-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ vì đây là thời kì cải biến từ xã hội cũ thành xã hội mới. Dân tộc ta phải thay đổi triệt để lối suy nghĩ, thành kiến cùng nếp sống, sinh hoạt đã gắn liền từ hàng ngàn năm để vùng dậy xoá bỏ giai cấp bốc lột; biến một đất nước đang trên đà dột nát, nghèo nàn thành một nước có văn hoá cao hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo Hồ Chí Minh, thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ vì đây là thời kì cải biến từ xã hội cũ thành xã hội mới. Dân tộc ta phải thay đổi triệt để lối suy nghĩ, thành kiến cùng nếp sống, sinh hoạt đã gắn liền từ hàng ngàn năm để vùng dậy xoá bỏ giai cấp bốc lột; biến một đất nước đang trên đà dột nát, nghèo nàn thành một nước có văn hoá cao hơn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49831834
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ - Tính chất:
Theo Hồ Chí Minh, thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến
sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ vì đây là thời kì cải biến từ xã
hội cũ thành xã hội mới. Dân tộc ta phải thay đổi triệt để lối suy nghĩ, thành kiến cùng
nếp sống, sinh hoạt đã gắn liền từ hàng ngàn năm để vùng dậy xoá bỏ giai cấp bốc lột;
biến một đất nước đang trên đà dột nát, nghèo nàn thành một nước có văn hoá cao hơn,
mang đến đời sống hạnh phúc vui tươi cho nhân dân. Sự thay đổi này càng khó khăn
hơn khi nước ta có những điều kiện không thuận lợi, nước ta là một nước công nghiệp
lạc hậu và chỉ vừa mới thoát khỏi ách thống trị của phong kiến, thực dân vậy nên thời
kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta phải được thực hiện dần dần, không thể
có thể thành công trong một sớm một chiều và cũng không làm mau chóng được. - Đặc điểm
Đặc điểm của thời kỳ quá độ ở nước ta là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm
này đã quy định nhiệm vụ của dân tộc ta trong thời kỳ quá độ và nảy sinh ra nhiều mâu
thuẫn cơ bản đó chính là sự đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ và xã hội mới trong
tất cả lĩnh vực của đời sống đó có thể là giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo
xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta. Đôi khi các
yếu tố của xã hội cũ còn chiến thắng những yếu tố mới xuất hiện. - Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ đó chính là đấu tranh cải tạo, xoá bỏ những tàn tích của
chế độ xã hội cũ, đồng thời xây dựng các yếu tố mới phù hợp với quy luật tiến lên chủ
nghĩa xã hội trên tất cả lĩnh vực của đời sống, trong đó:
+ Về chính trị: phải xây dựng được chế độ dân chủ nhân dân, muốn xây dựng được chế
độ này thì phải chống tất cả các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, đồng thời phải bồi
dưỡng, giáo dục để nhân dân có tri thức, có năng lực làm chủ chế độ xã hội. + Về kinh
tế, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vẫn còn nghèo nàn cùng kĩ thuật lạc hậu, việc cải
tạo nền kinh tế cũ để xây dựng nền kinh tế mới với nền công – nông hiện đại phát triển
là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Đó là quá
trình cải tạo, xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là
phải gắn liền với việc thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. + Về văn hoá, phải
triệt để tẩy trừ mọi vết tích của xã hội cũ như di tích thuộc địa hay những ảnh hưởng nô
dịch của văn hoá đế quốc, đồng thời phải phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để hướng tới một nên văn hoá có tính dân tộc, khoa học, đại chúng.
+ Về các quan hệ xã hội, phải loại bỏ những quan hệ cũ, xây dựng xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh kết hợp hài hoà giữa cá nhân và tập thể về lợi ích, tính cách, năng lực
để con người phát huy năng lực, sở trường của bản thân, góp phần vào xây dựng đất nước. lOMoAR cPSD| 49831834
2. Một số nguyên tắt xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ
- Thứ nhất, mọi hành động tư tưởng hành động phải được thực hiện dựa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác-Lênin, bởi vì đó là khoa học về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội,
cuộc cách mạng mà giai cấp công nhân thực hiện chỉ có thể đạt được thành tựu trên
cơ sở trung thành sắt đá với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tuy nhiên
phải biết vận dụng một cách hợp lý với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
- Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc vì độc lập dân tộc là mục tiêu trước hết, là
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, là mong muốn và mục tiêu
phấn đấu suốt cuộc đời cách mạng của Người. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thứ ba, phải đoàn kết, học tập kinh nghiệm của các nước anh em bởi “cách mạng
Việt Nam là bộ phận của lực lượng hoà bình, dân chủ, xã hội chủ nghĩa trên thế
giới”. Người coi sự đoàn giữa các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công
nhân có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các
nước anh, em, vận dụng những kinh nghiệm ấy vào hoàn cảnh cụ thể đất nước.
- Thứ tư, xây phải đi đôi với chống. Bên cạnh xây dựng các lĩnh vực đời sống của xã
hội mới, phải chống lại mọi hình thức của các thế lực phá hoại cách mạng, sẵn sàng
đập tan âm mưu của kẻ thù, chống lại thái độ thờ ơ và chủ nghĩa cá nhân, một thứ
bệnh hại mình, hai nước, hại dân.