Tài liệu tham khảo Lý luận Nhà Nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Bài viết đã nêu rõ về lĩnh vực công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài trong pháp luật Pháp. Đây là đề tài mang tính cấp thiết trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45876546
CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI – Kinh nghiệm từ Cộng Hòa Pháp
Bài viết đã nêu rõ về lĩnh vực công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài
trong pháp luật Pháp. Đây là đề tài mang tính cấp thiết trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa. Bên cạnh
đó, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống pháp luật Civil Law- nền tảng của pháp
luật Pháp, vì thế càng cần thiết hơn nữa các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm áp dụng pháp luật của
Pháp để vận dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Tác giả đã khai thác vấn đề trên nhiều phương diện: định nghĩa bản án dân sự theo pháp luật Pháp
và bản án dân sự nước ngoài, phân tích về mối quan hệ giữa việc công nhận và cho thi hành một bản án
nước ngoài, chỉ ra các nguyên tắc của hệ thống pháp luật Pháp trong việc công nhận và cho thi hành bản
án nước ngoài. Các quy định được minh họa bằng những án lệ của tòa án Pháp và các tình huống thực tế,
giúp cho bài viết thêm rõ ràng, mạch lạc và câu từ chặt chẽ, đáng tin cậy. Độc giả được giới thiệu về
những thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Pháp như bản án (jugement), quyết định (ordonnance),…
Tuy nhiên, ở phần tiêu đề có cụm từ “Kinh nghiệm từ Cộng Hòa Pháp” nhưng bài viết lại chưa
liên hệ pháp luật Việt Nam và đề xuất phương hướng áp dụng những bài học kinh nghiệm này vào hoạt
động tư pháp ở Việt Nam. Theo tôi, bài viết sẽ hoàn thiện hơn nếu được thêm vào mục “thực tiễn pháp lý
ở Việt Nam và những đề xuất điều chỉnh.”
THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG: Một góc nhìn từ Cộng hòa Liên Bang Đức
Bài viết đã đưa ra cái nhìn tổng quan về việc các chủ thể trong quan hệ lao động có quyền và
nghĩa vụ gì đối với thông tin trong giao kết hợp đồng lao động. Đây là đề tài có tính ứng dụng cao, bảo vệ
quyền của người lao động mà trước đây không được chú ý nhiều – quyền bảo mật thông tin cá nhân.