-
Thông tin
-
Quiz
Tài liệu tiếng anh pháp lý - Tiếng Anh 3 | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Tài liệu tiếng anh pháp lý - Tiếng Anh 3 | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tiếng Anh 3 (TA3) 19 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Tài liệu tiếng anh pháp lý - Tiếng Anh 3 | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Tài liệu tiếng anh pháp lý - Tiếng Anh 3 | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tiếng Anh 3 (TA3) 19 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
1
TIẾNG ANH PHÁP LÝ (TAPL - TA CHUYÊN NGÀNH LUẬT)
1. TẠI SAO TAPL “KHÓ”
Để sử dụng thành thạo ngôn ngữ pháp lý, đương nhiên bạn phải hiểu được
các thuật ngữ pháp lý, các học thuyết pháp lý, v.v. Ngôn ngữ pháp lý sẽ có
những cái khó thuộc về bản chất tự nhiên của ngành luật, ở bất kỳ thứ tiếng nào,
dù là tiếng Việt, Trung, Hàn, Nhật, Anh, Pháp, vân vân.
Người Anh-Mỹ dùng từ “legalese” để chỉ một loại ngôn ngữ mà giới luật
sư, thẩm phán sử dụng trong cách viết văn bản pháp lý (luật lệ, bản án, hợp
đồng, v.v.) khiến cho những người “ngoại đạo” không thể hiểu nổi. Legalese là
các kiểu câu, từ thường hay được sử dụng trong TAPL.
Một số đặc điểm chính của legalese:
✎ Câu dài dòng, nhiều mệnh đề, chia tách không rõ ràng, dẫn đến việc
khi đọc rất khó nắm bắt được ý nghĩa của câu, kể cả với người có vốn từ tiếng
Anh tốt, hiểu nghĩa từng từ, từng cụm nhưng khi đọc vẫn vất vả.
Ví dụ 1 câu: “(a) Any person who, by means of any machine, instrument,
or contrivance, or in any other manner, intentionally taps, or makes any
unauthorized connection, whether physically, electrically, acoustically,
inductively, or otherwise, with any telegraph or telephone wire, line, cable, or
instrument, including the wire, line, cable, or instrument of any internal
telephonic communication system, or who willfully and without the consent of
all parties to the communication, or in any unauthorized manner, reads, or
attempts to read, or to learn the contents or meaning of any message, report, or
communication while the same is in transit or passing over any wire, line, or
cable, or is being sent from, or received at any place within this state; or who
uses, or attempts to use, in any manner, or for any purpose, or to communicate
in any way, any information so obtained, or who aids, agrees with, employs, or
conspires with any person or persons to unlawfully do, or permit, or cause to be
done any of the acts or things mentioned above in this section, is punishable by
a fine not exceeding two thousand five hundred dollars ($2,500), or by
imprisonment in the county jail not exceeding one year, or by imprisonment 2
pursuant to subdivision (h) of Section 1170, or by both a fine and imprisonment
in the county jail or pursuant to subdivision (h) of Section 1170. If the person
has previously been convicted of a violation of this section or Section 632,
632.5, 632.6, 632.7, or 636, he or she is punishable by a fine not exceeding ten
thousand dollars ($10,000), or by imprisonment in the county jail not exceeding
one year, or by imprisonment pursuant to subdivision (h) of Section 1170, or by
both that fine and imprisonment.”
✎Dùng các từ latin và tiếng Anh“cổ đại”, những từ mà gần như đã “chết”
trong tiếng Anh hiện tại. Cách dùng từ này khiến những người ngoại đạo (kể cả
là giáo viên tiếng Anh giỏi) khi đọc văn bản pháp lý cũng bó tay.
Ví dụ: từ latin phổ biến như ab initio, ad hoc, bona fide, casus fortuitous,
caveat emptor, de facto, de jure, v.v. những từ tiếng Anh cổ (thậm chí có từ tra
từ điển không thấy), hereinabove, witnesseth, aforesaid, heretofore, therefor, v.v.
✎Dùng các cụm từ đôi, ba, v.v. của những từ cùng hoặc sát nghĩa một
cách thừa thãi. Cách dùng từ này làm tăng sự rườm rà, phức tạp của kiểu câu
vốn đã dài dòng như đề cập ở trên. Bạn sẽ thường gặp các cụm từ phổ biến ví dụ
như: “Will and testament”; “covenants and agreements”; “fit and proper”;
“convey, transfer and set over”; “cancel, annul and set aside”; “term, provision,
covenants and agreements”; v.v. Tất cả các từ này nghĩa trùng sát nhau và
thật ra có thể viết lại trong tiếng Anh hoặc dịch ra tiếng Việt bằng 1 từ.
CÁI KHÓ VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
✎ Khó vì “legalese” như đã nói ở trên. Ngoài ra với luật sư/sinh viên luật
VN sẽ gặp thêm 1 số khó khăn sau:
+ Khó khăn tiếp cận hệ thống pháp luật Anh-Mỹ: Học TAPL không đơn
thuần chỉ là học ngoại ngữ mà còn liên quan đến việc hiểu về luật Anh-Mỹ
(common law). Việt Nam theo hệ thống Civil law, do đó có nhiều khái niệm/tư
duy của Common law sẽ khá xa lạ và trìu tượng đối với giới luật sư/sinh viên
luật của Việt Nam. Một số nước Đông Nam Á khác như Philipine, Singapore, 3
Myanmar và Malaysia, họ có dùng common law, nên đối với những nước này
(kể cả không nói tiếng Anh) thì luật sư của họ sẽ có lợi thế hơn khi tiếp cận TAPL.
+ Khó khăn chung của người Việt khi học tiếng Anh. TUY NHIÊN, T
APL hiện đại đang dần loại bỏ “legalese” Các nước nói tiếng
Anh đang cải cách TAPL để nó dễ dàng và gần với tiếng Anh hiện đại hơn VÀ
TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT ĐANG TỐT DẦN LÊN. Vì vậy, TAPL sẽ dần dần không còn quá khó. 2. HỌC TAPL
Để có được vốn kiến thức về TAPL và có thể sử dụng nó trong môi trường
làm việc là cả một quá trình kiên trì và bền bỉ. Có thể nói để học tiếng anh thông
thường bạn phải nỗ lực 1 thì học TAPL bạn cần phải nỗ lực gấp đôi, thậm chí còn hơn.
Một cách bài bản nhất, bạn có thể tham gia các khóa học về TAPL do các
trường, trung tâm, công ty giáo dục có uy tín tổ chức. Họ sẽ cung cấp cho bạn
một lộ trình học tập với các khóa học từ cơ bản đến nâng cao và về bất cứ lĩnh vực nào bạn yêu cầu.
Nếu bạn không có điều kiện tham gia tất cả các khóa học như vậy, chúng
ta có thể tự học thông qua một số nguồn tư liệu sau đây:
VĂN BẢN PHÁP LUẬT TIẾNG ANH
Có thể sử dụng văn bản tiếng anh song song với quá trình đọc văn bản
tiếng việt để đối chiếu các thuật ngữ, đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản tiếng anh
để biết cách sử dụng từ, ghi chú lại các từ, cụm từ mà bạn học được,… Như vậy,
học đến lĩnh vực pháp luật nào, bạn có thể nắm được sơ bộ các thuật ngữ tiếng
anh pháp lý trong lĩnh vực đó.
Hiện nay, có rất nhiều trang có thể tra cứu các văn bản pháp luật, tuy
nhiên việc tra cứu bản dịch tiếng anh thường đòi hỏi phải có tài khoản trả phí.
Một số trang phổ biến các bạn có thể tải văn bản tiếng anh như:
Thư viện pháp luật: https://thuvienphapluat.vn/ 4
Luatvietnam: https://luatvietnam.vn/
Vietnamlaws: https://www.vietnamlaws.com/ SÁCH
Các cuốn tiếng anh pháp lý do người Việt biên soạn không nhiều và khi
biên soạn cũng phải tham khảo dựa vào các cuốn sách nước ngoài.
Vì vậy bạn có thể tham khảo một số sách nước ngoài như Introduction to
International English, Legal Writing, Inte
rnational Legal English, Legal
English. English for Law in Higher Education Studies, Professional English for
Law – Test Your Vocabulary….hoặc một số sách về các lĩnh vực như Company law, Contract law…
Tuy nhiên, những cuốn sách này rất khó để tìm được ở các cửa hàng sách
Việt Nam, mà thường chỉ có thể mua qua các nguồn nước ngoài. Hoặc nếu có
thì giá thành khá đắt đỏ. Có một số nơi các bạn có thể “xin” được các tài liệu này như:
Fanpage của Banking Law in Vietnam: Phải nói đây là nơi “cất giấu”
rất nhiều tài liệu hay, quý, và cả hiếm cũng có, không chỉ tiếng anh mà cả tiếng
việt. Ở khía cạnh sách để học tiếng anh pháp lý, các bạn có thể thấy Admin chia
sẻ rất nhiều thuộc nhiều ngành luật khác nhau, bạn chỉ việc chọn cuốn nào phù
hợp, tải về và ngâm cứu thôi.
Link page: https://www.facebook.com/vnbankinglaw
Legal forum for foreigners: Fanpage này mình mới biết đến gần đây, do
các luật sư của FDVN thành lập. Ở fanpage này admin cũng chia sẻ một số đầu
sách, share một số cụm từ tiếng anh pháp lý theo các chủ đề… Bạn có thể follow để xem thêm.
Link page: https://www.facebook.com/lawyersindanang/
WEBSITE, BLOG CỦA CÁC CÔNG TY LUẬT
Một số công ty luật tại Việt Nam có blog riêng, hoặc trên website của họ
thường xuyên đăng tải legal update, legal newsletter,… Đọc các bài blog hay
legal update này, bạn có thể vừa học tiếng anh pháp lý, vừa bổ sung kiến thức chuyên môn. 5 Ví dụ một số Blog:
3. CƠ HỘI VIỆC LÀM VỚI TAPL
Những nghề phổ biến bạn có thể làm nếu học ngành luật:
Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên (công tố viên), thư ký tòa án, chuyên
viên pháp lý, pháp chế doanh nghiệp.
Ngoài ra, nếu SV có kiến thức chuyên ngành luật và TAPL tốt, Sinh viên
có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng ở nhiều vị trí khác
như: phiên dịch cho các cuộc tiếp xúc, hội thảo của cơ quan hoặc biên dịch các
tài liệu về các vấn đề liên quan đến chính trị quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền
thông quốc tế và luật pháp quốc tế; Phiên dịch, biên dịch viên của các Bộ, Ban,
Ngành, các Tổ chức quốc tế; Cán bộ đối ngoại – Vụ/Phòng hợp tác quốc tế - Các
Bộ, Ban, Ngành cấp Trung ương và địa phương; Thư ký/Trợ lý Giám đốc -
Doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực
thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, tư vấn pháp lý, truyền thông; Cán bộ kinh
doanh, nhân sự, pháp lý, truyền thông, quan hệ công chúng của các Doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài; Cán bộ chương trình, dự án của các Tổ chức
quốc tế; Giáo viên tiếng Anh (sau khi được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm)...
4. SỰ KHÁC NHAU GIỮA LAW FIRM VÀ IN-HOUSE
(Tác giả: Luật sư Trịnh Ngọc Tuấn - Công ty trách nhiệm hữu hạn Logos Law LLC)
LAW FIRM: làm việc tại các Law firm nghĩa là bạn làm việc cho các hãng
luật/công ty luật, còn IN-HOUSE chỉ công việc pháp chế cho các doanh nghiệp.
Về cơ bản, cả hai đều là công việc ngành luật, và bạn đều phải tư vấn luật,
rà soát hợp đồng, kiện tụng, thủ tục…v.v nhưng vẫn có rất nhiều điểm khác biệt: GIỜ LÀM VIỆC 6
Làm thêm giờ là một điều rất bình thường tại các công ty luật. Hãng luật
càng danh tiếng thì bạn càng phải làm việc chăm chỉ. Cuộc sống tại công ty luật
là một chuỗi deadline vô tận, bạn sẽ không thường xuyên có nhiều khoảng trống trong ngày làm việc.
Làm pháp chế thì sẽ đỡ áp lực hơn về mặt thời gian. Nếu bạn biết cách
quản lý công việc tốt, thường là bạn sẽ rời văn phòng đúng giờ. Tất nhiên sẽ có
những công việc gấp yêu cầu bạn phải làm bất kể thời gian, tuy nhiên đó không
phải là điều xảy ra hàng ngày. LƯƠNG
Lương trong công ty luật thường là cao hơn so với pháp chế cho các vị trí
tương đương, ngoại lệ đối với SV mới ra trường/không có kinh nghiệm. Nếu
một bạn mới ra trường/chưa có kinh nghiệm đi làm chuyên viên pháp chế thì
bạn đấy sẽ có khả năng nhận lương cao hơn so với việc làm trợ lý luật sư tại
công ty luật (sự chênh lệch, có thể ví dụ là: 4 so với 6 hoặc 7 so với 10 (triệu VND)).
Sự thật khá buồn cho các bạn sinh việt luật tại Việt Nam là mức lương
khởi điểm trong các công ty luật khá thấp hơn so với các ngành nghề khác.
Lại nói đến giờ làm việc, có một sự thật hài hước: khi tư vấn luật, bạn sẽ luôn
nói với các khách hàng của mình rằng việc làm thêm giờ sẽ được trả 150%
lương giờ làm bình thường theo quy định của Luật lao động Việt Nam. Nhưng
nếu bạn làm việc tại công ty luật, bạn sẽ tự động chấp nhận việc làm thêm giờ mà không có thêm lương. PHONG CÁCH LÀM VIỆC
Điều này phụ thuộc rất nhiều và kỹ năng quản lý của từng cá nhân luật sư
điều hành và trưởng ban/giám đốc pháp chế (TBPC), họ sẽ là những người quyết
định phong cách làm việc của công ty luật hoặc phòng pháp chế. Nhưng nói
chung, các hãng luật (nhất là các hãng luật quốc tế có lịch sử phát triển lâu năm)
thường sẽ có một hệ thống và chuẩn mực quản lý công việc tốt hơn. Luồng công
việc và phối hợp nhóm trong hãng luật thường nhịp nhàng hơn. Đối với các luật 7
sư thuần về kiến thức chuyên môn, họ sẽ thấy dễ chịu hơn khi làm việc trong
môi trường có đầy đủ các chuẩn mực, vai trò vị trí, luồng công việc đã được sắp đặt quy củ.
Trong khi đó, công việc pháp chế đòi hỏi khả năng độc lập xử lý công
việc và kỹ năng tương tác tốt với đồng nghiệp xung quanh. Bạn cần phải biết tự
mình học hỏi. Bạn sẽ dễ gặp tình huống khó xử vì việc thiếu đi những quy định
rõ ràng về luông công việc và vai trò cụ thể của từng vị trí. Sự nhảy cảm để biết
mình nên hay không nên làm gì là điều rất quan trọng. Trong môi trường pháp
chế, mọi người mong muốn bạn có thể xử lý và hoàn thành công việc một cách
độc lập, việc kiểm tra/rà soát chéo thường là rất ít trong một ban pháp chế.
Theo quan điểm riêng của tác giả, cho mục đích học hỏi thì các bạn mới
ra trường nên làm việc cho các hãng luật, bởi các hãng luật thường có phong
cách làm việc tốt hơn, ngoài ra tại đây, các bạn thường sẽ được các luật sư có
kinh nghiệm kèm cặp và rà soát lại chất lượng công việc của bạn. Đó sẽ là cách
học hỏi dễ dàng hơn cho những người mới vào nghề.
KINH NGHIỆM TÍCH LŨY
Tại công ty luật: Các khách hàng của bạn đến từ nhiều hoàn cảnh, lĩnh
vực (sản xuất, dịch vụ, kỹ thuật, bất động sản, thương mại…v.v), điều này khiến
bạn sẽ phải nghiên cứu luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau khá thường xuyên. Kể cả
đối với luật sư có nhiều năm kinh nghiệm, sẽ luôn luôn có những câu hỏi mới
phía trước. Chính vì vậy, kiến thức pháp luật của bạn sẽ trở nên đa dạng và tổng
quát. Bạn sẽ phải viết các thư tư vấn, bài nghiên cứu pháp luật đòi hỏi nhiều về
sự thận trọng và có cấu trúc hàn lâm. Các sản phẩm của bạn phải nhìn đẹp trong
một mẫu biểu chuyên nghiệp. Kỹ năng quản lý thời gian của bạn cũng sẽ được
phát triển để phù hợp với khối lượng công việc bạn cần xử lý.
Pháp chế: Làm pháp chế tức là bạn sẽ có một khách hàng duy nhất với
phạm vi kinh doanh nhất định, đó chính là công ty mà bạn làm việc. Điều này
đòi hỏi một kiến thức chuyên môn sâu sát gắn liền với lĩnh vực kinh doanh của
công ty. Khi một vấn đề pháp lý được đưa ra, người kinh doanh thường thích 8
những bản tư vấn rõ ràng, có hiệu quả để vận dụng xử lý vấn đề hơn là một bản
tư vấn chuẩn chỉnh mang tính hàn lâm. Một lợi thế khi làm pháp chế đó là bạn
sống giữa môi trường kinh doanh, điều này cho bạn các cơ hội để thấy luật được
áp dụng trên thực tế như thế nào và bạn sẽ thấy cách một công ty “lách luật” cụ
thể thế nào. Luật sư tại hãng luật sẽ có ít cơ hội này hơn, trừ những người làm
tranh tụng, vì khi đó khách hàng buộc phải tiết lộ toàn bộ sự thật và ý định sâu xa của họ.
VAI TRÒ TRONG TỔ CHỨC
Làm luật sư trong hãng luật tức là bạn có vai trò trung tâm, bạn là một tài
sản tạo ra tiền. Những giờ tư vấn tính phí và bảng tính thời gian của bạn thể hiện
rõ tính lợi nhuận của bạn. Những người khác, nhân sự, hành chính, kế toán được
đặt xung quang chỉ để hỗ trợ bạn. Bạn sẽ có quyền lực vì bạn chơi vai chủ chốt trong cuộc chơi.
Làm pháp chế thì khác. Phòng pháp chế là một chi phí để giảm thiểu rủi
ro, nó không phải là một bộ phận mang về lợi nhuận hay một bộ phận bắt buộc
phải có trong một công ty. Bạn ở đó để trợ giúp mọi người, lãnh đạo công ty
nhìn nhận vai trò của bạn như vậy. THĂNG TIẾN
Trong hãng luật sẽ có nhiều thứ bậc để thăng tiến: trợ lý luật sư
(paralegal/legal assistant), luật sư cấp dưới (junior associate), luật sư (associate),
luật sư cấp cao (senior associate), luật sư thành viên (partner), luật sư điều hành
(managing partner)…Bên cạnh đó con đường cấp bậc cũng khá hấp dẫn nếu bạn
thể hiện tốt bởi đó là môi trường dễ dàng hơn để đo đếm được hiệu quả kinh tế
bạn mang lại cho văn phòng.
Phần lớn các phòng pháp chế thường được cấu trúc thành hai loại vị trí,
điều hành và nhân viên. Về cơ bản, đó là một cái thang ít bậc. Và môi trường
pháp chế cũng khó đong đếm hiệu quả của từng nhân viên hơn.
CHUYỂN ĐỔI MÔI TRƯỜNG
Việc một luật sư tại hãng luật chưa hề có kinh nghiệm pháp chế chuyển
sang làm tại ban pháp chế sẽ dễ dàng hơn nhiều so với điều ngược lại. Tại sao? 9
Lý do như đã nói đến ở trên, giờ làm việc, phong cách làm việc, chuyên
môn…v.v. Tổng quát lại thì những kinh nghiệm có được tại hãng luật có thể áp
dụng khi chuyển sang môi trường pháp chế một cách dễ dàng hơn. Điều này
không có nghĩa là bạn không thể vào một hãng luật sau một thời gian dài chỉ làm
pháp chế. Nó chỉ có nghĩa là bạn sẽ gặp nhiều khó khăn để chứng tỏ sự xứng
đáng của mình với nhà tuyển dụng của hãng luật, những người thường sẽ ưu tiên
cho các ứng viên có kinh nghiệm làm việc tại hãng luật tương tự. ( ).
5. TAPL và TA CHUYÊN NGÀNH KIỂM SÁT
Trong xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế, hầu hết các bộ/ban/ngành nói
chung và ngành kiểm sát nói riêng đều có các đối tác nước ngoài. Để có thể
tham gia vào quá trình hợp tác, trao đổi công việc thì tiếng anh giao tiếp thông
thường là chưa đủ mà cần có vốn kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành.
Làm việc trong ngành kiểm sát, bên cạnh những thuật ngữ pháp lý chung
của các ngành luật thì cũng có những thuật ngữ chuyên ngành kiểm sát mà phải
học thì mới biết được. Chính vì vậy, để có thể trở thành một kiểm sát viên thời
đại toàn cầu hóa, ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, bạn cần trang bị cho
mình một hành trang bổ sung, đó là tiếng anh giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành kiểm sát.
Lãnh đạo VKSNDTC từ lâu cũng rất quan tâm đến vấn đề ngoại ngữ cho
cán bọ công chức ngành kiểm sát. Cụ thể tại Quyết định số 90/QĐ-VKSTC-V9,
ngày 12/3/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc quy
hoạch “Phát triển nhân lực ngành Kiểm sát Nhân dân giai đoạn 2011-2020” chỉ
ra rằng đại bộ phận cán bộ, công chức ngành Kiểm sát còn chưa có khả năng
giao tiếp bằng ngoại ngữ (tiếng Anh). Số cán bộ có khả năng trực tiếp tham gia
giải quyết các vụ, việc có yếu tố nước ngoài, các hội thảo, hội nghị quốc tế và
các hoạt động tương trợ tư pháp khác hầu như không đáng kể. Trong khi đó, 10
ngành Kiểm sát nhân dân đang ngày càng hướng tới phát triển và mở rộng các
đề án giao lưu, trao đổi, đào tạo cán bộ với các nước có nền tư pháp tiên tiến, có
nền công tố mạnh để đào tạo về pháp luật quốc tế. Chính vì vậy mà yêu cầu về
ngoại ngữ (tiếng Anh) đặt ra cho cán bộ ngành Kiểm sát được đặt lên hàng đầu.
Mục tiêu đến năm 2020, cơ bản 100% cán bộ, công chức có trình độ về tiếng
Anh ở mức độ giao tiếp thông thường, trong đó có 10% có thể sử dụng thành
thạo để trực tiếp tham gia giải quyết công việc khi có nhu cầu.
Như vậy để có thể trực tiếp (không cần phiên dịch) tham gia giải quyết
các vụ, việc có yếu tố nước ngoài, các hội thảo, hội nghị quốc tế và các hoạt
động tương trợ tư pháp đòi hỏi kiểm sát viên phải có kiến thức về TAPL nói
chung và TA Kiểm sát nói riêng.
>> Ngay từ bây giờ, Các bạn hãy phấn đấu để trở thành những KSV tiêu
biểu trong lương lai, những công tố viên toàn cầu!