-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức | Đại học Thăng Long
Tài liệu phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức | Đại học Thăng Long bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức ,ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác- Lênin (ML01) 15 tài liệu
Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Tài liệu phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức | Đại học Thăng Long
Tài liệu phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức | Đại học Thăng Long bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm được chia sẻ dưới dạng file PDF sẽ giúp bạn đọc tham khảo , củng cố kiến thức ,ôn tập và đạt điểm cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác- Lênin (ML01) 15 tài liệu
Trường: Đại học Thăng Long 267 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Preview text:
lOMoARcPSD| 39099223 Câu hỏi:
9. Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa thực tiễn? Trả lời
1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.1 Định nghĩa vật chất và ý thức 1.1.1 Vật chất:
Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về nó. Nhưng
theo Lênin định nghĩa:"vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ". Lênin chỉ rõ rằng, để định nghĩa vật chất không thể theo
cách thông thường vì khái niệm vật chất là khái niệm rộng nhất. Để định nghĩa vật chất Lênin
đã đối lập vật chất với ý thức, hiểu vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, vật chất tồn tại độc lập với cảm giác, ý thức, còncảm giác, ý thức phụ thuộc
vào vật chất, phản ánh khách quan.
Khi định nghĩa vật chất là phạm trù triết học, Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật chất là
khái niệm rộng nhất, muốn phân biệt tư cách là phạm tù triết học, là kết quả của sự khái quát
và trừutượng với những dạng vật chất cụ thể, với những" hạt nhân cảm tính". Vật chất với tư
cách là một phạm trù triết học không có những đặc tính cụ thể có thể cảm thụ được. Định nghĩa
vật chất như vậy khắc phục được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật đồng nhất
vật chất với hình thức biểu hiện cụ thể của nó.
Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có, không thể tiêu diệt được, nó tồn tại bên ngoài và
không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người, vật chất là một thực tại khách quan. Khác với
quan niệm ý niệm tuyệt đối của chủ nghĩa duy tâm khách quan, "thượng đế"của tôn giáo… Vật
chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó, trái lại phạm trù vật chất là
kết quả của sự khái quát sự vật, hiện tượng cụ thể, và do đó các các đối tượng vật chất có thật,
hiện thực đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác, và nhờ đó mà ta có thể
biết được, hiểu được và nắm bắt sự vật này. Định nghĩa của Lênin đã khẳng định được câu trả
lời về hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học.
Hơn thế nữa Lênin còn khẳng định cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác. Khẳng định như vậy một mặt muốn nhấn mạnh tính thứ nhất của
vật chất, vai trò quyết định của nó với vật chất, và mặt khác khẳng định khả năng nhận thức
thế giới khách quan của con người. Nó không chỉ phân biệt chủ nghĩa duy tâm với chủ nghĩa
duy vật, với thuyết không thể biết mà còn phân biệt chủ nghĩ duy vật với nhị nguyên luận. Như
vậy, chúng ta thấy rằng định nghĩa vật chất của Lênin là hoàn toàn triệt để, nó giúp chúng ta
xác định được nhân tố vật chất trong đời sống xã hội, có ý nghĩa trực tiếp định hướng cho
nghiên cứu khoa học tự nhiên giúp ngày càng đi sâu vào vào các dạng các dạng cụ thể của vật
chất trong giới vi mô. Nó giúp chúng ta có thái độ khách quan trong suy nghĩ và hành động. 1.1.2 Ý thức:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì: “ý thức là sự phản ánh một cách năng
động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế Trang | 1 lOMoARcPSD| 39099223
giới khách quan”. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ não con người
thì tự nhiên trở thành ý thức. Mặt khác, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới, do
nhu cầu cải tạo giới tính tự nhiên của con người quyết định và được thực hiện thông qua hoạt
động lao động. Do đó, ý thức… là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người
và được cải biến đi ở trong đó”.
Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Trêncơ sở những gì đã có, ý
thức có thể tạo ra những hiểu biết mới vềsự vật, có thể hình dung ra những gì không có trong
thực tế. Ýthức có thể dự đoán, đoán trước được tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, hoang
đường, những lý thuyết khoa học và lýthuyết rất trừu tượng và có tính khái quát cao. Tuy nhiên,
tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh
tồn tại. Ý thức là sản phẩm lịch sử của quá trình phát triển xã hội nên mang bản chất xã hội.
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức thì vật chất cótrước còn ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức
quyết định ý thức, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 1.2.1
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: “Vật chất là cái có trước, ý thức là cái
có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức”, bởi vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, làsự phản ánh của thế giới
vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quancủa thế giới vật chất. Vì vậy, nội dung của ý thức do
vật chất quyết định. Nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà hìnhthức biểu hiện cũng
như mọi sự biến đổi của ý thức. Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hộicủa
ý thức là bản thân thế giới khách quan hoặc các dạng tồn tại của vật chất đều khẳng định vật
chất là nguồn gốc của ý thức.
Ví dụ: Ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về công nghệ thông
tin còn rất yếu. Nguyên nhân là dothiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên. Nhưng
nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba của
sẽ tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật chất như vậy thì ý thức cũng như vậy. 1.2.2
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.
Trong mối quan hệ với vật chất, “ý thức có thể tác động trởlại đối với vật chất thông
qua các hoạt động thực tiễn của con người”. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên
nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực
tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan. Mọi hoạt động của con người đều
do ý thức chỉ đạo, vì vậyvai trò của ý thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế
giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở
đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương
pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
Sự trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
• Tích cực: Ý thức có thể trở thành động lực thúc đẩy vật chấtphát triển. Trang | 2 lOMoARcPSD| 39099223
• Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và pháttriển của vật chất khi ý
thức phản ánh không đúng, làm sai lệchcác quy luật vận động khách quan của vật chất. Như
vậy, bằng cách định hướng hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định hành động của
con người, hoạt động thực tế của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại …
Ví dụ: Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ởnhiệt độ hơn 10000C, người ta tạo
ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ chứ không phải bằng phương pháp thủ công cổ xưa.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác-Lê nin, ta rút ra được nguyên tắc phương pháp luận:
Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thứcvà hoat động thực tiễn đòi hỏi
phải xuất phát từ thực tế kháchquan, tôn trọng nguyên tắc khách quan, tôn trọng và hành
độngtheo các quy luật khách quan.
Thứ hai, vì ý thức có sự tác động ngược trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng
động chủ quan, nghĩa là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức.
Thứ ba, cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống. Đó là việc tránh
xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của mình để hành động mà không
nghiêncứu, đánh giá đầy đủ tình hình các đối tượng vật chất. Thứ tư, khi xem xét các hiện
tượng xã hội, cần phải tính đến cả điều kiện vật chất lẫn nhân tố tinh thần, cả điều kiện khách
quan lẫn nhân tố chủ quan.
2. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay. 2.1
Mọi chủ trương, đường lối, mọi hoạt động nhận thức, hoạt động con người
đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan vàhoạt động tuân theo quy luật khách quan.
Áp dụng khái niệm vật chất và ý thức vào trong thực tiễn phòng chống dịch hiện nay, ta có
thể hiểu vật chất chính là sự tồntại khách quan của đại dịch Covid-19. Còn ý thức ở đây là khi
nhìnvào tình hình cụ thể của những khó khăn, hậu quả mà đại dịchgây ra, con người đã nhận
thức được độ nguy hiểm của nó từ đócó những cách thức, thái độ phòng chống dịch từ mỗi cá nhân.
Các hoạt động đều phải xuất phát từ vật chất và xoay quanhvật chất. Có nghĩa là từ hành
động đến suy nghĩ của mỗi người dân đều phải ý thức được sự tồn tại của dịch Covid-19 và
thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính cá nhân và cả
cộng đồng. Vì điều kiện dịch bệnh bùng phát, nhận thức được điều đó Đảng ta đã đề ra những
cách thức, phương pháp đối phó “chống dịch như chống giặc”, áp dụng mộtcách khéo léo tư
tưởng Hồ Chí Minh vào công tác phòng chống dịch “đoàn kết dân tộc” là sức mạnh to lớn
chống lại mọi kẻ thù. Đảng, Nhà nước đã huy động lực lượng trên khắp đất nước, đi đầu là cán
bộ, cơ quan nhà nước các cấp, y bác sĩ, bộ đội, công an. . . . , toàn dân chống dịch, đề ra mục
tiêu phải kiểm soát được dịch bệnh nhanh nhất, không để thiệt hại về tính mạng của nhân dân.
Với nhiều cách thức khác nhau rà soát, kiểm dịch, cách ly để có thể hạn chế nhanh chóng dịch bệnh. Trang | 3 lOMoARcPSD| 39099223
Đảng và Nhà nước đã ban hành các quy định, nguyên tắc vàchỉ thị về phòng chống dịch.
Ví dụ như quy tắc 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo
y tế), tuân thủ quy tắc 5K chính là đảm bảo các quy luật khách quan về phòng chống dịch
Covid-19. Bên cạnh đó còn có các chỉ thị quy định về giãn cách xã hội như Chỉ thị 15, Chỉ thị
16, Chỉ thị 19,. . . Ý thức của mỗi cá nhân là điều kiện tiên quyết và là nền tảng căn bản để đẩy
lùi đại dịch. Thực tiễn đã tác động đến ý thức rằng có một chủng loại virus nguy hiểm gây bệnh
ở đường hô hấp với khả năng lây lan cao. Đó là tín hiệu đưa vào suy nghĩ của mỗi người và
yêu cầu mỗi người cần phải có sự phòng bị nhất định để đảm bảo sức khỏe bản thân lẫn an
nguy xã hội. Ý thức đó đã điềuchỉnh và điều phối các hành động để đáp lại thực tiễn. Cụ thể
làthái độ tích cực và chủ động trước virus Covid-19 và sự chấp hànhcác điều luật do cơ quan
thẩm quyền ban hành. Từ ý thức cá nhân đến ý thức cộng đồng đã góp phần tạo nên màng chắn
bảo vệ Việt Nam khỏi đại dịch. 2.2
Phát huy tính năng động chủ quan.
Nhận thức được tình hình bệnh dịch khó khăn nên con người đã thực hiện những biện pháp
thích hợp. Nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh và có các cách ứng phó phù hợp, năng động,
sáng tạo, đem đến những giá trị mới cho con người, cuộc sống, cho thực tế khách quan. Những
tư tưởng, kiến nghị mà Đảng và Nhà nước đềra chính là từ những phản ánh sáng tạo đối với
tình hình cuộc sống xảy ra đại dịch. Sự phản ánh ấy của Nhà nước là phù hợp. Khi dịch bùng
phát, chưa có biện pháp gì thì nền kinh tế của Việt Nam ta tuột dốc thế nhưng Đảng và Nhà
nước đã kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp hợp lý nhờ quan sát, phản ánh hiện thực,
và rồi cũng đưa nền kinh tế nước nhà phát triển, khôi phục lại phần nào như trước khi đại dịch
ập tới; nhanh chóng nỗ lực đưa ra những chính sách kế hoạch để giúp đỡ nhân dân trong thời
buổi đại dịch khó khăn như: chính sách về đi lại, mua sắm, các chính sách về an sinh xã hội,
chính sách cho người lao động, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, …
Đại dịch không làm con người ta nhục chí mà còn thúc đẩy sự thông minh sáng tạo của con
người như câu nói “ cái khó ló cái khôn ” để từ đó tạo ra các giá trị đẹp như cho ra đời cây
ATM gạo, rô-bốt vận chuyển thực phẩm trong khu các khu cách ly, máy sát khuẩn tay tự động,
… Nhằm phát huy tính năng động chủ quan trong phòng chống dịch bệnh, Nhà nước ta đã huy
động toàn bộ lực lượng trong toàn ngành Y tế thi đua trong công tác phòng chống dịch bệnh
covid-19 với khẩu hiệu: Chủ động ngăn chặn - Phát hiện sớm – Cách li kịp thời – Khoanh vùng
gọn – dập dịch triệt để - Điều trị khỏi bệnh…Đối với các đơn vị thuộc khối dự phòng chủ động
điều tra dịch tễ để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm; khoanh vùng dập dịch nhanh chóng,
kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các khu cách ly trêncác địa bàn trong việc cách các trường hợp
theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương và tỉnh thành phố; phát huy các sáng kiếntrong giám
sát và phòng chống dịch. Tập hợp các lực lượng, thành lập các đội phản ứng nhanh trong công tác phòng, chống dịch.
Đối với các đơn vị thuộc khối khám, chữa bệnh: Hệ thống khámchữa bệnh trung ương tới
cơ sở chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, con người, trang thiết bị. Nêu cao cảnh giác đối với các
trườnghợp nghi ngờ, thực hiện triệt để các biện pháp phòng lây nhiễmchéo trong cơ sở y tế.
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo ngành y dược, các viện trung tâm nghiên
cứu trong lĩnh vực y dược tăng cường tập huấn chuyên môn về phòng chống dịch bệnh; về
chăm sóc bệnh nhân, về giám sát, xét nghiệm, về phòng chống dịch tại cộng đồng. Sẵn sàng
tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh khi được phân công. Bộ y tế kêu Trang | 4 lOMoARcPSD| 39099223
gọi Tổng hội Yhọc Việt Nam và tổ chức các thành viên cùng đoàn kết, cùng hành động vì mục
đích cao cả là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhândân.
Các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
y tế trong quá trình triển khai phong trào thi đua, kịp thời tuyên dương những tấm gương sáng
trong công tác phòng, chống dịch bệnh để làm động lực tạo nên một phong trào không khí thi
đua sôi nổi, quyết tâm đẩy lùi dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. 2.3
Chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí; cũng như bệnh bảo thủ, trì trệ.
Chúng ta đang dần bước sang giai đoạn bình thường mới. Các hoạt động xã hội, sản xuất
kinh doanh đang từng bước được khôi phục. Trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp,
khó lường, cho dù dịch bệnh đã được cơ bản kiểm soát nhưng tuyệt đối không được chủ quan,
lơ là, mất cảnh giác để tự bảo bảo vệ mình, bảo vệ cho người thân và toàn xã hội.
Kết quả đó thực sự không dễ gì có được, mà là sự nỗ lực cao độcủa cả hệ thống chính trị,
của mọi người dân, là mồ hôi, xươngmáu của lực lượng tuyến đầu. Trong tình hình như vậy,
nếu chủ quan, thiếu cảnh giác thì “một đốm lửa nhỏ cũng có thể trở thành đám cháy lớn” khi
chỉ cần 1 ca F0 nếu không kịp thời được phát hiện là có thể trở thành ổ dịch. Tình trạng này đã
khiến nhiều nước trên thế giới vừa mở cửa rồi lại phải đóng để kiểm soát dịch.
Ý thức người dân đóng vai trò quan trọng hay còn gọi là vũ khí phòng, chống dịch tốt
nhất. Nhìn chung, ý thức của người dân rất tốt khi đưa ra những chỉ thị 15 và 16 hiện nay.
Hầu hết mọi ngườiđều chung tay phòng chống dịch như thực hiện tốt thông điệp 5K (khẩu
trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báoy tế), tuân theo chỉ thị của chính
phủ. Như những đợt dịch Covid nhẹ trước đây thì vì ý thức tốt của người dân nên ta đã một
phần nào đẩy lùi dịch, cuộc sống của người dân đi vào hoạt động trở lại.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số người ý thức kém về việc chung tay chống dịch. Mặc dù chính
phủ đã đưa ra các chỉ thị hay biện pháp phòng, chống nhưng họ vẫn nhất quyết không thủ. Ví
dụ như vẫn còn những nhóm người tập trung trong thời gian giãn cách, một số người nhất quyết
không đeo khẩu trang đi ra đường, đặc biệt phải kể đến những người đi từ vùng dịch về không
khai báo làm cho dịch bệnh lan bùng phát mạnh hơn. Vì những ý thức xấu này tác động đến
dịch bệnh khó kiểm soát hơn hay khiến cho kinh tế, cuộc sống của người dân cũng như nhà
nước đi xuống một cách đáng kể. Do đó, Đảng và Nhà nước cần đưa ra nhữngbiện pháp răn đe
cứng rắn hoặc nặng hơn là xử lí hình sự để lấy đó làm gương cho những kẻ bất tuân.
Vậy nên chúng ta thấy rằng sự chủ quan dù trong hoàn cảnh nào cũng vô cùng nguy hiểm
và có thể dẫn đến hậu quả nghiêmtrọng, nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay có nhiều
biến đổiphức tạp. Bên cạnh sự chủ quan là sự bảo thủ và trì trệ. Điều này cũng gây ra rất nhiều
khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.
2.4 Khi xem xét các hiện tượng xã hội, cần phải tính đến cảđiều kiện vật chất lẫn nhân tố
tinh thần, cả điều kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan.
Công tác phòng chống COVID-19 vẫn luôn được đẩy mạnh vàtăng cường. Việc chống
dịch bao gồm nhiều khía cạnh và được tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong thời điểm
hiện tại, khi nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự trợ giúpvà hợp tác
của các nước bạn đơn cử như việc Việt Nam ngoại giao với Mỹ để được hỗ trợ vaccine Pfizer
và Moderna hay ngoại giao với Anh về vaccine Astra Zeneca, việc kiểm soát dịch cũng
ngàycàng chặt chẽ hơn nhờ những chính sách của chính phủ như giãn cách xã hội trong thời Trang | 5 lOMoARcPSD| 39099223
gian dài do dịch bệnh diễn biến phức tạp; ban hành kế hoạch tiêm vaccine miễn phí cũng như
người dân được nhà nước hỗ trợ về mặt tinh thần lẫn vật chất như trợ cấp các hộ gia đình bị
ảnh hưởng kinh tế trong thời kì giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển cơ sở vật chất,
thêm thiết bị để hỗ trợ tối đa việc chữa trị cho bệnh nhân, nhà nước cũng chú trọng vào vấn đề
an ninh quốc phòng tránh cho trường hợp vượt biên trái phép khiến dịch bệnh lây lan ngày một
trầm trọng. Nhờ những chính sách ngoại giao và các kế hoạch của nhà nước mà điều kiện vật
chất của người dân trong thời gian giãn cách trở nên an toàn và ấm no.
Từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm giải quyết các mặt hạn chế còn tồn đọng, đồng
thời phát huy và cải thiện các mặt tích cực để góp phần đẩy mạnh các chính sách, phát huy tối
đa sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến khó khăn này. Trang | 6