Tài liệu về sở hữu trí tuệ | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Có chắc chắn luật SHTT VN không bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
riêng phần? Muốn bảo hộ cho KDCN một cách toàn diện hơn thì cần sửa đổi điều gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật sở hữu trí tuệ (lshtt)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46892935
Câu hỏi môn QLNN về SHTT
Câu 1: Có chắc chắn luật SHTT VN không bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
riêng phần? Muốn bảo hộ cho KDCN một cách toàn diện hơn thì cần sửa đổi điều gì? Trả lời: • Ý 1: cô đã trả lời • Ý 2:
Theo quy định tại khoản 13 điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa
đổi bổ sung năm 2009: “ Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản
phẩm được thể hiện dưới dạng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này .”
Để bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp một cách toàn diện hơn, bạn cần
sửa đổi những yếu tố liên quan đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm để phù hợp với quy định trên
Luật bảo hộ sáng chế: Tăng cường hệ thống bảo hộ sáng chế để đảm bảo rằng
các sản phẩm công nghiệp được bảo vệ khỏi việc sao chép trái phép và đạo đức sư mạo.
Bảo hộ quyền tác giả: Mở rộng bảo vệ quyền tác giả đối với các thiết kế công
nghiệp, đảm bảo rằng những người sáng tạo kiểu dáng công nghiệp được công
nhận và được hưởng lợi từ sự sáng tạo của mình.
Quy định về thương hiệu: Tăng cường quy định về thương hiệu để ngăn chặn
việc sử dụng trái phép các thương hiệu công nghiệp, bảo vệ danh tiếng và uy tín của các sản phẩm. lOMoARcPSD|46892935
Quy tắc công bằng về cạnh tranh: Đảm bảo rằng có quy tắc công bằng về
cạnh tranh trong ngành công nghiệp, ngăn chặn các hành vi không công bằng như
đánh giá giả, lừa đảo và các hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
Quy định về chất lượng và an toàn: Đặt ra các quy định và tiêu chuẩn nghiêm
ngặt về chất lượng và an toàn cho sản phẩm công nghiệp, đảm bảo rằng chúng đáp
ứng các yêu cầu cao nhất về bảo vệ người dùng và môi trường.
Hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu và phát triển: Đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển trong lĩnh vực công nghiệp để khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, tạo
ra các sản phẩm kiểu dáng mới và tiên phong.
Hợp tác và quy định quốc tế: Xây dựng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, thúc đẩy việc áp dụng các quy định và tiêu
chuẩn quốc tế để đảm bảo một môi trường công bằng và cạnh tranh.
Câu 2: Đưa ra các giải pháp cụ thể hơn cho mục đề xuất giải pháp của KDCNRP? Trả lời:
Thứ nhất, muốn đưa ra những giải pháp cụ thể và hữu hiệu để giải quyết một
vấn đề nào đó, chúng ta cần phải căn cứ vào tình hình thực tế. Trong khi đó tại Việt
Nam hiện nay vẫn chưa có những quy định hay bất cứ luật nào liên quan cụ thể nào
về kiểu dáng công nghiệp riêng phần. Chính vì vậy, trước hết, các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nên căn cứ vào thực trạng vấn đề liên quan đến kiểu dáng
công nghiệp của đất nước, bên cạnh đó, cần tìm hiểu xem xét học hỏi từ các quốc
gia đã ban hành và áp dụng luật bảo hộ KDCN RP như: Nhật Bản, Mỹ để đưa ra
được những điều lệ tiến bộ và đảm bảo quyền lợi một cách tốt nhất cho các bên liên quan. lOMoARcPSD|46892935
Thứ hai, khi mà muốn đưa ra giải pháp cho một vấn đề gì đấy, cần phải đảm
bảo tính chính xác cũng như là hiệu quả của giải pháp. Vấn đề luật này là một vấn
đề khá nhạy cảm, chính vì thế mà cần sự hiểu biết sâu sắc để giải quyết. Tuy nhiên,
mặc dù đã tìm kiếm nhưng chúng tớ vẫn chưa có cơ hội tiếp cận với những nguồn
thông tin thực sự chất lượng. Vì lẽ đó mà chúng tớ sẽ tiếp tục tìm tòi thêm khi các
cơ quan có thẩm quyền để cùng
Câu 3: Vì sao phải bảo hộ KDCN RP? Trả lời:
Ở các quốc gia chưa có quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp riêng phần
mà mới chỉ có những quy định về kiểu dáng công nghiệp thì các đối tượng xấu có
thể tận dụng điều này để thực hiện hành vi trục lợi mà không hề vi phạm pháp luật.
Cụ thể bọn chúng sẽ không sao chép hay đạo nhái toàn bộ sản phẩm nào đó mà sẽ
đạo nhái 1 cách tinh vi, có chọn lọc, tức là bọn chúng đạo nhái chỉ một phần/ 1 chi
tiết độc đáo của sản phẩm rồi đem ghép với những bộ phận chúng tự tạo ra và gọi
là “ sản phẩm do cá nhân họ tự sáng tạo nên”. Hoặc chúng sẽ đạo nhái từng thiết
kế riêng lẻ của từng sản phẩm khác nhau, sau đó lắp ghép lại, chỉnh sửa đôi chút
cho tổng thể hài hòa. Và như thế sẽ không bị đánh là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
đối với KDCN do chỉ bảo hộ toàn bộ sản phẩm chứ ko tập trung vào từng bộ phận.
Câu 4: Sau khi nộp đơn cho kiểu dáng công nghiệp của 1 bộ sản phẩm thì có
thể bổ sung thêm kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm mới hay không? Trả lời:
Việc bổ sung kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm mới vào đơn đăng ký kiểu
dáng công nghiệp cho bộ sản phẩm là mở rộng phạm vi bảo hộ đã bộc lộ trong bản
mô tả và bộ ảnh chụp bản vẽ ban đầu, sau đó không được chấp nhận theo quy định
tại điểm 17.1.c. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
Document Outline
- Câu hỏi môn QLNN về SHTT
- Trả lời:
- Trả lời:
- Trả lời:
- Trả lời: