Tài liệu về thị trường xuất khẩu gỗ tại Việt Nam năm 2022 môn quản trị rủi ro tào chính
Tài liệu về thị trường xuất khẩu gỗ tại Việt Nam năm 2022 môn quản trị rủi ro tào chính với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị rủi ro tài chính (FIN75A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ năm 2022
Cập nhật hết tháng 12
Forest Trade and Finance Initiative Program | Tháng 2 năm 2023
Tô Xuân Phúc, Lương Kim Anh, Forest Trends (pto@forest-trends.org; kanh@forest-trends.org)
Cao Thị Cẩm, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (caocamhp@gmail.com)
Trần Lê Huy, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (fpa.binhdinh@vnn.vn)
Bản tin này cập nhật tình hình Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ trong cả năm 2022. Cụ thể, Bản tin cung cấp
thông tin về lượng, kim ngạch và giá dăm xuất khẩu trong năm. Bản tin cũng đưa ra một số nhận định về
tình hình thị trường năm 2023. Dữ liệu trong bản tin được Nhóm nghiên cứu của các hiệp hội gỗ và Forest
Trends tính toán dựa trên số liệu thống kê xuất khẩu của Tổng cục Hải quan Việt Nam. Thông tin nhận
định về tình hình thị trường năm 2023 được thu thập dựa trên cá
c trao đổi với một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong ngành.
Tăng trưởng về lượng và kim ngạch xuất khẩu
Lượng và giá trị xuất khẩu dăm gỗ tăng mạnh trong năm 2022. Tổng lượng dă
m xuất khẩu t rong năm đạt
15,81 triệu tấn, tăng 16,21% so với 2021. Giá trị xuất khẩu đạt gần 2,79 tỷ USD, tăng hơn 60% so với 2 021
(Hình 1). Lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh kể từ tháng 3 và đạt đỉnh vào tháng 8, sau đó có xu
hướng giảm nhưng vẫn duy trì trên 1,1 triệu tấn/tháng về lượn
g và trên 220 triệu USD/tháng về kim ngạch (Hình 2 và 3). Hình 1: Lượ ị ấ
ẩu dăm gỗ hàng năm giai đoạ 18 2.787 3.000 ) tấn SD 16 (U 2.500 triệu 14 triệu 12 2.000 1.687 1.737 10 1.488 1.340 1.500 8 1.166 983 987 1.073 15,81 958 6 13,61 1.000 12,02 11,61 10,38 4 8,06 7,06 6,97 7,22 8,20 500 2 - - 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Lượng (Tấn) Trị giá (USD)
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan, tính toán bởi Nhóm nghiên cứu của các HH gỗ và Forest Trends
. Lượng xuất khẩu dăm gỗ theo tháng giai đoạn 2021 –2022 (Đơn vị: ngàn tấn) 2.000 tấn 1.844 àn 1.800 ng 1.600 1.520 1.461 1.480 1.366 1.385 1.400 1.303 1.314 1.356 1.374 1.253 1.188 1.200 1.200 1.103 1.157 1.129 1.133 1.173 1.039 1.085 965 1.028 1.000 897 800 671 600 400 200 - T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2021 2022
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan, tính toán bởi Nhóm nghiên cứu của các HH gỗ và Forest Trends ị ấ
ẩu dăm gỗ theo tháng giai đoạ – (Đơn vị ệ 400 SD 364 U 350 triệu 300 274 279 242 275 250 221 220 200 184 189 219 229 136 149 163 188 149 160 135 150 124 132 116 145 140 92 100 50 - T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2021 2022
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan, tính toán bởi Nhóm nghiên cứu của các HH gỗ và Forest Trends
Giá xuất khẩu tăng mạnh
Mở rộng kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ trong thời gian vừa qua chủ yếu là do mức giá xuất khẩu tăng mạnh.
Mức giá trung bình năm 2022 đã tăng 38,06% so với năm 2021 (Hình 4). Mức giá FOB xuất khẩu tăng từ
khoảng 130 USD/tấn hồi đầu năm lên mức kỷ lục hơn 200 USD/tấn vào giai đoạn tháng 8- tháng 10/2022.
Tuy nhiên, từ tháng 10/2022 trở đi, giá dăm có dấu hiệu hạ nhiệt dù vẫn duy trì ở mức cao (Hình 5).
. Giá xuất khẩu dăm gỗ trung bình hàng năm giai đoạn 2013 -
2022 (Đơn vị: USD/tấn) USD/tấn 190,0 176,2 180,0 170,0 160,0 150,0 144,7 139,2 140,4 137,4 136,7 140,0 130,8 129,2 128,2 127,6 130,0 120,0 110,0 100,0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan, tính toán bởi Nhóm nghiên cứu của các HH gỗ và Forest Trends
. Giá xuất khẩu dăm gỗ trung bình theo tháng trong năm 2022 (Đơn vị: USD/tấn) USD/tấn 250 200 198 201 199 188 195 180 187 161 167 150 135 137 144 100 50 - T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan, tính toán bởi Nhóm nghiên cứu của các HH gỗ và Forest Trends
Thị trường đầu ra chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản
Trung Quốc và Nhật Bản là thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch từ 2 thị trường
này chiếm tới gần 95% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu dăm của Việt Nam (Hình 6 và Bảng 1). Lượng
dăm xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2022 tăng trên 20% so với lượng xuất năm 2021. ỷ ọng lượ ạ ải) dăm gỗ ấ ẩ năm ị trườ 0,67% 3,09% 1,31% 3,33% 0,61% 1,21% 27,70% 25,99% 67,23% 68,85% Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan TT khác ả ị trườ ấ ẩu dăm chính củ
ệt Nam trong năm 2022 Lượng XK 2022 % thay đổi so với Giá trị XK 2022 % thay đổi so với Thị trường XK (tấn) 2021 (USD) 2021 Trung Quốc 10.633.123 20,34% 1.918.891.779 67,25% Nhật Bản 4.380.004 7,02% 724.312.112 44,82% Hàn Quốc 488.979 6,62% 92.856.038 47,19% Đài Loan 105.360 -12,99% 17.121.689 18,74% TT khác 207.445 105,55% 33.783.667 178,17% Tổng cộng 15.814.911 16,21% 2.786.965.283 60,44%
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Hải quan, tính toán bởi Nhóm nghiên cứu của các HH gỗ và Forest Trends
Diễn biến thị trường năm 2023
Các tín hiệu về thị trường xuất khẩu năm 2023 hiện chưa rõ ràng, do vậy khó dự đoán chính xác về dễn
biến của thị trường năm 2023. Tuy nhiên, hiện đang tồn tại một số yếu tố có thể tác động tới tình hình
xuất khẩu và sản xuất trong nước như sau.
Thứ nhất là về giá và thị trường xuất khẩu đầu ra. Mức giá xuất khẩu năm 2023 có xu hướng giảm so với
2022. Giá xuất khẩu mặt hàng này trong các tháng đầu năm 2023 đang giảm so với các tháng trước đó.
Theo thông tin từ một số doanh nghiệp đà giảm này có thể sẽ tiếp tục diễn ra cho tới hết Quý 2 của năm.
Các thông tin về nhu cầu tiêu thụ dăm tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện
chưa rõ ràng do vậy khó có thể đưa ra các đánh giá chính xác về b ế
i n động tại các thị trường này trong
năm. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ dăm tại Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023,
bởi mặt hàng này được sử dụng để thay thế cho than làm nguyên liệu đầu vào sản xuất điện. Bên cạnh đó, ng ồ
u n cung dăm và viên nén nội địa đặc biệt từ các cơ sở sản xuất đồ gỗ của Hàn Quốc năm 2023 có
thể giảm, khiến cho các cơ sở này phải thu hẹp quy mô sản xuất do kinh tế thế giới nói chung và Hàn Quốc
nói riêng đang trải qua giai đoạn khó khăn. Sự suy giảm nguồn cung nội địa có thể đòi hỏi Hàn Quốc phải
mở rộng lượng nhập khẩu trong thời gian tới.
Thứ hai là về việc ách tắc trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) trong khâu xuất khẩu. Hiện các cơ chế
chính sách của Việt Nam về việc hoàn thuế VAT khi xuất khẩu vẫn chưa rõ ràng. Tình trạng doanh nghiệp
dăm không thể hoàn thuế VAT diễn ra trong năm 2022 và tới nay vẫn chưa được giải quyết. Việc đọng vốn
bởi chưa được hoàn thuế khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành đang cân nhắc về các hoạt động sản xuất
và xuất khẩu trong tương lai. Nói cách khác, nếu trình trạn
g bế tắc về việc hoàn thuế VAT không được giải
quyết thỏa đáng, có thể một số doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Điều này, nếu xảy ra ,sẽ tác động tới sản xuất và xuất khẩu của ngành.
Thứ ba là về nguồn nguyên liệu đầu vào cho dăm. Năm 2023 dự kiến sẽ không còn xảy ra tình trạng “sốt”
nguyên liệu đầu vào cho dăm và tình trạng khai thác rừng non, tranh mua tranh bán giữa các doanh nghiệp
dăm như trong năm 2022. Như trên đã đề cập, xuất khẩu đã hạ nhiệt với giá và lượng xuất khẩu đã giảm.
Bên cạnh đó, xuất khẩu ván bóc sang thị trường Trung Quốc đã có dấu hiệu hồi phục. Sản xuất ván bóc
(và ván ép) chủ yếu tập trung ở các địa phương nơi có các diện tích rừng trồng phát triển. Sản phẩm phụ
từ quá trình sản xuất ván bóc (ván ép) được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho dăm (và viên nén). Xuất
khẩu ván bóc hồi phục khuyến khích việc khai thác rừng, từ đó thúc đẩy nguồn nguyên liệu cho dăm phát triển. With support from