-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu ôn tập giữa kỳ - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Thuật ngữ KTCT xuất hiện đầu tiên năm 1615 ở Châu Âu trong tác phẩm “Chuyên luận vềkinh tế chính trị” của nhà kinh tế người Pháp Autoine de Monchrétien. Trong tác phẩm nàyđã đề xuất môn khoa học mới – môn kinh tế chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Tài liệu ôn tập giữa kỳ - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Thuật ngữ KTCT xuất hiện đầu tiên năm 1615 ở Châu Âu trong tác phẩm “Chuyên luận vềkinh tế chính trị” của nhà kinh tế người Pháp Autoine de Monchrétien. Trong tác phẩm nàyđã đề xuất môn khoa học mới – môn kinh tế chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Kinh tế chính trị mác-lênin GVHD: ThS Bùi Thị Hường
Khoa khoa học xã hội và nhân văn MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KTCT
MÁC – LÊ NIN:...................................................................................................................................2 I.
KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH KTCT MÁC – LÊNIN:............................................2 1.
Thời kỳ 1: từ thời cổ đại đến thế kỷ 18............................................................................2 2.
Thời kỳ 2: Từ sau thế kỷ XVIII đến nay:........................................................................3 II.
ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN:..........................................................................................................3 1.
Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................................3 2.
Mục đích nghiên cứu:........................................................................................................4 3.
Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................4 4.
Chức năng:.........................................................................................................................4 1
GIÁO TRÌNH NĂM 2021, NXB GD&ĐT.
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC
NĂNG CỦA KTCT MÁC – LÊ NIN: I.
KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH KTCT MÁC – LÊNIN: -
Thuật ngữ KTCT xuất hiện đầu tiên năm 1615 ở
Châu Âu trong tác phẩm “Chuyên luận về
kinh tế chính trị” của nhà kinh tế người Pháp Autoine de Monchrétien. Trong tác phẩm này
đã đề xuất môn khoa học mới – môn kinh tế chính trị. -
Tới thế kỷ 18, nhà kinh tế học người Anh Adam
đã đưa KTCT trở thành môn Smith khoa học
có tính hệ thống có tính phạm trù và khái niệm chuyên ngành. Từ đó phát triển cho tới nay. -
Quá trình phát triển của KTCT được khái quát qua hai thời kỳ: o
Thứ nhất: từ thời cổ đại đến thế kỷ 18. o
Thứ hai: từ thế kỷ 18 cho đến nay.
1. Thời kỳ 1: từ thời cổ đại đến thế kỷ 18. -
Tư tưởng kinh tế xuất hiện số ít, chưa tạo tiền đề cho sự phát triển chín muồi cho các lý luận chuyên đề lý luận. -
Nguyên nhân: trình độ phát triển các nền sản xuất chưa cao. -
Trong thời kỳ này còn chia thành 2 giai đoạn nhỏ: o
Từ thời cổ đại – Thế kỷ XV o
Từ thế kỷ XV – đến cuối thế kỷ XVIII
Sang thế kỷ XV, phương thức sản xuất TBCN ra đời thay thế cho phương thức
sản xuất phong kiến ở Tây Âu.
Từ giữa thế kỷ XV giữa thế kỷ XVII, ở Châu Âu, tư bản thương nghiệp đóng
vai trò thống trị nền kinh tế. Do vậy, CN trọng thương dành trọng tâm vào
nghiên cứu lĩnh vực lưu thông (CN này chủ yếu ở Anh, Pháp, Ý). Ưu điểm
của CN lưu thông: Khái quát đúng mục đích của các nhà tư bản là tìm kiếm
lợi nhuận. Nhược điểm của CN lưu thông: lý
giải thiếu tính khoa học khi
cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp, thông qua việc mua rẻ,
bán đắt. Đại diện CN trọng thương: A. Montchrétien của Pháp, Thomas
Mun của Anh, X. Caphuri của Ý.
Từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII, CN trọng nông ở Pháp đã thay thế
sự không còn phù hợp của CN trọng thương. Ưu điểm của chủ nghĩa trọng
nông: nghiên cứu vào lĩnh vực sản xuất, từ đó luận giải được nhiều phạm trù
kinh tế như giá trị, sản phẩm ròng, tư bản, tiền lương, lợi nhuận, tái sản xuất.
Nhược điểm của CN trọng nông: cho rằng chỉ có nông nghiệp mới là sản
xuất, từ đó lý giải các khía cạnh lý luận dựa trên cơ sở đặc trưng sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, kinh tế chính trị cổ điển Anh
hình thành và phát triển, mở đầu là các quan điểm lý luận của W. Petty, tiếp
đến là A. Smith và kết thúc ở hệ thống lý luận có nhiều giá trị khoa học của David Ricardo.
Kinh tế chính trị cổ điển Anh đã nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá
trình tái sản xuất, trình bày một cách hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị
như phân công lao động, hàng hóa, giá trị, tiền tệ, giá cả, giá cả thị trường, tiền 2
lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, tư bản, … để rút ra các quy luật kinh tế. Lý
luận kinh tế chính trị cổ điển Anh đã rút ra kết luận giá trị là do hao phí lao
động, giá trị khác với của cải. (Đại diện kinh tế chính trị cổ điển Anh: W.
Petty, A. Smith, D. Ricardo)
W. Pretty nhận định: “Lao động là cha và đất là mẹ của mọi của cải”
Kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế để tìm ra các quy luật
chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng
với những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội.
2. Thời kỳ 2: Từ sau thế kỷ XVIII đến nay: -
Kế thừa những giá trị khoa học, phát triển lý luận KTCT về PTSX tư bản chủ nghĩa để có
được lý thuyết kinh tế chính trị của Mác. -
Lý luận KTCT của Mác và Angghen được trình bày rõ trong bộ Tư bản. -
Lê-nin đã phát triển học thuyết kinh tế chính trị của Mác vào thế kỷ 20. o
Chỉ rõ sự phát triển không đều của CNTB. o
Đã phát hiện ra và phân tích CNTB ở giai đoạn CNTB độc quyền (CN đế quốc) và
giai đoạn CNTB độc quyền nhà nước. o
Đề ra chính sách kinh tế mới NET (áp dụng từ 1918 đến 1924) II.
ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN:
1. Đối tượng nghiên cứu: -
Quan điểm của CN Mác – Lênin cho rằng: o
KTCT nghiên cứu các QH sản xuất và trao đổi trong PTSX mà các QH đó hình thành và phát triển. -
C. Mác và Anggen đã luận giải về KH KTCT theo 2 nghĩa: o Theo nghĩa hẹp:
KTCT nghiên cứu QH sản xuất và trao đổi trong PTSX nhất định (đặc biệt là
trong phương thức SX TBCN) thể hiện nổi bật trong tác phẩm Bộ Tư bản của Mác. o Theo nghĩa rộng:
KTCT là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất và sự trao
đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người => Không có 1 bộ
môn KTCT duy nhất cho tất cả mọi nước và mọi thời đại kinh tế. -
Quan điểm của A. Smith về KTCT:
Kinh tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp hướng tới hai mục tiêu: o
Thứ nhất, tạo ra nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế phong phú cho người dân, hay
chính xác hơn là tạo điều kiện để người dân tự tạo ra thu nhập và sinh kế cho bản thân. o
Thứ hai, tạo ra khả năng có được nguồn ngân sách đầy đủ cho nhà nước hay toàn bộ
nhân dân để thực hiện nhiệm vụ công.
KTCT hướng tới làm cho người dân cũng như quốc gia trở nên giàu có. 3
Khái quát lại, đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin là các quan hệ xã hội của sản xuất
và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất và
tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.
kiến trúc thượng tầng -
Đối tượng nghiên cứu của CN trọng thương: nghiên cứu chủ yếu là hoạt động lưu thông qua
2 hành vi là hành vi mua và hành vi bán. -
Đối tượng nghiên cứu của CN trọng nông: nghiên cứu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. -
Đối tượng nghiên cứu của KTCT tư sản cổ điển Anh: Nguồn gốc của của cải và sự giàu có của các dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu: -
Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất: nhằm phát hiện ra các quy luật chi phối quan hệ giữa
người với người trong sản xuất và trao đổi. Từ đó, giúp cho các chủ thể trong xã hội vận dụng
các quy luật ấy, tạo động lực để không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy văn minh và sự
phát triển toàn diện của xã hội thông qua việc giải quyết các quan hệ lợi ích. -
Mục đích xuyên suốt: không chỉ hướng đến việc thúc đẩy sự giàu có, mà còn hướng tới cung
cấp cơ sở khoa học, góp phần thúc đẩy trình độ văn minh và phát triển toàn diện của xã hội.
KTCT Mác – Lê nin không phải là KH về kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế. Quy luật kinh tế Chính sách kinh tế Tồn tại khách quan
Là sản phẩm của con người được hình
thành trên cơ sở vận dụng các QLKT
Con người có thể nhận thức và vận dụng Con người có thể thay đổi chính sách kinh QLKT.
tế cho phù hợp với quy luật kinh tế.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu cần vận dụng thành thạo phép biện chứng duy vật và nhiều phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành thích hợp. -
Vận dụng thành thạo phép biện chứng duy vật. -
Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành thích hợp: trừu tượng hóa khoa học, lôgic kết hợp với
lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, quy nạp diễn dịch, hệ thống hóa, mô hình hóa,
khảo sát, tổng kết thực tiễn, …Trong đó, trừu tượng hóa khoa học là chủ yếu. 4. Chức năng:
a. Chức năng nhận thức:
Chức năng nhận thức của kinh tế chính trị biểu hiện ở chỗ nó cần phát hiện bản chất của các hiện
tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của chúng,
giúp con người vận dụng các quy luật kinh tế một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt
hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
b. Chức năng tư tưởng:
Cũng giống nhiều môn khoa học khác, chức năng nhận thức của kinh tế chính trị không có mục
đích tự thân, không phải nhận thức để nhận thức, mà nhận thức để phục vụ cho hoạt động thực
tiễn có hiệu quả. Đó là chức năng thực tiễn của kinh tế chính trị. 4
Chức năng thực tiễn và chức năng nhận thức của kinh tế chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Từ việc nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xã hội, phát hiện ra bản
chất của chúng, các quy luật chi phối chúng và cơ chế hoạt động của các quy luật đó, kinh tế
chính trị cung cấp những luận cứ khoa học để hoạch định đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế.
Đường lối, chính sách và các biện pháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã
nhận thức được sẽ đi vào cuộc sống làm cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn.
Cuộc sống chính là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chính sách, biện pháp kinh tế và xa
hơn nữa là kiểm nghiệm chính những kết luận mà kinh tế học chính trị đã cung cấp trước đó.
Thực tiễn vừa là nơi xuất phát vừa là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của lý luận kinh tế. Căn cứ
để đánh giá tính đúng đắn của lý luận kinh tế là ở sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính hiệu
quả của hoạt động kinh tế.
c. Chức năng thực tiễn:
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế.
Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất
chung là cơ sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành (như kinh tế công nghiệp, nông nghiệp,
xây dựng, giao thông…) và các môn kinh tế chức năng (kinh tế lao động, kế hoạch, tài chính, tín dụng, thống kê…).
Ngoài ra, kinh tế chính trị cũng là cơ sở lý luận cho một số môn khoa học khác (như địa lý kinh
tế, dân số học, lịch sử kinh tế quốc dân, lý thuyết về quản lý …).
d. Chức năng phương pháp luận:
Là môn khoa học xã hội, kinh tế chính trị có chức năng tư tưởng. Trong các xã hội có giai cấp,
chức năng tư tưởng của kinh tế chính trị thể hiện ở chỗ các quan điểm lý luận của nó xuất phát từ
lợi ích và bảo vệ lợi ích của những giai cấp hoặc tầng lớp xã hội nhất định.
Các lý luận kinh tế chính trị của giai cấp tư sản đều phục vụ cho việc củng cố sự thống trị của
giai cấp tư sản, biện hộ cho sự bóc lột của giai cấp tư sản.
Kinh tế chính trị Mác – Lênin là cơ sở khoa học cho sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan
và niềm tin sâu sắc vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm xoá bỏ
áp bức bóc lột giai cấp và dân tộc, xây dựng thành công xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. 5