Tài liệu Triết học Mác - Lênin | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tài liệu Triết học Mác - Lênin | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mac - Lenin (TH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. Phần tự chọn
Câu 1: Làm rõ vai trò của Triết học Mác – Lenin trong đời sống xã hội và trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Gần 4 thập kỉ đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội; góp phần vào thành công này, triết
học Mác- Lênin đã phát huy được các vai trò: Thứ nhất, thế giới quan, phương
pháp luận khoa học. Thứ hai, cơ sở lí luận khoa học của đường lối đổi mới toàn
diện. Thứ ba, đổi mới tư duy lí luận của Đảng ta. Vai trò của triết học Mác-
Lênin góp phần khẳng định sức mạnh giá đỡ tinh thần của hệ tư tưởng chủ
nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam nói riêng; Khẳng định giá trị khoa học và cách
mạng của triết học Mác- Lênin được vận dụng sáng tạo trong thế kỉ XXI ở Việt
Nam trước thực tiễn còn nhiều khó khăn của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Mục đích của triết học Mác Lê-nin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận
thức và hoạt động thực tiễn phục vụ lợi ích của con người.Triết học Mác Lê-nin
đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của thế
giới quan cộng sản. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học để
đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức
được mục đích ý nghĩa của cuộc sống, nâng cao vai trò tích cực,
sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để
xác lập nhân sinh quan tích cực. Triết học Mác Lê-nin thể hiện
chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho
nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó còn trang bị cho con
người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ
nhận thức khoa học, giúp con người phát triển tư duy khoa học,
đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.Triết học Mác Lê-nin kế
thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy
triết học nhân loại, nó được các mác và Ph. Ăng-ghen sáng tạo
ra và V.I.Lê-nin phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa
duy vật biện chứng trong việc xem xét thế giới tự nhiên cũng
như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người. Với tư cách là
một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa
lý luận và phương pháp, triết học Mác Lê-nin là cơ sở triết học
của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất
phát của phương pháp luận. Nắm vững triết học triết học Mác-
Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà
còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Nguyên tắc
khách quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể
theo tinh thần biện chứng, đồng thời nó ngăn ngừa thái độ chủ
quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào hoạt động thực
tiễn. Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể
cũng như bản thân triết học, sự hợp tác chặt chẽ giữa những
người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà khoa học khác là
hết sức cần thiết. Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát
triển của khoa học và bản thân triết học.
Ngày nay trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công
nghệ, sự gắn bó càng trở nên đặc biệt quan trọng. Trong kỷ
nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội
dung và hình thức biểu hiện mới. Trong tình hình đó, lý luận
triết học sẽ trở nên khô cứng và lạc hậu, nếu không được phát
triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao của khoa
học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập
trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì đứng
trước những phát hiện mới mẻ người ta có thể mất phương
hướng và đi đến kết luận sai lầm về triết học. Tuy nhiên, triết
học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách
giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động nhận thức cũng
như hoạt động thực tiễn. Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn
cho những vấn đề đó, bên cạnh tri thức triết học cần có hàng
loạt những tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh
nghiệm do cuộc sống tạo nên một cách trực tiếp ở mỗi con
người. Thiếu tri thức đó, việc vận dụng những nguyên lý triết
học không những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường
hợp có thể còn dẫn đến những sai lầm mang tính giáo điều.