Tài liệu ôn tập lý thuyết Lịch Sử Đảng - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ nghĩa đế quốc ra đờiTừ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tựdo cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Chủnghĩa đế quốc là sự xâm lược là áp đặt sự thống trị của quốc gia nàylên quốc gia khác. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG BÀI LÀM 1.
Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác
động đến Việt Nam
1.1. Chủ nghĩa đế quốc ra đời
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Chủ
nghĩa đế quốc là sự xâm lược là áp đặt sự thống trị của quốc gia này
lên quốc gia khác. Và khi chủ nghĩa đế quốc ra đời nó làm xuất hiện
những mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn đầu tiên xuất hiện trong nội
bộ là giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâu thuẫn thứ 2 là giữa
các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa, mâu thuẫn thứ 3 là giữa
những nước có thuộc địa và không có thuộc địa.
Để giải quyết các mâu thuẫn trên các giai cấp vô sản, các dân
tộc bị thuộc địa đã đứng lên đấu tranh chống lại các nước đế quốc
đồng thời làm cho chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến
tranh này gây ra những hậu quả đau thương cho nhân dân các nước
trong đó có cả Việt Nam. Do đó chủ nghĩa đế quốc ra đời đã tác động trực tiếp vào Việt Nam.
1.2. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Học thuyết Mác – Lênin là học thuyết về giai cấp và đấu tranh
giai cấp, học thuyết Mác – Lênin đã hướng dẫn cho các giai cấp vô
sản đứng lên đấu tranh. Chính chủ nghĩa Mác – Lênin đã cung cấp
các cơ sở, lý thuyết để từ đó Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát
triển sáng tạo tìm ra con đường cứu nước. Do đó có thể nói Chủ
nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
1.3. Cách mạng tháng 10 Nga
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười mở ra một thời đại mới,
"thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc".
Cuộc cách mạng tháng 10 Nga trở thành động lực cho các cuộc cách
mạng vô sản. Nó đã cổ vũ mạnh mẽ các phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân, nhân dân các nước và là một trong những động
lực ra đời của nhiều đảng cộng sản.
Cuốc cách mạng này là tấm gương sáng trong việc giải phóng
dân tộc bị áp bức, về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái
Quốc nhận định: Cách mạng Tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức
nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. "Cách mệnh Nga dạy
cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng
(công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy
sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin".
1.4. Quốc tế Cộng sản ra đời
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa thúc đẩy sự phát
triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng
sản là tổ chức bảo vệ cho giai cấp công nhân và các Đảng Cộng sản
trên thế giới, bên cạnh đó còn chỉ ra phương hướng đấu tranh giải
phóng các dân tộc thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân
tộc bị áp bức trên lập trường cách mạng vô sản.
Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong
việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định vai trò của tổ chức này đối
với cách mạng nước ta là: "An Nam muốn cách mệnh thành công, thì
tất phải nhờ Đệ tam quốc tế". 2.
Chính sách cai trị của Thực dân Pháp ở Việt Nam và hậu quả của nó
Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị Việt Nam trên tất cả
các mặt về kinh tế - chính trị - xã hội nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp.
Về chính trị: Đầu tiên Pháp thực hiện chính sách chuyên chế
triệt để về chính trị với bộ máy đàn áp vô cùng nặng nề. Pháp chia
đất nước ta ra thành 3 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, với mỗi kỳ
chúng lại thực hiện một chế độ chính trị riêng gây nên mâu thuẫn
phân biệt vùng miền, ly kỳ lẫn nhau nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc. Hậu quả của nó đến nay ở đâu đó tuy không thường trực
nhưng vẫn còn sự phân biệt vùng miền.
Về kinh tế: Pháp thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên
tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp để bóc
lột sức lao động người dân Việt Nam bằng cách tăng và đặt ra nhiều
thứ thuế vô lý (thuế thân, thuế chợ, thuế đò…), làm cho hàng hóa
Việt Nam khó ra nước ngoài và hàng hóa nước ngoài cũng không thể
vào được bởi vì Pháp đánh thuế cao. Thực dân Pháp thực hiện chính
sách kinh tế thực dân phản động và bảo thủ nhằm biến nước ta
thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa và cung cấp nguyên vật
liệu cho chúng. Bên cạnh đó, Pháp duy trì phương thức sản xuất
phong kiến lạc hậu như ca cao, cà phê nhằm mục đích bóc lột tối đa
kìm hãm nền kinh tế của nước trong vòng lạc hậu, biến những người
nông nhân thành những người công nhân.
Về văn hoá: thực dân Pháp thực hiện chính sách kìm hãm và nô
dịch nhân dân ta về văn hoá gây tâm lý tự ti vong bản, giam hãm và
đầu độc nhân dân ta trong bề tăm tối bằng rượu, bằng thuốc phiện,
làm cho dân tộc Việt Nam suy kiệt nòi giống, làm cho nhân dân ta
ngu đi để dễ bề cai trị. 3.
Sự phân hóa kết cấu giai cấp ở Việt Nam
Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả
của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp
lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.
3.1. Giai cấp địa chủ
Được chia thành 2 loại là số ít là địa chủ giàu có (đại địa chủ)
và còn lại là địa chủ vừa và nhỏ. Trong đó đại địa chủ trở thành chỗ
dựa và là tay sai cho thực dân Pháp, đồng thời cấu kết với thực dân
Pháp bóc lột nhân dân ta. Mặc khác, địa chủ vừa và nhỏ bị đại địa
chủ và thực dân Pháp chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách
mạng, tham gia chống Pháp.
3.2. Giai cấp nông dân
Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột
nặng nề, bị bần cùng hóa bị đẩy vào dưới đáy xã hội. Giai cấp nông
dân chiếm số lượng đông đảo nhất và là lực lượng hùng hậu, có tinh
thần đấu tranh kiên cường, khi có lực lượng tiên phong lãnh đạo, giai
cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân,
phong kiến. Do đó giai cấp này có vai trò quyết định đến cuộc giải
phóng dân tộc, có tinh thần dân tộc, với mong muốn độc lập dân tộc
và có ruộng đất để cày (người cày có ruộng) nên họ dễ dàng liên
minh hợp tác với giai cấp công nhân.
3.3. Giai cấp công nhân
Đây là giai cấp phải chịu 3 tầng áp bức bóc lột: đế quốc, tư bản
trong nước, địa chủ phong kiến. Giai cấp công nhân ra đời trong cuộc
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất, phần lớn họ xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên
họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có
mối thâm thù với thực dân Pháp. Họ là lực lượng tiên tiến, ý thức tổ
chức cao, làm cách mạng triệt để, bản chất quốc tế. Đặc biệt, giai
cấp công nhân Việt Nam có cơ cấu chủ yếu là công nhân khai thác
mỏ, đồn điền, lực lượng còn nhỏ bé nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư
tưởng tiên tiến thời đại, phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, là giai
cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng.
3.4. Giai cấp tư sản
Giai cấp tư sản được chia làm 2 bộ phận là tư sản dân tộc và tư
sản mại bản. Trong đó tư sản mại bản là một bộ phận có lợi ích gắn
liền với tư bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của
chính quyền thực dân Pháp. Còn tư sản dân tộc là những nhà tư sản
vừa và nhỏ, non yếu bị tư sản Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc,
yếu ớt về kinh tế nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp,
chống phong kiến do giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng
không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng nhưng đây là lực
lượng không thể thiếu trong các phong trào đấu tranh giành độc lập.
3.5. Giai cấp tiểu tư sản
Giai cấp tiểu tư sản bao gồm tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên và
một số bộ phận khác, cuộc sống của giai cấp tiểu tư sản bập bênh, bị
đế quốc chèn ép, khinh miệt. Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái
tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của
cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai
cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa. 4.
Công lao của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc vận
động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh đã có rất nhiều công lao to lớn
trong việc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có 4 công lao lớn sau:
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc là nhà cách mạng Việt Nam đầu tiên
đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có Đảng lãnh
đạo - một đảng kiểu mới, phải khác về chất so với các đảng, các hội
chỉ tồn tại trên danh nghĩa trước đây. Bởi Đảng chính là nhân tố
quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên đã sớm
khẳng định sứ mệnh, nhiệm vụ lịch sử: giáo dục cho giai cấp công
nhân về ý thức và phương pháp tổ chức và vai trò cách mạng tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
Thứ ba, bằng kinh nghiệm đã qua của bản thân mình, từ chủ
nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã đi
tới một sáng tạo lớn đó là kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước như là quy luật hình thành
Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là một cống hiến lịch sử của Nguyễn Ái Quốc.
Thứ tư, ngay từ đầu vừa thành lập, Nguyễn Ái Quốc đã dày
công xây dựng, giáo dục Đảng ta thành một Đảng Mác – Lênin trong
sạch, bền vững, cách mạng triệt để. 5.
Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
5.1. Hội nghị thành lập Đảng
Hội nghị thành lập Đảng diễn ra từ ngày 6/1-7/2/1930 tại Hồng
Kông (Trung Quốc). Hội nghị quyết định những nội dung sau: -
Bỏ mọi xung đột hiềm khích cũ, thành thật hợp tác với nhau để
hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương; -
Đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; -
Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng; -
Định kế hoạch thống nhất các tổ chức Đảng ở trong nước; -
Cử Ban Chấp hành TW lâm thời.
5.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 5.2.1. Các văn kiện ⁃ Chính cương vắn tắt ⁃ Sách lược vắn tắt ⁃ Chương trình tóm tắt ⁃ Điều lệ vắn tắt
Các văn kiện này do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã hợp thành cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng ta. 5.2.2. Nội dung cơ bản
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
được thông qua hội nghị hợp nhất từ Chánh cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt của Đảng. Cương lĩnh chính trị của đầu tiên của Đảng được
khái quát thành 6 nội dung chính sau:
Về mục tiêu chiến lược: từ tính chất (thuộc địa nửa phong kiến)
và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam (giữa dân tộc Việt Nam và thực
dân pháp, giữa giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân), từ đó đề ra
mục tiêu chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng (là cuộc
cách mạng kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo) và thổ địa cách
mạng (giành ruộng đất từ tay giai cấp địa chủ đưa lại cho dân nghèo)
để đi đến xã hội cộng sản. Mục tiêu này đã làm rõ nội dung cách
mạng thuộc địa nằm trong phạm trù cách mạng vô sản thế giới.
Về nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: thông qua Cương lĩnh đã phân
tích mọi quan hệ gắn bó của hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc
và chống phong kiến, trong đó chống đế quốc là quan trọng hàng đầu. ⁃
Chính trị: đánh đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến, làm cho
Việt Nam được hoàn toàn độc lập. ⁃
Kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc
giao cho Chính phủ công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế
quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công
nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ. ⁃
Xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ
thông giáo dục theo hướng công nông hoá.
Về lực lượng của cách mạng Việt Nam: lấy công nhân, nông
dân là gốc của cách mạng; tiểu tư sản, tri thức, trung nông, thanh
niên, Tân Việt thì hết sức liên lạc; Phú nông, Trung địa chủ, tiểu địa
chủ, tư bản An nam thì lợi dụng, lôi kéo họ, bộ phận nào ra mặt phản
cách mạng thì phải đánh đổ.
Về phương pháp cách mạng: Cương lĩnh khẳng định sử dụng
phương pháp bạo lực cách mạng của quần, trong bất cứ hoàn cảnh
nào cũng không được thỏa hiệp.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai
cấp vô sản phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình,
phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
Về vấn đề đoàn kết quốc tế: Cương lĩnh cũng xác định cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, tranh
thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản
thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
5.3. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước,
cách mạng Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử vĩ đại: cách
mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử vô cùng quan trọng trong
lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ giai cấp vô sản ta đã
trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời với cương lĩnh đúng đắn
phản ánh quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, đáp ứng
được nhu cầu cơ bản và cấp bách của cách mạng Việt nam. 6.
Sự giống và khác nhau giữa Cương lĩnh Chính trị đầu
tiên và Luận cương tháng 10/1930 6.1. Giống nhau
- Đều xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước
mắt là tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua giai đoạn TBCN, tiến thẳng
lên XHCN và chủ nghĩa cộng sản.
- Đều xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là
chống đế quốc, chống phong kiến, 2 nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.
- Đều xác định lãnh đạo là giai cấp công nhân thông qua Chính
đảng tiên phong, cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận, có quan hệ mật
thiết, gắn bó với cách mạng thế giới. 6.2. Khác nhau
Bảng so sánh các điểm khác nhau giữa Cương lĩnh Chính trị đầu tiên
và Luận cương chính trị.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Nội dung
Luận cương Chính trị (10/1930) (2/1930) Phương
Cách mạng trải qua 2 giai đoạn:
Cách mạng Đông Dương lúc đầu là hướng và
Cách mạng tư sản dân quyền và thổ cách mạng tư sản dân quyền. Sau mục tiêu
địa cách mạng để tiến lên xã hội
khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN,
cách mạng cộng sản. Hai giai đoạn kế tiếp
bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ
nhau, không bức tường nào ngăn
nghĩa. Hoàn thành thắng lợi của cách.
giai đoạn này mới làm tiếp giai đoạn khác.
Nhiệm vụ - Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp, - Đánh đổ thế lực phong kiến và của cách
bọn phong kiến và tư sản phản cách chủ nghĩa đế quốc. mạng mạng.
- Vấn đề thổ địa là mục tiêu chủ
- Xây dựng nước Việt Nam hoàn
yếu của cách mạng tư sản dân toàn độc lập. quyền.
- Xây dựng chính phủ công nông
binh, tổ chức ra quân đội công nông.
- Thâu tóm hết tài sản lớn của tư
bản đế quốc Pháp, giao cho chính
phủ công nông binh quản lý; Thu
ruộng đất của địa chủ phong kiến
chia cho dân nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất.
Lực lượng -Đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng
Giai cấp vô sản và giai cấp nông
cách mạng lớp: công nông, tư sản, tiểu tư sản, dân là hai động lực chính, trong đó địa chủ.
giai cấp vô sản lãnh đạo cách
-Giai cấp công nhân chính là giai mạng. cấp lãnh đạo. Phương
Bạo lực cách mạng của quần chúng. Bạo lực cách mạng. 7.
Chủ trương đấu tranh 1930-1931 và khôi phục phong trào cách mạng
7.1. Chủ trương đấu tranh 1930-1931 7.1.1.
Hoàn cảnh lịch sử ⁃
Khủng hoảng kinh tế 1929-1933. ⁃
Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta. ⁃
Pháp khủng bố mạnh mẽ sau khởi nghĩa Yên Bái (2-1930). ⁃
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ chức rộng khắp
trong cả nước và cương lĩnh đúng đắn. 7.1.2. Nội dung
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1930, phong trào đấu tranh của
CN và ND liên tiếp nổ ra.
Ngày 05/1930 đã diễn ra 16 cuộc bãi công của công nhân,
34 cuộc biểu tình của nông dân, 4 cuộc của các tầng lớp nhân dân ở thành thị.
Từ tháng 06 đến tháng 08 năm 1930 đã nổ ra 121 cuộc đấu
tranh, nổi bật nhất là cuộc biểu tình của công nhân Bến Thủy- Vinh (8/1930).
Ngày 12/09/1930, thực dân Pháp ném bom vào đoàn người
biểu tình ở Hưng Nguyên làm chết 171 người. Như đổ thêm dầu
vào lửa, phong trào bùng lên dữ dội.
Trước sự đấu tranh của nhân dân, ở nhiều nơi chính quyền
của địch bị tan vỡ. Chính quyền nhân dân được thành lập.
Thực dân Pháp khủng bố, đàn áp, bắt bớ phong trào thất bại. 7.1.3. 夃Ā ngh=a
Khẳng định quyền và năng lực lãnh đạo của giai cấp vô sản m đại biểu là Đảng.
Đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản,
đồng thời đem lại. cho động đảo quần chúng công nông lòng tự tin ở
sức lực CÁCH MẠNG vĩ đại của mình.
Rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, Đảng viên và quần chúng yêu nước. 7.1.4. Kinh nghiệm
Kết hợp hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, kết hợp
phong trào đấu tranh của công nhân với phong trào đấu tranh của
nông dân, thực hiện khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Kết hợp phong trào cách mạng ở nông thôn và thành thị, kết
hợp đấu tranh chính trị với vũ trang … .
7.2. Khôi phục phong trào cách mạng 7.2.1.
Hoàn cảnh lịch sử
Xuất hiện khuynh hướng “tả” đấu tranh giai cấp.
Tổ chức CÁCH MẠNG vẫn đơn thuần công nông. 7.2.2. Nội dung ch@ thị
Đoàn kết cả dân tộc là nhân tố đảm bảo thắng lợi.
Phê phán nhận thức tách rời vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp,
coi nh攃⌀ việc thành lập Hội phản đế Đồng minh trong CÁCH MẠNG thuộc địa.
Thiếu một tổ chức quảng đại quần chúng.
Chủ trương tổ chức toàn dân thành một mặt trận rộng lớn. 7.2.3. 夃Ā ngh=a
Tập hợp, đoàn kết được các giai cấp, tầng lớp.
Khẳng định vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng.
Là tiền thân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay. 8.
Chủ trương đấu tranh 1936-1939 và 1939-1945
8.1. Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 –1939
Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng:
Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và sự xuất hiện chủ nghĩa phát
xít dẫn đến nguy xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai.
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7/1935) diễn ra tại
Matxcơva nhằm điều chỉnh đường lối CÁCH MẠNG vô sản thế giới.
Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập vào tháng 03/1935.
Tháng 07/1936, Hội nghị TW họp tại Thượng Hải do Lê Hồng
Phong chủ trì nhằm “sửa chữa những sai lầm” trước đó và “định lại
chính sách mới” dựa trên sự theo Nghị quyết của Đại hội VII Quốc tế
Cộng sản. Nội dung Hội nghị bao gồm: -
Nhiệm vụ trước mắt: chống phát xít, chiến tranh đế quốc, bọn
phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. -
Lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương để tập hợp, đoàn
kết các giai cấp, đảng pháo, đấu tranh đòi những điều dân chủ đơn sơ. -
Về hình thức và tổ chức đấu tranh: Chuyển từ bí mật, bất hợp
pháp sang đấu tranh công khai và bán công khia hợp pháp và bán hợp pháp. -
Hội nghị bầu Hà Huy Tập làm Tổng Bí thư của Đảng.
Tháng 10/1936, đưa ra Văn kiện Chung quanh vấn đề chiến
sách mới: Đảng nêu quan điểm: “Cuộc dân tộc giải phóng không
nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa…”.
Tháng 03/1938, tại Hội nghị Ban chấp hành TW đã nhấn mạnh
“Lập Mặt trận dân chủ thống nhất là nhiệm vụ trung tâm của Đảng
trong giai đoạn hiện tại”.
8.2. Chủ trương của Đảng trong những năm 1939 – 1945
(Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền)
Tình hình quốc tế: Liên Xô thắng lớn, Anh và M‰ mở hai mặt
trận tấn công vào phát xít.
Tình hình trong nước: 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, một mình
độc chiếm Đông Dương; Hội nghị Thường vụ TW Đảng họp vào 9/3/1945.
Nhận định tình hình: Chính trị khủng hoảng, thời cơ chưa chín
muồi, lực lượng chưa cân bằng.
KŠ thù chính, duy nhất là phát xít Nhật.
Phương châm đấu tranh: phát động chiến tranh du kích, khởi nghĩa từng phần
Dự kiến thời cơ CÁCH MẠNG: khi chiến tranh thế giới thứ hai đi vào hồi kết thúc.
Đảng chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang: Xây dựng Khu căn cứ
Cao Bắc Lạng, lấy vùng Bắc Sơn, Vũ Nhai làm trung tâm và
22/12/1944, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Từ ngày 13 đến 15/08/1945, Hội nghị Đảng toàn quốc tại Tân
Trảo, Tuyên Quang quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa. -
Khẩu hiệu đấu tranh: phản đối xâm lược; hoàn toàn độc lập; chính quyền nhân dân. -
Nguyên tắc: tập trung, thống nhất, kịp thời. -
Đối nội đối ngoại: mười chính sách lớn của Việt Minh, lợi dụng
mâu thuẫn đế quốc, tranh thủ sự ủng hộ từ Liên Xô.
Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận:
giành chính quyền ở một số châu xã của Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn,…; khởi nghĩa Ba Tư, thành lập đội du kích Ba Tư; thống nhất các
lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, 4/6 khu giải
phóng Việt Bắc ra đời; phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói. 9.
Sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng thông qua Ban
chấp hành TW 6,7 và 8
Nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng: -
Đặt vấn đề giải phóng dân tộc hàng đầu -
Quyết định thành lập Mặt việt minh -
Xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.
9.1. Hội nghị Ban chấp hành TW 6 (11-1939)
So với những Hội nghị TW trước, Hội nghị TW 6 có sự chuyển hướng: -
Về nhiệm vụ: đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu –
đánh đổ đế quốc, làm cho Đông Dương độc lập. -
Về hình thức đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân
sinh dân chủ sang đấu ranh giành chính quyền và đấu tranh đánh đổ
đế quốc và tay sai, từ công khai, hợp pháp sang bí mật, bất hợp pháp. -
Chuyển từ Mặt trận dân chủ sang Mặt trận thống nhất phản đế
Đông Dương để phù hợp với mục tiêu đánh đổ đế quốc.
9.2. Hội nghị Ban chấp hành TW 7 (11-1940)
Hội nghị TW 7 có sự chuyển hướng: khẳng định nhiệm vụ cách
mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến. Mặc dù
cách mạng phản đế cao hơn, thiết dụng hơn nhưng vẫn nhắc đến cách mạng thổ địa.
9.3. Hội nghị Ban chấp hành TW 8 (5-1941)
Hội nghị TW 8 có sự chuyển hướng: -
Nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc, phát xít. -
Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu . -
Thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”. -
Nhấn mạnh khởi nghĩa vũ tranh.
10. Tính chất, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945? 10.1.
Tính chất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc điển hình. -
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc. -
Lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc. -
Thành lập chính quyền nhà nước “của chung toàn dân tộc”.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 có tính chất dân chủ: -
Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là một bộ phận của
phe dân chủ chống phát xít. -
Cách mạng đã giải quyết một số quyền lợi cho nông dân, lực
lượng đông đảo nhất trong dân tộc. -
Cuộc cách mạng đã xây dựng chính quyền nhà nước dân chủ
nhân dân đầu tiên ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến.
Các tầng lớp nhân dân được hưởng quyền tự do, dân chủ. 10.2.
Ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng 8 giúp cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa chống chủ nghĩa đế
quốc, thực dân giành độc lập, tự do.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng và
nhân dân ta đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của
chủ nghĩa Mác Lê-nin, cung cấp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu
cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giành quyền dân chủ.
Đánh dấu bước nhảy vọt trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt
Nam, mở ra 1 kỷ nguyên mới cho dân tộc – kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH.
Đập tan ách thống trị của đế quốc và phong kiến, lập ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. 10.3.
Bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám thành công đã để lại cho Đảng và nhân
dân Việt Nam nhiều bài học quý báu, góp phần làm phong phú thêm
kho tàng lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc.
Các bài học to lớn được rút ra như sau: -
Về chỉ đạo chiến lược, phải gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc,
giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc
và cách mạng ruộng đất. -
Về xây dựng lực lượng: Trên cơ sở khối liên minh công nông,
cần khởi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp
mọi lực lượng yêu nước. -
Về phương pháp cách mạng: Nắm vững quan điểm bạo lực
cách mạng của quần chúng, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và
lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. -
Về xây dựng Đảng: Phải xây dựng một Đảng cách mạng liên
tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam