Tài liệu soạn bài quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, của tổ chức có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên; không vì lợi nhuận, hướng đến sự phát triển lành mạnh, bình đẳng vì tiến bộ xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hành chính(VNU)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46892935
CHƯƠNG 6: QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI
1.1.Khái niệm, đặc điểm của tổ chức xã hội a, Khái niệm
-Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, của tổ chức có chung
mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ nhằm bảo vệ lợi ích
chính đáng của các thành viên; không vì lợi nhuận, hướng đến sự phát triển lành
mạnh, bình đẳng vì tiến bộ xã hội. b, Đặc điểm
- Tổ chức xã hội được hình thành trên cơ sở tự nguyện.
- Tổ chức xã hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính.
- Tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức.
- Tổ chức xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận.
1.2. Phân loại tổ chức xã hội - Tổ chức chính trị
- Tổ chức chính trị xã hội
- Tổ chức xã hội- nghề nghiệp
- Các hội được thành lập theo dấu hiệu riêng- Tổ chức tự quản phục vụ lợi ích cộng đồng
1.3 Nội dung quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội
- Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội là tổng thể các quy phạm pháp
luật quy định về tổ chức xã hội, xd địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội trong lĩnh
vực hành chính NN, cụ thể là xd quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ chức xã hội
trong lĩnh vực hành chính NN
a. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ vs cơ quan NN -
Các tổ chức xã hội khác nhau, có các quyền và nhiệm vụ khác nhau trong
mối quan hệ với cơ quan nhà nước, tùy thuộc vào vị trí, vai trò của mỗi loại tổ
chức xã hội trong hệ thống chính trị. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ lOMoAR cPSD| 46892935
chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc VIệt Nam có vị trí đặc
biệt trong mối quan hệ với nhà nước. -
Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền giới thiệu các đảng viên ưu tú vào các cơ quan nhà nước. -
Tổ chức xã hội được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn
với nhiệm vụ của nhà nước giao. -
Các tổ chức xã hội muốn thành lập phải đáp ứng đủ các điều kiện do pháp
luật quy định và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Cơ quan có
thẩm quyền cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, gồm: Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp quận khi được ủy quyền, … cụ thể như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, … đối với hội có
phạm vi hoạt động trên cả nước hoặc liên tỉnh.
+ Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép thành lập, chia tách, … trong phạm vi tỉnh.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hay bác bỏ nghề nghị thành lập tổ
chức xã hội, đồng thời có quyền chấm dứt hoạt động của các tổ chức xã hội trong
những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
b. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong hd xây dưng pháp luật -
Điều này được quy định rõ trong các văn bản luật và văn bản dưới luật. Điển hìnhnhư: -
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của
tổ chức thành viên của mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự
án pháp lệnh trước UBTV Quốc hội, có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, … -
Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật của kinh tế. -
Xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, … pháp luật khác liên quan đến tổ
chức công đoàn, quyền và nghĩa vụ của người lao động; phối hợp với cơ quan nhà
nước nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, … giải quyết khiếu nại, tố cáo của
người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật. lOMoAR cPSD| 46892935 -
Tổ chức xã hội nói chung, có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của
pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên
quan tới sự phát triển của hội và lĩnh vực hội hoạt động. -
Tổ chức xã hội tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, góp phần đảm
bảo mởrộng dân chủ đồng thời có thể giảm bớt những sai lầm, thiếu sót trong hoạt
động ban hành pháp luật, nhằm tăng cường tính khả thi và có hiệu quả hơn trong thực tế.
c. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong tổ chức thực hiện pháp luật -
Tổ chức xã hội có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và công dân, người nước
ngoài, người không có quốc tịch; có quyền thông báo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của họ và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. -
Các tổ chức xã hội có quyền và nghĩa vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp
luật đối với các thành viên trong tổ chức và đối với nhân dân lao động nói chung
thông qua việc phát động các phong trào quần chúng, những buổi sinh hoạt tập thể,
trao đổi về khoa học - kĩ thuật, đường lối của Đảng. -
Các hội có tính chất đặc thù có quyền: tham gia thực hiện một số hoạt động
quản lý nhà nước, dịch vụ cùng thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định
của pháp luật: tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình,
đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động
của hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. -
Một số tổ chức xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực thực hiện
phápluật, đó là công đoàn, liên đoàn luật sư, thanh tra nhân dân, … Tổ chức công
đoàn tham gia vào những quan hệ pháp luật để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của người lao động.