Tài liệu tham khảo luật doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Cải cách ruộng đất là biện pháp giải quyết cấp bách và cơ bản để giải quyết vấn đề về nông nghiệp, nhằm nâng cao đời sống của nông dân và tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghiệp. Cải cách ruộng đất tiến hành từ tháng 12 năm 1953 đến tháng 6 năm 1956. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật doanh nghiệp (LDN001)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025533 I. Giai đoạn 1955 - 1957 1.
Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp
a. Hoàn thành cải cách ruộng đất
Cải cách ruộng đất là biện pháp giải quyết cấp bách và cơ bản để giải quyết vấn
đề về nông nghiệp, nhằm nâng cao đời sống của nông dân và tạo điều kiện cho
sự phát triển của công nghiệp. Cải cách ruộng đất tiến hành từ tháng 12 năm
1953 đến tháng 6 năm 1956, được thực hiện theo nguyên tắc “ ruộng của ai, của
người ấy”. Vì thế, ruộng đất của các địa chủ, phú ông, tay sai của Pháp và các tổ
chức tôn giáo được tịch thu và phân phát cho các nông dân không có ruộng hoặc
ít ruộng. Cải cách ruộng đất đã giải phóng hơn 810.000 ha ruộng đất và 740
nghìn trâu bò, phân phát cho hơn 2,1 triệu hộ nông dân, giúp hơn 9 triệu người
thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các địa chủ. Sở hữu nhỏ về ruộng đất nông
nghiệp trong thời kỳ này đã phát huy tác dụng khôi phục kinh tế.
b. Khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp
Sau khi cải cách ruộng đất đã giải quyết một phần mâu thuẫn xã hội, giữ gìn và
phát triển khối liên minh công - nông. Công cuộc khôi phục kinh tế trong nông
nghiệp đạt được những thành tựu nhất định.
Sức sản xuất ở nông thôn miền Bắc được giải phóng, hàng triệu hộ nông dân
nghèo phấn khởi nên đã bỏ nhiều công sức cùng Nhà nước đầu tư xây dựng các
công trình thuỷ lợi, khai hoang, phục hoá,bồi trúc đê điều...để phát triển nông
nghiệp. Nhờ đó, sau 3 năm khôi phục kinh tế, 125.000 ha/ 144.300 ha ruộng
đất hoang được khai phá và 85% diện tích hoang hoá được đưa vào sử dụng.
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1957 tăng gần 16,7% so với năm 1955. Sản lượng lúa tăng:
- Năm 1939: Tổng lương thực quy thóc là 2,6 triệu tấn. Bình quân 221 kg/người.
- Năm 1946: Tổng lương thực quy thóc là 2,7 triệu tấn
- Năm 1954: Tổng lương thực quy thóc là 2,95 triệu tấn
- Năm 1955: Tổng lương thực quy thóc là 3,76 triệu tấn
- Năm 1956: Tổng lương thực quy thóc là 4,7 triệu tấn. Bình quân là 304kg/người
- Năm 1957: Năm này mặc dù mất mùa nhưng lượng lương thực vẫn tăng khá
đạt 4,3 triệu tấn. Bình quân 286kg/người.1
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp
1 (PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc, 2005, Kinh tế Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển) lOMoAR cPSD| 47025533 Năm
Tổng sản lượng lương thực Năng suất lúa bình quân ( Triệu tấn ) ( tạ/ha ) 1939 2,6 13,04 2. 1955 3,76 16,2 1957 4,7 18,01 1959 5,7 22,67
Khôi phục giao thông, vận tải, bưu điện
Giao thông vận tải và bưu điện sau kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều
tuyến, đoạn đường bị huỷ hoại; phương tiện vận chuyển thiết bị kỹ thuật phục vụ
giao thông vận tải cũ, lạc hậu, lại hư hỏng mất mát nhiều. Mạng lưới điện thoại
hầu như không còn gì. Trước khi rút đi thực dân Pháp phá hoại và mang theo các
máy móc điện tín, điện thoại, các tài liệu kỹ thuật. Nhận thấy vai trò quan trọng
của giao thông vận tải và bưu điện, tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị đã nêu chủ
trương khôi phục xe lửa, đường ô tô, vận tải sông ngòi, bưu điện và coi đây là vấn
đề có ý nghĩa quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Được thành lập vào năm 1954, Tổng cục Đường sắt giám sát việc cải tạo một
số tuyến đường sắt, bao gồm Hà Nội - Mục Nam Quan, Hà Nội - Lào Cai và Hà
Nội Nam Định và hoàn thành phục hồi chỉ sau 3 năm. Trong suốt thời gian này,
cũng có sự gia tăng đáng kể về cả đầu máy và toa xe. Từ năm 1955 đến năm 1957
đầu máy tăng từ 36 lên 64 và toa xe cũng tăng từ 589 lên 802. Những cải tiến này
cho phép vận tải hàng hóa và hành khách tăng gấp ba lần. Năm 1957, vận tải
đường sắt chỉ đạt 57,6% so với năm 1938, nhưng nó đã vận chuyển được nhiều
hàng hóa hơn 123%. Điều đáng ngạc nhiên là vận tải đường sắt chiếm tới 37%
tổng trọng lượng vận tải, trong đó đường bộ chỉ chiếm 12%, đường thủy chiếm
phần lớn ở mức 50% và vận tải hàng không chỉ chiếm 1%.
- Đối với đường bộ, chủ trương của Nhà nước tập trung khôi phục trước hai trục
giao thông chính là trục Đông - Tây (Hòn Gai - Hải Phòng- Hà Nội - Hòa Bình -
Sơn La - Điện Biên Phủ) và trục Bắc - Nam (Cao Bằng - Bắc Cạn - Thái Nguyên -
Hà Nội - Ninh Bình - khu 4 - giới tuyến 17). Sau 3 năm, miền Bắc đã khôi phục và
sửa chữa được 3.248 km đường ô-tô trục chính và liên tỉnh, làm mới và nâng cấp
583 km đường lên miền núi, xây mới và sửa chữa 16.370 m cầu. Tính chung,
đường bộ năm 1957 đã vượt năm 1939 là 38% và hình thành một hệ thống thông
suốt. Một đặc điểm nổi bật về phương tiện vận tải trong giai đoạn này là khu vực
quốc doanh tăng lên rất nhanh. Khi kết thúc cuộc kháng chiến mới có 30 xe, đến
năm 1955 có 190 xe, 1956 có 390 xe. Đến năm 1958 miền Bắc có khoảng 2640 xe
ô tô vận tải và xe chở khách. Vận tải đường bộ chiếm 12% tổng trọng lượng vận
tải toàn ngành giao thông. Sự phát triển giao thông vận tải quốc doanh dựa vào
đầu tư trang bị mới của Nhà nước. Nó đã có tác dụng rất tốt trong việc vận chuyển
hàng hóa trên những đường xa, khó khăn, trong việc điều tiết giá cước, điều tiết
lực lượng vận tải tư nhân lOMoAR cPSD| 47025533
- Về đường thủy, nhiệm vụ đặt ra trước hết là khôi phục các cảng hiện có là Hải
Phòng và Bến Thủy để đảm bảo thông thương với thế giới và giao lưu đường thủy
trong nước. Nhìn chung trong giai đoạn này, các bến cảng sẵn có đã được tiếp
quản, được tiến hành nạo vét hàng triệu m3 đất phù sa, khơi thông các kênh lạch,
trục vớt các phương tiện bị chìm đắm gây ách tắc các cửa sông trong thời kỳ
kháng chiến. Về phương tiện vận tải, ngoài việc tiếp thu các phương tiện kỹ thuật
do Pháp để lại, chúng ta đã sửa chữa các thiết bị cũ, lắp ráp các thiết bị mới. Tháng
4 năm 1956, lực lượng Quốc doanh vận tải sông biển được thành lập với một hệ
thống xí nghiệp quốc doanh vận tải địa phương. Đầu năm 1957, Quốc doanh vận
tải sông biển đã có 9 tàu (170 CV); 36 xà lan vỏ sắt và gỗ (5.345 tấn). Đến cuối
năm 1957 có sức chở 8.495 tấn và 2.170 CV. Ngày 11 tháng 8 năm 1956, Bộ Giao
thông công chính thành lập Cục vận tải đường thủy. Đến 1957 vận tải đường thủy
chuyên chở 5,5 triệu tấn, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1955 (2,7 triệu tấn). -
Ngành Bưu điện trong những năm này được quan tâm đầu tư nên có sự phát triển
mạnh. Ngày 14 tháng 3 năm 1955 Tổng cục Bưu điện Việt Nam được thành lập
trực thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện. Đây là cơ quan hành chính sự nghiệp
chuyển sang làm kinh doanh. Ngoài chức năng điện chính và bưu chính, ngành
còn có chức năng phát hành báo chí. Trọng điểm công tác của thời gian này là xây
dựng hệ thống đường dây điện thoại, mạng lưới điện báo, mở các đường thư tới
mọi miền đất nước và liên kết với quốc tế.
Khối lượng công tác bưu điện, thông tin liên lạc được thực hiện ngày càng tăng
lên. Năm 1957 so với 1955 số bưu phẩm gửi đi tăng gấp 2 lần, còn bưu điện tăng 8
lần, thư 3,3 lần, điện báo gấp 1,3 lần, điện thoại đường dài 1,9 lần. Thu từ bưu
chính tăng gấp 2,75 lần, điện chính 2,33 lần. Với khả năng như vậy, ngành bưu
điện đã đáp ứng cơ bản được yêu cầu giao lưu và trao đổi tin tức của lãnh đạo và
nhân dân. Đặc biệt, bưu điện, thông tin liên lạc đã phục vụ đắc lực cho công tác
đột xuất như cải cách ruộng đất, sửa sai, chống cưỡng ép di cư, chống bão lụt, hộ đê... 3.