Tài liệu Văn học dân gian | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Tài liệu Văn học dân gian | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 15 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

VĂN HỌC DÂN GIAN
I. Khái quát về văn học dân gian:
1. Khái niệm:
VHDG những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá
trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tưởng, tình cảm của nhân dân lao động
về tự nhiên, hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
- Tính tập thể: VHDG sáng tác không chỉ của một nhân cả một cộng
đồng, lưu truyền và sáng tạo từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác.
- Tính truyền miệng: từ đặc trưng này khiến VHDG có tính dị bản, đồng thời hình
thành các motip, làm phong phú cho kho tàng VHDG.
- Tính dân tộc: xuất phát từ lời ăn tiếng nói của nhân dân, phản ảnh tâm hồn nhân
dân, VHDG mang tính dân tộc đậm đà.
- Tính nguyên hợp:
+ VHDG thuộc bộ phận văn hóa dân gian (sân khấu dân gian/ văn học dân gian/
kiến trúc dân gian và đời sống tâm linh)
+ VHDG có sự gắn bó mật thiết với các bộ phận còn lại.
(VD: An Dương Vương MC, TT: sự kết hợp giữa đời sống tâm linh, lịch sử
kiến trúc dân gian)
3. Vai trò của văn học dân gian
- VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan…, góp phần quan trọng bồi
dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực lành
mạnh.
VD: + Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi lấy nước tắm cho con mình
Con mình vừa đẹp vừa xinh
Một nửa giống mình một nửa giống ta (tình yêu cao thượng)
+ Truyện thơ Tiễn dặn người yêu:
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già
- VHDG góp phần giữ gìn, bảo tồn tiếng nói dân tộc, làm giàu đẹp thêm cho ngôn
ngữ dân tộc.
2. Một số thể loại VHDG tiêu biểu
a. Truyện cổ tích:
* Khái niệm:
Trong quyển Văn học dân gian, Hoàng Tiến Tựu cũng đã đưa ra nhận định về
truyện cổ tích như sau: “Nói một cách tổng quát thì truyện cổ tích loại truyện
dân gian tính chất phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua
nhiều thời kỳ hội khác nhau gắn chặt với quá trình tan của công nguyên
thuỷ, hình thành gia đình phụ quyền phân hoá giai cấp trong hội. Nó hướng
về những vấn đề bản, những số phận, quan hệ những xung đột tính chất
riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếuxã hội phong
kiến). Nó dùng một kiểu tưởng tượng cấu riêng (có thể gọi “tưởng tượng
cấu cổ tích”) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời
sống khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm
và tiêu khiển của nhân dân.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu cổ tích là thể loại tự sự dân gian, phản ảnh hiện thực
hội đan cài những yếu tố ảo, hoang đường nhằm thể hiện quan điểm đạo
đức, mơ ước, khát vọng của nhân dân.
* Hệ thống nhân vật:
Nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng: nhân vật được sáng tạo để đại
diện cho quan điểm, tư tưởng của nhân dân.
- Kiểu nhân vật người bất hạnh: người đi ở, người mồ côi, người em út, người con
riêng, người đội lốt xấu xí…
- Kiểu nhân vật tài giỏi thông minh: dũng sĩ, cậu bé thông minh…
- Kiểu nhân vật ngốc nghếch: chàng ngốc
(Ngoài ra còn có các nhân vật phù trợ: tiên, bụt)
* Cốt truyện:
- Xoay quanh số phận nhân vật chính với những đau khổ, bất công, thiệt thòi phản
ảnh hiện thực hội. Bởi truyện cổ tích ra đời khi hội đã sự phân hóa giai
cấp bóc lột – bị bóc lột. Truyện cổ tích là tiếng nói bất bình của nhân dân trước xã
hội bất công ấy.
(VD: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt…)
- Đan cài những yếu tố ảo, nhân vật chính thường được giúp đỡ, kết truyện
hậu thể hiện ước của nhân dân về một xã hội công bằng, người tốt được đền
đáp, kể xấu bị trừng trị. (ông bụt, bà tiên….)
* Giá trị nội dung:
- Truyện cổ tích thể hiện quan điểm đạo đức của nhân dân: thiện – ác phân minh, ở
hiện gặp lành, ác giả ác báo.
- Truyện cổ tích thể hiện quan điểm thẩm mĩ của nhân dân: cái đẹp hài hòa, cái đẹp
là tổng hòa giữa vẻ đẹp hình thức và tâm hồn. Người đẹp là những người hiền lành,
cần trong lao động, luôn khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Cái đẹp của
người con gái thường nhỏ xinh (bàn chânTấm, bàn chân nhỏ thước đo,
chuẩn mực của người con gái đẹp).
- Truyện cổ tích thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân: Trong truyện cổ tích,
cuộc chiến thiện ác chưa bao giờ ngừng nghỉ ( Tấm 5 lần 7 lượt bị hãm hại),
nhưng cái ác càng cố vùi dập, thì cái thiện càng mạnh mẽ vươn lên, chiến đấu
chiến thắng. Nhân dân ta luôn lạc quan rằng người tốt cuối cùng sẽ được đền đáp,
kẻ ác sẽ bị trừng trị. Sự sống không kết thúc luân hồi xoay chuyển, cuối hầm
tối sẽ ánh sáng. (VD: Tấm qua 4 lần chuyển kiếp, bị hãm hại nhưng
Tấm không chết, hóa thân, nối dài sự sống trong một hình hài khác. Nhân
vật vua là phần thưởng cho cô Tấm, cô Tấm sau bao lần bị hãm hại đã được hạnh
phúc bên vua). (VD: Truyện Sọ Dừa: Sọ Dừa đưa cho vợ 1 hòn đá lửa, 1 con dao,
2 quả trứng. Hòn đá lửa con dao công cụ lao động. 2 quả trứng biểu
tượng cho sự sống, cho sự sinh sôi nảy nở. Con người bị đẩy vào nghịch cảnh,
nhưng còn lao động còn có thể sống. sự sống tưởng chừng tắt lịm nhưng lại
được nối dài, như 2 quả trứng nở thành đôi gà trống mái).
Tinh thần lạc quan không chỉ của riêng truyện cổ tích còn tinh thần chung
của VHDG. Tinh thần lạc quan ấy chính phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao
động được phản chiểu trong VHDG.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Motip truyện gần gũi với những truyện cổ tích trên thế giới
- Ngôn ngữ truyện cổ tích giàu chất hiện thực nhưng cũng thấm đượm chất trữ
tình. + Hiện thực: Truyện cổ tích thường không dài, ngắn gọn, cô đọng nhưng giàu
sức gợi. (VD: Tấm Cám 2 chị em cùng cha khác mẹ. Tấm…. Cám…. chỉ 2
câu văn giới thiệu ngắn gọn nhưng đã hé mở về số phận, hoàn cảnh của nhân vật,
dự đoán về mâu thuẫn sẽ nảy sinh).
+ Trữ tình: sự đan cài các chi tiết li kì, ảo lối kể chuyện kết hợp với ca dao,
tục ngữ ( )Chuông khánh còn chẳng ăn ai/ Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre
Nhận định “Các nhà văn học được văn trong cổ tích, các nhà thơ học được
thơ trong ca dao”.
b. Ca dao:
* Nhân vật trữ tình trong ca dao:
- Con người:
+ Người phụ nữ, người mẹ (Thân em…)
+ Nam-nữ (Chàng – thiếp, Mình – ta, Anh – nàng …)
+ Người nông dân, người đi ở
+ Cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em
- Con vật được nhân cách hóa: con cò, con trâu, con rùa….
* Kết cấu, thể thơ:
- Kết cấu:
+ Kết cấu đơn: lời bộc bạch, giãi bày (Thân em…)
+ Kết cấu đối đáp: lời đối đáp của trai gái
VD: Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm cho anh
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi?
- Thể thơ:
+ Lục bát và lục bát biến thể: chiếm đa số
+ Còn lại là thể thơ 4,5 chữ (VD: Khăn thương nhớ ai…)
* Không gian thời gian:
- Không gian:
+ Thiên nhiên:
Đường đi trên động dưới khe
Chim kêu vượn hót không nghe tiếng nàng
+ Xã hội
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
+ Tâm trạng:
Lên truông than thở với truông
Ở đây than thở với nường đôi câu
- Thời gian: chủ yếu là thời gian tâm trạng ( )đêm đêm, chiều chiều…
* Ngôn ngữ, hình ảnh:
- Ngôn ngữ:
+ Giản dị, mộc mạc mà tinh tế, sâu sắc
+ Sử dụng lối ví von, so sánh ẩn dụ đậm chất thơ
+ Motip: thân em, em như, ước gì….
- Hình ảnh:
+ Phong phú, đa dạng, vừa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: cây cầu, khăn,
dải yếm…
* Một số hình tượng trong ca dao:
- Cây cầu dải yếm:
Không gian hẹn quen thuộc trong ca dao nơi bến nước, sân đình, dòng
sông với cây cầu bắc ngang, chàng bên này sông, thiếp bên kia sông. lẽ vậy
hình ảnh cây cầu xuất hiện rất nhiều lần trong ca dao. Cầu cành hồng, cầu sợi
chỉ, cầu ngọn mùng tơi, cầu cành trầm… cũng những cây cầu-tình yêu chỉ
trong tưởng tượng, thể hiện khao khát, khát vọng cháy bỏng được nhau của
những chàng trai, gái đang yêu. Chúng rất xa thực tế, nếu không muốn nói
chúng phi lôgic thông thường, vô lý đến không giải thích được. Thế nên chúng rất
nên thơ, lãng mạn xuất phát từ khát vọng yêu đương chân thành, hồn nhiên của
người bình dân. Nhưng lẽ đặc sắc nhất, táo bạo nhất phải kể đến cây cầu dải
yếm:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Dải yếm từng xuất hiện trong bài ca dao:
Kiếp sau đừng hóa ra người
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân.
Dải yếm mỏng manh, nhỏ là vật kín đáo, mềm mại, gắn với vẻ đẹp xuân thì
của người con gái. Một vật như vậy lại được mang ra bắc cầu, thì chắc chắn chiếc
cầu ấy chiếc cầu tình cho đôi lứa đến bên nhau. Khát vọng bắc cầu dải yếm
khát vọng tình yêu mãnh liệt, vượt qua vòng ràng buộc của lễ giáo phong kiến,
minh chứng cho tình yêu lứa đôi nồng nàn say đắm, là tiếng nói táo bạo của những
người phụ nữ trong hội xưa. lẽ cây cầu dải yếm cây cầu độc nhất
nhị, cây cầu của tình yêu, khát vọng, cây cầu mơ ước của nhân dân ta bao đời nay.
- Dải lụa đào – củ ấu gai
Dải lụa đào mềm mại đẹp đẽ, củ ấu gai xì, xấu xí, 2 hình ảnh tưởng chừng mâu
thuẫn nhưng lạinét tương đồng đặc biệt. Đây là 2 hình ảnh được sử dụng trong
những bài ca dao motip “ ” quen thuộc:Thân em
-Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
-Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Nét chung của hai hình ảnh tấm lụa đào và củ ấu gai là cùng ẩn dụ về cái đẹp. Nếu
tấm lụa đào mềm mại là biểu tượng cho vẻ đẹp tươi thắm, mềm mại bên ngoài của
người phụ nữ, thì củ ấu gai lại biểu tượng cho vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn ẩn
giấu trong một hình thức bình thường. Dẫu tấm lụa đào hay củ ấu gai, thì
người cất lời ca thân em đều là những người có ý thức về giá trị bản thân, đều nuôi
dưỡng khát vọng có người nhìn ra giá trị của mình, dù nó hiển hiện bên ngoài hay
sâu kín bên trong. Đó khát vọng bình dị cao đẹp người bình dân muốn
gửi gắm qua hai hình tượng tấm lụa đào, củ ấu gai.
III. Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết:
1. Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết
a. Ảnh hưởng ở phương diện nội dung:
* Tình yêu quê hương đất nước tha thiết:
- VHDG:
+ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
+ Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long.
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.
Vụ năm cho đến vụ mười,
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Trời ra: gắng; trời lặn: về.
Ngày ngày, tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
- VHV:
+Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập đã lấy đề tài là cảnh vật làng xóm quê hương,
cỏ cây hoa lá, đời sống lao động của nhân dân:
- Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
- Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây
(So sánh với bài ca dao: Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ
đi)
* Tình yêu lao động
- VHDG:
+ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
+ Tấm cần cù, chăm chỉ lao động, hóa thân cũng hóa thân thành công cụ lao
động, từ quả thị bước ra cũng chăm chỉ giúp bà cụ hàng nước.
* Chủ nghĩa nhân đạo: phê phán cái xấu xa, bênh vực số phận con người, đặc
biệt là người phụ nữ
- VHGD:
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
+ Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt kẻ phàm rửa chân
- VHV:
+ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
+ Thân em như quả mít trên cây
Vỏ nó xù xì múi nó dày
+ Thân lươn bao quản lấm đầu
Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa
* Tinh thần nhân văn, sự lạc quan, mơ ước về một xã hội công bằng, một cuộc
sống tốt đẹp hơn.
- VHDG:
+ Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
+ Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa
+ Bài ca dao 10 cái Trứng
+ Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc còn chổi nảy cây
- VHV:
+ Vợ chồng A Phủ: khát vọng sống của Mị.
+ Mùa lạc:
“Huê thơm bán một đồng mười/ Huê tàn nhị rữa bán đôi lạng vàng.”
“Hình ảnh màu xanh của đỗ, của lạc, của ngô, màu đỏ của hoa trái dần phủ lên
mảnh đất Điện Biên còn đầy thương tích chiến tranh. Hình ảnh những con ngỗng
bì bạch, bóng dáng nặng nề của các chị đang có mang, tiếng trẻ con khócâm thanh
của sự sống. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi.”
“Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những hi sinh, gian khổ.
Ở đời này không con đường cùng, chỉ những ranh giới, điều cốt yếu phải
có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy.”
b. Ảnh hưởng về phương diện nghệ thuật:
* Thể thơ lục bát và biến thể lục bát đậm đà màu sắc dân tộc
- VHDG:
Thể thơ lục bát mang đến âm điệu uyển chuyển cho những bài ca dao.
- VHV:
+ Truyện Kiều
+ Chinh phụ ngâm khúc
+ Thơ Nguyễn Bính:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
“Nhà em cách 4 quả đồi
Cách 3 ngọn núi cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy anh đừng thương em”
+Thơ Nguyễn Duy: Tre Việt Nam
“Con bay lả bay la/ Theo câu quan họ bay ra chiến trường/Nghe ai hát giữa
núi non/ mà hương đồng cứ dập dờn trong mây.” (Khúc dân ca)
- Kết cấu
+ Kết cấu đơn: motip “Thân em”
VHV: Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi bà chìm với nước non
+ Kết cấu đôi: đối đáp
- Lối kể chuyện
+ VHDG: truyện cổ tích
+ VHV:
(Vợ chồng A Phủ: Mị mang bóng dáng của những cô gái nghèo bất hạnh, A Phủ là
hiện thân của những nhân vật mồ côi, nghèo khó nhưng mang sức sống mãnh liệt)
(Sự vận dụng cốt truyện trong kịch Hồn Trương Ba – Da hàng thịt: hoán đổi thân
xác
bi kịch tâm hồn)
(Người con gái thủy thần: hình tượng nhân vật Mẹ Cả mang màu sắc huyền hoặc
như bước ra từ trong cổ tích).
- VHV dùng VHDG làm chất liệu sáng tác
(Đất nước Nguyễn Khoa Điềm: miếng trầu, trồng tre đánh giặc, gừng cay muối
mặn, đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm, con chim phượng hoàng bay về hòn
núi bạc, con ngư ông móng nước biển khơi, yêu em từ thủa trong nôi, biết quý
công cầm vàng những ngày lặn lội)
(Nguyễn Duy: Bom giội, nhà tôi bay mất/ đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa
chiền/ thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết/ bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn)
IV. Luyện đề:
1. Đề 1:
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại
đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, văn học dân gian vẫn xứng đáng được coi
như
một nguồn vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật
(Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục năm 2007, trang 23)
Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên.
Đáp án:
1. Giới thiệu:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: VHDG có vị trí vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà
bản sắc dân tộc.
2. Giải thích:
- Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản
sắc dân tộc: là sự nghiệp lớn lao đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra, là công cuộc làm
giàu đẹp thêm cho văn học dân tộc, bắt kịp xu hướng thời đại nhưng vẫn giữ được
bản sắc riêng.
- Văn học dân gian là: bộ phận quan trọng cấu thành nên toàn bộ nền văn học VN.
Đó là hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất, gắn bó với đời sống lao động và tâm
hồn người Việt.
- mà văn học dân gian đem đến cho sự sáng tạo nghệ thuật chính Nguồn vô tận
là nền tảng ban đầu, là nguồn chất liệu giàu đẹp, là pho kinh nghiệm mẫu mực
về sáng tạo nghệ thuật.
Như vậy VHDG chính là nền tảng để xây dựng một nền VHV hiện đại nhưng vẫn
đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Chứng minh:
- Văn học dân gian có nội dung phong phú, góp phần bảo tồn và phát huy
những truyền thống tư tưởng tốt đẹp của con người Việt Nam, là nguồn cảm
hứng cho các tác giả văn học viết.
+ Cần cù trong lao động, thủy chung, nhân hậu trong đời sống: ca dao, cổ tích Tấm
Cám, Thạch Sạch…
+ Lạc quan, có niềm tin, biết ước mơ, biết vươn lên vượt qua nghịch cảnh: ca dao,
cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Tiên Dung-Chử Đồng Tử.
+ Phê phán đả kích cái xấu, cái ác, sẵn sàng đứng dậy chống lại cái xấu, cái ác:
Tấm Cám.
Tự chung lại đó chính là chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, là
nền tảng cho sự phát triển của văn học viết.
- Văn học dân gian chứa đựng một kho tàng kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật.
Văn học dân gian là chất liệu, là kho tàng không bao giờ vơi cạn để văn học viết
học tập:
+ Thể thơ, lối kể chuyện: thể thơ lục bát đã đi vào thơ của các nhà thơ trung đại,
hiện đại, lối kể chuyện, kiểu nhân vật cổ tích đã đi vào truyện ngắn hiện đại.
+ Các nhà thơ, nhà văn dùng văn học dân gian làm chất liệu sáng tạo: Truyện Kiều,
thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Bính, Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm, thơ Vũ
Quần Phương, truyện ngắn hiện đại….
- Lịch sử văn học đã cho thấy được sự tác động mạnh mẽ của văn học dân gian
đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết: chứng minh bằng những tác
giả tiêu biểu của VHV: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính,
Nam Cao, Tố Hữu, Hồ Chí Minh…(Mỗi tác gia phải đưa ra dẫn chứng). Đó là
những tác giả của cả văn học trung đại và văn học hiện đại, cả thơ và văn xuôi, là
những tên tuổi đánh dấu những chặng đường phát triển của VHV. Điều đó chứng
tỏ sự tác động của VHDG đến sự hình thành và phát triển của VHV.
Khái quát lại vấn đề và khẳng định ý nghĩa của lời nhận định. Bày tỏ thái độ trân
trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn học dân gian và vấn đề bản
sắc dân tộc.
2. Đề 2:
SGK Ngữ văn 10 có viết: “Hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có
tác động qua lại. Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở những cá
tính sáng tạo, trong điều kiện lịch sử nhất định, thì đất nước lại thấy được sự xuất
hiện của những thiên tài văn học với những áng văn bất hủ.”
Bằng kiến thức về những tác gia đã học, anh/ chị hãy chứng minh nhận định trên.
Đáp án:
1. Giải thích:
a. Là gì?
- Bộ phận văn học dân gian: văn học được sáng tác bởi những người bình dân, ra
đời khi chưa có trữ viết, lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.
- Bộ phận văn học viết: được sáng tác bởi tầng lớp trí thức, phong phú về thể loại,
lưu truyền bằng chữ viết.
- : hai bộ phận văn học này tưởng chừng rất khác biệt, từ đối Tác động qua lại
tượng sáng tác, hình thức lưu truyền, nhưng thực chất lại có tác động qua lại với
nhau. Mối quan hệ giữa VHDG và VHV là mối quan hệ tương tác hai chiều.
VHDG ảnh hưởng to lớn đến VHV và VHV cũng có tác động nhất định đến
VHDG.
- Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở những cá tính sáng tạo,
trong điều kiện lịch sử nhất định, thì đất nước lại thấy được sự xuất hiện của
những thiên tài văn học với những áng văn bất hủ: những thiên tài văn học là
những người được hấp thụ tinh hoa văn học dân gian, cộng với tài hoa, cá tính,
trong những bối cảnh lịch sử biến động, khơi dậy trong họ nỗi đau đời, từ đó viết
lên những sáng tác vĩ đại. Chúng ta có thể minh chứng bằng “Truyện Kiều”
(Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tố Hữu, thơ chủ tịch HCM.
b. Tại sao?
- Điều gì làm nên sự tác động qua lại giữa VHDG và VHV:
+ VHDG là bầu sữa ngọt ngào nuôi dưỡng mọi thế hệ cầm bút
+ Những tác phẩm VHV vĩ đại lại có thể đi vào đời sống nhân dân lao động, trở
thành chất sống để tác giả dân gian sáng tác ngược lại thành VHV.
+ Cả VHDG và VHV đều mang chủ nghĩa hiện thực sâu sắc: phản ánh, tố cáo xã
hội, và chủ nghĩa nhân đạo cao cả: bênh vực, xót thương cho thân phận con người,
đều hướng đến những điều tốt đẹp, nhân ái.
-Vì sao khi tinh hoa hai nền văn học kết tinh lại ở những cá tính sáng tạo lại làm
nên những thiên tài văn học, những áng văn bất hủ:
+ Vì đó là khi những cá nhân sẵn mang trong mình tài hoa, trái tim lớn biết yêu
đời, yêu người, lại được thấm nhuần những tư tưởng của VHDG, họ sẽ viết lên
những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân, mà vẫn phản ánh được nỗi đau của
nhân loại từ ngàn đời.
+ Vì đòi hỏi muôn đời của văn chương là do con người, vì con người, nhưng đồng
thời mỗi người cầm bút phải có dấu ấn cá nhân của riêng mình.
2. Chứng minh:
Chứng minh bằng những tên tuổi lớn:
a. Nguyễn Du – Truyện Kiều: đại thi hào dân tộc, đôi mắt nhìn thấu sáu cõi,
tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời.
-Nội dung:
+ Truyện Kiều tố cáo một xã hội kim tiền ô trọc, đổi trắng thay đen.
+ Truyện Kiều phản ánh thân phận người phụ nữ, thân phận những người tài hoa,
bạc mệnh.
+ Truyện Kiều bày tỏ tấm lòng đau đớn, xót thương, chủ nghĩa nhân đạo cao cả.
-Nghệ thuật:
+Thể thơ lục bát dân tộc
+Sử dụng thành ngữ, tục ngữ làm chất liệu sáng tác: thân lươn bao quản lấm đầu,
nước chảy hoa trôi, đổi trắng thay đen…
-Tài năng, cá tính sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Mượn cốt truyện từ TQ nhưng lại viết lên 1 truyện thơ của người Việt.
+ Đôi mắt nhìn thấu xã hội và số phận con người.
b. Hồ Xuân Hương – thơ Nôm: bà chúa thơ Nôm
-Nội dung:
+ Phê phán xã hội nam quyền, thần quyền
+ Phản ánh số phận người phụ nữ trong xã hội ấy: bảy nổi ba chìm
+ Bộc lộ những khát vọng hạnh phúc, khát vọng công bằng
-Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ bình dị, mang màu sắc ca dao: quả mít, ốc nhồi, bánh trôi nước.
+ Bình dị hóa thể thơ Đường luật
-Tài năng, cá tính sáng tạo của HXH:
+ Tài hoa trong việc sử dụng tiếng Việt
+ Phong cách thơ độc nhất vô nhị
+ Tư tưởng tiến bộ vượt thời đại
c. Nguyễn Khoa Điềm – Trường ca “Mặt đường khát vọng”
-Nội dung:
+ Tư tưởng đất nước của nhân dân: tiếp nối truyền thống của văn học dân gian, văn
học trung đại (Bình ngô đại cáo).
+ Định nghĩa mới về đất nước
-Nghệ thuật:
+ Chất liệu dân gian đậm nét: cây tre, búi tóc, muối mặn gừng cay, cái kèo cái cột,
hạt gạo, miếng trầu…
+ Màu sắc triết học dân gian: triết tự đất – nước.
+ Giọng điệu thơ như lời kể, lời giãi bày, màu sắc của cổ tích, ca dao.
-Tài năng của NKĐ:
+ ĐỊnh nghĩa mới về đất nước
+ Tư tưởng tiến bộ: đất nước là của nhân dân, đất nước là những gì bình dị nhất.
3. Đánh giá:
-Với cả 3 tên tuổi: ND, HXH, NKĐ, những sáng tác đều mang đậm màu sắc
VHDG, chứng minh sự kế thừa từ VHDG.
- Đó là kết quả của quá trình gạn đục khơi trong, chắt lọc tinh túy của VHDG, kết
hợp với cá tính sáng tạo, làm nên những kiệt tác.
| 1/15

Preview text:

VĂN HỌC DÂN GIAN
I. Khái quát về văn học dân gian: 1. Khái niệm:
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá
trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động
về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
- Tính tập thể: VHDG là sáng tác không chỉ của một cá nhân mà là cả một cộng
đồng, lưu truyền và sáng tạo từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác.
- Tính truyền miệng: từ đặc trưng này khiến VHDG có tính dị bản, đồng thời hình
thành các motip, làm phong phú cho kho tàng VHDG.
- Tính dân tộc: xuất phát từ lời ăn tiếng nói của nhân dân, phản ảnh tâm hồn nhân
dân, VHDG mang tính dân tộc đậm đà. - Tính nguyên hợp:
+ VHDG thuộc bộ phận văn hóa dân gian (sân khấu dân gian/ văn học dân gian/
kiến trúc dân gian và đời sống tâm linh)
+ VHDG có sự gắn bó mật thiết với các bộ phận còn lại.
(VD: An Dương Vương và MC, TT: sự kết hợp giữa đời sống tâm linh, lịch sử và kiến trúc dân gian)
3. Vai trò của văn học dân gian
- VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan…, góp phần quan trọng bồi
dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh.
VD: + Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi lấy nước tắm cho con mình
Con mình vừa đẹp vừa xinh
Một nửa giống mình một nửa giống ta (tình yêu cao thượng)
+ Truyện thơ Tiễn dặn người yêu:
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già
- VHDG góp phần giữ gìn, bảo tồn tiếng nói dân tộc, làm giàu đẹp thêm cho ngôn ngữ dân tộc.
2. Một số thể loại VHDG tiêu biểu a. Truyện cổ tích: * Khái niệm:
Trong quyển Văn học dân gian, Hoàng Tiến Tựu cũng đã đưa ra nhận định về
truyện cổ tích như sau: “Nói một cách tổng quát thì truyện cổ tích là loại truyện
dân gian có tính chất phổ biến, hình thành từ thời cổ đại, phát triển, tồn tại qua
nhiều thời kỳ xã hội khác nhau gắn chặt với quá trình tan rã của công xã nguyên
thuỷ, hình thành gia đình phụ quyền và phân hoá giai cấp trong xã hội. Nó hướng
về những vấn đề cơ bản, những số phận, quan hệ và những xung đột có tính chất
riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp (ở Việt Nam chủ yếu là xã hội phong
kiến). Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng
và hư cấu cổ tích”) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời
sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ
và tiêu khiển của nhân dân.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu cổ tích là thể loại tự sự dân gian, phản ảnh hiện thực
xã hội và đan cài những yếu tố kì ảo, hoang đường nhằm thể hiện quan điểm đạo
đức, mơ ước, khát vọng của nhân dân.
* Hệ thống nhân vật:
Nhân vật trong truyện cổ tích là nhân vật chức năng: nhân vật được sáng tạo để đại
diện cho quan điểm, tư tưởng của nhân dân.
- Kiểu nhân vật người bất hạnh: người đi ở, người mồ côi, người em út, người con
riêng, người đội lốt xấu xí…
- Kiểu nhân vật tài giỏi thông minh: dũng sĩ, cậu bé thông minh…
- Kiểu nhân vật ngốc nghếch: chàng ngốc
(Ngoài ra còn có các nhân vật phù trợ: tiên, bụt) * Cốt truyện:
- Xoay quanh số phận nhân vật chính với những đau khổ, bất công, thiệt thòi phản
ảnh hiện thực xã hội. Bởi truyện cổ tích ra đời khi xã hội đã có sự phân hóa giai
cấp bóc lột – bị bóc lột. Truyện cổ tích là tiếng nói bất bình của nhân dân tr ước xã hội bất công ấy.
(VD: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt…)
- Đan cài những yếu tố kì ảo, nhân vật chính thường được giúp đỡ, kết truyện có
hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, người tốt được đền
đáp, kể xấu bị trừng trị. (ông bụt, bà tiên….)
* Giá trị nội dung:
- Truyện cổ tích thể hiện quan điểm đạo đức của nhân dân: thiện – ác phân minh, ở
hiện gặp lành, ác giả ác báo.
- Truyện cổ tích thể hiện quan điểm thẩm mĩ của nhân dân: cái đẹp hài hòa, cái đẹp
là tổng hòa giữa vẻ đẹp hình thức và tâm hồn. Người đẹp là những người hiền lành,
cần cù trong lao động, luôn có khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Cái đẹp của
người con gái thường nhỏ xinh (bàn chân cô Tấm, bàn chân bé nhỏ là thước đo, là
chuẩn mực của người con gái đẹp).
- Truyện cổ tích thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân: Trong truyện cổ tích,
cuộc chiến thiện – ác chưa bao giờ ngừng nghỉ (cô Tấm 5 lần 7 lượt bị hãm hại),
nhưng cái ác càng cố vùi dập, thì cái thiện càng mạnh mẽ vươn lên, chiến đấu và
chiến thắng. Nhân dân ta luôn lạc quan rằng người tốt cuối cùng sẽ được đền đáp,
kẻ ác sẽ bị trừng trị. Sự sống không kết thúc mà luân hồi xoay chuyển, cuối hầm
tối sẽ là ánh sáng. (VD: Cô Tấm qua 4 lần chuyển kiếp, dù bị hãm hại nhưng cô
Tấm không chết, mà hóa thân, nối dài sự sống dù trong một hình hài khác. Nhân
vật vua là phần thưởng cho cô Tấm, cô Tấm sau bao lần bị hãm hại đã được hạnh
phúc bên vua). (VD: Truyện Sọ Dừa: Sọ Dừa đưa cho vợ 1 hòn đá lửa, 1 con dao,
2 quả trứng. Hòn đá lửa và con dao là công cụ lao động. 2 quả trứng là biểu
tượng cho sự sống, cho sự sinh sôi nảy nở. Con người dù bị đẩy vào nghịch cảnh,
nhưng còn lao động là còn có thể sống. Và sự sống tưởng chừng tắt lịm nhưng lại
được nối dài, như 2 quả trứng nở thành đôi gà trống mái
).
Tinh thần lạc quan không chỉ của riêng truyện cổ tích mà còn là tinh thần chung
của VHDG. Tinh thần lạc quan ấy chính là phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao
động được phản chiểu trong VHDG.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Motip truyện gần gũi với những truyện cổ tích trên thế giới
- Ngôn ngữ truyện cổ tích giàu chất hiện thực nhưng cũng thấm đượm chất trữ
tình. + Hiện thực: Truyện cổ tích thường không dài, ngắn gọn, cô đọng nhưng giàu
sức gợi. (VD: Tấm và Cám là 2 chị em cùng cha khác mẹ. Tấm…. Cám…. chỉ 2
câu văn giới thiệu ngắn gọn nhưng đã hé mở về số phận, hoàn cảnh của nhân vật,
dự đoán về mâu thuẫn sẽ nảy sinh
).
+ Trữ tình: sự đan cài các chi tiết li kì, kì ảo và lối kể chuyện kết hợp với ca dao,
tục ngữ (Chuông khánh còn chẳng ăn ai/ Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre)
 Nhận định “Các nhà văn học được văn trong cổ tích, các nhà thơ học được thơ trong ca dao”. b. Ca dao:
* Nhân vật trữ tình trong ca dao: - Con người:
+ Người phụ nữ, người mẹ (Thân em…)
+ Nam-nữ (Chàng – thiếp, Mình – ta, Anh – nàng …)
+ Người nông dân, người đi ở
+ Cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em
- Con vật được nhân cách hóa: con cò, con trâu, con rùa….
* Kết cấu, thể thơ: - Kết cấu:
+ Kết cấu đơn: lời bộc bạch, giãi bày (Thân em…)
+ Kết cấu đối đáp: lời đối đáp của trai gái
VD: Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
Em có chồng rồi trả yếm cho anh
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi? - Thể thơ:
+ Lục bát và lục bát biến thể: chiếm đa số
+ Còn lại là thể thơ 4,5 chữ (VD: Khăn thương nhớ ai…)
* Không gian thời gian: - Không gian: + Thiên nhiên:
Đường đi trên động dưới khe
Chim kêu vượn hót không nghe tiếng nàng
+ Xã hội
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan + Tâm trạng:
Lên truông than thở với truông
Ở đây than thở với nường đôi câu
- Thời gian: chủ yếu là thời gian tâm trạng (đêm đêm, chiều chiều…)
* Ngôn ngữ, hình ảnh: - Ngôn ngữ:
+ Giản dị, mộc mạc mà tinh tế, sâu sắc
+ Sử dụng lối ví von, so sánh ẩn dụ đậm chất thơ
+ Motip: thân em, em như, ước gì…. - Hình ảnh:
+ Phong phú, đa dạng, vừa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: cây cầu, khăn, dải yếm…
* Một số hình tượng trong ca dao:
- Cây cầu dải yếm:
Không gian hẹn hò quen thuộc trong ca dao là nơi bến nước, sân đình, là dòng
sông với cây cầu bắc ngang, chàng bên này sông, thiếp bên kia sông. Có lẽ vì vậy
mà hình ảnh cây cầu xuất hiện rất nhiều lần trong ca dao. Cầu cành hồng, cầu sợi
chỉ, cầu ngọn mùng tơi, cầu cành trầm… cũng là những cây cầu-tình yêu chỉ có
trong tưởng tượng, thể hiện khao khát, khát vọng cháy bỏng được có nhau của
những chàng trai, cô gái đang yêu. Chúng rất xa thực tế, nếu không muốn nói là
chúng phi lôgic thông thường, vô lý đến không giải thích được. Thế nên chúng rất
nên thơ, lãng mạn xuất phát từ khát vọng yêu đương chân thành, hồn nhiên của
người bình dân. Nhưng có lẽ đặc sắc nhất, táo bạo nhất phải kể đến cây cầu dải yếm:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
Dải yếm từng xuất hiện trong bài ca dao:
Kiếp sau đừng hóa ra người
Hóa ra dải yếm buộc người tình nhân.
Dải yếm mỏng manh, bé nhỏ là vật kín đáo, mềm mại, gắn bó với vẻ đẹp xuân thì
của người con gái. Một vật như vậy lại được mang ra bắc cầu, thì chắc chắn chiếc
cầu ấy là chiếc cầu tình cho đôi lứa đến bên nhau. Khát vọng bắc cầu dải yếm là
khát vọng tình yêu mãnh liệt, vượt qua vòng ràng buộc của lễ giáo phong kiến, là
minh chứng cho tình yêu lứa đôi nồng nàn say đắm, là tiếng nói táo bạo của những
người phụ nữ trong xã hội xưa. Và có lẽ cây cầu dải yếm là cây cầu độc nhất vô
nhị, cây cầu của tình yêu, khát vọng, cây cầu mơ ước của nhân dân ta bao đời nay.
- Dải lụa đào – củ ấu gai
Dải lụa đào mềm mại đẹp đẽ, củ ấu gai xù xì, xấu xí, 2 hình ảnh tưởng chừng mâu
thuẫn nhưng lại có nét tương đồng đặc biệt. Đây là 2 hình ảnh được sử dụng trong
những bài ca dao motip “Thân em” quen thuộc:
-Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai -Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Nét chung của hai hình ảnh tấm lụa đào và củ ấu gai là cùng ẩn dụ về cái đẹp. Nếu
tấm lụa đào mềm mại là biểu tượng cho vẻ đẹp tươi thắm, mềm mại bên ngoài của
người phụ nữ, thì củ ấu gai lại biểu tượng cho vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn ẩn
giấu trong một hình thức bình thường. Dẫu có là tấm lụa đào hay củ ấu gai, thì
người cất lời ca thân em đều là những người có ý thức về giá trị bản thân, đều nuôi
dưỡng khát vọng có người nhìn ra giá trị của mình, dù nó hiển hiện bên ngoài hay
sâu kín bên trong. Đó là khát vọng bình dị mà cao đẹp mà người bình dân muốn
gửi gắm qua hai hình tượng tấm lụa đào, củ ấu gai.
III. Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết:
1. Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết
a. Ảnh hưởng ở phương diện nội dung:

* Tình yêu quê hương đất nước tha thiết: - VHDG:
+ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
+ Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long.
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.
Vụ năm cho đến vụ mười,
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Trời ra: gắng; trời lặn: về.
Ngày ngày, tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.
- VHV:
+Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập đã lấy đề tài là cảnh vật làng xóm quê hương,
cỏ cây hoa lá, đời sống lao động của nhân dân:
- Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
- Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén
Ngày vắng xem hoa bợ cây
(So sánh với bài ca dao: Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi)
* Tình yêu lao động - VHDG:
+ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công
+ Cô Tấm cần cù, chăm chỉ lao động, hóa thân cũng hóa thân thành công cụ lao
động, từ quả thị bước ra cũng chăm chỉ giúp bà cụ hàng nước.
* Chủ nghĩa nhân đạo: phê phán cái xấu xa, bênh vực số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ - VHGD:
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
+ Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt kẻ phàm rửa chân
- VHV:
+ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
+ Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó xù xì múi nó dày
+ Thân lươn bao quản lấm đầu
Tấm lòng trinh bạch từ sau xin chừa
* Tinh thần nhân văn, sự lạc quan, mơ ước về một xã hội công bằng, một cuộc sống tốt đẹp hơn. - VHDG:
+ Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò + Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa + Bài ca dao 10 cái Trứng
+ Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc còn chổi nảy cây
- VHV:
+ Vợ chồng A Phủ: khát vọng sống của Mị. + Mùa lạc:
“Huê thơm bán một đồng mười/ Huê tàn nhị rữa bán đôi lạng vàng.”
“Hình ảnh màu xanh của đỗ, của lạc, của ngô, màu đỏ của hoa trái dần phủ lên
mảnh đất Điện Biên còn đầy thương tích chiến tranh. Hình ảnh những con ngỗng
bì bạch, bóng dáng nặng nề của các chị đang có mang, tiếng trẻ con khócâm thanh
của sự sống. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi.”
“Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những hi sinh, gian khổ.
Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải
có sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy.”

b. Ảnh hưởng về phương diện nghệ thuật:
* Thể thơ lục bát và biến thể lục bát đậm đà màu sắc dân tộc
- VHDG:
Thể thơ lục bát mang đến âm điệu uyển chuyển cho những bài ca dao. - VHV: + Truyện Kiều + Chinh phụ ngâm khúc + Thơ Nguyễn Bính:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
“Nhà em cách 4 quả đồi
Cách 3 ngọn núi cách đôi cánh rừng Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy anh đừng thương em”
+Thơ Nguyễn Duy: Tre Việt Nam
“Con cò bay lả bay la/ Theo câu quan họ bay ra chiến trường/Nghe ai hát giữa
núi non/ mà hương đồng cứ dập dờn trong mây.” (Khúc dân ca)
- Kết cấu
+ Kết cấu đơn: motip “Thân em”
VHV: Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi bà chìm với nước non
+ Kết cấu đôi: đối đáp - Lối kể chuyện
+ VHDG:
truyện cổ tích + VHV:
(Vợ chồng A Phủ: Mị mang bóng dáng của những cô gái nghèo bất hạnh, A Phủ là
hiện thân của những nhân vật mồ côi, nghèo khó nhưng mang sức sống mãnh liệt)
(Sự vận dụng cốt truyện trong kịch Hồn Trương Ba – Da hàng thịt: hoán đổi thân
xác
bi kịch tâm hồn)
(Người con gái thủy thần: hình tượng nhân vật Mẹ Cả mang màu sắc huyền hoặc
như bước ra từ trong cổ tích).

- VHV dùng VHDG làm chất liệu sáng tác
(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm: miếng trầu, trồng tre đánh giặc, gừng cay muối
mặn, đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm, con chim phượng hoàng bay về hòn
núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển khơi, yêu em từ thủa trong nôi, biết quý
công cầm vàng những ngày lặn lội)
(Nguyễn Duy: Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất/ đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa
chiền/ thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết/ bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn)
IV. Luyện đề: 1. Đề 1:
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại
đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, văn học dân gian vẫn xứng đáng được coi như
một nguồn vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật

(Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục năm 2007, trang 23)
Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên. Đáp án: 1. Giới thiệu:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: VHDG có vị trí vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. 2. Giải thích:
- Sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà bản
sắc dân tộc
: là sự nghiệp lớn lao đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra, là công cuộc làm
giàu đẹp thêm cho văn học dân tộc, bắt kịp xu hướng thời đại nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng.
- Văn học dân gian là: bộ phận quan trọng cấu thành nên toàn bộ nền văn học VN.
Đó là hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất, gắn bó với đời sống lao động và tâm hồn người Việt.
- Nguồn vô tận mà văn học dân gian đem đến cho sự sáng tạo nghệ thuật chính
là nền tảng ban đầu, là nguồn chất liệu giàu đẹp, là pho kinh nghiệm mẫu mực
về sáng tạo nghệ thuật.
Như vậy VHDG chính là nền tảng để xây dựng một nền VHV hiện đại nhưng vẫn
đậm đà bản sắc dân tộc. 3. Chứng minh:
- Văn học dân gian có nội dung phong phú, góp phần bảo tồn và phát huy
những truyền thống tư tưởng tốt đẹp của con người Việt Nam, là nguồn cảm
hứng cho các tác giả văn học viết.
+ Cần cù trong lao động, thủy chung, nhân hậu trong đời sống: ca dao, cổ tích Tấm Cám, Thạch Sạch…
+ Lạc quan, có niềm tin, biết ước mơ, biết vươn lên vượt qua nghịch cảnh: ca dao,
cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Tiên Dung-Chử Đồng Tử.
+ Phê phán đả kích cái xấu, cái ác, sẵn sàng đứng dậy chống lại cái xấu, cái ác: Tấm Cám.
Tự chung lại đó chính là chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, là
nền tảng cho sự phát triển của văn học viết.
- Văn học dân gian chứa đựng một kho tàng kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật.
Văn học dân gian là chất liệu, là kho tàng không bao giờ vơi cạn để văn học viết học tập:
+ Thể thơ, lối kể chuyện: thể thơ lục bát đã đi vào thơ của các nhà thơ trung đại,
hiện đại, lối kể chuyện, kiểu nhân vật cổ tích đã đi vào truyện ngắn hiện đại.
+ Các nhà thơ, nhà văn dùng văn học dân gian làm chất liệu sáng tạo: Truyện Kiều,
thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Bính, Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm, thơ Vũ
Quần Phương, truyện ngắn hiện đại….
- Lịch sử văn học đã cho thấy được sự tác động mạnh mẽ của văn học dân gian
đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết: chứng minh bằng những tác
giả tiêu biểu của VHV: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính,
Nam Cao, Tố Hữu, Hồ Chí Minh…(Mỗi tác gia phải đưa ra dẫn chứng). Đó là
những tác giả của cả văn học trung đại và văn học hiện đại, cả thơ và văn xuôi, là
những tên tuổi đánh dấu những chặng đường phát triển của VHV. Điều đó chứng
tỏ sự tác động của VHDG đến sự hình thành và phát triển của VHV.
Khái quát lại vấn đề và khẳng định ý nghĩa của lời nhận định. Bày tỏ thái độ trân
trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn học dân gian và vấn đề bản sắc dân tộc. 2. Đề 2:
SGK Ngữ văn 10 có viết: “Hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có
tác động qua lại. Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở những cá
tính sáng tạo, trong điều kiện lịch sử nhất định, thì đất nước lại thấy được sự xuất
hiện của những thiên tài văn học với những áng văn bất hủ.”
Bằng kiến thức về những tác gia đã học, anh/ chị hãy chứng minh nhận định trên. Đáp án: 1. Giải thích: a. Là gì?
- Bộ phận văn học dân gian: văn học được sáng tác bởi những người bình dân, ra
đời khi chưa có trữ viết, lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.
- Bộ phận văn học viết: được sáng tác bởi tầng lớp trí thức, phong phú về thể loại,
lưu truyền bằng chữ viết.
- Tác động qua lại: hai bộ phận văn học này tưởng chừng rất khác biệt, từ đối
tượng sáng tác, hình thức lưu truyền, nhưng thực chất lại có tác động qua lại với
nhau. Mối quan hệ giữa VHDG và VHV là mối quan hệ tương tác hai chiều.
VHDG ảnh hưởng to lớn đến VHV và VHV cũng có tác động nhất định đến VHDG.
- Khi tinh hoa của hai bộ phận văn học này kết tinh lại ở những cá tính sáng tạo,
trong điều kiện lịch sử nhất định, thì đất nước lại thấy được sự xuất hiện của
những thiên tài văn học với những áng văn bất hủ:
những thiên tài văn học là
những người được hấp thụ tinh hoa văn học dân gian, cộng với tài hoa, cá tính,
trong những bối cảnh lịch sử biến động, khơi dậy trong họ nỗi đau đời, từ đó viết
lên những sáng tác vĩ đại. Chúng ta có thể minh chứng bằng “Truyện Kiều”
(Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Tố Hữu, thơ chủ tịch HCM. b. Tại sao?
- Điều gì làm nên sự tác động qua lại giữa VHDG và VHV:
+ VHDG là bầu sữa ngọt ngào nuôi dưỡng mọi thế hệ cầm bút
+ Những tác phẩm VHV vĩ đại lại có thể đi vào đời sống nhân dân lao động, trở
thành chất sống để tác giả dân gian sáng tác ngược lại thành VHV.
+ Cả VHDG và VHV đều mang chủ nghĩa hiện thực sâu sắc: phản ánh, tố cáo xã
hội, và chủ nghĩa nhân đạo cao cả: bênh vực, xót thương cho thân phận con người,
đều hướng đến những điều tốt đẹp, nhân ái.
-Vì sao khi tinh hoa hai nền văn học kết tinh lại ở những cá tính sáng tạo lại làm
nên những thiên tài văn học, những áng văn bất hủ:
+ Vì đó là khi những cá nhân sẵn mang trong mình tài hoa, trái tim lớn biết yêu
đời, yêu người, lại được thấm nhuần những tư tưởng của VHDG, họ sẽ viết lên
những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân, mà vẫn phản ánh được nỗi đau của
nhân loại từ ngàn đời.
+ Vì đòi hỏi muôn đời của văn chương là do con người, vì con người, nhưng đồng
thời mỗi người cầm bút phải có dấu ấn cá nhân của riêng mình. 2. Chứng minh:
Chứng minh bằng những tên tuổi lớn:
a. Nguyễn Du – Truyện Kiều: đại thi hào dân tộc, đôi mắt nhìn thấu sáu cõi,
tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời. -Nội dung:
+ Truyện Kiều tố cáo một xã hội kim tiền ô trọc, đổi trắng thay đen.
+ Truyện Kiều phản ánh thân phận người phụ nữ, thân phận những người tài hoa, bạc mệnh.
+ Truyện Kiều bày tỏ tấm lòng đau đớn, xót thương, chủ nghĩa nhân đạo cao cả. -Nghệ thuật:
+Thể thơ lục bát dân tộc
+Sử dụng thành ngữ, tục ngữ làm chất liệu sáng tác: thân lươn bao quản lấm đầu,
nước chảy hoa trôi, đổi trắng thay đen…
-Tài năng, cá tính sáng tạo của Nguyễn Du:
+ Mượn cốt truyện từ TQ nhưng lại viết lên 1 truyện thơ của người Việt.
+ Đôi mắt nhìn thấu xã hội và số phận con người.
b. Hồ Xuân Hương – thơ Nôm: bà chúa thơ Nôm -Nội dung:
+ Phê phán xã hội nam quyền, thần quyền
+ Phản ánh số phận người phụ nữ trong xã hội ấy: bảy nổi ba chìm
+ Bộc lộ những khát vọng hạnh phúc, khát vọng công bằng -Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ bình dị, mang màu sắc ca dao: quả mít, ốc nhồi, bánh trôi nước.
+ Bình dị hóa thể thơ Đường luật
-Tài năng, cá tính sáng tạo của HXH:
+ Tài hoa trong việc sử dụng tiếng Việt
+ Phong cách thơ độc nhất vô nhị
+ Tư tưởng tiến bộ vượt thời đại
c. Nguyễn Khoa Điềm – Trường ca “Mặt đường khát vọng” -Nội dung:
+ Tư tưởng đất nước của nhân dân: tiếp nối truyền thống của văn học dân gian, văn
học trung đại (Bình ngô đại cáo).
+ Định nghĩa mới về đất nước -Nghệ thuật:
+ Chất liệu dân gian đậm nét: cây tre, búi tóc, muối mặn gừng cay, cái kèo cái cột, hạt gạo, miếng trầu…
+ Màu sắc triết học dân gian: triết tự đất – nước.
+ Giọng điệu thơ như lời kể, lời giãi bày, màu sắc của cổ tích, ca dao. -Tài năng của NKĐ:
+ ĐỊnh nghĩa mới về đất nước
+ Tư tưởng tiến bộ: đất nước là của nhân dân, đất nước là những gì bình dị nhất. 3. Đánh giá:
-Với cả 3 tên tuổi: ND, HXH, NKĐ, những sáng tác đều mang đậm màu sắc
VHDG, chứng minh sự kế thừa từ VHDG.
- Đó là kết quả của quá trình gạn đục khơi trong, chắt lọc tinh túy của VHDG, kết
hợp với cá tính sáng tạo, làm nên những kiệt tác.