Tài liệu ôn tập thống kê ứng dụng | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt dữ liệu bằng các dạng bảng, đồ thị và các đại lượng thống kê. Mức thu nhập trung bình hàng tháng của bạn (bao gồm cả mức trợ cấp từ gia đình nếu có). Mức chi tiêu trung bình hàng tháng của bạn cho việc mua sắm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46663874
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI: NHU CẦU SHOPPING ONLINE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Giảng viên hướng dẫn : GV Nguyễn Thị Mộng Ngọc
Mã học phần : 231 0 TK 524
Sinh viên thực hiện : Lê Ngọc Minh K224030438 Huỳnh Đông Nhi K224030442
Hoàng Ngọc Hoài Thương K224030456 Trần Thị Quỳnh Tư K224030461 MỤC LỤ lOMoAR cPSD| 46663874
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...............................................................................5 1.1.
Vấn đề nghiên cứu..............................................................................................5 1.2.
Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................5 1.3.
Đối tượng và phạm vi khảo sát:.........................................................................5 1.3.1.
Đối tượng khảo sát.......................................................................................5 1.3.2.
Phạm vi khảo sát..........................................................................................5 1.4.
Phương pháp thu thập thông tin........................................................................6 1.4.1.
Phương pháp thu thập thông tin.................................................................6 1.4.2.
Phương pháp định lượng.............................................................................6
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................7 2.1.
Câu hỏi khảo sát..................................................................................................7 2.2.
Dữ liệu sơ cấp:.....................................................................................................8
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT..........................................................................10 3.1.
Tóm tắt dữ liệu bằng các dạng bảng, đồ thị và các đại lượng thống kê........10 3.1.1.
Giới tính của đối tượng khảo sát...............................................................10
3.1.2. Mức thu nhập trung bình hàng tháng của bạn (bao gồm cả mức trợ cấp từ
gia đình nếu có) ?................................................................................................10 3.1.3.
Mức chi tiêu trung bình hàng tháng của bạn cho việc mua sắm?..........12
3.1.4. Thời gian trung bình mà bạn sử dụng internet để mua sắm online mỗi ngày
?........................................................................................................................13
3.1.5. Tỷ lệ mức chi tiêu dành cho việc mua sắm online so với mức chi tiêu của
bạn khi mua sắm là ?...............................................................................................14
3.1.6. Những sản phẩm trong giỏ hàng online của bạn (một sinh viên được chọn
nhiều hình thức giải trí).................................................................................16
3.1.7. Các nền tảng mua sắm mà bạn lựa chọn (một sinh viên được chọn nhiều
hình thức giải trí).....................................................................................................18 3.1.8.
Đánh giá mức hài lòng khi mua sắm online từ 1-5..................................20 lOMoAR cPSD| 46663874 3.2.
Kết luận.............................................................................................................21 LỜI NÓI ĐẦU
Sinh viên đại học là một nhóm đối tượng khó tính và yêu cầu nhiều tiện ích hơn trong
thời đại của công nghệ thông tin. Họ rất bận rộn với những công việc học tập, các
hoạt động khoa học và nghiên cứu, trái ngược với các đối tượng khác, sinh viên đại
học thường thiếu thời gian và động lực để đi mua sắm tại các cửa hàng truyền thống.
Vì vậy, mua sắm trực tuyến đáp ứng mong đợi của họ bằng cách tiết kiệm thời gian
và nâng cao sự thoải mái trong việc mua sắm.
Hơn nữa, với số lượng lớn các trang web bán hàng trực tuyến đến từ các công ty
chuyên nghiệp, khách hàng có thể tìm kiếm và so sánh sản phẩm dễ dàng hơn. Họ có
thể tìm hàng trăm sản phẩm trong vòng vài phút và đặt hàng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc
nào chỉ cần có một kết nối internet. Và đặc biệt, các trang web mua sắm trực tuyến
cung cấp sản phẩm đa dạng từ các thương hiệu nổi tiếng đến các sản phẩm độc đáo.
Cuối cùng, mua sắm trực tuyến cũng giúp sinh viên đại học tiết kiệm tiền bạc. Họ có
thể tìm kiếm và chọn mua những sản phẩm ưa thích với giá rẻ hơn so với mua tại các
cửa hàng truyền thống. Họ cũng có thể tìm kiếm các mã giảm giá hoặc ưu đãi khác,
khiến cho việc mua sắm trực tuyến trở nên tiết kiệm hơn so với cách mua sắm truyền thống.
Tóm tắt lại, nhu cầu shopping online của sinh viên đại học với các tiện ích như tiết
kiệm thời gian, thuận tiện và tiết kiệm tiền là điều đang trong xu thế phát triển trong
cuộc sống hiện đại. Việc tìm hiểu và áp dụng các giải pháp hiệu quả đối với nhu cầu
shopping online trong sinh viên đại học là rất cần thiết và hữu ích. Trong bài viết tiếp
theo, tôi sẽ cung cấp những giải pháp và nhận thức hiệu quả giúp cho sinh viên đại
học có thể tận dụng tối đa tiện ích của thế giới mua sắm online. 3 lOMoAR cPSD| 46663874
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1.
Vấn đề nghiên cứu
Những năm gần đây, việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một xu hướng mới trong
đời sống của người tiêu dùng, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Trong đó, sinh viên đại học
kinh tế luật là một trong những nhóm khách hàng tiềm năng của thị trường mua sắm online.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về nhu cầu của sinh viên đại học Kinh tế - Luật đối với
mua sắm trực tuyến, các nghiên cứu về thị trường và hành vi tiêu dùng cần được thực hiện.
Những nghiên cứu này sẽ không chỉ giúp các nhà quản lý và nhà phát triển thị trường hiểu
rõ hơn về nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu, mà còn giúp các công ty
tăng cường sự cạnh tranh và phát triển thị trường mua sắm trực tuyến.
Ngoài ra, nghiên cứu về nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học kinh tế
luật cũng có thể giúp phát triển các chiến lược tiếp thị mới, cung cấp cho khách hàng mục
tiêu các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ, đồng thời giúp tạo nên sự thích nghi
và đổi mới trong ngành thương mại điện tử.
Tóm lại, nghiên cứu về nhu cầu shopping online của sinh viên đại học kinh tế luật
là rất cần thiết trong việc phát triển và tăng trưởng của thị trường mua sắm trực tuyến.
Chúng ta cần hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu và tìm ra các giải
pháp tiếp thị và bán hàng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của họ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình trạng chung về nhu cầu shopping online của các bạn sinh viên trường
đại học Kinh tế - Luật thông qua các câu trả lời thu nhận được từ bài khảo sát. Từ đó đưa
ra cái nhìn tổng quan nhất tình trạng chung về shopping online của các bạn sinh viên.
1.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát:
1.3.1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nhu cầu shopping online của các bạn sinh
viên trường đại học Kinh tế - Luật.
1.3.2. Phạm vi khảo sát 4 lOMoAR cPSD| 46663874
Thời gian: Thực hiện khảo sát trong 4 ngày từ ngày 07 tháng 10 đến ngày 09 tháng 10 năm 2023.
Không gian: Đề tài nghiên cứu về các bạn sinh viên từ năm nhất đến năm tư của
trường đại học Kinh tế - Luật.
1.4. Phương pháp thu thập thông tin
Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi khảo sát trên, đề tài được thực hiện thông qua
2 phương pháp khảo sát sau:
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Tìm hiểu lý thuyết liên quan đến giao tiếp và tình trạng kém giao tiếp, thông
qua sách, bài báo và tài liệu nghiên cứu khác. Giúp xác định các yếu tố quan
trọng để tạo câu hỏi cho khảo sát.
Xác định các yếu tố trong tình trạng kém giao tiếp và thiết kế các câu hỏi để
thu thập thông tin về. Ví dụ: mức độ tự tin trong giao tiếp, khả năng lắng
nghe, khó khăn cụ thể trong quan hệ tại trường,…
Thực hiện thí điểm để đảm bảo rằng câu hỏi dễ hiểu và có tính ứng dụng thực tế.
Tạo một biểu mẫu khảo sát trên Google Forms, sử dụng các câu hỏi đã thiết kế.
Gửi biểu mẫu khảo sát đến sinh viên UEL thông qua Gmail hoặc bất kỳ
phương tiện liên lạc nào phù hợp.
1.4.2. Phương pháp định lượng
Sau khi thu thập đủ số lượng phản hồi, tiến hành phân tích dữ liệu.
Xác định đối tượng tham gia nghiên cứu và số lượng mẫu: 50 sinh viên
Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu phi xác suất, thuận tiện và tiết kiệm. Các sinh
viên có thể tiếp cận được.
Xác định các thông tin sẽ được thu thập.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi khảo sát 5 lOMoAR cPSD| 46663874
Để đạt được mục tiêu đề tài, nhóm chúng em đã làm mẫu khảo sát gồm 10 câu hỏi
với những tiêu chí phù hợp, mẫu khảo sát như sau: STT CÂU HỎI TRẢ LỜI 1 Giới tính của bạn ? Nam Nữ 2
Mức thu nhập trung bình hàng Dưới 2.000.000 đồng.
tháng của bạn (bao gồm cả mức trợ
Từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng.
cấp từ gia đình nếu có) là ?
Từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng. Trên 6.000.000 đồng. 3
Mức chi tiêu trung bình hàng tháng Dưới 1.000.000 đồng
của bạn cho việc mua sắm ?
Từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
Từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Trên 3.000.000 đồng 4
Thời gian trung bình mà bạn sử Dưới 30 phút
dụng internet để mua sắm online 30 phút - 1 giờ mỗi ngày ? 1 giờ - 2 giờ 2 giờ - 3 giờ
Tỷ lệ mức chi tiêu dành cho việc Dưới 20% 5
mua sắm online so với mức chi tiêu 20 % đến 60%
của bạn khi mua sắm là ? 60 % đến 100% 6
Bạn thường mua sắm online ở nền Mạng xã hội: Facebook, tảng nào ? Instagram… Sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiktok shop 6 lOMoAR cPSD| 46663874 Order trung gian: Taobao, Amazon Website 7
Những sản phẩm trong giỏ hàng Quần áo online của bạn? Mỹ phẩm Giày dép
Phụ kiện (túi xách, nón, trang sức...) Đồ gia dụng Đồ điện tử Đồ ăn Thức ăn cho mèo Sách 8
Bạn đánh giá mức độ hài lòng của 1
bạn khi mua sắm online như thế 2 nào ? 3 4 5
2.2. Dữ liệu sơ cấp: STT Tên biến
Loại dữ liệu Loại thang đo 1 Giới tính Định tính Định danh
2 Mức thu nhập trung bình hàng tháng Định tính Thứ bậc
3 Mức chi tiêu trung bình hàng tháng Định tính Thứ bậc
4 Thời gian trung bình cho việc mua sắm online Định tính Thứ bậc
Tỷ lệ mức chi tiêu cho việc mua sắm online so với 5 Định lượng Tỷ lệ hình thức khác
6 Mua sắm online ở nền tảng nào ? Định tính Định danh 7 lOMoAR cPSD| 46663874
7 Những sản phẩm mua sắm online Định tính Định danh
8 Đánh giá mức hài lòng khi mua sắm online từ 1-5 Định lượng Khoảng 8 lOMoAR cPSD| 46663874
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1. Tóm tắt dữ liệu bằng các dạng bảng, đồ thị và các đại lượng thống kê
3.1.1. Giới tính của đối tượng khảo sát
Giới tính của đối tượng khảo sát Nam; 26.00% Nữ; 74.00% Nam Nữ
Biểu đồ 1: Biểu đồ tròn thể hiện giới tính đối tượng khảo sát Giới tính Tần số Tần suất (%)
Tần suất tích lũy Nam 13 26 26 Nữ 37 74 100 Tổng 50 100 100
Bảng 1: Bảng tần số thể hiện giới tính của đối tượng khảo sát
Từ kết quả khảo sát cho thấy, số lượng sinh viên nữ tham gia khảo sát chiếm 74%,
cao hơn nhiều so với số lượng sinh viên nam chiến 26%. Điều này chứng tỏ sự hứng thú
của nữ giới đối với vấn đề nghiên cứu cao hơn so với nam giới.
3.1.2. Mức thu nhập trung bình hàng tháng của bạn (bao gồm cả mức trợ cấp
từ gia đình nếu có) ?
Mức thu nhập trung bình hàng tháng
Tần số Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) 9 lOMoAR cPSD| 46663874 < 2.000.000 đồng 14 28 % 28 % 2.000.000 - 4.000.000 đồng 26 % 52 80 % 4.000.000 - 6.000.000 đồng 9 18 % 98 % > 6.000.000 đồng 1 2 % 100 % Tổng 50 100 % 100 %
Bảng 2. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần số tích lũy, tần suất tích lũy thể hiện mức
thu nhập trung bình hàng tháng
Biểu đồ 2. Biểu đồ hình tròn thể hiện mức thu nhập trung bình hàng tháng
Theo thống kê cho thấy, mức thu nhập của sinh viên rơi vào 2.000.000 - 4.000.000
đồng với số lượng là 26/50 sinh viên chiếm 52%. Tiếp theo đó là mức dưới 2.000.000 đồng
với số lượng 14/50 sinh viên và chiếm 28%. Và thấp hơn là mức 4.000.000 6.000.000 đồng
với 9/50 sinh viên chiếm 8%. Và cuối cùng chỉ có duy nhất 1 sinh viên có mức thu nhập
trung bình thấp hơn đáng kể là trên 6.000.000 đồng chỉ chiếm 2%.
3.1.3. Mức chi tiêu trung bình hàng tháng của bạn cho việc mua sắm? 10 lOMoAR cPSD| 46663874
Mức chi tiêu trung bình hàng tháng Tần số
Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) < 1.000.000 đồng 31 % 62 62 % 1.000.000 - 2.000.000 đồng 15 30 % 92 % 2.000.000 - 3.000.000 đồng 3 6 % 98 % > 3.000.000 đồng 1 2 % 100 % Tổng 50 100% % 100
Bảng 3. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần số tích lũy, tần suất tích lũy thể hiện mức chi
tiêu trung bình hàng tháng cho việc mua sắm
Biểu đồ 3. Biểu đồ hình tròn thể hiện mức chi tiêu trung bình hàng tháng cho việc mua sắm
Theo thống kê cho thấy, mức chi tiêu trung bình của sinh viên trường Đại học Kinh
tế - Luật dành cho việc mua sắm rơi vào dưới 1.000.000 đồng với số lượng là 31/50 sinh
viên chiếm 62%. Tiếp theo đó là mức từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng với số lượng 15/50 11 lOMoAR cPSD| 46663874
sinh viên và chiếm 30%. Và cuối cùng là mức từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng và mức trên
3.000.000 đồng thấp hơn đáng kể lần lượt chiếm 6% và 2%.
3.1.4. Thời gian trung bình mà bạn sử dụng internet để mua sắm online mỗi ngày ?
Biểu đồ 4. Biểu đồ hình tròn thể hiện tần số thời gian trung bình sử dụng internet
để mua sắm online mỗi ngày của nam và nữ
Thời gian trung bình sử dụng internet Tần số Tần suất Tần suất tích lũy
để mua sắm online mỗi ngày ( % ) ( % ) Dưới 30p 29 58 % 58 % 30 phút - 1 giờ 14 28 % 86 % 1 giờ - 2 giờ 6 12 % 98 % 2 giờ - 3 giờ 1 % 2 100 % Tổng 50 100 % 100 % 12 lOMoAR cPSD| 46663874
Bảng 4. Bảng thể hiện tần số thời gian trung bình sử dụng internet để mua sắm
online mỗi ngày của cả nam và nữ
Theo khảo sát, có 29/50 sinh viên dành dưới 30 phút dùng internet mua sắm online
mỗi ngày chiếm 58%.Tiếp theo, có 14/50 sinh viên dành khoảng 30 phút và 6/50 sinh viên
dùng internet để mua sắm online mỗi ngày chiếm lần lượt là 28% và 12%.Chỉ có một sinh
viên dành từ 2 giờ - 3 giờ dùng internet để mua sắm online chiếm 2% trên 100%. Qua số
liệu thống kê ta có thể dễ dàng nhận thấy, dưới sự phát triển của công nghệ đặc biệt là mua
sắm online vô cùng phát triển nhưng số lượng sinh viên dùng internet để mua sắm online
trong thời gian dài hơn 30 phút không qua nhiều. Có thể nói, nhóm sinh viên tham gia khảo
sát không ưu tiên việc mua sắm online quá nhiều mà chủ yếu là mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng.
3.1.5. Tỷ lệ mức chi tiêu dành cho việc mua sắm online so với mức chi tiêu của
bạn khi mua sắm là ? 13 lOMoAR cPSD| 46663874
Biểu đồ 5. Biểu đồ hình tròn thể hiện tỷ lệ mức chi tiêu dành cho việc mua sắm online mỗi ngày
Tỷ lệ mức chi tiêu dành cho việc mua Tần Tần suất Tần số Tần suất sắm online mỗi ngày số ( % ) tích lũy tích lũy ( %) 0 % - 20% 23 46% 23 46 % 20 % - 60% 19 38 % 42 84 % 60 % - 100% 8 16 % 50 100 % Tổng 50 100 %
Bảng 5. Bảng thể hiện mức chi tiêu cho việc mua sắm online so với mức chi tiêu
khi mua sắm của sinh viên làm khảo sát
Bảng số liệu cho thấy phân bố chi tiêu của sinh viên cho việc mua sắm online, được
chia thành ba khoảng mức chi tiêu khác nhau: từ 0 đến 20%, từ 20 đến 60% và từ 60 đến
100%. Tỷ lệ sinh viên dành mức chi tiêu cho việc mua sắm online từ 0 đến 20% chiếm
46%, tỷ lệ sinh viên dành mức chi tiêu cho việc mua sắm online từ 20% đến 60% chiếm
38%, và tỷ lệ sinh viên dành mức chi tiêu cho việc mua sắm online từ 60% đến 100% chiếm 16%.
Việc hầu hết sinh viên chỉ dành mức chi tiêu từ 0 đến 20% cho việc mua sắm online
cho thấy phần lớn sinh viên đang tập trung vào các khoản chi tiêu khác như tiền thuê nhà,
tiền học phí và các nhu yếu phẩm cơ bản. Tuy nhiên, khoảng mức chi tiêu từ 20% đến 60%
cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (38%), cho thấy sinh viên vẫn đang tìm cách tiết kiệm chi tiêu
bằng cách tìm kiếm giá tốt từ mua sắm online.
Tuy nhiên, việc có một số sinh viên dành tới 60% đến 100% chi tiêu cho việc mua
sắm online cũng đáng chú ý. Điều này có thể cho thấy rằng việc mua sắm online đã trở
thành một phần không thể thiếu đối với sinh viên trong việc mua sắm hàng ngày và sinh
viên đang tìm cách tận dụng lợi ích tiện lợi và giá cả hợp lý từ mua sắm online. 14 lOMoAR cPSD| 46663874
Từ số liệu đã thu được và xử lý qua SPSS, ta có: Kích thước mẫu 50 Trung bình mẫu 32.6 Độ lệch chuẩn mẫu 25.05 Phương sai 627.79 Trung vị 40 Số yếu vị 12.6 Tứ phân vị Q1=10; Q2=40; Q3=40
3.1.6. Những sản phẩm trong giỏ hàng online của bạn (một sinh viên được
chọn nhiều hình thức giải trí) 15 lOMoAR cPSD| 46663874
Bảng 6: Bảng thể hiện tần số các sản phẩm online trong giỏ hàng
Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện những sản phẩm online trong giỏ hàng của sinh viên
Dựa trên kết quả mẫu khảo sát gồm 50 sinh viên, ta có thể tiến hành một phân tích
chuyên nghiệp về sự ưu tiên và phân bố của các loại sản phẩm trong giỏ hàng trực tuyến của họ.
Quần áo và mỹ phẩm xuất hiện ở mức tỷ lệ sử dụng cao nhất, lần lượt là 84% và
68%. Điều này thể hiện rằng quần áo và mỹ phẩm vẫn đứng đầu danh sách sự ưu tiên của
sinh viên khi mua sắm trực tuyến. Có thể thấy sự ảnh hưởng của thời trang và làm đẹp đối
với thái độ tự tin và phản ánh của bản thân qua mua sắm trực tuyến. Phụ kiện như túi xách,
nón, và trang sức cũng được đánh giá khá cao, với tỷ lệ sử dụng lên đến 64%. Tuy nhiên,
giày dép đứng ở mức tỷ lệ sử dụng thấp hơn, chỉ có 50%. Điều này có thể thể hiện sự cân
nhắc của sinh viên về mức độ ưu tiên giữa quần áo và giày dép. Sản phẩm đồ gia dụng và
đồ điện tử có tỷ lệ sử dụng lần lượt là 40% và 32%, thấp hơn so với các sản phẩm thời 16 lOMoAR cPSD| 46663874
trang và làm đẹp. Có thể sinh viên đang cân nhắc kỹ hơn khi đầu tư vào các sản phẩm này,
có thể do nguồn tài chính hạn chế hoặc ưu tiên mua sắm trực tuyến ở các mảng khác. Cuối
cùng, thức ăn và sách đều có tỷ lệ sử dụng thấp nhất, chỉ 2%. Điều này cho thấy sinh viên
đang tập trung vào mua sắm thú vị và giải trí hơn là đầu tư vào nhu cầu cơ bản.
Tổng cộng, mẫu khảo sát này đã tạo ra một cái nhìn chuyên nghiệp về cách sinh
viên sử dụng giỏ hàng trực tuyến và sự đa dạng trong sở thích mua sắm của họ. Thông qua
sự phân tích này, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về sự quan trọng của từng loại sản phẩm
trong cuộc sống của họ và cách môi trường trực tuyến và xã hội tác động đến sự quyết định mua sắm của họ.
3.1.7. Các nền tảng mua sắm mà bạn lựa chọn (một sinh viên được chọn nhiều
hình thức giải trí) 17 lOMoAR cPSD| 46663874
Bảng 7: Bảng thể hiện tần số các nền tảng mua sắm
Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện những nền tảng mua sắm mà sinh viên lựa chọn
Trong thế giới ngày nay, việc mua sắm không còn giới hạn bởi các cửa hàng truyền
thống nữa. Đặc biệt đối với sinh viên, khả năng mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần
không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, cách mà nam và nữ sinh viên tiếp cận
và sử dụng các nền tảng mua sắm lại thể hiện rõ sự đa dạng trong thái độ và sở thích của họ.
Đối với nam sinh viên, sàn thương mại điện tử đang là điểm đến hàng đầu. Các nền
tảng như Shopee, Lazada và Tiktok shop chiếm tới 92.31% trong số họ, đề cập đến mức độ
tiện lợi và phổ biến của việc mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có vai trò
quan trọng trong việc mua sắm của nam sinh viên, với tỷ lệ 23.08%. Có thể nói, đây là một
dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong cách họ tìm kiếm và tiêu dùng sản phẩm.
Ngược lại, nữ sinh viên thể hiện một sự ưa thích rõ ràng đối với mạng xã hội trong
việc mua sắm. Với tỷ lệ sử dụng lên đến 38%, đây là nơi họ tìm kiếm, so sánh và mua các
sản phẩm và dịch vụ một cách tích cực. Sự thụ động này có thể phản ánh sự tin tưởng vào
khả năng tạo ra những trải nghiệm mua sắm độc đáo thông qua mạng xã hội, cũng như mối
quan tâm đến sự kết nối xã hội trong việc mua sắm.
Mặc dù sàn thương mại điện tử và mạng xã hội đang dẫn đầu, dịch vụ order trung
gian và việc mua sắm trên website vẫn chưa thực sự phổ biến trong cộng đồng sinh viên, 18 lOMoAR cPSD| 46663874
với tỷ lệ sử dụng thấp hơn rất nhiều (7,69% cho nam và 11% cho nữ). Có thể rằng sinh
viên có sẵn nhiều tùy chọn tiện lợi hơn và không cần phải sử dụng dịch vụ order trung gian
hay tham gia vào quá trình mua sắm thông qua website.
Tóm lại, mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của
sinh viên, nhưng cách họ tiếp cận nó phản ánh sự đa dạng trong thái độ, thị hiếu và ưu tiên
giới tính. Sàn thương mại điện tử và mạng xã hội vẫn là hai tùy chọn phổ biến nhất, với
một sự kỳ vọng cao cho việc tiếp tục thay đổi và phát triển trong tương lai.
3.1.8. Đánh giá mức hài lòng khi mua sắm online từ 1-5
Mức độ hài lòng khi mua sắm online 16 15 14 12 12 10 10 8 8 6 5 4 2 0 1 2 3 4 5 Mức độ hài lòng
Biểu đồ 8: Biểu đồ cột thể hiện mức độ hài lòng khi mua sắm online (đánh giá từ 1-5) Mức độ Tần số Tần suất (%) Tần suất tích lũy 1 5 10 10 2 8 16 26 3 15 30 56 4 12 24 80 5 10 20 100 Tổng 50 100 100
Bảng 8: Bảng tần số thể hiện tần số mức hài lòng khi mua sắm online
Số liệu thống kê cho thấy, số người chọn mức độ 3 (trung bình) chiếm 30% cao hơn
so với phần còn lại: mức độ 1 (tệ) chiếm 10%, mức độ 2 (tạm được) chiếm 16%, mức độ 4 19 lOMoAR cPSD| 46663874
(khá) chiếm 24% và mức độ 5 (tốt) chiếm 20%. Nhìn chung, tỷ lệ sinh viên ĐH Kinh tế -
Luật có mức độ hài lòng khi mua sắm online khá khả quan.
Từ số liệu đã thu được và xử lý qua SPSS, ta có: Kích thước mẫu 50 Trung bình mẫu 3.28 Độ lệch chuẩn mẫu 1.2460 Phương sai 1.5216 Trung vị 2.5 Số yếu vị 3 Tứ phân vị Q1 = 2; Q3 = 3; Q4 = 4 3.2. Kết luận
Với tiểu luận “Khảo sát nhu cầu mua sắm online của sinh viên đại học Kinh tế -
Luật”, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả khảo sát sát với thực tế. Qua đó nhìn thâý
tổng quan và đưa ra phân tích về mẫu nghiên cứu một cách thích đáng.
Nội dung khảo sát thể hiện số lượng khảo sát, mức độ quan tâm và tiêu dùng dành
cho mua sắm online dựa trên khả năng tài chính của sinh viên và các yếu tố hành vi
khách hàng đối với mua sắm online. Kết quả cho thấy hình thức mua sắm online chiếm
tiềm năng lớn về chi tiêu trong thị trường sinh viên đại học Kinh tế - Luật. 20