tới
sự
thay đổi các chức năng khác của gia đình.
Khi bước sang xã hội công nghiệp hiện đại, gia đình có thay đổi nhanh chóng.
Gia đình không còn thực hiện nhiều chức năng như trước nữa, mà có sự chuyển
giao
bớt các chức năng của gia đình cho các thể chế khác. Gia đình mất đi nhiều chức
năng
và các thành viên của gia đình tham gia vào tất cả những chức năng của gia
đình,
nhưng với tư cách cá nhân, không phải với tư cách thành viên gia đình. Một đặc
điểm
nổi bật trong biến đổi gia đình ở các xã hội công nghiệp hóa là sản xuất tách rời
khỏi
nhà ở, các thành viên gia đình rời nhà đi làm để kiếm thu nhập mua các hàng
hóa mà
trước kia gia đình có thể sản xuất được .
Chức năng kinh tế của gia đình ở mỗi chế độ xã hội đều có nội dung khác nhau.
Trong xã hội phong kiến, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, còn hiện nay, gia
đình
không còn là một đơn vị kinh tế nữa, mà chức năng kinh tế chủ yếu của gia đình
là tổ
chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu về
vật chất
và tinh thần của các thành viên trong gia đình, Với nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành
phần theo cơ chế thị trường thì kinh tế gia đình chiếm một tỷ trọng đáng kể và
có vai
trò quan trọng đối với đời sống gia đình, do vậy đây cũng là một chức năng chủ
yếu
của gia đình.
2.3. Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
Chức năng giáo dục của gia đình là chức năng xã hội quan trọng của gia đình
nhằm tạo ra người con hiếu thảo, người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình
trường học đầu tiên, cha mẹ là những người thầy cô giáo đầu tiên trong cuộc đời
mỗi
con người. Do đó nội dung của giáo dục gia đình cũng phải toàn diện bao gồm
cả tri
thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, ý thức cộng đồng, cách cư xử…
Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có những tác
động tới các yếu tố xã hội khác. Đối với việc thực hiện chức năng giáo dục của
gia
đình, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn phong
kiến
khi trình độ kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể. Nền kinh tế thị trường đã tạo
hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm giàu và tự do đầu tư
vào
các hoạt động theo nhu cầu. Nhờ đó chức năng giáo dục của gia đình được cải
thiện
đáng kể. Trong gia đình con trai và con gái đều được tới trường học tập và được
chuẩn
bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện giáo dục tại gia đình.
Sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện để con người có cơ hội tiếp
xúc với các ứng dụng mới. Sự phổ biến internet, điện thoại di động… đã có
những
tác động không nhỏ tới việc giáo dục nói chung và giáo dục tại gia đình nói
riêng..
Điều này đã giúp việc thực hiện chức năng giáo dục ngày càng mở rộng, việc
học
tập và thiết bị kết nối dễ dàng hơn
Về mặt chính trị, sự ổn định của môi trường chính trị là một yếu tố góp phần
phát triển mọi mặt của giáo dục. Khi môi trường sống có trật tự, ổn định thì việc
thực
hiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục sẽ được đầu tư
hơn
về mặt thời gian, công sức, qua đó sẽ thu được những hiệu quả như mong đợi.
Về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự tác động của phong tục, tập quán có
những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống. Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh
hưởng
sâu đậm của tư tưởng Nho giáo nên trong gia đình, sự giáo dục thường được
thực hiện
bởi người đàn ông – người giữ vai trò gia trưởng. Điều này đã hạn chế sự hiểu
biết của
mỗi cá nhân đối với các vấn đề xã hội bên ngoài gia đình. Ngày nay, với việc
tăng
cường quyền bình đẳng giới, trong gia đình và ngoài xã hội người phụ nữ được
tôn
trọng và được trao quyền nhiều hơn, cả trong giáo dục con cái.
Việc pháp luật ghi nhận trách nhiệm giáo dục con cái là của cha mẹ và quyền
lợi của trẻ em trong gia đình là cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực hiện chức năng
giáo
dục của gia đình. Các quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình,
Luật Bảo
vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục…cho thấy mối quan hệ giữa gia
đình
và pháp luật về việc giáo dục mỗi cá nhân – công dân. Nói cách khác, việc thực
hiện
các quy định của pháp luật về giáo dục trong gia đình cũng chính là một trong
các cách
nhằm thực hiện chức năng giáo dục của gia đình.
2.4. Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
Chức năng thỏa mãn tình cảm, vai trò của gia đình trong tổ chức sinh hoạt cuộc
sống hàng ngày đang ngày càng giảm đi. Cùng với sự đẩy mạnh quá trình đô thị
hoá, làn sống di cư từ nông thôn ra thành thị-khi người dân ở nông thôn bị mất
đất-ngày càng ồ ạt. Một số thành viên trong các gia đình nông thôn, nhiều nhất
là thanh niên, đã rời bỏ nông thôn, từ bỏ nghề nông để đổ xô về thành phố, thị
xã, thị trấn tìm kiếm việc làm, sinh sống ngày một đông. Chính vì sự phân tán về
nơi cư trú và lối sống thị thành mới đã khiến cho sự gắn bó, mối liên kết giữa họ
với các thành viên trong gia đình- vốn trước đây chặt chẽ- cũng dần có phần bị
lơi lỏng và ngày càng trở nên lỏng lẻo hơn. Do đó, có thể nói, quá trình đô thị
hoá đã tách các thành viên trong gia đình ra khỏi vòng tay yêu thương của người
thân. Thực tế đó, đã làm cho mối quan hệ huyết thống ngày càng phai nhạt.
Một vấn đề nữa là, tình cảm vợ chồng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nhịp
sống hiện nay. Các cặp vợ chồng mãi lao vào cuộc sống vì “cơm áo, gạo tiền”
đã bỏ quên sự chia sẻ tình cảm với nhau. Chính điều đó đã khiến không ít cặp vợ
chồng lựa chọn quyết định ly hôn khi tình yêu trong hôn nhân đã bị nguội lạnh.
Số vụ ly hôn tăng lên hàng năm là một bằng chứng thực tế. Nếu năm 2000 chỉ
có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ và 90.092 vụ vào năm
2009 [7], con số này tăng lên 18.308 vụ vào năm 2013 và 27.948 vụ của năm
2017. Trong đó, đáng báo động tình hình ly hôn ở đông bằng sông Cửu Long
cao nhất của cả nước, có khoảng 8.830 vụ năm 2017 so với 4.951 vụ của đồng
bằng sông Hồng, 5.686 vụ của Đông Nam bộ [9].
Chức năng xã hội hóa vai trò gia đình trong việc nuôi dạy con cái cũng bị suy ,
giảm. Ở thành phố, nhiều bậc phụ huynh có rất ít thời gian dành cho con cái.
Nhiều gia đình phải phó mặc cho người giúp việc. Phần lớn các trường tiểu học
và trung học cơ sở đã tổ chức học bán trú cả ngày, nên hầu như việc học hành,
dạy dỗ con cái từ nhà trẻ, mẫu giáo trở lên là các gia đình dường như giao cho
nhà trường và xã hội. Ở các vùng thôn quê, nhiều bậc cha mẹ phải đi làm ăn xa
nên việc nuôi dạy con cái thường phải dựa vào ông bà, bà con họ hàng hay thậm
chí con cái họ phải tự lo cuộc sống hàng ngày
CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
3.1. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức, biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công
nghệ
hiện đại, toàn cầu hóa… các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ
vợ
chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình
dục
trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. Đồng thời, xuất
hiện
nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già neo đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành
trong
gia đình, xâm hại tình dục…Ví dụ: Cha đẻ hãm hiếp, cưỡng bức con ruột có
thai. Hệ
lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá
vỡ,
lung lay và hiện tượng gia tăng dân số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn
đồng
tính, sinh con ngoài giá thú…Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc
căng
thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó
khăn
với nhiều người trong xã hội. Ví dụ: Có những người bận kiếm tiền đến nỗi
không
thiết tha gì đến việc lấy vợ, lấy chồng.
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực
trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người chồng là chủ sở hữu tài sản
của gia
đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia đình như: đất đai, nhà
cửa,
cưới xin…v.v.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, ngoài mô hình người đàn ông - người chồng
làm chủ gia đình ra thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại. Đó là mô
hình
người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm
chủ
gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có phẩm chất, năng lực
và đóng
góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng. Ngoài ra, mô hình
người
chủ gia đình phải là người làm ra được tài chính, tức là kiếm được nhiều tiền
cho thấy
một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát
triển
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
3.2. Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và
đấu tranh giữa các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống với các giá trị, chuẩn
mực
văn hóa hiện đại. Quá trình đó đòi hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn
hóa
mới trong quan hệ vợ chồng phù hợp với sự phát triển kinh tế, pháp luật, đạo
đức trong
xã hội mới để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bảo đảm
sự kết
hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con
cái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa
cha mẹ
và con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái nhưng
lại
nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Nguyên nhân sâu xa của
hiện
tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống, quan niệm này đòi
hỏi con
cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ .Trong khi đó, với quan niệm “trời
sinh
voi thì trời sinh cỏ”, cha mẹ có thể sinh nhiều con cái nhưng trách nhiệm, nghĩa
vụ
chăm sóc, giáo dục không phải lúc nào cũng đi cùng. Thậm chí, không ít gia
đình, trẻ
em bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động nặng nhọc, phải gánh nặng các bổn
phận và
trách nhiệm, phải có “hiếu” đối với cha mẹ.
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng đảo
ngược so với truyền thống. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ
giữa cha
mẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận
của trẻ
em, thì trong gia đình hiện nay nguyên tắc đó được nhấn mạnh theo chiều hướng
ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ . Hiện nay, vai trò
giáo dục
và kiểm soát con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ nhạt. Hiện tượng
này bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và
sự tác
động của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được
coi
trọng mà trong gia đình thì cha mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện
quyền
đó. Việc công nhận quyền trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn
mực
văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Như vậy, có thể thấy không
phải
cha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm soát trẻ em mà chính là do thời đại mới
đã
không chấp nhận để cha mẹ kiểm soát trẻ em theo các chuẩn mực truyền thống.
Đó là
sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện nay.
Đánh giá
một cách khách quan, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường đã tác
động
toàn diện đến gia đình hiện nay.
Trước hết, về phía trẻ em, môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ em được mở
rộng nên tất yếu dẫn đến sự giảm sút vai trò của cha mẹ trong việc kiểm soát con
cái.
Nếu trong gia đình truyền thống, không gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó
hẹp
trong phạm vi hẹp, mọi hành vi của trẻ em đều được kiểm soát bởi gia đình, họ
hàng
và cộng đồng thì trong xã hội hiện nay, đặc biệt ở thành thị, phạm vi hoạt động
của trẻ
em rất rộng lớn, quan hệ xã hội được mở rộng, thậm chí, trẻ em sinh hoạt bên
ngoài
gia đình nhiều hơn trong môi trường gia đình.
Bên cạnh đó, về phía cha mẹ, họ chủ yếu làm viê •
c ở bên ngoài gia đình, thời
gian để chăm sóc, giáo dục con cái rất ít. Đă •
c biê •
t, ở khu vực nông thôn, sự chuyển đổi
của cơ cấu kinh tế, sự đa dạng hóa ngành nghề và quá trình phi nông nghiệp hóa
nông
thôn đã chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi
nông
nghiệp, cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nhà hoặc làm việc ở các cơ sở sản
xuất bên
ngoài gia đình nên họ cũng không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc,
giáo dục
con cái. Việc cha mẹ không có thời gian hoặc có quá ít thời gian quan tâm, chăm
sóc,
giáo dục con cái cho thấy đã xuất hiện một khoảng trống trong việc kiểm soát,
giáo
dục con cái. Việc đánh mất vai trò kiểm soát của cha mẹ đối với con cái đã dẫn
đến
nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội như hiện tượng trẻ em lang thang, phạm tội
hay
rơi vào các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng
gia
tăng, đồng thời, cũng phản ánh những bất ổn và những thay đổi trong tâm lý và
nhân
cách của trẻ em hiện nay… Thực tế cho thấy, chức năng kiểm soát trẻ em của
thiết chế
gia đình hiê •
n nay ngày càng suy giảm, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang có
những biến đổi đáng lo ngại. Không ít cha mẹ cho rằng, con cái hiện nay không
còn
ngoan ngoãn, lễ phép như trẻ em trước đây, ngược lại trẻ em vị thành niên lại
cảm thấy
bị ức chế vì bị cha mẹ kiểm soát, can thiệp quá sâu vào tự do cá nhân và đời
sống riêng
tư.
Về bản chất, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện
nay là một sự đảo ngược trật tự và vị trí so với gia đình truyền thống. Sự biến
đổi này
bắt nguồn từ sự biến đổi của điều kiê •
n kinh tế - xã hô •
i và bắt nguồn từ sự thay đổi của
quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình hiê •
n nay. Nó làm cho quyền uy, khoảng cách
giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm sút và giãn ra. Sự biến đổi mối quan hệ
giữa
cha mẹ và con cái ở một mức độ nhất định đang làm mất đi những giá trị, chuẩn
mực
văn hóa truyền thống như “phụ từ, tử hiếu”. Không ít cha mẹ hiê •
n nay rơi vào tình
trạng bất lực trước việc con cái không nghe lời, vô trách nhiệm đối với cha mẹ,
ông bà,
thiếu tinh thần trách nhiê •
m đối với các công việc nhà.
Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cần phải củng cố
chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con
cái
trên cơ sở tiếp thu những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đồng thời kế thừa
những giá
trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, cần tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để
phát
triển nhân cách, năng lực nhưng cũng phải quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp
trẻ em
nhận thức được những giá trị, chuẩn mực truyền thống, đặc biệt phải sống có
trách
nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội
Thứ ba - 08/07/2014 09:39
Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn được bắt đầu từ phạm vi gia đình,
mỗi gia đình luôn là một tế bào của xã hội, trong đó người phụ nữ trong gia đình
luôn được xem là hạt nhân của tế bào đó; đồng thời, gia đình cũng là nơi thể
hiện thực chất của sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to
lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ
buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà Triệu đã dấy
binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Thế kỷ XX, qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các
chị, các mẹ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, hy
sinh, cống hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ
quốc. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để
vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to
đẹp và đàng hoàng hơn. Chính vì thế mà Đảng, Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ
Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời
kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi
mới đất nước, đó không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và
đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ 11
(WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra
vào tháng 9-2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết (lúc bấy giờ) khẳng
định: Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ
trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của
phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham
gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất
nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học -
kỹ thuật.... Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng,
Nhà nước và nhân dân dành tặng. Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi
việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn
lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai
trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa
đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham
gia phòng chống tệ nạn xã hội; … Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được
thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu
của cách mạng Việt Nam.
Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, trong
công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát
triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn
bao giờ hết.
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ
trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình.
Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như
những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong
cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc
giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực
giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của
chồng. Là người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con
cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để
hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở
những người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân
bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua
những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.
Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ
còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở
thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Trong nhiều
lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may
mặc, du lịch, công nghệ, dịch vụ… Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng
lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong
giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản. Việt Nam cũng là một
trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ
thống các ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở hầu hết các bộ,
ngành và toàn bộ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mạng lưới cán bộ tư vấn về
giới hoạt động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ
nữ được tăng cường bằng Luật Bình đẳng giới.
Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ
Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát
triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có
nhiều cơ hội hơn, phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép
phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách
nhiệm chăm sóc gia đình, giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ
nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác; đồng thời tạo
ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động…
Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi. Hiện thời chúng
ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới,
nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới
và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp
nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu
biết mơ hồ, từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng
đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới
của mình.
Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người
phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong
gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới
việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia
đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc
hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức
của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân,
người buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo
lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ.
Để người phụ nữ đảm đương được vai trò của mình, đồng thời phát huy được
hết khả năng bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi
phụ nữ là rất quan trọng. Chỉ khi nào tính tích cực, chủ động của người phụ nữ
được khơi dậy, phụ nữ mới vừa có thể đảm đương tốt công việc ngoài xã hội,
vừa duy trì được mối quan hệ gia đình bền chặt, một tổ ấm hạnh phúc. Điều cần
làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho
phụ nữ phát huy được khả năng của mình, đó là: người phụ nữ có công việc ổn
định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ
chuyên môn, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn
thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe,...
PHUN 2. PHUN LIÊN HÊX THlC Tm VÀ LIÊN HÊX BoN THÂN
2.1. Sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH
ở Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan: phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã
hội
chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức,
xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ
hiện
đại, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình... - gia đình
Việt Nam đã có sự biến đổi tương đối toàn diện về các chức năng gia đình.
Ngược lại, sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực mới thúc đẩy sự
phát
triển của xã hội.
TY cách tiếp cận xã hội học, xWt về bản chất, gia đình có 4 chức năng cơ
bản (sinh sản, giáo dục, kinh tế và tâm lí - tình cảm). Do sự va chạm giữa
yếu
tố truyền thống và yếu tố hiện đại, sự chênh lệch giữa tốc độ biến đổi của cơ
cấu xã hội và tốc độ biến đổi của gia đình, chức năng của gia đình Việt Nam
có những biến đổi theo phương thức khác với gia đình phương Tây trong
quá
trình CNH - HĐH.
Thứ nhất, về chức năng sinh sản, với chính sách đúng đắn, triển khai tích
cực và sáng tạo, chương trình kế hoạch hóa gia đình đã thu được những
thành
tựu nổi bật. Nếu những năm 1965-1969, chỉ có khoảng 15% số cặp vợ chồng
sử dụng biện pháp tránh thai thì bước sang thế kỷ 21, tỷ lệ này đã tăng gấp
5
lần, đạt khoảng 75% và duy trì tY đó đến nay. Nhờ vậy, mức sinh của Việt
Nam giảm nhanh, hiện đã đạt mức thấp. Những năm 1965-1969, tính đến
hết
độ tuổi sinh đẻ, trung bình mỗi phụ nữ có gần 7 con thì hiện nay mô hình
"gia
đình 2 con" đang trở nên phổ biến. Bên cạnh mức sinh thấp, dân số Việt
Nam
8
đang xuất hiện những xu hướng mới, vYa mang lại cơ hội, vYa gây ra
những
thách thức cho sự phát triển bền vững ở nước ta, như: Cơ cấu dân số vàng;
mất cân bằng giới tính khi sinh; già hoá dân số; mức sinh giữa các vùng
cVn
chênh lệch đáng kể; chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao; di dân
diUn ra
mạnh mẽ và phân bố dân số cVn nhiều bất cập. Rõ ràng, tình trạng dân số
của
nước ta ngày nay đã hoàn toàn khác tình trạng dân số cách đây hơn nửa
thế
kỷ. Do đó, đã đến lúc phải giải quyết toàn diện các vấn đề dân số, chứ
không
chỉ đơn thuần là kế hoạch hóa gia đình. Chính vì vậy, Nghị quyết số 21/NQ-
TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
đã
định hướng cho chính sách dân số Việt Nam trong thời gian tới là:"Tiếp tục
chuyển trọng tâm chính sách dân số tY kế hoạch hoá gia đình sang dân số
phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ
cấu,
phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với
các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phVng, an ninh và bảo đảm phát triển
nhanh,
bền vững".
Bên cạnh đó, tổng tỷ suất sinh là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế.
Điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một
thập
kỷ qua, xu hướng sinh hai con ở Việt Nam là phổ biến. TFR của khu vực
thành thị là 1,83 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ. Phụ
nữ
có trình độ đại học có mức sinh thấp nhất (1,85 con/phụ nữ), thấp hơn khá
nhiều so với phụ nữ chưa bao giờ đi học (2,59 con/phụ nữ). Thành phố Hồ
Chí Minh là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước (1,39 con/phụ nữ),
Tĩnh là tỉnh có mức sinh cao nhất (2,83 con/phụ nữ).
Thứ hai, về chức năng giáo dục, cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của
đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, gia đình Việt Nam cũng diUn ra sự biến đổi
một cách toàn diện. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động
mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống gia đình. Bên cạnh những tác động tích cực,
những cơ hội phát triển mới, gia đình Việt Nam cũng đang đứng trước
nhiều
nguy cơ và thách thức mới. Đó là tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao;
ngoại tình; sống chung không kết hôn; tệ nạn mại dâm; tình trạng trẻ em
nghiện hút; trẻ em hư, phạm tội, lang thang có xu hướng tăng; bạo lực gia
đình; buôn bán phụ nữ; bất bình đẳng giới; …đang tác động đến tYng cộng
đồng, tập thể, cá nhân, tYng gia đình ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh,
mọi
phương diện.
Thêm vào đó, chúng ta cần phải thấy rằng trong quá trình xã hội biến đổi
nhanh chóng, trong gia đình đang nảy sinh nhiều xáo trộn trong chức năng
dưỡng dục con cái và xã hội hóa. Hiện tượng gia đình hạt nhân làm chặn
đứng
cơ hội truyền thụ những hiểu biết về việc nuôi dạy con cái tY thế hệ ông bà
cho thế hệ cha mẹ. Thế hệ trẻ mới lập gia đình cho dù có nhận được sự giúp
đỡ của bố mẹ nhưng họ vẫn bộc lộ những bất đồng thế hệ, xung quanh việc
nuôi dạy con cái vì giới trẻ ngày nay trông cậy vào tri thức khoa học và
chuyên môn hơn là dựa vào sự hiểu biết của thế hệ cha mẹ.
9
Thứ ba, về chức năng kinh tế của gia đình, có thể thấy rằng do quá trình
CNH mà gia đình và nơi làm việc bị tách rời nhau về mặt không gian, theo đó
chức năng sản xuất của gia đình cũng suy giảm hoặc mất đi và chức năng tiêu
dùng được tăng cường. Điều này có thể dẫn đến lối sống của gia đình được
quyết định tùy thuộc vào công việc hay mức thu nhập của các thành viên
trong gia đình và tiêu chuẩn tiêu dùng của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến
mức độ thỏa mãn sinh hoạt của gia đình. Đối với trường hợp của các gia đình
ở nông thôn thì chức năng sản xuất và chức năng tiêu dùng của gia đình
không bị phân chia rạch rVi nhưng dưới cơ chế xã hội lấy việc sản xuất phục
vụ cho sự trao đổi thì việc xản xuất tự cung tự cấp của gia đình cũng bị suy
giảm.
Tóm lại, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn
vị kinh tế thực hiện có xu hướng giảm thì các hoạt động kinh tế do cá nhân
thực hiện ngoài gia đình sẽ tăng lên, ví dụ như: làm công ăn lương… Xu
hướng cá nhân hóa các nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình dẫn
đến chỗ phạm vi hoạt động của gia đình như một đơn vị kinh tế thu hẹp lại.
Chức năng kinh tế của gia đình bộc lộ rõ hơn ở các hoạt động tiêu dùng hơn
là các hoạt động tạo thu nhập.
Thứ tư, về chức năng tâm lí - tình cảm, chức năng này dần dần đang được
xem trọng. Ở các gia đình phương Tây, khi tình yêu vợ chồng đã nguội lạnh
thì họ sẽ chia tay nhau do “không có lí do nào buộc họ phải sống với nhau”.
Gia đình ở Việt Nam thì không giống như vậy. Hầu hết các gia đình ở Việt
Nam vẫn cVn tồn tại vững chắc đặc tính “gia đình chế độ” - tức là, người vợ
kì vọng vào vai trV trụ cột về kinh tế và vai trV làm cha của người chồng hơn
là kì vọng vào tình yêu và sinh hoạt tình dục của vợ chồng. CVn người chồng
thì ưu tiên kì vọng vào vai trV quản gia tài giỏi, đảm đang và vai trV làm mẹ
của người vợ. Tuy nhiên, cũng không ít biểu hiện cho thấy rằng, ở thế hệ trẻ,
số người cho rằng quan hệ vợ chồng quan trọng hơn quan hệ giữa cha mẹ và
con cái ngày càng tăng lên. Trong đời sống tinh thần, tình cảm của gia đình
thì việc con cái đã tách hộ về thăm hỏi cha mẹ là tập quán phổ biến ở nước ta.
Không phải chỉ có con cháu là chỗ dựa của cha mẹ mà cha mẹ cũng là chỗ
dựa cho con cháu trong cuộc sống hàng ngày. Trên 90% người cao tuổi cho
biết họ hỗ trợ con cháu mình ít nhất một trong các hoạt động sau: về kinh tế -
góp phần tạo ra thu nhập và cấp vốn cho con cháu làm ăn, về kinh nghiệm -
quyết định các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm ăn,
ứng xử xã hội và dạy dỗ con cháu, về chăm sóc gia đình - nội trợ và chăm sóc
cháu nhỏ. Nhiều người cho rằng bây giờ con cháu lo toan cho bố mẹ về vật
chất nhiều hơn và đầy đủ hơn, cVn việc trực tiếp trV chuyện, hỏi han thì ít hơn
trước. Có 37,5% người cao tuổi cho biết họ thường trV chuyện, tâm sự chuyện
vui buồn với vợ hoặc chồng của mình; 24,8% tâm sự, trV chuyện với con và
12,5% tâm sự với bạn bè, hàng xóm.
2.2. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay
10
Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá
nhân. Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động của gia đình
để tác động đến cá nhân. Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực
hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, ở bất cứ
xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của minh,
cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình. Vậy nên, đặc điểm của
gia đình ở mỗi chế độ xã hội có khác nhau. Trong xã hội phong kiến, để củng
cố, duy trì chế độ bóc lột, với quan hệ gia trưởng, độc đoán, chuyển quyền đã
có những quy định rất khắt khe đối với phụ nữ, đVi hỏi người phụ nữ phải
tuyệt đối trung thành với người chồng, người cha - những người đàn ông
trong gia đình. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng một
xã hội thật sự bình đẳng, con người được giải phóng, giai cấp công nhân chủ
trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thực hiện sự bình đẳng
trong gia đình, giải phóng phụ nữ.
Trong xã hội hiện đại, vị thế của người phụ nữ nói chung đã được xã hội
xác nhận trên cơ sở bình đẳng giới nhờ vào kết quả của phong trào nữ quyền.
Người phụ nữ ngày càng có vai trV quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất,
tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng đồng và
thụ hưởng các lợi ích, phúc lợi gia đình. Đồng thời, các thành viên gia đình và
các dịch vụ xã hội cũng tYng bước chia sẻ gánh nặng công việc nội trợ gia
đình đối với người phụ nữ, góp phần thiết thực tạo điều kiện và cơ hội giúp
phụ nữ phát huy mọi tiềm năng của mình trong hội nhập và phát triển. Cụ thể:
Quan niệm v4 ngưi chủ gia đình
Trong xã hội phong kiến, người chủ gia đình được quan niệm là người có
những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên khác
trong gia đình coi trọng. Họ là người quyết định chính cho những việc lớn của
gia đình. Người chủ gia đình thường là người đàn ông/người chồng.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan niệm người chủ gia đình rất đa
dạng. Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ
nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất,
năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia 10 đình cụ thể 5 . Qua đây có thể
thấy rằng người phụ nữ đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong gia
đình.
Sở hữu ti sn
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng như các chính sách của Nhà
nước đang làm thay đổi mối quan hệ giữa vợ và chồng về quyền sở hữu các
tài sản lớn trong gia đình theo xu hướng người phụ nữ ngày càng có nhiều
quyền sở hữu các tài sản của hộ gia đình hơn.
Phân công lao động giữa ngưi vợ v ngưi chồng trong gia đình
Phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam theo phương thức
người phụ nữ/người vợ được coi là phù hợp hơn với các công việc ở trong
nhà (nội trợ, chăm sóc người thân trong gia đình…), nam giới phù hơn với
11
các công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao ở bên ngoài nhà và xa gia
đình. Cho đến nay, phân công lao động theo giới có xu hướng bình đẳng hơn
trong các gia đình ở đô thị, nhóm giàu, người có trình độ học vấn cao. Trong
những hộ gia đình cả hai vợ chồng cùng đi làm bên ngoài, công việc nội trợ
gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn…
2.3. Quan đizm cá nhân
Kinh tế xã hội phát triển thông qua quá trình CNH - HĐH và công cuộc
hội nhập quốc tế đã làm cho gia đình Việt Nam có nhiều biến đổi và những
biến đổi đó đã có những tác động lớn đến các gia đình Việt Nam.
Theo tôi, sự biến đổi đặc trưng tY gia đình truyền thống đến gia đình hiện
đại ở Việt Nam có mă N
t tích cực cũng như mă N
t tiêu cực.
Những giá trị quí báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được bảo
tồn và phát huy như: tình yêu đôi lứa trong sáng, lVng chung thủy, tình nghĩa
vợ chồng, đức tY của cha mẹ đối với con cái, đạo hiếu của con cái đối với cha
mẹ, sự nhường nhịn, thương yêu nhau của anh em trong một nhà… Đồng thời
gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình
hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân, dân chủ trong mọi quan hệ, bình đẳng
nam nữ… Đây chính là những đặc trưng của gia đình truyền thống được phát
huy và cũng chính là những nhân tố giúp gia đình Việt Nam được xây dựng
và củng cố theo xu hướng hiện đại hoá thích nghi với sự tiến bộ của nhân loại.
Cùng với những cơ hô N
i, gia đình Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu
cực và đang đứng trước nhiều thách thức. Nhịp sống hối hả với những vVng
quay của công việc, học hành khiến những bữa cơm gia đình hiếm khi đông
đủ. Thêm vào đó, lối sống thực dụng ích kỉ, đề cao cuộc sống hưởng thụ, cổ
súy cho tư tưởng tự do phát triển cá nhân… cũng đã và đang là nguy cơ làm
mai một, xói mVn nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Đây cũng chính
là một trong những nguyên nhân của sự rạn nứt trong gia đình ngày nay và là
nguồn gốc của những biểu hiện tiêu cực trong xã hội như tệ nạn xã hội (ma
túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè… xâm nhập vào một số gia đình và đã làm
mai một các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình và gây nhiều
hậu quả cho xã hội), văn hóa ứng xử xuống cấp, đạo đức bị coi nhẹ hay tình
trạng li hôn, li thân, sống chung như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn,
quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng…
Ngày nay phụ nữ thực sự được tôn trọng, được đánh giá ngang hàng với nam
giới trong công việc cũng như mọi mặt của cuộc sống. Thực tế phụ nữ đã thực
sự tiến bộ vượt bậc, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có sự xuất
hiện của phụ nữ. Điều đó cho thấy nếu như nam giới làm được việc gì thì phụ nữ
cũng làm được việc đó. Chính điều đó đã tạo cho phụ nữ có nhiều cơ hội để
phấn đấu và tự khẳng định vị trí của mình.Tuy vậy nhưng phụ nữ bao giờ cũng
hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với gia đình. Không những
phải hoàn thành xuất sắc công việc xã hội như nam giới, mà phụ nữ luôn đảm
đương công việc trong gia đình. Đức hy sinh của người phụ nữ lớn lao nhưng
luôn thầm lặng. Cho dù ngày nay phụ nữ luôn được tôn trọng, được bình đẳng
nhưng gánh nặng việc nhà luôn là áp lực đối với phụ nữ. Ngoài thời gian tham
gia công việc xã hội, phụ nữ luôn canh cánh trong lòng những việc nhà. Chỉ có
một số ít phụ nữ có điều kiện về kinh tế cũng như tự bứt mình ra khỏi gánh nặng
việc nhà để có thời gian dành riêng cho mình. Đó là những người phụ nữ có
quan niệm tân tiến, mạnh mẽ và tự chủ trong mọi việc. Còn đa số phụ nữ dù ở
cương vị nào , dù có bận rộn đến đâu vẫn phải thu xếp thời gian cho việc nhà.
Tuy việc nhà nghe có vẻ rất giản đơn nhưng thật sự chiếm mất rất nhiều thời
gian của phụ nữ. Mọi chuyện cơm nước, giặt giũ, chăm sóc các thành viên trong
gia đình đều một tay người phụ nữ phải lo. Do vậy hầu như vào những ngày làm
việc phụ nữ không có thời gian nghỉ trưa, việc cơ quan, việc gia đình chiếm hết
thời gian.
Từ ngàn xưa đến nay và mãi mãi sau này, người phụ nữ Việt Nam vẫn khẳng
định vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp to lớn cho xã hội phát
triển và thực hiện chức năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Đó là vai trò không
thể thay thế được bởi thiên chức cao quý của người phụ nữ mà tạo hóa đã ban
tặng
1. Vai trò làm vợ và thiên chức làm mẹ
1.1. Vai trò làm vợ
Nhân tố tạo nên một gia đình hạnh phúc trước hết là do người phụ nữ biết quên
mình để trở thành người vợ thủy chung son sắt, một người vợ luôn hiểu rõ
chồng mình, đồng cảm với chồng về tư tưởng, về đời sống tinh thần và con
đường sự nghiệp.
Người phụ nữ là người luôn chia sẻ những tâm sự, buồn vui trong cuộc sống với
người chồng, hiểu được công việc của chồng, chủ động sắp xếp công việc gia
đình để người chồng yên tâm công tác. Trong mọi hoàn cảnh người vợ cùng kề
vai sát cánh với người chồng, biết ủng hộ các ý tưởng, hành động tích cực của
chồng, là người thúc đẩy những ước mơ, hoài bão, nghị lực của người chồng,
bảo vệ uy tín của chồng, giúp đỡ chồng để chồng phấn đấu thành đạt. Đằng sau
sự thành công của người chồng đều có bóng dáng của người vợ.
Người vợ là người luôn quan tâm, lo lắng cho chồng, từng bữa ăn giấc ngủ và
những điều kiện sinh hoạt hàng ngày. Trong cư xử với chồng vừa nhẹ nhàng,
vừa mềm mỏng, những lúc cần thiết cũng phải thể hiện sự cương quyết cứng rắn
để có thể giúp chồng chiến thắng những thói xấu của bản thân mình trước những
cám dỗ và các tệ nạn của xã hội để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Với lòng bao
dung độ lượng vị tha và sự nhạy cảm tinh tế, người phụ nữ biết bỏ qua những lỗi
lầm của người chồng, thực sự là người đồng hành của người chồng trên con
đường xây dựng hạnh phúc .
Tình yêu của người phụ nữ với chồng, là tình yêu mãi mãi dâng trào, không bao
giờ vơi cạn những nhịp sóng yêu thương - một tình yêu bất tử. Một nhà tư tưởng
nhận xét: “Trái tim của người phụ nữ không bao giờ già cỗi và một khi nó
không yêu nữa thì đó là vì nó đã ngừng đập ”.
1.2. Thiên chức làm mẹ
Người phụ nữ có thiên chức cao quý là sinh đẻ để duy trì nòi giống và nuôi dạy
con cái từ khi con cất tiếng chào đời đến khi con đã trưởng thành.
Bằng tình thương vô bờ bến người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh
thần tình cảm với con, giáo dục con về phẩm chất đạo đức, nhân cách để con
khôn lớn thành người.
Là người mẹ hết lòng, cả đời hy sinh vì con cũng là tấm gương cho con noi theo,
đồng thời là người bạn lớn luôn ở bên con để che chở động viên con vượt qua
khó khăn vất vả trong cuộc sống để con trưởng thành.
Người mẹ cũng là người Thầy đầu tiên của mỗi người. Từ khi con cất tiếng khóc
chào đời người mẹ là người đầu tiên dạy con biết lắng nghe, biết biểu lộ cảm
xúc, con lớn hơn một chút mẹ dạy con chập chững từng bước đi, dạy con từng
câu nói và các cử chỉ, hoạt động trong sinh hoạt. Khi con đã lớn, mẹ dạy con các
hành vi đạo đức, cách ứng xử theo chuẩn mực của xã hội. Người mẹ là chỗ dựa
tâm lý tinh thần của con biết lắng nghe, khuyên nhủ con, dạy bảo con tháo gỡ
những trở ngại khó khăn trong cuộc sống. Những phẩm chất quý báu của người
mẹ: sự tần tảo, dịu hiền, đức hy sinh, sự nhẫn nại, thái độ hòa nhã, lòng yêu
thương con, lòng bao dung độ lượng có sức cảm hóa mạnh mẽ để con cái học
tập, noi theo.
2. Người phụ nữ là một trong những trụ cột chính tạo thu nhập cho gia
đình
Phụ nữ là trụ cột thứ hai trong gia đình cùng chồng chia sẻ trách nhiệm về kinh
tế, tổ chức đời sống vật chất cho gia đình. Người phụ nữ trực tiếp lao động sản
xuất tạo ra của cải vật chất góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho
gia đình, làm giàu cho gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng là người quản lý các nguồn lực của gia đình,
đảm nhiệm vai trò cho gia đình, cùng chồng quản lý thu “Tay hòm chìa khóa”
nhập, cân đối thu chi, đảm bảo cho gia đình có cuộc sống ổn định. Phụ nữ là
những người giỏi giang trong việc cân đối các khoản thu chi, biết tính toán một
cách khoa học và có nghệ thuật trong việc bếp núc, đảm bảo “Cơm ngon canh
ngọt” cho gia đình.
3. Phụ nữ là người chăm sóc sức khỏe và sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình
Ngoài trách nhiệm phát triển kinh tế, người phụ nữ là người đảm nhiệm chính
các công việc nội trợ nấu ăn, duy trì cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe cho
mọi thành viên trong gia đình trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tái sản
xuất sức lao động.
Đảm đang trong mọi việc: dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ ngăn lắp trong gia đình và
những công việc không tên khác, thời gian dành cho công việc gia đình thường
gấp đôi người đàn ông (phụ nữ 4,2 giờ/ngày, đàn ông 2,2 giờ/ngày).
Người phụ nữ luôn quan tâm chăm sóc các thành viên trong gia đình không chỉ
trong việc ăn uống mà còn chăm sóc khi các thành viên trong gia đình (ông bà,
cha mẹ, chồng, con ..) khi đau ốm giúp người già sống lâu, người chồng khỏe
mạnh, con cái phát triển tốt.
Vai trò quan trọng khác của người phụ nữ là sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình
trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi. Cùng chồng phân công
công việc cho các thành viên một cách hợp lý đảm bảo sự bình đẳng trong lao
động, đồng thời họ gánh vác công việc nội trợ, là người lập kế hoạch tổ chức
cuộc sống gia đình vui vẻ đầm ấm, phù hợp với sở thích của các thành viên bằng
những bữa cơm ngon và cách giao tiếp cởi mở chân thành tạo không khí thân
mật ấm cúng, hòa thuận trong gia đình.
4. Người phụ nữ là người chăm lo đời sống tinh thần cho gia đình
Với trái tim nhân hậu, người phụ nữ biết cách tạo nên gia đình trở thành tổ ấm,
nơi sum vầy chia sẻ yêu thương, nơi bộc lộ cảm xúc tâm hồn của mỗi thành
viên. Người phụ nữ trở thành sợi dây liên kết tình cảm trong gia đình, là người
thường xuyên gần gũi động viên, kết nối các thế hệ và các thành viên trong gia
đình, có khả năng dung hòa các mối quan hệ của các thế hệ và các thành viên:
Ông bà - Cha mẹ - Vợ chồng - Con cháu... để giữ gìn hòa khí trong gia đình.
Trong cuộc sống sinh hoạt đôi khi cũng có va chạm, mâu thuẫn thì người phụ nữ
có vai trò chăm lo đời sống tinh thần, họ là biểu tượng của tình cảm yêu thương
gắn bó trong việc: chăm sóc nuôi dưỡng người già, chung thủy yêu thương
chồng, dạy dỗ con cái nên người, họ thể hiện vai trò ấy một cách bình dị, tự
nhiên như một sự tất yếu dù phải trải qua nhiều gian khó và sự hy sinh.
5. Người phụ nữ là nơi giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình
Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của
gia đình vừa là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới góp
phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan
trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
Phụ nữ là người giữ gìn lễ giáo trong gia đình, giữ gìn nền nếp trên kính dưới
nhường, kính lão đắc thọ, giáo dục hướng dẫn con cái theo các chuẩn mực đạo
đức, thực hiện những quy tắc ứng xử trong gia đình.
Phụ nữ lưu giữ sáng tạo những câu ca dao, các làn điệu dân ca, các bài thơ, bài
hát... thông qua các câu hát ru, những điệu dân ca đã truyền cho con cháu về tình
yêu thương và những bài học về đạo lý làm người.
Phụ nữ cũng là người giữ gìn phong tục tập quán trong các ngày lễ, ngày tết,
ngày giỗ ông bà tổ tiên... thể hiện đạo lý hiếu kính, uống nước nhớ nguồn.
Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình thể hiện ở việc không ngừng nâng cao năng lực trình độ công tác, đảm
bảo sự phân công hợp lý công việc trong gia đình, tham gia các quyết định, đối
xử công bằng với các con, tạo cho các con cơ hội học tập, làm việc và hưởng thụ
các giá trị vật chất, tinh thần không phân biệt con trai, con gái .
Người phụ nữ là nhân tố tích cực trong việc phòng chống bạo lực gia đình,
phòng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình, xuất phát từ trách nhiệm, tình thương
yêu, sự hy sinh, sự cảm hóa của người vợ, người mẹ đã giữ gìn cho gia đình yên
ấm hạnh phúc, tránh được sự sa ngã của các tệ nạn và cạm bẫy của xã hội trong
thời kỳ kinh tế thị trường.
Người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và gia đình. Để phát
huy vai trò to lớn của phụ nữ trong việc xây dựng xã hội và gia đình hạnh phúc,
cùng với sự nỗ lực của chính bản thân người phụ nữ, chị em rất cần sự ủng hộ từ
gia đình, xã hội giúp chị em phụ nữ vươn lên, luôn xứng đáng với phẩm chất cao
quý: để từng bước nâng cao vị thế của “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”
mình đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc bền
vững.
--
| 1/97

Preview text:

TÀI LIỆU ÔN TẬP CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN I. LÝ THUYẾT CHUNG
1. Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
- Khái niệm: giáo trình trang 52
diễn đạt bằng thuật ngữ nào, thì các nhà kinh điển cũng dựa vào 2 tiêu
chí để phân định giai cấp công nhân với các giai tầng khác:
+ Về phương thức lao động: viết ý trong tài liệu học tập sau đó viết ý
trang 354 cuốn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác lênin
+ Về vị trí trong quan hệ sản suất TBCN: viết ý 1 trong cuốn tài liệu
học tập sau đó là là 3 đoạn trang 356 cuốn những nguyên lý. Viết ý 2
trong cuốn tài liệu đến chỗ biến đổi về cơ cấu. sau đó viết ý ngày ay,
với sự phát triển của cuocj cách mạng khoa học.....đến hết
- Đặc điểm: giáo trình trang 65
2.Nội dung sứ mệnh của giai cấp công nhân: giáo trình trang 57-58
3. Những điều kiện quy định SMLS của GCCN
- - Đk khách quan: ( tài liệu học tập )
Thứ nhất, do địa vị kinh tế xã hội của GCCN quy định:
+ghi dấu coognj thứ nhất sau đó phân tích làm rõ chép 3 đoạn đầu trang 361
+ ghi dấu cộng thứ hai sau đó chép đoạn tiếp theo trang 362
+ ghi dấu cộng thứ ba sau đó chép 2 đoạn cuối trang 362
Thứ hai, do địa vị-chính trị xã hội: chép nguyên 3 ý trong trang
363-366 cuốn nguyên lý cơ bản. ( tiên phong cách mạng, tổ chức kỷ luật cao, bản chất quốc tế)
 Tóm lại: giáo trình trang 62 - Đk chủ quan:
Thứ nhất, sự phát triển của bản thân giai cấp: giáo trình trang 62-63
Thứ hai, đảng cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất: tính
tát yếu của sự hình thành phát triển chính đảng của GCCN, mối quan hệ
giữa ĐCS và GCCN ( nguyên lý trang 366-369)
Thứ ba, có sự liên minh giai cấp: tài liệu hộc tập
II, GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SMLS CỦA GCCN HIỆN NAY ( giáo trình trang 65-71)
1. Giai cáp công nhân hiện nay: điểm tương đồng, điểm khác biệt
2. Thực hiện SMLS của GCCN: kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng,
III, SMLS CỦA GCCN VIỆT NAM 1, đặc điểm:
3. Nội dung sứ mệnh: kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng
4. Phương hướng và giải pháp
Liên hệ Vai trò của ĐCS VN với sứ mệnh lịch sử GCCN của dân tộc.
Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: "Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn
chung quanh giai cấp mình. Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị
phá sản, hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp
công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường"
=> Trải qua 90 năm hình thành và phát triển, được Đảng ta và Bác Hồ
lãnh đạo, rèn luyện, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn
gắn liền với những chặng đường vẻ vang của dân tộc.
Trích một số câu nói quan trọng:
1. Đồng chí Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Thường vụ, Thường trực
Bộ Chính trị, (nguyên Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã nhận định: “Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, giai cấp công nhân Việt Nam đã luôn luôn hăng hái đi đầu trong sự
nghiệp cách mạng và hoạt động đúng hướng, góp phần vào những thắng lợi
trong các giai đoạn cách mạng của nước ta. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng thông
qua tổ chức Công đoàn đã giác ngộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động
vạch trần chế độ hà khắc của đế quốc, phong kiến… Quá trình hoạt động cách
mạng, Đảng đã cử nhiều cán bộ chủ chốt lãnh đạo phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn.”
2. PSG.TS Bùi Đình Phong - giảng viên cao cấp tại Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh: “Đảng ta từ lúc ra đời và suốt quá trình xây dựng theo
tư tưởng Hồ Chí Minh luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân” Trong quá
trình hoạt động, Đảng ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiêu biểu có thể kể đến như sau:
Các thành tựu đã đạt được:
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá
ấn tượng. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh
tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế
giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Liên tiếp trong 4 năm, từ năm
2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là
một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất [4]. Đặc biệt, trong năm 2020,
trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy
thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương
2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9 %/năm,
thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ
USD/năm, thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm . Đời sống [5]
nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân
thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm, thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750
USD/năm[6]. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiê •m -
đầu tư, năng lượng, lương thực, lao đô •ng - viê •c làm,… tiếp tục được bảo đảm,
góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Từ 2002 đến 2018, GDP
đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người
thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2
USD/ngày theo sức mua ngang giá)
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ
42/131 nước, đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập[8]. Xếp hạng
về phát triển bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm
2020 [9], cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế
35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của
thị trường toàn cầu của Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối
tác chiến lược về kinh tế. Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã thiết lập
quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước
P5 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) và hầu hết các nước chủ chốt trong trong
khu vực và trên thế giới; đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế
thị trường. Các đối tác FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng hầu hết các
châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới,
trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương mại lớn
nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ, Tây
Âu và Đông Á. Năm 2020 phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham
gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam - Anh)…
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống
chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19.
Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở
trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ
sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất
giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ
chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế
giới. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2021, toàn quốc
có khoảng 16 triệu người tham gia BHXH (chiếm 32% lực lượng lao động).
Trong đó có hơn 14,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; gần 1,2 triệu người
tham gia BHXH tự nguyện; hơn 13 triệu người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp;
hơn 85 triệu người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ 87,1% dân số) . [10]
Về triển vọng, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và
đang trong xu hướng phục hồi theo hình chữ V; là một trong những nền kinh tế
tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới. Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam
tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu, hoàn thiện mô hình
tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và
kinh tế - sinh thái, thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao
năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế.
Trong 35 năm đổi mới, các thành tựu xây dựng con người của nước ta còn
được thể hiện qua chỉ số HDI có xu hướng tăng đều và khá ổn định, cả về giá trị
tuyệt đối cũng như thứ hạng. “Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của
Việt Nam là 0,704. Với kết quả này Việt Nam đã lọt vào danh sách các nước
phát triển con người cao và được xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh
thổ”[11]. Chỉ số phát triển con người vừa thể hiện tính nhân văn, vừa là thước
đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức
khỏe tri thức và thu nhập. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát
triển của một quốc gia, dựa vào năm tiêu chí: 1) con người là trung tâm của sự
phát triển; 2) người dân là mục tiêu của sự phát triển; 3) việc nâng cao vị thế của
người dân (bao gồm cả sự hưởng thụ và cống hiến); 4) chú trọng việc tạo lập sự
bình đẳng cho người dân về mọi mặt (thí dụ như tôn giáo, dân tộc, giới tính,
quốc tịch,...); 5) tạo cơ hội để lựa chọn tốt nhất cho người dân về kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa...”[12].
Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng
về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam
đã gia nhập WTO, thiết lập được 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn
diện; có quan hệ ngoại giao, kinh tế với 190/200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc
biệt, WTO cùng với hơn hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên
nhiều lĩnh vực mà Việt Nam tham gia, là những cánh cửa lớn, đa chiều để Việt
Nam định hướng hoàn thiện khung khổ thể chế phát triển kinh tế thị trường và
tự tin hội nhập ngày càng đầy đủ, hiệu quả hơn.
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao
trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành
nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn
trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan
trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy
ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng Kinh tế - Xã
hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.
Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt cùng lúc cả ba trọng
trách: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch
ASEAN và Chủ tịch AIPA. điều này góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam
trong khu vực và trên thế giới. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu
bầu 5 nước ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 -
2021, ngày 7/6/2020, tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), với số phiếu
kỷ lục chưa từng có (192/193 phiếu) trong 75 năm phát triển của Liên Hợp quốc
đã tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam. Có thể khẳng định, Việt
Nam đã thực sự chủ động, tích cực tham gia hội nhập quốc tế với một vị thế
mới, bắt kịp với xu thế của thời đại.
Những thành tựu của công cuộc đổi mới kể trên là kết quả của quá trình
phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Những thành tựu đó là sản
phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu
bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp
tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn,
phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển
của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo
của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn
dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới”[13]. Trong bài phát biểu nhân
kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 2020), Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng đã nhấn mạnh: “Thực tiễn phong phú, sinh
động của cách mạng Việt Nam trong 90 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo
đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam”[14].
Trong hơn 35 năm đổi mới, tình hình trong nước và thế giới có những
chuyển biến đa chiều, phức tạp. Ở trong nước, về kinh tế, đó là sự chuyển đổi
từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với sự phát triển của kinh tế tri thức; về xã hội, đó là sự
chuyển đổi từng bước từ xã hội truyền thống nông nghiệp sang xã hội công
nghiệp hiện đại. Về bối cảnh quốc tế, là xu thế toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ
cùng nhiều thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống... Trong bối cảnh
đó, hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã có những biến đổi lớn. Một bộ phận có xu
hướng chuyển từ đề cao các giá trị tinh thần, đạo đức sang đề cao các giá trị
vật chất, kinh tế; xu hướng coi trọng các giá trị tình cảm sang coi trọng giá trị
pháp lý; xu hướng dựa vào tập thể, đề cao cộng đồng chuyển sang khẳng định
cái tôi, giá trị tài năng cá nhân; xu hướng tôn trọng kinh nghiệm, trọng lão sang
đề cao tri thức khoa học, trọng tài năng, thực lực; xu hướng trọng tĩnh chuyển
sang trọng động (trọng năng động, ưa đổi mới, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu
phát triển và hội nhập); xu hướng sống theo tôn ti, trật tự chuyển sang đòi hỏi
cuộc sống tự do, bình đẳng...
1- Giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được con người sáng tạo
và kết tinh trong quá trình lịch sử, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Thông
qua hệ giá trị, văn hóa thể hiện vai trò động lực và điều tiết sự phát triển của xã
hội. Các giá trị văn hóa được đúc kết, xây dựng và củng cố trong lịch sử phát
triển lâu dài, được chiêm nghiệm, kiểm chứng, đi vào từng hành vi, nếp nghĩ
của mỗi cá nhân cũng như trong tư duy, phương thức hành động của cả hệ
thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc. Lịch sử dân tộc
Việt Nam đã chứng minh, chính những trầm tích văn hóa kết tinh ở hệ giá trị đã
tạo nên sức mạnh nội sinh, giúp dân tộc ta giành được những thắng lợi trong
quá trình dựng nước và giữ nước.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, các giá trị văn hóa Việt Nam đã khơi dậy khát
vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong toàn
dân, thực sự trở thành động lực tinh thần to lớn, góp phần chuyển hóa thành
sức mạnh vật chất để làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu” và Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn
miền Nam, thống nhất đất nước.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xác định 5 giá trị bền
vững, tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn,
ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; lòng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống
.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, trước
yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”
đã xác định xây dựng nền văn hóa Việt Nam với 4 đặc trưng dân tộc, nhân
văn, dân chủ và khoa học
; chăm lo xây dựng con người với 7 đặc tính cơ bản
yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Như vậy, có thể thấy, cùng với sự biến đổi của quá trình phát triển kinh
tế - xã hội sau hơn 35 năm đổi mới, các giá trị văn hóa Việt Nam cũng có những
biến đổi lớn, song các giá trị truyền thống, cốt lõi, như yêu nước, nhân ái, nghĩa
tình, đoàn kết... đã được định hình trong lịch sử và thể hiện bản sắc văn hóa
dân tộc tiếp tục được gìn giữ, phát huy. Văn hóa tiếp tục phát huy vai trò quan
trọng, “là nền tảng tinh thần xã hội”, là “mục tiêu và động lực” trong xây dựng
và phát triển đất nước, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc trong bối cảnh mới.
2- Các giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi, là cơ sở quan trọng để xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 khóa VIII đã xác định những quan điểm cơ bản, như văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết chỉ rõ đặc điểm của nền văn hóa
mà đất nước ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc
. Yếu tố “tiên tiến” ở đây bao hàm cả giá trị yêu nước và tiến bộ, trong đó,
cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lê-
nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc
và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ
hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân
tộc
được Nghị quyết xác định bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền
vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước
.
Nghị quyết cũng xác định nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống
nhất mà đa dạng. Tính thống nhất và tính đa dạng phản ánh sâu sắc mối quan
hệ giữa bản sắc văn hóa dân tộc (quốc gia) Việt Nam và sắc thái văn hóa các
dân tộc (tộc người), văn hóa địa phương. Bản sắc văn hóa kết tinh ở hệ giá trị
văn hóa dân tộc (quốc gia), thấm sâu vào mọi hoạt động vật chất, tinh thần,
phong tục, tập quán, sinh hoạt cá nhân, mang diện mạo, trí tuệ, tâm hồn,
phong cách của các dân tộc hay cộng đồng quốc gia - dân tộc và được tiếp nối,
phát huy, phát triển trong các thời kỳ lịch sử. Việt Nam là một quốc gia đa dân
tộc. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1-4-2019 cho thấy, người Kinh
ở nước ta chiếm đa số (chiếm 85,3% dân số cả nước); 53 dân tộc còn lại có
14,123 triệu người (chiếm 14,7% dân số cả nước). Đồng bào các dân tộc thiểu
số cư trú và sinh sống thành cộng đồng, chủ yếu ở miền núi cao, biên giới, vùng
sâu, vùng xa với nhiều sắc thái văn hóa phong phú, đa dạng. Các dân tộc trên
lãnh thổ nước ta dù tiếng nói, phong tục, tập quán khác nhau, nhưng đều là
những bộ phận của cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam, cùng chung lưng
đấu cật, đoàn kết đấu tranh chống thiên tai, địch họa để dựng nước và giữ
nước. Trên cơ sở “mẫu số chung” đó, những sắc thái văn hóa riêng biệt của
từng dân tộc được định hình, phát triển và bổ sung cho nhau, tạo nên tính
thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, quan điểm “nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam” là tư tưởng tiến
bộ và nhân văn, phù hợp với thực tiễn xây dựng và phát triển của cộng đồng 54
dân tộc Việt Nam và xu thế chung của cộng đồng quốc tế đang hướng tới với sự
đa dạng văn hóa. Do đó, bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của nền văn
hóa Việt Nam là một nội dung cơ bản của xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc
.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định, xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong
những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng
.
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ, xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong
đa dạng, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 9 khóa XI nhấn mạnh quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học
.
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 -
19-5-2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng: “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam”, trong đó nhấn mạnh: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất
trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lê-nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế
thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc

trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu
xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người
, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng
cao... Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn
hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới
”(1).
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới,
phát triển và hội nhập quốc tế chính là xây dựng những giá trị, chuẩn mực con
người Việt Nam phù hợp và gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị văn hóa, giá trị
của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với
giá trị thời đại, như yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách
nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia
đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn
minh;
được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng
của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
hạnh phúc
(2). Thông qua bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy
rõ những giá trị văn hóa Việt Nam đã và đang xây dựng, củng cố là những giá trị
tiến bộ, nhân văn, kết hợp truyền thống với hiện đại và tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, góp phần hướng tới một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trao truyền các giá trị văn hóa cho thế hệ mai sau_Nguồn: nhiepanhdoisong.vn
3- Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc thời gian qua trên cả nước đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận
thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực. Nhiều
giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo
tồn và phát triển. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết năm
2018, Việt Nam có gần 3.500 di tích được xếp hạng quốc gia, 107 di tích quốc
gia đặc biệt, 12 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hơn 3 triệu di
vật, cổ vật có giá trị đang được bảo quản, trưng bày tại hệ thống 166 bảo tàng;
gần 8.000 lễ hội được lưu truyền gắn với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật
trình diễn, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực, trang phục..., trong đó có
nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, sưu
tầm và phục dựng nhằm bảo đảm tính đa dạng, phong phú về sắc thái văn hóa
của các vùng, miền trên cả nước. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế ngày
càng được coi trọng và phát huy hiệu quả, tích cực. Công nghiệp văn hóa và thị
trường văn hóa có bước khởi sắc. Các loại hình, các sản phẩm và dịch vụ văn
hóa ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội.
Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng
phong phú, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều
chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Nhiều tấm gương sáng
trong phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” đã được biểu dương, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp
trong đời sống xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa nói riêng, xây dựng và phát triển đất nước nói chung. Công
tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước
hoàn thiện. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước phát triển. Việc
đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm,
hành vi sai trái gây hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng; qua đó vai trò
điều tiết của văn hóa tiếp tục được phát huy. Hoạt động giao lưu, hợp tác và
hội nhập quốc tế có bước phát triển mới, góp phần quảng bá các giá trị văn hóa
Việt Nam ra thế giới, đồng thời thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa, tiếp thu
tinh hoa và các giá trị tiến bộ của văn hóa nhân loại để bồi đắp và xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình xây dựng văn
hóa nước ta vẫn còn không ít hạn chế. Văn hóa chưa được quan tâm và phát
triển tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực nội
sinh, động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Môi trường văn hóa “vẫn
bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực”. Tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận đảng viên và người dân
có chiều hướng gia tăng. Vẫn còn khoảng cách khá lớn trong hưởng thụ văn
hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân,
quá trình rút ngắn khoảng cách này diễn ra còn chậm. Ở nhiều vùng, miền trên
cả nước, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống văn hóa tinh thần
của người dân còn nghèo nàn, đơn điệu; ít có cơ hội tiếp cận thông tin cũng
như thụ hưởng và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Thực tế còn có một
số sản phẩm văn hóa chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm chí
phản văn hóa. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. Hệ
thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí
nguồn lực và quản lý chưa theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thông
có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích. Cơ chế, chính sách về
kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn
lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật
chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu
đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ
lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn
nhiều hạn chế, bất cập. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá thiếu chọn lọc sản
phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một
bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.
Hiện nay, bên cạnh những thời cơ, đất nước ta cũng đang đối mặt với
những thách thức mới do tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh quốc
tế; âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tác động từ cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, xã hội số, văn hóa số..., cùng
những thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, nhất là xung đột vũ
trang, sự biến đổi khí hậu và dịch bệnh, như đại dịch COVID-19... Những hạn
chế, khuyết điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa
thời gian qua cũng là những rào cản lớn đối với phát triển văn hóa, trong đó có
mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4- Trước những thời cơ và thách thức đặt ra trong thời kỳ mới, để thực
hiện được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta là tiếp tục xây dựng, giữ
gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, tạo động lực thực hiện
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tích cực đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền,
giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền (đặc biệt là đội
ngũ cán bộ quản lý và cán bộ công tác trong lĩnh vực văn hóa) và toàn dân về
vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, hệ giá trị văn hóa đối với việc bồi
đắp dân khí và thúc đẩy khát vọng phát triển đất nước; từ đó xây dựng ý thức
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam trong mỗi công dân, tạo
nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát
triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc phát huy giá
trị văn hóa, đề cao vai trò chủ thể của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa. Đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời các hoạt động phá hoại của các thế lực
thù địch; phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng,
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai, đổi mới thể chế văn hóa, hoàn thiện các cơ chế, chính sách,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa. Gắn
kết văn hóa với chính trị, với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp,
các ngành và địa phương; lồng ghép hoạt động bảo tồn và phát huy hệ giá trị
văn hóa trong triển khai chiến lược phát triển văn hóa và du lịch Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội, hiệu quả hoạt động văn hóa, nghệ
thuật. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ chế Nhà nước đặt hàng các doanh nghiệp
hoặc tổ chức xã hội để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm và
dịch vụ văn hóa, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh, xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia trong thời kỳ
mới phù hợp với nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Thứ ba, triển khai hiệu quả “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp
văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển từng ngành công nghiệp văn hóa với những lộ trình,
mục tiêu ưu tiên và giải pháp phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng phát triển các ngành
công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao
và đồng bộ, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế về tài nguyên văn hóa đa dạng,
hệ giá trị văn hóa Việt Nam để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có sức
cạnh tranh; nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo
ra các sản phẩm văn hóa đa dạng với hàm lượng tri thức cao, mang đậm giá trị
văn hóa dân tộc; đổi mới hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ
văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, tạo điều kiện thu hút và khuyến khích các tổ chức, hiệp hội, doanh
nghiệp và nghệ sĩ tham gia vào các hoạt động văn hóa nhằm đa
dạng hóa nguồn lực vật chất và sáng tạo cho phát triển văn hóa, quảng bá hình
ảnh Việt Nam ra thế giới. Từng bước xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức văn hóa, nghệ thuật khi sáng tạo và sản xuất sản phẩm văn hóa.
Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển
văn hóa. Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đẩy
mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hóa.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động tôn vinh, khen
thưởng kịp thời gương “người tốt, việc tốt”; xây dựng những mô hình mang
tính biểu tượng trong xã hội (cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, đặc biệt là thế hệ
trẻ...) với những phẩm chất tiêu biểu, tạo dựng được lòng tin cho mọi người, có
sức chinh phục và lan tỏa trong xã hội, khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước. Thực hiện chính sách đãi ngộ các nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu có công
bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; khuyến khích đội ngũ
văn nghệ sĩ trong và ngoài nước phát huy tài năng, tâm huyết để sáng tạo, lan
tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp trong xã hội.
Thứ sáu, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa củng cố, nâng cao ý thức quốc
gia - dân tộc và tôn trọng ý thức dân tộc - tộc người; bảo đảm sự thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, tăng cường vị thế, sức mạnh tổng hợp quốc gia với
phát huy lợi thế của tính đa dạng về mặt địa lý, văn hóa, xã hội và nhân văn của
từng vùng, địa phương, địa vực; tăng cường giáo dục tình cảm, niềm tin, lòng
tự hào đối với lãnh tụ của quốc gia - dân tộc, của chế độ chính trị, đi đôi với
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ở các cấp, nhất là cán bộ địa phương là người
dân tộc thiểu số và phát huy vai trò của già làng, trưởng bản; tăng cường vai trò
của quốc ngữ (tiếng Việt) đi đôi với tôn trọng, phát huy tiếng mẹ đẻ các tộc
người trong chính sách ngôn ngữ quốc gia; đẩy mạnh giáo dục để lan tỏa
những giá trị có tính biểu tượng cao quý và thiêng liêng của quốc gia - dân tộc
(quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, quốc lễ, quốc phục, quốc hoa, quốc tửu, quốc
yến...) đi đôi với tôn trọng, phát huy các loại hình văn hóa đa dạng của từng
cộng đồng dân tộc, địa phương (như hệ thống lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa,
trang phục, nghề truyền thống, ẩm thực, kho tàng văn hóa dân gian, tri thức
dân gian…); qua đó, bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt
Nam, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc./.
Những thành tựu to lớn qua 35 năm đổi mới đánh dấu một bước tiến chưa
từng thấy trên con đường xây dựng, phát triển đất nước, minh chứng thuyết phục
cho tính chất ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang
xây dựng. Ý nghĩa to lớn của những thành tựu đó không đơn thuần ở những con
số mà quan trọng hơn là ở những nỗ lực cao nhất mà Đảng và Nhà nước ta đã
tập trung một cách hiệu quả trong một thời gian không dài, trong những điều
kiện rất khó khăn, phức tạp, để cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống mọi
mặt cho nhân dân. Đó cũng là cơ sở niềm tin để khơi dậy khát vọng của nhân
dân ta về một xã hội xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc
biệt tới giai cấp công nhân
ng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt tới giai cấp công nhân và người lao
động. Trong tiến trình lịch sử, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong
của cách mạng Việt Nam, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan
trọng của đất nước, kế thừa và làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của dân
tộc. Đặc biệt là, sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không
ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các
ngành, nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
“Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chúng ta tiếp tục kiên định quan
điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất
tiên tiến, hiện đại; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp
công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi
mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc xây dựng giai cấp
công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ
thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn xã hội, trong đó tổ chức công
đoàn có vai trò, trách nhiệm to lớn”- Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Chăm lo lợi ích, bảo vệ quyền lợi của người lao động phải là nhiệm vụ then chốt
Mục tiêu và các nhiệm vụ đã xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng, nhất là mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, đòi hỏi phong trào công nhân và tổ chức công đoàn
phải không ngừng đổi mới và nỗ lực phấn đấu vươn lên, nâng cao chất lượng tổ
chức, phương thức và hiệu quả hoạt động, đại diện, chăm lo, bảo vệ và phát huy
mạnh mẽ vai trò của công nhân, viên chức, người lao động, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Các cấp công đoàn cần tập trung các nguồn lực, đổi mới hoạt động chăm
lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng phát triển các chương trình xuyên
suốt toàn hệ thống gắn với các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội của công đoàn
phục vụ trực tiếp và đúng đối tượng, thực hiện đồng bộ giữa trách nhiệm và thụ
hưởng, lấy lợi ích là một trong những động lực quan trọng tập hợp, thu hút
người lao động đến với tổ chức công đoàn.
Chú trọng bảo vệ các chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ và môi trường lao
động cho công nhân. Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện
thoả ước lao động tập thể. Chủ động tham gia xây dựng quan hệ lao động hài
hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh chương trình phúc lợi
đoàn viên công đoàn để cụ thể hoá việc thực hiện lợi ích vật chất, lợi ích tinh
thần, lợi ích chính trị mà tổ chức công đoàn mang lại cho người lao động, nhất là
các vấn đề về việc làm, nhà ở, nhà trẻ, giá điện, nước, chăm sóc sức khoẻ... Chủ
động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải quyết kịp thời những
vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân VN thực hiện
Thực hiện từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đưa nước
ta trở thành nước công nghiệp đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội
Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa
Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới
Đảng & Nhà nước luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt tới giai cấp
công nhân và người lao động
(VD: tổ chức "Tết Sum vầy" cho người lao động; xây dựng các thiết chế
công đoàn, góp phần tháo gỡ những vấn đề bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh
hoạt văn hoá… cho người lao động)
Hạn chế và khuyết điểm
Dẫn: Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện thành công vai trò lãnh đạo,
cầm quyền của mình đối với Nhà nước và xã hội, đem lại những thắng lợi và
thành tựu lớn trong công cuộc đổi mới. Mặc dù vậy, chúng ta thấy Đảng vẫn còn
một số hạn chế, bất cập cần được nhận diện một cách nghiêm túc, khoa học:
Về hoạt động kinh tế: Bất cập là khuynh hướng buông lỏng trong quản
lý kinh tế, xã hội do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn
Trong tư tưởng & tổ chức:
- Tư tưởng: không theo kịp yêu cầu Cách mạng - Tổ chức:
~ Trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ
~ Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan
liêu, lời nói không đi đôi với việc làm
~ Bộ máy nhà nước, bộ máy của Đảng và các đoàn thểphình ra quá lớn, chồng chéo và
=> Nhận diện những hạn chế, bất cập, việc nghiên cứu, tìm kiếm, đề xuất
những giải pháp để khắc phục, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
trong điều kiện hiện nay là vấn đề rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi phải phát
huy nhiều hơn nữa vai trò, trách nhiệm, trí tuệ của các cấp ủy, tổ chức đảng, của
tất cả cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng.
Qua những thông tin trên, em muốn khẳng định ĐCS & GCCN VN có
mối liên hệ mật thiết & khăng khít với nhau dù ở trong thời đại nào. GCCN chỉ
có thể hoàn thành SMLS của mình khi được một chính đảng tiên phong, có đủ
năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị dẫn dắt, tổ chức và lãnh đạo; ngược lại ĐCS
VN chỉ có thể thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi đứng vững trên lập
trường của GCCN, lấy Mác Lenin làm nền tảng tư tưởng, GCCN là cơ sở vật
chất để tồn tại và phát triển. Mong rằng, ĐCS sẽ phát huy những thành tựu sẵn
có và khắc phục triệt để những hậu quả con tồn tại. Là công dân chính thức của
nước CHXHCN VN, bản thân chúng ta cũng cần có ý thức trách nhiệm công
dân của mình, đóng góp cho sự nghiệp dựng và giữ nước nói chung và SMLS của GCCN nói riêng
CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. Khái niệm:
Hiểu theo 4 nghĩa: giáo trình trang 86
1.1 Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của hình thái CSCN: giáo trình trang 87 2. Điều kiện ra đời
3. Đặc trưng bản chất: 6 giáo trình trang 93-103 II, THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
1. Tính tất yếu: nguyên lý trang 393-394
2. Đặc điểm của thời kỳ quá độ ( lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng-
văn hóa: nguyên lý cơ bản, lĩnh vực xã hội: giáo trình trang 109)
III, QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm quá độ lên CNXH ở Việt Nam ( thứ nhất, hai , ba, bốn : giáo trình trang111)
2. Những đặc trưng của CNXH và phương hướng xây dựng CNXH ở VIệt Nam
1 - Đặc trưng bao quát nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân
dân ta xây dựng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng
định, là: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị xã hội
tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục
tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đây là đặc trưng phổ
quát, có tính bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự
khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa
so với các chế độ xã hội trước đó. Xã hội tư bản có đời sống vật
chất và tiện nghi rất cao; dân có thể giàu, nước có thể mạnh, nhưng
từ trong bản chất của chế độ xã hội tư bản, ở đó không thể có công
bằng và dân chủ: nhà nước là nhà nước tư sản; giàu có là cho nhà
tư bản; sự giàu mạnh có được bằng quan hệ bóc lột. Trong xã hội
như vậy, người dân không thể là chủ và làm chủ xã hội.
Xây dựng xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” là quá trình vô
cùng khó khăn, gian khổ và lâu dài trong hoàn cảnh và điều kiện
Việt Nam - một nước còn nghèo, đang phát triển, chưa có “nền đại
công nghiệp” (điều kiện cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội
như C.Mác đã chỉ rõ), v.v.. Nhưng để trở thành xã hội xã hội chủ
nghĩa với những đặc trưng nêu trên, không có cách nào khác là
toàn Đảng, toàn dân ta phải nỗ lực sáng tạo, chiếm lĩnh các đỉnh
cao của xã hội. Và, Việt Nam đang từng bước đạt tới các mục tiêu cần có trong hiện thực.
Đảng ta đã vạch ra phương hướng, chính sách cụ thể, có cơ sở lý
luận - thực tiễn để thực hiện trong hiện thực: “nước mạnh” gắn với
“dân giàu”, “công bằng” và “văn minh”, bảo đảm “dân chủ”; đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hoàn thiện nhà nước pháp
quyền với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; v.v..
2 - Xã hội “do nhân dân làm chủ”.
“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người,
bởi xã hội là xã hội của loài người, xã hội đó do con người tự xây
dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình; tuy nhiên trong thực tiễn
lại là chuyện khác. Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của nhân dân các
dân tộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân. Chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân
mới thực sự có được quyền đó. Cho nên “nhân dân làm chủ xã
hội” là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những đặc
trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này không thể tách
rời những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Nói dân giàu, nước mạnh chính là thể hiện vai trò chủ thể
của nhân dân đối với nhà nước - dân là chủ. “Dân chủ” trong đặc
trưng nêu trên chính là nền dân chủ của xã hội - xã hội vận hành
theo chế độ và nguyên tắc dân chủ. Và chính nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa cũng thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ”. Dân chủ xã
hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó
vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Để
có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ, chúng ta phải nhanh
chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo
đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều
vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải là “công bộc” của
nhân dân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng
nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ.
3 - “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”.
Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
điều tiên quyết là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển. Bởi
vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể
xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển của xã hội. Đến
lượt mình, nền kinh tế đó chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng
sản xuất hiện đại. Mác đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội chỉ thực
hiện được bởi “một nền đại công nghiệp”. Nền đại công nghiệp
phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, là hiện thân và là yếu tố
tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại. Lực lượng sản xuất hiện đại
quyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy
định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới.
Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ
phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Với các nội
dung và lô-gíc vận động như đã luận giải trên, Đảng ta đã tập trung
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà
trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một
lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao -
điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội chủ nghĩa.
4 - “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nếu như “nền kinh tế phát triển cao” là nội lực, là sức mạnh vật
chất cho phát triển xã hội thì văn hóa là nguồn lực tinh thần bên
trong của phát triển xã hội. Văn hóa là tinh hoa con người và dân
tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnh con người
và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại. Mỗi nền văn hóa phải kết
tinh tinh hoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại,
đồng thời phải chuyển hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm
đậm đà thêm bản sắc riêng của mình. Nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, vì vậy, chính là mục tiêu của xã hội xã hội chủ
nghĩa, đồng thời là động lực và sức mạnh thúc đẩy xã hội đó phát
triển. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần kế
thừa và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng
đồng các dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và
văn hóa thời đại để phát triển văn hóa Việt Nam thực sự là nền văn
hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng
tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh cho xã hội phát triển.
Hơn nữa, bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa là tiến bộ, khoa học và
nhân văn. Cho nên, chủ nghĩa xã hội đồng chất và cùng chiều với
văn hóa; phấn đấu cho những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cũng
chính là phấn đấu cho những giá trị văn hóa - xã hội xã hội chủ
nghĩa là xã hội văn hóa cao. Những phẩm chất, những giá trị của
xã hội xã hội chủ nghĩa là những phẩm chất và giá trị phổ quát của
xã hội tương lai. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa xã hội xã
hội chủ nghĩa là một xã hội đại đồng không tồn tại những bản sắc
riêng biệt. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một vườn hoa muôn sắc các
phẩm chất, các giá trị, ở đó bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng
người khác nhau phải được độc lập tồn tại, tôn vinh, phát huy, phát
triển. Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương phát triển nền văn hóa vừa
tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc; thống nhất trong đa dạng,
làm phong phú diện mạo văn hóa Việt Nam.
5 - “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Nói đến cùng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu
đạt tới những giá trị của xã hội xã hội chủ nghĩa đều là vì con
người. Con người là thực thể cao nhất của giới tự nhiên, nó là sản
phẩm của thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần thiên
nhiên. Bởi con người có trí tuệ và tình cảm, có khát vọng và khả
năng chiếm lĩnh những đỉnh cao hiểu biết để tạo cho mình một thế
giới Người - thế giới Văn hóa. Cho nên lịch sử của loài người là
lịch sử con người đấu tranh xóa bỏ mọi lực cản thiên nhiên và xã
hội để vươn tới một xã hội cao đẹp nhất - xã hội đó chính là xã hội
xã hội chủ nghĩa. Bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa, trình độ phát
triển của xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, là bản chất và trình độ phát
triển người, của con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải đem lại
ấm no cho con người như là đòi hỏi tiên quyết. Nhưng bản tính con
người là không bao giờ thỏa mãn với những gì đã đạt được. Con
người phải được tự do - tự do không chỉ bó hẹp trong nghĩa được
giải phóng khỏi áp bức bóc lột, nô dịch, kìm hãm về mặt xã hội.
Điều quan trọng hơn là nó được thăng hoa tiềm năng trí tuệ, tình
cảm và năng lực vốn có để thực hiện những khát vọng cao đẹp của
mình. Sự phát triển toàn diện con người là ước mơ, khát vọng của
con người tự do. Xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nơi: sự phát triển
tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả
mọi người... như C.Mác đã nói. Đặc trưng người nhất của khát
vọng con người là hạnh phúc. Bởi có thể người ta giàu có, đầy đủ
tiện nghi, được phát triển, song vẫn bất hạnh. Hạnh phúc là trạng
thái yên lành, hài hòa, là tinh thần thoải mái biểu hiện sự mãn
nguyện thanh cao nhất của con người. Phấn đấu đạt tới một xã hội
bảo đảm hạnh phúc cho con người, đó là một xã hội văn hóa cao.
6 - “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”.
Nếu như các đặc trưng nêu trên (kinh tế, văn hóa, con người) là
những yếu tố thuộc phẩm chất bên trong tạo nên một chỉnh thể xã
hội, thì ở đặc trưng này đòi hỏi những yếu tố thiết yếu cho sự tồn
tại bền vững của xã hội lành mạnh. “Bình đẳng” là một phẩm chất
và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ phát triển và chất nhân văn
cao của xã hội. Một đòi hỏi quan trọng của xã hội chủ nghĩa là bảo
đảm bình đẳng không chỉ cho cá nhân người công dân, mà còn ở
cấp độ cho tất cả các cộng đồng, các dân tộc trong một quốc gia.
Ngay trong xã hội hiện đại, ở các nước phát triển, thực hiện bình
đẳng giữa các tộc người, các dân tộc cũng đang là vấn đề nan giải.
Mặt khác, “đoàn kết” là sức mạnh - đó là một chân lý. Các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội đã kêu gọi: Những người lao động ở tất cả
các nước trên thế giới đoàn kết lại (C.Mác); còn trong cách mạng
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý: Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Đồng
thời đây cũng là một giá trị đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa.
“Bình đẳng” và “đoàn kết” chính là nền tảng của sự “tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển”. Tôn trọng và giúp nhau không chỉ là
tình thương, lòng nhân đạo, mà thực sự là đòi hỏi, yêu cầu, trách
nhiệm và điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng cá nhân,
cộng đồng, dân tộc; là một tiêu chuẩn quan trọng của xã hội phát
triển. Đoàn kết toàn dân, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân
tộc đã làm nên thành công của cách mạng Việt Nam. Và giờ đây,
tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc của giá trị
xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7 - “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Nhà nước pháp quyền là một hình thức quản lý nhà nước trên một
trình độ cao và hiệu quả. Nó điều hành hoạt động của các cơ quan
nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Nhưng vấn đề ở đây là pháp
luật nào? Pháp luật của ai và vì ai?
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và
điều hành đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và
ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Đây là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
với nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành
pháp luật, tổ chức và quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật đó và
không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống
nhất của Trung ương. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng
hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
đòi hỏi khách quan để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa hiện
nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân không thể nào khác là dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản - đảng mang bản chất, lý tưởng, nội dung
xã hội chủ nghĩa, là đảng thực hiện mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
8 - “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.
Theo nguyên lý phát triển xã hội, đặc biệt trong thế giới hiện đại,
mỗi quốc gia là một bộ phận hợp thành cộng đồng quốc tế. Sự phát
triển quốc gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có được khi đẩy
mạnh “quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Quan hệ hữu nghị và hợp tác chính là thể hiện bản chất hòa hảo,
thiện chí và tạo điều kiện cho các quốc gia hội nhập, tiếp thu
những thành quả phát triển của mỗi bên, tích lũy kinh nghiệm và
rút ngắn quá trình phát triển của mỗi nước. Điều có ý nghĩa lớn lao
hơn là ở chỗ, “hữu nghị”, “hợp tác”, “phát triển” chính là bản chất,
là khát vọng hòa đồng theo bản chất trí tuệ và tình cảm nhân văn
cao cả có tính nhân loại của con người, của loài người; điều thể
hiện bản chất cao đẹp nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Qua đó chúng ta thấy quan điểm, đường lối, chính sách xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước sau đều phù hợp với bản chất
xã hội xã hội chủ nghĩa nêu trên. Đây là một đặc trưng nổi bật của
nội dung và mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Và chính nó là yếu tố, điều kiện để Việt Nam phát triển nhanh
chóng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được
đặc trưng nêu trên, Đảng ta vạch ra đường lối đối ngoại: độc lập, tự
chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi
ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh. * * *
Với tinh thần và tư duy biện chứng về phát triển xã hội, Đảng ta
quan niệm: Tiến lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình vận động,
chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Các đặc trưng của xã hội xã
hội chủ nghĩa cũng luôn luôn vận động, chuyển hóa và phát triển.
Mười, mười lăm, hai mươi năm tới, các đặc trưng của xã hội xã hội
chủ nghĩa hiện nay chắc chắn sẽ có những bổ sung mới đáp ứng
đòi hỏi mới của phát triển xã hội. Điều đó đặt ra cho Đảng ta trọng
trách là phải không ngừng đổi mới tư duy, tổng kết thực tiễn, phát
triển lý luận để vừa tiếp tục khám phá ra những vấn đề, những nội
dung, những đặc trưng mới, vừa sáng suốt lãnh đạo toàn dân ta xây
dựng xã hội đạt tới các phẩm chất và các giá trị, vươn tới các đặc
trưng mới của xã hội xã hội chủ nghĩa trong tương lai
II. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung và phát triển năm 2011) đề ra tám phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường

Phải kết hợp ngay từ đầu với hiện đại hoá, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo
vệ tài nguyên, môi trường. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo
vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả
và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính
nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế
biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng,
miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều
kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là mô hình kinh
tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan
trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác
và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể
không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập
thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư
nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết
với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.
Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được
xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm
tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất
và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản
xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh của mình.
Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các
nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh
tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối
thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế-
xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.
3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển
toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống
xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.
Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với
trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và biểu
dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu
tranh chống những biểu hiện phản văn hoá. Bảo đảm quyền được thông tin,
quyền tự do sáng tạo của công dân.
Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân
thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát
huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết
hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển
hài hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống
của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và
nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích
cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá nghèo bền vững; giảm dần tình
trạng chênh lệch giàu-nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn
thiện hệ thống an sinh xã hội. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và
học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống
những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi. Hạn
chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hại của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy mô
hợp lý, cân bằng giới tính và chất lượng dân số.
4. Đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó
Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững
chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận,
khoa học an ninh nhân dân. Chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh.
Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội là nền tảng
vững chắc của quốc phòng-an ninh. Phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với tăng
cường sức mạnh quốc phòng-an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng-
an ninh, quốc phòng-an ninh với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và trên từng địa bàn.
Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà
nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu. Xây dựng lực lượng Công an nhân
dân vững mạnh toàn diện; kết hợp lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách, các
cơ quan bảo vệ pháp luật với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập
trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và
sự nghiệp quốc phòng-an ninh.
5. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và
phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước
Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Trước sau như một
ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân, các phong trào tiến bộ xã hội trong
cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại; mở rộng quan hệ với các
đảng cánh tả, đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích
quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với
nhân dân các nước trên thế giới.
6. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc,
tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở
mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải
được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.
Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân
tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ
quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm
tương đồng, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành
phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.
Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng,
hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hoà lợi ích cá
nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn
kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không ngừng bồi dưỡng, nâng
cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự
lực, tự cường xây dựng đất nước; xem đó là những yếu tố quan trọng để củng cố
và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt
nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình
thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự
phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức,
quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ
quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu
sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng
trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm
quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành
động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
8. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và
chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức,
kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống
nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng
viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh
đạo của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên
hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách
nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đảng thường xuyên nâng cao năng lực
cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ
động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng
gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình
độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh đạo. Giữ vững
truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân chủ và kỷ luật
trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao; quan tâm bồi
dưỡng lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng.
- Trong quá trình thực hiện tám phương hướng cơ bản nêu trên phải đặc biệt chú
trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa đổi mới, ổn
định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị
trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và
xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.
Đại hội lần thứ XII của Đảng (1-2016) bổ sung mối quan hệ “giữa Nhà nước và
thị trường”, điều chỉnh mối quan hệ “tuân theo các quy luật của thị trường và
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa” .
Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ
bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,
tư tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ
nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây
dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
LIÊN HỆ SINH VIÊN: SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN XÂY
DỰNG CNXH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Loại bỏ lối sống chủ nghĩa cá nhân:
chủ nghĩa cá nhân là luôn đặt lợi ích của cá nhân mình lên trên hết, trước
hết, không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, thậm chí chà đạp lên lợi
ích của người khác để đạt được lợi ích của bản thân.
Số liệu khảo sát năm 2016 cho thấy: nhóm sinh viên ít ước mơ, hoài bão,
chỉ có nhu cầu thực tế gắn với đời sống cá nhân, không quan tâm đến
những vấn đề lớn của xã hội, đất nước chiếm 67%;Với câu hỏi bạn sẵn
sàng tham gia những công việc khó khăn khi Tổ quốc và nhân dân cần, có
62,7% sinh viên trả lời cân nhắc xem có ảnh hưởng gì đến tương lai, lợi
ích của bản thân rồi mới quyết định(11). Khi thấy người khác gặp khó
khăn, hoạn nạn, trước những cảnh bất bình, nhiều sinh viên không dám
giúp đỡ, lên tiếng vì sợ ảnh hưởng, liên lụy đến bản thân. Khi được hỏi,
trước những biểu hiện hành động tiêu cực, phi nhân văn, bạn sẽ làm gì, có
61,3% sinh viên trả lời sẽ xem xét nếu không ảnh hưởng tới bản thân thì
sẽ hành động(12). Một bộ phận sinh viên Việt Nam sa vào tệ nạn xã hội,
chỉ muốn ăn chơi, hưởng thụ, học tậpDo hưởng thụ, ăn chơi, nhiều sinh
viên đã lâm vào cảnh vay nợ. Trong 5 năm 2013-2018, đã xảy ra trên
8.000 vụ án liên quan đến học sinh, sinh viên, trong đó giết người có 37
vụ, cướp, trộm cắp tài sản là 6.000 vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, để xây dựng thành công CNXH phải
có những con người “có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa”, “có ý
thức làm chủ Nhà nước”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần tập thể xã hội chủ
nghĩa và tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “chăm lo việc
nước như chăm lo việc nhà”, “biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại,
không ngồi chờ, đùn đẩy công việc”; đồng thời, phải “thắng được chủ
nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác”(2).
Sinh viên là lực lượng trẻ tuổi, có “sức trẻ” là sức khỏe, sự nhiệt huyết và
trí tuệ; là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
CNXH. Tại Đại hội lần thứ V Hội Sinh viên Việt Nam (năm 1993), Tổng
Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ
nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI
có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, chủ yếu là do thế
hệ thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là bộ phận có vai trò
hết sức quan trọng”(3). Để sinh viên Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc
năm châu thì phải có năng lực, kiến thức và đạo đức cách mạng, chiến
thắng chủ nghĩa cá nhân.
Giải pháp để loại bỏ chủ nghĩa cá nhân trong mỗi sinh viên:
Thứ nhất, đổi mới giáo dục trong các trường đại học, trong đó chú trọng
giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống Đảng ta đã có những định hướng cụ
thể, yêu cầu các trường học, trong đó có trường đại học, không chỉ chú ý
dạy chữ, dạy nghề, cần chú ý dạy làm người “Đổi mới căn bản giáo dục
và đào tạo… nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng
giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, đạo đức lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành tác phong công nghiệp, ý thức
trách nhiệm xã hội”(23). Trong giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho
sinh viên, Đảng ta nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần
cống hiến vì cộng đồng, đất nước, “tăng cường giáo dục phẩm chất đạo
đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”(24); “coi
trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất
nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng
đồng, của dân tộc”(25)
Thứ hai, tăng cường thu hút sinh viên tham gia hoạt động vì cộng đồng
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên đã tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng
như: tri thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới, “vì đàn
em thân yêu”, các hoạt động chăm sóc, khám chữa bệnh, phát thuốc miễn
phí, bảo vệ môi trường, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai... Nhiều
phong trào được phát động thu hút đông đảo sinh viên tham gia như
Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, “Chiến dịch sinh viên tình nguyện”,
phong trào “Tuổi trẻ tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, “Tuổi trẻ làm
theo lời Bác, sống đẹp, sống có ích”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc,
vì bình yên cuộc sống”… Tham gia các hoạt động vì cộng đồng, sinh
viên được rèn luyện, đồng cảm với đồng bào khó khăn, biết quan tâm
những người chung quanh, từ đó dần hình thành tinh thần hy sinh, cống
hiến vì cộng đồng, xã hội.
Hội Sinh viên đã triển khai nhiều hình thức truyền tải những nội dung gần
gũi, cụ thể nhằm giáo dục tư tưởng chính trị, lý tưởng cho sinh viên, có 35
-53,1% sinh viên đánh giá các hoạt động này đạt hiệu quả tích cực(26). Vì
vậy, trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần đổi mới các
hoạt động xã hội về nội dung, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm
lý, lứa tuổi và nhu cầu của sinh viên để phát huy hiệu quả đối với việc xây
dựng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong sinh viên.
Thứ ba, phổ biến sâu rộng những tấm gương tốt, biết hy sinh, cống hiến
cho xã hội trong sinh viên, gắn với việc phê phán những biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân. Trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, vai trò nêu
gương của người thày rất quan trọng. Vì vậy, các trường đại học cần có
những quy chế, quy định, các hình thức đánh giá khen thưởng, kỷ luật
đối với giảng viên không chỉ về năng lực chuyên môn mà cả về phẩm
chất, đạo đức để mỗi giảng viên là tấm gương mẫu mực về tinh thần vì
sinh viên, vì cộng đồng, không tư lợi cá nhân.
Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong việc bồi
dưỡng, hình thành bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, nhân cách thanh niên sinh
viên. Theo một khảo sát trong sinh viên ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam,
với câu hỏi bạn tiếp thu nội dung giáo dục tư tưởng chính trị qua hình
thức nào là chủ yếu, có 52,3% sinh viên trả lời thông qua các phương tiện
truyền thông. oàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần tăng cường giới thiệu,
phổ biến sâu rộng những gương sinh viên chăm chỉ học tập để lập thân,
lập nghiệp, những sinh viên có hoài bão, luôn có tinh thần cống hiến, hy
sinh vì quê hương, đất nước, vì cộng đồng không ngại khó, ngại khổ. Hội
Sinh viên nên giới thiệu nhiều gương tốt trong sinh viên qua các fanpage
của Hội sinh viên để có nhiều sinh viên biết đến và noi theo. Hình
thức giới thiệu cần đa dạng hơn, như thông qua khen thưởng, bài viết,
phỏng vấn, để chính những tấm gương tốt chia sẻ, nói lên suy nghĩ của
mình... Cùng với đó, Đoàn, Hội cần có những hình thức phê phán, lên án
những sinh viên có lối sống ích kỷ, cá nhân, lười biếng, hưởng thụ, sa vào tệ nạn xã hội.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục cách mạng
CHƯƠNG 3: DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I.
DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Sự ra đời và phát triển ủa dân chủ
a. Quan niệm về dân chủ:
b. Sự ra đời và phát triển của dân chủ: ứng mỗi kiểu nhà nước sẽ có một kiểu dân chủ riêng
2. Dân chủ xã họi chủ nghĩa a. Quá tình ra đời
b. BẢn chất của nền dan chủ XHCN: chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng
II. NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1. Sự ra đời, bản chất, chức năng của nnXHCN
2. Bản chất của nhà nước XHCN
3. Chức năng của nhà nước XHCN
4. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
III.DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Trách nhiệm bản thân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Phương hướng của bản thân trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn luôn gương
mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền
giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hòa nhã thân ái với mọi
người, hết lòng vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức,
lối sống, tác phong của người Đảng viên.
- Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc nghề nghiệp. Luôn tham gia
các hoạt động chuyên môn của nhà trường cũng như của Ngành. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
+ Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên: Tôi luôn cập nhật thông
tin trên mọi thông tin đại chúng để chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt để học hỏi.
+ Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng,
bảo vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích,
không bao che, giấu khuyết điểm ….
+ Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết cơ quan đơn vị. Luôn nêu gương trước đảng
viên quần chúng. Nêu cao ý thức trách nhiệm công việc.
- Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
+ Bản thân tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng
nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn gây mất đoàn kết nội bộ.
+ Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu
hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người thân
trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.
Những mặt chưa làm được hoặc còn tồn tại, hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm, bản thân tôi nhận thấy mình cũng còn những nhược
điểm như đôi lúc làm việc còn chưa khoa học, chưa hệ thống. Và tinh thần làm
việc đôi lúc chưa thật sự sâu sát, tỉ mỉ. Làm việc còn nhiều lúc hình thức chưa
lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp. Trong công tác chuyên môn nhiều lúc
phê bình đồng nghiệp còn nóng nảy, gay gắt chưa khéo léo.
Phương hướng phấn đấu, rèn luyện tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân
theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh:
Phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Luôn là người
gương mẫu xứng đáng với niềm tin. Luôn gương mẫu trong các hoạt động, tích
cực vận dụng sáng tạo trong giải quyết công việc được giao, phải luôn nêu
gương về mặt đạo đức, giữ vững lập trường.
Trong thâm tâm của bản thân cũng như trong mọi hành động, tôi luôn quán triệt
tư tưởng sâu sắc trong việc đấu tranh với bản thân để noi theo tấm gương vĩ đại
của Người. Song song với việc xây dựng Đảng tùy theo sức và vị trí của mình,
bản thân tôi cũng luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, chống những luận điệu
xuyên tạc và cơ hội về Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Không ngừng
nâng cao trình độ của bản thân để thích ứng với điều kiện xã hội mới, áp dụng
triệt để và linh hoạt các nguyên tắc của Người tùy theo vị trí của mình như: Tập
trung dân chủ, Tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm minh tự giác, trong cơ
quan cũng như trong cuộc sống cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của
bản thân. Luôn nêu gương trước đồng nghiệp, học sinh. Tuyên truyền đường lối
chính sách pháp luật của Đảng, của nhà nước đến quần chúng nhân dân. Không
ngừng tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Chống các biểu hiện suy thoái
về phẩm chất đạo đức. Luôn tu dưỡng đạo đức phẩm chất nhà giáo, không
ngừng tự học suốt đời.
Vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn
là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ
vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao cho mình. Và để xây dựng
tương lai cho chính mình cũng như đủ đức tài đi tiên phong trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phát triển giàu mạnh, bền vững, bản thân mỗi
người trẻ cần phải tự học tập, tự tu dưỡng, phấn đấu ở mọi nơi, mọi lúc và suốt đời.

1. Thế hệ trẻ là lực lượng xung kích, rường cột, tương lai của nước nhà
Từ nhận thức sâu sắc rằng, “Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu
từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội” , Chủ tịch Hồ Chí [2] Minh đã đánh
giá cao vai trò của thế hệ trẻ - những người mang trong mình bầu nhiệt huyết,
sức sống tràn trề, năng lực sáng tạo, v.v.. đối với sự trường tồn của đất nước. Vì
vậy, xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng và hành động, Người đã không chỉ
cuốn hút họ bằng những năm tháng tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết của mình mà
còn kêu gọi, thức tỉnh, giác ngộ và cổ vũ họ tham gia cách mạng; đồng thời chú
trọng đào tạo, bồi dưỡng, sẵn sàng giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để thế hệ trẻ
được học tập, lao động, cống hiến, góp sức mình cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại cho thấy: Khi đất nước đang đắm chìm
trong đêm trường nô lệ; khi lựa chọn đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Nguyễn Ái
Quốc- Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức sâu sắc rằng cách mạng muốn thành
công, trước hết phải tập hợp lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng. muốn thức
tỉnh nhân dân đi theo con đường cách mạng trước hết phải giác ngộ cách mạng
cho thanh niên và thức tỉnh thanh niên để thức tỉnh cả dân tộc. Vì thế, Người đã
hướng về thế hệ trẻ Việt Nam, tổ chức, giáo dục, rèn luyện họ, đưa họ đến với
cách mạng; đồng thời cổ vũ họ phát huy vai trò của mình, góp sức vào thắng lợi
chung của sự nghiệp cách mạng. Thiết thực và hiệu quả, Người đã thành lập Hội
Việt Nam Cách mạng thanh niên mà nòng cốt là Cộng sản đoàn; đã ra
báo Thanh niên; mở và giảng dạy tại những lớp huấn luyện chính trị để đào tạo
thanh niên Việt Nam yêu nước trở thành những cán bộ cốt cán của Đảng, của phong trào cách mạng.
Lòng yêu nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần cách mạng, sự nhiệt tình, gan
dạ và những tấm gương hy sinh dũng cảm của thế hệ trẻ nước nhà (thông
qua Đoàn Thanh niên cứu quốc,
Đội Thiếu nhi cứu quốc, Đội Nhi đồng cứu
quốc) đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc mùa thu năm 1945, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một
trang sử mới, một kỷ nguyên mới đã mở ra khi đất nước giành được độc lập và
đi cùng đó là một tiền đồ rực rỡ của thế hệ trẻ gắn liền với những nhiệm vụ nặng
nề. Khi ấy, tràn đầy niềm tin tưởng vào thế hệ trẻ đối với vận mệnh của nước
nhà, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã không chỉ gửi
thư động viên, khích lệ học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của
nước Việt Nam độc lập: “Nước nhà mong chờ ở các em rất nhiều. Non sông
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em”[4], mà còn khẳng định thế hệ trẻ,
trước hết là thanh niên chính là đội dự bị, lực lượng kế cận không thể thiếu của
sự nghiệp cách mạng, của tương lai đất nước.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vận mệnh của quốc gia, dân tộc thịnh hay suy,
yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên - những người có trách nhiệm thực
hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã chuyển giao cho mình:
“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.
Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi
nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng
nào”[5]. Do đó, càng khó khăn, thử thách thì thanh niên càng phải nỗ lực rèn
luyện về mọi mặt để trở thành một lực lượng to lớn, vững chắc; phải là những
người không chỉ gánh vác trọng trách mà còn phải vượt lên những gì thế hệ
trước mong muốn (nhưng chưa thực hiện được do những hạn chế, những điều
kiện lịch sử quy định). Đó phải là những người luôn "tiếp sức cách mạng cho thế
hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương
lai - tức là các cháu nhi đồng... là người trong công cuộc xung phong phát triển
kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”[6]…
Để hoàn thành sứ mệnh đó và nhất là muốn trở thành những người cách mạng
có đức và có tài, có thể gánh vác được trách nhiệm mà Tổ quốc và nhân dân
giao phó; đồng thời làm chủ tương lai một cách xứng đáng, thì mỗi người ngay
từ khi còn trẻ đã luôn phải tự giác rèn luyện tinh thần, phẩm chất đạo đức và bản
lĩnh của mình; phải tích cực làm việc để chuẩn bị cho tương lai với tâm thế
“điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức
tránh, dù là một điều trái nhỏ”
. Mỗi người, không chỉ phải ra sức học tập [7]
trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội; học tập qua sách vở và trau dồi tri
thức, làm giàu tri thức của mình từ chính thực tiễn cuộc sống mà còn phải luôn
nghiêm khắc với bản thân, tự phê bình và phê bình để khắc phục những nhược
điểm: nóng vội, thiếu thực tế, hình thức, chủ quan…, đồng thời phải cố gắng học
tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp và phải rèn luyện đạo đức cách mạng. Hơn
nữa, với sức trẻ cảu mình, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên phải xung
phong trong mọi công tác (đi trước, làm trước, gương mẫu trước) trên tinh thần
chủ động, gan dạ, sáng tạo; đồng thời, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần
cầu tiến, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến bộ mãi không ngừng…
Khẳng định rằng, học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn, cho
nên cùng với việc xác định giáo dục, học tập là một phương thức chủ yếu để bồi
dưỡng thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu và nhấn mạnh thế hệ trẻ
phải luôn tự rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt, trong mọi lĩnh vực để xây dựng,
phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết. Đồng thời, thế hệ trẻ “cần phải
chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo vun vén cho lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của
mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh
lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng và xa xỉ. Chống cách sinh
hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”[10] - là những thói xấu kìm
hãm chí tiến thủ của mỗi người nói chung, của thế hệ trẻ nói riêng.
Không chỉ quan tâm, chăm lo và giáo dục, cổ vũ thế hệ trẻ học tập, rèn luyện và
phấn đấu để trưởng thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương suốt đời
tận tâm, tận lực học tập, rèn luyện, phấn đấu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Cả cuộc đời Người là một
mẫu mực của đạo đức cách mạng, “cần kiêm liêm chính, chí công vô tư”, hết
lòng, hết sức phấn đấu vì độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống ấm no,
hạnh phúc của nhân dân. Nặng lòng với thế hệ trẻ, trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ
Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt,
mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng
cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên””[11].
2. Tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kế cận đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng
Thấm nhuần và thực hiện những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lớp lớp thế
hệ trẻ Việt Nam đã nỗ lực học tập, lao động, phấn đấu xứng đáng với niềm tin
yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của cha anh. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã
chứng minh rằng, thế hệ trẻ Việt Nam thực sự là lực lượng xung kích trong sự
nghiệp cách mạng; là đội hậu bị xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước
và nhân dân. Thế hệ trẻ Việt Nam - thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, tre già măng
mọc trưởng thành từ những Đội Cứu quốc, Tổng hội sinh viên, Hội truyền bá
quốc ngữ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đoàn quân Nam tiến đến
phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “Năm xung
phong”,v.v.. năm xưa đã góp sức mình vào chiến thắng chung của dân tộc trong
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc,
thống nhất Tổ quốc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tiếp bước cha anh, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang tích cực “xây dựng lại đất
nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” như mong ước của Người. Những tấm
gương, điển hình tiên tiến, xung kích, đi đầu trong chiến đấu, lao động, học tập
và công tác, nhất là trong hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã tiếp tục
khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của thế hệ trẻ. Trên cơ sở quán triệt quan
điểm “xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước”/là chuẩn bị cho tương
lai của dân tộc, tổ chức cơ sở Đoàn các cấp đã không chỉ nhận thức rõ trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình mà còn phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của
đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong thi đua thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thiết thực hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Thông qua đó, tạo môi
trường thuận lợi để thế hệ trẻ trải nghiệm, tự rèn luyện mình, phấn đấu và trưởng
thành, góp sức, bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ
vang của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Nỗ lực học tập, lao động để trau dồi, nâng cao tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ,
kỹ năng sống và làm việc trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tác động cảu Cách
mạng công nghiệp 4.0; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các chương trình
hành động của tuổi trẻ cả nước được triển khai sâu rộng như: “Lập thân, lập
nghiệp, xây dựng đất nước phồn vinh”, “Bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an
ninh”, “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hóa, thể thao”,
“Công tác xã hội, bảo vệ môi trường”, “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”,
“Tuổi trẻ Việt Nam - Câu chuyện hòa bình”, “Đoàn viên phấn đấu trở thành
đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”… đã không chỉ giới thiệu bao đoàn viên
ưu tú để kết nạp và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn bồi
dưỡng được nhiều cán bộ Đoàn trúng cử vào cấp ủy các cấp, trúng cử đại biểu
Quốc hội khóa và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong những nhiệm kỳ vừa qua.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rõ rằng, chịu ảnh hưởng từ những mặt trái của
nền kinh tế thị trường, và nhất là do thiếu bản lĩnh và không nghiêm túc trong
rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh niên đã phai nhạt lý tưởng cách mạng,
sống buông thả, lười học tập và thiếu tu dưỡng đạo đức; thậm chí có người đã vi
phạm pháp luật, v.v.. Cùng với đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh niên
có biểu hiện xa rời và thiếu niềm tin vào sự phát triển của đất nước; thiếu bản
lĩnh trước những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch. Không ít bạn trẻ
đã chọn lối sống thực dụng, vô cảm trước những khó khăn, thử thách của đất
nước; chạy theo lợi ích vật chất…
https://hochiminh.vn/tu-tuong-dao-duc-ho-chi-minh/the-he-tre-phai-luon-tu-ren- luyen-tu-duong-ve-moi-mat-6486
Câu hỏi 3: Nhiệm vụ chính trị của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay là gì? Trả lời:
Đảng ta xác định nhiệm vụ cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là: Kiên định
con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đường lối đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phấn đấu đến năm 2020, nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trên cơ sở nhiệm vụ cách mạng của Đảng và thực tiễn công tác Đoàn và phong
trào thanh niên hiện nay, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII đã xác định nhiệm
vụ chính trị của thanh niên Việt Nam là: "Rèn luyện về lý tưởng, đạo đức cách
mạng, về trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, về thể chất, xung kích đi
đầu tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; xây dựng Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vững
mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, góp phần xây dựng Tổ
quốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Khẩu hiệu hành động là: "Tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động
sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Phong trào thi đua lớn là: "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", với 4 nội dung:
1. Thi đua học tập, đi đầu xây dựng xã hội học tập và tiến quân vào khoa học công nghệ.
Trong giai đoạn phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức,
việc học tập để đáp ứng với sự phát triển đó trở thành yêu cầu và nhu cầu thiết
thân đối với mỗi thanh niên.
- Tinh thần và thái độ học tập của thanh niên phải là: Học để làm người, học để
phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân; học ở trường, học ở sách vở, học lẫn
nhau, học ở nhân dân, học suốt đời, thanh niên phải đi đầu trong một xã hội học tập.
- Học tập toàn diện: Văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin
học… Tích cực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật,
hăng hái tham gia các hoạt động sáng tạo.
2. Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới.
- Thi đua lập thân, lập nghiệp, xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính
đáng. Phát triển rộng rãi phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi; đẩy mạnh phong
trào tiết kiệm, tích luỹ trong thanh niên.
- Đẩy mạnh hoạt động lao động sáng tạo với tri thức và công nghệ mới, với năng
suất và chất lượng sản phẩm cao hơn trước. Đẩy mạnh hoạt động “Sáng tạo trẻ”,
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới.
3. Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích thực hiện nhiệm vụ kinh tế -
xã hội. Đặc biệt ở những lĩnh vực, địa bàn và đối tượng khó khăn.
- Tổ chức và tích cực tham gia các phong trào tình nguyện. Tổ chức thường
xuyên các hoạt động tình nguyện tại chỗ, ngày thứ bảy tình nguyện, chủ nhật
xanh; thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện đảm nhận các việc khó, việc
mới, những vấn đề bức xúc; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống
thiên tai. Tình nguyện giúp đỡ người già, gia đình chính sách, trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn. Tích cực và gương mẫu tham gia xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.
- Xung kích thực hiện các chương trình dự án. Tham gia thực hiện các dự án
quốc gia về phát triển kinh tế biển đảo, xây dựng đường Hồ Chí Minh, xây dựng
cầu nông thôn mới và khu dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long. Chủ động đề
xuất đảm nhận các dự án, các công trình, phần việc thanh niên tham gia phát
triển kinh tế – xã hội của địa phương.
4. Xung kích bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Hăng hái tham gia các hoạt động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, gương
mẫu thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, thường xuyên học tập nâng cao nhận thức
về tình hình, nhiệm vụ mới, ý thức cách mạng, nhận rõ âm mưu "diễn biến hoà
bình" của các thế lực thù địch.
- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội, giữ gìn an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Tham gia có hiệu quả phong trào "Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ
nguồn”, “Khoẻ để giữ nước” và cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo".
- Trong thanh niên Quân đội, đẩy mạnh phong trào "Giành 3 đỉnh cao quyết
thắng" và cuộc vận động "Thanh niên Quân đội mẫu mực xây dựng chính qui”
với 5 nội dung: Mẫu mực về đạo đức, lối sống; mẫu mực về hành động theo điều
lệnh; mẫu mực về lễ tiết, tác phong quân nhân; mẫu mực về nội vụ vệ sinh; mẫu
mực về kỷ luật tự giác, nghiêm minh.
- Trong thanh niên Công an, thi đua thực hiện tốt phong trào "Thanh niên Công
an học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" cụ thể là phong trào "2 thi đua, 2 tình
nguyện", với 4 nội dung là: Thi đua rèn đức, luyện tài; thi đua xung kích lập
công; tình nguyện tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, hướng về cơ
sở; tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.
Câu hỏi 4: Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mỗi đoàn viên, thanh niên cần phải làm gì? Trả lời:
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, người thanh niên thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá phải là người có lý tưởng và đạo đức cách mạng; có lối sống văn
hoá; có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn,
nghề nghiệp; có sức khoẻ tốt; có năng lực, tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới,
có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, mỗi đoàn viên, thanh niên cần phải:
- Trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hoá, chấp hành nghiêm
chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Gương
mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ. Ra sức nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ, tin học.
Vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ.
- Hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, ngày thứ bảy tình nguyện; tham
gia các đội hình thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đảm nhận việc khó, việc mới,
những vấn đề bức xúc; chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn
quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương, đơn vị.
- Phấn đấu nâng cao chất lượng của người đoàn viên; tích cực tham gia các hoạt
động của Đoàn, Hội, Đội; mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt động
của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc công tác.
Người đoàn viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước hết phải là: Người công dân tốt;
Người bạn tốt của thanh niên;
Là tấm gương tốt của thiếu nhi;
Là người có uy tín trong tập thể thanh niên và cộng đồng dân cư.
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC HỖ TRỢ DOANH
NGHIỆP SAU GIÃN CÁCH XÃ HỘI
:
Trong Thông báo 272/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cô •ng đồng doanh nghiê •p
và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiê •p trong bối cảnh
dịch COVID-19, Thủ tướng nhận định: Trong gần 2 năm vừa qua, dịch COVID-
19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội, sức khỏe, đời sống
của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đảng, Nhà
nước ghi nhận, đánh giá cao sự chung tay, chung sức, đồng lòng, chia sẻ khó
khăn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân với Đảng, Nhà nước, các cấp,
các ngành và nhân dân cả nước, đóng góp thiết thực, hiệu quả, kịp thời về nhiều
mặt trong công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh dịch bệnh với biến chủng Delta diễn biến nhanh, phức tạp và
khó lường, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự
cường, nỗ lực thích ứng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm và
thu nhập cho người lao động; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau
cùng vượt qua thách thức; thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của
doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với đất nước.
Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng
doanh nghiệp, doanh nhân đang đối mặt. Thời gian qua, Chính phủ đã lãnh đạo,
chỉ đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát
triển kinh tế. Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, cơ cấu lại nợ,
giãn, hoãn, miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất,
giảm tiền điện, giá điện… Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành và thực hiện các giải
pháp trong điều kiện cao nhất có thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động,
phấn đấu đưa cả nước sớm trở lại trạng thái bình thường mới; thực hiện đồng bộ
2 chiến lược tổng thể phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và chiến
lược khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới; trước
mắt, triển khai lộ trình “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiê •u quả dịch bê •nh COVID-19”.
Để thực hiê •n mục tiêu vừa chống dịch hiê •u quả, vừa khôi phục và phát triển
kinh tế, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp,
doanh nhân, cùng nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm khắc phục khó khăn, giữ vững
niềm tin, lấy khó khăn, thách thức làm đô •ng lực vươn lên, không vì khó khăn
mà bi quan, hoang mang, lo sợ; tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải
đoàn kết, phát huy dân chủ, huy đô •ng trí tuê • tâ •p thể.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng
bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội, Chính phủ, luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động.
Mọi chính sách đều hướng đến người dân và doanh nghiệp
Thủ tướng yêu cầu các các bộ, ngành và địa phương khẩn trương rà soát các
kiến nghị của VCCI, hiệp hội, doanh nghiệp tại Hội nghị để kịp thời xử lý theo
quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc “lợi ích hài hòa - rủi ro chia
sẻ” giữa Nhà nước và doanh nghiệp, chú trọng hiệu quả, không phô trương, hình
thức, nói đi đôi với làm.
Đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn, triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09
tháng 9 năm 2021 của Chính phủ và các chính sách, giải pháp về phòng, chống
dịch COVID-19 với tinh thần hợp tác công tư chặt chẽ để phát huy đồng bộ
nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp.
Ưu tiên cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, coi đây là mô •t trong những
nhiệm vụ chính trị trọng tâm; tiếp tục rà soát các vướng mắc, bất cập trong các
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để kịp thời tháo gỡ trên nguyên tắc
vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, mọi chính sách đều phải hướng đến
người dân và doanh nghiệp, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục
vụ; kịp thời đề xuất phương án tháo gỡ, xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền.
Rà soát, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí, thủ
tục cho doanh nghiệp; khơi thông mọi nguồn lực cho đầu tư, kinh doanh; thực
hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 đi cùng với thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với công
tác kiểm tra, giám sát và quản lý của Nhà nước chă •t chẽ, hiê •u quả.
Thủ tướng yêu cầu Bô • Y tế hướng dẫn cụ thể về các biê •n pháp phòng chống
dịch cho doanh nghiê •p, khu công nghiê •p, khu công nghê • cao, khu chế xuất…
(chú ý khi xây dựng hướng dẫn cần lấy ý kiến các đối tượng được điều chỉnh).
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ Chương trình
phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp trước mắt và
tổng thể, dài hạn hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
Tiếp tục tham mưu, đẩy mạnh hoạt động của các Tổ công tác đặc biệt của Thủ
tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh
hưởng bởi dịch COVID-19; rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy
thực hiện dự án đầu tư, đầu tư công tại các bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời, khẩn trương hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định 80/2021/NĐ-
CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; sớm
hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho
doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh giai đoạn 2021-2025.
Bộ Tư pháp khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan
hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Đầu tư
công, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Đầu tư, Đấu thầu, Điê •n lực,
Doanh nghiê •p, Hỗ trợ doanh nghiê •p nhỏ và vừa, Hải quan, Thuế tiêu thụ đă •c
biê •t, Thi hành án dân sự nhằm giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn còn tồn tại
giữa các luật, bảo đảm sự thống nhất, khắc phục những vướng mắc trong thực hiện.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ
Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao
động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; trình Thủ
tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021.
Giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu
Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và nghiên cứu xem xét các giải
pháp giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu; có chương trình
hành động cụ thể nhằm nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các
Hiệp định thương mại tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng
hóa và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong
các Hiệp định thương mại tự do.
Phối hợp với Bô • Tài chính kiểm tra viê •c nhâ •p khẩu nguyên vâ •t liê •u, hàng hoá,
trang thiết bị tạm nhâ •p tái xuất đảm bảo đúng quy định pháp luâ •t, góp phần tăng
xuất khẩu, hạn chế nhâ •p siêu.
Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, rà soát các bất cập đối với vấn đề nhà ở
cho công nhân, các dự án, công trình chưa hoàn thành chịu tác động trực tiếp từ
các biện pháp chống dịch COVID-19, trình Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung
những văn bản pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh, tạo mọi điều kiện
cho việc duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh,
không để đứt gãy nguồn cung ứng; xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường lao
đô •ng cho các doanh nghiê •p, nhất là doanh nghiê •p xuất khẩu.
Các địa phương phục hồi kinh tế trong điều kiê |n thích ứng an toàn
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây
dựng và công bố kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh
tế/hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiê •n thích ứng an toàn, linh hoạt và
kiểm soát hiê •u quả dịch bê •nh; cùng với doanh nghiệp, chủ động nghiên cứu,
thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, phù hợp
với dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp; công nhân,
người lao đô •ng trong các doanh nghiê •p, doanh nhân được ưu tiên tiêm vaccine
an toàn, khoa học, hiê •u quả theo hướng dẫn của Bô • Y tế.
Nghiên cứu các giải pháp nhằm xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế bền
vững đến năm 2023, bảo đảm triển khai các giải pháp thích ứng với lộ trình
kiểm soát dịch bệnh, trong đó tập trung phục hồi các ngành, lĩnh vực trọng tâm của địa phương.
Tăng cường đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhằm tháo
gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và đánh giá thực chất
kết quả xử lý các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục nêu cao tinh thần dân
tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tự lực, tự cường, phát huy hơn
nữa tính chủ đô •ng, tự chủ và nâng cao tinh thần trách nhiê •m, nỗ lực vượt qua
khó khăn, thách thức; hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ.
Chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn
với chuyển đổi số; nâng cao năng lực, sức cạnh tranh; quan tâm đến việc “giữ
chân” người lao động, chuyển đổi lao động, tái cấu trúc lao động; đầu tư hơn
nữa cho công nghệ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ để biến thách thức thành cơ
hội; tạo chuẩn giá trị mới, quan tâm hơn đến phục vụ người dân và nhu cầu
trong nước; mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tích cực hiến kế cho chính quyền các cấp để xây dựng kế hoạch mở cửa của
từng địa phương; đóng góp sáng kiến cho Chương trình phục hồi kinh tế bền
vững đến năm 2023, trong đó có các nội dung liên quan đến phục hồi cho khu vực doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng đề nghị các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp chủ động nghiên
cứu, đánh giá thách thức và thời cơ của ngành, lĩnh vực, kịp thời chia sẻ, hướng
dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên và ngành hàng; tăng cường tính
liên kết giữa các doanh nghiệp hội viên, hợp tác cùng phát triển; chủ động đề
xuất với Chính phủ các giải pháp, sáng kiến để phát triển doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế Câu 5: trang 238
- Sự gắn liền giữa tôn giáo và dân tộc tạo bản sắc văn hóa trước xu thế toàn cầu hóa
Nho giáo, học thuyết chính trị-xã hội, song khi được du nhập vào Việt Nam đã
mang màu sắc tôn giáo rõ nét. Bên cạnh Nho giáo, Phật giáo cũng được du nhâp
vào nước ta, bị “dân tộc hóa”, 2 tôn giáo này cũng như một số tôn giáo khác dần đi
vào tâm thức của nhân dân ta, tạo ra những nét, những đặc điểm riêng cộng với văn
hóa bản địa riêng ở nơi đây đã tạo nên bản sắc văn hóa riêng chỉ nước ta mới có –
đây là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh của dân tộc chống lại mưu đồ đồng hóa
dân tộc hàng ngàn năm của phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc đồng thời cũng
chống. Trước xu thế toàn cầu hoá sự gắn kết giữa tôn giáo và dân tộc tạo nên bản
sắc văn hoá vẫn là xu hướng cơ bản, song có điều trong quá trình đó các tôn giáo
cũng tự phải biến đổi mình để thích nghi, để tồn tại, thậm chí phát triển theo yêu
cầu xã hội tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, tộc người nhằm phá vỡ
khối đại đoàn kết dân tộc
Trong giai đoạn hiện nay dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá, sự lợi dụng vấn đề tôn
giáo của các thế lực thù địch mang nội dung mới và tính chất phức tạp hơn nhiều. Ở
nước ta, từ sau năm 2001 các thế lực thù địch công khai ủng hộ, dựng lên cái gọi là
"Nhà nước Đềga", "Tin Lành Đềga" nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa người Kinh và
người Thượng, chia rẽ và phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, và muốn tách Tây
Nguyên ra khỏi Tổ quốc Việt Nam. Mưu đồ này được dựng bởi những kịch bản
tương tự như “Tổ quốc của người Mông” với Tin Lành - Vàng Chứ ở các tỉnh miền
núi phía Bắc, “Nhà nước Khmer Crôm” gắn với Phật giáo Nam Tông ở khu vực
Tây Nam Bộ. Tất cả nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong một
quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như nước ta dẫn đến suy giảm và lụi tàn văn hóa
ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống chính trị-xã hội, cũng như ảnh hưởng đến thực
hiện chủ trưởng chính sách của Đảng và nhà nướ Liên hệ Nga-UKCAINA
VỀ CUỘC XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE HIỆN NAY
Cuộc khủng hoảng chính trị Nga - Ukraine hiện nay bắt nguồn từ sau khi kết
thúc Chiến tranh lạnh đến nay, gần hơn là năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo
Crimea, tiếp theo là một số bất ổn ở khu vực Donbass, phía đông của Ukraine -
nơi có hai nước Cộng hòa tự xưng là Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR).
Gần đây nhất là từ cuối năm 2021 đến nay, tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng
vào thời điểm tháng 12/2021, Nga gửi đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO) bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm, trong đó nêu rõ các quan
ngại về an ninh được coi như những “lằn ranh đỏ”, đó là: 1) Ukraine không thể
trở thành thành viên của NATO; 2) NATO không tiếp tục mở rộng sang phía
đông; 3) NATO quay trở lại điểm xuất phát năm 1997, nghĩa là trước khi mở
rộng sang phía đông, kết nạp các nước Đông Âu và ba nước Cộng hòa Baltic
làm thành viên mới mà Nga cho là đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và lợi ích
chiến lược của Nga. Sau khoảng 1 tháng rưỡi, Mỹ và NATO gửi lại bản phản
hồi tới Nga kèm theo các đề nghị không được đáp ứng thỏa đáng. Theo Mỹ và
NATO, tất cả quốc gia có chủ quyền như Ukraine nếu có yêu cầu về an ninh, có
thể làm đơn xin gia nhập không chỉ NATO mà bất kỳ tổ chức nào khác phù hợp
với lợi ích quốc gia của Ukraine. Bản phản hồi cũng nhấn mạnh, việc Nga yêu
cầu NATO quay trở lại điểm xuất phát năm 1997 là không hợp lý. Điều này
khiến Nga cho rằng, những đề nghị chính đáng của mình không được Mỹ và NATO coi trọng.
Xoay quanh việc Nga triển khai lực lượng quân sự lớn tới khu vực giáp biên giới
với Ukraine từ cuối tháng 11/2021, ngày 22/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir
Putin đã công bố quyết định công nhận độc lập của hai nước DPR và LPR, đồng
thời điều quân đến đây để thực hiện “nhiệm vụ gìn giữ hòa bình”. Trước nguy
cơ an ninh ngày càng hiện hữu sau khi Ukraine dự kiến ký kết một hiệp định
quân sự chiến lược với Anh và Ba Lan, vào ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga V.
Putin tiếp tục tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông Ukraine,
nhằm đáp lại lời đề nghị hỗ trợ bảo đảm an ninh của lãnh đạo hai nước DPR và LPR. MỘT SỐ LÝ GIẢI
Nhìn tổng quát, cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay về cơ bản có thể được lý
giải tiếp cận từ hai góc độ chính sau:
Thứ nhất, từ góc độ chủ nghĩa hiện thực chính trị, khi tìm hiểu về quy luật vận
động và đấu tranh của nền chính trị quốc tế. Nằm trên lục địa Âu - Á, Ukraine là
“vùng đệm tự nhiên” giữa Đông và Tây. Cả Nga và phương Tây đều cho rằng,
bên kia là mối nguy cơ an ninh, đe dọa sự tồn tại của mình.
Theo Nga, việc Ukraine xin gia nhập NATO sẽ làm mất cân bằng cán cân quyền
lực an ninh ở sườn phía tây của Nga, đe dọa đến không gian sinh tồn của nước
Nga, mất vùng đệm chiến lược, suy giảm ảnh hưởng địa - chính trị từng có trong
thời kỳ Liên Xô, do đó Nga phải hành động kịp thời để ngăn chặn mối nguy cơ
an ninh này để duy trì “vùng đệm an ninh” sống còn, chống lại nỗ lực mở rộng
ảnh hưởng về phía tây của NATO.
Trong khi đó, Mỹ và phương Tây lý giải đó là việc họ cần làm để ngăn chặn
Nga nổi lên ở khu vực. Điều này sẽ đe dọa đến an ninh châu Âu (khu vực ảnh
hưởng truyền thống của Mỹ), đoàn kết nội khối NATO, vai trò lãnh đạo toàn cầu
và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ.
Nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề Ukraine có thể kể đến cựu Cố vấn An ninh quốc
gia Mỹ Zbigniew Brzezinski với cuốn sách “Bàn cờ lớn” (The Grand
Chessboard) và học giả người Mỹ về quan hệ quốc tế John Mearsheimer với
nhiều tác phẩm, như “Cân bằng khơi xa: Đại chiến lược ưu việt của Mỹ”(1),
“Đừng cung cấp vũ khí cho Ukraine”(2)..., bày tỏ rõ quan điểm rằng khi Liên Xô
sụp đổ, không còn một cường quốc chi phối khu vực nào khác tồn tại, Mỹ lẽ ra
nên giảm dần sự hiện diện quân sự tại đây, xây dựng quan hệ thân thiện hơn với
Nga và giao trả nhiệm vụ bảo vệ an ninh châu Âu cho người châu Âu. Thay vào
đó, trên thực tế Mỹ lại mở rộng NATO và “phớt lờ” các lợi ích của Nga, góp
phần châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine và nhiều xung đột
khác. Ở góc độ tiếp cận này, sẽ thấy rõ hai khung luận điểm chính, đó là: 1) Chủ
nghĩa bá quyền toàn cầu/khu vực - chính trị cường quyền; 2) Sự trở lại rõ nét
của tư duy địa - chính trị trong thế kỷ XXI, nhất là tư duy về vùng đệm, sân sau, biên giới, phên giậu.
Thứ hai, từ góc độ chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa tự do - gốc rễ là sự xung đột
không thể giải quyết giữa hai nền văn minh Anglo-Saxon và Slavo, là phản ứng
trước sự bành trướng địa - chính trị của những người Anglo - Saxon dưới lớp vỏ
lan rộng của toàn cầu hóa muốn thống trị toàn bộ châu Âu. Người Slavo cho
rằng, đây là sự trở lại không gian lịch sử và vị trí của họ trên thế giới mà đại diện là Nga.
Bên cạnh đó, có thể kể đến yếu tố chủ nghĩa dân tộc của Nga với lòng tự hào, tự
tôn dân tộc rất cao. Đối với Nga, tình trạng suy giảm của kinh tế - trật tự xã hội
trong nước và việc Nga phải từ bỏ ảnh hưởng tại nhiều khu vực trên toàn cầu
chính là hậu quả của việc Liên Xô sụp đổ. Quá khứ hào hùng của nước Nga đã
tạo nên tinh thần dân tộc cao độ. Mặc dù nước Nga chịu tổn thất nặng nề về
người và của trong Chiến tranh thế giới thứ hai song những đóng góp quan trọng
của Nga trong việc duy trì, bảo đảm hòa bình, an ninh thế giới chính là sự khẳng
định vị thế của Nga trên trường quốc tế.
Xét về góc độ lịch sử văn hóa, các nhà phân tích cho rằng xung đột quân sự Nga
- Ukraine phần nào xuất phát từ tinh thần chủ nghĩa dân tộc cao ở Nga. Đồng
thời, cuộc xung đột còn có thể được lý giải xuất phát từ sự bá quyền tự do của
Mỹ, khiến Mỹ cam kết, xuất khẩu, phổ biến các giá trị dân chủ đến tận những
nơi xa lạ, nghĩa là cần phải có lực lượng quân sự chiếm đóng đi cùng và phải
luôn can thiệp vào các dàn xếp chính trị của các khu vực. Điều này thường gây
ra sự chống đối của những người theo chủ nghĩa dân tộc. Nga coi việc Mỹ can
thiệp và áp đặt các giá trị dân chủ, nhân quyền đối với Nga là nguy cơ gây mất
ổn định chính trị nội bộ.
TÌNH TRẠNG DI CƯ HIỆN NAY
Trong một bản báo cáo vừa được công bố, Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex)
cho biết, số người di cư trái phép đến các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong năm
2020 đã giảm 13%, xuống còn khoảng 124.000 người, so với cùng kỳ năm trước. Đây là con
số thấp nhất về người di cư trái phép vào châu Âu được ghi nhận kể từ năm 2013. Phần lớn
những người di cư đến từ Syria, tiếp theo là Tunisia, Algeria và Morocco.
Frontex cũng lưu ý về sự gia tăng số lượng người di cư trái phép lựa chọn để tới châu Âu
qua ngả Tây Phi, Trung Địa Trung Hải và Tây Balkan. Trong đó, Trung Địa Trung Hải đang là
tuyến đường “nhộn nhịp” nhất với hơn 35.600 trường hợp bị phát hiện và chặn lại, tăng gấp 3
lần so với năm 2019. Trước đây, những người di cư trái phép từng “chuộng” tuyến đường Đông
Địa Trung Hải. Tuy nhiên, tranh chấp lãnh hải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến tuyến
đường này ghi nhận giảm tới 76% người di cư tìm cách đến các nước EU vào năm ngoái, theo
Frontex. Dù vậy, “thành quả” trên lại chủ yếu đến từ lý do khách quan thay vì sự chung tay của
các quốc gia thành viên EU. Frontex nhấn mạnh, số người di cư bất hợp pháp giảm về tổng thể
là do nhiều nước EU thực hiện các biện pháp siết chặt quản lý việc đi lại xuyên biên giới cũng
như kiểm soát lãnh hải nhằm phòng, chống sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Châu Âu vẫn luôn là “thỏi nam châm” đối với người di cư, chủ yếu là từ châu Phi và khu
vực Trung Đông. Thực tế, các nước châu Âu coi việc sử dụng người nhập cư là một cách để
mở rộng thị trường lao động nhờ chi phí thấp hơn so với thuê lao động bản địa hoặc để làm
những việc mà người dân các quốc gia đó không thể hoặc không muốn làm. Do vậy, ngày càng
nhiều người nhập cư đã tìm cách vượt biên vào châu Âu mang theo giấc mơ đổi đời. Thế nhưng,
con đường nhập cư chính thống để đặt chân đến châu Âu thường phải mất nhiều năm đi kèm
với những thủ tục pháp lý khắt khe, phức tạp nên người di cư buộc phải chọn cách thức bất hợp pháp.
Trước đó, vào năm 2015, hơn 1 triệu người di cư đã ùn ùn kéo đến châu Âu đã tạo nên một
trong những cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất lịch sử “lục địa già”. Nhằm tránh lặp lại tình trạng
tương tự, bên cạnh việc thành lập các lực lượng đặc trách, EU kêu gọi các nước trong khối chia
sẻ trách nhiệm về người di cư, coi đây là đáp án cho bài toán người di cư. Dẫu vậy, thực tế là
vấn đề này lại gây chia rẽ từ trong nội bộ EU. Đến nay, Hy Lạp và Italy vẫn là hai cửa ngõ
chính tiếp nhận người di cư. Tuy nhiên, Athens và Rome thường xuyên bị quá tải bởi nhiều
quốc gia Đông Âu chỉ chấp nhận một số lượng “nhỏ giọt” người di cư với lý do lo ngại về an
ninh và ngân sách phúc lợi eo hẹp.
Thực hiện tinh thần “đoàn kết bắt buộc”, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một hiệp ước về
di cư và cư trú mới vào cuối tháng 9 - 2020. Theo đó, EC sẽ xem xét khả năng kinh tế và dân
số của các nước thành viên rồi “khoán” số người di cư dự kiến mà mỗi nước phải tiếp nhận
hằng năm, đồng thời có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt cho các nước tiếp nhận. Được kỳ vọng
sẽ có hiệu lực từ năm 2023, hiệp ước cần nhận được sự nhất trí của tất cả các nước thành viên
EU và Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, cơ chế này chưa hoàn toàn được hưởng ứng, theo nhận
định của Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer “Vẫn có những quan điểm khác nhau về quy
định phân bổ hạn ngạch người di cư”.
Dù dòng người di cư đổ về châu Âu hiện đã có xu hướng ngày càng giảm nhiều so với vài
năm trước, song đó vẫn không phải là một tin vui hoàn toàn khi EU chưa thống nhất được cách
tiếp cận và giải quyết triệt để. Vấn đề này vẫn phải được coi là một trong những thách thức
chung và cấp thiết của cả khối, nhất là khi đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Quan điểm cá nhân về vấn đề dân tộc hiện nay
Vấn đề dân tộc luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia
có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại. Nó có thể ảnh hưởng đến 8
sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia đó nếu không được
giải quyết một cách đúng đắn.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chưa bao giờ thế giới đương đại có những
biến chuyển, dịch chuyển to lớn trên nhiều mặt như hiện nay, đặc biệt dưới tác động mạnh mẽ
của cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ số, thông tin và công nghệ sinh học hay
nó còn được biết đến là toàn cầu hóa. Thực chất, thế giới toàn cầu hóa là một không gian kinh
tế, xã hội, văn hóa và chính trị dưới sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế do đông đảo các
quốc gia dân tộc và các chủ thể quan hệ quốc tế khác triển khai. Với chiều sâu của quá trình hội
nhập quốc tế được thể hiện ở số lượng, sự đa dạng, quy mô và mục tiêu hoạt động của các thể
chế liên kết. Qua đó thì các quốc gia, dân tộc ngày càng trở nên gắn kết với nhau chặt chẽ hơn,
trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống, ràng buộc và phụ thuộc nhau bởi các quy định hay các nguyên tắc chung.
Bên cạnh đó độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia đang là một xu thế của thế giới.
Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc, như quyền tự
quyết định chế độ xã hội, kinh tế, đường lối phát triển đất nước, khẳng định sự bình đẳng giữa
các quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Và lợi ích quốc gia được các nước đặt lên hàng đầu trong
các hoạt động đối nội và đối ngoại. Chính phủ các nước đều coi trọng việc xác lập, bảo vệ và
củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế -
xã hội tích cực, cố gắng tạo lập sự hài hòa lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc nhằm hướng tới sự đồng
thuận, gắn kết quốc gia.
Tuy nhiên, vấn đề dân tộc và tôn giáo từ rất sớm bị các thế lực xâm lược từ bên ngoài, các
thế lực thực dân, đế quốc xem như một “công cụ”, “phương tiện” tất yếu vừa có tính “mở
đường”, vừa là “thường xuyên” trong quá trình thực hiện các ý đồ xâm lược, chống phá cách
mạng. Cụ thể như lợi ích quốc gia dân tộc đôi khi được đánh đổi bằng các cuộc chiến tranh xâm
lược hay các cuộc đàn áp đối phương như các cuộc chiến ở p-ga-ni-xtan, I-rắc, Li-bi, Xy-ri...
là những minh chứng rõ nét cho những đường lối can thiệp thô bạo đó. Do đó có thể dẫn đến
sự xuất hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi trong đời sống quốc tế.
Hay vấn đề dân tộc ở Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng các vấn đề dân
tộc để chống phá cách mạng, bởi mấy lý do như là đời sống kinh tế khó khăn của dân tộc thiểu
số, học vấn không đều của đồng bào các dân tộc thiểu số, hay là hạn chế trong trình độ quản lí
nhà nước về công tác dân tộc,…Vậy nên Đảng và Nhà nước đã đề ra những quan điểm và chính
sách để giải quyết các vấn đề dân tộc như giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia; đổi mới và
thống nhất nhận thức kịp thời xây dựng độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh 9
mới; hay nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời giải quyết có hiệu quả mối quan hệ
giữa giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Thực tế, ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề dân tộc đang nổi cộm, có nhiều cuộc chiến tranh
vừa và nhỏ đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc, chưa thành công trong việc hoạch định và thực thi
chiến lược, chính sách đối với các dân tộc thiểu số...Trong khi đó tại Việt Nam, tuy vấn đề dân
tộc chưa đến mức độ bùng nổ như một số nước trên thế giới; nhưng hiện nay ở một số vùng và
một số dân tộc đã và đang có vấn đề phát sinh, có bất cập… Nếu ta chậm thu hẹp khoảng cách
chênh lệch về các mặt giữa các vùng và các dân tộc, nhất là đời sống và cán bộ dân tộc, văn
hóa dân tộc thì sẽ làm giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng và Nhà nước; hay để
khoảng cách giàu - nghèo quá lớn, không có cách giải quyết tốt sẽ dẫn đến nguy cơ xung đột
xã hội, gây bùng nổ dân tộc, làm mất ổn định chính trị - xã hội. Vậy nên, trong việc củng cố,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay không thể chung chung, mà phải gắn chặt
với việc đảm bảo các lợi ích đó của nhân dân thông qua những chính sách cụ thể, hợp lòng dân
Ý NGHĨA CỦA KHẨU HIỆU: ĐẠO PHÁP- DÂN TỘC- CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử Phật giáo Việt
Nam, tinh thần ấy đã được chư vị tiền bối Phật giáo Việt Nam tiếp thu và nhân
rộng trong Phật sự “hoằng pháp, lợi sinh” của mình. Mùa xuân năm 1975 đất
nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, dân tộc Việt Nam bước vào một kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam độc
lập – thống nhất – xây dựng và phát triển. Tiếp nối tinh thần ấy, ngay từ Đại hội
Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ nhất (tháng 11/1981) Giáo hội Phật giáo
Việt Nam lựa chọn phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” để
định hướng cho mọi hoạt động của mình. Đạo pháp
Có thể thấy, trong cụm từ này có hai phần: Đạo và Pháp. * Đạo:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về “đạo”; thậm chí, mỗi tôn giáo lại sử dụng khái
niệm này để chỉ một nội dung, một lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, Đạo giáo (Lão
Tử) cho rằng, “Đạo” là cái tuyệt đối, là bản thể, là qui luật, là cái không thể diễn
đạt bằng ngôn ngữ và khái niệm … Với Nho giáo, cái duy nhất quán thông của
“Đạo” là “Trung” ( )và “Thứ”( 忠
) (ngay thẳng hết mình gọi là Trung; khi xử 恕
kỉ tiếp vật coi mọi người như mình, mình như mọi người thì gọi là Thứ)
Triết thuyết của Phật giáo vô cùng quảng bác và vi diệu, ứng dụng của nó có
muôn vàn pháp môn nhưng tất cả đều hướng tới nhằm đạt mục đích tối hậu là
giác ngộ được chân hạnh phúc, giải thoát khỏi khổ đau. Trong kinh Tăng nhất
chi bộ III, Đức Phật đã khẳng định: “Ví như nước biển chỉ có một vị là vị mặn,
cũng vậy, này Pahàrada, Pháp và Luật của ta chỉ có một vị là vị giải thoát”.
“Pháp và Luật” ở đây tức là “Đạo”. Như vậy, với Phật giáo, “Đạo” chỉ có một
mục tiêu duy nhất tối hậu là: “Giải thoát”. * Pháp:
Đặt trong mối quan hệ với “Đạo”, Pháp được hiểu là lời nói, hành động, phương
pháp và cách thức phù hợp để đưa Đạo (chân lý) đến với đời, với Phật tử và
chúng sinh. Nếu phạm trù “Đạo” là bất biến, là không thay đổi, thì pháp là yếu
tố có thể thay đổi, tức là tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên – xã hội, trình độ,
nhận thức… của người tiếp nhận đạo mà sử dụng các phương pháp, cách thức
truyền đạo cho phù hợp và hiệu quả.
Từ ý nghĩa này có thể thấy, dù có chức năng, nhiệm vụ cụ thể và đối tượng tiếp
cận khác nhau, nhưng 10 ban ngành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay
đều có một mục đích chung là đưa Đạo đến với mọi người mà thôi. Nói rộng
hơn, tất cả Phật sự mà chúng ta làm hàng ngày cũng đều không vượt ra khỏi chữ
Pháp này. Pháp là tùy duyên, là khế cơ, khế lý, khế thời, khế xứ mà đề ra, Pháp
là bất định pháp. Vì cuộc sống là muôn mặt nên Pháp cũng phải uyển chuyển và
tùy duyên thì Đạo mới đến được với chúng sinh.
Nhưng để sử dụng Pháp một cách linh hoạt và hữu hiệu, mỗi Phật tử cần thông
thạo Ngũ minh và ứng dụng Tứ nhiếp pháp một cách nhuần nhuyễn vào công
việc. Đặc biệt, không được lạm dụng hai chữ “tùy duyên” để phóng túng bản
thân hoặc dùng những thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc hay ép buộc quần chúng theo đạo.
Điều này được Phật giáo tuân thủ một cách triệt để trong quá trình truyền đạo
của mình. Có lẽ không tôn giáo nào trên thế giới có đặc tính hoà bình, mềm dẻo
như Phật giáo. Và vì thế, ở tất cả những nơi Phật giáo đặt chân đến đều không
có hiện tượng xung đột hay chiến tranh tôn giáo; người dân địa phương đều
chấp nhận một cách tự nguyện bởi họ đã chịu ảnh hưởng của Đạo Phật từ lúc
nào không hay. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Khi Phật giáo
vào Việt Nam, ở đây đã và đang tồn tại khá nhiều tín ngưỡng dân gian, như tín
ngưỡng thờ đá, thờ cây, thờ các hiện tượng tự nhiên… Nhưng bằng con đường
đi hết sức hoà bình tự nguyện (được dân gian hoá bằng sự kết hợp giữa một cao
tăng Ấn Độ với một cô gái Việt – truyện Man Nương), Phật giáo đã từng bước
tạo được chỗ đứng rồi dần truyền bá tư tưởng, giáo lý của mình trên đất Việt và
người Việt đã thu nhận những tư tưởng, giáo lý ấy một cách hoàn toàn tự
nguyện, như “nước mưa thấm vào đất”. Những thời kỳ tiếp sau, khi các ngôi
chùa được xây dựng, nó không chỉ thuần tuý thực hiện chức năng tôn giáo mà
còn đảm trách những chức năng xã hội khác như văn hoá, giáo dục, y tế của
cộng đồng. Các Thiền sư khi nhận lời tham gia việc quốc gia đại sự của các triều
đại trong lịch sử cũng đều xác định, đó là một cách thức phù hợp, một phương
pháp hiệu quả để truyền bá tư tưởng và thực hiện mục đích của mình.
Tóm lại, Đạo là chân lý duy nhất và không thay đổi. Tuy nhiên, nếu chỉ có Đạo
mà không có Pháp thì Đạo không thể đi vào cuộc sống, không thể vì chúng sinh
và mục đích cao cả mà Đức Phật đã đề ra là không thể thực hiện. Vì vậy, Đạo
cần có Pháp để được lưu chuyển, được hoằng hóa trong cuộc đời. Nhưng nếu
không có Đạo thì Pháp không có mục đích, cũng chẳng thể phát huy tác dụng,
không thể thể hiện được sự mềm dẻo, dễ thích nghi cuả mình. Bởi thế, giữa Đạo
và Pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng
tôn đẩy nhau, tạo thành hai mặt của một chỉnh thể thống nhất và không thể tách rời. Dân tộc:
Xét theo nghĩa hẹp, dân tộc là danh từ dùng để chỉ một tộc người/một nhóm
người có chung một ngôn ngữ, một hình thái kinh tế, có ý thức tự giác tộc người
và phần nhièu là sinh sống trên một địa bàn nhất định. Ví dụ: dân tộc Kinh
(Việt), dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Ê đê…. Nhưng từ dân tộc trong
trường hợp này có ý nghĩa rộng hơn, đó là dân tộc quốc gia (Nation-State),
chẳng hạn, dân tộc Việt Nam là bao gồm 54 dân tộc/tộc người cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, nhưng đã kiên cường chống giặc ngoại xâm
suốt trên dặm dài lịch sử. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới lại phải dành nhiều
thời gian đến thế cho công cuộc giữ nước, và chính trong điều kiện đó đã đào
luyện, chưng cất nên những giá trị truyền thống tốt đẹp như: yêu nước, hòa hiếu,
đoàn kết, nhân nghĩa, chung thủy v.v…Dường như khác với quy luật thường
thấy là càng trải qua chiến tranh, chém giết, chết chóc, con người càng trở nên
chai sạn, thậm chí “xem mạng người như cỏ rác”, thì người Việt Nam, càng qua
chiến tranh lại càng yêu quý, trân trọng hoà bình và nhân nghĩa hơn, Chủ nghĩa
nhân đạo của dân tộc Việt Nam dường như toả sáng hơn. Trên nền tảng tốt đẹp
ấy, dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận giáo lý Phật giáo và xây dụng nên một Phật giáo Việt Nam.
Chọn Dân tộc (thậm chí làm vế trung tâm) trong phương châm, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam còn muốn khẳng định: Phật giáo luôn luôn gắn bó, đồng hành với
đất nước Việt Nam và con người Việt Nam. Và lịch sử dân tộc đã chứng minh
điều này: Hiếm có một tôn giáo nào lại gắn bó mật thiết với người Việt, đất Việt
như Phật giáo. Trong mọi lúc thịnh suy của quốc gia ta luôn thấy sự cùng chung
vai gánh vác của Phật giáo, và vì thế, so sánh lịch sử của dân tộc và lịch sử Phật
giáo Việt Nam, ta thấy có một sự đồng điệu đến lạ kì: khi nước nhà độc lập thì
Phật giáo cũng hưng thịnh, khi Tổ quốc lâm nguy thì Phật giáo cùng chịu chung
số phận suy tàn. Thậm chí, Dân tộc và Phật giáo đã hoà quyện với nhau thành
một khối thống nhất, không thể tách rời: thời chiến, vua là bậc dũng tướng
nhưng đến khi đất nước thanh bình lại có thể từ bỏ ngai vàng một cách nhẹ
nhàng, “tựa như bỏ một chiếc giầy rách”, để đến với chốn thiền môn và sáng lập
một tông phái Phật giáo của riêng người Việt – Trúc Lâm Yên Tử – một dòng
thiền hoà quyện của đời sống thế nhân với đời sống tâm linh sâu sắc, thể hiện rõ
tinh thần “nhập thế” của Phật giáo. Như vậy là dù đất nước ở trong thời bình hay
thời chiến, Phật giáo vẫn sát cánh cùng người dân Việt trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh các nhà sư “cởi cà sa, khoác chiến bào” là
hình ảnh thường gặp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc,
hay những ngôi chùa trở thành cơ sở cách mạng, nuôi dấu cán bộ, chiến sĩ Cộng
sản cũng khá phổ biến trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Khi
đất nước hòa bình, các tăng ni Phật giáo lại cùng chung sức với đồng bào phát
triển kinh tế, góp phần ổn định xã hội. Từ sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thành lập (7/11/1981), Tăng ni các tỉnh, thành trong cả nước không ngừng phấn
đấu theo tôn chỉ mới mà Giáo hội đã đề ra cho phù hợp với sự phát triển của đất
nước trong một giai đoạn mới. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa sự phát triển của
Phật giáo với lợi ích dân tộc, chung tay góp sức cùng nhân dân cả nước xây
dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Với ý thức trách nhiệm đó, các hoạt
động Phật sự ngày càng đi vào nền nếp và hiệu quả hơn.
Để tiếp tục những thành quả mà các bậc tiền nhân đã đạt được và phấn đấu vươn
lên một tầm cao mới, phù hợp với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội
nhập, tư tưởng và quan điểm chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tăng
cường tiếp xúc, mở rộng quan hệ và tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa
phương các cấp, tích cực tham gia, đóng góp vào việc phát triển văn hóa, giáo
dục, y tế, vận động quần chúng cùng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo,
đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động từ thiện khác…. Liệu có còn minh chứng nào
thuyết phục hơn, xác đáng hơn về sự kết hợp, gắn bó giữa Đạo với Đời, giữa
Đạo pháp với Dân tộc của Phật giáo Việt Nam? Chủ nghĩa xã hội:
Xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa là mục tiêu hướng tới, là lý tưởng của dân tộc
ta trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
rất rõ ràng, đó là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
Rõ ràng không ai nghi ngờ tính đúng đắn và trong sáng của mục tiêu trên, nhưng
cũng rõ ràng rằng để thực hiện được mục tiêu đó cả là một sự nghiệp vô cùng
khó khăn và phức tạp. Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn
diện, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đặt mệnh đề này trong phương châm hoạt động của Giáo hội, Phật giáo Việt
Nam một lần nữa muốn khẳng định, tinh thần ‘nhập thế”, “khế lí khế cơ” luôn
luôn được theo đuổi và thực hiện một cách triệt để của mình. Đó là, không chỉ
luôn đồng hành, gắn bó, mà Phật giáo luôn luôn kề vai sát cánh với dân tộc, với
nhân dân trong bất kể thời kỳ nào, giai đoạn phát triển nào của đất nước, miễn là
làm cho nhân dân được sống trong hòa bình và an lạc, quốc thái dân an (dân
giầu nước mạnh). Hơn nữa, những mục tiêu của xã hội Xã hội chủ nghĩa với
không hề xa lạ hay đối lập với mục tiêu xây dựng cõi Cực lạc ở nhân gian của
Đạo Phật. Vấn đề ở đây phải trên tinh thần “vô uý vô ngại”, tìm ra và vận dụng
những pháp môn thiện xảo thích hợp, trong muôn vàn pháp môn, để thực hiện
cho được mục tiêu. Thiết nghĩ, bên cạnh việc tinh tiến hoàn thành Phật sự trên
cương vị của mình của mỗi người con Phật, những việc làm thiết thực của Tăng
Ni Phật tử Việt Nam trong thời gian qua như: tích cực tham gia và vận động
quần chúng cùng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và
các hoạt động từ thiện để quyên góp ủng hộ người nghèo, “nhường cơm sẻ áo”
với đồng bào trong nước gặp thiên tai, lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi
dưỡng trẻ mồ côi, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, vận động phong trào
“xây dựng chùa tinh tiến”; thành lập các trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe
cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS… cũng là những Phật sự và Thế sự đầy ý
nghĩa của Phật giáo, nhằm tiến tới mục tiêu chung.
Như vậy, phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” mà Giáo hội
Phật giáo Việt Nam đề ra có 3 thành tố, những thành tố ấy đã hòa quyện, gắn bó
với nhau để tạo thành một khối thống nhất không thể tách rời. Đó là sự kết hợp
hài hòa lợi ích giữa tôn giáo (Phật giáo) với lợi ích của dân tộc, của nhân dân
Việt Nam. Trên tinh thần đó, mỗi người con Phật cần phải ý thức về suy nghĩ và
việc làm của mình, sao cho luôn luôn: vì Đạo pháp, vì Dân tộc và vì sự Tiến bộ xã hội.
VẤN ĐỀ LY HÔN Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Thực trạng
Hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Hôn
nhân là cơ sở, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên một gia đình. Gia đình là tế
bào của xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng
cá nhân, mưu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Thực trạng ly
hôn ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một đề tài được mọi
người vô cùng quan tâm vì nó không chỉ tác động đến cá nhân mỗi thành viên
trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Nhìn chung, trước khi đai dịch Covid-19 bùng nổ, tỷ lệ ly hôn ở Việt
Nam tương đối thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong 10 năm
qua (giai đoạn 2009-2019 tăng 0,8% từ 1,0% lên1,8%). Theo thống kê cho thấy,
ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, nghĩa là cứ 1000 dân thì có 0.75 vụ.
Con số này là khá thấp so với thế giới, tuy nhiên nó không thể hiện rằng hôn
2.4. Liên hệ bản thân về giá trị của gia đình trong bối cảnh hiện nay
Gia đình là chỗ dựa thiêng liêng của mỗi người dù là trước đây, hiện tại và sau
này. Gia đình là nơi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sự bao dung, che chở và tha thứ
khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời, là sự động viên khích lệ
cho những thành quả, thành công. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nhiều cha
mẹ lại mải mê kiếm sống mà lơ là việc quản lý giáo dục con. Điều này dễ làm
cho con em họ bị tiêm nhiễm, sa ngã vào những thói hư tật xấu của xã hội.
Nhiều em vì nghe lời rủ rê của kẻ xấu mà bỏ nhà, trộm cắp, cướp giật. Đã có rất
nhiều em vì không được bố mẹ quan tâm mà trở nên hư hỏng. Cha mẹ nên tìm
cách để cân bằng cả 2 việc trên và dành nhiều thời gian cho con cái. Bên cạnh
đó thì cũng có nhiều thanh thiếu niên không hiểu được giá trị của gia đình, luôn
làm khổ bố mẹ, ăn chơi, đua đòi, cãi lại cha mẹ. Những đối tượng này cần tự
xem lại chính mình, cần được giáo dục lại. Ở Việt Nam trong thời đại ngày nay,
xã hội phát triển kéo theo đó cũng là những tệ nạn xã hội. Muốn giảm tệ nạn xã
hội thì cách tốt nhất là giáo dục con người, mà gia đình chính là môi trường
hoàn hảo để thực hiện việc đó. Là một sinh viên, mỗi chúng ta cần phải biết trân
trọng, bảo vệ tổ ấm của chính mình. Chỉ khi gia đình được hạnh phúc thì cuộc
sống của chúng ta mới hạnh phúc. Hãy không ngừng trau dồi, nâng cao giá trị
bản thân, xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển, văn minh
nhân ở Việt Nam hạnh phúc hơn mà nó cho thấy còn quá nhiều người phải chịu
đựng trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc mà không dám thoát ra vì
nhiều lý do. Đáng lo ngại hơn đó là tình trạng ly hôn không chỉ xảy ra ở những
cặp đôi trẻ do chưa hiểu rõ nhau mà còn xảy ra cả ở những cặp đôi đã chung
sống với nhau nhiều năm và cũng có những đứa con cho riêng mình . Nguyên nhân
Không có một công thức nào chung cho tất cả mọi người để có một cuộc
sống hôn nhân hạnh phúc mãi mãi. Nếu hôn nhân hạnh phúc được xây dựng
trên sự cố gắng, cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau thì ly hôn lại là sự đổ vỡ do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân dẫn đến ly hôn là:
Thứ nhất, mâu thuẫn về tài chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến
ly hôn. Cuộc sống khó khăn, nghề nghiệp không ổn định là nguyên nhân rất dễ
xảy ra tranh cãi, xích mích gia đình. Nhiều cặp vợ chồng trước khi kết hôn chưa
có việc làm và thu nhập ổn định, sau khi kết hôn phải tự lo cho cuộc sống riêng
trong khi điều kiện kinh tế chưa đảm bảo nên phát sinh mâu thuẫn. Đặc biệt là
khi một trong hai bên vợ chồng thiếu đi sự chia sẻ, cởi mở và minh bạch trong
vấn đề tài chính thì rất dễ đẩy một cuộc hôn nhân hạnh phúc xuống đáy sâu vực
thẳm. Đặc biệt, từ giữa năm 2020, dịch bệnh COVID-19 kéo dài triền miên, thu
nhập của hầu hết các hộ gia đình đều bị giảm, nhiều người còn bị mất việc làm,
khiến cho mối quan hệ vợ chồng ngày càng xảy ra nhiều xích mích. Người kiếm
được tiền chỉ trích người không có việc. Áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc
sống đã khiên nhiều đôi vợ chồng quyết định ly hôn.
Thứ hai, bạo lực gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng ly hôn. Dẫu biết không một cuộc hôn nhân nào mà không có những
tranh cãi, xích mích làm tổn thương nhau, tuy nhiên, những tổn thương, những
lần bạo lực đó lần đầu chúng ta có thể tha thứ, nhưng nếu như hành vi đáng xấu
hổ đó cứ mãi tiếp diễn thì một cuộc hôn nhân tan vỡ là điều tất yếu. Chồng say
xỉn bạo hành vợ, hay con cái không còn là hiện tượng gì mới lạ trên Thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng. Thực trạng này đã được cả xã hội lên án và
chỉ trích nặng nề, người ngoài nhìn thấy còn không thể chấp nhận được thì
người trong cuộc sẽ càng muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân như vậy.
Thứ ba, việc giao tiếp kém cũng là nguyên nhân khiến mọi người thất
vọng về hôn nhân. Khi phát sinh mâu thuẫn trong hôn nhân, đa số các cặp vợ
chồng chưa nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hòa giải từ gia đình, các tổ chức
đoàn thể và xã hội mà đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết cho ly hôn.
Giao tiếp kém khiến họ không thể ngồi lại để nói chuyện với nhau một cách
nghiêm túc, không thể nói ra nỗi lòng mình để đối phương hiểu mình hơn. Một
mối quan hệ vợ chồng mà không thể giao tiếp, chia sẻ với nhau thì rất khó có
thể hạnh phúc và bền vững lâu dài. Nhiều vụ việc vợ nghi ngờ chồng mình đi
ngoại tình nên đã quyết định kiện luôn chồng mình ra tòa, trong khi sự thật
không phải vậy. Người chồng thấy vợ nghi ngờ mình thì cảm thấy tổn thương,
cũng không một lời biện minh hay nói ra sự thật. Cuối cùng cuộc hôn nhân đổ
vỡ chỉ vì hai bên không chịu nói chuyện với nhau một cách rõ ràng
Thứ tư, do trước khi kết hôn chưa có sự chuẩn bị về kiến thức và kỹ năng
trước khi bước vào đời sống hôn nhân, một số cặp vợ chồng chưa có đủ thời
gian tìm hiểu nhau, sau khi kết hôn dẫn tới bất đồng quan điểm sống. Thực
trạng này diễn ra nhiều hơn ở giới trẻ. Nhiều bạn trẻ mới chỉ yêu nhau được 2-3
tháng đã quyết định tiến tới hôn nhân. Họ quá đề cao cái tôi của bản thân, ít
quan tâm đến bạn đời, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn
ngayừ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân.
Thứ năm, ngoại tình là một nguyên nhân không thể không nhắc đến. Sự
thủy chung là yếu tố then chốt của một cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, trong hôn
nhân có rất nhiều điều xảy ra khiến một trong hai bên không thể giữ được sự
chung thủy cho nhau. Những vụ đánh ghen, giật chồng trên mạng ngày nào
cũng có. Hoặc tư tưởng lạc hậu, người vợ không sinh được con trai nên người
chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi
tôngđường” cũng chính là một trường hợp dẫn đến ly hôn. Có thể nói đây là nguyên
nhân chủ yếu của nhiều cặp vợ chồng, khiến họ quyết định ly hôn.
Thứ sáu, không dành thời gian cho nhau cũng khiến cho tình cảm của hai
bên ngày càng rạn nứt. Công việc bận rộn, dành cho đồng nghiệp còn nhiều hơn
ở nhà với gia đình. Đó là bức tranh chung của nhiều gia đình trẻ hiện nay. Đã có
rất nhiều cặp đôi giận dỗi nhau chỉ vì đối phương thường xuyên đi làm về trễ,
không quan tâm đến con cái, hiếm khi ăn cơm tối cùng gia đình… Khi thời gian
được sử dụng một cách không cân bằng. Khi công việc kiểm soát cuộc sống của
bạn, khiến tình cảm vợ chồng lạnh nhạt. Tất cả điều đó khiến cuộc hôn nhân bạn
bị rạn nứtThứ bảy, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, em chồng, họ hàng hai bên,
bạn bè,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến ly hôn hiện nay. Bên cạnh người
bạn đời của mình, tổ ấm của bạn cũng có thể bị lung lay bởi những tác nhân bên ngoài Giải pháp
Đối với bản thân cặp vợ chồng
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm với cuộc sống hôn nhân. Khi lập gia
đình, cả hai bên phải ý thức được trách nhiệm của mình khi trở thành vợ chồng.
Trước khi đi đến quyết định kết hôn, cả hai phải tìm hiểu rõ đối phương, hoàn
toàn tự nguyện, kết hôn vì tình yêu chứ không vì những lợi ích cá nhân khác.
Khi cả hai đã sẵn sàng, có cái nhìn đúng đắn về cuộc hôn nhân, cả hai sẽ xem
đây là một món quà quý giá, từ đó sẽ nâng niu và muốn chăm sóc gia đình nhỏ của mình.
Thứ hai, thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡn lẫn nhau. Cãi vã, bất đồng là những
thứ ta thấy thường xuyên trong các cuộc hôn nhân. Có những cặp vợ chồng cãi
nhau hằng ngày, nhưng cuộc sống hôn nhân của họ vẫn rất hạnh phúc, có những
cặp vợ chồng thì ngược lại. Sự thấu hiểu nhau, biết lắng nghe nhau là chìa khóa
để giải quyết những cãi vã của vợ chồng. Cả hai hãy đặt mình vào vị trí của đối
phương để thấu hiểu cho họ, chia sẻ niềm vui, nỗi đau cùng với họ, giúp đỡ họ.
Khi bất đồng, hãy chọn khoảng thời gian cả hai bình tĩnh lại để nói chuyện với
nhau, nên giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt.
Thứ ba, cho nhau không gian, thời gian riêng. Mỗi người đều cần những
khoảng thời gian, không gian cho riêng mình để làm những công việc mình yêu
thích mà không bị ai làm phiền. Ngay cả khi kết hôn, thì ũng chẳng thể nào làm
thay đổi tính cách tự do, man dại của họ trước đó. Trong một mối quan hệ, nếu
như ai cũng kiểm soát, và trói buộc nhau trong hai chữ “trách nhiệm” thì sẽ
khiến cả hai không được thoải mái, không có bầu không khí riêng cho mình. Đối với gia đình
Thứ nhất, thường xuyên chia sẻ và góp ý. Gia đình có vai trò vô cùng
quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Cha mẹ là những người
đi trước phải thường xuyên đưa ra những lời khuyên bảo, những kinh nghiệm
mà mình đã tích lúy được trong mấy chục năm qua. Là những người đi trướcnên
họ sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này. Họ hàng cũng vậy, cũng
nên góp ý cho những cặp vợ chồng nghe. Con cái là một yếu tố vô cùng quan
trọng để gắn kết tình cảm của bố mẹ.
Thứ hai, đưa ra ý kiến khách quan, phân định đúng sai để giải quyết mâu
thuẫn. Khi vợ chồng có những bất đồng thì bố mẹ lại là những người có cái nhìn
khách quan hơn. Nhiều trường hợp, bố mẹ chính là cầu nối cho các cặp vợ
chồng thoát khỏi những cãi vã; mâu thuẫn trong cuộc sống. Bố mẹ cần phân tích
ai đúng; ai sai để các con hiểu chứ không nên im lặng, mặc các con muốn ly hôn
thì ly hôn. Hãy là những bậc phụ huynh thông thái, giúp đỡ con mình có được một tổ ấm hạnh phúc. Đối với xã hội
Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục. Xã hội cũng tác động rất nhiều
đến đời sống hôn nhân của các cặp vợ chồng, để hạn chế đi tình trạng ly hôn
hiện nay, cần tăng cường các chương trình giáo dục, phổ biến về pháp luật hôn
nhân gia đình, cung cấp những ảnh hưởng xấu của ly hôn đến mọi người dân.
Từ đó giúp tất cả mọi người thể nhận thức và hiểu rõ về hôn nhân gia đình, có ý
thức được trách nhiệm hơn với cuộc sống hôn nhân. Ngoài ra, các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền quản lý về gia đình cũng nên tích cực truyền thông, phát
động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, chú trọng vào vấn đề giáo dục đời
sống gia đình,… giúp mọi người ý thức hơn về vai trò của mình đối với gia
đình, có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Thứ hai, tăng cường các biện pháp hòa giải. Đối với những trường hợp vợ
chồng muốn ly hôn, mọi người xung quanh nên có những biện pháp hòa giải, cố
gắng thuyết phục và khuyên răn vợ chồng suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết
định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình. Nếu mâu thuẫn của họ vẫn chưa đến
mức độ phải ly hôn, thì nên kiên nhẫn, cố gắng hòa giải, giúp cặp vợ chồng suy
nghĩ, bình tĩnh lại để có quyết định tốt nhất.
ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội việt nam: tích cực tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì Phật giáo cũng có những ảnh hưởng tiêu
cực đến cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của người Việt Nam
Một là, nét đặc trưng của kinh tế nông thôn Việt Nam đó là kinh tế tiểu nông,
manh mún. Ruộng đất bị chia năm, xẻ bảy, ít gia đình nào có thể tập trung ruộng
đất để quy hoạch sản xuất. Vấn đề phân chia ruộng đất này không chỉ xảy ra
trong quá khứ mà hiện nay vẫn còn đang tồn tại ở nhiều địa phương. Hiện nay, ở
một số địa phương đã xuất hiện quá trình các hộ nông dân thỏa thuận bán ruộng
đất cho nhau theo hợp đồng dài hạn hoặc đổi ruộng cho nhau để có thể tập trung
sản xuất. Điều này giải phóng và tạo vốn cho các gia đình muốn bỏ sản xuất
nông nghiệp để chuyển sang kinh doanh các ngành nghề khác, đồng thời tạo
điều kiện quy hoạch phát triển sản xuất tập trung cho một số hộ nông dân. Hiện
tượng ruộng đất manh mún là sự phản ánh tư tưởng bình quân chủ nghĩa và tính
cộng đồng khép kín của người Việt. Qua đó cho thấy tính ôn hòa, ít cạnh tranh
và tư tưởng bình quân của Phật giáo ít nhiều được hiện ra. Giống như tư tưởng
hài hòa của Phật giáo, người nông dân Việt Nam thường không muốn ai nghèo
hơn mình cũng không muốn ai giàu hơn mình. Hai là, theo quan điểm của Phật
giáo thì thực phẩm cần thiết phải được sản xuất ngay trong nước để tránh tình
trạng thiếu hụt lương thực gây bất ổn xã hội. Hoạt động kinh tế ở nông thôn Việt
Nam chủ yếu là tự cung tự cấp, nền kinh tế khép kín, năng lực dư thừa, thị
trường khó phát triển. Mỗi làng tự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của mình;
mỗi nhà có vườn rau, chuồng gà, ao cá, tự đảm bảo mọi nhu cầu về ăn, có bụi
tre, gốc mít... tự đảm bảo nhu cầu về ở. Khuôn viên kinh tế hộ gia đình có nhiều
nét giống như kinh tế tư viện thời xưa. Ngôi chùa với kinh tế hộ gia đình có
nhiều nét tương đồng. Như vậy, cách thức lao động và tổ chức cuộc sống của
người Việt ở vùng Bắc Bộ đã phản ánh tâm lý tiểu nông, nền kinh tế tự cung, tự
cấp và trong đó có sự ảnh hưởng nhất định của quan niệm Phật giáo. Bên cạnh
đó, một ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong cách thức lao động và tổ chức
73 cuộc sống nữa là ảnh hưởng của tính an phận thủ thường của giáo lý nhà
Phật. Phật giáo nhìn cuộc đời là bể khổ vô tận. Quan niệm đó có ảnh hưởng nhất
định đến cách nhìn cuộc đời và cách thức tổ chức cuộc sống của người Việt.
Một bộ phận không nhỏ người Việt tin rằng, cuộc đời là thoáng qua, phù hoa,
giả tạo nên không muốn dấn thân, không muốn đua chen. Ở các vùng Phật giáo
trọng điểm, đa phần các tín đồ đều cảm thấy luôn tự hài lòng với những gì mình
có, an phận với cuộc sống thanh đạm, nhàn nhã. Nó làm cho một bộ phận không
nhỏ người dân có thái độ tự thỏa mãn, chấp nhận số phận, địa phương cục bộ,
che giấu thông tin, nghi kị những yếu tố đổi mới, e ngại sự giao lưu, kết nối với
bên ngoài, đặt lệ làng cao hơn phép nước, đưa các mối quan hệ dòng tộc vào
việc chung. Tính an phận thủ tường trong Phật giáo làm cho nhiều vùng đồng
bào tín đồ Phật giáo thường có trình độ kinh tế thấp hơn mặt bằng chung của xã
hội. Điều này thể hiện rõ nét trong vùng đồng bào Khơ me theo đạo Phật ở vùng
Tây Nam Bộ. Các sư tăng vẫn sống hoàn toàn dựa vào sự bố thí của tín đồ mặc
dù nhiều chùa, nhiều sư có khả năng làm kinh tế tốt. Vì vậy, người Khơ me hiện
nay chỉ thích đi làm thuê, sống tạm qua ngày. Với quan niệm “Phúc dày thỏa
sức mà ăn”, nhiều người Khơ me chỉ lo làm việc thiện, làm phúc mà không tính
toán đến xây dựng đời sống hiện thực. Nhìn chung ảnh hưởng của Phật giáo
trong các vùng nông thôn Việt Nam là tính hài hòa, an nhàn, thảnh thơi và ổn
định. Điều này làm cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm phát triển.
Ba là, thời đại ngày nay là thời đại phát triển không ngừng của kinh tế và các
mặt khác của đời sống xã hội. Phát triển có nghĩa là sự tăng trưởng nhanh chóng
về kinh tế, đời sống vật chất và văn hóa. Đảng và Nhà nước đã chỉ ra nhiệm vụ
là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Để đạt
được mục tiêu đó, nước ta cần có đội ngũ có những con người 74 năng động, lạc
quan, tin tưởng, sáng tạo, nhiệt huyết… Những phẩm chất này phần lớn trái với
giáo lý nhà Phật vì mục đích trái với cấm dục, vô dục, ly dục của Phật giáo.
Theo Phật giáo, con người trở nên không có tham vọng tiến thân, bằng lòng với
những gì mà mình đã có, sống nhẫn nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi Niết
bàn khi cuộc sống trần gian chấm dứt. Như vậy, Phật giáo đã tách con người ra
khỏi điều kiện thực tiễn, làm cho con người có thái độ chấp nhận, chạy trốn nhu
cầu bản năng chứ không phải là cải tạo thế giới, chế ngự tự nhiên bắt nó phục vụ
cho mình, cải tạo điều kiện sống. Phật giáo chủ trương diệt dục triệt để bằng ý
chí, coi dục là căn nguyên của mọi tội lỗi, khẳng định mô hình lý tưởng cho mọi
người lao động, coi lao động là nhu cầu sống chứ không phải phương tiện sống,
lao động không còn là nguồn gốc của khổ đau, nghèo đói… Hiện nay, nền kinh
tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái: kinh tế thị trường chú trọng những nhu
cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến nhu cầu của xã hội; đặt lợi nhuận
lên hàng đầu; phân biệt giàu nghèo rõ rệt.Sự cạnh tranh khốc liệt của các chủ thể
kinh tế đã dẫn đến sự cô lập, thâu tóm, triệt tiêu lẫn nhau giữa các tập đoàn,
công ty sản xuất kinh doanh… Điều này làm cho nhiều doanh nghiệp, công ty
rơi vào tình trạng vỡ nợ, phá sản, nhiều gia đình tan nát, ly tán, nhiều cá nhân tự
tử… Vì vậy, nhấn mạnh đến hoạt động kinh doanh, Nguyên tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu nhấn mạnh: “Kinh doanh có văn hóa là lối kinh doanh có mục đích và
theo phương thức đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp. Kinh doanh vô văn hóa là
lối kinh doanh sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị, không từ bất cứ thủ đoạn bỉ ổi
nào, miễn là kiếm được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để đạt được lợi nhuận
ngày càng cao, họ sẵn sàng cho ra đời những hàng kém chất lượng, hàng giả,
hàng nhái, những hàng có chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng, thậm chí sức khỏe của trẻ em. Họ chà đạp lên chuẩn mực văn hóa trong
kinh doanh, họ 75 thiếu hẳn chữ “tâm” trong kinh doanh” [30, tr.113 - 114].
Phật giáo với quan niệm về “nghiệp”, “nhân quả” sẽ góp phần cảnh tỉnh con
người. Tóm lại, Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu tới lối sống, cách thức lao động
sản xuất, cách thức kinh doanh và tổ chức cuộc sống của người Việt Nam, đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Những giá trị tích
cực của Phật giáo đã giúp người dân Việt Nam giữ được nét đẹp truyền thống
trong sản xuất kinh doanh như trung thực, đoàn kết và nhân ái; giúp đỡ nhau khi
gặp hoàn cảnh khó khăn cũng như góp phần hình thành nhiều hình thức sản xuất
kinh doanh đậm giá trị nhân văn
CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI VỀ QUY MÔ, KẾT CẤU GIA ĐÌNH
1.1. Sự biến đổi về quy mô gia đình
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước
chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. “Gia
đình đơn” (hay còn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và
ở cả nông thôn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” (gia đình bao gồm nhiều thế
hệ cùng chung sống với nhau) từng giữ vai trò chủ đạo trước đây. Như vậy, sự giải thể
hình thái cũ và hình thành hình thái mới là một điều tất yếu.
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại theo xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia,
số thành viên trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn
tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình
ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống
chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước,mỗi gia
đình chỉ có 1 đến 2 con, cá biệt còn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là
loại gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Mỗi thành viên trong gia đình đều muốn được có
khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải bận tâm
đến sự nhận xét của người khác. Do có công ăn việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết
hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra nhu cầu
ở riêng cho thuận tiện về sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm
hãm sự tự do, làm cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội
phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi
công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và
điều kiện thời đại mới đặt ra: Sự bình đẳng nam- nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng
tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống gia
đình truyền thống. Sự biến đổi của quy mô gia đình cho thấy chính nó đang làm chức
năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và đây là thay đổi hệ thống xã hội, làm
cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.
1.2. Sự biến đổi về kết cấu gia đình
Gia đình Việt Nam hiện đại có sự thay đổi về kết cấu so với gia đình ở thời kì
phong kiến, người đàn ông làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định toàn bộ các
công việc quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải nghe theo chồng,
họ không hề có quyền đưa ra quyết định. Nguyên nhân gây ra là do thời kì này bị ảnh
hưởng bởi nho giáo, người phụ nữ trong gia đình luôn phải tuân theo “ tam tòng tứ đức”. Trong đó:
“Tam tòng”: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tức là khi ở
nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì phải theo con trai.
Như vậy, dù ở hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng chịu cảnh bị lệ thuộc và không có
tiếng nói trong xã hội phong kiến.
“Tứ đức”: Tứ đức là các tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa: công,
dung, ngôn, hạnh. Người phụ nữ phải biết khéo léo trong công việc; nhan sắc phải
xinh đẹp; lời ăn tiếng nói phải biết đúng mực; phải biết nết na, thùy mị.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu gia đình thay đổi, ở thời kì
này, sự bình đẳng giới giữa nam và nữ được nâng lên nhiều so với thời kỳ trước, người
phụ nữ được giải phóng khỏi những “xiềng xích vô hình” của xã hội cũ. Một minh
chứng rõ ràng đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng thay vì đàn ông năm thê bảy
thiếp. Vậy nên quyền quyết định trong gia đình sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực
hơn. Họ ngày càng được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát triển,
nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc sống, trong sản xuất,... ngày
càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được chia sẻ từ hai phía.
Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi người
được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc bởi các định kiến xã hội truyền thống.
Ngoài ra, ở thời kỳ này, các “gia đình khuyết” trở nên phổ biến hơn so với thời
kỳ trước. Một gia đình khuyết tức là gia đình không có đầy đủ cả bố mẹ và con cái.
Kết cấu của gia đình khuyết có thể thiếu đi bố hoặc mẹ, kiểu gia đình khuyết này là gia
đình đơn thân. Còn một loại gia đình khuyết khác đó là gia đình có vợ chồng nhưng
không thể sinh con hoặc không có ý định sinh con vì một lý do nào đó.
CHƯƠNG 2: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
2.1. Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người.
Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người vai trò gia đình trong việc đáp ứng
nhu cầu tình dục rõ ràng là giảm đi trong bối cảnh xã hội đang hàng ngày thay đổi, kể
cả trong nước và trên thế giới, khi quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân và
ngoài hôn nhân không còn khắt khe như trong các xã hội truyền thống.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng có
con thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình.
Hiện nay, hôn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ.
Tuy vậy, cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân ngày
càng được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định việc kết hôn
và có con. Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận thức mà còn là
biểu hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ.
Ở Việt Nam đã và đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ
1 đến 2 con vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc
sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con. Quy mô gia đình ngày
nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít
đi. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái, số con trong gia
đình cũng không nhiều như trước.
Đối với gia đình truyền thống, chức năng sinh sản là chức năng đầu tiên và
quan trọng nhất, tuy nhiên, hiện nay tại TP.HCM, chức năng này không phải quan
trọng nhất, thực tế cho thấy ở địa phương này, mức sinh giảm nghiêm trọng ở các cặp
vợ chồng. Nguyên nhân của vấn đề này do áp lực của cuộc sống công nghiệp, công
việc, kinh tế gia đình… làm xuất hiện xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít
và không muốn sinh con ngày càng gia tăng. Chính vì vậy có thể nói, chức năng kinh
tế đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các gia đình hiện đại.
2.2. Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.
Vai trò gia đình trong tổ chức lao động ở các vùng nông thôn ngày càng bị hạn
chế trong những điều kiện dân số ngày càng đông, đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp.
Sự dôi dư lao động ngày càng nhiều đã đẩy một tỷ lệ lớn những người trong độ
tuổi lao động đi tìm kiếm công việc ở bên ngoài, đi tới các khu công nghiệp hay ra
thành phố. Ở thành phố Hà Nội hiện nay, ước tính có khoảng 80- 85.000 phụ nữ từ các
vùng nông thôn ra làm nghề giúp việc gia đình. Từ đó, gia đình dần mất đi vai trò của
đơn vị sản xuất và vai trò là đơn vị tiêu dùng ngày càng thể hiện rõ ràng hơn (Theo
“Chức năng gia đình và sự biến đổi từ tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng”, số 7-
2018). Một nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết, Hà Việt Hùng và Phan
Thuận (2016) cho thấy, trong quá trình hiện đại hóa, các chức năng gia đình đang thay
đổi khá mạnh mẽ, trong đó sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình đã dẫn tới sự
thay đổi các chức năng khác của gia đình.
Khi bước sang xã hội công nghiệp hiện đại, gia đình có thay đổi nhanh chóng.
Gia đình không còn thực hiện nhiều chức năng như trước nữa, mà có sự chuyển giao
bớt các chức năng của gia đình cho các thể chế khác. Gia đình mất đi nhiều chức năng
và các thành viên của gia đình tham gia vào tất cả những chức năng của gia đình,
nhưng với tư cách cá nhân, không phải với tư cách thành viên gia đình. Một đặc điểm
nổi bật trong biến đổi gia đình ở các xã hội công nghiệp hóa là sản xuất tách rời khỏi
nhà ở, các thành viên gia đình rời nhà đi làm để kiếm thu nhập mua các hàng hóa mà
trước kia gia đình có thể sản xuất được .
Chức năng kinh tế của gia đình ở mỗi chế độ xã hội đều có nội dung khác nhau.
Trong xã hội phong kiến, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, còn hiện nay, gia đình
không còn là một đơn vị kinh tế nữa, mà chức năng kinh tế chủ yếu của gia đình là tổ
chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất
và tinh thần của các thành viên trong gia đình, Với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường thì kinh tế gia đình chiếm một tỷ trọng đáng kể và có vai
trò quan trọng đối với đời sống gia đình, do vậy đây cũng là một chức năng chủ yếu của gia đình.
2.3. Sự biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
Chức năng giáo dục của gia đình là chức năng xã hội quan trọng của gia đình
nhằm tạo ra người con hiếu thảo, người công dân có ích cho xã hội bởi gia đình là
trường học đầu tiên, cha mẹ là những người thầy cô giáo đầu tiên trong cuộc đời mỗi
con người. Do đó nội dung của giáo dục gia đình cũng phải toàn diện bao gồm cả tri
thức, kinh nghiệm, đạo đức, lối sống, ý thức cộng đồng, cách cư xử…
Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có những tác
động tới các yếu tố xã hội khác. Đối với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia
đình, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn phong kiến
khi trình độ kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể. Nền kinh tế thị trường đã tạo cơ
hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm giàu và tự do đầu tư vào
các hoạt động theo nhu cầu. Nhờ đó chức năng giáo dục của gia đình được cải thiện
đáng kể. Trong gia đình con trai và con gái đều được tới trường học tập và được chuẩn
bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện giáo dục tại gia đình.
Sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện để con người có cơ hội tiếp
xúc với các ứng dụng mới. Sự phổ biến internet, điện thoại di động… đã có những
tác động không nhỏ tới việc giáo dục nói chung và giáo dục tại gia đình nói riêng..
Điều này đã giúp việc thực hiện chức năng giáo dục ngày càng mở rộng, việc học
tập và thiết bị kết nối dễ dàng hơn
Về mặt chính trị, sự ổn định của môi trường chính trị là một yếu tố góp phần
phát triển mọi mặt của giáo dục. Khi môi trường sống có trật tự, ổn định thì việc thực
hiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục sẽ được đầu tư hơn
về mặt thời gian, công sức, qua đó sẽ thu được những hiệu quả như mong đợi.
Về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự tác động của phong tục, tập quán có
những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống. Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh hưởng
sâu đậm của tư tưởng Nho giáo nên trong gia đình, sự giáo dục thường được thực hiện
bởi người đàn ông – người giữ vai trò gia trưởng. Điều này đã hạn chế sự hiểu biết của
mỗi cá nhân đối với các vấn đề xã hội bên ngoài gia đình. Ngày nay, với việc tăng
cường quyền bình đẳng giới, trong gia đình và ngoài xã hội người phụ nữ được tôn
trọng và được trao quyền nhiều hơn, cả trong giáo dục con cái.
Việc pháp luật ghi nhận trách nhiệm giáo dục con cái là của cha mẹ và quyền
lợi của trẻ em trong gia đình là cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực hiện chức năng giáo
dục của gia đình. Các quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo
vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục…cho thấy mối quan hệ giữa gia đình
và pháp luật về việc giáo dục mỗi cá nhân – công dân. Nói cách khác, việc thực hiện
các quy định của pháp luật về giáo dục trong gia đình cũng chính là một trong các cách
nhằm thực hiện chức năng giáo dục của gia đình.
2.4. Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
Chức năng thỏa mãn tình cảm, vai trò của gia đình trong tổ chức sinh hoạt cuộc
sống hàng ngày đang ngày càng giảm đi. Cùng với sự đẩy mạnh quá trình đô thị
hoá, làn sống di cư từ nông thôn ra thành thị-khi người dân ở nông thôn bị mất
đất-ngày càng ồ ạt. Một số thành viên trong các gia đình nông thôn, nhiều nhất
là thanh niên, đã rời bỏ nông thôn, từ bỏ nghề nông để đổ xô về thành phố, thị
xã, thị trấn tìm kiếm việc làm, sinh sống ngày một đông. Chính vì sự phân tán về
nơi cư trú và lối sống thị thành mới đã khiến cho sự gắn bó, mối liên kết giữa họ
với các thành viên trong gia đình- vốn trước đây chặt chẽ- cũng dần có phần bị
lơi lỏng và ngày càng trở nên lỏng lẻo hơn. Do đó, có thể nói, quá trình đô thị
hoá đã tách các thành viên trong gia đình ra khỏi vòng tay yêu thương của người
thân. Thực tế đó, đã làm cho mối quan hệ huyết thống ngày càng phai nhạt.
Một vấn đề nữa là, tình cảm vợ chồng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi nhịp
sống hiện nay. Các cặp vợ chồng mãi lao vào cuộc sống vì “cơm áo, gạo tiền”
đã bỏ quên sự chia sẻ tình cảm với nhau. Chính điều đó đã khiến không ít cặp vợ
chồng lựa chọn quyết định ly hôn khi tình yêu trong hôn nhân đã bị nguội lạnh.
Số vụ ly hôn tăng lên hàng năm là một bằng chứng thực tế. Nếu năm 2000 chỉ
có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ và 90.092 vụ vào năm
2009 [7], con số này tăng lên 18.308 vụ vào năm 2013 và 27.948 vụ của năm
2017. Trong đó, đáng báo động tình hình ly hôn ở đông bằng sông Cửu Long
cao nhất của cả nước, có khoảng 8.830 vụ năm 2017 so với 4.951 vụ của đồng
bằng sông Hồng, 5.686 vụ của Đông Nam bộ [9].
Chức năng xã hội hóa vai trò gia đình trong việc nuôi dạy con cái cũng bị suy ,
giảm. Ở thành phố, nhiều bậc phụ huynh có rất ít thời gian dành cho con cái.
Nhiều gia đình phải phó mặc cho người giúp việc. Phần lớn các trường tiểu học
và trung học cơ sở đã tổ chức học bán trú cả ngày, nên hầu như việc học hành,
dạy dỗ con cái từ nhà trẻ, mẫu giáo trở lên là các gia đình dường như giao cho
nhà trường và xã hội. Ở các vùng thôn quê, nhiều bậc cha mẹ phải đi làm ăn xa
nên việc nuôi dạy con cái thường phải dựa vào ông bà, bà con họ hàng hay thậm
chí con cái họ phải tự lo cuộc sống hàng ngày
CHƯƠNG 3: SỰ BIẾN ĐỔI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
3.1. Sự biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những
thách thức, biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ
hiện đại, toàn cầu hóa… các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ
chồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục
trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, chung sống không kết hôn. Đồng thời, xuất hiện
nhiều bi kịch, thảm án gia đình, người già neo đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong
gia đình, xâm hại tình dục…Ví dụ: Cha đẻ hãm hiếp, cưỡng bức con ruột có thai. Hệ
lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, gia đình truyền thống bị phá vỡ,
lung lay và hiện tượng gia tăng dân số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng
tính, sinh con ngoài giá thú…Ngoài ra, sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng
thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…) cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn
với nhiều người trong xã hội. Ví dụ: Có những người bận kiếm tiền đến nỗi không
thiết tha gì đến việc lấy vợ, lấy chồng.
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực
trong gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người chồng là chủ sở hữu tài sản của gia
đình, người quyết định các công việc quan trọng của gia đình như: đất đai, nhà cửa, cưới xin…v.v.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, ngoài mô hình người đàn ông - người chồng
làm chủ gia đình ra thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại. Đó là mô hình
người phụ nữ - người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ
gia đình. Người chủ gia đình được quan niệm là người có phẩm chất, năng lực và đóng
góp vượt trội, được các thành viên trong gia đình coi trọng. Ngoài ra, mô hình người
chủ gia đình phải là người làm ra được tài chính, tức là kiếm được nhiều tiền cho thấy
một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo gia đình trong bối cảnh phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
3.2. Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Những biến đổi trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay dẫn đến mâu thuẫn và
đấu tranh giữa các giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống với các giá trị, chuẩn mực
văn hóa hiện đại. Quá trình đó đòi hỏi phải xác lập những giá trị, chuẩn mực văn hóa
mới trong quan hệ vợ chồng phù hợp với sự phát triển kinh tế, pháp luật, đạo đức trong
xã hội mới để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bảo đảm sự kết
hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con
cái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ
và con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái nhưng lại
nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Nguyên nhân sâu xa của hiện
tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo Hiếu truyền thống, quan niệm này đòi hỏi con
cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ .Trong khi đó, với quan niệm “trời sinh
voi thì trời sinh cỏ”, cha mẹ có thể sinh nhiều con cái nhưng trách nhiệm, nghĩa vụ
chăm sóc, giáo dục không phải lúc nào cũng đi cùng. Thậm chí, không ít gia đình, trẻ
em bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải lao động nặng nhọc, phải gánh nặng các bổn phận và
trách nhiệm, phải có “hiếu” đối với cha mẹ.
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay, có một xu hướng đảo
ngược so với truyền thống. Nếu như trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha
mẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ
em, thì trong gia đình hiện nay nguyên tắc đó được nhấn mạnh theo chiều hướng
ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ . Hiện nay, vai trò giáo dục
và kiểm soát con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ nhạt. Hiện tượng này bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và sự tác
động của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi
trọng mà trong gia đình thì cha mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyền
đó. Việc công nhận quyền trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mực
văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Như vậy, có thể thấy không phải
cha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm soát trẻ em mà chính là do thời đại mới đã
không chấp nhận để cha mẹ kiểm soát trẻ em theo các chuẩn mực truyền thống. Đó là
sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện nay. Đánh giá
một cách khách quan, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường đã tác động
toàn diện đến gia đình hiện nay.
Trước hết, về phía trẻ em, môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ em được mở
rộng nên tất yếu dẫn đến sự giảm sút vai trò của cha mẹ trong việc kiểm soát con cái.
Nếu trong gia đình truyền thống, không gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó hẹp
trong phạm vi hẹp, mọi hành vi của trẻ em đều được kiểm soát bởi gia đình, họ hàng
và cộng đồng thì trong xã hội hiện nay, đặc biệt ở thành thị, phạm vi hoạt động của trẻ
em rất rộng lớn, quan hệ xã hội được mở rộng, thậm chí, trẻ em sinh hoạt bên ngoài
gia đình nhiều hơn trong môi trường gia đình.
Bên cạnh đó, về phía cha mẹ, họ chủ yếu làm viê •
c ở bên ngoài gia đình, thời
gian để chăm sóc, giáo dục con cái rất ít. Đă • c biê •
t, ở khu vực nông thôn, sự chuyển đổi
của cơ cấu kinh tế, sự đa dạng hóa ngành nghề và quá trình phi nông nghiệp hóa nông
thôn đã chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông
nghiệp, cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nhà hoặc làm việc ở các cơ sở sản xuất bên
ngoài gia đình nên họ cũng không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dục
con cái. Việc cha mẹ không có thời gian hoặc có quá ít thời gian quan tâm, chăm sóc,
giáo dục con cái cho thấy đã xuất hiện một khoảng trống trong việc kiểm soát, giáo
dục con cái. Việc đánh mất vai trò kiểm soát của cha mẹ đối với con cái đã dẫn đến
nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội như hiện tượng trẻ em lang thang, phạm tội hay
rơi vào các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng gia
tăng, đồng thời, cũng phản ánh những bất ổn và những thay đổi trong tâm lý và nhân
cách của trẻ em hiện nay… Thực tế cho thấy, chức năng kiểm soát trẻ em của thiết chế gia đình hiê •
n nay ngày càng suy giảm, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang có
những biến đổi đáng lo ngại. Không ít cha mẹ cho rằng, con cái hiện nay không còn
ngoan ngoãn, lễ phép như trẻ em trước đây, ngược lại trẻ em vị thành niên lại cảm thấy
bị ức chế vì bị cha mẹ kiểm soát, can thiệp quá sâu vào tự do cá nhân và đời sống riêng tư.
Về bản chất, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện
nay là một sự đảo ngược trật tự và vị trí so với gia đình truyền thống. Sự biến đổi này
bắt nguồn từ sự biến đổi của điều kiê • n kinh tế - xã hô •
i và bắt nguồn từ sự thay đổi của
quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình hiê •
n nay. Nó làm cho quyền uy, khoảng cách
giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm sút và giãn ra. Sự biến đổi mối quan hệ giữa
cha mẹ và con cái ở một mức độ nhất định đang làm mất đi những giá trị, chuẩn mực
văn hóa truyền thống như “phụ từ, tử hiếu”. Không ít cha mẹ hiê • n nay rơi vào tình
trạng bất lực trước việc con cái không nghe lời, vô trách nhiệm đối với cha mẹ, ông bà,
thiếu tinh thần trách nhiê •
m đối với các công việc nhà.
Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cần phải củng cố
chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái
trên cơ sở tiếp thu những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đồng thời kế thừa những giá
trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, cần tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để phát
triển nhân cách, năng lực nhưng cũng phải quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp trẻ em
nhận thức được những giá trị, chuẩn mực truyền thống, đặc biệt phải sống có trách
nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội Thứ ba - 08/07/2014 09:39   
Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn được bắt đầu từ phạm vi gia đình,
mỗi gia đình luôn là một tế bào của xã hội, trong đó người phụ nữ trong gia đình
luôn được xem là hạt nhân của tế bào đó; đồng thời, gia đình cũng là nơi thể
hiện thực chất của sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to
lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ
buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà Triệu đã dấy
binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù. Thế kỷ XX, qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử lại ghi nhận hàng vạn tấm gương phụ nữ, các
chị, các mẹ không ngại gian khổ, không tiếc máu xương, sẵn sàng chiến đấu, hy
sinh, cống hiến không chỉ cuộc đời mình mà cả con em cho độc lập tự do của Tổ
quốc. Phụ nữ không chỉ chiến đấu anh hùng mà đã lao động cần cù, gian khó để
vượt lên cảnh đói nghèo và lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước ngày càng to
đẹp và đàng hoàng hơn. Chính vì thế mà Đảng, Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ
Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời
kỳ kháng chiến và “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng” trong thời kỳ đổi
mới đất nước, đó không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và
đánh giá vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam.
Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ 11
(WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra
vào tháng 9-2006 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết (lúc bấy giờ) khẳng
định: Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ
trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của
phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham
gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất
nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học -
kỹ thuật.... Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Ðảng,
Nhà nước và nhân dân dành tặng. Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi
việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn
lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai
trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa
đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham
gia phòng chống tệ nạn xã hội; … Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được
thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam.
Ngày nay, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, trong
công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát
triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ
trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình.
Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như
những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong
cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc
giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực
giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của
chồng. Là người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con
cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để
hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở
những người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân
bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua
những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.
Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ
còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở
thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Trong nhiều
lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, may
mặc, du lịch, công nghệ, dịch vụ… Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng
lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong
giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản. Việt Nam cũng là một
trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ
thống các ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở hầu hết các bộ,
ngành và toàn bộ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Mạng lưới cán bộ tư vấn về
giới hoạt động hiệu quả, hệ thống pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng của phụ
nữ được tăng cường bằng Luật Bình đẳng giới.
Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ
Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát
triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có
nhiều cơ hội hơn, phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép
phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách
nhiệm chăm sóc gia đình, giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ
nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác; đồng thời tạo
ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động…
Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi. Hiện thời chúng
ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới,
nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới
và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp
nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu
biết mơ hồ, từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng
đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình.
Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người
phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong
gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới
việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia
đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc
hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức
của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân,
người buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Bên cạnh đó, nguy cơ bạo
lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ.
Để người phụ nữ đảm đương được vai trò của mình, đồng thời phát huy được
hết khả năng bản thân để phát triển trong thời hiện đại, yếu tố tự thân của mỗi
phụ nữ là rất quan trọng. Chỉ khi nào tính tích cực, chủ động của người phụ nữ
được khơi dậy, phụ nữ mới vừa có thể đảm đương tốt công việc ngoài xã hội,
vừa duy trì được mối quan hệ gia đình bền chặt, một tổ ấm hạnh phúc. Điều cần
làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho
phụ nữ phát huy được khả năng của mình, đó là: người phụ nữ có công việc ổn
định để đảm bảo cuộc sống, có cơ hội học tập nâng cao kiến thức, trình độ
chuyên môn, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, các đoàn
thể, câu lạc bộ, có thời gian hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, chăm sóc sức khỏe,...
PHUN 2. PHUN LIÊN HÊX THlC Tm VÀ LIÊN HÊX BoN THÂN
2.1. Sự biến đổi chức năng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH
ở Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan: phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình... - gia đình
Việt Nam đã có sự biến đổi tương đối toàn diện về các chức năng gia đình.
Ngược lại, sự biến đổi của gia đình cũng tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát
triển của xã hội.
TY cách tiếp cận xã hội học, xWt về bản chất, gia đình có 4 chức năng cơ
bản (sinh sản, giáo dục, kinh tế và tâm lí - tình cảm). Do sự va chạm giữa yếu
tố truyền thống và yếu tố hiện đại, sự chênh lệch giữa tốc độ biến đổi của cơ
cấu xã hội và tốc độ biến đổi của gia đình, chức năng của gia đình Việt Nam
có những biến đổi theo phương thức khác với gia đình phương Tây trong quá trình CNH - HĐH.
Thứ nhất, về chức năng sinh sản, với chính sách đúng đắn, triển khai tích
cực và sáng tạo, chương trình kế hoạch hóa gia đình đã thu được những thành
tựu nổi bật. Nếu những năm 1965-1969, chỉ có khoảng 15% số cặp vợ chồng
sử dụng biện pháp tránh thai thì bước sang thế kỷ 21, tỷ lệ này đã tăng gấp 5
lần, đạt khoảng 75% và duy trì tY đó đến nay. Nhờ vậy, mức sinh của Việt
Nam giảm nhanh, hiện đã đạt mức thấp. Những năm 1965-1969, tính đến hết
độ tuổi sinh đẻ, trung bình mỗi phụ nữ có gần 7 con thì hiện nay mô hình "gia
đình 2 con" đang trở nên phổ biến. Bên cạnh mức sinh thấp, dân số Việt Nam 8
đang xuất hiện những xu hướng mới, vYa mang lại cơ hội, vYa gây ra những
thách thức cho sự phát triển bền vững ở nước ta, như: Cơ cấu dân số vàng;
mất cân bằng giới tính khi sinh; già hoá dân số; mức sinh giữa các vùng cVn
chênh lệch đáng kể; chất lượng dân số tăng lên nhưng chưa cao; di dân diUn ra
mạnh mẽ và phân bố dân số cVn nhiều bất cập. Rõ ràng, tình trạng dân số của
nước ta ngày nay đã hoàn toàn khác tình trạng dân số cách đây hơn nửa thế
kỷ. Do đó, đã đến lúc phải giải quyết toàn diện các vấn đề dân số, chứ không
chỉ đơn thuần là kế hoạch hóa gia đình. Chính vì vậy, Nghị quyết số 21/NQ-
TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã
định hướng cho chính sách dân số Việt Nam trong thời gian tới là:"Tiếp tục
chuyển trọng tâm chính sách dân số tY kế hoạch hoá gia đình sang dân số và
phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu,
phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với
các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phVng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững".
Bên cạnh đó, tổng tỷ suất sinh là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế.
Điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập
kỷ qua, xu hướng sinh hai con ở Việt Nam là phổ biến. TFR của khu vực
thành thị là 1,83 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ. Phụ nữ
có trình độ đại học có mức sinh thấp nhất (1,85 con/phụ nữ), thấp hơn khá
nhiều so với phụ nữ chưa bao giờ đi học (2,59 con/phụ nữ). Thành phố Hồ
Chí Minh là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước (1,39 con/phụ nữ), Hà
Tĩnh là tỉnh có mức sinh cao nhất (2,83 con/phụ nữ).
Thứ hai, về chức năng giáo dục, cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của
đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, gia đình Việt Nam cũng diUn ra sự biến đổi
một cách toàn diện. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động
mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống gia đình. Bên cạnh những tác động tích cực,
những cơ hội phát triển mới, gia đình Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều
nguy cơ và thách thức mới. Đó là tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao;
ngoại tình; sống chung không kết hôn; tệ nạn mại dâm; tình trạng trẻ em
nghiện hút; trẻ em hư, phạm tội, lang thang có xu hướng tăng; bạo lực gia
đình; buôn bán phụ nữ; bất bình đẳng giới; …đang tác động đến tYng cộng
đồng, tập thể, cá nhân, tYng gia đình ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi phương diện.
Thêm vào đó, chúng ta cần phải thấy rằng trong quá trình xã hội biến đổi
nhanh chóng, trong gia đình đang nảy sinh nhiều xáo trộn trong chức năng
dưỡng dục con cái và xã hội hóa. Hiện tượng gia đình hạt nhân làm chặn đứng
cơ hội truyền thụ những hiểu biết về việc nuôi dạy con cái tY thế hệ ông bà
cho thế hệ cha mẹ. Thế hệ trẻ mới lập gia đình cho dù có nhận được sự giúp
đỡ của bố mẹ nhưng họ vẫn bộc lộ những bất đồng thế hệ, xung quanh việc
nuôi dạy con cái vì giới trẻ ngày nay trông cậy vào tri thức khoa học và
chuyên môn hơn là dựa vào sự hiểu biết của thế hệ cha mẹ. 9
Thứ ba, về chức năng kinh tế của gia đình, có thể thấy rằng do quá trình
CNH mà gia đình và nơi làm việc bị tách rời nhau về mặt không gian, theo đó
chức năng sản xuất của gia đình cũng suy giảm hoặc mất đi và chức năng tiêu
dùng được tăng cường. Điều này có thể dẫn đến lối sống của gia đình được
quyết định tùy thuộc vào công việc hay mức thu nhập của các thành viên
trong gia đình và tiêu chuẩn tiêu dùng của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến
mức độ thỏa mãn sinh hoạt của gia đình. Đối với trường hợp của các gia đình
ở nông thôn thì chức năng sản xuất và chức năng tiêu dùng của gia đình
không bị phân chia rạch rVi nhưng dưới cơ chế xã hội lấy việc sản xuất phục
vụ cho sự trao đổi thì việc xản xuất tự cung tự cấp của gia đình cũng bị suy giảm.
Tóm lại, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một đơn
vị kinh tế thực hiện có xu hướng giảm thì các hoạt động kinh tế do cá nhân
thực hiện ngoài gia đình sẽ tăng lên, ví dụ như: làm công ăn lương… Xu
hướng cá nhân hóa các nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình dẫn
đến chỗ phạm vi hoạt động của gia đình như một đơn vị kinh tế thu hẹp lại.
Chức năng kinh tế của gia đình bộc lộ rõ hơn ở các hoạt động tiêu dùng hơn
là các hoạt động tạo thu nhập.
Thứ tư, về chức năng tâm lí - tình cảm, chức năng này dần dần đang được
xem trọng. Ở các gia đình phương Tây, khi tình yêu vợ chồng đã nguội lạnh
thì họ sẽ chia tay nhau do “không có lí do nào buộc họ phải sống với nhau”.
Gia đình ở Việt Nam thì không giống như vậy. Hầu hết các gia đình ở Việt
Nam vẫn cVn tồn tại vững chắc đặc tính “gia đình chế độ” - tức là, người vợ
kì vọng vào vai trV trụ cột về kinh tế và vai trV làm cha của người chồng hơn
là kì vọng vào tình yêu và sinh hoạt tình dục của vợ chồng. CVn người chồng
thì ưu tiên kì vọng vào vai trV quản gia tài giỏi, đảm đang và vai trV làm mẹ
của người vợ. Tuy nhiên, cũng không ít biểu hiện cho thấy rằng, ở thế hệ trẻ,
số người cho rằng quan hệ vợ chồng quan trọng hơn quan hệ giữa cha mẹ và
con cái ngày càng tăng lên. Trong đời sống tinh thần, tình cảm của gia đình
thì việc con cái đã tách hộ về thăm hỏi cha mẹ là tập quán phổ biến ở nước ta.
Không phải chỉ có con cháu là chỗ dựa của cha mẹ mà cha mẹ cũng là chỗ
dựa cho con cháu trong cuộc sống hàng ngày. Trên 90% người cao tuổi cho
biết họ hỗ trợ con cháu mình ít nhất một trong các hoạt động sau: về kinh tế -
góp phần tạo ra thu nhập và cấp vốn cho con cháu làm ăn, về kinh nghiệm -
quyết định các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm ăn,
ứng xử xã hội và dạy dỗ con cháu, về chăm sóc gia đình - nội trợ và chăm sóc
cháu nhỏ. Nhiều người cho rằng bây giờ con cháu lo toan cho bố mẹ về vật
chất nhiều hơn và đầy đủ hơn, cVn việc trực tiếp trV chuyện, hỏi han thì ít hơn
trước. Có 37,5% người cao tuổi cho biết họ thường trV chuyện, tâm sự chuyện
vui buồn với vợ hoặc chồng của mình; 24,8% tâm sự, trV chuyện với con và
12,5% tâm sự với bạn bè, hàng xóm.
2.2. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay 10
Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá
nhân. Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động của gia đình
để tác động đến cá nhân. Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân được thực
hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, ở bất cứ
xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của minh,
cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình. Vậy nên, đặc điểm của
gia đình ở mỗi chế độ xã hội có khác nhau. Trong xã hội phong kiến, để củng
cố, duy trì chế độ bóc lột, với quan hệ gia trưởng, độc đoán, chuyển quyền đã
có những quy định rất khắt khe đối với phụ nữ, đVi hỏi người phụ nữ phải
tuyệt đối trung thành với người chồng, người cha - những người đàn ông
trong gia đình. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng một
xã hội thật sự bình đẳng, con người được giải phóng, giai cấp công nhân chủ
trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thực hiện sự bình đẳng
trong gia đình, giải phóng phụ nữ.
Trong xã hội hiện đại, vị thế của người phụ nữ nói chung đã được xã hội
xác nhận trên cơ sở bình đẳng giới nhờ vào kết quả của phong trào nữ quyền.
Người phụ nữ ngày càng có vai trV quan trọng trong sản xuất, tái sản xuất,
tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng đồng và
thụ hưởng các lợi ích, phúc lợi gia đình. Đồng thời, các thành viên gia đình và
các dịch vụ xã hội cũng tYng bước chia sẻ gánh nặng công việc nội trợ gia
đình đối với người phụ nữ, góp phần thiết thực tạo điều kiện và cơ hội giúp
phụ nữ phát huy mọi tiềm năng của mình trong hội nhập và phát triển. Cụ thể:
Quan niệm v4 ngưi chủ gia đình
Trong xã hội phong kiến, người chủ gia đình được quan niệm là người có
những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên khác
trong gia đình coi trọng. Họ là người quyết định chính cho những việc lớn của
gia đình. Người chủ gia đình thường là người đàn ông/người chồng.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan niệm người chủ gia đình rất đa
dạng. Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ
nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất,
năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia 10 đình cụ thể 5 . Qua đây có thể
thấy rằng người phụ nữ đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong gia đình. Sở hữu ti sn
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng như các chính sách của Nhà
nước đang làm thay đổi mối quan hệ giữa vợ và chồng về quyền sở hữu các
tài sản lớn trong gia đình theo xu hướng người phụ nữ ngày càng có nhiều
quyền sở hữu các tài sản của hộ gia đình hơn.
Phân công lao động giữa ngưi vợ v ngưi chồng trong gia đình
Phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam theo phương thức
người phụ nữ/người vợ được coi là phù hợp hơn với các công việc ở trong
nhà (nội trợ, chăm sóc người thân trong gia đình…), nam giới phù hơn với 11
các công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao ở bên ngoài nhà và xa gia
đình. Cho đến nay, phân công lao động theo giới có xu hướng bình đẳng hơn
trong các gia đình ở đô thị, nhóm giàu, người có trình độ học vấn cao. Trong
những hộ gia đình cả hai vợ chồng cùng đi làm bên ngoài, công việc nội trợ
gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn… 2.3. Quan đizm cá nhân
Kinh tế xã hội phát triển thông qua quá trình CNH - HĐH và công cuộc
hội nhập quốc tế đã làm cho gia đình Việt Nam có nhiều biến đổi và những
biến đổi đó đã có những tác động lớn đến các gia đình Việt Nam.
Theo tôi, sự biến đổi đặc trưng tY gia đình truyền thống đến gia đình hiện
đại ở Việt Nam có mă N t tích cực cũng như mă N t tiêu cực.
Những giá trị quí báu của gia đình Việt Nam truyền thống vẫn được bảo
tồn và phát huy như: tình yêu đôi lứa trong sáng, lVng chung thủy, tình nghĩa
vợ chồng, đức tY của cha mẹ đối với con cái, đạo hiếu của con cái đối với cha
mẹ, sự nhường nhịn, thương yêu nhau của anh em trong một nhà… Đồng thời
gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình
hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân, dân chủ trong mọi quan hệ, bình đẳng
nam nữ… Đây chính là những đặc trưng của gia đình truyền thống được phát
huy và cũng chính là những nhân tố giúp gia đình Việt Nam được xây dựng
và củng cố theo xu hướng hiện đại hoá thích nghi với sự tiến bộ của nhân loại. Cùng với những cơ hô N
i, gia đình Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu
cực và đang đứng trước nhiều thách thức. Nhịp sống hối hả với những vVng
quay của công việc, học hành khiến những bữa cơm gia đình hiếm khi đông
đủ. Thêm vào đó, lối sống thực dụng ích kỉ, đề cao cuộc sống hưởng thụ, cổ
súy cho tư tưởng tự do phát triển cá nhân… cũng đã và đang là nguy cơ làm
mai một, xói mVn nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Đây cũng chính
là một trong những nguyên nhân của sự rạn nứt trong gia đình ngày nay và là
nguồn gốc của những biểu hiện tiêu cực trong xã hội như tệ nạn xã hội (ma
túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè… xâm nhập vào một số gia đình và đã làm
mai một các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình và gây nhiều
hậu quả cho xã hội), văn hóa ứng xử xuống cấp, đạo đức bị coi nhẹ hay tình
trạng li hôn, li thân, sống chung như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn,
quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng…
Ngày nay phụ nữ thực sự được tôn trọng, được đánh giá ngang hàng với nam
giới trong công việc cũng như mọi mặt của cuộc sống. Thực tế phụ nữ đã thực
sự tiến bộ vượt bậc, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều có sự xuất
hiện của phụ nữ. Điều đó cho thấy nếu như nam giới làm được việc gì thì phụ nữ
cũng làm được việc đó. Chính điều đó đã tạo cho phụ nữ có nhiều cơ hội để
phấn đấu và tự khẳng định vị trí của mình.Tuy vậy nhưng phụ nữ bao giờ cũng
hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với gia đình. Không những
phải hoàn thành xuất sắc công việc xã hội như nam giới, mà phụ nữ luôn đảm
đương công việc trong gia đình. Đức hy sinh của người phụ nữ lớn lao nhưng
luôn thầm lặng. Cho dù ngày nay phụ nữ luôn được tôn trọng, được bình đẳng
nhưng gánh nặng việc nhà luôn là áp lực đối với phụ nữ. Ngoài thời gian tham
gia công việc xã hội, phụ nữ luôn canh cánh trong lòng những việc nhà. Chỉ có
một số ít phụ nữ có điều kiện về kinh tế cũng như tự bứt mình ra khỏi gánh nặng
việc nhà để có thời gian dành riêng cho mình. Đó là những người phụ nữ có
quan niệm tân tiến, mạnh mẽ và tự chủ trong mọi việc. Còn đa số phụ nữ dù ở
cương vị nào , dù có bận rộn đến đâu vẫn phải thu xếp thời gian cho việc nhà.
Tuy việc nhà nghe có vẻ rất giản đơn nhưng thật sự chiếm mất rất nhiều thời
gian của phụ nữ. Mọi chuyện cơm nước, giặt giũ, chăm sóc các thành viên trong
gia đình đều một tay người phụ nữ phải lo. Do vậy hầu như vào những ngày làm
việc phụ nữ không có thời gian nghỉ trưa, việc cơ quan, việc gia đình chiếm hết thời gian.
Từ ngàn xưa đến nay và mãi mãi sau này, người phụ nữ Việt Nam vẫn khẳng
định vai trò quan trọng của mình trong việc đóng góp to lớn cho xã hội phát
triển và thực hiện chức năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Đó là vai trò không
thể thay thế được bởi thiên chức cao quý của người phụ nữ mà tạo hóa đã ban tặng
1. Vai trò làm vợ và thiên chức làm mẹ 1.1. Vai trò làm vợ
Nhân tố tạo nên một gia đình hạnh phúc trước hết là do người phụ nữ biết quên
mình để trở thành người vợ thủy chung son sắt, một người vợ luôn hiểu rõ
chồng mình, đồng cảm với chồng về tư tưởng, về đời sống tinh thần và con đường sự nghiệp.
Người phụ nữ là người luôn chia sẻ những tâm sự, buồn vui trong cuộc sống với
người chồng, hiểu được công việc của chồng, chủ động sắp xếp công việc gia
đình để người chồng yên tâm công tác. Trong mọi hoàn cảnh người vợ cùng kề
vai sát cánh với người chồng, biết ủng hộ các ý tưởng, hành động tích cực của
chồng, là người thúc đẩy những ước mơ, hoài bão, nghị lực của người chồng,
bảo vệ uy tín của chồng, giúp đỡ chồng để chồng phấn đấu thành đạt. Đằng sau
sự thành công của người chồng đều có bóng dáng của người vợ.
Người vợ là người luôn quan tâm, lo lắng cho chồng, từng bữa ăn giấc ngủ và
những điều kiện sinh hoạt hàng ngày. Trong cư xử với chồng vừa nhẹ nhàng,
vừa mềm mỏng, những lúc cần thiết cũng phải thể hiện sự cương quyết cứng rắn
để có thể giúp chồng chiến thắng những thói xấu của bản thân mình trước những
cám dỗ và các tệ nạn của xã hội để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Với lòng bao
dung độ lượng vị tha và sự nhạy cảm tinh tế, người phụ nữ biết bỏ qua những lỗi
lầm của người chồng, thực sự là người đồng hành của người chồng trên con
đường xây dựng hạnh phúc .
Tình yêu của người phụ nữ với chồng, là tình yêu mãi mãi dâng trào, không bao
giờ vơi cạn những nhịp sóng yêu thương - một tình yêu bất tử. Một nhà tư tưởng
nhận xét: “Trái tim của người phụ nữ không bao giờ già cỗi và một khi nó
không yêu nữa thì đó là vì nó đã ngừng đập ”.
1.2. Thiên chức làm mẹ
Người phụ nữ có thiên chức cao quý là sinh đẻ để duy trì nòi giống và nuôi dạy
con cái từ khi con cất tiếng chào đời đến khi con đã trưởng thành.
Bằng tình thương vô bờ bến người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh
thần tình cảm với con, giáo dục con về phẩm chất đạo đức, nhân cách để con khôn lớn thành người.
Là người mẹ hết lòng, cả đời hy sinh vì con cũng là tấm gương cho con noi theo,
đồng thời là người bạn lớn luôn ở bên con để che chở động viên con vượt qua
khó khăn vất vả trong cuộc sống để con trưởng thành.
Người mẹ cũng là người Thầy đầu tiên của mỗi người. Từ khi con cất tiếng khóc
chào đời người mẹ là người đầu tiên dạy con biết lắng nghe, biết biểu lộ cảm
xúc, con lớn hơn một chút mẹ dạy con chập chững từng bước đi, dạy con từng
câu nói và các cử chỉ, hoạt động trong sinh hoạt. Khi con đã lớn, mẹ dạy con các
hành vi đạo đức, cách ứng xử theo chuẩn mực của xã hội. Người mẹ là chỗ dựa
tâm lý tinh thần của con biết lắng nghe, khuyên nhủ con, dạy bảo con tháo gỡ
những trở ngại khó khăn trong cuộc sống. Những phẩm chất quý báu của người
mẹ: sự tần tảo, dịu hiền, đức hy sinh, sự nhẫn nại, thái độ hòa nhã, lòng yêu
thương con, lòng bao dung độ lượng có sức cảm hóa mạnh mẽ để con cái học tập, noi theo.
2. Người phụ nữ là một trong những trụ cột chính tạo thu nhập cho gia đình
Phụ nữ là trụ cột thứ hai trong gia đình cùng chồng chia sẻ trách nhiệm về kinh
tế, tổ chức đời sống vật chất cho gia đình. Người phụ nữ trực tiếp lao động sản
xuất tạo ra của cải vật chất góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho
gia đình, làm giàu cho gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng là người quản lý các nguồn lực của gia đình,
đảm nhiệm vai trò “Tay hòm chìa khóa” cho gia đình, cùng chồng quản lý thu
nhập, cân đối thu chi, đảm bảo cho gia đình có cuộc sống ổn định. Phụ nữ là
những người giỏi giang trong việc cân đối các khoản thu chi, biết tính toán một
cách khoa học và có nghệ thuật trong việc bếp núc, đảm bảo “Cơm ngon canh ngọt” cho gia đình.
3. Phụ nữ là người chăm sóc sức khỏe và sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình
Ngoài trách nhiệm phát triển kinh tế, người phụ nữ là người đảm nhiệm chính
các công việc nội trợ nấu ăn, duy trì cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe cho
mọi thành viên trong gia đình trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tái sản xuất sức lao động.
Đảm đang trong mọi việc: dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ ngăn lắp trong gia đình và
những công việc không tên khác, thời gian dành cho công việc gia đình thường
gấp đôi người đàn ông (phụ nữ 4,2 giờ/ngày, đàn ông 2,2 giờ/ngày).
Người phụ nữ luôn quan tâm chăm sóc các thành viên trong gia đình không chỉ
trong việc ăn uống mà còn chăm sóc khi các thành viên trong gia đình (ông bà,
cha mẹ, chồng, con ..) khi đau ốm giúp người già sống lâu, người chồng khỏe
mạnh, con cái phát triển tốt.
Vai trò quan trọng khác của người phụ nữ là sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình
trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi. Cùng chồng phân công
công việc cho các thành viên một cách hợp lý đảm bảo sự bình đẳng trong lao
động, đồng thời họ gánh vác công việc nội trợ, là người lập kế hoạch tổ chức
cuộc sống gia đình vui vẻ đầm ấm, phù hợp với sở thích của các thành viên bằng
những bữa cơm ngon và cách giao tiếp cởi mở chân thành tạo không khí thân
mật ấm cúng, hòa thuận trong gia đình.
4. Người phụ nữ là người chăm lo đời sống tinh thần cho gia đình
Với trái tim nhân hậu, người phụ nữ biết cách tạo nên gia đình trở thành tổ ấm,
nơi sum vầy chia sẻ yêu thương, nơi bộc lộ cảm xúc tâm hồn của mỗi thành
viên. Người phụ nữ trở thành sợi dây liên kết tình cảm trong gia đình, là người
thường xuyên gần gũi động viên, kết nối các thế hệ và các thành viên trong gia
đình, có khả năng dung hòa các mối quan hệ của các thế hệ và các thành viên:
Ông bà - Cha mẹ - Vợ chồng - Con cháu... để giữ gìn hòa khí trong gia đình.
Trong cuộc sống sinh hoạt đôi khi cũng có va chạm, mâu thuẫn thì người phụ nữ
có vai trò chăm lo đời sống tinh thần, họ là biểu tượng của tình cảm yêu thương
gắn bó trong việc: chăm sóc nuôi dưỡng người già, chung thủy yêu thương
chồng, dạy dỗ con cái nên người, họ thể hiện vai trò ấy một cách bình dị, tự
nhiên như một sự tất yếu dù phải trải qua nhiều gian khó và sự hy sinh.
5. Người phụ nữ là nơi giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình
Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của
gia đình vừa là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới góp
phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan
trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
Phụ nữ là người giữ gìn lễ giáo trong gia đình, giữ gìn nền nếp trên kính dưới
nhường, kính lão đắc thọ, giáo dục hướng dẫn con cái theo các chuẩn mực đạo
đức, thực hiện những quy tắc ứng xử trong gia đình.
Phụ nữ lưu giữ sáng tạo những câu ca dao, các làn điệu dân ca, các bài thơ, bài
hát... thông qua các câu hát ru, những điệu dân ca đã truyền cho con cháu về tình
yêu thương và những bài học về đạo lý làm người.
Phụ nữ cũng là người giữ gìn phong tục tập quán trong các ngày lễ, ngày tết,
ngày giỗ ông bà tổ tiên... thể hiện đạo lý hiếu kính, uống nước nhớ nguồn.
Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình thể hiện ở việc không ngừng nâng cao năng lực trình độ công tác, đảm
bảo sự phân công hợp lý công việc trong gia đình, tham gia các quyết định, đối
xử công bằng với các con, tạo cho các con cơ hội học tập, làm việc và hưởng thụ
các giá trị vật chất, tinh thần không phân biệt con trai, con gái .
Người phụ nữ là nhân tố tích cực trong việc phòng chống bạo lực gia đình,
phòng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình, xuất phát từ trách nhiệm, tình thương
yêu, sự hy sinh, sự cảm hóa của người vợ, người mẹ đã giữ gìn cho gia đình yên
ấm hạnh phúc, tránh được sự sa ngã của các tệ nạn và cạm bẫy của xã hội trong
thời kỳ kinh tế thị trường.
Người phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và gia đình. Để phát
huy vai trò to lớn của phụ nữ trong việc xây dựng xã hội và gia đình hạnh phúc,
cùng với sự nỗ lực của chính bản thân người phụ nữ, chị em rất cần sự ủng hộ từ
gia đình, xã hội giúp chị em phụ nữ vươn lên, luôn xứng đáng với phẩm chất cao
quý: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” để từng bước nâng cao vị thế của
mình đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững. --