-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằmphục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Tài liệu ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằmphục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
CÂU 1: Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm
phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi.
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển cần hội tụ đủ hai điều kiện là phân công lao
động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Đầu tiên, Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành,
nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một số sản phẩm nhất định. Trong khi nhu
cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản
xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
Ngoài ra, trong phân công lao động xã hội có thể chia theo nhiều phần như:
Phân công lao động xã hội theo giới tính, trong một tập thể hoặc một nhóm người (bộ tộc) chung
sống với nhau sẽ phân công lao động theo nam nữ. Ví dụ. trong các tộc người lấy nương rẫy làm loại
hình kinh tế chính thì đàn ông lo việc chặt cây, làm hàng rào bảo vệ rẫy khỏi sự phá hoại của thú rừng
nghĩa là làm phần việc nặng nhọc sử dụng sức mạnh là chủ yếu, còn đàn bà thì làm cỏ. Gieo hạt là của chung.
Phân công lao động xã hội theo lứa tuổi, trong một tập thể hoặc một nhóm người có quan hệ huyết
thống gần gũi, mọi loại hình lao động được phân chia theo lứa tuổi: trẻ con, thanh niên, người lớn,
người già. Tùy theo sức lực, kỹ năng và kinh nghiệm của từng độ tuổi mà phân công lao động phù hợp.
Phân công lao động theo lãnh thổ, là một hình thức đặc biệt của phân công lao động xã hội. Mỗi địa
phương căn cứ vào điều kiện của mình sẽ chuyên môn hóa sản xuất về một hoặc một số sản phẩm, đôi
khi chỉ là một bộ phận nào đó của sản phẩm, để cung cấp cho nhu cầu của các vùng khác nhau trong nước và ngoài nước.
Như vậy, phân công lao động xã hội dẫn đến kết quả mọi người phải trao đổi sản phẩm cho nhau và
phân công ngày ngày càng phát triển thì trao đổi sản phẩm càng trở nên đa dạng hơn. Tuy vậy nhưng
đây chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ vì sản phẩm lao động chưa trở thành hàng hóa.
Vì vậy, muốn có sản xuất hàng hóa ra đời cần phải có thêm điều kiện thứ hai.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất làm cho giữa những người sản
xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản
phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiện khách quan dự trên sự tách
biệt về quyền sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về quyền sở hữu càng sâu sắc,
hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.
Khi còn sự hiện diện của hai điều kiện trên, con người không thể dùng ý chí xóa bỏ nền sản xuất
hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng
hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền
kinh tế tự cấp, tự túc.
CÂU 2: Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá
trình tiêu dùng thôn qua trao đổi mua bán.
Thuộc tính của hàng hóa: có 2 thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
Giá trị sd của hh là công cụ của hh đó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người (vật chất, tinh
thần, lao động sản xuất)
Vd: gạo để nấu cơm ăn, vải để may mặc quần áo, xe để đi,…
Đặc trưng của giá trị sd của hh là do những thuộc tính tự nhiên của thực thể hh quyết định.
Vd: thuộc tính tự nhiên của nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị do vậy mà nó có thể
dùng trong sinh hoạt, trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; đồng dẫn điện, cao su có tính đàn hồi cao, nhựa cách điện.
Hoặc trong y tế mỗi loại thuốc có thành phần khác nhau và công dụng cũng khác nhau, như
Paracetamol dùng để giảm đau, hạ sốt, không dùng để cầm máu được, Cao su có tính đàn hồi cao dùng
để làm nệm nằm, làm ruột xe, làm vỏ xe,…
Giá trị sd của hh được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật của
lực lượng sản xuất. Vì vậy, xh càng tiến bộ, lực lượng sx càng phát triển thì số lượng giá trị sd ngày
càng nhiều, chủng loại giá trị sd càng phong phú, chất lượng ngày càng cao.
Vd: vàng trước đây chỉ được dùng để làm trang sức, nhưng ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật thì vàng còn được làm các linh kiện điện tử, hay làm mặt nạ đắp mặt
Ngày xưa lá trà xanh chỉ dùng nấu nước trà để uống hiện nay với sự pt khoa học người ta dùng lá trà
chế biến ra nước uống, làm hương liệu bánh...
Giá trị sd là phạm trù vĩnh viễn vì nó do thuộc tinhs tự nhiên quy định. Như gạo dùng để làm bánh, nấu cơm.
Giá trị sd của hh là giá trị sxhh thông quan trao đổi, mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng
hóa phải luôn quan tâm đến nhu cầu của xh, làm cho sp mình đáp ứng nhu cầu của xh thì hh mới bán
được. Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sx.
Giá trị hh là lao động của xh của người sx kết tinh trong hh. Biệu hiện quan hệ giữa những người sx trao đổi hh với nhau.
Muốn hiểu được giá trị hh phải đi từ giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, thể hiện tỉ lệ trao đổi giữa giá trị sd với giá trị sd khác.
Ví dụ 1 mét vải = 10kg thóc.
Vải và thóc là 2 hh có giá trị sd khác nhau về chất, chúng có thể trao đổi được với nhau vào trao đổi
theo tỷ lệ nào đó, là giữa chúng tồn tại điểm chung, đều là sản phẩm của lao động. Căn cứ theo công
sức bỏ ra Mác gọi là hao phí lao động ( tgian ld). Chính là phí lao động ẩn dấy trong hh làm cho chúng
so sánh được với nhau khi trao đổi.
Đã là hh thì phải có 2 thuộc tính là giá trị hh và giá trị sd nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì không phải là hh.
Vd: nước sông suối nó chỉ có giá trị sử dụng nhưng chưa gọi laf hh, nhưng nếu người ta khai thác
đem về sản xuất đóng chai, đem đến cho người tiêu dùng thì mới gọi là hh.
Giá trị hh cũng có đặc trưng riêng, là phạm trù lịch sử. Giá trị là nội dung bên trong, còn giá trị
trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của hh, chỉ có thông qua trao đổi mới tìm ra giá trị.
Vd: 1 micro là 1tr đồng: 1tr là giá cả; 1 micro 1tr đồng là hao phí lao động làm ra hh
Mối liên hệ giữa 2 thuộc tính là vừa thống nhất và mâu thuẩn với nhau
Về mặt thống nhất: vì chúng tồn tại đồng thời trong một hh. Tức là một sp phải có đầy đủ 2 thuộc
tính mới thành hh thiếu 1 trong 2 thì không phải là hh.
Về mặt mâu thuẩn: khi là GTSD thì các hh không đồng nhất về chất, nhưng khi là giá trị thì chúng
lại đồng nhất về chất (đều kết tinh trong ld). Việc thực hiện hai thuộc tính giá trị sd và giá trị thường
không đồng thời về không gian và thời gian. Đứng về phía người sx, cái mà họ cần là giá trị nhưng họ
phải tạo ra giá trị sd, ngược lại người tiêu dùng cần giá trị sd nhưng phải có giá trị tức là tiền thanh
toán. Điều này thể hiện thành mâu thuẩn giữa sx và tiêu dùng cung cầu. Người bán muốn bán được giá
cao, người mua muốn mua được giá rẻ.
CÂU 3: Phương pháp sx thặng dự
Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản
chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp
bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
Ngày lao động là thời gian ld trong ngày, bao gồm: thời gian ld tất yếu và thời gian ld thặng dư.
Thời gian ld tất yếu là khoảng tgian mà người lao động tạo ra được 1 một lượng giá trí ngang bằng
với giá trị hh sức lao động.
Thời gian ld thặng dư là khoảng tgian mà người lao động tạo ra giá trị dư cho nhà tư bản.
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa. Vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều
phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
Khái quát có hai phương pháp để đạt được mục đích đó là sản xuất giá trị thặng dưtuyệt đối và sản
xuất giá trị thặng dư tương đối.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: (tăng cường độ lđ) Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư
thu được do kéo dài time lđ trong ngày vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao
động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Có giới hạn về sức khỏe người lđ.
Ví dụ nếu ngày lao động là 8 giờ thời gian lao động tất yếu là 4 giờ thời gian lao động thặng dư là 4
giờ tỉ suất giá trị thặng dư là 100%.
Theo công thức m’ = (t’/t)*100% = (4h/4h)*100% = 100%
Để có thể bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối nhà tư bản sẽ kéo dài ngày lao động thêm 2h nữa (Tgian
lao động tất yếu ko thay đổi) thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 6h.
Khi đó m’= (t’/t)*100% = (6h/4h)*100% = 150%
Kết quả giá tri thặng dư tăng lên 50% tức là trình độ bốc lột sức lao động tăng lên 50%
Đây là phương pháp phổ biến nhất thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản là thời điểm lao động còn ở
trình độ thủ công, năng suất lao động còn thấp. Với lòng tham vô hạn để nâng cao trình độ bóc lột nhà
tư bản dung thủ đoạn để kéo dài ngày lao động tuy nhiên sức lao dộng của con người có giới hạn, là
giới hạn về mặt tâm sinh lý. đó là quy định độ dài nhất định của ngày lao động.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ
rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách tăng năng suất lđ xh từ đó làm giảm giá trị hh sức lđ kéo
theo là kéo dài thời gian lao động thặng dư nay trong đk và trong time lđ ko đổi.
Ví dụ nếu ngày lao động là 8 giờ thời gian lao động tất yếu là 4 giờ thời gian lao động thặng dư là 4
giờ tỉ suất giá trị thặng dư là 100%.
Theo công thức m’ = (t’/t)*100% = (4h/4h)*100% = 100%
Nếu thời gian lao động tất yếu giảm còn 2h thì thời gian thặng dư là 6h khi đó: m’= (6h/2h)*100%=300%
Sau khi rút ngắn thời gian lao động tất yếu nhà tư bản đã tăng trình độ bóc lột thặng dư từ 100% lên 300%.
Từ đó để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để
tái sản xuất sức lao động do đó phải tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh
hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó
Việc cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động đầu tiên là ở một vài xí nghiệp riêng biệt làm cho hàng
hóa có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó sẽ thu đượcmột số giá trị thặng dư trội hơn so với
các xí nghiệp khác. Phần giá trị thặng dư trội hơn là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ thuật,
tăng năng suất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản đã dẫn đến kết quả làm tăng năng
suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dưtương đối, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Vì
vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch làhình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
CÂU 4: Tính tất yếu phát triển kttt định hướng XHCN ở VN
Phát triển nền kttt định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kt tổng quát
trong suốt thời kì quá độ lên CNXH ở VN. Sự tất yếu đó xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:
Một là, phát triển kttt định hướng XHCN là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan. Như đã
chỉ ra, kttt là kt hh phát triển ở trình độ cao. Khi có đủ các điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, nền kt
hh tự hình thành. Sự phát triển kt hh theo các quy luật tất yếu đạt tới trình độ nền kttt. Ở VN, các điều
kiện cho sự hình thành và phát triển kt hh luôn tồn tại. Do đó, sự hình thành kttt ở VN là tất yếu khách quan.
Hai là, do tính ưu việt của kttt trong thúc đẩy phát triển. Kttt luôn là động lực thúc đẩy lực lượng sx
phát triển nhanh và có hiệu quả, dưới tác động của các quy luật thị trường nền kt luôn phát triển theo
hướng năng động, kích thích tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sp và giá thành hạ.
Ba là, do mô hình kttt phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Trên TG có rất nhiều mô hình kttt, nhưng phát triển mà dẫn tới dân
không giàu, nước không mạnh, dân không chủ, kém văn minh thì không ai mong muốn. TG cũng vậy
và nhân dân VN cũng vậy. Cho nên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xh dân chủ, công bằng,
văn minh là khát vọng của nhân dân VN. Để hiện thực hóa khát vọng như vậy, việc thực hiện kttt mà
trong đó hướng tới những giá trị mới, do đó là tất yếu khách quan.
CÂU 5: Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở VN
CNH, HĐH là qt chuyển đổi căn bản, toàn diện các hđ sx kd, dv và quản lý kt-xh, từ sd sức ld thủ
công là chính sang sd một cách phổ biến sức ld với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến,
hiện đại, dựa trên sự pt cảu công nghiệp tiến bộ khoa học công nghệ, nhân tạo ra năng suất ld xh cao.
Lý do khách quan mà VN phải thực hiện CNH, HĐH bao gồm:
Một là, lý luận và thực tiễn cho thấy, CNH là quy luật phổ biến của sự pt lực lượng sx xh mà mọi
quốc gia đều phải trải qua dù ở các quốc gia pt sớm hay các quốc gia đi sau.
Từ CNTB hay từ trước CNTB quá độ lên CNHX, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH là 1
tất yếu khách quan, 1 quy luật kt mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua CNH, HĐĐ.
Đối với các nước quá độ lên CNXH, dù đã có công nghiệp, cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNTB tiến
bộ đến đâu cũng chỉ là tiền đề vật chất chứ chưa phải là CSVC – KT của CNXH. Muốn có nó phải thực
hiện các quy luật nói trên bằng cách tiến hành cách mạng XHCN về quan hệ sx, tiếp thu, vận dụng và
phát triển cao hơn thành tựu KH và CN vào sx, hình thành cơ cấu kt mới XHCN có trình độ cao và tổ
chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp TBCN 1 cách hợp lý, hiệu quả hơn.
Hai là, đối với các nước có nền kt kém pt quá độ lên CNXH như nước ta, xây dựng CSVC – KT cho
CNXH phải thực hiện từ đầu thông qua CNH, HĐĐ. Mỗi bước tiến của qt CNH, HĐH là 1 bước tăng
cường CSVC – KT cho CNXH, pt mạnh mẽ lực lượng sx và góp phần hoàn thiện quan hệ sx CNXH,
trên cơ sở đó từng bước nâng dần trình độ văn minh của XH.
Như vậy, có thể nói CNH, HĐH là nhân tố quyết định sự thắng lợi con đường đi lên CNXH mà
Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, CNH, HĐH được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ
trọng tâm trong suốt thời kì quá độ lên CNXH.
CÂU 6: Tác động của hội nhập kt quốc tế đối với sự phát triển của VN
Hội nhập ktqt là 1 qt quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kt của minh với nền kt thế giới dựa trên sự
chia sẽ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực qt chung.
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng. Và diễn ra khắp các
châu lục chi phối hầu hết các quốc gia trên thế giới, đó là hệ quả tất yếu của nền kinh tế toàn cầu hoá
trong đó có Việt Nam. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ tập trung tư
bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất.
Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của
các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới với
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế
thế giới như WTO, EU, AFTA…và nhiều tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại. Tích cực:
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn dem lại những lợi ích to lớn trong phát triển
của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Cụ thể là:
Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo diều
kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao dộng quốc
tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang
chiều sâu với hiệu quả cao.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện
đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc
tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đồi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản
trị phát triển đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội đổ cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp
cận và giao lưu nhiều horn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trinh độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ
quôc gia. Nhờ đây mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao
khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp
nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế.
Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng.
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo diều kiện để tiếp thu nhũng giá trị
tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới đề làm giàu
thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo diều kiện cho cải cách
toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.
Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao
vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ôn định ở khu vực và
quôc tế đê tập trung cho phát triên kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối họp các nỗ lực và
nguồn lực của các nước đề giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đồi khí hậu,
phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ôn định ở khu vực và
quốc tế đê tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối họp các nỗ lực và
nguồn lực của các nước đề giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đồi khí hậu,
phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
Tạo tiền đề cho hội nhập văn hóa, tiếp thu giá trị tinh hoa của thế giới, làm giàu thêm văn hóa dân
tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Tiêu cực:
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt ra nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức, đó là:
Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành
kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quà bất lợi về mặt kinh tế - xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường
bên ngoài, khiến nền kinh tc dỗ bị tồn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế
và thị trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước
và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với
nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sừ dụng
nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong
chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn
tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao.
Hội nhập kinh tế quốc tiêu cực có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ
quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói
mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm
xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp...
Nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc.
Nguy cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp..