-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu tham khảo xây dựng Đảng và Nhà nước | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh sự ra đời của Nha nước Việt Nam Dân chủ là chính đáng, phù hợp với lẽ phải và công lý. Người đã vạch tội Thực dân Pháp và Phát xít Nhật để khẳng định tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước mới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Tài liệu tham khảo xây dựng Đảng và Nhà nước | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh sự ra đời của Nha nước Việt Nam Dân chủ là chính đáng, phù hợp với lẽ phải và công lý. Người đã vạch tội Thực dân Pháp và Phát xít Nhật để khẳng định tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước mới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49831834
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
• Xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh
Nhà nước pháp quyền phải đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân:
• Nhà nước của dân, do dân, vì dân
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước “của dân, do dân, vì
dân” nhấn mạnh rằng nhà nước phải là công cụ của nhân
dân, được xây dựng và vận hành theo ý chí và nguyện vọng
của nhân dân, với mục tiêu tối thượng là phục vụ lợi ích của nhân dân.
- Nhà nước không chỉ phải do nhân dân lập nên và bầu chọn,
mà còn phải luôn lắng nghe, bảo vệ và đáp ứng các nhu cầu
chính đáng của nhân dân, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh
phúc và sự phát triển bền vững cho mọi tầng lớp trong xã hội.
• Quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân
- Nhà nước của dân, do dân, vì dân cần xây dựng mối quan hệ
gần gũi, gắn bó với nhân dân.
- Nhà nước phải tạo điều kiện để người dân tham gia vào việc
xây dựng, giám sát và kiểm tra hoạt động của Nhà nước,
đảm bảo quyền làm chủ thực sự cho nhân dân. Hồ Chí Minh
cho rằng một nhà nước gần gũi, hiểu dân sẽ dễ dàng nhận
được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong việc thực hiện các chính sách.
Nhà nước hợp hiến, hợp pháp:
- Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chứng minh sự ra đời của Nha nước Việt Nam
Dân chủ là chính đáng, phù hợp với lẽ phải và công lý. Người
đã vạch tội Thực dân Pháp và Phát xít Nhật để khẳng định
tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước mới.
• Nhà nước được thành lập dựa trên Hiến pháp và pháp luật:
- Theo Hồ Chí Minh, Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhặt,
quy định những nguyên tắc cơ bản về quyền và nghĩa vụ của
công dân cũng như cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước. lOMoAR cPSD| 49831834
- Nhà nước chỉ có thể được xem là hợp hiến khi được thành
lập và vận hành theo các quy định của Hiến pháp. Mọi
quyền lực của Nhà nước, các hoạt động của bộ máy chính
quyền đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
• Nhân dân tham gia xây dựng Hiến pháp và giám sát việc thực thi pháp luật:
- Nhân dân có quyền góp ý kiến để xây dựng một Hiến pháp
phù hợp với nguyện vọng của chính đáng của dân.
- Nhân dân cũng có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật,
đảm bảo Nhà nước hoạt động đúng theo quy định và không lạm quyền.
• Quyền lực nhà nước phải được kiểm soát và không tập trung:
- Trong một nhà nước hợp hiến, hợp pháp, quyền lực phải
được phân chia và kiểm soát để ngăn ngừa sự lạm dụng
quyền lực. Hồ Chí Minh ủng hộ việc phân quyền giữa các cơ
quan trong bộ máy nhà nước, tạo ra cơ chế kiểm tra, giám
sát lẫn nhau. Điều này giúp tránh tình trạng quyền lực tập
trung vào tay một nhóm người hoặc cá nhân, ngăn chặn lạm quyền và tham nhũng.
Quản lý xã hội bằng pháp luật
• Pháp luật phải phục vụ quyền lợi của nhân dân - Pháp luật phải thể hiện
được ý chí, nguyện vọng của nhân dân và phải phục vụ lợi ích của nhân
dân. Ngài nhấn mạnh rằng mọi hoạt động của nhà nước cần phải gắn bó
mật thiết với quyền lợi của nhân dân.
• Pháp luật phải công bằng và nghiêm minh - Tính công bằng đòi hỏi pháp
luật phải được áp dụng đồng đều cho tất cả mọi người, không phân biệt
giai cấp, địa vị, giới tính hay bất kỳ yếu tố nào khác.
- Tính nghiêm minh thể hiện qua việc các quy định pháp luật
phải được thực thi một cách nghiêm túc, không nhân
nhượng đối với các hành vi vi phạm.
- Pháp luật vừa bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân,
vừa răn đe và ngăn chặn những hành động xâm phạm trật
tự, an ninh của xã hội, góp phần xây dựng một nền công lý
vững mạnh và một xã hội văn minh, tiến bộ.
• Pháp luật là công cụ chống lại sự lạm quyền và tham nhũng: lOMoAR cPSD| 49831834
- Đối với Hồ Chí Minh, pháp luật còn là phương tiện để chống
lại những hành vi lạm quyền và tham nhũng trong bộ máy
nhà nước. Ông cho rằng mọi cán bộ phải gương mẫu trong
việc tuân thủ pháp luật và phải bị xử lý nghiêm khắc khi vi phạm.
Sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật
• Đạo đức và pháp luật là hai công cụ quan trọng để xây dựng xã hội:
- Đạo đức là các chuẩn mực về hành vi, giúp con người nhận
thức và làm theo điều thiện, tránh điều ác.
- Pháp luật là những quy định bắt buộc, đảm bảo hành vi của
con người tuân thủ các chuẩn mực xã hội, bảo vệ trật tự, công bằng.
- Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý xã hội, đạo
đức và pháp luật phải đồng bộ, không thể tách rời nhau.
• Pháp luật phải phản ánh đạo đức xã hội: - pháp luật không chỉ là những
quy định cứng nhắc mà còn phải mang tính nhân văn, phản
ánh các giá trị đạo đức của xã hội. Pháp luật phải được xây
dựng trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức cao đẹp,
làm sao để mỗi công dân cảm thấy rằng tuân thủ pháp luật
chính là tuân thủ những điều đúng đắn, công bằng trong xã
hội. Vì vậy, khi pháp luật được xây dựng theo những chuẩn
mực đạo đức, nó sẽ dễ dàng được người dân chấp nhận và tuân thủ hơn.
• Cán bộ, công chức là tấm gương về sự kết hợp đạo đức và pháp luật
- Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cán bộ, công chức phải là tấm
gương về sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật. Cán bộ,
công chức không chỉ phải tuân thủ pháp luật mà còn phải có
phẩm chất đạo đức tốt, sống trung thực, liêm khiết, không
lạm dụng quyền lực. Nếu cán bộ, công chức làm gương mẫu
về đạo đức và pháp luật, họ sẽ tạo được niềm tin trong
nhân dân, qua đó làm gương cho toàn xã hội trong việc tuân
thủ pháp luật và giữ gìn đạo đức.
Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước
• Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất trong hệ thống chính trị lOMoAR cPSD| 49831834
- Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực
lượng lãnh đạo duy nhất của Nhà nước và xã hội. Theo
Người, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và có khả năng điều hành, lãnh đạo Nhà nước để
thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Đảng không chỉ lãnh đạo về mặt chính trị mà còn có nhiệm
vụ lãnh đạo toàn diện mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo
dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nhằm đảm bảo phát
triển bền vững đất nước.
- Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh
Đảng phải là người dẫn dắt mọi hoạt động của Nhà nước,
đảm bảo mọi quyết sách, hành động của Nhà nước phải phù
hợp với lợi ích của nhân dân.
• Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối và chính sách
- Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc xây dựng chủ
trương, đường lối, và các chính sách phát triển quốc gia.
- Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh việc Đảng phải nghiên cứu,
xây dựng đường lối chính trị đúng đắn, phù hợp với thực tế,
nguyện vọng của nhân dân và lợi ích của dân tộc. Đảng
không chỉ đưa ra các quyết định lớn về đường lối phát triển
mà còn đưa ra các chỉ đạo cụ thể về chính sách đối nội và
đối ngoại, các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội.
• Đảng lãnh đạo thông qua giáo dục và xây dựng đội ngũ cán bộ
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, một trong những yếu tố quan
trọng để Đảng lãnh đạo Nhà nước hiệu quả chính là đội ngũ
cán bộ. Đảng phải thực hiện công tác giáo dục, rèn luyện đội
ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực để đảm bảo sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước.
- Đặc biệt, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh về sự cần thiết của
đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, công chức. Xây
dựng một đội ngũ cán bộ gương mẫu, liêm khiết, có trách
nhiệm với nhân dân và xã hội.
• Đảng lãnh đạo Nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí lOMoAR cPSD| 49831834
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng là lãnh đạo
Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, coi tham
nhũng và lãng phí là những yếu tố phá hoại sự phát triển
của đất nước, làm mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và
Nhà nước. Đảng phải lãnh đạo Nhà nước tạo ra cơ chế kiểm
soát, giám sát để xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng
phí, giữ vững tính liêm khiết và công bằng trong bộ máy nhà nước. Nguồn tham khảo:
PGS, TS ĐOÀN TRIỆU LONG – NGUYỄN THỊ THU TRANG ( 12-092024).Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vận dụng vào quản lý
phát triển xã hội ở nước ta hiện nay. Tạp chí Cộng sản
Trong ảnh: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm
tra công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra tại thành phố Yên Bái) _Ảnh: TTXVN
MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO:
CÂU 1: Có thể cho biết trong hình là gi và có ý nghĩa như thế lOMoAR cPSD| 49831834 nào?
Đáp án: Hiến pháp năm 1946 là khẳng định sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Câu 2: Hiến pháp đầu tiên được công bố vào ngày nào?
Đán án: Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã thông qua bản
Hiến pháp đầu tiên của nước ta.
Câu 3: Tổng Bí thư hiện nay của Việt Nam là ai? Đáp án: Tô Lâm
Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm thế nào về một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”?
Đáp án: Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm nhà nước “của dân, do dân, vì dân” là
nhà nước do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân, và nhà nước
hoạt động vì lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền lợi và phát triển đời sống của họ.
Câu 5: Theo Hồ Chí Minh, làm thế nào để bộ máy nhà nước luôn trong sạch và vững mạnh?
Đáp án: Theo Hồ Chí Minh, để bộ máy nhà nước trong sạch và vững mạnh, cần
tăng cường đạo đức cách mạng cho cán bộ, công chức, thực hiện phê và tự
phê bình để phát hiện và khắc phục sai sót, đảm bảo dân chủ và sự giám sát
của nhân dân, cải cách hành chính hiệu quả, và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
Câu 6:Theo Hồ Chí Minh, vì sao Đảng phải giữ vững tính tiên phong, gương mẫu?
Đáp án: Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng, phải làm gương
mẫu trong mọi hành động để giành được niềm tin của nhân dân. Đảng phải
tiên phong trong tư tưởng, hành động và đạo đức, để lãnh đạo nhân dân thực lOMoAR cPSD| 49831834
hiện các mục tiêu cách mạng, xây dựng đất nước và giữ vững sự lãnh đạo của mình.