Tài liệu tham khảo về thông tin về trẻ em trên báo Lao Động | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu. Vai trò của báo chí khi đưa thông tin về trẻ em. Giới thiệu về Báo điện tử Lao Động. Số lượng tin, bài. Thực trang nội dung thông tin về trẻ em trên báo Điện tử Lao Động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:

Báo chí 64 tài liệu

Thông tin:
147 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tài liệu tham khảo về thông tin về trẻ em trên báo Lao Động | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu. Vai trò của báo chí khi đưa thông tin về trẻ em. Giới thiệu về Báo điện tử Lao Động. Số lượng tin, bài. Thực trang nội dung thông tin về trẻ em trên báo Điện tử Lao Động. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

35 18 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Hoàng Diễm Quỳnh
THÔNG TIN VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG NĂM 2022
(khảo sát Báo điện tử Lao Động từ tháng 1/1/2022 – 31/12/2022)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hà Nội, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
THÔNG TIN VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG NĂM 2022
(khảo sát Báo điện tử Lao Động từ tháng 1/1/2022 – 31/12/2022)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO IN
MÃ SỐ: 52320101
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Hoàng Diễm Quỳnh
Hà Nội, năm 2023
3
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận “Thông tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động” là kết quả sau
quá trình học tập, nghiên cứu của nhân tôi tại Học viện Báo chí Tuyên
truyền dưới sự chỉ dạy của rất nhiều thầy cô giáo và sự giúp đỡ của cơ quan Báo
điện tử Lao Động.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của Học viện Báo chí
Tuyên truyền đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức kinh nghiệm quý báu,
làm nền tảng giúp tôi tiến hành nghiên cứu hoàn thành khóa luận. Đặc biệt,
xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Trần Minh Tuấn – người đã luôn đồng hành, hỗ trợ,
giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Bên cạnh đó, chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt Nhà báo Hoàng Hà, phóng viên
Nguyễn Thị Thuỳ Linh đã trả lời phỏng vấn, cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin
hữu ích phục vụ khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không tránh khỏi còn đôi chút thiếu sót.
Tôi mong nhận được sự góp ý của Hội đồng chấm, các thầy tất cả những
ai quan tâm tới đề tài này để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận
Hoàng Diễm Quỳnh
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của Ths. Trần Minh Tuấn. Mọi số liệu phân tích do tôi tiến hành nghiên cứu và
rút ra, mọi trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm
về nội dung, kết quả của khóa luận này.
Hà nội, ngày….tháng….năm 2023
Người thực hiện khóa luận
Hoàng Diễm Quỳnh
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 7
CHƯƠNG I. LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN VỀ TRẺ
EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG .................................................... 14
1.1. sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu ............................................... 14
1.2. Vai trò của báo chí khi đưa thông tin về trẻ em .............................. 28
1.3. Giới thiệu về Báo điện tử Lao Động ................................................. 34
Tiểu kết chương I ....................................................................................... 39
CHƯƠNG II.
THỰC
TRẠNG THÔNG
TIN VỀ
TRẺ
EM TRÊN BÁO
ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG NĂM 2022 .............................................................. 40
2.1. Số lượng tin, bài .................................................................................. 40
2.2. Thực trang nội dung thông tin về trẻ em trên báo Điện tử Lao Động
.................................................................................................................... 42
2.3. Đặc điểm hình thức ............................................................................ 62
Tiểu kết chương II ..................................................................................... 82
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
LAO ĐỘNG ................................................................................................... 84
3.1. Đánh giá ưu điểm hạn chế của các tin tức về trẻ em trên báo
điện tử Lao Động ....................................................................................... 84
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thông tin ...................... 90
Tiểu kết chương III ................................................................................... 96
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 99
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 102
6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng tin bài liên quan đến trẻ em trên Báo điện tử Lao
Động từ 1/1/2022 đến 31/12/2022...................................................................35
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ theo nội dung của tin/bài liên quan đến trẻ em trên Báo
điện tử Lao Động từ 1/1/2022 đến 31/12/2022................................................37
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tin – bài về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động từ
1/1/2022 đến 31/12/2022..................................................................................54
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trẻ emnhững mầm non,chủ nhân tương lai của đất nước luôn được
coi là đối tượng trong sáng, dễ bị xâm hại, cần được bảo vệ và giám sát để có thể
phát triển trưởng thành. Trong bất kỳ hội nào, trẻ em đều cần được tôn
trọng bảo vệ. Việt Nam là quốc gia đầu tiên châu Á và quốc gia thứ 2 trên
thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em đã xây
dựng, ban hành khung pháp lý tương đối toàn diện để ghi nhận và bảo đảm thực
thi các quyền trẻ em.
Truyền thông, báo chí Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực
bảo vệ trẻ em cũng như thực thi các quyền trẻ em. Trẻ em luôn là đối tượng mà
báo chí quan tâm hướng đến. Tuy nhiên, đưa tin về trẻ em một trong những
thách thức không nhỏ đối với các cơ quan báo chí và truyền thông. Nhà báo khai
thác đối tượng này với nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ biểu dương, ca
ngợi mà còn những bài báo đưa tin về trẻ bị xâm hại tình dục, bạo hành, bạo
lực. Bên cạnh những tác phẩm báo chí gây tiếng vang trong cộng đồng, tạo ảnh
hưởng tích cực thì cũng không ít bài báo do tình hay cố ý đã xâm hại các
quyền trẻ em, gây ra những hệ luỵ không đáng có.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh sự phát triển của các phương tiện truyền thông
và mạng xã hội, cuộc chạy đua thông tin đang diễn ra vô cùng khốc liệt, đặc biệt
về các vụ việc liên quan đến trẻ em. Việc cạnh tranh này thể dẫn đến việc
đưa tin không đầy đủ, không chính xác hoặc không tính khách quan, góp
phần định hướng dư luận sai lệch và làm ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của
trẻ em. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh này dẫn đến những bài báo tính thông
tin chưa thực sự cao, lượng thông tin không sâu mà hầu hết đều là tin ngắn hoặc
phản ánh đơn thuần, chưa phản ánh đầy đủ tính nghiêm trọng của vụ việc
góp phần định
8
hướng dư luận. Chính vì thế, cần xác định lại thực trạng, vị trí, vai trò cũng như
chất lượng của các bài báo về trẻ em.
Xuất phát từ tình hĩnh thực tiễn, đồng thời nhận thức tầm quan trọng của
việc sử dụng đưa các thông tin về trẻ em trên báo chí, người viết quyết định
nghiên cứu đề tài “Thông tin về trẻ em trên báo Điện tử Lao Động” và tiến hành
khảo sát trên báo Điện tử Lao Động trong năm 2022.
Người viết mong muốn khoá luận này sẽ phân tích rõ thực trạng vấn đề thông
tin về trẻ em trên báo Điện tử Lao Động dưới góc độ khoa học, thống kê, phân
tích chất lượng thông tin về trẻ em, từ đó cung cấp các giải pháp thiết thực cho
báo Điện tử Lao Động.
2. Tình hình nghiên cứu
Việt Nam, báo chí dành cho trẻ em ra đời phát triển cũng đòi hỏi một
đội ngũ những người làm báo có kiến thức và kỹ năng về trẻ em và truyền thông,
báo chí dành với trẻ em. Tuy nhiên, đến nay, những công trình nghiên cứu về
vấn đề này chưa nhiều.
Nhóm thứ nhất: các văn bản Pháp luật và các bộ nguyên tắc
Luật Trẻ em năm 2016 có quy định rất rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của
quan, tổ chức, nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền
thông tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em .
Thông tư 09/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về
tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em cảnh báo nội dung
không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản
phẩm. Theo đó, Ðiều 15 của Thông này quy định: báo in, báo hình, báo điện
tử phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng
tư, mật nhân của trẻ em khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm
9
pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan. Ðây là công cụ pháp lý
quan trọng để
10
phòng, chống thông tin xấu, độc liên quan đến trẻ em trên một số phương tiện
báo chí, truyền thông đại chúng.
Ðiều 31 Nghị định 130/2021/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp hội trẻ em, đã chế tài xử phạt với các
hành vi vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân của trẻ em.
“Ethical guidelines for reporting on children” - Bộ nguyên tắc đạo đức nghề
nghiệp khi viết về trẻ em của tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) được
xây dựng như một công cụ hỗ trợ các nhà báo trong quá trình tác nghiệp về
những vấn đề liên quan đến trẻ em. UNICEF tin rằng bộ nguyên tắc sẽ giúp báo
chí đưa tin về trẻ em một cách khách quannhạy cảm. Những nguyên tắc này
đảm bảo các nhà báo phục vụ lợi ích tốt nhất của cộng đồng trong khi không
xâm phạm hoặc hạ thấp các quyền của trẻ em
Nhóm thứ hai: sách, giáo trình
Cuốn sách "Reporting on Child Sexual Abuse: A Handbook for Journalists"
của Brian Robinson Keith Smith một tài liệu hữu ích cần thiết cho các
nhà báo những người quan tâm đến vấn đề viết báo về lạm dụng tình dục trẻ
em. Cuốn sách đưa ra những lời khuyên hướng dẫn về cách viết báo về vấn
đề này một cách nhạy cảm, chính xác và đáng tin cậy. Các tác giả tập trung vào
việc giải thích lạm dụng tình dục trẻ em, những hậu quả và tác động của vấn đề
này đến trẻ em, gia đình và xã hội. Sách cũng đưa ra các quy định pháp luật liên
quan đến vấn đề này, cách thu thập thông tin chính xácđáng tin cậy, và cách
đưa tin về vấn đề lạm dụng tình dục trem một cách nhạy cảm đúng đắn,
đồng thời tạo ra sự nhận thức và thay đổi xã hội về vấn đề này. Cuốn sách cũng
đưa ra những dụ cụ thể phân tích các bài báo liên quan đến vấn đề lạm
dụng tình dục trẻ em, giúp người đọc hiểu rõ hơn về những sai lầm rủi ro có
thể xảy ra trong việc đưa tin về vấn đề này.
11
Cuốn “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em” do PGS,TS Nguyễn Văn Dững
chủ biên, NXB Lao động xuất bản đầu năm 2001, tái bản năm 2006 cuốn
Giáo trình nghiệp vụ “Phóng viên báo chí với trẻ em” đồng tác giả NXB ra
mắt năm 2004 có thể coi là những công trình đầu tiên nghiên cứu về mối liên hệ
giữa báo chí với trẻ em. Cả 2 cuốn sách này đều cung cấp thông tin, kiến thức,
kỹ năng và kinh nghiệm làm báo tổng quát về báo chí trẻ em.
Cuốn “Nhà báo với trẻ em” của TS Nguyễn Ngọc Oanh, được phát hành bởi
NXB Thông Tấn năm 2014, đã xây dựng được khung thuyết về kỹ năng làm
báo cho trẻ em, nhận diện những nhân tố tính chất điều kiện ảnh hướng đến
quá trình hình thành, phát triển các kỹ năng tác nghiệp, khảo sát thực tế kỹ năng
tác nghiệp của nhà báo, tìm ra sở khoa học từ thực tiễn nhằm góp phần tiếp
tục nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí với trẻ em ở Việt Nam.
Nhóm thứ 3: Các công trình nghiên cứu khoa học
Đề tài cấp bộ "Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay" của TS. Nguyễn Văn
Dững, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội là một nghiên cứu quan trọng
về tình hình chất lượng báo chí cho trẻ em Việt Nam hiện nay. Nội dung
của đề tài tập trung vào việc đánh giá chất lượng báo chí cho trẻ em, cung cấp
thông tin về các tờ báo dành cho trẻ em, nhận diện những ưu điểm hạn chế
của các tờ báo nàyđưa ra những đề xuất để nâng cao chất lượng báo chí cho
trẻ emViệt Nam. Đề tài nghiên cứu về tình hình và xu hướng của báo chí cho
trẻ em, đánh giá chất lượng các tờ báo dành cho trẻ em Việt Nam so sánh
với tiêu chuẩn quốc tế. Tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị đề xuất để
nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em ở Việt Nam, bao gồm việc cải thiện nội
dung báo chí, tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhà
báo, và đẩy mạnh sự phát triển của các tờ báo dành cho trẻ em.
12
Khoá luận tốt nghiệp đại học năm 2006 tại Học viện Báo chí Tuyên
truyền, Nội của Diệp Linh với đề tài “Viết về trẻ em trên báo Nội
Mới”.
13
Luận văn này khái quát những kỹ năng, đề tài viết báo dành cho trẻ em trên báo
Hà Nội Mới, đánh giá hình thức, nội dung các tác phẩm dành cho trẻ em trên tờ
báo này và đưa ra phương hướng phát triển.
Luận án Tiếncủa TS. Nguyễn Ngọc Oanh với đề tài “Kỹ năng viết báo
cho trẻ em”, năm 2009 tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Hà Nội. Luận án đã
khái quát những phương pháp đặc thù khi sáng tạo tác phẩm dành cho trẻ em
theo các thể loại, cho thấy cái nhìn toàn diện về kỹ năng nghiệp vụ, sáng tạo tác
phẩm dành cho đối tượng đặc biệt này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thông tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động trong
năm 2022. Đưa ra những phân tích về thành công và hạn chế, từ đó đề xuất một
số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đưa tin về những
vấn đề về trẻ em của cơ quan báo chí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận báo chí để làm rõ vai trò của báo chí trong việc thông
tin về trẻ em.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thông tin về trẻ em trên trang Báo
điện tử Lao Động trong năm 2022.
- Tìm ra những ưu điểm và những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của vấn
đề nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về trẻ em trên
Báo điện tử Lao Động.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
14
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Thực trạng thông tin về trẻ em trên
Báo điện tử Lao Động năm 2022. Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động sản
xuất tin bài, chất lượng thông tin về những vấn đề về trẻ em trên Báo điện tử
Lao Động.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu khảo sát Báo điện tử Lao Động trong
khoảng thời gian từ tháng 1/2022 tới tháng 12/2023.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở nhận thức về các vấn đề lý luận triết học
duy vật biện chứng, nền tảng luận Mác - Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, đường lối lãnh đạo, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các
vấn đề lý luận về báo chí về quyền trẻ em và đưa tin về trẻ em.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu các cuốn sách, giáo
trình, văn bản, luận văn, luận án liên quan tới vấn đề đưa tin về trẻ em nói
chung, các hoạt động báo chí truyền thông về trẻ em nói riêng. Từ đó, hệ thống
hóa những vấn đề luận, rút ra luận điểm, luận chứng phù hợp với vấn đề
nghiên cứu.
Phương pháp phân tích thông tin: Phân tích các sản phẩm tin bài liên quan
tới những vấn đề về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động để tìm hiểu về nội dung,
hình thức, thống tần suất, mức độ xuất hiện của các tin bài. Từ đó nhận diện
được thực trạng thông tin về những vấn đề về trẻ em trên trang báo này.
15
Phương pháp phỏng vấn sâu: dùng để phỏng vấn nhà báo đang tác nghiệp
mảng đề tài về trem trên Báo điện tử Lao Động. Để từ đó đánh giá được
thực
16
trạng Báo điện tử Lao Động đưa tin về trẻ em trong thời gian qua, đồng thời đặt
ra những yêu cầu về chất lượng thông tin trên trang báo này trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Khóa luận tài liệu tham khảo về mặt luận báo chí truyền thông
tài liệu nghiên cứu về vấn đề đưa tin về trẻ em.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả của khóa luận sẽ nguồn liệu tham khảo về thực trạng
đưa tin về những vấn đề về trẻ em với các quan nhà nước, tổ chức phi chính
phủ trong nước quốc tế, các quan báo chí, các nhà nghiên cứu báo chí...
nói chung. Ngoài ra, đây cũng nguồn tham khảo giúp Báo điện tử Lao Động
nhìn nhận lại thực trạng công tác sản xuất tin bài về trẻ em, từ đó có những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và đưa thông tin tới gần hơn với bạn đọc không
chỉ trong nước cả quốc tế. Đồng thời, thông qua quá trình thực hiện khóa
luận này, tác giả mong muốn đúc rút ra các bài học kinh nghiệm sâu sắc cho quá
trình tác nghiệp và làm việc của bản thân.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vấn đề thông tin về trẻ em trên Báo điện tử
Lao Động.
Chương 2: Thực trạng thông tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động năm
2022.
Chương 3: Một số đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông
tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động
17
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN VỀ TRẺ EM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Khái niệm thông tin
Thông tin được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào bối
cảnh lĩnh vực nghiên cứu. Nhìn chung, thông tin thể dữ liệu, kiến thức
hoặc thông điệp được truyền đạt hoặc lưu trữ với những mục đích nhất định.
Cùng với sự phát triển không ngừng của hội nhu cầu của con người về
thông tin, khái niệm thông tin cũng được bổ sung, cải thiện ngày một đầy đủ
phù hợp với xã hội hiện đại.
Một trong những định nghĩa thông tin được sử dụng rộng rãi nhất được
đưa ra bởi Claude Shannon, với quan điểm cho rằng thông tin “việc giảm độ
không chắc chắn” [21]. Theo định nghĩa này, thông tin được hiểu thước đo
mức độ mà một thông điệp, dữ liệu hoặc kiến thức có thể tạo ra để làm giảm tính
không đảm bảo, không chắc chắn của một hệ thống hay quy trình nào đó.
Theo quan điểm triết học, “Thông tin một hiện tượng vốn của vật
chất, thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Thông tin là sự phản ánh của
tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiện, hình ảnh,... hay nói
rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên các giác quan của con
người”. [5]
Trong cuốn Bùng nổ truyền thông - sự ra đời một ý thức hệ mới (1996),
tác giả Phillippe Breton và Serge Proulx cho rằng, thông tin là một hoạt động cụ
thể dẫn đến một hiện tượng và với mục đích tạo lập kiến thức và truyền đạt.
18
Theo tác giả Hoàng Phế trong từ điển Tiếng Việt Việt Nam (2003), NXB.
Đà Nẵng, “Thông tin với nghĩa động từ truyền tin cho nhau để biết; với
nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, truyền tin đi”. [20]
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “thông tin là một khái niệm(2005),
bản của khoa học hiện đại, khái quát về các điều hiểu biết, tri thức thu được qua
nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau”.
Trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông, thông tin được hiểu là “các thông
điệp được truyền tải từ thực thể này sang thực thể khác, cố ý hoặc ý, thông
qua các kênh và phương tiện truyền thông khác nhau” [15]. Định nghĩa này nhấn
mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ người gửi - người nhận trong truyền
thông cũng như vai trò của các phương tiện truyền thông công nghệ trong
việc định hình quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin.
Tác giả Tạ Ngọc Tấn viết trong cuốn (1999), NXB.Cơ sở lý luận báo chí
luận Chính trị, Nội: “Thông tin một loại hình hoạt động để chuyển đi
các nội dung thông báo” “Thông tin được dùng để chỉ chất lượng nội dung
của thông báo nói chung. Trong trường hợp này, người ta xem xét chất lượng
nội dung thông báo bằng “lượng thông tin” được chuyển đến đối tượng tiếp
nhận”. [22,tr.23]
Trong cuốn Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông (2007), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, tác giả Phạm Thành Hưng cho rằng thông tin dưới góc độ nhận thức
luận là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực một cách khách quan, biểu hiện
ra bên ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau như hệ thống ngôn từ, hiệu,
hình ảnh,... Trong lĩnh vực báo chí nói riêng, thông tin báo chí là một dạng thông
tin xã hội có tính đặc thù và tính thời sự.
19
Nhu cầu về thông tin của con người ngày càng cao, đặc biệt trong
hội hiện đại. Thông tin không chỉ giúp con người mở mang tri thức, hiểu biết,
vận hành hội một cách hiệu quả đó còn của cải, tài nguyên, hàng hoá,
trí tuệ của hội nói chung Nhà nước nói riêng. Nói cách khác, nắm được
quyền thông tin cũng đồng nghĩa với việc nắm được quyền uy trong tay. [Vân]
Điều này đã được khái quát trong Chiến lược phát triển thông tin đến năm
2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ-TTG ngày 9/9/2005
của Thủ tướng Chính phủ: “Thông tin được coi một nhu cầu thiết yếu trong
đời sống hội, công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của một quốc gia,
dân tộc, nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội”.
Như vậy, rất nhiều khái niệm khác nhau về thông tin. Trong một lĩnh
vực cụ thể, thông tin lại được định nghĩa sao cho phù hợp với lĩnh vực đó. Trong
những trường hợp khác nhau, thông tin thể danh từ hoặc động từ. Do đó,
thể khái quát khái niệm thông tin theo hai nghĩa: Thứ nhất, thông tin là một động
từ chỉ hình thức thông báo, truyền báo tin tức, nội dung, tri thức giữa các đối
tượng khác nhau; Thứ hai, thông tin được hiểu như một danh từ nhằm chỉ một
nội dung, một kiến thức.
Từ những định nghĩa như trên, học viên rút ra khái niệm thông tin trong
khuôn khổ Khoá luận Tốt nghiệp này như sau: Thông tin là nội dung, thông báo,
tin tức, kiến thức được truyền đạt từ đối tượng này sang đối tượng khác nhằm
phản ánh, đưa tin về những sự vật, sự việc, hoạt động hoặc vấn đề diễn ra trong
cuộc sống.
1.1.1.2. Khái niệm trẻ em
20
Theo : “Trẻ em cóCông ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc
nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn”. Như vậy, theo công ước này, độ tuổi của trẻ em
thể linh hoạt tùy theo quy định, điều kiện kinh tế, xã hội văn hoá của các
quốc gia thành viên.
Theo đó, trẻ em được xem là những người chưa thành niên bởi Liên Hợp
Quốc từng quy định độ tuổi của những người chưa thành niên trong Các quy tắc
của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do dưới 18
tuổi.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, trẻ em có độ tuổi thấp hơn quy định chung trong
Công ước về quyền trẻ em. Cụ thể, Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em
của Việt Nam năm 2004 (Căn cứ và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/qh10 ngày
25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10) quy định trong Điều 1, chương
I: “Trẻ em quy định trong Luật này công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Sau đó, (thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻLuật trẻ em năm 2016
em năm 2004) cũng quy định rằng: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Mặt khác, Điều 21, Bộ luật Dân sự năm 2005 (Căn cứ Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) nêu rõ: “Người chưa thành niên là người
chưa đủ mười tám tuổi”. Bộ luật này cũng quy định các mức độ năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi khác nhau trong việc xác lập giao dịch dân sự của
người chưa thành niên.
Như vậy, tại Việt Nam, trẻ em và người chưa thành niên hai khái niệm
khác nhau. Quy định về độ tuổi của trẻ em tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp
với quy định trong của Liên Hợp Quốc.Công ước về quyền trẻ em
| 1/147

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Hoàng Diễm Quỳnh
THÔNG TIN VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG NĂM 2022
(khảo sát Báo điện tử Lao Động từ tháng 1/1/2022 – 31/12/2022)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hà Nội, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
THÔNG TIN VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG NĂM 2022
(khảo sát Báo điện tử Lao Động từ tháng 1/1/2022 – 31/12/2022)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: BÁO IN MÃ SỐ: 52320101
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện: Hoàng Diễm Quỳnh Hà Nội, năm 2023 3 LỜI CẢM ƠN
Khóa luận “Thông tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động” là kết quả sau
quá trình học tập, nghiên cứu của cá nhân tôi tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền dưới sự chỉ dạy của rất nhiều thầy cô giáo và sự giúp đỡ của cơ quan Báo điện tử Lao Động.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã cung cấp cho tôi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu,
làm nền tảng giúp tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Đặc biệt,
xin gửi lời cảm ơn tới ThS. Trần Minh Tuấn – người đã luôn đồng hành, hỗ trợ,
giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Bên cạnh đó, chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Nhà báo Vũ Hoàng Hà, phóng viên
Nguyễn Thị Thuỳ Linh đã trả lời phỏng vấn, cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin
hữu ích phục vụ khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không tránh khỏi còn đôi chút thiếu sót.
Tôi mong nhận được sự góp ý của Hội đồng chấm, các thầy cô và tất cả những
ai quan tâm tới đề tài này để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận Hoàng Diễm Quỳnh 4 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
của Ths. Trần Minh Tuấn. Mọi số liệu phân tích do tôi tiến hành nghiên cứu và
rút ra, mọi trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm
về nội dung, kết quả của khóa luận này.
Hà nội, ngày….tháng….năm 2023
Người thực hiện khóa luận Hoàng Diễm Quỳnh 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
............................................................................... ..... .... ..... .... ..... .... .... 7 CHƯƠNG I. LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THÔNG T IN VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG
............................. ..... .... ..... .... ..... 14 1.1. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
........................... ..... .... ..... .... .. 14 1.2. V ai trò của báo chí khi đưa thông tin về trẻ em ... ..... .... ..... .... ..... .. ..28 1.3. Giới thiệu về Báo điện tử Lao Động .................. ..... .... ..... .... ..... .... .... 34 Tiể u kết chương I
....................................................................................... 39 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG NĂM 2022
.................................................... .... ..... . 40 2.1. Số lượng tin, bài
............................................................................. ..... 40 2.2. Thực t rang nội dung thông tin về t rẻ em trên báo Điện tử Lao Động
.................................................................................................................... 42 2.3. Đặc điểm hình thức
................................................. ..... .... ..... .... ..... .... 62 Tiể u kết chương II
......................................................................... .... ..... ... 82
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN VỀ TRẺ EM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO
ĐỘNG
........................................................................ ..... .... ..... .... ..... .... 84 3.1. Đánh giá ưu điểm hạn chế của các tin tức về trẻ em trên báo điện tử Lao Động
................................................................... ..... .... ..... .... .. 84 3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng t hông tin ......... ..... .... ....90 Tiể u kết chương III
..................................................... ..... .... ..... .... ..... .... ... 96 KẾT LUẬN
................................................................................. ..... .... ..... .... ..... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
....................................... ..... .... ..... .... 99 PHỤ LỤC
...................................................................................... ..... .... ..... .... .102 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng tin bài liên quan đến trẻ em trên Báo điện tử Lao
Động từ 1/1/2022 đến 31/12/2022...................................................................35
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ theo nội dung của tin/bài liên quan đến trẻ em trên Báo
điện tử Lao Động từ 1/1/2022 đến 31/12/2022................................................37
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tin – bài về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động từ
1/1/2022 đến 31/12/2022..................................................................................54 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết
Trẻ em là những mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước và luôn được
coi là đối tượng trong sáng, dễ bị xâm hại, cần được bảo vệ và giám sát để có thể
phát triển và trưởng thành. Trong bất kỳ xã hội nào, trẻ em đều cần được tôn
trọng và bảo vệ. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và quốc gia thứ 2 trên
thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em và đã xây
dựng, ban hành khung pháp lý tương đối toàn diện để ghi nhận và bảo đảm thực thi các quyền trẻ em.
Truyền thông, báo chí Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực
bảo vệ trẻ em cũng như thực thi các quyền trẻ em. Trẻ em luôn là đối tượng mà
báo chí quan tâm hướng đến. Tuy nhiên, đưa tin về trẻ em là một trong những
thách thức không nhỏ đối với các cơ quan báo chí và truyền thông. Nhà báo khai
thác đối tượng này với nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ biểu dương, ca
ngợi mà còn có những bài báo đưa tin về trẻ bị xâm hại tình dục, bạo hành, bạo
lực. Bên cạnh những tác phẩm báo chí gây tiếng vang trong cộng đồng, tạo ảnh
hưởng tích cực thì cũng có không ít bài báo do vô tình hay cố ý đã xâm hại các
quyền trẻ em, gây ra những hệ luỵ không đáng có.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh sự phát triển của các phương tiện truyền thông
và mạng xã hội, cuộc chạy đua thông tin đang diễn ra vô cùng khốc liệt, đặc biệt
là về các vụ việc liên quan đến trẻ em. Việc cạnh tranh này có thể dẫn đến việc
đưa tin không đầy đủ, không chính xác hoặc không có tính khách quan, góp
phần định hướng dư luận sai lệch và làm ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của
trẻ em. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh này dẫn đến những bài báo có tính thông
tin chưa thực sự cao, lượng thông tin không sâu mà hầu hết đều là tin ngắn hoặc
phản ánh đơn thuần, chưa phản ánh đầy đủ tính nghiêm trọng của vụ việc và góp phần định 8
hướng dư luận. Chính vì thế, cần xác định lại thực trạng, vị trí, vai trò cũng như
chất lượng của các bài báo về trẻ em.
Xuất phát từ tình hĩnh thực tiễn, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của
việc sử dụng và đưa các thông tin về trẻ em trên báo chí, người viết quyết định
nghiên cứu đề tài “Thông tin về trẻ em trên báo Điện tử Lao Động” và tiến hành
khảo sát trên báo Điện tử Lao Động trong năm 2022.
Người viết mong muốn khoá luận này sẽ phân tích rõ thực trạng vấn đề thông
tin về trẻ em trên báo Điện tử Lao Động dưới góc độ khoa học, thống kê, phân
tích chất lượng thông tin về trẻ em, từ đó cung cấp các giải pháp thiết thực cho báo Điện tử Lao Động.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, báo chí dành cho trẻ em ra đời và phát triển cũng đòi hỏi một
đội ngũ những người làm báo có kiến thức và kỹ năng về trẻ em và truyền thông,
báo chí dành với trẻ em. Tuy nhiên, đến nay, những công trình nghiên cứu về
vấn đề này chưa nhiều.
Nhóm thứ nhất: các văn bản Pháp luật và các bộ nguyên tắc
Luật Trẻ em năm 2016 có quy định rất rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền
thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em .
Thông tư 09/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về
tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung
không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản
phẩm. Theo đó, Ðiều 15 của Thông tư này quy định: báo in, báo hình, báo điện
tử phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm 9
pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan. Ðây là công cụ pháp lý quan trọng để 10
phòng, chống thông tin xấu, độc liên quan đến trẻ em trên một số phương tiện
báo chí, truyền thông đại chúng.
Ðiều 31 Nghị định 130/2021/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, đã có chế tài xử phạt với các
hành vi vi phạm quy định về cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân của trẻ em.
“Ethical guidelines for reporting on children” - Bộ nguyên tắc đạo đức nghề
nghiệp khi viết về trẻ em của tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) được
xây dựng như một công cụ hỗ trợ các nhà báo trong quá trình tác nghiệp về
những vấn đề liên quan đến trẻ em. UNICEF tin rằng bộ nguyên tắc sẽ giúp báo
chí đưa tin về trẻ em một cách khách quan và nhạy cảm. Những nguyên tắc này
đảm bảo các nhà báo phục vụ lợi ích tốt nhất của cộng đồng trong khi không
xâm phạm hoặc hạ thấp các quyền của trẻ em
Nhóm thứ hai: sách, giáo trình
Cuốn sách "Reporting on Child Sexual Abuse: A Handbook for Journalists"
của Brian Robinson và Keith Smith là một tài liệu hữu ích và cần thiết cho các
nhà báo và những người quan tâm đến vấn đề viết báo về lạm dụng tình dục trẻ
em. Cuốn sách đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn về cách viết báo về vấn
đề này một cách nhạy cảm, chính xác và đáng tin cậy. Các tác giả tập trung vào
việc giải thích lạm dụng tình dục trẻ em, những hậu quả và tác động của vấn đề
này đến trẻ em, gia đình và xã hội. Sách cũng đưa ra các quy định pháp luật liên
quan đến vấn đề này, cách thu thập thông tin chính xác và đáng tin cậy, và cách
đưa tin về vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em một cách nhạy cảm và đúng đắn,
đồng thời tạo ra sự nhận thức và thay đổi xã hội về vấn đề này. Cuốn sách cũng
đưa ra những ví dụ cụ thể và phân tích các bài báo liên quan đến vấn đề lạm
dụng tình dục trẻ em, giúp người đọc hiểu rõ hơn về những sai lầm và rủi ro có
thể xảy ra trong việc đưa tin về vấn đề này. 11
Cuốn “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em” do PGS,TS Nguyễn Văn Dững
chủ biên, NXB Lao động xuất bản đầu năm 2001, tái bản năm 2006 và cuốn
Giáo trình nghiệp vụ “Phóng viên báo chí với trẻ em” đồng tác giả và NXB ra
mắt năm 2004 có thể coi là những công trình đầu tiên nghiên cứu về mối liên hệ
giữa báo chí với trẻ em. Cả 2 cuốn sách này đều cung cấp thông tin, kiến thức,
kỹ năng và kinh nghiệm làm báo tổng quát về báo chí trẻ em.
Cuốn “Nhà báo với trẻ em” của TS Nguyễn Ngọc Oanh, được phát hành bởi
NXB Thông Tấn năm 2014, đã xây dựng được khung lý thuyết về kỹ năng làm
báo cho trẻ em, nhận diện những nhân tố có tính chất điều kiện ảnh hướng đến
quá trình hình thành, phát triển các kỹ năng tác nghiệp, khảo sát thực tế kỹ năng
tác nghiệp của nhà báo, tìm ra cơ sở khoa học từ thực tiễn nhằm góp phần tiếp
tục nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí với trẻ em ở Việt Nam.
Nhóm thứ 3: Các công trình nghiên cứu khoa học
Đề tài cấp bộ "Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay" của TS. Nguyễn Văn
Dững, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội là một nghiên cứu quan trọng
về tình hình và chất lượng báo chí cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay. Nội dung
của đề tài tập trung vào việc đánh giá chất lượng báo chí cho trẻ em, cung cấp
thông tin về các tờ báo dành cho trẻ em, nhận diện những ưu điểm và hạn chế
của các tờ báo này và đưa ra những đề xuất để nâng cao chất lượng báo chí cho
trẻ em ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu về tình hình và xu hướng của báo chí cho
trẻ em, đánh giá chất lượng các tờ báo dành cho trẻ em ở Việt Nam và so sánh
với tiêu chuẩn quốc tế. Tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị và đề xuất để
nâng cao chất lượng báo chí cho trẻ em ở Việt Nam, bao gồm việc cải thiện nội
dung báo chí, tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhà
báo, và đẩy mạnh sự phát triển của các tờ báo dành cho trẻ em. 12
Khoá luận tốt nghiệp đại học năm 2006 tại Học viện Báo chí – Tuyên
truyền, Hà Nội của Vũ Diệp Linh với đề tài “Viết về trẻ em trên báo Hà Nội Mới”. 13
Luận văn này khái quát những kỹ năng, đề tài viết báo dành cho trẻ em trên báo
Hà Nội Mới, đánh giá hình thức, nội dung các tác phẩm dành cho trẻ em trên tờ
báo này và đưa ra phương hướng phát triển.
Luận án Tiến sĩ của TS. Nguyễn Ngọc Oanh với đề tài “Kỹ năng viết báo
cho trẻ em”, năm 2009 tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Hà Nội. Luận án đã
khái quát những phương pháp đặc thù khi sáng tạo tác phẩm dành cho trẻ em
theo các thể loại, cho thấy cái nhìn toàn diện về kỹ năng nghiệp vụ, sáng tạo tác
phẩm dành cho đối tượng đặc biệt này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thông tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động trong
năm 2022. Đưa ra những phân tích về thành công và hạn chế, từ đó đề xuất một
số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đưa tin về những
vấn đề về trẻ em của cơ quan báo chí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận báo chí để làm rõ vai trò của báo chí trong việc thông tin về trẻ em.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thông tin về trẻ em trên trang Báo
điện tử Lao Động trong năm 2022.
- Tìm ra những ưu điểm và những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu 14
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: Thực trạng thông tin về trẻ em trên
Báo điện tử Lao Động năm 2022. Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động sản
xuất tin bài, chất lượng thông tin về những vấn đề về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu và khảo sát Báo điện tử Lao Động trong
khoảng thời gian từ tháng 1/2022 tới tháng 12/2023.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở nhận thức về các vấn đề lý luận triết học
duy vật biện chứng, nền tảng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, đường lối lãnh đạo, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, các
vấn đề lý luận về báo chí về quyền trẻ em và đưa tin về trẻ em.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu các cuốn sách, giáo
trình, văn bản, luận văn, luận án liên quan tới vấn đề đưa tin về trẻ em nói
chung, các hoạt động báo chí truyền thông về trẻ em nói riêng. Từ đó, hệ thống
hóa những vấn đề lý luận, rút ra luận điểm, luận chứng phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích thông tin: Phân tích các sản phẩm tin bài liên quan
tới những vấn đề về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động để tìm hiểu về nội dung,
hình thức, thống kê tần suất, mức độ xuất hiện của các tin bài. Từ đó nhận diện
được thực trạng thông tin về những vấn đề về trẻ em trên trang báo này. 15
Phương pháp phỏng vấn sâu: dùng để phỏng vấn nhà báo đang tác nghiệp
ở mảng đề tài về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động. Để từ đó đánh giá được thực 16
trạng Báo điện tử Lao Động đưa tin về trẻ em trong thời gian qua, đồng thời đặt
ra những yêu cầu về chất lượng thông tin trên trang báo này trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Khóa luận là tài liệu tham khảo về mặt lý luận báo chí truyền thông và là
tài liệu nghiên cứu về vấn đề đưa tin về trẻ em.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả của khóa luận sẽ là nguồn tư liệu tham khảo về thực trạng
đưa tin về những vấn đề về trẻ em với các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính
phủ trong nước và quốc tế, các cơ quan báo chí, các nhà nghiên cứu báo chí...
nói chung. Ngoài ra, đây cũng là nguồn tham khảo giúp Báo điện tử Lao Động
nhìn nhận lại thực trạng công tác sản xuất tin bài về trẻ em, từ đó có những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và đưa thông tin tới gần hơn với bạn đọc không
chỉ trong nước mà cả quốc tế. Đồng thời, thông qua quá trình thực hiện khóa
luận này, tác giả mong muốn đúc rút ra các bài học kinh nghiệm sâu sắc cho quá
trình tác nghiệp và làm việc của bản thân.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vấn đề thông tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động.
Chương 2: Thực trạng thông tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động năm 2022.
Chương 3: Một số đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông
tin về trẻ em trên Báo điện tử Lao Động 17
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN VỀ TRẺ EM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Khái niệm thông tin
Thông tin được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào bối
cảnh và lĩnh vực nghiên cứu. Nhìn chung, thông tin có thể là dữ liệu, kiến thức
hoặc thông điệp được truyền đạt hoặc lưu trữ với những mục đích nhất định.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội và nhu cầu của con người về
thông tin, khái niệm thông tin cũng được bổ sung, cải thiện ngày một đầy đủ và
phù hợp với xã hội hiện đại.
Một trong những định nghĩa thông tin được sử dụng rộng rãi nhất được
đưa ra bởi Claude Shannon, với quan điểm cho rằng thông tin là “việc giảm độ
không chắc chắn” [21]. Theo định nghĩa này, thông tin được hiểu là thước đo
mức độ mà một thông điệp, dữ liệu hoặc kiến thức có thể tạo ra để làm giảm tính
không đảm bảo, không chắc chắn của một hệ thống hay quy trình nào đó.
Theo quan điểm triết học, “Thông tin là một hiện tượng vốn có của vật
chất, thuộc tính khách quan của thế giới vật chất. Thông tin là sự phản ánh của
tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiện, hình ảnh,... hay nói
rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên các giác quan của con người”. [5]
Trong cuốn Bùng nổ truyền thông - sự ra đời một ý thức hệ mới (1996),
tác giả Phillippe Breton và Serge Proulx cho rằng, thông tin là một hoạt động cụ
thể dẫn đến một hiện tượng và với mục đích tạo lập kiến thức và truyền đạt. 18
Theo tác giả Hoàng Phế trong từ điển Tiếng Việt Việt Nam (2003), NXB.
Đà Nẵng, “Thông tin với nghĩa động từ là truyền tin cho nhau để biết; và với
nghĩa danh từ là điều được truyền đi cho biết, truyền tin đi”. [20]
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), “thông
tin là một khái niệm cơ
bản của khoa học hiện đại, khái quát về các điều hiểu biết, tri thức thu được qua
nghiên cứu, khảo sát hoặc trao đổi giữa các đối tượng với nhau”.
Trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông, thông tin được hiểu là “các thông
điệp được truyền tải từ thực thể này sang thực thể khác, cố ý hoặc vô ý, thông
qua các kênh và phương tiện truyền thông khác nhau” [15]. Định nghĩa này nhấn
mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ người gửi - người nhận trong truyền
thông cũng như vai trò của các phương tiện truyền thông và công nghệ trong
việc định hình quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin.
Tác giả Tạ Ngọc Tấn viết trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí (1999), NXB.
Lý luận Chính trị, Hà Nội: “Thông tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi
các nội dung thông báo” “Thông
tin được dùng để chỉ chất lượng nội dung
của thông báo nói chung. Trong trường hợp này, người ta xem xét chất lượng
nội dung thông báo bằng “lượng thông tin” được chuyển đến đối tượng tiếp nhận”. [22,tr.23]
Trong cuốn Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông (2007), NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, tác giả Phạm Thành Hưng cho rằng thông tin dưới góc độ nhận thức
luận là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực một cách khách quan, biểu hiện
ra bên ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau như hệ thống ngôn từ, ký hiệu,
hình ảnh,... Trong lĩnh vực báo chí nói riêng, thông tin báo chí là một dạng thông
tin xã hội có tính đặc thù và tính thời sự. 19
Nhu cầu về thông tin của con người ngày càng cao, đặc biệt là trong xã
hội hiện đại. Thông tin không chỉ giúp con người mở mang tri thức, hiểu biết,
vận hành xã hội một cách hiệu quả mà đó còn là của cải, tài nguyên, hàng hoá,
trí tuệ của xã hội nói chung và Nhà nước nói riêng. Nói cách khác, nắm được
quyền thông tin cũng đồng nghĩa với việc nắm được quyền uy trong tay. [Vân]
Điều này đã được khái quát trong Chiến lược phát triển thông tin đến năm
2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ-TTG ngày 9/9/2005
của Thủ tướng Chính phủ: “Thông tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong
đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của một quốc gia,
dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và và nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội”.
Như vậy, có rất nhiều khái niệm khác nhau về thông tin. Trong một lĩnh
vực cụ thể, thông tin lại được định nghĩa sao cho phù hợp với lĩnh vực đó. Trong
những trường hợp khác nhau, thông tin có thể là danh từ hoặc động từ. Do đó,
thể khái quát khái niệm thông tin theo hai nghĩa: Thứ nhất, thông tin là một động
từ chỉ hình thức thông báo, truyền báo tin tức, nội dung, tri thức giữa các đối
tượng khác nhau; Thứ hai, thông tin được hiểu như một danh từ nhằm chỉ một
nội dung, một kiến thức.
Từ những định nghĩa như trên, học viên rút ra khái niệm thông tin trong
khuôn khổ Khoá luận Tốt nghiệp này như sau: Thông tin là nội dung, thông báo,
tin tức, kiến thức được truyền đạt từ đối tượng này sang đối tượng khác nhằm
phản ánh, đưa tin về những sự vật, sự việc, hoạt động hoặc vấn đề diễn ra trong cuộc sống.
1.1.1.2. Khái niệm trẻ em 20
Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc: “Trẻ em có
nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật áp dụng với trẻ em đó quy
định tuổi thành niên sớm hơn”. Như vậy, theo công ước này, độ tuổi của trẻ em
có thể linh hoạt tùy theo quy định, điều kiện kinh tế, xã hội và văn hoá của các quốc gia thành viên.
Theo đó, trẻ em được xem là những người chưa thành niên bởi Liên Hợp
Quốc từng quy định độ tuổi của những người chưa thành niên trong Các quy tắc
của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do là dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, trẻ em có độ tuổi thấp hơn quy định chung trong
Công ước về quyền trẻ em. Cụ thể, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
của Việt Nam năm 2004 (Căn cứ và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 đã sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/qh10 ngày
25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10) quy định trong Điều 1, chương
I: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Sau đó, Luật trẻ em năm 2016 (thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em năm 2004) cũng quy định rằng: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.
Mặt khác, Điều 21, Bộ luật Dân sự năm 2005 (Căn cứ Hiến pháp nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) nêu rõ: “Người chưa thành niên là người
chưa đủ mười tám tuổi”. Bộ luật này cũng quy định các mức độ năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi khác nhau trong việc xác lập giao dịch dân sự của người chưa thành niên.
Như vậy, tại Việt Nam, trẻ em và người chưa thành niên là hai khái niệm
khác nhau. Quy định về độ tuổi của trẻ em tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với quy định trong của Liên Hợp Quốc.
Công ước về quyền trẻ em