-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu thuyết trình - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Tình hình đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối phó với những thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Tài liệu thuyết trình - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Tình hình đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối phó với những thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
(Đen: thuyết trình ----Đỏ: PPT)
b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Tình hình đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực
để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối phó với
những thách thức: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới,
chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu, “diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra.
Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa
sống còn của Đảng và nhân dân ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong hoàn cảnh
đó, nhằm hoạch định đường lối cho sự phát triển của đất nước trong những năm 2001- 2005 và 2001-2010.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng họp tại
Hà Nội từ ngày 19 đến 22 tháng 4 năm 2001, với sự
tham gia của 1.168 đại biểu là những đảng viên ưu tú
được bầu từ các đại hội đảng bộ trực thuộc, đại diện
cho hơn 2tr2 đảng viên trong toàn Đảng.
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược
kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn
thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đại
hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng
Đảng ta ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc trong thời kỳ mới; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, bầu
ra Ban Chấp hành Trung ương mới.
Đánh giá về nước ta trong thế kỷ XX, Đại hội IX khẳng định: Thế kỷ XX là thế kỷ của những biến
đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại.
Đại hội IX đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 với mục tiêu tổng quát
là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội IX khẳng định những kinh nghiệm, bài học đổi mới mà các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng đã
đúc rút vẫn có giá trị lớn, nhất là các bài học chủ yếu sau:
Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo.
Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
Đại hội xác định mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ðại hội nhận định, 5 năm qua 1996-2001, bên cạnh thuận lợi,
+ nước ta gặp nhiều khó khăn, như yếu kém vốn có của nền kinh tế,
+ thiên tai lớn liên tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước châu Á,...
+ chưa đủ sức đảm nhận vai trò của mình
Trong hoàn cảnh đó, hôi nghị trung ương khóa 5 khóa IX 3/2002 đã nhận thức về sự cần
thiết phát triển kinh tế tập thể và chủ trương xác lập môi tường thể chế.
+ sửa đổi, bổ sung các chính sách, nâng cao vai trò quản lí của nhà nước
+ tăng cường sự lảnh đạo của đảng
Qua 10 năm 1991-2001, kinh tế tư nhân – gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tes tư bản tư
nhân, đã phát triển rộng cả nước, đóng vai trò quan trọng vào phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, kinh tế tư nhân nước ta còn yếu kém như : + quy mô nhỏ, ít vốn, trình độ quản lí
kém, vướng mắc về quy chế hoạt động …
Hội nghị trung ương 5 (3/2002) đã thảo luận, thống nhất nhận thức, coi kinh tế tư nhân là
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trung ương quyết định tiếp tục
sửa đổi cơ chế chính sách, khuyến khích tạo điều kiện phát kiển kinhh tế tư nhân
Hội nghị trung ương 7 khóa IX (3/2003) thống nhất nhậ tnhức coi đất đai
+ là tài nguyên vô cùng quý giá
+ là tư liệu sản xuất đặc biệt
+ là nguồn lực và nguồn vốn của đất nước
+ quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt
Cùng với lĩnh vực kinh tế, Đại hội IX đã xác định đường lối lãnh đạo đối với các lĩnh vực khác:
+“Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”;
+“Tăng cường quốc phòng và an ninh”; “Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”;
+“Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp
chế”; chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”\
Tuy nhiên, khối đại đoàn kết chưa thật bền chặt và đứng trước những thử thách mới. Lòng tin vào
đảng và nhà nước còn chưa vững chắc. Ngx do đời sống nhân dân khó khăn, tình trạng tham
nhũng quan liêu, đạo đức XH xuống thấp, trật tự an toàn XH còn phức tạp,
Hội nghị trung ương 7 (3/20003) đã ban hành ba nghị quyết quan trọng: -
Nghị quyết số 23-NQ/TW ….. (Làm tiếp nội dung 3 nghị quyết quan trọng tr305 với
tới cuối nhé, thêm ảnh nữa, còn lại oke rùi ó_)
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Nghị quyết khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược cách mạng Việt Nam
Đây cũng là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm
thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mục tiêu:
Giữ vững độc lập thống nhất của Tổ quốc
Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp
Xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai
Nghị quyết đề cập toàn diện và tổng thể vấn đề dân tộc ở nước ta, tập trung vào những nội dung
chủ yếu cấp bách của công tác dân tộc trong thời kỳ mới:
Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp
của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân
Kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội
Thực hiện dân chủ gắn liền với giữ gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất
Tổ quốc, tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác dân tộc
Công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách
mạng chung của đất nước
Tuy nhiên do tác động của tình hình thế giới và hoạt động của các thế lực thù địch làm tình hình
dân tộc ở nước ta có những diễn biến phức tạp hơn
Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề
cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu
Từ đó thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân
tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng:
Theo hoặc không theo một tôn giáo nào
Quyền sinh hoạt bình thường theo đúng pháp luật
Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực truyền thống
Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo
Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái
pháp luật và chính sách của Nhà nước
Đến năm 2002, có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sống gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Đa
số có cuộc sống ổn định và luôn nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, người
Việt Nam ở một số vẫn còn khó khăn và bị kì thị. Một số vẫn còn thành kiến, mặc cảm, thậm chí
chống phá đất nước. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004
Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
-Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời
-Là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước
-Nhà nước có trách nhiệm thỏa thuận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào
ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
theo pháp luật, công ước, thông lệ
Sau Đại hội IX, tình hình thế giới diễn biến rất mau lẹ, phức tạp, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta đang đặt ra những vấn đề rất
cấp thiết. Do đó, hội nghị Trung ương 8 khóa IX (/2003) đã ban hành Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới