Tài liệu thuyết trình - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong nguyên lý thứ mười của Kinh tế học “Thương mại làm cho mọi người được lợi íchcao hơn" vì vậy các quốc gia trao đổi hàng hoá để thu được lợi ích thương mại thông quahoạt động được gọi là xuất khẩu và nhập khẩu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1.1. Sơ lược về xuất nhập khẩu và khái niệm cán cân thương mại (lý thuyết và công
thức tính cán cân thương mại)
Trong nguyên lý thứ mười của Kinh tế học “Thương mại làm cho mọi người được lợi ích
cao hơn" vì vậy các quốc gia trao đổi hàng hoá để thu được lợi ích thương mại thông qua
hoạt động được gọi là xuất khẩu và nhập khẩu.
Cán cân thương mại (NX) chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu giá trị nhập khẩu trong
một khoảng thời gian nhất định.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng (Net exports) hoặc thặng dư thương
mại
Công thức tính cán cân thương mại:
NX = giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu
- Xuất khẩu (Exports) những hàng hoá dịch vụ được sản xuất trong nước
bán ở nước ngoài.
- Nhập khẩu (Imports) là những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và
bán trong nước.
Xuất khẩu ròng đo lường sự mất cân bằng trong thương mại quốc tế mua bán hàng hoá và
dịch vụ của một quốc gia.
NX<0: nhập siêu => cán cân thương mại thâm hụt.
NX>0: xuất siêu => cán cân thương mại có thặng dư.
NX=0 => cán cân thương mại cân bằng.
1.3. Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
Điều đó được chứng minh cụ thể qua công thức:
Y= C+I+G+(X-M)
Trong đó: C là tiêu dùng
I là chi tiêu đầu tư
G là chi tiêu chính phủ
(X-M) là cán cân thương mại và dịch vụ
Cán cân thương mại thâm hụt hay thặng dư đều quyết định đến tăng trưởng trong kinh tế.
Như vậy cán cân thương mại có mối quan tâm mật thiết với các chỉ sốmô cơ bản. Kết
quả cán cân thương mại là một dữ liệu đáng tin cậy để Chính phủ có thể điều chỉnh chính
sách và mô hình kinh tế cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Cán cân thương mại thể hiện sự thay đổi tỷ giá của giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ liên
quan đến cầu thu nhập của một quốc gia.
Cán cân thương mại thể hiện cụ thể mức tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng và thu nhập của một
quốc gia
CHƯƠNG 2
<TÊN CHƯƠNG 2>
[THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU]
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
Những yếu tố ảnh hưởng tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn này:
- 2018, Mỹ - Trung khơi mào cuộc xung đột thương mại
- 2020, đại dịch Covid bùng nổ kéo theo nhiều hệ lụy, tác động nặng nề đến nền
kinh tế thương mại toàn cầu.
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng
2016 176,58 174,8 1,78
2017 214,02 211,91 2,11
2018 243,48 236,69 6,79
2019 264,19 253,07 11,12
2020 282,65 262,70 19,95
Kẻ biểu đồ cột cho xuất khẩu ròng
2.2. Những thị trường quan hệ xuất khẩu nhập khẩu lớn nhất đối với Việt
Nam
2.2.1. Tổng quan các thị trường có quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất đối với Việt
Nam 10 tháng đầu năm 2023
2.2.2. Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc
trong quý 3/2023 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp đã đạt kỷ lục
5,3 trong tháng 6/2023. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ tăng lên ở mức
21,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng đã làm người tiêu dùng Trung Quốc phải thắt lưng buộc bụng
khiến sức mua giảm mạnh. Điều này bắt các doanh nghiệp Trung Quốc phải giảm lượng
cung ra thị trường và tác động mạnh mẽ đến tình hình xuất khẩu của nước này.
Qua những số liệu tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc những tháng đầu
của năm 2023. Việt Nam và Trung Quốc tuy là đối tác làm ăn rất quan trọng của nhau,
Việt Nam vẫn nhập siêu với số lượng rất lớn từ Trung Quốc. Để hạn chế được tình trạng
này, Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường nhập khẩu với các quốc gia khác, giảm
tình trạng phụ thuộc vào đồ nhập khẩu Trung Quốc.
2.2.3 Hoa Kỳ
Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh ở mức 4,9% trong quý 3-2023 trong bối cảnh lạm
phát, lãi suất tăng và lo ngại về suy thoái. Sự tăng trưởng này đa phần đến từ mức tiêu
dùng của người dân Hoa Kỳ đang ngày càng tăng. Trước tình hình kinh tế thế giới đang
suy thoái, người dân nước này vẫn gia tăng chi tiêu trên mọi mặt từ điện thoại, xe hơi cho
đến đồ ăn.
Mức tăng trưởng này tương đối cao, nhưng nó báo hiệu cho việc nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ
chậm lại khi lãi suất cho vay dài hạn tăng lên, đi kèm việc Cục Dự trữ liên bang (Fed)
nâng lãi suất ngắn hạn, người tiêu dùng và doanh nghiệp chi tiêu ít đi. Các nhà kinh tế
học cũng đưa ra dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 1,5% trong 3 tháng cuối năm
2023.
Hoa Kỳ và Việt Nam là những đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Khi Việt Nam luôn
nằm trong top 10 những nền kinh tế quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu lớn sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hoặc sản phẩm mà
Việt Nam có thế mạnh dựa trên điều kiện kinh tế tự nhiên thuận lợi, lợi thế về nhân công
trẻ như: Dệt may, da giày, máy móc thiết bị điện tử…
Ngoài ra, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn nhiều loại máy móc, thiết bị công nghệ
cao, thiết bị hàng không, viễn thông, sản phẩm nông nghiệp phục vụ đầu vào cho hoạt
động sản xuất để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao và sự mở rộng nhanh chóng của nền
kinh tế.
Đặc biệt hơn cả, chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Hà Nội đã đưa mức
đối tác giữa hai quốc gia lên tầm cao mới Đối tác chiến lược toàn diện. Chuyến thăm của
Tổng thống cũng cho thất Việt Nam đối với Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng, mở
ra cơ hội hợp tác lớn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực, trong đó có xuất nhập
khẩu.
2.2.4 Hàn Quốc
Theo S&P dự đoán, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 1,4% trong năm 2023. Sự
tăng trưởng chậm của nền kinh tế được S&P cho rằng do sự thắt chặt của chính sách tiền
tệ của BoK trong năm ngoái, gây ra thách thức to lớn cho nền kinh tế của quốc gia này.
Tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu
của nước này khi nhu cầu về chip và màn hình trên toàn cầu giảm mạnh.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có những nét chung trong nền văn hóa. Hàn Quốc
đã và đang trở thành một thị trường vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với
việc nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện và sự gia tăng đầu tư FDI
vào thị trường Việt Nam, Hàn Quốc đang dần quan tâm đến Việt Nam là một thị trường
tiềm năng với nguồn nhân lực dồi dào.
Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc chưa cân bằng. Tỷ lệ nhập
siêu của Việt Nam vẫn cao, trong khi tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc còn
lớn và doanh nghiệp trong nước chưa khai thác hết lợi thế.
2.2.5 ASEAN
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của khối ASEAN vẫn giữ vị trí một trong những
khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trước tình
trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước thuộc khối ASEAN được dự báo
sẽ có mức tăng trưởng giảm mạnh so với năm 2022.
Trong quý 2 năm 2023, Indonesia là quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao nhất
khu vực ASEAN-6 trong quý II/2023, với tăng trưởng GDP đạt 5,17%. Đứng thứ
hai là Philippines với GDP quý II/2023 tăng 4,3% so với cùng kỳ. Với tăng
trưởng GDP ở mức 4,13%, kinh tế Việt Nam đứng thứ ba trong khối các nước
ASEAN-6 về kết quả tăng trưởng GDP trong quý II/2023. Theo sau là Malaysia
với tăng trưởng GDP quý II/2023 đạt 2,9% so với cùng kỳ. Xếp vị trí thứ 5 và thứ
6 lần lượt là Thái Lan và Singapore, với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 1,8% và
0,7%.
Là một thành viên trong khối ASEAN, Việt Nam đang từng bước góp ngày càng
to lớn cho sự lớn mạnh của ASEAN trên thị trường toàn cầu. ASEAN không chỉ
là những đối tác làm ăn thông thường, mà còn là những người bạn sẵn sàng
giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực từ kinh tế cho đến chính trị.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đồng thời cũng là một trong những
khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và bền vững nhất trên toàn cầu,
chứng minh rằng các nước ASEAN đang làm rất tốt trọng việc hỗ trợ, tương trợ
lẫn nhau.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đang trong tình trạng nhập siêu đối với khu vực
này. Để giải quyết tình trạng nhập siêu, Việt Nam cần phải nổ lực trong việc tăng
cường sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm để sản phẩm Việt Nam có thể
chạm tới lượng người dùng to lớn của khu vực này.
2.2.6 EU
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, sự suy giảm về nhu cầu tiêu dùng hàng
châu Âu của Trung Quốc, lãi suất tăng và tình trạng chiến tranh Nga - Ukraine
tiếp tục kéo dài. Châu Âu trong năm 2023 được dự đoán sẽ rất ảm đạm.
Với những khó khăn được nêu như trên, Theo EC, tăng trưởng kinh tế của EU đã được
điều chỉnh giảm xuống 0,8% vào năm 2023, so với mức 1% được công bố trong dự báo
mùa Xuân. Tăng trưởng ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) năm 2023
cũng được điều chỉnh giảm từ 1,1% xuống 0,8%.
EU và Việt Nam là hai đối tác quan trọng của nhau, điều đó được dẫn chứng bởi những
số liệu cụ thể. Có thể thấy, EU là đối tác đầu tư thương mại của Việt Nam, cũng như Việt
Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN
Việt Nam và EU hiện có mối quan hệ rất sâu rộng, tiêu biểu là: Hiệp định Đối tác và Hợp
tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA); Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định
Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Giữa hai bên còn có Hiệp định Đối tác tự nguyện về Lâm luật,
Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT); Hiệp định khung về hợp tác Quốc
phòng-An ninh (FPA); cơ chế Đối thoại nhân quyền hàng năm... Các khuôn khổ hợp tác
này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia châu Á có quan hệ toàn diện,
sâu rộng nhất với EU, nước ASEAN duy nhất có tất cả các trụ cột hợp tác với EU.
2.2.7 Nhật Bản
Thống kê mới nhất cho thấy, Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023 ghi nhận mức
tăng trưởng GDP thực ấn tượng 6%. Đây là một con số kỷ lục đối với một quốc gia phát
triển.
Tốc độ tăng trưởng GDP vượt dự kiến của Nhật Bản nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong
lĩnh vực xuất khẩu. Xuất khẩu đã tăng 3,2% so với quý trước, chủ yếu là ô tô sau khi tình
trạng hạn chế chuỗi cung ứng đã giảm.
Tuy nhiên, yếu tố tiêu dùng cá nhân, trụ cột đối với GDP của Nhật Bản đã giảm 0,5% so
với quý trước đó, do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao. Trong khi chi tiêu đầu tư doanh
nghiệp cũng gần như không tăng trưởng, khi các doanh nghiệp vẫn hạn chế đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển.
Việt Nam vừa kỉ niệm dấu mốc 50 năm thiết lập ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Đây là
một sự kiện minh chứng cho tình hữu nghị bạn bè, đối tác thần thiết, bền chặt giữa hai
nước. Cũng trong sự kiện này, Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Kiko đã tham dự,
cho thấy Nhật Bản xem Việt Nam là một đối tác, một người bạn cực kỳ quan trọng trong
đường lối phát triển đất nước này
Việt Nam – Nhật Bản đã và đang là những đối tác quan trọng lẫn nhau về mọi mặt. Đáng
chú ý, số lao động người Việt Nam tại Nhật Bản đã lên tới con số xấp xỉ 480 nghìn
người, đồng thời cũng là lực lượng lao động người nước ngoài nhiều nhất nước này.
2.3. Đánh giá tình hình cán cân thương mại Việt Nam 2016 - 2020 (thuận lợi, khó
khăn, và nguyên nhân)
2.3.1. Thuận lợi
Tăng trưởng xuất khẩu: Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đã chứng kiến sự
tăng trưởng vững chắc trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính như dệt
may, điện tử, sản phẩm nông nghiệp thủy sản. Điều này đã đóng góp tích cực
vào cán cân thương mại của Việt Nam
Thỏa thuận thương mại tự do (FTA): Việt Nam đã kết nhiều hiệp định thương
mại tự do quan trọng với nhiều đối tác thương mại lớn như CPTPP (Hiệp định Đối
tác Toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương
mại Tự do giữa Việt Nam Liên minh Châu Âu), góp phần mở rộng thị trường
xuất khẩu và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tăng trưởng nền kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này sự phát
triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đầu trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo điều kiện
thuận lợi cho xuất khẩu và tăng cường cán cân thương mại.
Bên cạnh đó, giá hàng hóa xuất khẩu đang chiều hướng tăng, nhất các mặt
hàng thế mạnh của Việt Nam, đây động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất
khẩu của Việt Nam.
Hoạt động XNK giúp tăng dự trữ ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu
cho danh sách nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm, tạo sự cạnh tranh giữa hàng
hóa nội ngoại nhập, nâng cao mức sống người dân, góp phần rút ngắn khoảng
cách kinh tế của Việt Nam với các quốc gia phát triển trên thế giới.
2.3.2. Khó khăn
Phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu: Một trong những thách thức lớn của nền
kinh tế Việt Nam trong việc duy trì cán cân thương mại phụ thuộc vào nguyên
liệu nhập khẩu. Việc phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu sản
phẩm cuối cùng có thể tạo áp lực lên cán cân thương mại.
Cạnh tranh quốc tế: Nền kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh khốc liệt, đặc biệt trong
bối cảnh các cuộc chiến tranh thương mại và những biến động không lường trước.
Các doanh nghiệp Việt Nam đối diện với áp lực cạnh tranh từ các quốc gia khác,
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Dịch bệnh thảm họa tự nhiên: Từ dịch COVID-19 đến thiên tai như lụt, bão
lũ, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không lường trước có thể gây ảnh
hưởng đáng kể đến cán cân thương mại.
Kinh tế toàn cầu đang suy giảm trên diện rộng: tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm
2020 sụt giảm sâu nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929-1930. Theo báo cáo của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), GDP toàn cầu năm 2020 sụt giảm
4,2% so với 2019. Làm giảm sự hợp tác và trao đổi giữa Việt Nam và thế giới.
2.3.3. Nguyên nhân
Cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chưa đa dạng: Cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu tập trung vào một số ngành công nghiệp chính như dệt may, chế biến
thực phẩm, điện tử. Sự thiếu đa dạng hóa này thể gây ra sự phụ thuộc lớn vào
một số thị trường quốc tế cụ thể, ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Hạ tầng còn hạn chế: Hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng vẫn
còn hạn chế, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tăng
phí logistics.
Thách thức về chính sách quy định: Mặc đã những cải cách, nhưng các
thách thức liên quan đến chính sách thuế, thủ tục nhập/xuất khẩu, quy định về sản
phẩm vẫn còn tồn tại đôi khi tạo ra cản trở cho hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam.
CHƯƠNG 3
<TÊN CHƯƠNG 3>
[GỢI Ý GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU]
3.1. Nhà nước
Đầu tiên, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách - bổ sung các cơ chế cần thiết, tạo
môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Các chế, chính sách đưa ra cần đảm
bảo tính hệ thống, công khai, minh bạch ổn định. Đồng thời, các Bộ, ngành, địa
phương phải đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm để có biện pháp kịp thời, hạn chế thiệt hại
từ các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Ngoài ra, để tiếp tục mở rộng xuất khẩu, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình trên thị trường thương mại quốc tế. Cụ thể, Việt Nam cần phải đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối cao. Đồng thời, đẩy mạnh xây
dựng các trung tâm logistics vùng, quốc gia để thâm nhập vào mạng lưới logistics khu
vực quốc tế, nhằm khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia mình trên thị trường
thương mại quốc tế.
Tiếp theo, nhà nước phải điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản
phẩm, ngành hàng, dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương. Sau đó, tập trung vào
các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và thị trường ngách để mở ra
các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có thể
hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường quốc tế.
Cuối cùng, cần phải đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, thông tin về xuất khẩu hàng
hóa, đặc biệt các hoạt động truyền thông về các hiệp định thương mại tự do, thông tin
về thị trường quốc tế, sản phẩm xuất nhập khẩu. Bộ Công Thương cần phối hợp với các
quan, ban ngành liên quan chủ trì biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin về xuất
nhập khẩu có ích cho doanh nghiệp.
3.2. Các tập đoàn, doanh nghiệp
Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sản phẩm xuất khẩu. Doanh
nghiệp cần đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, đổi mới phương thức kinh
doanh, tăng cường tiềm lực của doanh nghiệp phát triển các liên kết trong ngoài
nước. Cụ thể, doanh nghiệp cần áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quá
trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển đa dạng cả phương thức xuất khẩu. Đặc
biệt, cần tích cực và chủ động tham gia vào các sàn thương mại điện tử thế giới.
Thứ hai, các nhà quản trị doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, đảm bảo
thuận lợi cho việc xuất khẩu, hạn chế rủi ro vận chuyển hàng hóa theo hướng thấp nhất.
Công việc nghiên cứu chi tiết các tờ giấy phápthể chế pháp luật của từng quốc gia
xuất khẩu rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo chuyên sâu nâng cao
tay nghề của nguồn lao động, phối hợp với các sở nghiên cứu, trường cao đẳng, đại
học và viện nghiên cứu để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
| 1/8

Preview text:

1.1. Sơ lược về xuất nhập khẩu và khái niệm cán cân thương mại (lý thuyết và công
thức tính cán cân thương mại)

Trong nguyên lý thứ mười của Kinh tế học “Thương mại làm cho mọi người được lợi ích
cao hơn" vì vậy các quốc gia trao đổi hàng hoá để thu được lợi ích thương mại thông qua
hoạt động được gọi là xuất khẩu và nhập khẩu.
Cán cân thương mại (NX) là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu là giá trị nhập khẩu trong
một khoảng thời gian nhất định.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng (Net exports) hoặc thặng dư thương mại
Công thức tính cán cân thương mại:
NX = giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu
- Xuất khẩu (Exports) là những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước và bán ở nước ngoài.
- Nhập khẩu (Imports) là những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và bán trong nước.
Xuất khẩu ròng đo lường sự mất cân bằng trong thương mại quốc tế mua bán hàng hoá và
dịch vụ của một quốc gia.
NX<0: nhập siêu => cán cân thương mại thâm hụt.
NX>0: xuất siêu => cán cân thương mại có thặng dư.
NX=0 => cán cân thương mại cân bằng.
1.3. Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
Điều đó được chứng minh cụ thể qua công thức: Y= C+I+G+(X-M) Trong đó: C là tiêu dùng I là chi tiêu đầu tư G là chi tiêu chính phủ
(X-M) là cán cân thương mại và dịch vụ
Cán cân thương mại thâm hụt hay thặng dư đều quyết định đến tăng trưởng trong kinh tế.
Như vậy cán cân thương mại có mối quan tâm mật thiết với các chỉ số vĩ mô cơ bản. Kết
quả cán cân thương mại là một dữ liệu đáng tin cậy để Chính phủ có thể điều chỉnh chính
sách và mô hình kinh tế cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Cán cân thương mại thể hiện sự thay đổi tỷ giá của giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ liên
quan đến cầu thu nhập của một quốc gia.
Cán cân thương mại thể hiện cụ thể mức tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng và thu nhập của một quốc gia CHƯƠNG 2
[THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU]
2.1. Tình hình xuất nhập khẩu, cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
Những yếu tố ảnh hưởng tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn này: -
2018, Mỹ - Trung khơi mào cuộc xung đột thương mại -
2020, đại dịch Covid bùng nổ kéo theo nhiều hệ lụy, tác động nặng nề đến nền
kinh tế thương mại toàn cầu. Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng 2016 176,58 174,8 1,78 2017 214,02 211,91 2,11 2018 243,48 236,69 6,79 2019 264,19 253,07 11,12 2020 282,65 262,70 19,95
Kẻ biểu đồ cột cho xuất khẩu ròng
2.2. Những thị trường có quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất đối với Việt Nam
2.2.1. Tổng quan các thị trường có quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất đối với Việt
Nam 10 tháng đầu năm 2023 2.2.2. Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc
trong quý 3/2023 tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp đã đạt kỷ lục
5,3 trong tháng 6/2023. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ tăng lên ở mức 21,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng đã làm người tiêu dùng Trung Quốc phải thắt lưng buộc bụng
khiến sức mua giảm mạnh. Điều này bắt các doanh nghiệp Trung Quốc phải giảm lượng
cung ra thị trường và tác động mạnh mẽ đến tình hình xuất khẩu của nước này.
Qua những số liệu tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc những tháng đầu
của năm 2023. Việt Nam và Trung Quốc tuy là đối tác làm ăn rất quan trọng của nhau,
Việt Nam vẫn nhập siêu với số lượng rất lớn từ Trung Quốc. Để hạn chế được tình trạng
này, Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường nhập khẩu với các quốc gia khác, giảm
tình trạng phụ thuộc vào đồ nhập khẩu Trung Quốc. 2.2.3 Hoa Kỳ
Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh ở mức 4,9% trong quý 3-2023 trong bối cảnh lạm
phát, lãi suất tăng và lo ngại về suy thoái. Sự tăng trưởng này đa phần đến từ mức tiêu
dùng của người dân Hoa Kỳ đang ngày càng tăng. Trước tình hình kinh tế thế giới đang
suy thoái, người dân nước này vẫn gia tăng chi tiêu trên mọi mặt từ điện thoại, xe hơi cho đến đồ ăn.
Mức tăng trưởng này tương đối cao, nhưng nó báo hiệu cho việc nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ
chậm lại khi lãi suất cho vay dài hạn tăng lên, đi kèm việc Cục Dự trữ liên bang (Fed)
nâng lãi suất ngắn hạn, người tiêu dùng và doanh nghiệp chi tiêu ít đi. Các nhà kinh tế
học cũng đưa ra dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 1,5% trong 3 tháng cuối năm 2023.
Hoa Kỳ và Việt Nam là những đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Khi Việt Nam luôn
nằm trong top 10 những nền kinh tế quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu lớn sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hoặc sản phẩm mà
Việt Nam có thế mạnh dựa trên điều kiện kinh tế tự nhiên thuận lợi, lợi thế về nhân công
trẻ như: Dệt may, da giày, máy móc thiết bị điện tử…
Ngoài ra, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn nhiều loại máy móc, thiết bị công nghệ
cao, thiết bị hàng không, viễn thông, sản phẩm nông nghiệp phục vụ đầu vào cho hoạt
động sản xuất để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao và sự mở rộng nhanh chóng của nền kinh tế.
Đặc biệt hơn cả, chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Hà Nội đã đưa mức
đối tác giữa hai quốc gia lên tầm cao mới Đối tác chiến lược toàn diện. Chuyến thăm của
Tổng thống cũng cho thất Việt Nam đối với Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng, mở
ra cơ hội hợp tác lớn giữa Việt Nam với Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực, trong đó có xuất nhập khẩu. 2.2.4 Hàn Quốc
Theo S&P dự đoán, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 1,4% trong năm 2023. Sự
tăng trưởng chậm của nền kinh tế được S&P cho rằng do sự thắt chặt của chính sách tiền
tệ của BoK trong năm ngoái, gây ra thách thức to lớn cho nền kinh tế của quốc gia này.
Tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu
của nước này khi nhu cầu về chip và màn hình trên toàn cầu giảm mạnh.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có những nét chung trong nền văn hóa. Hàn Quốc
đã và đang trở thành một thị trường vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với
việc nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện và sự gia tăng đầu tư FDI
vào thị trường Việt Nam, Hàn Quốc đang dần quan tâm đến Việt Nam là một thị trường
tiềm năng với nguồn nhân lực dồi dào.
Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc chưa cân bằng. Tỷ lệ nhập
siêu của Việt Nam vẫn cao, trong khi tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc còn
lớn và doanh nghiệp trong nước chưa khai thác hết lợi thế. 2.2.5 ASEAN
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của khối ASEAN vẫn giữ vị trí một trong những
khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trước tình
trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước thuộc khối ASEAN được dự báo
sẽ có mức tăng trưởng giảm mạnh so với năm 2022.
Trong quý 2 năm 2023, Indonesia là quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao nhất
khu vực ASEAN-6 trong quý II/2023, với tăng trưởng GDP đạt 5,17%. Đứng thứ
hai là Philippines với GDP quý II/2023 tăng 4,3% so với cùng kỳ. Với tăng
trưởng GDP ở mức 4,13%, kinh tế Việt Nam đứng thứ ba trong khối các nước
ASEAN-6 về kết quả tăng trưởng GDP trong quý II/2023. Theo sau là Malaysia
với tăng trưởng GDP quý II/2023 đạt 2,9% so với cùng kỳ. Xếp vị trí thứ 5 và thứ
6 lần lượt là Thái Lan và Singapore, với tăng trưởng GDP lần lượt đạt 1,8% và 0,7%.
Là một thành viên trong khối ASEAN, Việt Nam đang từng bước góp ngày càng
to lớn cho sự lớn mạnh của ASEAN trên thị trường toàn cầu. ASEAN không chỉ
là những đối tác làm ăn thông thường, mà còn là những người bạn sẵn sàng
giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực từ kinh tế cho đến chính trị.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đồng thời cũng là một trong những
khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và bền vững nhất trên toàn cầu,
chứng minh rằng các nước ASEAN đang làm rất tốt trọng việc hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đang trong tình trạng nhập siêu đối với khu vực
này. Để giải quyết tình trạng nhập siêu, Việt Nam cần phải nổ lực trong việc tăng
cường sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm để sản phẩm Việt Nam có thể
chạm tới lượng người dùng to lớn của khu vực này. 2.2.6 EU
Trước tình hình khủng hoảng kinh tế, sự suy giảm về nhu cầu tiêu dùng hàng
châu Âu của Trung Quốc, lãi suất tăng và tình trạng chiến tranh Nga - Ukraine
tiếp tục kéo dài. Châu Âu trong năm 2023 được dự đoán sẽ rất ảm đạm.
Với những khó khăn được nêu như trên, Theo EC, tăng trưởng kinh tế của EU đã được
điều chỉnh giảm xuống 0,8% vào năm 2023, so với mức 1% được công bố trong dự báo
mùa Xuân. Tăng trưởng ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) năm 2023
cũng được điều chỉnh giảm từ 1,1% xuống 0,8%.
EU và Việt Nam là hai đối tác quan trọng của nhau, điều đó được dẫn chứng bởi những
số liệu cụ thể. Có thể thấy, EU là đối tác đầu tư thương mại của Việt Nam, cũng như Việt
Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN
Việt Nam và EU hiện có mối quan hệ rất sâu rộng, tiêu biểu là: Hiệp định Đối tác và Hợp
tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA); Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định
Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Giữa hai bên còn có Hiệp định Đối tác tự nguyện về Lâm luật,
Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT); Hiệp định khung về hợp tác Quốc
phòng-An ninh (FPA); cơ chế Đối thoại nhân quyền hàng năm... Các khuôn khổ hợp tác
này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia châu Á có quan hệ toàn diện,
sâu rộng nhất với EU, nước ASEAN duy nhất có tất cả các trụ cột hợp tác với EU. 2.2.7 Nhật Bản
Thống kê mới nhất cho thấy, Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023 ghi nhận mức
tăng trưởng GDP thực ấn tượng 6%. Đây là một con số kỷ lục đối với một quốc gia phát triển.
Tốc độ tăng trưởng GDP vượt dự kiến của Nhật Bản nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong
lĩnh vực xuất khẩu. Xuất khẩu đã tăng 3,2% so với quý trước, chủ yếu là ô tô sau khi tình
trạng hạn chế chuỗi cung ứng đã giảm.
Tuy nhiên, yếu tố tiêu dùng cá nhân, trụ cột đối với GDP của Nhật Bản đã giảm 0,5% so
với quý trước đó, do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao. Trong khi chi tiêu đầu tư doanh
nghiệp cũng gần như không tăng trưởng, khi các doanh nghiệp vẫn hạn chế đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển.
Việt Nam vừa kỉ niệm dấu mốc 50 năm thiết lập ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Đây là
một sự kiện minh chứng cho tình hữu nghị bạn bè, đối tác thần thiết, bền chặt giữa hai
nước. Cũng trong sự kiện này, Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Kiko đã tham dự,
cho thấy Nhật Bản xem Việt Nam là một đối tác, một người bạn cực kỳ quan trọng trong
đường lối phát triển đất nước này
Việt Nam – Nhật Bản đã và đang là những đối tác quan trọng lẫn nhau về mọi mặt. Đáng
chú ý, số lao động người Việt Nam tại Nhật Bản đã lên tới con số xấp xỉ 480 nghìn
người, đồng thời cũng là lực lượng lao động người nước ngoài nhiều nhất nước này.
2.3. Đánh giá tình hình cán cân thương mại Việt Nam 2016 - 2020 (thuận lợi, khó khăn, và nguyên nhân) 2.3.1. Thuận lợi
Tăng trưởng xuất khẩu: Trong giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đã chứng kiến sự
tăng trưởng vững chắc trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính như dệt
may, điện tử, sản phẩm nông nghiệp và thủy sản. Điều này đã đóng góp tích cực
vào cán cân thương mại của Việt Nam 
Thỏa thuận thương mại tự do (FTA): Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương
mại tự do quan trọng với nhiều đối tác thương mại lớn như CPTPP (Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương
mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu), góp phần mở rộng thị trường
xuất khẩu và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. 
Tăng trưởng nền kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có sự phát
triển mạnh mẽ, thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo điều kiện
thuận lợi cho xuất khẩu và tăng cường cán cân thương mại. 
Bên cạnh đó, giá hàng hóa xuất khẩu đang có chiều hướng tăng, nhất là các mặt
hàng thế mạnh của Việt Nam, đây là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. 
Hoạt động XNK giúp tăng dự trữ ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu
cho danh sách nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm, tạo sự cạnh tranh giữa hàng
hóa nội và ngoại nhập, nâng cao mức sống người dân, góp phần rút ngắn khoảng
cách kinh tế của Việt Nam với các quốc gia phát triển trên thế giới. 2.3.2. Khó khăn
Phụ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu: Một trong những thách thức lớn của nền
kinh tế Việt Nam trong việc duy trì cán cân thương mại là phụ thuộc vào nguyên
liệu nhập khẩu. Việc phải nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm cuối cùng có thể tạo áp lực lên cán cân thương mại. 
Cạnh tranh quốc tế: Nền kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh khốc liệt, đặc biệt trong
bối cảnh các cuộc chiến tranh thương mại và những biến động không lường trước.
Các doanh nghiệp Việt Nam đối diện với áp lực cạnh tranh từ các quốc gia khác,
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. 
Dịch bệnh và thảm họa tự nhiên: Từ dịch COVID-19 đến thiên tai như lũ lụt, bão
lũ, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức không lường trước có thể gây ảnh
hưởng đáng kể đến cán cân thương mại. 
Kinh tế toàn cầu đang suy giảm trên diện rộng: tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm
2020 sụt giảm sâu nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1929-1930. Theo báo cáo của
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), GDP toàn cầu năm 2020 sụt giảm
4,2% so với 2019. Làm giảm sự hợp tác và trao đổi giữa Việt Nam và thế giới. 2.3.3. Nguyên nhân
Cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chưa đa dạng: Cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu tập trung vào một số ngành công nghiệp chính như dệt may, chế biến
thực phẩm, điện tử. Sự thiếu đa dạng hóa này có thể gây ra sự phụ thuộc lớn vào
một số thị trường quốc tế cụ thể, ảnh hưởng đến cán cân thương mại. 
Hạ tầng còn hạn chế: Hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng vẫn
còn hạn chế, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam và tăng phí logistics. 
Thách thức về chính sách và quy định: Mặc dù đã có những cải cách, nhưng các
thách thức liên quan đến chính sách thuế, thủ tục nhập/xuất khẩu, quy định về sản
phẩm vẫn còn tồn tại và đôi khi tạo ra cản trở cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. CHƯƠNG 3
[GỢI Ý GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU] 3.1. Nhà nước
Đầu tiên, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách - bổ sung các cơ chế cần thiết, tạo
môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Các cơ chế, chính sách đưa ra cần đảm
bảo tính hệ thống, công khai, minh bạch và ổn định. Đồng thời, các Bộ, ngành, địa
phương phải đẩy mạnh công tác cảnh báo sớm để có biện pháp kịp thời, hạn chế thiệt hại
từ các vụ kiện phòng vệ thương mại.
Ngoài ra, để tiếp tục mở rộng xuất khẩu, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh
của mình trên thị trường thương mại quốc tế. Cụ thể, Việt Nam cần phải đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có khả năng kết nối cao. Đồng thời, đẩy mạnh xây
dựng các trung tâm logistics vùng, quốc gia để thâm nhập vào mạng lưới logistics khu
vực và quốc tế, nhằm khẳng định vị thế và thương hiệu quốc gia mình trên thị trường thương mại quốc tế.
Tiếp theo, nhà nước phải điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản
phẩm, ngành hàng, dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương. Sau đó, tập trung vào
các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và thị trường ngách để mở ra
các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có thể
hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thị trường quốc tế.
Cuối cùng, cần phải đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, thông tin về xuất khẩu hàng
hóa, đặc biệt là các hoạt động truyền thông về các hiệp định thương mại tự do, thông tin
về thị trường quốc tế, sản phẩm xuất nhập khẩu. Bộ Công Thương cần phối hợp với các
cơ quan, ban ngành liên quan chủ trì biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin về xuất
nhập khẩu có ích cho doanh nghiệp.
3.2. Các tập đoàn, doanh nghiệp
Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu. Doanh
nghiệp cần đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, đổi mới phương thức kinh
doanh, tăng cường tiềm lực của doanh nghiệp và phát triển các liên kết trong và ngoài
nước. Cụ thể, doanh nghiệp cần áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quá
trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển đa dạng cả phương thức xuất khẩu. Đặc
biệt, cần tích cực và chủ động tham gia vào các sàn thương mại điện tử thế giới.
Thứ hai, các nhà quản trị doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, đảm bảo
thuận lợi cho việc xuất khẩu, hạn chế rủi ro vận chuyển hàng hóa theo hướng thấp nhất.
Công việc nghiên cứu chi tiết các tờ giấy pháp lý và thể chế pháp luật của từng quốc gia
xuất khẩu là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo chuyên sâu và nâng cao
tay nghề của nguồn lao động, phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, trường cao đẳng, đại
học và viện nghiên cứu để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.