Tài liệu Topic 6 - Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển
Tài liệu Topic 6 - Kinh tế quốc tế | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Topic 6: Ảnh hưởng của phá giá đồng NDT đến quan hệ KTQT của Việt Nam
1. Thực trạng phá giá NDT: giải thích phá giá là gì, diễn biến phá giá NDT qua các thời kỳ 1.1 Khái niệm:
- Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các ngoại tệ so với mức
mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
- Việc phá giá đồng tiền NDT là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR…
1.2. Lý do của phá giá tiền tệ:
- Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ là để có thể nâng cao năng lực
cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự
điều chỉnh theo hướng suy thoái ( vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu XK ròng
giảm nên tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng
lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh).
-Chính phủ thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và
kéo dài đối với cán cân thương mại.
- Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dự trữ
để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt
thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
1.3 Sự kiện Trung Quốc phá giá đồng NDT năm 2015 và 2018
1.3.1 . Tổng quan về việc phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc từ trước đến nay:
Trong giai đoạn 1978-1984, Trung Quốc vẫn giữ một tỷ giá ổn định tương đối cao
từ 1,577 NDT/USD đến 1,922 NDT/USD. Tuy nhiên từ cuối những năm 80 và đến
năm 1990, đồng NDT có xu hướng giảm giá mạnh đến năm 1990 thì tỷ giá này là
5,222 NDT/USD và xu hướng này tiếp tục được duy trì ở những năm đầu của thập
niên 90, tuy nhiên mức độ và tốc độ giảm giá của Nhân dân tệ ở giai đoạn này còn
thấp. Nhận thấy việc duy trì ổn định theo hướng cố định theo hướng cố định tương
đối tỷ giá hối đoái trong điều kiện lạm phát tiếp tục gia tăng bắt đầu tác động xấu
đến mục tiêu tăng trường mở cửa và thúc đẩy xuất khẩu của nền kinh tế do đồng
Nhân dân tệ có khả năng trở lại tình trạng bị đánh giá cao so với sức mua thực tế.
Chính phủ Trung Quốc đã quyết định chuyển hướng điều chỉnh chính sách tỷ giá
hối đoái. Ngày 1/1/1994, đồng Nhân dân tệ chính thức bị tuyên bố phá giá mạnh từ
5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tương ứng với tỷ lệ phá giá 50%. Kết hợp với
tỷ lệ đồng nhân dân tệ bị đánh giá thấp 0,14% thời kì 1990-1993, tỷ lệ phá giá thực
tế là 50,14%. Có thể thấy rõ đây chính là sự kết hợp giữa việc điều chỉnh và phá
giá đông Nhân dân tệ trong chính sách tỷ giá của Chính phủ Trung Quốc. Lần đầu
tiên kể từ năm 2008, từ trước khi bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công
ở nhiều nước trên thế giới, Trung Quốc không can thiệp để giữ giá đồng Nhân dân
tệ mà để cho đồng bản tệ xuống giá. 22 Kể từ khi Trung Quốc chuyển qua chế độ
quản lí thả nổi có kiểm soát tỷ giá đồng Nhân dân tệ đến nay, gần đây nhất năm
2015 và 2018 là 2 mốc thời gian ghi nhận Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ
gây ra nhiều tác động nhất cho nền kinh tế Trung Quốc cũng như các Quốc gia liên quan trên thế giới. 1.3.2 Năm 2015
Với động thái phá giá đồng nội tệ lên đến 4,6% chỉ trong tháng 8/2015, Trung
Quốc đã gây rúng động thị trường tiền tệ của nhiều nước trên thế giới, kể từ năm
2005, đồng Nhân dân tệ tăng giá 33% so với đồng Đô la Mỹ.
Cụ thể, ngày 11/8/2015, Trung Quốc đã bất ngờ hạ giá đồng nhân dân tệ với mức
độ thấp nhất trong gần ba năm 1,9%. Đây là đợt giảm sâu nhất trong vòng 20 năm
trở lại đây, ở mức 6,2298 NDT/USD, giảm 1,86% so mức 6,1162 NDT/USD của
ngày 10/8/2015. Tiếp đó ngày 22/8, NDT tiếp tục mất giá 1,6% khiến giá trị đồng
tiền này rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua. Ngày 13/8, đồng NDT ngày thứ
3 liên tiếp mất giá mạnh, với mức 6,4010 NDT/USD. Sang ngày 14/8, sau ba ngày
liên tiếp giảm giá, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá đồng
NDT tăng 0,05% lên 6,3975 NDT/USD.Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc,
việc phá giá này nhằm giữ cho đồng nội tệ “ổn định” về cơ bản và để các lực lượng
thị trường đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế và tham vọng biến nhân dân tệ
thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Và Trung Quốc đột ngột phá giá đồng nhân dân tệ
do xuất khẩu nước này bị sụt giảm mạnh tháng 7/2015 (giảm 8,3% so với cùng kỳ
năm 2014, chỉ đạt 195 tỷ USD) và nguy cơ giảm gia tăng. Khi đó, đồng nhân dân
tệ suy yếu sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, giảm bớt sức ép lên
các nhà xuất khẩu nước này, mang lại thêm một nguồn hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. 1.3.3 Năm 2018
Biểu đồ: Biến đổi tỷ giá USD/CNY năm 2018
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung diễn ra, Trung Quốc đã phá giá
đồng nhân dân tệ, đây được coi là biện pháp trả đũa việc Tổng thống Donald
Trump tuyên bố áp thuế quan bảo hộ thương mại 10% đối với 300 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc.
Tính đến ngày 3/7/2018, đồng nhân dân tệ đã giảm giá 14 phiên liên tục với tổng
mức giảm 5,4%. Và theo số liệu công bố trong ngày giao dịch cuối cùng của năm
2018, đồng NDT Trung Quốc đã mất giá hơn 5% so với năm 2017, trong khi năm
2017 NDT tăng giá 5,8%. Đáng chú ý là ngày 31/10/2018, gần 7 NDT đổi 1 USD, tỷ giá USD/CNY=6,9754.
2. Ảnh hưởng đến Việt Nam
2.1 Ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu
(Tác giả tự tổng hợp dựa trên: wits.worldbank.org)
Là thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam và thị trường xuất khẩu hàng
hoá đứng thứ 2 của Việt Nam, việc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ gây ảnh hưởng
đáng kể tới nền kinh tế của quốc gia. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP), đồng NDT liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với
mức mất giá của đồng VND trước đồng USD, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa
đồng NDT so với VND là rất lớn. Vì thế, giá trị của VND so với NDT tăng lên.
=>Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ
rẻ đi, còn giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ đắt đỏ hơn, tạo
sự thuận lợi cho nhà nhập khẩu và gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam.
- Về xuất khẩu, theo số liệu trên World Bank cho thấy xuất khẩu tới khu vực
này tăng ngay cả khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Chứng tỏ rằng
xuất khẩu còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nữa. Xuất khẩu máy vi tính,
sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 47,2% trong năm 2016 đạt 4,1 tỷ USD;
xuất khẩu giày dép các loại đạt 905 triệu USD tăng 20% so với năm
2015.Song một số nhóm ngành xuất khẩu có thể chịu ảnh hưởng lớn khi tỷ
giá NDT/USD giảm: chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, nông sản, dầu thô. Theo
Bộ Công thương Việt Nam, năm 2016, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sang
thị trường này giảm 13,3% về khối lượng và giảm 26,8% về giá trị so với
năm 2015. Về dầu thô, Trung Quốc là quốc gia nhập siêu dầu thô lớn nhất
châu Á nên giá nhập dầu vào nước này có xu hướng tăng lên khi đồng NDT
giảm giá. Cùng với yếu tố tâm lý đầu cơ có thể làm một số ảnh hưởng ngắn
hạn khiến giá trị dầu thô xuất khẩu của Việt Nam giảm ( Năm 2016 trị giá
xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 61,4% nhưng tăng
78,73% về lượng, chứng tỏ là khi Trung Quốc phá giá NDT sẽ làm cho giá
trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam càng giảm đi.)
- Về nhập khẩu, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất.
Lượng hàng giá rẻ hơn từ Trung Quốc sang thị trường Việt Nam sẽ là sức ép
đối với thị trường nội địa. Khi NDT hạ giá (NDT/USD giảm), nhập khẩu từ
Trung Quốc sẽ tăng lên. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi, mua
được nguyên vật liệu giá rẻ do họ chọn nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung
Quốc để sản xuất thành phẩm và sau đó bán nội địa hoặc xuất khẩu như dệt
may, da giày. Vì vậy, năm 2016, Nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc
đạt hơn 8,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Máy móc, thiết
bị, dụng cụ và phụ tùng khác kim ngạch gần 9,28%, tăng 2,8%; máy vi tính,
sản phẩm điện tử & linh kiện gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%.
Mặc dù cùng tăng nhưng tỷ trọng nhập khẩu luôn lớn hơn tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc.
(Tác giả tự tổng hợp dựa trên: wits.worldbank.org)
Có thể thấy nước ta năm nào cũng nhập siêu từ phía Trung Quốc từ đó dẫn tới
hàng hóa Trung Quốc tràn lan trên thị trường Việt. => Giá Nhân dân tệ giảm làm
tỷ lệ nhập siêu sẽ tăng cao, thị trường hàng hoá có sức cạnh tranh cao và nước ta có
nguy cơ thua ngay trên sân nhà. Khi doanh nghiệp sản xuất hàng hóa không tiêu
thụ được sẽ gặp khó khăn trong chi phí trả lương nhân công, chi phí đóng thuế,
việc quay vòng vốn dẫn đến một số doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt tài chính.
2.2 Đầu tư nước ngoài
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 5 tháng đầu năm 2019, vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,74 tỷ USD, tăng gần 70%
so với cùng kỳ 2018. Đáng chú ý, vốn đầu tư từ Trung Quốc cũng tăng mạnh, đạt 2
tỷ USD ở tất cả hợp phần, trong đó riêng phần đăng ký cấp mới là 1,56 tỷ USD,
tăng 450% so với con số 280 triệu USD của cùng kỳ 2018. Đồng NDT giảm giá
làm cho tăng trưởng trong nước suy giảm (chỉ 6,6% trong năm 2018) là nguyên
nhân khiến doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam.
Số liệu trích từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tính đến năm 2019, có 2.807 dự án của Trung Quốc đã vào Việt Nam với tổng
vốn đầu tư 16,26 tỉ USD. 5 tháng đầu năm 2019, vốn FDI vào Việt Nam đạt 16,74
tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ 2018. Vốn đầu tư từ Trung Quốc cũng tăng
mạnh, đạt 2 tỷ USD ở tất cả hợp phần, trong đó riêng phần đăng ký cấp mới là 1,56
tỷ USD, tăng 450% so với con số 280 triệu USD của cùng kỳ 2018.
Trung Quốc đứng thứ 9 với vốn đăng ký là hơn 10,1 tỷ USD với 1296 dự án vào
năm 2015 chiếm khoảng 3,15% tổng FDI. Qua biểu đồ thấy được Trung Quốc
không ngừng đầu tư vào Việt Nam dù đồng CNY mất giá.
Mặt khác, Việt Nam bị mất lợi thế trong thu hút dòng vốn chuyển dịch vào
ASEAN do một loạt các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,…
cùng giảm giá đồng nội tệ theo Trung Quốc. Các nước giảm tiền tệ ở mức thấp có
lợi thế về thu hút FDI hơn. Trong khi đó, Việt Nam có mức giảm thấp hơn. 2.3 Nợ nước ngoài
(Nguồn: Bản tin công nợ số 13, Bộ Tài Chính. Dự trữ ngoại tệ: Ngân hàng Thế giới)
Nợ nước ngoài chủ yếu vay bằng USD, JPY, EUR, trong đó tỷ lệ vay nợ bằng
USD tăng mạnh qua các năm. Khi mà đồng nhân dân tệ trượt giá thì Việt Nam sẽ
được lợi từ khoản vay nợ từ trước đó của Trung Quốc khi thanh toán, Đồng thời,
Việt Nam sẽ bị thiệt hại khi tỉ giá VND / USD thay đổi do ngân hàng nhà nước
phải nới lỏng tỉ giá để đối phó. Khi VND mất giá so với USD,nợ nước ngoài của
Việt Nam tăng lên. Nguyên nhân còn do việc Chính phủ gia tăng nguồn lực tài
chính ở ngoài nước để đầu tư vào nên kinh tế, từ đó thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài cũng như việc sụt giảm các khoản thu từ thuế nhập khẩu. Và nợ nước ngoài
của Việt Nam cũng đáng lo ngại vì chiếm phần lớn là nợ của doanh nghiệp.
2.4 Dịch vụ thu ngoại tệ
Việc NDT mất giá liên tiếp sẽ khiến những người có thu nhập trung bình hoặc khá
ở Trung Quốc hạn chế đi du lịch hoặc mua sắm ở nước ngoài, do chi phí đắt đỏ
hơn. Tổng cục Thống kê cũng cho biết mặc dù chiếm tỷ lệ cao nhưng khách du lịch
Trung Quốc lại là đối tượng chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế khác tại Việt Nam.
Dữ liệu của Tổng cục Thống kê trong vòng 5 năm trở lại đây cho thấy, mỗi năm
lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đều chiếm từ 20 - 25% tổng lượng
khách quốc tế tới nước ta. Đây cũng là nhóm du khách tới Việt Nam đông đảo nhất.
Chẳng hạn, năm 2012, có 1,4287 triệu khách Trung Quốc vào Việt Nam, chiếm
21% tổng lượng khách Quốc tế. Tới năm 2013, con số này đã tăng lên 1,9078 triệu lượt khách, chiếm 25%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tỉ lệ này đã giảm dần qua các năm 2014, 2015. Tới năm 2015, chỉ có 1.7809 triệu
lượt khách Trung Quốc tới Việt Nam, giảm hơn 200.000 người so với 2014.
Tuy nhiên, sang năm 2016 này, lượng khách du lịch quốc tế từ Trung Quốc đã tăng
trở lại. Tổng cục Thống kê cho biết, 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã đón 1,2
triệu lượt du khách Trung Quốc, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái và gần bằng
tổng số du khách Trung Quốc tới Việt Nam năm 2012. 3. Giải pháp
3.1. Toàn nền Kinh tế:
Việt Nam cần kiên trì cơ cấu nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc của xuất khẩu Việt
Nam vào thị trường Trung Quốc. Cần phải phát triển đồng bộ từ công nghiệp hỗ
trợ hoặc thay thế thị trường nhập khẩu Trung Quốc sang các thị trường khác như Singapore, Malaysia, Canada.
3.2. Đối với nhà nước:
-Điều chỉnh tỷ giá một cách phù hợp theo cơ chế thị trường thông qua thị trường ngoại hối, lãi suất,…
-Hỗ trợ hoạt động xuất khẩu một cách mạnh mẽ: giảm chi phí về thủ tục
xuất nhập khẩu cả về thời gian và tiền bạc
-Hỗ trợ các DN nội địa trong việc khai thác thị trường trong nước.
-Cần kiểm soát tốt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
3.3. Đối với doanh nghiệp
Thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, mở cửa, tạo điều kiện cho mọi thành
phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cấm.
Thay việc Nhà nước đầu tư toàn bộ bằng cách Nhà nước quy hoạch, thiết kế, xây
dựng phương án và kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho nhân
dân đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tạo luật chơi để các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh một cách lành mạnh. *) Nguồn tham khảo
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính(2015), "Hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong bối
cảnh Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ",
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=BTC073511
2. Cổng thông tin điện tử bộ Tài chính (2015) "Toàn cảnh kinh tế thế giới năm tháng 8/2015",
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=BTC073373
3. Cổng thông tin điện tử Viện phát triển Bảo hiểm Việt Nam (2018), "Trung Quốc phá giá nhân
dân tệ: Tiền Việt ra sao?",
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=UCMTMP127238
4. Exchange Rates, "US Dollar to Chinese Yuan Spot Exchange Rates for 2018",
https://www.exchangerates.org.uk/USD-CNY-spot-exchange-rates-history-2018.html
5. Người lao động (2015), "Vì sao Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ?", https://nld.com.vn/thoi-
su-quoc-te/vi-sao-trung-quoc-pha-gia-dong-nhan-dan-te-20150812161115334.htm
6. Tuổi trẻ (2015), "Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ gây sốc toàn cầu",
https://tuoitre.vn/trung-quoc-pha-gia-dong-nhan-dan-te-gay-soc-manh-947466.htm
7. VNEconomy (2018), "Tỷ giá USD/VND và ám ảnh phá giá Nhân dân tệ ba năm trước",
https://vneconomy.vn/ty-gia-usd-vnd-va-am-anh-pha-gia-nhan-dan-te-ba-nam-truoc.htm
8. Tổng cục Thống kê, “Xuất nhập khẩu hàng hóa 2019”
https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2019/10/IMEX-2016.pdf