-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tại sao nói: Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cuộc giao tiếp?
Bài tập môn Kỹ năng giao tiếp, có gợi ý tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Kỹ năng giao tiếp (KT228) 11 tài liệu
Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Tại sao nói: Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cuộc giao tiếp?
Bài tập môn Kỹ năng giao tiếp, có gợi ý tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kỹ năng giao tiếp (KT228) 11 tài liệu
Trường: Đại học Cần Thơ 236 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Cần Thơ
Preview text:
Tại sao nói “Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quyết định sự thành bại của
cuộc giao tiếp?” Hãy bình luận về ý kiến này. Bài làm
Có lẽ là tất cả mọi chúng ta đều quen với khái niệm ấn
tượng ban đầu (the first impression)– hình ảnh người giao tiếp
được hình thành trong lần gặp gỡ đầu tiên. Đó là những đánh
giá, nhận xét của chúng ta về người giao tiếp trong lần đầu tiếp
xúc. Nghĩa là dù sau này ta có những ấn tượng khác về người
đó, thì ấn tượng ban đầu vẫn có thể ảnh hưởng rất mạnh đến
ánh nhìn của mình về người đó. Nếu ấn tượng đầu tiên mà đẹp
thì ta có khuynh hướng nghĩ đẹp về người đó; hoặc ngược lại,
ấn tượng xấu thì khi nhắc đến người đó ta liền có cách nhìn không tốt.
“ Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa quyết định sự thành bại
của cuộc giao tiếp” Quả thật là thế. Giả sử có 2 bạn sinh viên
vừa mới ra trường cùng nhau đi phỏng vấn ứng tuyển vào cùng
1 vị trí trong cùng 1 công ty:
-Bạn thứ nhất: ăn mặc xuề xòa, ngoại hình bình
thường, nói chuyện tự nhiên, kiến thức chuyên môn tốt, tự tin
trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
-Bạn thứ 2 có ngoại hình thu hút, ăn mặc chỉn chu,
kiến thức chuyên môn tốt và có kĩ năng giao tiếp và xử lí tình huống.
Đố bạn nhà tuyển dụng sẽ chọn ai?
Tất nhiên là bạn thứ 2 rồi. Như ta thấy, ấn tượng ban đầu
rất quan trọng, bạn nữ số 1 tuy có kiến thức tốt nhưng bạn
không có sự chỉn chu về trang phục điều đó thể hiện họ không
quan tâm quá nhiều về mặt hình thức dẫn đến nhà tuyển dụng
không có sự đánh giá cao phong thái làm việc. Còn bạn thứ 2,
bạn đã để lại cho nhà tuyển dụng một ấn tượng đặc biệt trong lần
gặp đầu tiên. Bằng việc bạn tinh tế chọn lựa trang phục phù hợp,
điều đó phản ánh bạn là một người có sự chỉn chu trong công việc
nó thể hiện sự tôn trọng với người đối diện cũng như chính bản thân bạn.
Như vậy, nếu ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên mà chúng ta
không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt hình thức nói chung,
ngoại hình nói riêng thì chúng ta sẽ không để lại ấn tượng tốt
cho đối phương dẫn đến đánh mất những cơ hội trong việc phát
triển công việc và các mối quan hệ mới.
Người ta nói rằng, con người thường chỉ thấy những cái
mà người ta muốn thấy. Hơn nữa, cái hợp với nhu cầu, sở thích,
thị hiếu của con người thì dễ gây ấn tượng tích cực, ngược lại,
cái trái với chúng sẽ gây ra ấn tượng tiêu cực.
Ví dụ, trong buổi họp mặt với đối tác là người Việt Nam-họ
là người đánh giá cao những nét đẹp truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam thì dễ có cảm tình với những phụ nữ có màu
tóc đen, buộc gọn gàng, ăn mặc đoan trang, thùy mị. Mặt khác,
một người ăn mặc cá tính, phóng khoáng, có hình xăm trên cơ
thể, tóc màu sáng sẽ không để lại ánh nhìn thiện cảm, thậm chí
là chỉ trích. Đó chính ví dụ cho thị hiếu đối của người nhìn và
mỗi người đều có thị hiếu khác nhau.
Trong cuộc đời, ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng và bạn
không bao giờ có cơ hội thứ 2 để tạo ra ấn tượng đó một lần
nữa nhưng lại có rất ít người nhận ra những lời nói đó đúng đắn như thế nào.
Khi ai đó gặp bạn lần đầu tiên, bộ não của họ sẽ hình
thành ấn tượng về bạn chỉ trong một phần mười giây! Trong
vòng 60 giây, hàng nghìn tế bào nơ-ron sẽ xử lý hàng chục
nghìn tín hiệu thị giác về bạn là ai, bạn như thế nào và họ có
muốn biết về bạn nhiều hơn hay không. Các tín hiệu này được cân
nhắc trong các trung tâm cảm xúc nguyên thủy của não bộ, ngay
lập tức đưa ra đánh giá nội tâm – một cảm giác trực quan về việc
bạn có phải là mối đe dọa tiềm tàng hay là có lợi với họ. Điều
này có nghĩa là mọi người đã quyết định bạn là người như thế nào
trước khi bạn nói bất cứ điều gì ngoài phần giới thiệu ban đầu.
Ấn tượng đầu tiên được ghi lại không chỉ nhanh chóng mà
còn kéo dài một cách đáng kinh ngạc. Vì cái được gọi là “hiệu ứng
ưu tiên”, mọi người có xu hướng nghiêng nhiều hơn về những
điều đầu tiên họ tìm hiểu được về một người nào đó, hơn là thông
tin họ biết được sau đó. Ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra như
một ống kính mà qua đó người mới quen sẽ quan sát bạn,
nhưng để tìm kiếm những đặc điểm tương tự với kết luận ban đầu
của họ và phần lớn bỏ qua những điều mâu thuẫn với nó. Một khi
bạn đã tạo ấn tượng ban đầu trong tâm trí ai đó, phần còn lại của
mối quan hệ có xu hướng đi theo con đường có sẵn của nó, ảnh
hưởng đến mọi suy nghĩ trong tương lai của họ về bạn.
Điều này có nghĩa là bạn hẹn hoặc người phỏng vấn bạn
có thể sẽ quyết định xem họ có thích bạn hay không trong vài
phút gặp gỡ với bạn, và sau đó dành phần còn lại của
ngày/cuộc phỏng vấn chỉ để xác nhận điều đó.
Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể mất đến sáu
tháng tiếp xúc thường xuyên với ai đó để thay đổi ấn tượng ban
đầu của họ và lăng kính khi nhìn bạn. Điều này buộc bạn phải
nghiêm túc nhìn nhận những trường hợp bạn phải tương tác lại
(ví dụ: tại nơi làm việc) nếu không, bạn sẽ không có cơ hội để
thay đổi lăng kính đó. Thật vậy, trong thời đại mà công nghệ có
thể phóng một chiếc tên lửa lên trời chỉ bằng một cái ấn nhẹ,
thì việc bạn có cơ hội lần thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên là không thể.
Ấn tượng ban đầu có ý nghĩa lớn trong giao tiếp. Nếu chúng
ta tạo được ấn tượng tốt ở người khác ngay trong lần đầu tiếp
xúc, thì điều đó có nghĩa là họ có cảm tình với chúng ta, họ còn
muốn gặp chúng ta ở những lần sau. Đó chính là điều kiện thuận
lợi để chúng ta xây dựng, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và lâu
dài với họ. Ngược lại, không phải ngẫu nhiên mà trong kinh
doanh, người ta ví ấn tượng ban đầu như là phần vốn góp của giới
doanh nhân. Để có ấn tượng tốt, chúng ta phải luôn luôn bắt
đầu buổi giao tiếp bằng một nụ cười thân thiện. Tất nhiên khi
cười thì ánh mắt cũng phải vui vẻ. Đừng cười như người máy.
Không được đeo kính râm khi tiếp khách. Đôi mắt là cửa sổ của
tâm hồn, bị che đậy sẽ tạo ấn tượng giả tạo, mờ ám
khi giao tiếp. Ngoài ra, đeo kính râm trong phòng còn là thái độ
bất lịch sự, không tôn trọng người khác. HẾT PHẦN trang 123
Nhiều công trình nghiên cứu trong tâm lí học cho thấy rằng,
tâm thế và sự tưởng tưởng của chúng ta về một người trước khi
tiếp xúc có ảnh hưởng không nhỏ đến đánh giá, nhận xét của
chúng ta về người đó. Chẳng hạn, năm 1982, nhà tâm lí học
A.Abođolov đã cho hai nhóm sinh viên xem ảnh của một người
đàn ông. Với nhóm thứ nhất, ông giới thiệu người trong ảnh là
một nhà khoa học vĩ đại, đã có nhiều đóng góp cho đất nước; với
nhóm thứ hai – là một phạm nhân đặc biệt nguy hiểm. Sau đó,
ông yêu cầu mỗi nhóm mô tả và nhận xét về người trong ảnh.
Kết quả là, ở nhóm thứ nhất, người trong ảnh được liệt kê
những đặc điểm như : vầng trán rộng, mắt sang, ánh mắt sâu
thẳm chứng tỏ một trí tuệ tuyệt vời, cái cằm bạnh biểu hiện nghị
lực phi thường..Ngược lại, ở nhóm thứ hai lại nhận xét : ánh
mắt sâu chứng tỏ con người xảo quyệt, nham hiểm, còn cái
cằm bạnh cho thấy đây là con người lì lợm, lạnh lung..Rõ ràng
là ở đây, những tâm thế khác nhau : “trước mắt mình là ảnh một
nhà khoa học vĩ đại” và “trước mắt mình là ảnh của một phạm
nhân đặc biệt nguy hiểm” đã tạo ra nên những ấn tượng khác
nhau về cùng một người.
Thêm một ví dụ khác về ấn tượng ban đầu quyết định sự thành bại
Trong buổi hẹn hò đầu tiên thì ấn tượng đầu tiên về ngoại
hình, trang phục là rất quan trọng. Đối phương đưa ra những
nhận xét cá nhân của mình thông qua trang phục và có quyết
định có nên tiếp tục quá trình giao tiếp hay không. Có cách
chọn trang phục thông minh, ấn tượng tùy theohoàn cảnh cũng
là chìa khóa thành công của quá trình giao tiếp.
Ngay trong những giây phút đầu tiên tiếp xúc, chúng ta
phải tạo được bầu không khí thân mật, gần gũi, hữu nghị. Trong
bầu không khí đó, người đối thoại sẽ cảm thấy tự tin, yên tâm,
tin tưởng, nghĩa là chúng ta đã đặt nền móng cho việc xây dựng
hình ảnh tích cực về mình. Muốn vậy, trước hết chúng ta cần
chú ý đến những biểu hiện bề ngoài của mình như : ánh mắt,
nét mặt, nụ cười, tư thế, lời nói, thậm chí cả kiểu bàn ghế được
dùng và cách bố trí chúng trong cuộc gặp gỡ, khoảng cách giữa
chúng ta với người tiếp xúc...Chẳng hạn, khi khách đến, chúng
ta cần nhanh nhẹn đứng dậy, mời khách ngồi, òn bản thân thì
chủ động ngồi ở vị rí ngang tầm, không quá xa...Khi trò chuyện,
cần tỏ ra nhiệt tình, chân thành, cởi mở, không được làm cho
bầu không khí trở nên nặng nề, căng thẳng mà phỉa tạo ra được
sự thân mật ấm cúng vui vẻ. Ngôn từ giao tiếp phải rõ ràng và
dễ hiểu Đây là một điểm quan trọng nhất để người khác có
hứng thú khi nghe bạn nói một điều gì đó. Để có thể nhấn mạnh
điều muốn nói thì trước tiên bạn phải biết thể hiện thật rõ ý.
Không còn gì khó chịu hơn là việc phải ngồi nghe một người nào
đó nói các vấn đề mà bạn không hiểu gì. Việc diễn tả ý, lời
không hiểu là do người đó luôn cắt xén từ ngữ khi nói, vì vậy khi
nói bạn nên vận dụng ngữ pháp và câu cho thích hợp. Tuyệt đối
nên tránh những từ tiếng lóng và những từ mang hàm nghĩa
chửi đổng. Hãy lịch sự và nhã nhặn trong mọi tình huống và mọi
thời gian. Sử dụng tên của người nói chuyện một cách thường
xuyên. Hãy bỏ ra một vài phút để nhớ một cách rõ ràng tên
người bạn đang nói chuyện. Nếu bạn gặp một người nào đó mà
người ta nhớ tên bạn sau lần gặp đầu tiên thì rõ ràng bạn rất
vui và thích bắt chuyện. Hơn thế nữa, khi bạn nhớ được tên
người đó thì bạn thể hiện cho người đó biết rằng bạn rất quan tâm
đến họ và họ có một phần quan trọng đối với bạn. Hãy nhớ tên
người ta ngay lập tức, bạn sẽ thích nhớ và có ấn tượng với người đó luôn.
Bắt đầu bằng cách nói về những vấn đề quan tâm trong
cuộc sống, có một số người, khi tiếp xúc với người khác, chỉ
quan tâm đến những đề tài mà họ cảm thấy hứng thú, không
để ý đến yêu cầu của người đối thoại. Những người này thương
khó chiếm được cảm tình cảu người khác vì thực ra họ không
quan tâm đến người khác. Ngược lại, cũng có những người chỉ
lo thỏa mãn người đối thoại, gạt bỏ hứng thú của cá nhân mình,
do đó không thể phát huy được ưu thế của bản thân.
Tận dụng sự hài hước
Hài hước là một điều gì đó rất tuyệt vời giúp bạn hấp dẫn
được người khác, nhưng tất nhiên đó phải là những lời nói hài
hước thông minh. Một câu nói hài hước và hóm hỉnh có thể mở
ra cho người giao tiếp một suy nghĩ về một hiện tượng và có
thể gợi ra một buổi gặp gỡ lần tiếp theo. Hài hước thông minh
là một điều rất hay, tuy nhiên nếu bạn không cẩn thận trong khi
nói thì sẽ dẫn đến những hậu quả trái với mong muốn. Nếu
không khéo léo để hài hước thì bạn có thể gây ra một sự khó chịu cho người khác.
Ví dụ:cũng trong lần hẹn hò đầu tiên không chỉ trang phục
ngoại hình mới làm ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên cho đối
tượng. Thay vì là quý ông lịch sự nhã nhặn thì sự hài hước, hóm
hỉnh, thông minh trong cách nói chuyện hoặc kể chuyện cũng là
một yếu tố tuyệt vời hấp dẫn được đối tượng hẹn hò nắm vững
thời cơ và giây phút quyết định của cuộc tiếp xúc. Sau khi đã chọn
được vấn đề hai bên cùng quan tâm, chúng ta tiếp tục đẩy câu
chuyện theo hướng đó. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện dạo đầu
nhằm tạo không khí tiếp xúc và tìm hiểu tâm lí người đối thoại,
chúng ta không để cho cuộc tiếp xúc trôi mãi theo hướng đó.
Chúng ta gặp gỡ người đối thoại không chỉ để trò chuyện cho
vui mà là vì công việc, nghĩa là chúng ta phải biết nắm lấy những
giây phút quyết định, chọn thời điểm thích hợp để nêu ra vấn đề và giải quyết.
Tóm lại, Ấn tượng ban đầu là kết quả của quá trình trị giác
của các chủ thế sau buổi tiếp xúc đầu tiên; Sự hình thành ấn
tượng ban đầu bị chi phối bởi các yếu tố như các cặp đặc điểm
trung tâm, các lý thuyết về nhân cách ngầm ẩn, các hiệu ứng
tri giác chi phối ấn tượng về người khác. Sự hình thành ấn
tượng ban đầu trong giao tiếp kinh doanh cũng chịu sự chi phối
bởi những cơ chế đó, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các đặc
điểm hoạt động kinh doanh,đặc biệt là động cơ lợi nhuận của
các chủ thể trong giao tiếp kinh doanh; Ấn tượng ban đầu có
vai trò quan trọng trong giao tiếp nhất là trong thời buổi kinh tế
thị cạnh tranh gay gắt, ấn tượng ban đầu giúp cho chúng ta rút
ngắn được thời gian giao tiếp, có được những nhận định ban
đầu về nhân cách, năng lực, trình độ của đối tượng giao tiếp, và
từ đó có thể tự tin quyết đoán khi đưa ra các quyết định chính
xác, kịp thời, để thực hiện hiệu quả mục đích kinh doanh đã đề
ra. Một nhà kinh doanh giỏi sẽ luôn trau dồi kinh nghiệm giao
tiếp, ứng xử đẻ có thể tạo ra một phong cách giao tiếp lịch sự, chú
động,tự tin để có thể tạo ra những ấn tượng ban đầu tốt đẹp
cho đối tác. Sự nhìn nhận qua ấn tượng ban đầu cũng
không đơn giản dễ dàng, cần các chủ thể giao tiếp phải đánh
giá chính xác đối tượng có nhiều kinh nghiệm giao tiếp ứng xử,
có được sự nhạy cảm, tinh tường trong việc xét đoán con người
qua cách ứng xử của người khác, từ đó tìm được con người thật
của đối tượng giao tiếp.