Tài liệu phân biệt công vụ và dịch vụ công của môn Luật học | Đại học nội vụ Hà Nội

Tài liệu phân biệt công vụ và dịch vụ công của môn Luật học | Đại học nội vụ Hà Nội sẽ giúp bạn đọc ôn tập và đạt điểm cao hơn !

lOMoARcPSD|39099223
Phân biệt công vụ và dịch vụ công
Hoạt động công vụ dịch vụ công một điểm chung nếu không sự phân biệt
ràng thì rất dễ dẫn đến nhầm lẫn đó cả hai hoạt động y đều hướng tới mục đích phục
vụ nhân dân, phục vụ lợi ích công cộng.
Theo Từ điển Tiếng việt công vụ được hiểu là “việc công”, theo cuốn Thuật ngữ pháp
dùng trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì công vụ được hiểu “hoạt
động do cán bộ, viên chức, quân nhân tiến hành nằm thực hiện các nhiệm vụ được giao”,
còn theo Dự thảo Luật Công v(do Bộ Nội vụ chủ tsoạn thảo) có nêu định nghĩa về công
vụ: “công vụ hoạt động do công chức thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân
dân hội”. Như vậy, ngoài mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích công cộng,
công vụ trước hết hoạt động gắn với việc thực hiện quyền lực nhà nước, thực thi pháp
luật (do công chức thực hiện) và được điều chỉnh chặt chẽ bằng pháp luật.
Công vụ có tính chất phục vụ bởi bản chất hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước hoạt động chấp hành điều hành, hoạt động quản hành chính nhà nước,
hoạt động thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước, đó cũng nhiệm vụ của bộ y
nhà nước nói chung của nền hành chính nói riêng, đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, nhân dân thì tính chất phục vụ y càng
thể hiện rõ nét. Xuất phát từ tính chất phục vụ của công vụ, hoạt động công vụ do đó được
bảo đảm thực hiện bằng ngân sách nhà nước đối tượng được phục vụ của công vụ về
nguyên tắc không phải trả tiền, hoạt động công vụ không nhằm mục đích tìm kiếm lợi
nhuận.
Đối tượng phục vụ hướng tới của ng vụ là người dân có đủ điều kiện nhất định theo quy
định của pháp luật và các công dân đều bình đẳng trong việc hưởng quyền này;
Công vụ được thực hiện thông qua đội ngũ công chức hoặc những người được Nhà nước
ủy quyền.
Dịch vụ công cũng giống với công vụ chỗ mục đích của nhằm phục vụ nhân dân,
lợi ích công cộng, tuy nhiên, khác với công vụ, dịch vụ công không tính chất phục vụ
mang tính chất dịch vụ, tức “công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất
định của số đông, tổ chức được trả công” từ đó dịch vụ công sẽ mang một số đặc
điểm sau:
- Hoạt động dịch vụ công thể do cả nhà nước nhân thực hiện bởi không
gắnvới quyền lực nhà nước, không nhất thiết phải do Nhà nước thực hiện thông qua đội
ngũ công chức;
- Dịch vụ công có thể được thực hiện thông qua quan hệ hợp đồng dân sự (hợp đồng
dịchvụ) giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ;
lOMoARcPSD|39099223
- Do mang tính chất dịch vụ nên trong một chừng mực nhất định hoạt động dịch vụ
côngcó thể hướng tới mục đích lợi nhuận;
- Đối tượng phục vụ thể không bình đẳng hoàn toàn trong việc hưởng dịch vụ công
vìcó thể trong một số trường hợp người dân nhu cầu sử dụng, có người không có nhu
cầu sử dụng, có người có điều kiện sử dụng và có người không, do vậy, người sử dụng có
thể phải trả tiền.
Phân biệt công vụ và chế độ công vụ
Công vụ là hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để phục vụ nhân dân.
Chế độ công vụ là tổng thể các quy định, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, điều kiện, chế độ,
chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và các quyền lợi khác của công chức, viên chức.
Công vụ và chế độ công vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Công vụ là đối tượng điều
chỉnh của chế độ công vụ, còn chế độ công vụ là cơ sở pháp lý để quản lý công vụ
Phân biệt công vụ và công vụ nhà nước
Công vụ bao gồm cả công vụ nhà nước và công vụ phi nhà nước.
Công vụ nhà nước là hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để
phục vụ nhân dân.
Công vụ phi nhà nước hoạt động của các tổ chức phi nhà nước nhằm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó, không gắn với quyền lực nhà nước, không
nhân danh nhà nước để phục vụ nhân dân. Phân biệt công vụ nhà nước hành
chính công vụ
Hành chính công vhoạt động của các quan hành chính nhà nước nhằm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ ca nhà nước trong lĩnh vực hành chính.
Công vụ nhà nước bao gồm cả hành chính công vụ các hoạt động công vụ khác
của các quan nhà ớc trong các lĩnh vực khác như lập pháp, pháp, quốc phòng,
an ninh,...
lOMoARcPSD|39099223
Phân biệt công vụ và dịch vụ hành chính công
Dịch vhành chính công những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp
luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước thẩm quyền cấp cho
tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực
cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ
tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức,
cá nhân.
Công vụ hoạt động của các quan nhà nước nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước, trong đó có việc cung cấp dịch vụ công.
| 1/3

Preview text:

lOMoARcPSD| 39099223
Phân biệt công vụ và dịch vụ công
Hoạt động công vụ và dịch vụ công có một điểm chung mà nếu không có sự phân biệt rõ
ràng thì rất dễ dẫn đến nhầm lẫn đó là cả hai hoạt động này đều hướng tới mục đích phục
vụ nhân dân, phục vụ lợi ích công cộng.
Theo Từ điển Tiếng việt công vụ được hiểu là “việc công”, theo cuốn Thuật ngữ pháp lý
dùng trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì công vụ được hiểu là “hoạt
động do cán bộ, viên chức, quân nhân tiến hành nằm thực hiện các nhiệm vụ được giao”
,
còn theo Dự thảo Luật Công vụ (do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo) có nêu định nghĩa về công
vụ: “công vụ là hoạt động do công chức thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung của nhân
dân và xã hội”
. Như vậy, ngoài mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích công cộng,
công vụ trước hết là hoạt động gắn với việc thực hiện quyền lực nhà nước, thực thi pháp
luật (do công chức thực hiện) và được điều chỉnh chặt chẽ bằng pháp luật.
Công vụ có tính chất phục vụ bởi bản chất hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành, hoạt động quản lý hành chính nhà nước,
hoạt động thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước, đó cũng là nhiệm vụ của bộ máy
nhà nước nói chung và của nền hành chính nói riêng, đặc biệt, trong bối cảnh xây dựng nhà
nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì tính chất phục vụ này càng
thể hiện rõ nét. Xuất phát từ tính chất phục vụ của công vụ, hoạt động công vụ do đó được
bảo đảm thực hiện bằng ngân sách nhà nước và đối tượng được phục vụ của công vụ về
nguyên tắc không phải trả tiền, hoạt động công vụ không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Đối tượng phục vụ hướng tới của công vụ là người dân có đủ điều kiện nhất định theo quy
định của pháp luật và các công dân đều bình đẳng trong việc hưởng quyền này;
Công vụ được thực hiện thông qua đội ngũ công chức hoặc những người được Nhà nước ủy quyền.
Dịch vụ công cũng giống với công vụ ở chỗ mục đích của nó nhằm phục vụ nhân dân, vì
lợi ích công cộng, tuy nhiên, khác với công vụ, dịch vụ công không có tính chất phục vụ
mà mang tính chất dịch vụ, tức là “công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất
định của số đông, có tổ chức và được trả công”
từ đó dịch vụ công sẽ mang một số đặc điểm sau: -
Hoạt động dịch vụ công có thể do cả nhà nước và tư nhân thực hiện bởi nó không
gắnvới quyền lực nhà nước, không nhất thiết phải do Nhà nước thực hiện thông qua đội ngũ công chức; -
Dịch vụ công có thể được thực hiện thông qua quan hệ hợp đồng dân sự (hợp đồng
dịchvụ) giữa người cung cấp và người sử dụng dịch vụ; lOMoARcPSD| 39099223 -
Do mang tính chất dịch vụ nên trong một chừng mực nhất định hoạt động dịch vụ
côngcó thể hướng tới mục đích lợi nhuận; -
Đối tượng phục vụ có thể không bình đẳng hoàn toàn trong việc hưởng dịch vụ công
vìcó thể trong một số trường hợp có người dân có nhu cầu sử dụng, có người không có nhu
cầu sử dụng, có người có điều kiện sử dụng và có người không, do vậy, người sử dụng có thể phải trả tiền.
Phân biệt công vụ và chế độ công vụ
Công vụ là hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để phục vụ nhân dân.
Chế độ công vụ là tổng thể các quy định, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, điều kiện, chế độ,
chính sách về tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và các quyền lợi khác của công chức, viên chức.
Công vụ và chế độ công vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Công vụ là đối tượng điều
chỉnh của chế độ công vụ, còn chế độ công vụ là cơ sở pháp lý để quản lý công vụ
Phân biệt công vụ và công vụ nhà nước
Công vụ bao gồm cả công vụ nhà nước và công vụ phi nhà nước.
Công vụ nhà nước là hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước, gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để phục vụ nhân dân.
Công vụ phi nhà nước là hoạt động của các tổ chức phi nhà nước nhằm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó, không gắn với quyền lực nhà nước, không
nhân danh nhà nước để phục vụ nhân dân. Phân biệt công vụ nhà nước và hành chính công vụ
Hành chính công vụ là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong lĩnh vực hành chính.
Công vụ nhà nước bao gồm cả hành chính công vụ và các hoạt động công vụ khác
của các cơ quan nhà nước trong các lĩnh vực khác như lập pháp, tư pháp, quốc phòng, an ninh,... lOMoARcPSD| 39099223
Phân biệt công vụ và dịch vụ hành chính công
Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp
luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực
mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ
tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.
Công vụ là hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước, trong đó có việc cung cấp dịch vụ công.